Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: MARKETING DU LỊCH VÀ SỨC HẤP DẪN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM.1
1.1. MARKETING DU LỊCH. 1
1.1.1. Dịch vụ du lịch. 1
1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ du lịch . 1
1.1.1.2.Đặc điểm dịch vụ du lịch . 3
1.1.1.3. Các loại hình dịch vụ du lịch . 4
1.1.2. Marketing du lịch . 6
1.1.2.1. Khái niệm Marketing du lịch . 6
1.1.2.2. Đặc điểm Marketing du lịch . 8
1.1.2.3. Sự khác biệt của Marketing du lịch với Marketing trong các dịch vụ khác. 13
1.2. SỨC HẤP DẪN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM . 18
1.2.1. Các thuận lợi về kinh tế- văn hoá xã hội- chính trị ngoại giao Việt Nam . 18
1.2.1.1. Về kinh tế. 19
1.2.1.2. Về văn hoá xã hội. 26
1.2.1.3. Về chính trị ngoại giao. 27
1.2.2. Các yếu tố thu hút khách du lịch đến Việt Nam . 28
1.2.2.1. Truyền thống lịch sử và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. 28
1.2.2.2. Tài nguyên du lịch . 30
1.2.2.3. Văn hoá ẩm thực. 32
1.2.2.4. Lưu trú và giải trí. 33
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG KHÁCH DU LỊCH CỦA CÔNG TY . 35
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM . 35
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty . 35
2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty . 37
2.1.2.1. Nhiệm vụ. 37
2.1.2.2. Quyền hạn. 38
2.1.3. Tổ chức bộ máy của công ty . 38
2.1.4. Điều kiện kinh doanh và các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty . 43
2.1.4.1. Điều kiện kinh doanh của công ty. 43
2.1.4.2. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty . 45
2.1.4.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty. 46
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2002. 47
2.1.5.1. Về công tác khai thác và phục vụ khách. 47
2.1.5.2. Về hoạt động đại lý 50
2.1.5.3. Về công tác đầu tư liên doanh. 50
2.1.5.3. Về hoạt động của đội xe. 51
2.1.6. Phương hướng hoạt động kinh doanh trong những năm tới. 51
2.2. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH PHÁP CỦA CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM . 52
2.2.1. Đặc điểm khách du lịch Pháp của công ty . 52
2.2.2. Thực trạng khách du lịch của công ty. 55
2.2.2.1. Số lượng khách trung bình . 55
2.2.2.2. Số lượng khách trung bình. 57
2.2.3. Dự báo xu hướng thị trường khách Pháp của công ty . 60
2.2.4. Các biện pháp duy trì và mở rộng thị trường khách Pháp công ty đã áp dụng. 62
2.2.5. Nhận xét về thị trường khách Pháp của công ty . 64
2.2.5.1. Những nguyên nhân khách quan. 65
2.2.5.2. Những nguyên nhân chủ quan. 66
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI PHÁP CỦA CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM. 68
3.1. CÁC GIẢI PHÁP. 68
3.1.1. Phân đoạn và nghiên cứu thị trường. 68
3.1.2. Xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm du lịch của công ty 70
3.1.2.1. Xây dựng các chương trình du lịch trọn gói. 71
3.1.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ và chủng loại dịch vụ . 73
3.1.2.3. Tăng cường dịch vụ hướng dẫn. 76
3.1.3. Thực hiện các chương trình khuyếch trương, quảng cáo, khuyến mại.77
3.1.3.1. Thông tin quảng cáo. 77
3.1.3.2. Quan hệ tốt với cơ quan thông tin đại chúng, báo chí trong và ngoài nước.78
3.1.3.3. Khuyến mại. 78
3.1.4. Xây dựng chính sách giá linh hoạt. 80
3.1.5. Tổ chức tốt hoạt động phân phối. 82
3.2. CÁC KIẾN NGHỊ. 84
3.2.1. Đối với Chính phủ. 84
3.2.2. Đối với các cơ quan chức năng quản lý về du lịch . 84
3.2.2.1. Tổng cục du lịch Việt Nam . 85
3.2.2.2. Các ngành có liên quan. 86
3.2.2.3. Chính quyền địa phương tại các điểm du lịch . 87
3.2.3. Đối với Công ty Du lịch Việt Nam . 87
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch người Pháp của công ty du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử, văn hoá và môi trường. Để bảo vệ sự đa dạng và phong phú của các hệ sinh thái, chính phủ Việt Nam đã chú trọng xây dựng các hệ thống các khu rừng đặc dụng. Tính đến năm 2000, trên phạm vi cả nước có 105 khu rừng đặc dụng trong đó có 10 vườn quốc gia, 61 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hoá- lịch sử- môi ttrường với tổng diện tích là 2.092.466 ha bằng 10,5% đất lâm nghiệp và gần 6%lãnh thổ quốc gia.
Hệ thống các vườn quốc gia là nơi tập trung đa dạng sinh học cao trong đó có nhiều loại động thực vật đặc hữu, quý hiếm. Theo kết quả điều tra nghiên cứu thì hiện nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài thực vật và gần 2000 loài động vật. Đặc biệt, chỉ riêng năm 1997, trong tổng số 7 loài động vật đặc hữu phát hiện được trên thế giới thì ở Việt Nam có 4 loài. Tính đa dạng sinh học cao, đặc biệt là sự hiện diện của các loài động thực vật đặc hữu quý hiếm là yếu tố quan trọng để các hệ thống rừng quốc gia Việt Nam trở thành những tài nguyên du lịch có giá trị. Ngoài ra còn một số khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, môi trường khá tiêu biểu có giá trị du lịch như : Hương Sơn (Hà Tây), Côn Sơn Kiếp Bạc (Hải Dương), Đền Hùng (Phú Thọ), Hoa Lư (Ninh Bình), rừng thông Đà Lạt (Lâm Đồng), Núi Bà Đen (Tây Ninh)...
1.2.2.3. Văn hoá ẩm thực
- Món đặc sản từng vùng du lịch. Do sự đa dạng về văn hoá, sự khác nhau vị trí
địa lý khác nên mỗi vùng của Việt Nam đều có nghệ thuật ẩm thực mang đậm nét của mình. Hương vị của các món ăn miền Bắc thì đậm đà, miền Trung cay nóng, miền Nam ngọt ngào. Các món ăn thể hiện cả tâm hồn và tính cách của con người của từng miền. Du khách sẽ cảm thấy thích thú khi được thưởng thức các món ăn của mỗi miền. Hơn nữa, Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới nên rất thuận lợi cho việc phát triễn trồng các loại hoa quả cả nhiệt đới lẫn ôn đới, các loại rau xanh, các hương liệu gia vị.... Hoa quả có quanh năm, mùa nào quả nấy, tươi ngon, giá cả rẻ. Đây cũng chính là một yếu tố mà khách du lịch rất thích khi đến thăm Việt Nam đặc biệt là các du khách từ Châu âu.
- Các món ăn đặc sản chế biến từ thuỷ-hải sản: tôm, cua, cá, sò... Đây cũng là một lợi thế của nước ta. Với một bờ biển dài gần 2300 km thuận lợi cho chúng ta khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản phục vụ cho ngành du lịch và mục đích khác.
1.2.2.4. Lưu trú và giải trí.
- Lưu trú: khách du lịch nói chung ưa thích ở khách sạn 3 sao trở lên, tiện nghi, thoáng đãng và yên tĩnh, phù hợp với túi tiền của họ. Những khách sạn mà người Pháp yêu thích như Sofitel Hanoi, Daewoo, Lake Side, Horizon, Royal... và thường sử dụng các phòng Deluxe hoặc Superior.
- Giải trí: khách du lịch quốc tế đa số thích xem rối nước, xem múa hát cung đình Huế, những chương trình âm nhạc truyền thống. Vào những bữa ăn sáng, họ thích nghe bản nhạc êm dịu. Ngoài ra họ cũng thích xem những tiết mục võ thuật dân tộc, múa sạp...
Kết luận:
Với tài nguyên tự nhiên phong phú, nhiều cảnh quan du lịch đẹp và một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, Việt Nam hội tụ đủ các yếu tố để phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Bên cạnh các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển thì bản thân các doanh nghiệp trong ngành cũng phải nỗ lực tự khẳng định mình, tìm ra các phương thức, các giải pháp hữu hiệu nhằm xây dựng hình ảnh của chính mình đồng thời đưa ra các dịch vụ với chát lượng tốt nhất thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng để thu hút khách du lịch nói riêng và quảng bá cho nền du lịch Việt Nam nói chung.
Hình thành từ rất sớm và sự tồn tại gắn liền với lịch sử ngành du lịch Việt Nam, công ty Du lịch Việt Nam là một công ty có uy tín và danh tiếng trên thị trường du lịch đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước, trong những năm đầu của thế kỷ mới, công ty đã có những thay đổi tích cực và phương hướng hoạt động mới nhằm phát triển và mở rộng nâng cao vị thế của minh.
CHƯƠNG 2.: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG KHÁCH DU LỊCH PHÁP CỦA CÔNG TY
2.1. Khái quát về công ty Du lịch Việt Nam
2.1.1. Sơ lược qua trình hình thành và phát triển của công ty
Ngày 9-7-1960 Chính Phủ ban hành nghị định 26 CP quyết định thành lập Công ty du lịch Việt Nam trực thuộc Phủ thủ tướng, thực chất là cục KĐ6 thuộc bộ công an gồm các thành viên sau:
- Trước khi miền Nam giải phóng có:
Công ty du lịch Hà Nội
Khách sạn du lịch Tam Đảo
Đoàn xe du lịch
Công ty du lịch và cung ứng tàu biển Hải Phòng
Công ty du lịch và cung ứng tàu biển Quảng Ninh
Khách sạn du lịch Cửa Lò
-Sau miền Nam giải phóng có:
Công ty du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam
Công ty du lịch Quảng Nam- Đà Nẵng
Công ty du lịch Nghĩa Bình
Công ty du lịch thuộc các tỉnh còn lại
Ngày 27-6-1978 Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành 282-NQQH KG về việc thành lập Tổng Cục du lịch Việt Nam là một cơ quan ngang bộ trực tiếp thuộc chính phủ, có trách thống nhất quản lý du lịch trên địa bàn cả nước với 2 chức năng cơ bản sau:
+ Quản lý trực tiếp các đơn vị nêu trên
+ Quản lý về mặt Nhà nước các công ty du lịch còn lại thuộc các tỉnh, ngành.
Ngày 31-3-1990 Tổng cục du lịch nhập vào Bộ Văn hoá- Thông tin- Thể Thao
và Du lịch theo nghị quyết số 244- NQ HĐNN 8, cuối năm 1991 Vụ du lịch thuộc bộ Thương mại và du lịch.
Ngày 9-4-1990 theo Nghị định số 119-HĐBT Tổng công ty Du Lịch Việt Nam rra đời trên cơ sở bộ máy Tổng cục du lịch cũ bao gồm các thành viên sau:
+ Trung tâm điều hành hướng dẫn du lịch
+ Công ty vận chuyển khách du lịch
+ Công ty thiết bị vật tư du lịch
+ Công ty xây dựng chuyên ngành du lịch
+ Công ty tuyên truyền quảng cáo du lịch
+ Công ty du lịch Hà Nội
+ Công ty du lịch Hải Phòng
+ Công ty du lịch Quảng Ninh
+ Khách sạn du lịch Tam Đảo
+ Công ty du lịch Nghệ Tĩnh
+ Công ty du lịch Quảng Nam- Đà Nẵng
+ OSC Việt Nam
Ngày 26-10-1992 Tổng Cục du lịch được thành lập trên cơ sở của Cục chuyên gia và Vụ du lịch của Bộ Thương Mại và Du Lịch bởi nghị định số 05 CP, lấy trụ sở mới tại 80 Quán Sứ Hà Nội.
Ngày 5/1/1993 theo Nghị định 02/CP giải thể Tổng công ty du lịch Việt Nam.
Ngày 26-3-1993 theo QĐ TCCB 79 của Tổng cục du lịch, công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội được thành lập trên cơ sở cơ quan của Tổng công ty du lịch Việt Nam đã bị giải thể.
Như vậy: Công ty du lịch Việt nam - Hà Nội là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, trực thuộc Tổng Cục du lịch, có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng con dấu riêng theo thể chế của nhà nước Việt Nam, được mở tài khoản tại ngân hàng - kể cả ngoại tệ.
- Tại Hà Nội:
+ Địa chỉ: 30A Lý Thường Kiệt
+ Tel : 04 825552 / 826408
+ Fax: 84-4-57583
- Chi Nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh :
Địa chỉ: 138 Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Tel: 08 8242765 / 8242764.
Fax: 08 8242845
- Chi nhánh tại Huế:
Địa chỉ 12 Hùng Vương.
Tel: 848 842356/ 842357
2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty:
2.1.2.1. Nhiệm vụ:
- Căn cứ vào chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, các chỉ tiêu pháp lệnh trên giao để xây dựng kế hoạch kinh doanh kể cả các kế hoạch khác có liên quan (dài hạn và từng năm) của Công ty và các biện pháp thực hiện kế hoạch được giao. Chịu trách nhiệm trước khách hàng việc thực hiện các hợp đồng kinh tế đã kí kết.
- Nghiên cứu thị trường du lịch, tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch. Trực tiếp giao dịch và kí kết hợp đồng với các tổ chức, hãng du lịch nước ngoại. Tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã kí. Kinh doanh dịch vụ hướng dẫn, vận chuyển, khách sạn và các dịch vụ bổ sung đáp ứng yêu cầu của khách du lịch và các đối tượng khách quốc tế khác.
- Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng phục vụ. Tham gia nghiên cứu, đề xuất với Tổng cục các định mức kinh tế- kỹ thuật và quy chế quản lý của ngành.
- Căn cứ định hướng phát triển du lịch trong từng thời kỳ, lập các dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và mở rộng sản xuất- kinh doanh của công ty trong khuôn khổ luật pháp hiện hành.
- Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty. Quản lý và sử dụng cán bộ đúng chính sách của Nhà nước và của ngành. - Xây dựng quy hoạch và kế hoạch công tác cán bộ. Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên của Công ty.
- Căn cứ chính sách kinh tế và pháp lệnh kế toán - thống kê của Nhà nước, tổ chức tốt các loại hình hạch toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên.
2.1.2.2. Quyền hạn
- Trực tiếp giao dịch, kí kết hợp đồng với các tổ chức du lịch nước ngoài để đón khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và tổ chức cho công dân Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài. Được trực tiếp liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư xuất nhập khẩu nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, yêu vầu về hàng hoá, vật tư chuyên dùng.
- Được tham gia các tổ chức du lịch mang tính chất thương mại của thế giới và khu vực nhằm tăng cường hiểu biết, phát triển và mở rộng thị trường quốc tế. Được đặt đại diện công ty tại nước ngoài để tuyên truyền, quảng cáo thu hút khách du lịch.
- Ra quyết định về sản xuất kinh doanh, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động lên lương, khen thưởng, kỷ luật cán bộ và các mặt công tác khác.
- Được phép mở rộng các dịch vụ du lịch bổ sung để đáp ứng mọi nhu cầu chính đáng của các đối tượng khách du lịch.
- Được chủ động huy động vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới kỹ thuật công nghệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
2.1.2.3. Tổ chức bộ máy của công ty
Đội xe
BAN GIÁM ĐỐC
Các bộ phận tổng hợp
Các bộ phận nghiệp vụ
du lịch
Các bộ phận hỗ trợ và
phát triển
Phòng tài chính kế toán
Phòng hành chính và tổ chức
Phòng điều hành
Phòng hướng dẫn
Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh tại Huế
Phòng
thị trường
Phòng TT quốc tế I
Phòng TT quốc tế II
Ban giám đốc bao gồm: - Giám đốc
- Phó giám đốc
+ Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty lãnh đạo và quản lý công ty về mọi mặt công tác. Bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng cục du lịch và trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của công ty.
+ Các phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân Công ty Du lịch phụ trách một hoặc một số mặt Công ty du lịch tác của đơn vị đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc, pháp luật và Nhà nước về hiệu quả của các lĩnh vực công tác do Giám đốc uỷ nhiệm.
Phòng thị trường quốc tế (Phòng TTQT)
+ Phòng TTQT I: đảm nhiệm việc khai thác và phục vụ khách Pháp. Với 2 chức
năng cơ bản là:
* Giao dịch với các đối tác nước ngoài
*Nghiên cứu - khảo sát tạo chương trình và chào bán cho khách.
Đây là nơi khai thác và tạo nguồn doanh thu lớn nhất cho công ty.
+ Phòng TTQT II:
* Đảm nhận việc khai thác khách từ các thị trường còn lại.
* Đưa người Việt Nam hoặc công dân nước ngoài tại Việt Nam đi du lịch.
* Tổ chức tour du lịch cho người Việt Nam đi du lịch nội địa.
- Phòng điều hành
Phân công theo từng công việc cho nhân viên như: bộ phận chuyên theo dõi về khách sạn (đặt phòng ở các nơi), bộ phận chuyên lo ăn uống cho khách trong chương trình, bộ phận chuyên lo về các dịch vụ vui chơi giải trí, bộ phận chuyên đối chiếu chương trình cho hướng dẫn viên. Từng bộ phận phải chịu trách nhiệm về công việc của mình, ngày càng nâng cao chất lượng thông tin và khâu giao nhận thông tin dể đưa ra được các sản phẩm du lịch với chất lượng ngày càng hoàn hảo hơn, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.
*Chức năng: Đặt, xác nhận, xác định, theo dõi, giám sát các dịch vụ mà mình chịu trách nhiệm, xử lý nhanh chóng các trường hợp bất trắc xảy ra trong quá trình thực hiện chương trình.
*Nhiệm vụ:
- Đảm bảo chất lượng các dịch vụ, quản lý tốt chất lượng dịch vụ để phục vụ khách. Phải nắm bắt được chất lượng dịch vụ cụ thể.Muốn vậy phải đi khảo sát nắm vững các tuyến điểm. Đồng thời nghiên cứu thêm một số tuyến điểm mới, nhằm phục vụ cho việc ra đời các sản phẩm mới thu hút khách. Phải có nghiệp vụ về du lịch vững vàng, biết được qui trình phục vụ khách, cơ cấu đoàn khách... Phải đọc kỹ và hiểu chương trình du lịch, đảm bảo không bị sai sót nhầm lẫn trong việc xác định các dịch vụ ở từng khu vực.
- Luôn theo dõi, giám sát chương trình du lịch xem trong quá trình thực hiện có
phát sinh vấn đề gì cần giải quyết hay không; kiểm tra xem xét các dịch vụ đặt
trước có đảm bảo đúng chất lượng yêu cầu trong chương trình hay không.
- Ký kết hợp đồng với tất cả các dịch vụ phát sinh trong chương trình.
- Xác nhận hoặc đặt chỗ dịch vụ cho các đoàn khách đến Việt Nam trong những thời gian cụ thể theo chương trình cụ thể.
- Tìm hiểu thị trường du lịch, xác định nhu cầu của từng thị trường về dịch vụ du lịch
- Xác nhận ngày hướng dẫn viên phải đi đón khách và thực hiện chương trình du lịch.
- Sau mỗi chuyến du lịch phải làm báo cáo và tổng kết, thu lại phiếu nhận xét của khách về từng dịch vụ cụ thể từ đó kết hợp với những nơi cung cấp dịch vụ nhằm phát huy những ưu nhược điểm. Phối hợp với các bộ phận kế toán để thực thanh toán với công ty đối tác và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch.
Phòng hướng dẫn:
- Cung cấp theo yêu cầu của từng đoàn khách. Hiện nay đối tượng khách phục vụ chủ yếu của công ty là khách du lịch Pháp, do đó số lượng hướng dẫn viên sử dụng tiếng Pháp chiếm tỷ trọng lớn,còn lại là hướng dẫn viên sử dụng các ngoại ngữ khác. Cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty lữ hành,việc tuyển chọn và sử dụng hướng dẫn viên có trình độ ngoại ngữ cao, thành thạo chuyên môn, giỏi giao tiêp ứng xử nắm bắt tốt tâm lý khách, trở thành một khâu quan trọng trong công tác đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phục vụ khách quốc tế tại Công ty du lịch Việt Nam-Hà Nội.
- Tổ chức mạng lưới cộng tác viên có năng lực và trình độ để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngay càng phong phú và đa dạng của du khách. Hiện nay khách quốc tế vào Việt Nam đang tăng lên rõ rệt một phần bởi cơ chế mở cửa thị trường các nước có nhu cầu giao lưu văn hoá với nhau, một phần bởi các thủ tục xuất nhập cảnh đã có những cải biến đáng kể tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch.Cùng với nhịp độ phát triển đó Công ty du lịch Việt Nam-Hà Nội hàng năm đón được một lượng khách tương đối lớn. Do vậy lượng hướng dẫn viên của Công ty không đủ đáp ứng được nhu cầu của du khách.Nhu cầu tìm kiếm cộng tác viên Pháp sinh như một tất yếu khách quan. Khi đó phòng hướng dẫn có nhiệm vụ
phải tìm cho được các cộng tác viên giỏi có năng lực đáp ứng được nhu cầu của
khách và mức độ phức tạp của công việc. Để duy trì được đội ngũ hướng dẫn viên
của mình một cách kịp thời và có hiệu quả, phòng hướng dẫn viên còn có nhiệm vụ phân loại nhằm có chế độ sử dụng và trả lương thích đáng. Hiện nay Công ty có khoảng 150 đến 200 cộng tác viên. Trong tương lai công ty sẽ mở rộng hơn nữa mạng lưới cộng tác viên với phương châm “ chất lượng là số một”.
Phòng tổ chức hành chính:
- Giúp Giám đốc trong việc tuyển dụng cán bộ để hoàn thành nhiệm vụ của Công ty.
- Có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ.
- Đề bạt cán bộ cấp phòng ban.
- Nghiên cứu phương án tiền lương, tiền thưởng để động viên khuyến khích kịp thời những cán bộ công nhân viên có thành tích cao trong lao động, có những ý kiến hay góp phần nâng cao hiệu quả của công ty.
- Chuẩn bị các văn phòng phẩm và các thiết bị cho công ty.
- Đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên
Phòng tài chính-kế toán:
Cũng như các doanh nghiệp khác tồn tại trong cơ chế thị trường. Bộ phận tài chính kế toán luôn được coi là bộ phận quan trọng trong việc phối hợp các bộ phận khác trong Công ty thực hiện mục tiêu kinh doanh do Công ty đặt ra. Đặc biệt đối với việc hạch toán kết quả kinh doanh thông qua những con số thống kê phán ánh chính xác tình hình hoạt động của Công ty. Điều quan trọng đặt ra đối vối bộ phận tài chính-kế toán là không chỉ có trách nhiệm bảo toàn nguồn vốn huy động của Công ty mà còn góp phần nỗ lực trong việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất có thể.
*Nhiệm vụ:
- Tổ chức hạch toán, mở sổ theo dõi ghi chép thu chi của doanh nghiệp một cách chính xác kịp thời. Trên cơ sở theo dõi thường xuyên việc thu chi, tiên phát sinh trong quá trình mua bán dịch vụ của doanh nghiệp đối với các nhà cung cấp, với khách du lịch và các bạn hàng.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về kế toán và tài chính của Công ty theo từng năm. Thông qua đó đánh giá lại thực trạng của Công ty, tình hình thực tế của từng phòng, rút ra những vấn đề cốt lõi về xu hướng phát triển sắp tới của Công ty, cũng từ đó xác định mục tiêu cụ thể của hoạt động kinh doanh.
2.1.4. Điều kiện kinh doanh và các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty
2.1.4.1. Điều kiện kinh doanh của Công ty
Công ty Du lịch Việt Nam đóng tại 30A Lý Thường Kiệt- Hà Nội, thuộc trung tâm văn hoá-xã hội của cả nước. Đây là đầu mối giao thông liên lạc trong nước và quốc tế, nơi tập trung phần lớn các cơ quan ngoại giao, thương mại và các tổ chức quốc tế. Đồng thời nơi đây còn hội tụ nhiều di tích lịch sử hào hùng của dân tộc, rất thuận lợi cho việc thu hút khách vào Việt Nam.
Hiện nay công ty có điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối thuận lợi: một toà nhà 4 tầng tại 30A Lý Thường Kiệt, trang bị 40 máy vi tính, 3 máy fax, 40 máy điện thoại cùng nhiều trang thiết bị văn phòng khác.
*Vốn:
+ Vốn cố định: 2.113331.264 đồng
+ Vốn lưu động: 2.000.264.689 đồng
+ Tài sản có : 3.060.267.032 đồng
*Đội ngũ lao động:
+ Tổng số: 135 người
+ Giới tính: 59/135 người
Đội ngũ lao động của công ty khá hùng hậu với trình độ và chuyên môn giỏi. Số tuổi lao động bình quân của đội ngũ lao động là khá trẻ. Việc phân bổ lao động rất phù hợp với chức năng của các cấp phòng ban thể hiện sự linh động và hiệu quả trong hoạt động của công ty.
Bảng số 2: Số lao động của công ty Du lịch Việt Nam
Phòng ban
Tổng số
Nữ
Trưởng phó phòng
Đại học
Đảng viên
Dưới 25 tuổi
25-35 tuổi
35-45 tuổi
45-55 tuổi
Trên 55 tuổi
Ban giám
đốc
3
1
0
3
3
0
0
0
2
1
Thị trường quốc tế I
13
8
2
13
8
1
6
3
1
2
Thị trường quốc tế II
21
11
3
21
13
0
3
10
7
1
Hướngdẫn
22
5
2
22
6
3
9
7
2
1
Điều hành
13
9
1
11
13
0
1
5
7
0
Kế toán
11
8
2
9
7
0
0
5
6
0
Tổ chức
hành chính
19
8
2
8
15
0
0
8
8
3
Tổ xe
14
1
1
2
4
0
2
9
3
0
Chi nhánh
tại TP HCM
12
6
1
10
4
0
9
3
0
0
Chi nhánh
tại Huế
7
2
2
6
3
0
2
5
0
0
Tổng
135
59
16
105
76
4
32
55
36
8
Nguồn: Công ty Du lịch Việt Nam
Uy tín của Công ty
Có thể nói Công ty du lịch Việt Nam-Hà Nội tồn tại gắn liền với lịch sử nghành du lịch. Là một Công ty có uy tín và danh tiếng trên thị trường du lịch Việt Nam, hàng năm công ty đón được số lượng khách tương đối lớn. Công ty luôn quan tâm đến việc bảo đảm chất lượng các dịch vụ trong chương trình. Bất kỳ ý kiến phàn nàn nào của du khách Công ty đều xem như tiếng chuông báo động để kịp thời xem xét chấn chỉnh lại mình. Thông qua đó kiểm điểm rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời gây ấn tượng tốt cho du khách trong và ngoài nước. Hiện nay Công ty được đánh giá là một trong những Công ty lữ hành đứng đầu Việt Nam.
Hoạt động liên doanh, liên kết:
Công ty liên doanh với Công ty Du lịch Quảng Ninh xây dựng khách sạn Vịnh Hạ Long có 44 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao. Điều này giúp Công ty đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của du khách trong quá trình phục vụ kinh doanh.
Quan hệ với các hãng, đại lý du lịch
Công ty có quan hệ với 50 hãng du lịch quốc tế trong phạm vi 30 nước, trong đó có quan hệ truyền thống với các hãng, đại lý du lịch lớn trên thế giới: ASIA, MAISON,AKIO... Đây là nguồn cung cấp một lượng lớn khách du lịch và ổn định cho Công ty.
2.1.4.2. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty
- Nội dung hoạt động kinh doanh của công ty:
+ Nghiên cứu thị trường du lịch
+ Xây dựng và bán các chương trình du lịch
+ Trực tiếp giao dịch và kí kết với các hãng du lịch nước ngoài.
+ Điều hành chương trình du lịch.
+ Hướng dẫn du lịch.
+ Vận chuyển khách du lịch.
+ Kinh doanh khách sạn du lịch.
+ Dịch vụ quảng cáo thông tin du lịch.
+ Bán hàng lưu niệm.
+ Dịch vụ về thị thực xuất, nhập cảnh, gia hạn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch.
+ Dịch vụ thương mại tổng hợp.
+ Các dịch vụ bổ sung khác đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách du lịch.
- Nghiệp vụ chính của Công ty:
+ Kinh doanh lữ hành quốc tế, tổ chức đón và phục vụ khách sạn đến Việt Nam. Hiện nay thị trường chính mà công ty đang hướng tới là thị trường Pháp, trong đó phải kể đến một số bạn hàng chính như: ASIA, AKIOU, MDI...Ngoài ra thị trường Âu-Mỹ (trừ Pháp) và Châu á Thái Bình Dương với các nguồn khách từ Nhật, Tây Ban Nha, áo.. cũng là những thị trường mà Công ty du lịch hướng tới do phòng thị trường quốc tế 2 đảm nhiệm việc khai thác.
+ Tổ chức đưa và phục vụ khách Việt Nam và người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam đi các nước Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan, Singapo, Malaysia Hai nghiệp vụ chính trên chiếm 97%-98% doanh thu của Công ty. Ngoài ra Công ty còn một số nghiệp vụ hỗ trợ sau:
+ Tổ chức tour du lịch nội địa: mảng thị trường mà Công ty chưa chú trọng nhiều, hoặc có quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao.
+ Bán vé máy bay nhận hoa hồng.
+ Hoạt động của đoàn xe.
Sản phẩm chính của Công ty là các chương trình du lịch phong phú đi khắp mọi miền đất nước, các chương trình du lịch ra nước ngoài...với chất lượng cao. Bên cạnh đó là các sản phẩm trung gian như: bán vé máy bay ..
2.1.4.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty
- Thuận lợi:
+ Công ty du lịch Việt Nam-Hà Nội được sự giúp đỡ trực tiếp và thường xuyên của Tổng cục du lịch, có những thuận lợi nhất định trong việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, xin cấp giấy phép trong quá trình phục vụ khách tới Việt Nam hoặc đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài.
+ Đội ngũ lao động của Công ty giàu kinh nghiệm, có trình độ kỹ thuật và
trình độ quản lý tốt.
+ Được hưởng cơ sở vật chất kỹ thuật tốt ngay từ khi thành lập do tiền thân là cơ sở của Tổng cục du lịch cũ.
- Khó khăn
+ Là đơn vị kinh doanh độc lập, tuổi đời trẻ, được thành lập 1993 đến nay mới tròn 7 tuổi, lại hoạt động trong môi trường môi trường cạnh tranh gay gắt
+ Chịu sự quản lý đồng thời của Sở du lịch Hà Nội và Tổng cục du lịch Việt Nam trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2002
1.5.1. Về công tác khai thác và phục vụ khách.
Năm 2002 Công ty Du lịch Việt nam-Hà Nội tăng cường việc phát
hành các ấn phẩm quảng cáo như tập gấp, bản đồ du lịch, đăng tin trên các báo, tạp chí chuyên nghành, làm các sản phẩm quà tặng như mũ áo túi sách... Đặc biệt là việc tham gia các hội chợ quốc tế quan trọng ở Mỹ, Pháp và một số nước Châu Âu; các hội chợ, liên hoan du lịch và lễ hội truyền thống...ở trong nước .
Công ty thường xuyên chú trọng đảm bảo chất lượng các dịch vụ, các sản phẩm du lịch với phương châm “Khách sạn tốt nhất, xe tốt nhất, hướng dẫn tốt nhất và giá cả hợp lí nhất”. Nhằm thực hiện phương châm này, Công ty không ngừng cải tiến, đổi mới nhiều mặt hoạt động, từ công tác chỉ đạo, điều hành của Ban giám đốc, sự phối hợp giữa các bộ phận cũng như việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của các phòng, tổ, chi nhánh. Đối với các bạn hàng, Công ty thường dành sự quan tâm, ưu ái đặc biệt cả về mặt vật chất và tinh thần, về cơ chế tài chính, điều này tạo nên sức hấp dẫn để du khách đến với Công ty. Sau đây là kết quả cụ thể của toàn công ty:
Khách quốc tế đi tour:
Bảng số 3: Kết quả kinh doanh khách du lịch quốc tế của Công ty Du lịch Việt Nam
Chỉ tiêu
Đơn vị
Thực hiện năm 2001
Kế hoạch
năm 2002
Thực hiện
năm 2002
- Tổng số khách quốc tế đi tour.
+Thị trường khách Pháp
+Thị trường khác
+Chi nhánhHCM
Khách
Khách
khách
Khách
8765
4403
3194
1168
8900
4400
3200
1300
9645
5075
3225
1345
-Tổng số ngày khách quốc tế lưu lại Việt Nam
+Thị trường khách Pháp
+Thị trường khác
+Chi nhánh HCM
Ngày
Ngày
Ngày
Ngày
74386
44712
28306
1368
74417
44680
28350
1380
77265
45650
30220
1395
-Doanh thu khách quốc tế đi tour.
+Thị trường I.
+Thị trường II.
+Chi nhánh HCM
USD
USD
USD
USD
6.071.758
3.563.911
2.482.647
25.200
5.807.975
3.380.000
2.400.000
27.975
6.470.905
3.841.600
2.601.100
28.205
Nguồn: Công ty Du lịch Việt Nam .
Phòng thị trường I: hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra, đồng thời còn vượt mức kế hoạch năm 2002.
Phòng thị trường II: thực hiện 3.225 khách, tương ứng với 30.220 ngày khách và 2.601.100 USD doanh thu .
So với kế hoạch năm 2002 đạt 101% về khách ,115,6% về ngày khách và 114,4% về doanh thu .
So với thực hiện năm 2001 bằng 101% về khách ,111,7% về ngày khách và 108% về doanh thu.
Giá b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch người pháp của công ty du lịch việt nam.doc