Khóa luận Các giải pháp nhằm hoàn thiện Quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị tại Công ty Xây dựng và Thương mại

Là một Công ty trực thuộc Bộ Giao thông vận tải nên Công ty được Bộ rất quan tâm, hiện nay Công ty có một số khách hàng quen thuộc cùng một số mặt hàng kinh doanh được hỗ trợ như: Nhựa đường, máy thiết bị công trình, săm lốp ô tô . . . Đây chính là những mặt hàng chủ lực được kiểm soát bằng kế hoạch Nhà nước, bằng quota, bằng chỉ định đầu mối nên Công ty có được ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh.

Mặt khác do chuyên sâu về kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho các ngành Giao thông vận tải nên cán bộ kinh doanh của Công ty nắm vững được đặc tính kỹ thuật, chủng loại cũng như giá cả của từng mặt hàng mà mình kinh doanh, do đó Công ty có những ưu thế khá thuận lợi hơn các đơn vị kinh doanh cùng mặt hàng.

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2530 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các giải pháp nhằm hoàn thiện Quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị tại Công ty Xây dựng và Thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hế thị trường nên Công ty đã biết linh hoạt tạo ra thêm rất nhiều lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu bằng cách đa dạng hoá mặt hàng nhập khẩu, tăng thêm tỷ trọng xuất khẩu. Trong cơ chế thị trường hiện nay hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty có những thuận lợi và khó khăn như sau: Thuận lợi: Nhu cầu về vật tư, máy móc thiết bị phục vụ cho các ngành sản xuất và dịch vụ trong nước vẫn cao, hàng loạt các nhà máy bia, nhà máy đường, các công ty may, các cơ sở kinh doanh mọc lên tất yếu cần đến thiết bị và máy móc vật tư. Công nghiệp phát triển đòi hỏi nguyên vật liệu cần phải nhập từ nước ngoài. Những năm gần đây mức sống của người dân được nâng cao đặc biệt là ở các thành phố lớn nên người tiêu dùng có nhu cầu cao hơn về mọi mặt như ô tô, xe máy, vô tuyến, tủ lạnh, máy giặt . . . do đó hoạt động nhập khẩu hàng tiêu dùng ngày càng một nâng cao. Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Giao thông vận tải Công ty rất có uy tín trên thương trường về hoạt động xuất nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị cùng với đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ giỏi và có kinh nghiệm, do đó Công ty là chỗ dựa vững chắc cho các bạn hàng trong việc xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị vật tư. Khó khăn: Hiện nay, các Bộ Ngành khác đều đã thành lập các cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, phục vụ các nhu cầu thiết yếu của ngành mình, do vậy Công ty luôn phải cạnh tranh trong việc tìm kiếm các bạn hàng, tìm kiếm thị trường. Về mặt hàng tiêu dùng Công ty phải cạnh tranh với nhiều đơn vị xuất nhập khẩu khác do đó đòi hỏi Công ty phải linh hoạt trong công tác hạch toán kinh doanh của mình như: Mặt hàng phải nhạy bén phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước, giá cả phải hợp lý và có mạng lưới bán hàng rộng khắp. Chính sách về thuế của Nhà nước ban hàng thường xuyên thay đổi đã gây ảnh hưởng không ít tới việc tính toán và hạch toán kinh doanh của Công ty. Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị và kỹ thuật đòi hỏi phải nắm bắt được khoa học kỹ thuật và công nghệ của thế giới, nếu không Công ty sẽ phải nhập các thiết bị và dây truyền lạc hậu mà các nước trên thế giới đã loại bỏ. Hiện nay việc nghiên cứu thị trường về giá cả cũng như các tiến bộ về khoa học kỹ thuật của Công ty còn rất hạn chế vì Công ty không có mạng lưới đại diện ở nước ngoài. Nhập khẩu máy móc, thiết bị và kỹ thuật đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Chính vì thế khi nhập khẩu máy móc, thiết bị về mình không bán được hàng bị ứ đọng dẫn đến vốn không sinh lời, hoạt động kinh doanh của Công ty bị ngừng trệ. Đây là vấn đề hiện nay những người lãnh đạo của Công ty rất quan tâm và băn khoăn. 2.2. Đặc điểm những mặt hàng kinh doanh và thị trường tiêu thụ: * Mặt hàng kinh doanh chủ yếu: Với chức năng chủ yếu là cung cấp thiết bị giao thông vận tải nên Công ty có những mặt hàng chủ yếu sau: + Mặt vật tư: Nhựa đường; Vật tư giao thông vận tải; Săm lốp ô tô và xe máy công trình. + Nhóm máy móc thiết bị: Mặt hàng xe lu các loại; Máy rải nhựa đường; máy ủi; Máy xúc; Ô tô chuyên dụng: Cần cẩu xe tải tự đổ, xe chở bê tông tươi, xe phun nhựa đường, xe phun nước, xe thang để chữa các công trình chiếu sáng công cộng và điện trên cao, xe nâng hàng với sức nâng từ 1 - 20 tấn. Hai nhóm mặt hàng trên là mặt hàng truyền thống của Công ty, bên cạnh việc kinh doanh mặt hàng máy móc, vật tư thiết bị Công ty cũng chuyển dần sang doanh dịch vụ. Khai thác tiềm năng du lịch, xuất khẩu lao động, chú trọng vào thị trường cũ và thị trường tiềm tàng như Đông Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản . . . và khai thác thị trường mới như Mỹ. Tham gia đấu thầu xây dựng công trình trong và ngoài nước như xây dựng các đường nông thôn, liên doanh với các Công ty mạnh xây dựng công trình quốc lộ, tuyến đường nối liền Việt nam - Lào do các Ngân hàng hay tổ chức quốc tế tài trợ. * Thị trường nhập khẩu: Do yêu cầu chất lượng thi công ngày càng cao nên việc lựa chọn thiết bị có tầm quan trọng đặc biệt. Để đáp ứng tốt những đòi hỏi về chất lượng của vật tư thiết bị máy móc, Công ty giao dịch với rất nhiều bạn hàng trên thế giới. Khối lượng công trình xây dựng cơ bản và sửa chữa đường bộ ngày càng tăng qua các năm. Những thiết bị thi công nhập trước đây từ thị trường Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác không đáp ứng được nhu cầu, còn nhập máy móc từ Nhật và các nước phát triển khác thì các doanh nghiệp còn chưa đủ vốn. Vì vậy một mặt Công ty tiếp tục nhập một số máy móc từ Nga, Trung Quốc, mặt khác Công ty nhập các loại thiết bị đã qua sử dụng từ Nhật Bản, Hàn Quốc . .. Tỷ trọng mặt hàng nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng từ Nhật trước đây rất thấp, song những năm gần đây đã tăng mạnh. Nguyên do là mặt hàng của Nhật chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam dù giá thành cao hơn so với các nước khác. Thị trường Hàn Quốc, Singapore . . . mặc dù mới nhưng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Kim ngạch nhập khẩu nhựa đường từ Singapore tăng rất nhanh. Thị trường các nước còn lại đều chiếm tỷ trọng nhỏ, song những năm tới có xu hướng tăng cao đặc biệt là Anh, Đức, Mỹ, Thái Lan . . . Trong tương lai thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị thi công sẽ chuyển sang thị trường của các nước phát triển (G7) là chủ yếu. * Thị trường tiêu thụ vật tư thiết bị: Nhu cầu tiêu thụ vật tư thiết bị GTVTi ở Việt Nam rất lớn. Nguồn hàng nhập vê được cung ứng cho các đơn vị trong ngành đồng thời cung ứng cho các đơn vị ngoài ngành. * Các đơn vị xây dựng cơ bản và khảo sát thiết kế trực thuộc Bộ Giao thông vận tải. Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1,4. Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 8 Tổng Công ty xây dựng cầu Thuỷ Lợi Tổng Công ty xây dựng đường thuỷ Tổng công ty đường sông miền Bắc * Các đơn vị xây lắp độc lập trực thuộc Bộ Giao thông vận tải: Công ty Xây dựng công trình giao thông 234 Công ty Xây dựng công trình giao thông 228 * Các Công ty XD CTGT thuộc Sở giao thông các thành phố và các tỉnh. * Các đơn vị xây dựng công trình thuộc Bộ ngành khác Ngoài các đơn vị trong ngành Giao thông vận tải có nhu cầu tiêu thụ vật tư thiết bị còn có các ngành khác như Bộ xây dựng, Bộ Quốc phòng, Tổng công ty xây dựng thuỷ lợi sông đà . . . và các đơn vị trực thuộc Sở xây dựng của các địa phương. 2.3. Kết qủa hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây: Qua số liệu ở bảng 1 ta thấy các chỉ tiêu của năm sau thường cao hơn năm trước. Điều đó cho ta biết dấu hiệu của hoạt động kinh doanh có hiệu quả, cụ thể là: Tổng doanh thu năm 2000 là 99.870.000.000đ, năm 2001 là 135.210.000.000đ tăng 35,386% so với năm 2000; Tổng doanh thu năm 2002 là 205.000.000.000 tăng 51,16% so với năm 2001. Tổng chi phí của năm 2000 là 98.365.000.000 đ, năm 2001 là 133.409.000.000 đ tăng 35,626% so với năm 2000. Tổng chi phí năm 2002 là 202.012.000.000đ tăng 51,423% so với năm 2001. Tổng lợi nhuận của năm 2000 là 1,505 tỷ đồng, năm 2001 là 1.801.000.000 đồng tăng 19,668% so với năm 2000. Tổng lợi nhuận của năm 2002 kà 2.988.000.000 đồng tăng 65,908% so với năm 2001. Về nộp ngân sách, Công ty luôn nộp thuế đầy đủ cho cơ quan thuế. Công ty luôn đảm bảo tiền lương cho cán bộ công nhân viên. Thể hiện qua thu nhập bình quân hàng năm của cán bộ công nhân viên tăng lên. Năm 2001 thu nhập bình quân một người tăng 9,71% so với năm 2000, năm 2002 thu nhập bình quân một người tăng 20% so với năm 2001. Để giúp cho Công ty phát triển tốt hơn hàng năm Công ty không ngừng đầu tư phát triển chiều sâu, đầu tư phát triển con người. Sau khi xem xét cụ thể các số liệu ta thấy tổng doanh thu hàng năm tăng lên đồng thời tổng chi phí cũng tăng theo, nhưng tốc độ tăng của chi phí thấp hơn so với tốc độ tăng của thu nên hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn có hiệu quả thông qua lợi nhuận cũng tăng đều theo từng năm. Với chiến lược kinh doanh được xây dựng khá chặt chẽ kết hợp giữa việc nắm bắt nhạy bén nhu cầu thị trường với sắp xếp khoa học các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu đã tạo ra cho Công ty sức mạnh mãnh liệt , giúp Công ty không những đứng vững trong cơ chế thị trường mà còn không ngừng mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước. Điều đó còn được thể hiện qua sản lượng kinh doanh và kim ngạch xuất nhập khẩu. Bảng 2: Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm (2000 - 2001 - 2002) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Tổng kim ngạch XNK 8.100.000 12.420.000 16.770.000 Xuất khẩu 463.890 9000.000 1.332.000 Tỷ trọng xuât khẩu (%) 5,73 7,25 7,94 Nhập khẩu 7.636.110 11.520.000 15.438.000 Tỷ trọng nhập khẩu (%) 94,27 92,75 92,06 Nguồn: Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu Qua số liệu ở Bảng 2 ta thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2000 là thấp nhất do kinh doanh trong cơ chế thị trường ngày càng khó khăn, Công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty xuất nhập khẩu khác bên cạnh đó cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở các nước Đông Nam á cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và của Công ty nói riêng. Mặc dù bị ảnh hưởng như vậy, song để phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển Công ty vẫn không ngừng nhập máy móc vật tư thiết bị. Năm 2002 có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất vì Công ty có rất nhiều đơn đặt hàng và ký kết nhiều hợp đồng về nhập khẩu máy móc và vật tư giao thông vận tải. Lúc này luồng khủng hoảng tài chính tiền tệ đã tạm thời lắng xuống nên công việc xuất nhập khẩu của Công ty đã không mấy gặp khó khăn mà còn tăng trưởng liên tục. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rõ hoạt động nhập khẩu của Công ty vẫn là chủ yếu, thường chiếm tỷ trọng từ 92% đến 94% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Còn hoạt động xuất khẩu của Công ty chỉ là phần bổ sung cho kế hoạch đa dạng hoá kinh doanh của Công ty nên chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, chỉ từ 5% - 7%. Các hình thức nhập khẩu máy móc, thiết bị chủ yếu của Công ty: Nhập khẩu uỷ thác Nhập khẩu uỷ thác là hình thức nhập khẩu trong đó Công ty đóng vai trò làm trung gian để tiến hành các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá và máy móc, thiết bị từ các nước khác vào Việt Nam theo yêu cầu của các doanh nghiệp trong nước. Trong hoạt động dịch vụ này, Công ty không cần phải sử dụng vốn của mình và được hưởng một khoản gọi là phí uỷ thác (từ 0,5% - 1,5% trị giá hợp đồng). Tuy nhiên, khi tiến hành hoạt động nhập khẩu như chi phí liên lạc giữa các bên, chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá, và phải thống nhất với bên uỷ thác về các khoản chi phí phát sinh. Nghiệp vụ này không mang lại lợi nhuận cao cho Công ty nhưng nó lại có độ an toàn cao. Trong hợp đồng uỷ thác, Công ty là đơn vị có tính pháp lý với bên bán (bên suất), là đơn vị có quyền khiếu nại, đòi bồi thường (nếu có). 3.2. Nhập khẩu tự doanh Nhập khẩu tự doanh là hình thức nhập khẩu trong đó Công ty thực hiện từ khâu đầu đến khâu cuối tức là từ việc tìm hiểu thị trường để mua hàng cho đến khi bán được hàng và thu tiền về bằng vốn của chính mình. Với hình thức này thì các đơn vị kinh doanh thuộc Công ty sẽ xem xét các nguồn hàng và tính toán mọi chi phí phát sinh trong quá trình nhập khẩu như: Thuế, tiền kho bãi, tiền vận chuyển, tiền bảo hiểm, phí Ngân hàng và các loại chi phí khác. Đồng thời Công ty cũng phải tính toán giá thành thực tế khi hàng hoá được vận chuyển tới tay người mua, phải tìm được người mua và tính toán giá cả thị trường của mặt hàng đó khi hàng về đến nơi để từ đó có thể thấy được mức độ thắng lợi hay thất bại trong việc nhập khẩu hàng hoá đó. Sau khi xem xét và tính toán toàn bộ quá trình nhập khẩu này sẽ đệ trình phương án kinh doanh cuả mình như đầu tư vào đầu ra, vốn cho quá trình thực hiện và kết quả đạt được lên Ban giám đốc chờ phê duyệt. Và sau khi đồng ý hay không. Nếu không đồng ý, Ban lãnh đạo sẽ đưa ra lý do cụ thể. Còn nếu phương án được chấp nhận, thì phòng ban sẽ tiến hành làm thủ tục nhận vốn từ Công ty và bắt đầu tiến hành nhập khẩu. Đối với hình thức này các đơn vị kinh doanh được quyền mượn vốn (nếu phương án được phê duyệt) song vẫn phải tính lãi Ngân hàng. Hình thức này ưu tiên hơn các loại hình khác là vốn mà phòng dùng để kinh doanh thì không đòi hỏi phải có thế chấp tài sản mà đã có Công ty đứng ra chịu trách nhiệm. Mặt khác lợi nhuận thu về từ hoạt động này đạt được cao hơn so với thu được từ các hoạt động uỷ thác. II. Tình hình nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị của công ty trong những năm gần đây: Trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, với những cố gắng nỗ lực không ngừng của Công ty đã đạt được những kết quả khả quan, từng bước khẳng định được vị trí của mình trong việc góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân. Với chiến lược đa dạng hoá kinh doanh, trên cơ sở ngành hàng chủ lực là nhựa đường, săm lốp ô tô, máy thi công công trình, doanh số bán của Công ty đã tăng nhanh qua các năm và số lượng từng mặt hàng tăng nhanh với tốc độ ổn định. Trong các năm trở lại đây, Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng, nâng cấp lại cơ sở hạ tầng trong đó có chủ trương mở rộng và tu sửa đường xã. Ngoài nhựa đường rải nhập của Công ty Sheel (Singapore) và Caltex là chính, năm 2001 Công ty còn nhập 338 tấn nhựa đường dùng cho việc chống thấm, cách điện của cộng hoà liên bang Nga. Bảng 3: Tình hình nhập khẩu của công ty. Năm 2000 Công ty nhập vào 17.000 tấn nhựa đường tăng 6,25% so với kế hoạch; Năm 2001 Công ty nhập 26.000 tấn nhựa đường tăng 61,12% so với kế hoạch; năm 2002 Công ty nhập 37.000 tấn nhựa đường tăng 5,71% so với kế hoạch. Mặt hàng máy móc thiết bị công trình là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty. Những năm qua mặt hàng này ngày càng tăng mạnh về số lượng và chủng loại hàng hoá do nhu cầu tăng mạnh về sử dụng máy móc thiết bị làm đường. Đối với mặt hàng săm lốp năm 2000. Công ty đã nhập 9.700 bộ; năm 2001 Công ty nhập vào 12.000 bộ tăng 9,09 so với kế hoạch; Năm 2002 Công ty nhập vào 11.000 bộ tăng 10% so với kế hoạch. Trong thời gian qua Công ty vẫn chưa triển khai được việc bán săm lốp ở khu vực miền Trung nên thị trường săm lốp của Công ty rất hạn hẹp. Để phân tích kỹ hơn tình hình nhập khẩu của Công ty ta xét từng trường hợp cụ thể sau. Phân tích tình hình nhập khẩu theo giá trị kết cấu mặt hàng: Phân tích tình hình nhập khẩu theo giá trị kết cấu mặt hàng nhằm đánh giá khái quát tình hình nhập khẩu của Công ty, mức độ tăng giảm so với năm trước và đánh giá chất lượng của công tác nhập khẩu trong kỳ kinh doanh của Công ty. Phương pháp phân tích là so sánh số thực hiện kỳ báo cáo với thực hiện năm trước của các chỉ tiêu tổng giá trị cũng như các nhóm hàng để thấy được mức độ hoàn thành sự tăng giảm cả về số tiền, tỷ lệ, tỷ trọng của tổng giá trị cũng như các nhóm mặt hàng, xác định sự ảnh hưởng của các nhóm hàng đến chỉ tiêu tổng giá trị. Nhìn vào Bảng 4 ta thấy tổng kim ngạch tăng lên rõ rệt qua các năm. Cụ thể năm 2000 kim ngạch nhập khẩu 7.636.110 USD. năm 2001 kim ngạch nhập khẩu đạt 11.520.000 USD tăng 50,86% tương ứng với số tiền tăng 3.883.890 USD so với năm 2000. Năm 2002 kim ngạch nhập khẩu đạt 15.438.000 USD tăng 34,01% tương ứng với số tiền tăng 3.918.000 USD, so với năm 2000. Để hiểu rõ hơn ta xét từng mặt hàng nhập khẩu: * Cung ứng mặt hàng nhựa đường: Nhựa đường là vật liệu ở Việt nam chưa có cơ sở sản xuất, trong những năm trở lại đây, để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Nhà nước đã chủ trương xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường bộ. Chính vì vậy việc nhập khẩu nhựa đường đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với Công ty nói riêng và ngành Giao thông vận tải nói chung. Năm 2001 kim ngạch nhập khẩu 4.160.000 USD, năm 2000 đạt 2.176.000 USD, năm 2001 tăng 91,18% so với năm 2000 tương ứng với số tiền tăng là 1.984.000 USD. Sang năm 2002, kim ngạch nhập khẩu đạt 6.660.000 USD tăng hơn so với năm 2001 là 60,1% tương ứng với số tiền là 2.500.000 USD. * Cung ứng mặt hàng săm lốp ô tô: Do hình thức kinh doanh săm lốp mỗi năm khác nhau nên kết quả kinh doanh khác nhau. Vài năm trở về đây Công ty đưa ra một biện pháp quan trọng của kinh doanh săm lốp: Bám sát thị trường về nhập khẩu mỗi lô hàng với số lượng thích hợp, với chủng loại phong phú, với mẫu mã được thị trường ưa chuộng, giải quyết quay vòng vốn nhanh, thanh toán dứt điểm, kiên quyết không để hàng tồn kho ứ đọng. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và các Xí nghiệp xuất nhập khẩu khi lập phương án kinh doanh phải chứng minh cho lãnh đạo Công ty thấy được tính khả thi của phương án, làm sao rủi ro ở mức độ nhỏ nhất đi kèm với nó là các biện pháp thực hiện phương án đã vạch ra. Và cụ thể là năm 2001 kim ngạch nhập khẩu đạt 860.000 USD tăng 23,65% tương ứng với số tiền 164.510 USD, so với năm 1998. Đến năm 2002 kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt 788.000 USD giảm 8,37% tương ứng với số tiền giảm theo là 72.000 USD. * Cung ứng mặt hàng máy móc thiết bị: Mặt hàng máy móc thiết bị thi công công trình giao thông vận tải là mặt hàng chính của Công ty, chúng chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần trong thị trường cung ứng thiết bị giao thông vận tải. Năm 2000 kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng nàylà 3.384.000 USD. Năm 2001 kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này là 4.200.000 USD tăng 24,1% tương ứng với số tiền tăng 815.380 USD, so với năm 2000. Năm 2002 kim ngạch nhập khẩu đạt 5.320.000 USD tăng 26,67% tương ứng với số tiền tăng là 1.120.000 USD, so với năm 2001. Nói chung mặt hàng thiết bị là mặt hàng chính của Công ty mang tính chuyên ngành cao phục vụ trực tiếp cho xây dựng cơ sở hạ tầng ngành Giao thông vận tải. Phục vụ vừa là mục đích vừa là nhiệm vụ chính trị đối với ngành, còn kinh doanh là phương tiện để đảm bảo để đảm bảo toàn vốn, tạo công ăn việc làm thu được hiệu quả kinh doanh cao và tăng trưởng theo kịp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong giai đoạn tới, công việc xây dựng ngành Giao thông vận tải phục vụ cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước còn đòi hỏi Công ty nghiên cứu thất tốt các nhu cầu của các đơn vị thi công làm sao cho các thiết bị nhập về phải phù hợp với quy trình công nghệ mới. Vì chất lượng các công trình đặt ra là giá thành hạ và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phân tích tình hình nhập khẩu theo số lượng: Tăng cường cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là nhiệm vụ rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, giao lưu quốc tế. Để góp sức vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá nước nhà, Công ty Xây dựng và Thương mại không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Qua bảng 5 ta sẽ thấy được điều đó: Năm 2000, Công ty đã nhập 17000 tấn nhựa đường và đã tiêu thụ 16000 tấn, năm 2001 Công ty đã nhập 26000 tấn và đã tiệu thụ được 25300 tấn, năm 2002 Công ty đã nhập 37000 tấn và đã tiêu thụ được 36500 tấn. Cụ thể: + Lượng nhựa đường của Công ty năm 2001 đạt 26000 tấn tăng 52,94% so với năm 2001 tương ứng với giá trị tăng 1984000 USD. Năm 2002 Công ty đã nhập vào 37000 tấn nhựa đường tăng 42,31% so với năm 2001, tương ứng 2500000 USD. Năm 2001 ngoài việc kinh doanh nhập khẩu Công ty còn tiếp nhận và phân phối 20.000 tấn nhựa đường cho Ngành đường bộ theo chương trình vay vốn OECF và viện trợ ODA thông qua tổ chức JICS của Nhật Bản. + Về săm lốp: Năm 2001 Công ty nhập 12000 bộ tăng 23,71% so với năm 2000 tương đương với giá trị tăng 164.510 USD. Năm 2002 lượng nhập mặt hàng săm lốp giảm đi do bị cạnh tranh bởi có nhiều Công ty cùng nhập mặt hàng này, và năm 2002 Công ty chỉ nhập 11000 bộ giảm 8,33% so với năm 2001 tương ứng với số tiền giảm 72000 USD. + Mặt hàng máy móc thiết bị năm 2001 Công ty nhập vào 120 cái với giá trị 4200000 USD tăng 20% so với năm 2000, tương ứng với số tiền tăng là 815380 USD. Sang năm 2002 Công ty nhập vào 150 cái với giá trị 5320000 USD tăng 25% so với năm 2001, tương ứng với số tiền tăng là 1120000 USD. Trước yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế và của tiến trình hội nhập khu vực và thế giới ngành Giao thông vận tải sẽ còn phải cải tạo, nâng cấp các tuyến đường, mở rộng xây dựng mới hệ thống giao thông. Nên trong những năm tới đây Công ty sẽ còn tăng lượng nhập vật tư giao thông vận tải nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập khu vực và thế giới. Phân tích tình hình nhập khẩu theo thị trường: Chúng ta đi vào phân tích tình hình nhập khẩu theo thị trường qua các năm (2000 - 2002) để làm nổi bật những ưu và nhược điểm của vấn đề. Từ đó rút ra những nhận xét đúng đắn tầm quan trọng của thị trường, cũng như sự thay đổi của nó để từ đó củng cố, mở rộng thị trường đang giữ vai trò then chốt, nâng cao uy tín với những thị trường đó và duy trì mối quan hệ nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh của Công ty. Đối với Công ty Xây dựng và Thương mại thì việc phân tích thị trường nhập khẩu là hết sức quan trọng và cần thiết. Vì phân tích tình hình nhập khẩu theo thị trường về mặt giá trị nhằm nêu rõ thêm nguyên nhân tăng giảm trong công tác nhập khẩu, tìm ra những tồn tại và nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan để có biện pháp khắc phục kịp thời. Phương pháp phân tích là so sánh giữa số thực hiện kỳ báo cáo (năm nay) với số thực hiện năm trước của chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu qua từng thị trường để thấy được mức độ hoàn thành, đồng thời tính toán hàng nhập khẩu từ thị trường. Trên cơ sở xác định sự tăng giảm về số tiền, tỷ lệ, tỷ trọng của kim ngạch nhập khẩu qua từng thị trường. Tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty năm 2000 là 7636110 USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty năm 2001 đạt 11520000 USD tăng 50,86% so với năm 2000 với số tiền tăng 3883890 USD. Sang năm 2002 tổng kim ngạch lên tới 15438000 USD tương ứng tăng 34,01% với số tiền tăng là 3918000. Cụ thể cho từng thị trường: + Thị trường Nhật Bản: Là một cường quốc kinh tế lớn trên thế giới vì thế đây là thị trường có nền công nghệ cao, họ áp dụng triệt để khoa học kỹ thuật tiên tiến vào dây chuyền sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Đây là thị trường rất được khách hàng trên thế giới tin tưởng. Năm 2001 kim ngạch nhập khẩu củ Công ty từ thị trường này là 2223360 USD tăng 62,66% so với năm 2000 với số tiền tăng 856496 USD. Năm 2002 kim ngạch nhập khẩu đạt 2979534 USD tăng 34,01% so với năm 2001 tương ứng với số tiền tăng là 756174 USD. + Thị trường Singapore: Là một trong những nước cùng khối ASEAN , Singapore là một nước có trình độ công nghệ phát triển. Đây là quốc gia có cơ sở sản xuất chế biến kỹ thuật cao, hơn nữa khoảng cách địa lý gần rất thuận lợi cho việc buôn bán với Công ty. Kim ngạch nhập khẩu của Công ty từ thị trường này năm 2001 là 2327040 USD tăng 12,04% so với năm 2000 với số tiền tăng 250018 USD. Sang năm 2002 kim ngạch nhập khẩu đạt 3118476 USD tăng 34,01 so với năm 2001 tương ứng với số tiền tăng 791436 USD + Thị trường Hàn Quốc: Là thị trường cung cấp nguồn hàng với chất lượng tốt, giá cả tương đối rẻ đặc biệt là nguyên vật liệu. Năm 2001 kim ngạch nhập khẩu của Công ty từ thị trường Hàn Quốc đạt 1716480 USD tăng 70,29% so với năm 2000 với số tiền tăng 708513 USD. Năm 2002 kim ngạch nhập khẩu đạt 2300262 USD tăng 34,01% so với năm 2001 với số tiền tăng là 583782 USD + Thị trường Trung Quốc: Đây là nước có tốc độ phát triển cao nhất hiện nay, có vị trí gần Việt Nam nên phương tiện vận chuyển rất thuận lợi. Năm 2001 kim ngạch nhập khẩu của Công ty từ thị trường này chiếm 1739520 USD tăng 48,89% so với năm 2000 với số tiền tăng 571195 USD. Năm 2002 kim ngạch nhập khẩu đạt 2331138 USD tăng 34,01 % so với năm 2001 với số tiền tăng 591618 USD. + Thị trường Thái Lan: Thái Lan là một trong những nước có tốc độ phát triển cao nhất trong khu vực Đông Nam á và là thành viên của khối ASEAN vùng với Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này năm 2001 chỉ đạt 289152 USD giảm 22,72% so với năm 2000 với số tiền giảm 85017 USD. Sang năm 2002 kim ngạch nhập khẩu là 387494 USD tăng 34,01% so với năm 2001 tương ứng với số tiền tăng là 98342 USD. + Thị trường Châu Âu (Anh, Đức, Nga) Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này năm 2001 là 2545920 USD tăng 1490609 USD so với năm 2000. Năm 2002 kim ngạch nhập khẩu đạt 3391729 USD tăng 845819 USD so với năm 2001. + Thị trường Mỹ: Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này năm 2001 là 518400 USD tăng 197,75% so với năm 2000 với số tiền tăng là 344297 USD. Năm 2002 kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đạt 714779 USD tăng 37,88% so với năm 2001 với số tiền tăng tương ứng là 196379 USD tăng 37,88% so với năm 2001 với số tiền tăng tương ứng là 196379 USD Tóm lại về số lượng thị trường của Công ty chưa có gì thay đổi nhưng vai trò của thị trường thị lại rất khác nhau. Thị trường trọng điểm của Công ty là thị trường Châu á. Vì vậy Công ty cần có biện pháp duy trì, phát triển quan hệ và chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, nâng cao uy tín của mình để nhập khẩu hàng hoá một cách thuận lợi, nhanh chóng và kịp thời. III. Đánh giá tình hình nhập khẩu máy móc vật tư thiết bị giao thông vận tải của công ty xây dựng và thương mại trong thời gian qua. Đánh giá những ưu điểm, thuận lợi của Công ty: Môi trường kinh tế chính trị ổn định là nhân tố thuận lợi của Công ty: Hiện nay với chính sách thực hiện nền kinh tế “mở cửa” cùng phương châm Việt nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới và đa phương hóa các quan hệ kinh tế quốc dân nên ta đã có quan hệ với 150 quốc gia trên thế giới. Đặc biệt từ khi Mỹ bỏ cấm vận ở Việt nam, tình hình quan hệ kinh tế giữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTot nghiep.doc
  • docTot nghiep - bang.doc
Tài liệu liên quan