MỤC LỤC
MỞ ĐẦU. trang 1
1. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đềtài . trang 1
2. Nội dung nghiên cứu đềtài . trang 1
3. Phạm vi nghiên cứu đềtài . trang 2
4. Phương pháp nghiên cứu đềtài . trang 2
5. Kết cấu đềtài . trang 3
CHƯƠNG 1: CƠSỞLÝ LUẬN VỀSẢN PHẨM CỦA NGÀNH DU LỊCH
1.1 TỔNG QUAN VỀLỊCH . trang 4
1.1.1 Các khái niệm cơbản vềdu lịch . trang 4
1.1.2 Cạnh tranh và sức cạnh tranh của sản phẩm . trang 6
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm . trang 8
1.1.4 Các công cụcạnh tranh đối với sản phẩm du lịch. . trang 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀKHẢNĂNG CẠNH TRANH SẢN
PHẨM CỦA CÔNG TY DU LỊCH Ê ĐEN . trang 15
2.1 TỔNG QUAN VỀCÔNG TY DU LỊCH Ê ĐEN . trang 15
2.1.1 Lịch sửhình thành và phát triển . trang 15
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động . trang 16
2.1.3 Cơcấu tổchức . trang 19
2.1.4 Cơcấu nguồn nhân lực . trang 20
2.1.5 Tình hình hoạt động và kết quảkinh doanh. trang 21
2. 2 THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
DU LỊCH Ê ĐEN . trang 34
2.2.1 Điều kiện hiện có của công ty . trang 34
2.2.2 Sức cạnh tranh của sản phẩm trên thịtrường . trang 38
2.3 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY DU LỊCH Ê ĐEN . trang 41
2.3.1 Những thuận lợi và khó khăn . trang 41
2.3.2 Phân tích sức cạnh tranh của sản phẩm và ảnh hưởng của nó tới
hoạt động của công ty . trang 45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢNĂNG CẠNH TRANH VỀ
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DU LỊCH Ê ĐEN . trang 49
3.1 ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY DU LỊCH Ê ĐEN
TRONG THỜI GIAN TỚI . trang 49
3.1.1 Định hướng của công ty . trang 49
3.1.2 Mục tiêu của công ty . trang 49
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢNĂNG CẠNH TRANH VỀ
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DU LỊCH Ê ĐEN TRONG THỜI GIAN TỚI
. trang 50
3.2.1 Cơsở đềra giải pháp . trang 50
3.2.2 Các giải pháp nhằm nâng cao khảnăng cạnh tranh vềsản phẩm
của
công ty du lịch Ê Đen . trang 52
3.2.2.1 Giải pháp ngắn hạn . trang 52
3.2.2.2 Giải pháp dài hạn . trang 54
3.3 KIẾN NGHỊ. trang 57
3.3.1 Kiến nghị đối với công ty Ê ĐEN . trang 57
3.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước . trang 58
KẾT LUẬN . trang 59
Tài liệu tham khảo . trang 60
Phu lục số1 . trang 61
Phu lục số2 . trang 61
Phụlục 3 . trang 62
Phụlục số4 . trang 63
74 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2609 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm du lịch tại công ty du lịch Eden, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổi – 40 tuổi 10 người chiếm 25%
Từ 40 trở lên có 2 người chiếm 5%
Phân theo trình độ
Hình 2.2 Cơ cấu trình độ nhân sự
Trình độ Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Tổng
Số lượng 2 15 1 22 40
Tỷ lệ 5% 37.5% 2.5% 55% 100%
( nguồn: P. Hành chính- nhân sự)
Với số lượng hơn 40 nhân viên, Eden Travel chọn cho mình cơ cấu tổ chức
quản trị theo kiểu trực tuyến. Cơ cấu này được xây dựng dựa trên nguyên lý sau:
Mỗi cấp chỉ có một thủ trưởng, cấp trên trực tiếp.
Quan hệ trong cơ cấu tốc chức này được thiết lập chủ yếu theo chiều dọc.
Công việc quản trị được tiến hành theo tuyến.
Đứng đầu là Chủ tịch công ty, được sự hỗ trợ của giám đốc điều hành. Tuy
nhiên, vai trò của Giám đốc trong công ty rất nặng nề, chỉ được hỗ trợ bởi một phó
giám đốc và phải điều hành trực tiếp đến các phòng ban: kế hoạch và tiếp thị, điều
hành du lịch, hành chính nhân sư, tài chính kế toán, kinh doanh lữ hành, vé máy bay.
Nhận xét:
Ưu điểm:
Đảm bảo chế độ một thủ trưởng.
Nhân viên chỉ nhận lệnh từ cấp trên trực tiếp. Do vậy, việc ra quyết định được
thi hành một cách nhanh chóng, chính xác, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
21
Chế độ trách nhiệm rõ ràng tạo ra tính năng động trong công việc, có thể thích nghi
với những môi trường thay đổi của môi trường kinh doanh
Nhược điểm:
Giám đốc điều hành phải có kiến thức toàn diện vì quản lý trực tiếp phó giàm
đốc và các phòng ban.
Tính chất công việc kinh doanh ngày càng phức tạp, sẽ dẫn đến nhiều công
việc cần được giải quyết, thông thưởng sẽ đưa đến quá tải khi đó mọi công việc phụ
thuộc vào người lãnh đạo đòi hỏi giám đốc điều hành phải luôn linh hoạt. Nhưng nếu
công việc này thường xuyên xẩy ra thì sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của công ty.
2.1.5 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh
Kết qủa kinh doanh của Eden Travel năm 2007-2009
Doanh thu của Eden Travel 2007-2009
Là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Nó cũng như các tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Có
thể nói, lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty, nó là hiệu số giữa tổng doanh thu và chi phí.
Tình hình kinh doanh của công ty trong ba năm qua tương đối khả quan. Cụ
thể, doanh thu du lịch đạt được năm 2008 tăng 32.9% so với 2007. Năm 2009 còn lại
là một năm tương đối thành công khi doanh thu đạt gần gấp đôi 2008(44.5%).
Nguyên nhân giúp công ty tăng trưởng nhanh về doanh thu như vậy vì sau giai đoạn
chyển từ trung tâm du lịch sang công ty du lịch sản phẩm du lịch của công ty đã được
cải tiến, mang sức cạnh tranh cao. Qua mỗi năm, công ty luôn tìm tòi và phát triển
những sản phẩm du lịch mà thị trường cón mới trong và ngoài nước.
22
Biểu đồ 2.1 Doanh thu của Eden Travel từ 2007-2009
13212
2833
239
33027
3114365
44587
3830
449
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
45000
năm 2007 năm 2008 năm 2009
lữ hành
vé máy bay
th nhập khác
( Nguồn: P.Kế toán)
So sánh với doanh thu từ du lịch việt Nam để thấy được thị phần cũng như vị
trí hiện tại của Eden Travel. Trong năm 2007 Eden Travel chiếm thị phần là 0.02%
tổng doanh thu ngành du lịch Việt Nam và tăng đều qua các năm 2008 là 0.04%,
2009 là 0.06%.
Số lượng khách đến với Eden Travel trong ba năm qua cũng tăng đồng thời
cùng với doanh thu. Cụ thể, số lượng khách bên lữ hành năm 2008 là 8.730 tăng hơn
so với 2007 là 4.124 lượt. Nổi bật hơn là số lượng tăng về vé máy bay năm 2008 so
với 2009 tăng 1. 888 lượt.
23
Biều đồ 2.2 Số lượng khách đến với Eden Travel từ 2007-2009
25681
4124
26965
8730
28835
11135
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
2007 2008 2009
Lữ hành
Vé máy bay
(Nguồn: P. Marketing)
¾ Phân tích môi trường vĩ mô của Eden Travel
Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến Eden Travel bao gồm rất nhiều yếu tố. Tuy
nhiên trong khuôn khổ bài viết này chỉ đề cập đến một số yếu tố có tác động mạnh
đến Eden Travel. Các yếu tố này bao gồm: tình hình phát triển kinh tế và ngành du
lịch, tình hình chính trị pháp luật, điều kiện về văn hóa và tự nhiên.
Tình hình phát triển kinh tế ngành du lịch:
Theo dự báo của các nhà kinh tế, năm 2010 sẽ là năm kinh tế Việt Nam tiếp đà
tăng trưởng., GDP dự kiến đạt mức 6.5% nếu chính phủ đưa ra những giải pháp hôp
lý. Năm 2009 GDP của việt nam tăng trưởng Kinh tế thế giới đang phục hồi. Các
chính sách kích thích kinh tế vẫn tiếp tục được triển khai vào năm 2010. Việt Nam
đang có nhiều kinh nghiệm khi đã vượt qua được cơn khủng hoảng năm 2007 và
2008. Tuy nhiên năm 2010 có nguy cơ lạm phát 8%. Gây nhiều khó khăn cho hoạt
động du lịch.
Các nguồn vốn FDI và ODA tiếp tục đổ về Việt Nam, bên cạnh những nguồn
vốn trong nước, lợi thế này sẽ tạ ra một sức mạnh tổng thể về phần nội lực và ngoại
lực, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển.
24
Khi nền kinh tế ổn định, có khả năng tăng trưởng cao sẽ kéo theo thu nhập
bình quân trên đầu người tăng. Hiện nay thu nhập bình quân / người của Việt nam là
1100usd( số liệu 2009). Với mức thu nhập này đời sống người dân được tăng lên.
Ngày nay, người ta không chỉ nghĩ đến việc ăn, mặc mà nhu cầu du lịch cũng đã xuất
hiện trong rất nhiều người dân Việt Nam.
Đối với ngành du lịch, hiện nay đã trở thành một ngành quan trọng góp phần
thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho
rất nhiều lao động. Mục tiêu phát triển của du lịch Việt Nam 2006-2010 là trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự
nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, từng bước đưa Việt Nam trở thành một
trung tâm du lịch hấp dẫn, phấn đấu năm 2010, du lịch Việt Nam được xếp trong
quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực Đông Nam Á, mở ra một trang
mới cho lịch sử Việt Nam. Bên cạnh đó, năm 2010 còn mở ra “ đại chiến dịch” kích
cầu du lịch với tên gọi Việt Nam điểm đến của bạn”. Tổng cục du lịch phát động
chương trình, bán hàng giảm giá vào những mùa thấp điểm. Chiến dịch xúc tiến tại
chỗ đối với những du khách đã đến Việt Nam với khẩu hiệu “ Việt Nam thân thiện
chào đón bạn” chiến dịch hướng về cội nguồn giành cho những kiều bào tái các quốc
gia Pháp, Mỹ. Anh và Australia. Năm 2010 là năm thuận lợi cho du lịch việt Nam với
nhiều hoạt động sôi nổi mà tiêu điểm chính là năm du lịch quốc gia 2010 kỷ niệm
1000 năm Thăng Long tại Hà Nội ( 01->10/10/2010) và hoa hậu trái đất tổ chức ở
Việt Nam.
Hơn nữa, ngày càng nhiều người Việt Nam đi du lịch trong nước và nước
ngoài, lượng du khách quốc tế vào việt Nam ngày một tăng lên. Tuy con số khách
quốc tế chỉ đạt 3.772.359 giảm 10.9% so với năm 2008 nhưng số liệu ba tháng đầu
năm 2010 lại là 1.351.224 tăng 36.2% so với cùng kỳ năm 2009. Khách nội địa đạt
25 triệu lượt, doanh thu đạt khoảng 68 nghìn tỷ đồng, đóng góp của ngành du lịch vào
GDP cả nước khoảng 3 5.1%.
Tình hình chính trị pháp luật:
Chế độ chính trị của nước ta tương đối ổn định và vững chắc, được thế giới
công nhận là điểm đến an toàn và thân thiện. Đường lối chính sách của đảng và nhà
nước ngày càng thông thoáng hơn. Thể hiện nhất quán quan điểm mở rộng hợp tác,
25
giao lưu thân thiện với các nước trên thế giới, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và
quốc tế hóa nền kinh tế thế giới.
Bảng 2.3 Các chính sách văn bản pháp luât liên quan đến ngành du lịch.
Tiêu chí Chính sách văn bản Tác động đến ngành du
lịch.
Chính sách nhà nước Chính sách cải cách và mở
cửa của chính phủ Việt
Nam đã đẩy mạnh tăng
trưởng kinh tế, tạo điều
kiện mở rộng giao lưu và
quan hệ kinh tế quốc tế.
Chính phủ Việt Nam xác
định du lịch là ngành kinh
tế quan trọng tiến tới
thành ngành kinh tế mũi
nhọn trong nền kinh tế
quốc dân, quan tâm phát
triển du lịch.
121/2006/ QĐ –TT .
Quyết định về việc phê
duyệt chương trình hành
động quốc gia về du lịch
giai đoạn 2006-2010
Chương trình hành
động quốc gia giai đoạn
2006-2010 góp phần thúc
đẩy du lịch Việt Nam,
phấn đấu từ năm 2010
Việt Nam có trở thành
một trong các quốc gia có
ngành du lịch phát triển
trong khu vực.
Du lịch Việt Nam là thành
viên của tổ chức du lịch
thế giới và hầu hết các
khuôn khổ đa phương
khác, đã ký hiệp định hợp
tác du lịch song phương
cấp chính phủ với 30 nước
trên thế giới.
Giúp Việt Nam có cơ hội
mở rộng giao lưu, hội
nhập quốc tế về du lịch,
nhận được sự trợ giúp của
nhiều tổ chức quốc tế.
26
Văn bản pháp luật Nghị định 149/2007/NĐ-
Cp
Các quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong
lĩnh vực du lịch
Nghị định 92/2007/NĐ-
CP
Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số
điều của luật du lịch.
Nghị định 27/2010/NĐ-
Cp ngày 05/06/2001 của
chính phủ về kinh doanh
lữ hành và hướng dẫn du
lịch.
Quy định về các biểu mẫu,
báo cáo và các thủ tục cần
thiết khi hoạt động kinh
doanh.
Nguồn( tác giả)
Mối quan hệ quốc tế về du lịch cũng ngày càng được mở rộng trong khu vực
và thế giới, cả song phương và đa phương ở cấp quốc gia, địa phương và doanh
nghiệp. Du lịch Việt Nam cũng đã tham gia tích cực vào tổ chức du lịch thế giới
WTO, hiệp hội lữ hành châu Á - Thái Bình Dương ( PATA) hiệp hội du lịch các nước
Đông Nam Á ( ASEANTA), tham gia hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng(
ASEM), hợp tác hành lang Đông Tây và gần đây nhất là hợp tác phát triển du lịch
Việt Nam – Tứ Xuyên ( Trung Quốc). Việt Nam cũng đã đăng ký các hiệp định hợp
tác về du lịch và thiết lập các mối quan hệ với nhiều nước trên thế giới.
Hệ thống pháp luật của nước ta ngày càng kiện toàn một cách đầy đủ và đồng
bộ hơn với nhiều bộ luật, pháp lệnh, quy định cụ thể nhằm tăng cường công tác quản
lý của nà nước tạo khung hành lang pháp lý vững chắc, đảm bảo cho các doanh
nghiệp có quyền tự chủ trong các hoạt động kinh doanh của mình hơn.
Điều kiện về văn hóa tự nhiên
Việt Nam với 4000 năm lịch sử đã hình hành nên một nền văn hóa đậm đà bản
sắc dân tộc. Một nền văn hóa pha trộn nhiều dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam. Trong đó, TP. HCM là trung tâm kinh tế của cả nước. nổi bật lên với tiềm năng
du lịch phát triển mạnh mẽ.
27
Trong khoảng 4,3triệu khách quốc tế đến Việt Nam năm 2007, ba triệu khách
tới thăm TP. HCM tức khoảng 70%. Năm 2007 cũng là năm thành phố có được bước
tiến mạnh mẽ, lượng khách tăng khoảng 12% so với 2006. Doanh thu ngành du lịch
đạt 24.300 tỷ đồng tăng 20%. Là một thành phố trẻ với 300 năm lịch sử, nhưng thành
phố đã xây dựng được không ít công trình kiến trúc và sở hữu một nền văn hóa đa
dạng.
Biểu đồ 2.3 Khách quốc tế đến TP.HCM 2007-2009 và dự kiến đến 2010
2750 3100
3400
3900
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
2007 2008 2009 2010
số lượng khách
(Nguồn: P. Marketing)
Hiện nay Tp.HCM có hơn 900 khách sạn với hơn 25.000 phòng, chiếm 10%
tổng số khách sạn trên cả nước. Phục vụ những khách cao cấp của thành phố có:
Caravelle, Sheraton, Moevenpick,( ommi cũ) New World, Equatorial, Legend,
Riverside, Windsor, Plaza, Sofitel, Park….. tổng cộng có 3.592 phòng. Hầu hết các
khách sạn này đều do những tập đoàn quốc tế như Accor, Furama, mariot hay
Sheaton quản lý và tập trung nhiều nhất tại quận 1. Bên cạnh đó thành phố còn 4
khách sạn 4 sao với 1.621 phòng. Do sự phát triển của du lịch, số phòng cao cấp tại
thành phố hiện đang thiếu trầm trọng. Mặc dù nhiều nhà đầu tư đang có ý định đầu tư
tiếp các khách sạn sang trọng tại TP. HCM nhưng họ lại gặp khó khăn trong việc tìm
địa điểm. Theo dự kiến, đến 2020 thành phố sẽ có thêm 10.000 phòng 4 hoặc 5 sao.
Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng. Với hệ thống 11 viện
bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử., Thành phố đứng đầu trong cả nước về số lượng
bảo tàng. Bảo tàng lớn và cổ nhất là bảo tàng Lịch sử Việt Nam với 30 nghìn hiện vật.
28
trong khi phần lớn khách thăm bảo tàng chứng tích chiến tranh là người nước ngoài
thì bảo tàng thu hút nhiều khách nội đại nhất là bảo tàng Hồ Chí Minh. TP. HCM
cũng là một đô thị đa dạng về tôn giáo. Trên địa phận thành phố hiện nay có hơn
1000 ngôi chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ. Còn các nhà thờ xuất
hiện chủ yếu trong thế kỷ 19 theo các phong cách Roma, Gothic. Nhà thờ lớn và nổi
tiếng nhất là nhà thờ Đức Bà, nằm ở quận 1 hoàn thành năm 1988. thời kỳ thuộc địa
đã để lại cho thành phố nhiều kiến trúc quan trọng như trụ sở Ủy ban nhân dân Thành
phố, nhà hát lớn, Bưu điện trung tâm, Bến nhà rồng., Dinh độc lập.. và Thư viện khoa
học tổng hợp được xây dựng dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Kiến trúc hiện đại ghi
dấu ấn ở thành phố bằng các công trình cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại như
Diamond Plaza, Saigon Trade Center , trung tâm VinCom… Khu vực ngoài trung tâm
như Địa đạo Củ Chi, Rừng ngập mặn cần giờ… cũng là những địa điểm du lịch quan
trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh còn là trung tâm mua sắm giải trí. Bên cạnh các
phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu, thành phố có khá nhiều khu vui
chơi như Công viên văn hóa Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên. Các khu mua sắm
như chơ Bến Thành… hệ thống các nhà hàng quán ăn cũng là một thế mạnh của
thành phố.
Biểu đồ 2.4 Doanh thu ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2007-2009 và dự kiến
2010
24300
28900
35000
43000
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
45000
2007 2008 2009 2010
doanh thu( tỷ đồng)
( Nguồn: P. Marketing)
29
Phân tích môi trường cạnh tranh của Eden Travel
Đối thủ cạnh tranh:
Tính đến cuối năm 2009, có khoảng 5000 doanh nghiệp đang hoạt động trong
lĩnh vực du lịch tại TP. HCM. Trong đó số doanh ghiệp lữ hành quốc tế khoảng 2.800
doanh nghiệp. và gần 30 văn phòng đại diện tại của các công ty nước ngoài đang
hoạt động tại TP.HCM. Trong số đó, Tp.HCM luôn đóng góp trên 50% số doanh
nghiệp trong top 10 doanh nghiệp du lịch hàng đầu nhất hiện nay tại Việt Nam:
Saigon Tourist, Apex, Benthanh tourist FiDitourist, Viettravel …
Đây là vùng đất màu mỡ đầy tiềm năng nên phải có sự phân tích đối thủ cạnh
tranh một cách rõ ràng, cụ thể mới có thể tìm ra được những phương án đối phó phù
hợp.
Biều đồ 2.5 Số lượng doanh nghiệp lữ hành tại Thành phố Hồ Chí Minh.
28002700
30
quốc tế
nội địa
VPĐd
(Nguồn: P. Marketing)
Theo điều tra mức độ nhận biết các thương hiệu du lịch tại TP.HCM của báo
Sài Gòn giải phóng năm 2009 cho thấy, Saigon tourist, Viettravel và Benthanhtourist
là ba thương hiệu được du khách biết đến nhiều nhất với tỷ lệ tương ứng là 97%, 81%
và 51%. Eden travel đạt 9% đây cũng là con số tương đối khả quan đối với doanh
nghiệp trẻ như Eden.
30
Biểu đồ 2.6 Mức đô nhận biết các thương hiệu trong nghành du lịch tại Thành phố Hồ
Chí Minh
81%
32%
51%
26%
16% 17% 9% 4%
24%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
90.00%
vi
et
tra
ve
l
fid
ito
ur
be
n
th
an
h
ch
o
lo
n
va
n
ho
a
lu
a
vi
et
ed
en
tr
av
el
ho
a
bi
nh
kh
ac
Nguồn:P.Marketing)
Trong đó Saigontourist và Viettravel là hai thương hiệu được biết đến nhiều
nhất.
Biểu đồ 2.7 Mức độ được nhớ đến của các thương hiệu trong ngành du lịch
TP. HCM
71,12%
83,77%
9,20%15,25%
21%
4,68%
14,70%
1,90%1,60%
21,50%
0,00%
10,00%
20,00%
30,00%
40,00%
50,00%
60,00%
70,00%
80,00%
90,00%
sa
igo
nto
ur
sit
vie
ttr
av
el
fid
ito
ur
be
n t
ha
nh
va
n h
oa
vi
et
lua
vi
et
ed
en
tr
av
el
ho
a b
inh kh
ac
( Nguồn:P.Marketing)
31
Áp lực từ phía khách hàng
Người mua có ưu thế tạo áp lực có thể làm lợi nhuận của ngành giảm xuống
như:
Ép giá: do thị trường cung cấp sản phẩm du lịch ngày càng có nhiều doanh
nghiệp phục vụ nên việc so bì giá cả giữa các doanh nghiệp với nhau là khó tránh
khỏi. Vì vậy, khách hành có nhiều cơ hội để trả giá làm giảm lợi nhuận của công ty.
Vì tính chất của sản phẩm du lịch, quá trình sản cuất và tiêu dung diễn ra đồng thời,
nên rất khó trong quá trình kiểm soát chất lượng phục vụ. Do vậy khách hàng có ưu
thế đòi hỏi công ty phải đảm bảo chất lượng và càng nâng cao chất lượng phục vụ.
Đòi hỏi cung cấp thêm nhiều giá trị dịch vụ gia tăng nhiều hơn: Do việc cạnh tranh
gay gắt giữa các doanh nghiệp lữ hành trong việc phục vụ dịch vụ lữ hành, khách
hàng sẽ đòi hỏi thêm nhiều dịch vụ gia tăng như: quà tặng, túi xách,VCD kỷ niệm..,
miểm phí thêm một số dịch vụ như vé tham quan ….
Làm cho các đối thủ cạnh tranh chống lại nhau: đó là sự so bì về các chế độ đãi
ngộ, giá cả chất lượng dịch vụ giữ các doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác nên
các doanh nghiệp muốn giành lấy khách hàng. Muốn nâng cao lợi nhuận của doanh
nghiệp thì phải đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng và làm cho sự cạnh tranh gay
gắt hơn, tốn nhiều chi phí hơn và làm giảm lợi nhuận của công ty.
Áp lực từ khách hàng xuất hiện khi:
Khách hàng mua số nhiều, lượng mua của khách ảnh hưởng đến lợi nhuận của
công ty. Công ty muốn có lợi nhuận thì phải đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng.
Các sản phẩm không có sự khác biệt lớn, do mỗi tuyến điểm chỉ có một số điểm du
lịch.Vì vậy khách hàng có nhiều sự lựa chon các sản phẩm của các doanh nghiệp nên
công ty muốn bán được sản phẩm thì phải đáp ứng đòi hỏi của khách hàng.
Khách hàng có đầy đủ thông tin về giá bán của các đối thủ cạnh tranh, có
thông tin về giá của các đối tác ( xe, khách sạn, nhà hàng…) thông tin về điểm du lịch
nên việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp phải nhắm tới sự khai thác các khía cạnh
khác như chất lượng dịch vụ ( hướng dẫn viên, xe chất lượng cao…) nên sẽ tăng thêm
chi phí làm tăng giá thành sản phẩm.
32
Nhà cung ứng
Tăng giá dịch vụ:
Do có nhiều doanh nghiệp lũ hành tham gia trong ngành, nên nhu cầu vận
chuyển, nhà hàng, khách sạn rất lớn. Việc tạo áp lực lên doanh nghiệp lữ hành phải có
sự thỏa thuận thiệt thòi hơn khi vào thời cao điểm, làm giảm lợi nhuận tương đối của
doanh nghiệp.
Giảm chất lượng sản phẩm:
Do phải liên kết với nhà cung cấp dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch phụ
thuộc nhiều vào các đối tác này. Nếu họ không đảm bảo được chất lượng phục vụ thì
chất lượng dịch vụ của daonh nghiệp lữ hành cũng không được đảm bảo. Vào thời
điểm mùa vụ du lịch phát triển, các nhà cung ứng có thể giảm chất lượng phục vụ,
làm ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng, ảnh hưởng uy tín công ty.
Thay đổi phương thức thanh toán:
Đến thời cao điểm các nhà cung ứng yêu cầu doanh nghiệp giữ chỗ bằng tiền
với số lượng tương đối nhiều, với thời gian trước mùa cao điểm nên doanh nghiệp
phải tốn một phần tiền ứng từ trước.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Dự đoán đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:Các đơn vị vận chuyển, nhà hàng, khách
sạn liên kết với các doanh nghiệp lữ hành có thể kinh doanh thêm dịch vụ lữ hành do
đã có một số lợi thế cạnh tranh nhất định. Họ sẽ tạo lợi nhuận lớn hơn nhiều với việc
vừa cung, vừa cấp nên họ có thể là đối thủ cạnh tranh trực tiếpđối với doanh nghiệp.
Những khách hàng lớn như: Uniliver, công ty dầu khí, VCCI, công ty địa ốc Sài
Gòn…quen với việc các tour tuyền thống của doanh nghiệp cũng có sự quen biết với
các nhà cung ứng dịch vụ, họ có thể tự tổ chức tour cho công ty của mình để giảm chi
phí và có thể tham gia vào ngành để cạnh tranh. Điếu này ảnh hưởng rất lớn đến lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Do rào cản xâm nhập ngành cũng không lớn lắm nên có thể rất nhiều doanh
nghiệp nhỏ khai thác phân khúc thị trường nhỏ, lẻ, ảnh hưởng đến lợi nhuận của
doanh nghiêp.
Rào cản gia nhập ngành:
33
Lợi thế kinh doanh theo quy mô: Do có một số sản phẩm mới hình thành, chưa
tạo được lợi nhuận lớn nhưng là triển vọng của tương lai. Nếu doanh nghiệp có quy
mô lớn, kinh doanh nhiều tuyến sản phẩm du lịch thì có thể lấy lợi nhuận của tuyến
phát triển bù lỗ vào các tuyến chưa phát triển. Nhưng với các doanh nghiệp thành lập
trong thời gian chưa lâu thì việc chờ sản phẩm đó đến giai đoạn phát triển rất tốn
kém.
Chi phí quảng cáo đại trà làm giảm chi phí quảng cáo trên từng sản phẩm.
Điều này các doanh nghiệp nhỏ sẽ tốn nhiều chi phí mà Eden Travel là một điển hình.
Giá chiết khấu với khách hàng mua số lượng lớn do có sự liên kết với khách hàng
thân thuộc và nhà cung ứng, doanh nghiệp có lợi thế trong việc ngã giá ,chiết khấu
phần trăm nhiều hơn cho khách hàng .
Sự khác biệt của sản phẩm
Điểm khác biệt của sản phẩm của doanh nghiệp có nhiều kinh nghiêm trong
ngành: uy tín, thương hiệu, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, quảng cáo đảm bảo
chất lượng … điều này các doanh nghiệp mới khó có được.
Các đòi hỏi về vốn:
Vốn đầu tư mạo hiểm dành cho những sản phẩm tiềm năng chưa tạo ra lợi nhuận
Chi phí quảng cáo dành cho từng tuyến lớn.
Chi phí khảo sát thị trường, nghiên cứu tìm những tuyến điểm du lịch mới để
thiết kế sản phẩm mới.
Vốn đầu tư vào các phương tiện vận chuyển, xe, tàu du lịch… nếu muốn chủ
động phương tiện cho tour du lịch.
Khả năng tiếp cận với kênh phân phối
Nếu hệ thống phân phối (tại nhà hàng, khách sạn, ) đã làm việc tốt với các đối
thủ có sẵn trên thị trường thì rất khó thuyết phục để các nhà phân phối đó liên kết với
người mới.
Sản phẩm thay thế
Do sự dễ dàng thay đổi các điểm du lịch trong cùng một tuyến đi nên các sản
phẩm chỉ cần thay đổi một ít là thành sản phẩm mới. Do đó, khả năng thay thế với
nhau là rất lớn, rất khó cố định một số địa diểm du lịch, hay sản phẩm mà phù hợp
với một số lượng lớn khách hàng.
34
Trong cùng một thời gian đi du lịch thì có rất nhiều tuyến điểm, điểm tham
quan cho khác hàng lựa chọn và với nhiều phương tiện khác nhau. Vì thế sản phẩm
này thay thế cho sản phẩm kia là rất lớn, do đó các doanh nghiệp phải có chiến lược
phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng, linh động trong cách đáp ứng các đòi hỏi
của khách hàng.
2.2 THỰC TRẠNG VỀ CẠNH TRANH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
DU LỊCH Ê ĐEN.
2.2.1 Điều kiện hiện có của công ty.
Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều
phải có hệ thống máy móc trang thiết bị đầy đủ vì nó là phương tiện làm việc của
nhân viên. Hệ thống này càng đầy đủ bao nhiêu thì càng thuận lợi bấy nhiêu cho quá
trình làm việc của doanh nghiệp.
Đối với một doanh nghiệp lữ hành, các nhà cung cấp có một vai trò đặc biệt
trong việc kinh doanh của họ. Các nhà cung cấp du lịch đảm bảo các yếu tố đầu vào
cho doanh nghiệp, nó quyết định chất lượng sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp.
Do đó góp phần tạo nên tính cạnh tranh trong sản phẩm của các công ty lữ hành.
Công ty lữ hành nói chung và Eden Travel nói riêng có rất nhiều nhà cung cấp
khác nhau. Nhiệm vụ của công ty là liên kết tất cả các dịch vụ của các nhà cung cấp
đó thành sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với mức giá gộp.
Đối với Eden Travel có rất nhiều cách để phân loại các nhà cung cấp. Tuy
nhiên theo cách phân loại các nhà cung cấp theo kết cấu các thành phần cấu thành nên
chương trình du lịch thì nhà cung cấp của Eden Travel bao gồm các loại sau:
Vận chuyển: đáp ứng nhu cầu đi lại của khách từ nơi ở thường xuyên đến các
địa điểm du lịch và ngược lại. Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển cho Eden Travel
bao gồm: các hãng hàng không dân dụng Việt Nam; Các nhà cung cấp vận chuyển
đường bộ; đường thủy. Trong các hình thức vận chuyển này chỉ có vận chuyển đường
bộ và đường thủy thực sự gây sức ép cho Eden Travel. Những nhà cung cấp này nếu
không có hợp đồng rõ ràng, họ sẽ ép công ty bằng cách tăng giá, sử dụng các phương
tiện vận chuyển không đúng với yêu cầu của khách hàng, phục vụ không chu đáo. Tất
cả làm ảnh hưởng tới giá thành và chất lượng dịch vụ du lịch mà công ty tiến hành
35
bán cho khách. Tuy nhiên, công ty cũng đã có sự công tác chặt chẽ với các đội xe du
lịch: Phương Trang, Sinh Café, Hạnh Café… là khá tốt. Bên cạnh đó mối quan hệ khá
tốt với các hãng hàng không lớn của Việt Nam và nước ngoài cũng giúp công ty phần
nào tránh được những rắc rối do nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển mang lại.
Cung cấp lưu trú: thỏa mãn nhu cầu ăn, ở của du khách trong thời gian đi du
lịch, bao gồm: khách sạn, motel, nhà hàng…Trong đó, các nhà cung cấp thực sự có
khả năng tạo ra sức ép lớn cho Eden Travel là khách sạn và nhà hàng, trong những
mùa du lịch, các khách sạn nhà hàng luôn đông khách, tạo điều kiện ép giá làm công
ty mất uy tín đối với sản phẩm du lịch của mình. Tuy nhiên công ty cũng có mối
quan hệ tốt với một số nhà cung cấp như Sài Gòn Phú Quốc, Victoria( Sapa, Cần
Thơ, ….Novotel ( Hội An), Riverside ( Hội An)…
Bên cạnh đó Eden Resort đã đi vào hoạt động tạo thuận lợi cho công ty thực
hiện bán sản phẩm du lịch.
Dịch vụ tham quan: vui chơi giải trí là để thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của du
khách, các nhà cung cấp dịch vụ này bao gồm: các nhà cung cấp dịch vụ ngay tại
điểm du lịch, khu du lịch, các sản phẩm văn hóa nghệ thuật…Nhìn chung các nhà
cung cấp này không gây trở ngại lớn hoạt động của công ty và các doanh nghiệp
khách trong hoạt đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi dung bai khoa luan tot nghiep ( BUI THI NHAN).pdf