Hàng tháng, căn cứ vào sản lượng sản xuất của công ty phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, phòng kinh doanh có kế hoạch đi mua vật tư về nhập kho.
Để đảm bảo hàng nhập về đúng chất lượng bộ phận KCS, cán bộ phòng kỹ thuật và bộ phận nghiên cứu sản phẩm đều kiểm tra theo các bước phâp tích nguyên vật liệu bằng phương pháp lấy mẫu để gửi đi kiểm định thành phần hóa học của nó (phôi thép) và sản xuất thử trước khi sản xuất hàng loạt.
Do công ty đang gặp nhiều khó khăn về nguồn cung cấp nguyên vật liệu mặt khác giá cả nguyên vật liệu luôn biến động, vì vậy công ty đang thực hiện chế độ “cần gì mua nấy”, không dự trữ nhiều vật liệu mà chỉ dự trữ tối thiểu
Trong quá trình nhập hàng nếu bên cung ứng không giao đúng với chất lượng nguyên vật liệu đã gửi mẫu, cán bộ KCS không cho phép nhập kho. Để đảm bảo chất lượng công ty luôn có các tiêu thức để đánh giá nhà cung ứng như:
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3373 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất, phương pháp áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng toàn diện TQM tại công ty TNHH NatSteelVina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật tư,dịch vụ cho công ty đều được đánh giá theo 1 phương thức thống nhất và liệt kê trong danh sách các nhà thầu phụ. Việc đánh giá nhà thầu phụ bao gồm: Đánh giá ban đầu, đánh giá lựa chọn và đánh giá trong quá trình mua hàng. Hồ sơ của các nhà thầu phụ được lưu trữ.
- Mua hàng. Vật tư phục vụ sản xuất bao gồm phôi, các loại vật tư khác mua ở trong và ngoài nước.Việc mua hàng tuân thủ theo các qui trình thống nhất, thông qua các hợp đồng mua hàng và đều được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi mua.
- Kiểm tra hàng tại nhà thầu phụ. Trong một số trường hợp cần thiết công ty tiến hành kiểm tra tại nhà thầu phụ.Trong trường hợp khi có yêu cầu của khách hàng, công ty tạo điều kiện để khách hàng kiểm tra tại nhà thầu phụ.
b.4. Nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm.
Mục đích của chương nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm nhằm xác định trách nhiệm và nguyên tắc tiến hành để nhận biết và truy tìm nguồn gốc các loại vật tư, bán sản phẩm, sản phẩm trong quá trình sản xuất của Công ty TNHH NatSteelVina. Nội dung chương này gồm:
- Vật tư, thiết bị, sản phẩm đều được nhận biết bằng những mã số và ký hiệu riêng ghi thẳng trên sản phẩm, nhãn hoặc êtêkét.
- Vật tư và sản phẩm nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau. Riêng phôi thỏi và sản phẩm cán nhập/xuất theo đúng lô.
- Vật tư, sản phẩm được theo dõi sự biến động qua thẻ kho hoặc các phiếu theo dõi.
- Từ các thông tin trên phiếu cân khi bán hàng và các thông tin trên êtêkét, truy ngược lại để tìm nguồn gốc và tình trạng chất lượng loại phôi đã dùng để cán ra sản phẩm, ca sản xuất, ngày sản xuất và tình trạng liên quan của quá trình sản xuất.
b.5. Kiểm soát quá trình
Kiểm soát quá trình để nhằm thống nhất trách nhiệm của các phòng, bộ phận trong Công ty TNHH NatSteelVina và phương pháp để thực hiện đúng các bước kiểm soát quá trình sản xuất. Kiểm soát quá trình gồm các phần sau:
Việc sản xuất được thực hiện theo các kế hoạch sản xuất và được thay đổi, bổ xung cho phù hợp với tình hình thực tế.
Các tài liệu sản xuất được các phòng chức năng xây dựng và phân phối đầy đủ cho các vị trí sản xuất liên quan. Dựa vào đó các công nhân ở từng vị trí công tác thực hiện sản xuất, điều chỉnh quá trình cho thích hợp và cho việc kiểm tra đôn đốc của các cán bộ quản lý. Định kỳ năng lực sản xuất được đánh giá, các nguồn lực cần thiết được xem xét, bổ xung cho thích hợp. Những yêu cầu đặc biệt của khách hàng đều được xem xét kỹ trước khi tổ chức sản xuất.
Các thiết bị được bảo dưỡng định kỳ, đảm bảo duy trì được khả năng sản xuất. Hồ sơ của quá trình sản xuất,thiết bị sản xuất được lưu trữ.
b.6. Kiểm tra thử nghiệm.
Kiểm tra thử nghiệm nhằm quy định cách thức kiểm tra vật tư đầu vào, bán thành phẩm và thành phẩm. Kiểm tra thử nghiệm bao gồm các phầm sau:
- Kiểm tra vật tư: Tất cả các vật tư đầu vào bao gồm phôi, dầu FO, phụ tùng bị kiện đều phải được kiểm tra trước khi sử dụng.
- Kiểm tra trong quá trình: Trong quá trình sản xuất công nhân của phòng công nghệ tự tiến hành kiểm tra. Kết quả được sử dụng để điều chỉnh các thông số của quá trình sản xuất.
- Kiểm tra sản phẩm cuối cùng: Công nhân KCS kiểm tra, phân loại sản phẩm, lấy mẫu kiểm tra tính chất cơ lý cho từng lô sản phẩm. Chỉ những sản phẩm kiểm tra đạt yêu cầu mới được xuất xưởng.
- Phúc tra sản phẩm: Công nhân KCS tiến hành kiểm tra lại sản phẩm đã sản xuất sau khi đã xếp vào kho.
- Hồ sơ kiểm tra được lưu trữ lại.
b.7. Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm.
Trạng thái kiểm tra thử nghiệm quy định phương pháp xác định trạng thái kiểm tra và thử nghiệm của vật tư, bán thành phẩm và thành phẩm. Kiểm tra thử nghiệm được áp dụng cho tất cả vật tư,bán sản phẩm,sản phẩm đều được nhận biết rõ ràng về trạng thái: chưa kiểm tra; kiểm tra rồi đạt yêu cầu; kiểm tra rồi không đạt yêu cầu
Việc nhận biết có thể để ở các vị trí khác nhau hoặc các qui định về nhận biết và truy tìm nguồn gốc sản phẩm.
1.8. Xử lý sản phẩm không phù hợp.
Xử lý sản phẩm không phù hợp nhằm thống nhất cách xử lý sản phẩm không phù hợp. Tránh đưa sản phẩm không phù hợp cho khách hàng. Xử lý sản phẩm không phù hợp áp dụng cho tất cả các sản phẩm không phù hợp bao gồm: Vật tư, sản phẩm, bán sản phẩm không đạt yêu cầu kỹ thuật đã đề ra. Nội dung của xác định sản phẩm không phù hợp gồm các bước sau:
- Xác định sản phẩm không phù hợp: Tất cả các sản phẩm không phù hợp khi vượt quá tỷ lệ cho phép thì phải được mở phiếu xử lý sản phẩm không phù hợp và được gửi về các bộ phận liên quan. Còn nhỏ hơn tỷ lệ cho phép thì được xử lý hoặc loại bỏ, hạ cấp với điều kiện thực tế.
- Biện pháp xử lý: Có thể được sử dụng lại, sửa lại hoặc bị loại bỏ, hạ cấp sản phẩm.
- Thực hiện và kiểm tra: Các sản phẩm sửa chữa lại đều được kiểm tra lại theo các hướng dẫn kiểm tra sản phẩm tương ứng; các biên bản xử lý phải được lưu lại tại các bộ phận liên quan.
b.9. Khắc phục phòng ngừa
Khắc phục phòng ngừa nhằm quy định trách nhiệm, phương pháp tiến hành để xác định, tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục phòng ngừa. Nội dung của chương này bao gồm:
- Quy định các nguồn thông tin sử dụng để đề ra biện pháp khắc phục phòng ngừa.
- Quy định trách nhiệm để xác định những tồn tại và sai lỗi để tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục phòng ngừa.
- Việc xác định những tồn tại, sai lỗi, phương pháp tìm ra nguyên nhân,đề ra và thực hiện, theo dõi các biện pháp khắc phục phòng ngừa được qui định thống nhất. Các biên bản thực hiện hoạt động khắc phục phòng ngừa được lưu trữ.
- Tất cả các khiếu nại của khách hàng đều được xem xét,xác định nguyên nhân và giải quyết triệt để để giữ uy tín của công ty. Hồ sơ khiếu nại được lưu lại.
b.10. Xếp dỡ, lưu kho, bao gói, bảo quản và giao hàng
Xác định trách nhiệm và nguyên tắc tiến hành xếp dỡ, lưu kho, bao gói, giao hàng cho mọi loại vật tư và sản phẩm của Công ty TNHH NatSteelVina. Chương này bao gồm các nội dung sau:
- Xếp dỡ: Tất cả vật tư thiết bị sản phẩm đều được bốc xếp bằng cầu trục, xe cẩu, xe nâng. Riêng với các loại vật tư, thiết bị, phụ tùng bị kiện nhỏ và nhẹ thì có thể bốc xếp bằng tay.
Các loại dễ cháy nổ như bình oxy, bình axêtylen, xăng, dầu, mỡ, có hướng dẫn bốc xếp riêng cho từng loại.
- Lưu kho: Các loại kho trong công ty đều giao cho từng Trưởng bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm quản lý và mỗi kho đều có một thủ kho trực tiếp coi giữ.
Vật tư sản phẩm trong kho đều được nhận biết và truy tìm nguồn gốc theo QT - 04 và được xắp xếp theo các hướng dẫn tương ứng.
Mỗi kho đều có sơ đồ mặt bằng kho và có các biển hiệu để đánh dấu trên thực địa.
Việc nhập, xuất, kiểm kê vật tư sản phẩm trong kho đều thực hiện theo các hướng dẫn tương ứng.
- Bao gói: Các loại sản phẩm đều được đóng bó treo êtêkét (trừ thép thanh thứ phẩm không treo êtêkét). Các loại phế phẩm, phế liệu thu hồi đều được phân loại.
- Bảo quản: Tất cả các vật tư sản phẩm đều được bảo quản theo các hướng dẫn tương ứng
- Giao hàng: Công ty TNHH NatSteelVina có thể giao hàng tại kho công ty hoặc tại kho của khách hàng theo các hướng dẫn tương ứng.
b. Nội dung của một số quy trình và hướng dẫn.
b.1. Quy trình kiểm soát quá trình sản xuất
Quy trình kiểm soát quá trình sản xuất nhằm mục đích quy định rõ trách nhiệm, các bước tiến hành kiểm soát quá trình. Quy trình này áp dụng để kiểm soát quá trình sản xuất cho tất cả các loại sản phẩm của công ty TNHH NatSteelVina.
Công ty TNHH NatSteelVna sản xuất các loại sản phẩm thép cán như: thép cuộn tròn f6, f8 và các loại thép vằn từ f9 đến f20. Quá trình sản xuất là quá trình cán liên tục và chỉ tập trung vào một phân xưởng cán. Quá trình sản xuất được thực hiện dựa trên các yêu cầu của khách hàng và dự kiến mức tiêu thụ của thị trường. Mức tiêu thụ của thị trường do trưởng phòng Marketing xây dựng dựa trên tình hình tiêu thụ của tháng trước đó và lượng tiêu thụ của công ty cùng kỳ năm trước. Sau khi xây dựng xong, vào tuần cuối của mỗi tháng, trưởng phòng Marketing báo cáo với Giám đốc phê duyệt.
- Kế hoạch sản xuất.
Mỗi tuần Tổng giám đốc căn cứ vào báo cáo của phòng Marketing ra quyết định về số lượng, chủng loại sản phẩm và tiến độ cần sản xuất cho tuần đó theo biểu mẫu "Kế hoạch sản xuất" và gửi cho các trưởng phòng. Căn cứ vào kế hoạch trên, trưởng phòng Công nghệ thảo luận với trưởng các phòng liên quan, sau đó lập kế hoạch tác nghiệp cho sản xuất theo biểu mẫu BM-PR-12 và báo cáo thống nhất trong toàn công ty trước ngày bảo dưỡng hàng tuần. Sau đó trưởng các phòng báo cáo yêu cầu sửa chữa bảo dưỡng, chuẩn bị sản xuất và trưởng phòng KCS ghi biên bản cuộc họp sản xuất tuần.
- Căn cứ vào kết quả trên, trưởng các phòng tổ chức triển khai công việc trong đơn vị mình và ghi lại kết quả thực hiện.
- Dựa vào kết quả trên, trưởng phòng Công nghệ sẽ phân lịch đi ca cụ thể cho các ca sản xuất của tuần trong bảng phân ca của tháng đó.
Vào đầu giờ sáng của mỗi ngày sản xuất, trưởng phòng KCS sẽ tổng hợp toàn bộ kết quả sản xuất và các tồn tại của ngày hôm trước, để báo cáo trước cuộc họp điều độ, tiếp đó Tổng giám đốc ra quyết định khắc phục xử lý tiếp tục sản xuất và trưởng phòng KCS ghi lại trong báo cáo sản xuất hàng ngày theo biểu mẫu (BM-PR-16).
Trong quá trình sản xuất, nếu có sự cố về thiết bị sản xuất, công nghệ hoặc các nguyên nhân khác mà thời gian dừng sản xuất ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất thì trưởng phòng công nghệ (hoặc người được uỷ quyền) ghi nội dung sự cố và đề xuất kế hoạch điều chỉnh sản lượng sản xuất trong tuần cho phù hợp thực tế sau đó trình tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phê duyệt.
- Kiểm soát quá trình.
Căn cứ vào các tài liệu sẵn có, các công nhân sẽ nghiên cứu và thực hiện công việc theo các hướng dẫn đã có và ghi kết quả vào các biểu mẫu và sổ giao ca tương ứng, cuối mỗi ca chuyển kết quả sản xuất về cho trưởng ca phê duyệt.
Khi các thông số của quá trình sản xuất hoặc sản phẩm vượt quá giới hạn cho phép ghi trong các hướng dẫn, người công nhân tự điều chỉnh để tiếp tục quá trình sản xuất, nếu không điều chỉnh được thì báo cáo với tổ trưởng ca quản lý trực tiếp để ra biện pháp xử lý thích hợp. Các sản phẩm không phù hợp đều được tách riêng để nhận biết và xử lý theo "Quy trình nhận biết và truy tìm nguồn gốc sản phẩm "(QT-04) và "Xử lý sản phẩm không phù hợp" (QT-09).
Các tổ trưởng sản xuất theo dõi quá trình sản xuất và đôn đốc công nhân thực hiện theo các hướng dẫn đã có.
Các trưởng ca, quản đốc, trưởng các bộ phận, Giám đốc định kỳ kiểm tra toàn bộ quá trình sản xuất, kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý (nếu cần) để duy trì quá trình sản xuất được thực hiện liên tục.
- Đánh giá năng lực của quá trình sản xuất. Vào cuối hàng năm trưởng các phòng tập hợp toàn bộ tình hình vật tư, thiết bị, sản xuất, công nghệ do mình trực tiếp quản lý để chuyển cho Trưởng phòng Công nghệ tổng hợp và báo cáo Giám đốc.
Sau khi xem xét khả năng sản xuất của các bộ phận, Giám đốc đề ra biện pháp xử lý và khắc phục các tồn tại như: Tìm thêm các nguồn cung cấp vật tư mới (nếu cần) theo quy trình mua hàng (QT-03); Tăng cường đào tạo cho cán bộ công nhân viên theo quy trình đào tạo (QT-15); Có thể nâng cấp thiết bị, tăng cường bảo dưỡng thiết bị, căn cứ vào các quyết định của Giám đốc, trưởng phòng công nghệ sẽ lập kế hoạch để tổ chức thực hiện và ghi rõ những việc cần làm, ai làm và thời gian hoàn thành.
- Phê duyệt quá trình sản xuất sản phẩm mới. Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng về sản phẩm mới, Giám đốc chỉ thị cho các trưởng phòng nghiên cứu, xem xét khả năng thực hiện. Sau khi đã xem xét và thống nhất về khả năng, trưởng phòng công nghệ lập kế hoạch để sản xuất sản phẩm mới. Trong đó nêu rõ những việc cần làm như: Vật tư, thiết bị, công nghệ, người thực hiện, thời gian hoàn thành. Sau đó Giám đốc phê duyệt kế hoạch đó và chuyển cho các phòng.
Sau khi trưởng các phòng chuẩn bị đủ vật tư, cán bộ, các hướng dẫn tương ứng thì trưởng phòng công nghệ tập hợp toàn bộ tình hình và cho sản xuất thử, tổng hợp toàn bộ thông tin liên quan đến quá trình sản xuất thử trình Giám đốc phê duyệt cho sản xuất đại trà.
Trong quá trình sản xuất đại trà, các trưởng phòng kiểm tra lại các hướng dẫn đã viết ra có phù hợp theo thiết kế không để điều chỉnh và báo cáo Đại diện lãnh đạo cho cập nhật vào hệ thống chất lượng.
- Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị: Hàng năm vào quý IV các trưởng phòng Cơ, Điện lập kế hoạch bảo dưỡng các thiết bị do mình quản lý cho năm sau (BM-MM-06).
Hàng tuần, trưởng phòng Cơ, điện dựa vào kết quả bảo dưỡng đã có và các hướng dẫn tương ứng để tách ra các hạng mục cần thiết và lập kế hoạch bảo dưỡng chi tiết cho tuần theo biểu mẫu (BM-MM-04) và phiếu giao việc (BM-PR-15) rồi chuyển cho tổ trưởng tổ bảo dưỡng thực hiện theo yêu cầu bảo dưỡng có các hướng dẫn bảo dưỡng của từng thiết bị tương ứng sau khi công việc hoàn thành sẽ được cập nhật vào (BM-MM-03)
Khi thiết bị có sự cố thì công nhân vận hành báo cho thợ cơ hoặc điện trực ca để sửa chữa và ghi vào sổ giao ca của Cơ hoặc Điện, nếu sự cố xảy ra vượt quá khả năng quyền hạn của công nhân trực thì báo cáo với các trưởng phòng liên quan xem xét, tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục sự cố theo các hướng dẫn của phòng Cơ, Điện tại các thiết bị. Sau khi thực hiện xong trưởng các phòng Cơ, Điện hoặc người được uỷ quyền (phòng cơ hoặc điện) cập nhật vào (BM-MM-03).
Với các thiết bị công nghệ được sửa chữa thay thế theo các hướng dẫn: "Tháo lắp trục cán" (HD-PR-14) và "Hướng dẫn đồng bộ dẫn "(HD-PR-17). Hàng tuần trưởng phòng Công nghệ lập kế hoạch sửa chữa thay thế theo biểu mẫu "Phiếu giao việc" (BM-PR-15), rồi chuyển cho các trưởng ca thực hiện.
Một số nội dung trong quy trình trên được hướng dẫn theo bảng sau:
2.3.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng của công ty
Ngày nay, chất lượng là yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanhn nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt mang tính quốc tế như hiện nay, chất lượng được coi là một giải pháp rất có lợi, một vũ khí tham gia cạnh tranh hữu hiệu nhất, chính vì vậy công ty THHH NatSteelVina rất quan trọng việc quản lý chất lượng.
Đưa sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, chiếm được một vị trí quan trọng trên thị trường và hơn thế nữa những sản phẩm đó ngày càng được cải tiến không ngừng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để mãi mãi giữ vững được lòng tin của khách hàng. Muốn vậy mọi sản phẩm làm ra của công ty phải ngày càng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hơn. Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2000. Thực trạng quản lý chất lượng của công ty TNHH NatSteelVina như sau;
2.3.3.1. Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế. (chưa được áp dụng)
2.3.3.2. Các biện pháp tổ chức, quản lý, bảo quản nguyên vật liệu.
Hàng tháng, căn cứ vào sản lượng sản xuất của công ty phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, phòng kinh doanh có kế hoạch đi mua vật tư về nhập kho.
Để đảm bảo hàng nhập về đúng chất lượng bộ phận KCS, cán bộ phòng kỹ thuật và bộ phận nghiên cứu sản phẩm đều kiểm tra theo các bước phâp tích nguyên vật liệu bằng phương pháp lấy mẫu để gửi đi kiểm định thành phần hóa học của nó (phôi thép) và sản xuất thử trước khi sản xuất hàng loạt.
Do công ty đang gặp nhiều khó khăn về nguồn cung cấp nguyên vật liệu mặt khác giá cả nguyên vật liệu luôn biến động, vì vậy công ty đang thực hiện chế độ “cần gì mua nấy”, không dự trữ nhiều vật liệu mà chỉ dự trữ tối thiểu
Trong quá trình nhập hàng nếu bên cung ứng không giao đúng với chất lượng nguyên vật liệu đã gửi mẫu, cán bộ KCS không cho phép nhập kho. Để đảm bảo chất lượng công ty luôn có các tiêu thức để đánh giá nhà cung ứng như:
* Việc xem xét đánh giá nhà cung ứng dựa trên các tiêu trí sau:
- Chất lượng vật tư dịch vụ được cung ứng.
- Đáp ứng đúng tiến độ thời gian yêu cầu.
- Giá cả.
- Tiến độ giao hàng.
- Phương thức thanh toán phù hợp.
- Chất lượng dịch vụ sau bán hàng.
- Kinh nghiệm quá trình cung ứng hàng hoá dịch vụ cho công ty từ trước tới nay.
- Có uy tín trên thị trường.
- Qua các kênh thông tin như Internet, quảng cáo.
- Ý kiến dư luận từ khách hàng hay công ty khác.
Bên cạnh đó Công ty còn tổ chức bảo quản nguyên vật liệu không để bị mất mát, giảm phẩm chất ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, đồng thời tránh thiệt hại trong sản xuất.
2.3.3.3. Các biện pháp bảo dưỡng sữa chữa, đổi mới trang bị.
Để đạt được một sản phẩm có chất lượng tốt thì máy móc thiết bị là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng. Vì vậy việc bảo dưỡng, sữa chữa, đổi mới máy móc thiết bị trong công ty cũng được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt để bảo đảm chất lượng.
Việc lập kế hoạch bảo dưỡng và chu trình bảo dưỡng đều được thực hiện bởi công nhân phòng cơ, điện và công nghệ.
* Nội dung bảo dưỡng.
Tháo kiểm tra, vệ sinh, tra dầu mỡ, căn chỉnh các bộ phận chuyển động như ổ quay, trục cán, đai ốc... các bộ truyền chuyển động, bánh răng, bánh xích, khớp nối. Các hệ thống thủy lức, khí nén bảo gồm bơm, van, các thiết bị điện cơ và công nghệ...Thay thế các bộ phậm mau nòm như trục cán và các chi tiết hỏng nặng khác.
* Nội dung sữa chữa:
Nếu là những hư hỏng nhỏ, đơn giản thì công nhân vận hành hoặc thợ cơ điện của phân xưởng sử dụng máy tự chỉnh sửa lại ngay.
- Thợ cơ điện của công ty có thiết bị thay thế hoặc sửa chữa các trường hợp máy hỏng theo quy định về chức năng nhiệm vụ của thợ cơ điện phân xưởng đã được ban hành.
- Nếu cần vật tư, phụ tùng thay thế thì đơn vị có thiết lập phiếu lĩnh vật tư, phân xưởng cơ điện xác nhận.
- Nếu cần gia công chế tạo chi tiết thì đặt hàng phân xưởng cơ điện thực hiện.
Khi sửa máy phải nghiên cứu, phân tích tìm đúng nguyên nhân gây hỏng để giải quyết triệt để nhằm không gây lãng phí thời gian và đạt hiệu quả tốt nhất.
Quá trình tháo lắp sửa chữa thiết bị phải sử dụng đúng trang thiết bị và dụng cụ đồ nghề phù hợp. Không gây hư hỏng cho các bộ phận, chi tiết khác.
Các chi tiết mới thay thế phải đảm bảo độ chính xác và yêu cầu về vật tư, độ cứng cũng như các yêu cầu kỹ thuật khác.
Thực hiện các biện pháp an toàn như ngắt nguồn điện, treo bảng cấm đóng điện vào đầu nguồn điện. Sử dụng đầy đủ trang thiết bị an toàn như kính, găng tay, dày, mũ…
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng thiết bị đo khi cần phải thay thế, sửa chữa hoặc dự phòng thì trưởng các bộ phận hoặc người được uỷ quyền lập danh mục các thiết bị đo cần thiết chuyển cho trưởng phòng vật tư tổng hợp trình Giám đốc phê duyệt sau đó đi mua.
2.3.3.4. Các biện pháp nâng cao tay nghề, ý thức tổ chức cho người lao động.
Công ty TNHH NatSteelVina hiện nay có một đội ngũ cán bộ công nhân trẻ năng động nhiệt tình trong công việc. Vì vậy để nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty đưa ra một số biện pháp sau:
Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn với nội dung, chương trình và thời gian phù hợp cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, đào tạo cán bộ công nhân viên thường xuyên nhưng chủ yếu là đào tạo tại chỗ. Đây là biện pháp nhằm hoàn thiện và cung cấp những kiến thức mới về khoa học công nghệ hiện đại, về kỹ năng làm việc và đào tạo để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 tay nghề cho cán bộ công nhân nhưng biện pháp nay không mấy hiệu quả.
2.3.3.5. Các biệp pháp và phương thức kiểm tra và bảo quản sản phẩm.
Để đảm bảo sản phẩm đúng chất lượng theo tiêu chuẩn: TCVN197-85, TCVN198-85 do phòng quản lý chất lượng sản phẩm và đo lượng công ty Gang thép Thái nguyên thực hiện kiểm định. Tại công ty NatSteelVina trước khi đưa phôi vào sản xuất và sau khi sản xuất sang một loại sản phẩp mới thì công nhân KCS cắt lấy mẫu gửi đi kiểm định và khi đó công ty phải trả một khoản chi phí cho việc kiểm định này cụ thể dưới đây là kết quả kiểm định cơ lý và chi phí cho công tác kiểm định của thép cốt bê tông f8 như sau:
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CƠ LÝ THÉP CỐT BÊ TÔNG f 8
Ngày 12/07/2005
Tiêu chuẩn thử nghiệm TCVN197-85, TCVN198-85
Ký hiệu
Kích thước
Tính năng cơ học
DMax
DMin
Ovan
σch
σb
σ5
Góc uốn
Lần 1
7.9
7.8
0.1
345
507
36.0
đạt
Lần 2
7.9
7.8
0.1
345
505
34.5
đạt
Lần 3
8.0
7.7
0.3
345
503
33.8
đạt
Nguồn: Bộ phận KCS - Phòng quản lý sản xuất.
Chi phí cho mỗi lần kiểm định là:
- Kiểm tra cơ lý chi phi là: 160.000 đồng.
- Kiểm tra thành phần hóa học chi phí kiểm tra phụ thuộc và số các thành hòa học mà công ty yêu cầu kiểm tra chi phí 25.000 đồng/1thành phần hóa học.
Để đảm bảo kiểm tra các sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn về chất lượng một cách khoa học, công ty đã đưa ra một số kỹ thuật kiểm tra bán sản phẩm sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất:
- Phôi trước khi đưa vào sản xuất được kiểm tra bằng cảm quan và cắt mẫu gửi đi kiểm định các thành phần hóa học, kích thước những cây phôi.
- Sau khi phôi được đưa vào lò nung không nhận biết cho đến khi phôi được đưa ra các khu vực cán, qua khu vực cán thô, trung và khu cán tinh bán sản phẩm chỉ được kiểm tra qua mắt nhìn (cảm quan) với tần suất kiểm tra là 30’/ lần. Đối với quá trình cán thử thì tần suất kiểm tra là 100%.
- Sau khi bán sản phẩm đưa ra sản nguội nhân viên KCS cắt lấy mẫu để kiểm tra độ bóng và đo độ ovan của sản phẩm (theo tiêu chuẩn TCVN 197- 85) tần suất kiểm tra 15’/lầm. Sau đó bán sản phẩp được đóng bó và đưa đến bàn cân để xác định trọng lượng, tiến hành phân loại và gắn êtêkét.
- Cũng tại sàn nguội công nhân KCS vào đầu mỗi ca sản xuất cắt mẫu đế tiến hành kiểm tra cơ lý tính và hóa tính. Nghiệm thu sản phẩn được thực hiện cuối ca sản xuất
- Cuối cùng là vào hàng tuần trưởng phòng KCS kiểm tra sản phẩm lưu kho nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đã đạt được hay chưa.
Quá trình kiểm tra sử dụng các loại dụng cụ như thước cặp các loại (thước150 -0.02mm, thước cặp 300mm), thước lá, thước ke góc 150, 250, 300, cân điện tử 2 tấn, 50 tấn, cảm quan...
Nhưng nhìn chung, kỹ thuật kiểm định của Công ty TNHH NatSteelVina thường làm bằng tay, bằng mắt và dùng một số dụng cụ đơn giản như các loại thước, điều này đòi hỏi các nhân viên, cán bộ kiểm định phải có kinh nghiệm, có tay nghề cao thì mới đáp ứng được công tác kiểm định bằng tay, mắt. Vì vậy, hiệu quả kiểm định chất lượng sản phẩm chưa cao, mất nhiều thời gian và công sức của cán bộ kiểm định. Nhiều khi chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu do kỹ thuật kiểm định không được chính xác.
2.3.3.6. Các chính sách tiền thưởng liên quan đến bảo đảo chất lượng.
Một nét đổi mới của công ty so với các công ty khác trong ngành đó là công ty đã mạnh dạn đưa vào các mức thưởng phạt căn cứ vào tỷ lệ sản phẩm loại 2 cho từng ca sản xuất.
Cụ thể như:
- % loại 2: ≤ 0.5 % sẽ được thưởng 50.000 đồng/người
- % loại 2: ≥ 0.7 % sẽ bị phạt với mức 50.000 đồng/người
- % loại 2: năm trong khoảng 0.5% ¸ 0.7% không bị phạt và không được thưởng.
Các sản phẩm làm ra ở những ca sản xuất phải đạt yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật. Mọi sai hỏng, tái chế do chủ quan thì ca sản xuất đó phải chịu toàn bộ chi phí tiền lương và hoạch toán đơn giá sản phẩm tính cho loại sản phẩm đó.
Bên cạnh đó công ty còn quy định thưởng thi đua hàng tháng khi tất cả các bộ phận trong công ty nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Cụ thể công ty đặt ra thang điểm 100 trong đó:
+ Hoàn thành kế hoạch (40 điểm)
+ Quản lý lao động (20 điểm)
+ Chất lượng sản phẩm (10 điểm)
+ Vệ sinh an toàn (10 điểm)
+ Quản lý thiết bị (10 điểm)
+ Thực hiện đúng quy trình cônng nghệ (10 điểm)
Khi tất cả các bộ phận liên quan đến các tiêu chí thưởng phạt trên đều hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình đều sẽ được thưởng. Nếu chỉ có một bộ phận hoàn thành nhiệm vụ, ví dụ như chất lượng sản phẩm đạt tối đa 100 điểm. Như vậy ở đây công ty quy định thưởng khi hoàn thành một cách đồng bộ các chỉ tiêu đặt ra. Lấy thang điểu chuẩn là 90 điểm.
Nếu cộng điểm của tất cả các chỉ tiêu trên trong mỗi bộ phập đạt lớn hơn 90 điểm thì sẽ được thưởng. Ngược lại nhỏ hơn 90 điểm thì không được thưởng.
2.3.4. Kết quả đạt được khi áp dụng ISO 9000 trong những năm vừa qua.
Trong suốt quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã ghi được những thành công sau:
Công ty đã xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho quá trình sản xuất (trừ thiết kế sản phẩm)
Nội dung công tác quản lý của công ty đã được cụ thể hoá trong các sổ tay, quy trình, hướng dẫn và các văn bản chất lượng, trong đó quy định chi tiết yêu cầu cho từng hoạt động ở từng lĩnh vực cụ thể của Hệ thống chất lượng, phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn do khách hàng yêu cầu (chứng nhận của bên thứ ba) và hoạt động thực tế của công ty. Điều đó đã giúp cho các hoạt động của các cá nhân và bộ phận trong công ty mà trước đó còn rời rạc, hoặc mang tính tự phát trở thành các lưu trình bắt buộc và liên kết chặt chẽ với nhau, đồng thời bổ xung thêm các quy định mà trước kia chưa làm cho hệ thống được kiểm soát chặt chẽ hơn và hoàn chỉnh thành một thể thống nhất. Các quy trình, hướng dẫn đã giúp cho mỗi người, ở các vị trí, công việc cụ thể biết rõ nơi mình đang đứng, cấp trên, cấp dưới của mình là ai, phạm vi trách nhiệm và quyền hạn cụ thể của chính bản thân. Nói cách khác, văn bản ISO đã giúp cho lãnh đạo công ty tăng cường kiểm soát các hoạt động của hệ thống, đồng thời tạo ra môi trường, hành lang pháp lý cho các cá nhân và các bộ phận trong công ty hoạt động.
Các ý kiến của khách hàng đã được quan tâm xem xét nhiều hơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất, phương pháp áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng toàn diện TQM tại công ty TNHH NatStee.doc