Khóa luận Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Việt Nam

Phải nói rằng thông qua hoạt động CGCN mà ngành công nghệ thông tin

của nước ta đã phát triển nhanh chóng và đã dần tiếp cận được với trình độ hiện

đại của thế giới, trong đó đặc biệt phải kể đến Bưu chính viễn thông.

Ở nước ta từ chỗ chỉ có 9 đường dây quốc tế năm 1987, đến cuối 1995 đã

lên đến 2.500. Sự tăng tốc này phần lớn là do sự tha m gia mạng lưới của hãng

Telstra (Australia), Ericssion (của Thuỵ Điển) từ cuối năm 1987. Một dự án

khác được nhiều công ty nước ngoài tham gia cùng với đối tác Việt Nam là

Tổng công ty Bưu chính viễn thông (VNPT) là hệ thống cáp sợi quang xuyên

biển nối liền Thái Lan, Việt Nam, Hồng Kông. Năm 1993 Tổng công ty bưu

chính viễn thông Việt Nam đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào khai thác

tuyến thông tin cáp quang Bắc Nam đầu tiên có dung lượng 34Mbit /s dài 1.830

km. Số hoá hoàn toàn mạng truyền dẫn liên tỉnh với tổng chiều dài 167.906 km

luồng 2Mbit/s tăng 918,5% so với 1992. Ngày 03 / 12 / 1995 VNPT đã hoàn

chỉnh chỉ tiêu phát triển đạt 742.000 máy điện thoại đưa mật độ điện thoại bình

quân cả nước lên 1 / 100 dân. Đến năm 2000 vượt qua mật độ 4 máy / 100 dân

tăng 4,23 lần so với 1995 số lượng máy điện thoại toàn mạng là 3,3 triệu máy.

Việt Nam được liên minh viễn thông thế giới ITU đánh giá là nước có tốc độ

phát triển điện thoại nhanh thứ hai thế giới.

pdf94 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1856 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiều nguyên nhân trong các liên doanh, cũng như các doanh nghiệp trong nước khi CGCN từ bên ngoài vào Việt Nam các chủ đầu tư nước ngoài do sợ bị kéo dài thời gian do phải xem xét hợp đồng, phải qua thẩm định...hay không muốn công C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n•íc ngoµi t¹i ViÖt Nam Vò thÕ Anh, A1 CN9 42 khai hoá tình trạng công nghệ sản xuất ở đơn vị mình nên thường bỏ qua việc lập hợp đồng CGCN. Vì vậy rất khó có thể xác định được chính xác được trị giá các hợp đồng CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam từ trước đến nay. Ngay cả các liên doanh lớn giữa Việt Nam và nước ngoài cũng không có hợp đồng CGCN. Công ty liên doanh ô tô Hoà Bình (VMC) với tổng số vốn đầu tư 58 triệu USD được liên doanh bởi Columbian Motor Corp. và Imex Pan Pacific (Phiplipin) với nhà máy ô tô Hoà Bình và Công ty Trancimex; Công ty liên doanh ô tô Mê kông (Mekong Auto Corp) được liên doanh bởi Silio Machinery Co. Ltd. và Sae Young Intl’ Inc. Ltd. (Hàn Quốc) với nhà máy cơ khí Cổ Loa và nhà máy SAKYNO với tổng số vốn gần 36 triệu USD đều không có hợp đồng CGCN[21]. Trong những năm qua các doanh nghiệp trong nước đã ý thức rất rõ về việc nhập khẩu dây chuyền thiết bị máy móc từ nước ngoài để tăng năng lực sản xuất. Chính vì lẽ đó trong tổng kim ngạch nhập khẩu giá trị máy móc dây chuyền nhập khẩu chiếm một tỷ trọng tương đối cao. Từ năm 1995 - 2000 khối lượng thiết bị toàn bộ và máy móc dụng cụ nền kinh tế nhập khẩu đạt tới 30% trong tổng kim ngạch nhập khẩu[22]. 2.2. Chuyển giao công nghệ theo lĩnh vực và theo đối tác 2.2.1. Chuyển giao công nghệ theo lĩnh vực Do yêu cầu phát triển của nền kinh tế, mọi ngành mọi lĩnh vực sản xuất đã và đang tiến hành đổi mới công nghệ thông qua con đường CGCN nước ngoài vào trong nước. Trong những năm vừa qua công nghệ được chuyển giao chủ yếu được tập trung vào các ngành các lĩnh vực như: công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; ngành vật liệu; ngành dệt may... [21] Bộ kế hoạch và đầu tư 1999 - Tạp chí Công nghiệp số 20/1999. [22] Nguyễn Mạnh Hùng - Giảm chi phí sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Việt Nam - Tạp chí kinh tế và dự báo số 11/2002. C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n•íc ngoµi t¹i ViÖt Nam Vò thÕ Anh, A1 CN9 43 Ngành công nghệ thông tin Phải nói rằng thông qua hoạt động CGCN mà ngành công nghệ thông tin của nước ta đã phát triển nhanh chóng và đã dần tiếp cận được với trình độ hiện đại của thế giới, trong đó đặc biệt phải kể đến Bưu chính viễn thông. Ở nước ta từ chỗ chỉ có 9 đường dây quốc tế năm 1987, đến cuối 1995 đã lên đến 2.500. Sự tăng tốc này phần lớn là do sự tham gia mạng lưới của hãng Telstra (Australia), Ericssion (của Thuỵ Điển) từ cuối năm 1987. Một dự án khác được nhiều công ty nước ngoài tham gia cùng với đối tác Việt Nam là Tổng công ty Bưu chính viễn thông (VNPT) là hệ thống cáp sợi quang xuyên biển nối liền Thái Lan, Việt Nam, Hồng Kông. Năm 1993 Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào khai thác tuyến thông tin cáp quang Bắc Nam đầu tiên có dung lượng 34Mbit/s dài 1.830 km. Số hoá hoàn toàn mạng truyền dẫn liên tỉnh với tổng chiều dài 167.906 km luồng 2Mbit/s tăng 918,5% so với 1992. Ngày 03 / 12 / 1995 VNPT đã hoàn chỉnh chỉ tiêu phát triển đạt 742.000 máy điện thoại đưa mật độ điện thoại bình quân cả nước lên 1 / 100 dân. Đến năm 2000 vượt qua mật độ 4 máy / 100 dân tăng 4,23 lần so với 1995 số lượng máy điện thoại toàn mạng là 3,3 triệu máy. Việt Nam được liên minh viễn thông thế giới ITU đánh giá là nước có tốc độ phát triển điện thoại nhanh thứ hai thế giới. Tính đến hiện tại, 90% số xã trong cả nước có máy điện thoại. Mật độ điện thoại trên toàn quốc là 5,44 máy/ 100 dân. Công ty viễn thông quân đội Vietel, Công ty viễn thông điện lực ETC, Công ty viễn thông hàng hải VISHIPEL, Công ty dịch vụ cổ phần bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT) đang tích cực trong việc khai thác các dịch vụ thông tin trên thị trường bưu chính viễn thông Việt Nam. Nhiều dịch vụ mới ra đời như VOIP trong nước và quốc tế, chuyển vùng điện thoại di động trong nước và quốc tế, Internet Card, Mobimail. Bên cạnh dịch vụ điện thoại đường dài giá rẻ như 171 của VNPT các dịch vụ 178 của C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n•íc ngoµi t¹i ViÖt Nam Vò thÕ Anh, A1 CN9 44 công ty Vietel, 177 của Sài Gòn Postel đang hoạt động trên thị trường bưu chính viễn thông Việt Nam. Phấn đấu đến năm 2005 của VNPT đạt 8-10 máy / 100 dân (gồm cả máy cố định và di động) tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 4,5% với mật độ 1,3-1,5 thuê bao / 100 dân[23] Cũng nhờ hoạt động CGCN, trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, chúng ta đã nhập khẩu được công nghệ sản xuất cáp quang đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong lĩnh vực thiết bị điện và điện tử đã có những bước tiến đáng kể, chúng ta đã có công nghệ chế tạo các cuộn dây điện từ dùng trong việc sản xuất các thiết bị điện dân dụng (biến thế, ổn áp) bằng các thiết bị cuốn dây, tẩm sấy chân không tự động. Các loại máy biến thế đến 35 KW đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn ABB giảm hao tổn điện năng 30%, giảm 20% trọng lượng máy so với sản phẩm đồng loại được sản xuất trước đây, đã được sản xuất và xuất khẩu sang Tây Âu. Công nghệ sản xuất bóng đèn hình của máy thu hình, công nghệ sản xuất các bảng vi mạch máy tính (bằng dây chuyền lắp ráp tự động)... Ngành công nghệ sinh học Nhờ hoạt động CGCN mà trong ngành công nghệ sinh học, chúng ta đã đạt được những kết quả sau: Sự hợp tác giữa các chuyên gia sinh học Việt Nam và chuyên gia hàng đầu thế giới về sinh học đã thu được kết quả trong phát triển sản xuất lương thực ở Việt Nam hơn 10 năm qua, đưa Việt Nam thành một nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới, với nhiều giống gạo mới có chất lượng cao như: P4, VD-10, IR 5960, OM 997-6...  Chúng ta đã tiếp thu được các công nghệ gieo tưới, điển hình là các hình thức mẫu trang trại với những thiết bị tưới, ươm giống hiện đại, truyền bá kỹ thuật nông nghiệp hiện đại của Israel cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là phân bón được tự động hoà trộn nước và tưới nhỏ giọt bằng đường ống [23] Quốc Trường và Minh Phương - Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam 10 năm đổi mới và phát triển - Tạp chí kinh tế và dự báo số tháng 6/2002. C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n•íc ngoµi t¹i ViÖt Nam Vò thÕ Anh, A1 CN9 45 chuyên dụng của Israel. Ngoài ra với thiết bị nhập của Pháp, Nhật Bản...Việt Nam đã xúc tiến sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu chất lượng cao. Đã áp dụng công nghệ mới nhân giống bằng phương pháp cấy mô cho việc trồng chuối, trồng dưa chuột. Trong ngành công nghệ sinh học, ở lĩnh vực bánh kẹo, bia rượu, nước giải khát, nhà máy bia Sài Gòn thông qua hoạt động CGCN nước ngoài vào trong nước từ năm 1996 - 2000 đã tiến hành đổi mới đến 90% dây chuyền thiết bị công nghệ sản xuất trị giá 2.000 tỷ VND. Công ty sữa Việt Nam thông qua CGCN từ nước ngoài vào trong nước trong 10 năm qua đã đổi mới dây chuyền thiết bị sản xuất trị giá 781 tỷ VND[24]. Thông qua đầu tư đổi mới công nghệ mà chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của hai công ty này ngày càng được khẳng định trên thị trường. Ngành vật liệu Do có công nghệ mới chúng ta đã sản xuất vật liêu xây dựng chất lượng cao như: gạch men các loại, kính thuỷ tinh, đồ sứ vệ sinh bằng phương pháp tiên tiến nhất hiện nay. Ngoài ra chúng ta còn phải kể đến các chương trình dự án về công nghệ vật liệu được thực hiện trong những năm gần đây thông qua hoạt động CGCN như: - Dự án đầu tư công nghệ cao nâng năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm vật liệu bôi trơn phục vụ kinh tế và quốc phòng của Công ty phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ (Công ty APP thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam) với tổng mức vốn đầu tư 10,231 tỷ VND. Công ty đã thực hiện đổi mới công nghệ nhận CGCN từ Viện nghiên cứu dầu mỏ Kiep (Ucraina), đồng thời có sáng tạo ra một số công nghệ sản xuất mỡ bôi trơn thích hợp với nguyên vật liệu dễ khai thác ở Việt Nam. Trong dây chuyền công nghệ, công ty đã nhập khẩu một số thiết bị khác theo thiết kế của Ucraina để tạo ra sản phẩm mỡ bôi trơn đáp [24] Nguyễn Mạnh Hùng - Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước - Tạp chí kinh tế và dự báo số 11/2002. C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n•íc ngoµi t¹i ViÖt Nam Vò thÕ Anh, A1 CN9 46 ứng các tiêu chuẩn quốc tế có tính cạnh tranh thay thế sản phẩm nhập ngoại và có sản phẩm xuất khẩu. Từ đó tạo ra 7 sản phẩm mới: mỡ cao cấp dùng cho kinh tế và quốc phòng; mỡ đa dụng; mỡ đa dụng chịu tải cao; mỡ đa dụng chịu nhiệt độ cao; mỡ bôi trơn đường sắt; mỡ bôi trơn và bảo quản cáp điện; bảo quản cáp chịu lửa và mỡ bảo quản cho quốc phòng có chấ lượng cao. - Dự án đầu tư sản xuất men Frit Phú Bài với công suất 3.000 tấn / năm của nhà máy sản xuất men Frit Phú Bài thuộc Công ty kinh doanh nhà Thừa Thiên Huế với tổng vốn đầu tư 41,540 tỷ VND. Nhờ CGCN nhà máy đã trở thành cơ sở đầu tiên ở Việt Nam sản xuất men Frit với công nghệ mới hiện đại 100%. - Dự án công nghệ chế tạo sứ cách điện chất lượng cao 35 - 220 KV đạt tiêu chuẩn quốc tế IEC của nhà máy sứ Hoàng Liên Sơn với tổng mức vốn đầu tư là 2,5 tỷ VND. Công ty đã đổi mới công nghệ và dây chuyền sản xuất đồng bộ hiện đại nâng công suất từ 1500 tấn sản phẩm/ năm lên 2500 tấn sản phẩm / năm sản xuất được các loại sản phẩm sứ RE-22, RE-35; sứ treo U70BL, U120BL đạt tiêu chuẩn quy định và đạt chỉ tiêu bền vững của tiêu chuẩn quốc tế (IEC 383). - Dự án công nghệ chế tạo các phụ gia chất lượng cao để nâng cao hiệu quả bê tông và chất lượng công trình của Công ty tư vấn thí nghiệm công trình giao thông I thuộc Bộ giao thông vận tải với tổng vốn đầu tư 6,2 tỷ VND. Các dây chuyền công nghệ của công ty đều được đổi mới thông qua hoạt động CGCN từ nước ngoài, đặc biệt nhận được sự chuyển giao hai dây chuyền công nghệ sản xuất Naptalen Focmaldehit Sunfonat và Melamin Fomaldehit Sunfonat. Nhờ CGCN công ty đã hoàn toàn tự lực và chủ động sản xuất các loại phụ gia chất lượng cao (PA-99) với chất lượng tiêu chuẩn Mỹ ASTMC 494 nâng cao được khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường phụ gia với các sản phẩm mới như phụ gia siêu dẻo NFS và MFS[25]. [25] Chương trình kỹ thuật về công nghệ vật liệu thành công sau 3 năm hoạt động - Tạp chí nhịp sống công nghiệp số 21/2002, Tr.24, 25. C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n•íc ngoµi t¹i ViÖt Nam Vò thÕ Anh, A1 CN9 47 Ngành cơ khí Chúng ta đã sản xuất phôi đúc bằng khuôn sử dụng furan làm chất kết dính đảm bảo chất lượng sản phẩm và năng suất cao. Trước đây do chưa có công nghệ mới, các xưởng đúc chỉ dùng betonit (một loại đất sét) làm chất kết dính lâu khô và độ hút ẩm cao. Công nghệ sản xuất các thanh nhôm định hình bằng gia công áp lực ở nhiệt độ cao được nhập ngoại và triển khai sản xuất. Công nghệ sản xuất xe máy nhập ngoại đã làm tăng tỷ lệ các chi tiết được sản xuất ở Việt Nam, chiếm 30% giá trị (bao gồm khung, vành, moay ơ, các chi tiết khác bằng nhựa, cao su...). Ngành dệt may Trong những năm vừa qua trong ngành dệt may, thông qua hoạt động CGCN từ nước ngoài vào trong nước, các công ty dệt may đã không ngừng đổi mới công nghệ. Nhìn chung nếu công ty nào nỗ lực đổi mới công nghệ ngay từ đầu một cách thích đáng thì công ty đó đều có được một vị trí nhất định trên thị trường. Những thành công đó phải kể đến Công ty dệt Việt Thắng, Công ty dệt Thái Tuấn, Công ty dệt 8-3, Công ty 28 (Quân đội), Công ty may Việt Tiến, Công ty may 10. Thông qua hoạt động CGCN nước ngoài vào trong nước, Công ty dệt Việt Thắng đã đầu tư một nhà máy kéo sợi liên hợp trị giá 22 triệu USD, Công ty 28 (Quân đội) đầu tư một nhà máy dệt hiện đại nhất Việt Nam, Công ty dệt 8-3 đã nhập một dây chuyền kéo sợi của Italia loại công suất 2,1 vạn cọc sợi giá 5.239.000 USD. Công ty may Việt Tiến với số vốn đầu tư 162 tỷ VND thông qua hoạt đông CGCN đã đầu tư mới 5.500 máy thiết bị các loại thuộc thế hệ mới hiện đại. Công ty đã được trang bị nhiều máy, thiết bị chuyên dùng và tự động hoá nhiều khâu sản xuất, có khả năng xuất xưởng mỗi năm 45 triệu sản phẩm[26]. [26] Hồng Phối - Công ty Việt Tiến sẽ lớn mạnh hơn với mô hình công ty mẹ, công ty con - Tạp chí công nghiệp Việt Nam số 20/2002, Tr.47. C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n•íc ngoµi t¹i ViÖt Nam Vò thÕ Anh, A1 CN9 48 2.2.2. Chuyển giao công nghệ theo đối tác Trong hơn 10 năm qua kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách “mở cửa” nền kinh tế, việc chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam đã diễn ra theo đúng nghĩa của nó và hết sức đa dạng. Theo đó đối tác trong CGCN của Việt Nam mỗi ngày một đa dạng. Nếu trước thập kỷ 80 đối tác trong CGCN của Việt Nam chủ yếu là Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu thì từ sau khi Việt Nam thực hiện đổi mới mở cửa nền kinh tế đối tác được mở rộng hơn và được tập trung chủ yếu vào các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Cho đến hiện nay các nước NICs và Nhật Bản vẫn là đối tác lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực CGCN. Chúng ta có thể đề cập đến hàng loạt các dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam kèm theo hoạt động CGCN như: dự án xi măng Nihon của Nhật, Chinfon của Đài Loan; kính nổi Nippon của Nhật; lắp ráp ô tô Isuzu, Suzuki, Toyota, Honda, Daihatsu, Mitsubishi của Nhật, lắp ráp xe gắn máy SYM của Đài Loan, Honda, Suzuki, Yamaha của Nhật; linh kiện điện tử Fujitsu của Nhật, Samsung, LG của Hàn Quốc; nguyên liệu nhựa Mitsui của Nhật; thép Kyoei của Nhật... 2.3. Chuyển giao công nghệ theo các kênh. Hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện chủ yếu thông qua các kênh sau: 2.3.1. Chuyển giao công nghệ theo hợp đồng thuần tuý (không kèm đầu tư tài chính của bên giao) Đây là kênh mà trên thực tế đã hình thành từ lâu ở Việt Nam, kể từ khi miền Bắc được giải phóng cho đến năm 1987 đã có hàng trăm trường hợp ta nhập kỹ thuật từ nước ngoài (chủ yếu từ Liên Xô (cũ), Đông Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước tư bản phát triển). Vốn sử dụng cho các trường hợp này là C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n•íc ngoµi t¹i ViÖt Nam Vò thÕ Anh, A1 CN9 49 hầu hết là các vốn tài trợ (vốn vay hoặc viện trợ không hoàn lại từ các chính phủ, một số tổ chức quốc tế) nhưng công nghệ vẫn được giao theo hợp đồng với công ty, xí nghiệp của nước tài trợ. Tuy nhiên trong giai đoạn này ta đã phạm một sai lầm nghiệm trọng mà cho đến nay không phải mọi cơ quan, mọi người có trách nhiệm đã nhận thức đầy đủ tác hại của nó. Tất cả các vấn đề quan trọng nhất của CGCN và phần mềm công nghệ đã bị che lấp bởi các vấn đề của thiết bị. Do đó tuyệt đại đa số nếu không muốn nói là tất cả các trường hợp CGCN kiểu này đều không có hiệu quả. Những đặc điểm chủ yếu của kênh chuyển giao này là: - Đây là hướng CGCN điển hình nhất, trong các trường hợp chuyển giao công nghệ theo kênh này luôn luôn có hai bên hoàn toàn độc lập với nhau. - Không bên nào kiểm soát chi phối bên nào ở bất kỳ mức độ nào. Do đó bên nhận sẽ hoàn toàn làm chủ công nghệ được giao và sử dụng trước hết vào việc phục vụ lợi ích trước mắt và dài lâu của mình. - Trong trường hợp công nghệ được chuyển giao theo kênh này bên nhận đứng ở vị trí “người mua” và chấp nhận thanh toán sòng phẳng, đồng thời được bảo hộ và điều chỉnh bởi các điều luật (Pháp lệnh CGCN nước ngoài vào Việt Nam và các văn bản kèm theo) nên bên nhận có vị thế tương đối thuận lợi để chủ động lựa chọn công nghệ chuyển giao, thương lượng về các điều khoản của hợp đồng và đòi hỏi trách nhiệm của bên giao. Tuy nhiên để áp dụng kênh này, chúng ta (bên nhận) nhất thiết phải có một khoản vốn nhất định (vốn của mình hoặc huy động từ một bên thứ ba chứ không phải của bên giao) để đặt cọc cho “bên giao” và đầu tư thực hiện các giải pháp công nghệ được chuyển giao (mua thiết bị, cải tạo hạ tầng, đào tạo nhân lực...), nếu không có vốn thì nói chung không thể chuyển giao công nghệ theo kênh này. 2.3.2. Chuyển giao công nghệ qua nghiệp vụ thuê thiết bị. C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n•íc ngoµi t¹i ViÖt Nam Vò thÕ Anh, A1 CN9 50 Ngày nay do sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã làm cho máy móc thiết bị hao mòn vô hình nhanh chóng. Để khắc phục điều này, các công ty các xí nghiệp luôn phải đổi mới công cụ sản xuất của mình. Vận dụng phương thức thuê thiết bị, các công ty đi thuê thiết bị sẽ tránh được tình trạng ứ đọng vốn do một lúc không phải bỏ một khoản tiền lớn để mua thiết bị mình mong muốn, và có thể luôn luôn đổi mới máy móc thiết bị của mình. Do những lý do nêu trên mà nghiệp vụ thuê thiết bị ở phạm vi quốc tế phát triển nhanh chóng đặc biệt từ nửa những năm 70 sang đầu năm thập kỷ 80. Ở Việt Nam nghiệp vụ thuê thiết bị cũng bắt đầu hình thành trong một vài năm gần đây. Song lĩnh vực thuê thiết bị của ta còn hạn chế chỉ trong một số ngành nhất định. Tuy nhiên thiết bị chúng ta thuê sử dụng đa số là hiện đại trên thế giới như: máy bay BOEING 747, AIRBUS 320, máy làm đường bull dozer, autograder, scraper. Theo nghị định 16/2001 NĐ - CP, công ty cho thuê tài chính là một tổ chức phi ngân hàng cho vay trung dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và các tài sản khác theo hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê. Công ty cho thuê tài chính gồm 5 hình thức: Công ty cho thuê tài chính Nhà nước; Công ty cho thuê tài chính cổ phần; Công ty cho thuê tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng; Công ty cho thuê tài chính liên doanh và Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài. Đến đầu tháng 10 năm 2001 cả nước có 9 công ty cho thuê tài chính. Các công ty cho thuê tài chính đã trực tiếp nhập khẩu máy móc thiết bị phương tiện vận tải và các tài sản khác. Nhìn chung các công ty cho thuê tài chính trong thời gian hoạt động vừa qua đã có những đóng góp nhất định tới việc nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp trong nước. Một trong những điển hình đó là Công ty cho thuê tài chính II trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Công ty cho thuê tài sản Ngân hàng Công thương Việt Nam. Công ty cho thuê tài chính II đã ký gần 600 hợp đồng cho thuê tài chính trị giá gần 600 tỷ VND với 450 doanh nghiệp thuê. Công ty đã trực tiếp ký trên 50 C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n•íc ngoµi t¹i ViÖt Nam Vò thÕ Anh, A1 CN9 51 hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị và phương tiện vận tải với đối tác nước ngoài để cho doanh nghiệp trong nước thuê sử dụng với trị giá khoảng 100 tỷ VND. Gần đây công ty cho thuê tài chính II còn cho các nhà thầu làm đường Hồ Chí Minh; làm hầm qua đèo Hải Vân; nhà máy điện Phú Mỹ thuê tài chính nhập khẩu thiết bị. Ngoài ra công ty còn cho thuê tài chính ở nhiều lĩnh vực như: máy cày, tàu câu cá ngừ đại dương, máy sản xuất thức ăn gia súc, máy may công nghiệp, máy sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng. Nhìn chung tất cả các thiết bị máy móc công nghệ nêu trên đều tương đối hiện đại[27]. Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng công thương Việt Nam được cấp giấy phép hoạt động tháng 1/1998 khai trương hoạt động từ tháng 5/1998 là một trong những công ty cho thuê tài chính hàng đầu trong lĩnh vực cho thuê tài chính. Hoạt động kinh doanh của công ty trải khắp cả nước ở tất cả các ngành kinh tế quốc dân, song công ty đã chú trọng rất lớn đến hoạt động cho thuê tài chính để nâng cao dây chuyền công nghệ sản xuất ở một số doanh nghiệp lớn như Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8, Tổng công ty xây dựng và phát triển và phát triển hạ tầng (LICOGI), công ty thực phẩm miền Bắc…). Tính đến 31/12/2001 cơ cấu dư nợ cho thuê chủ yếu tập trung vào máy móc thiết bị công nghiệp 63%, thi công cơ giới và phương tiện vận tải 34%, các ngành khác 3% phù hợp với xu hướng phát triển sản xuất của các ngành sản xuất trong năm 2002 và những năm tiếp theo. Hoạt động cho thuê tài chính của Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam đã giúp các doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới công nghệ từ nước ngoài để tăng năng lực sản xuất như: Công ty dệt 19-5, Công ty thực phẩm miền Bắc, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I, Công ty dệt Thái Tuấn, Công ty gạch Đồng Tâm, Công ty Thạch Bàn...[28] [27] Phan Lê - Công ty Thuê tà i chính mô hình phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ - Tạp chí kinh tế và dự báo số 11/2001. [28] Bùi Hồng Đới - Công ty cho thuê tà i chính ngân hàng công thương Việt Nam - Tạp chí kinh tế và dự báo số 11/2001. C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n•íc ngoµi t¹i ViÖt Nam Vò thÕ Anh, A1 CN9 52 2.3.3. Chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Trong giai đoạn hiện nay FDI là một kênh chuyển giao công nghệ có vị trí rất quan trọng với Việt Nam. Nó phù hợp với điều kiện của nước ta cũng như xu hướng phát triển của thế giới. Tính đến hết tháng 6/2002 có tới 70 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với trên 4.000 dự án, với tổng số vốn đăng ký 41,5 tỷ USD, trong đó số vốn đã thực hiện 22,5tỷ USD. Số doanh nghiệp có vốn FDI là 1063[29]. Phải nói rằng hoạt động FDI không những bổ sung nguồn vốn quan trọng cho phát triển nền kinh tế mà nó còn là hoạt động góp phần to lớn vào việc đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong nước. Bởi lẽ hiện nay công nghệ được chuyển giao vào trong nước đại đa số được thông qua con đường FDI. Phần lớn trị giá góp vốn trong liên doanh của phía nước ngoài được thể hiện qua trị giá dây chuyền thiết bị công nghệ. Phần lớn giá trị thiết bị công nghệ hiện đại được chuyển giao vào Việt Nam là phục vụ cho các doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động trong các KCN, KCX. Trong năm 2001 số vốn đầu tư vào các KCN, KCX chiếm khoảng 40% trong tổng số vốn đầu tư mới vào Việt Nam (chủ yếu thể hiện bằng trị giá dây chuyền công nghệ sản xuất). Trong đó phải kể đến dự án đầu tư nhà máy sợi của tập đoàn Formosa tại Đồng Nai (245.000.000 USD) dự kiến sẽ hình thành một cụm công nghiệp sản xuất dệt, sợi, nhuộm, nhà máy xử lý nước thải hiện đại trên quy mô 100 ha; dự án đầu tư của tập đoàn Cannon tai thành phố Hà Nội với số vốn đầu tư 76.700.000 USD[30]. Tính đến cuối tháng 5/2002 cả nước thu thêm 209 dự án mới được cấp phép đầu tư thông qua với tổng số vốn đăng ký 394 triệu USD. Trong đó ngành công nghiệp và xây dựng 164 dự án với số vốn đăng ký 322 triệu USD chiếm 82% [29] Dương Ngọc - Cách mạng tạo sức bật cho nền kinh tế trở thành một quốc gia công nghiệp vào năm 2020, số Quốc khánh 2/9/2002. [30] Nguyễn Minh Huệ - Hiệu quả đầu tư từ các khu công nghiệp - Tạp chí công nghiệp số 18/2002. C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n•íc ngoµi t¹i ViÖt Nam Vò thÕ Anh, A1 CN9 53 tổng số vốn đăng ký. Riêng trong công nghiệp nặng 59 dự án, dầu khí 2 dự án. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp đã chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài mới cấp giấy phép và theo đó là hàng loạt công nghệ tiên tiến được chuyển giao vào trong nước phục vụ đắc lực cho việc phát triển công nghiệp trong nước. Điều này đã phù hợp với chính sách ưu tiên thu hút vốn và công nghệ đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng tạo tiền đề để CNH - HĐH nền kinh tế[31]. 2.3.4. Chuyển giao công nghệ qua nhập cư của các chuyên gia Đây là kênh CGCN vô hình, hầu như không thông qua các hợp đồng thương mại nên bên nhận không phải chịu những hạn chế do bên giao hoặc chính phủ chuyển giao áp đặt. Bằng kênh chuyển giao này chúng ta có thể nhận được những công nghệ cần thiết trong khoảng thời gian ngắn nhất với giá rẻ mà chúng ta không thể nào đạt được bằng các kênh CGCN khác. Kênh chuyển giao này có tiềm năng lớn với Việt Nam bởi vì: - Việt Nam là một trong số ít nước đang phát triển có nhiều người định cư ở nước ngoài đã trở thành chuyên gia có trình độ khá cao, họ đang sống và làm việc tại nhiều nước công nghiệp phát triển như Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản... - Do tránh được những thủ tục hành chính phức tạp nên quá trình CGCN theo kênh này thường được rút ngắn vì không qua hợp đồng CGCN giá chuyển giao thường khá rẻ do tiết kiệm chi phí đào tạo và giảm được nhiều phụ phí bắt buộc trong kênh chuyển giao công nghệ theo hợp đồng. Tuy nhiên CGCN theo kênh này có những nhược điểm: - Phía Việt Nam phải chấp nhận rủi ro cao, do chuyển giao không thông qua hợp đồng nên không có các điều khoản đảm bảo, bảo hành bằng hợp đồng. - Mỗi chuyên gia (Việt kiều) thường chỉ nắm được một số yếu tố công nghệ nhất định, do đó bên nhận (doanh nghiệp trong nước) nếu không có sự chuẩn bị [31] Bá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCác giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan