MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. DNVVN TRONG NỀN KINH TẾ VÀ XUẤT KHẨU VIỆT NAM
TÁC ĐỘNG CỦA XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VỚI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm DNVVN . .1
1.1DNVVN ở một số nước . .1
1.2 DNVVN ở Việt Nam . . .3
2. Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế. 7
2.1 Theo tỷ trọng đóng góp GDP và huy động vốn.8
2.2 Tích cực tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 10
2.3 Vai trò xã hội. 12
3. Vai trò của DNVVN trong xuất khẩu.13
4. Tác động của XTXK đối với phát triển xuất khẩu của doanh nghiệp .15
4.1 Khái niệm xúc tiến xuất khẩu . . 15
4.1.1 Xúc tiến xuất khẩu .15
4.1.2 XTXK trong Marketing Mix. . 18
4.1.3 Xúc tiến trong mối quan hệ với các hoạt động liên quan XK.20
4.1.4 Xúc tiến trong chiến lược xuất khẩu quốc gia . 20
4.2 Tác động của XTXK đối với phát triển xuất khẩu doanh nghiệp .21
4.2.1 Vị trí XTXK trong phát triển thị trường doanh nghiệp 22
4.2.2Nhận thức và đầu tư cho xúc tiến .23
4.2.3 Các hành động thực tế .23
4.2.4 Một số đánh giá .27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VÀ XTXK CỦA DNVVN
VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1. Đặc điểm thị trường Mỹ và cơ hội cho DNVVN Việt Nam .28
1.1 Đặc điểm thị trường Mỹ. 28
1.1.1 Nền kinh tế số một và năng động. .28
1.1.2 Pháp luật và quy định quản lý thị trường phức tạp 29
1.1.3 Chính trị-Xã hội và dân cư 29
1.1.4 Tự nhiên và văn hoá .30
1.2 Môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh .31
1.2.1 Với các doanh nghiệp Mỹ .31
1.2.2 Với doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu vào Mỹ .33
1.3 Cơ hội xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam .34
2. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ .39
2.1 Tác động của HĐTM lên xuất khẩu của DNVVN Việt Nam. 39
2.2 Khó khăn và hạn chế của xuất khẩu vào thị trường Mỹ .46
3. Hoạt động XTXK trên thị trường Hoa Kỳ .51
3.1 Đặc điểm thị trường Mỹ liên quan đến quảng cáo .51
3.1.1 Tính phổ biến của các hoạt động xúc tiến .51
3.1.2 Quản lý Nhà nước về xúc tiến, quảng cáo .52
3.1.3 Thị trường quảng cáo đầy cạnh tranh .53
3.2 Thực trạng xúc tiến của DNVVN Việt Nam tại Mỹ .56
3.2.1 Doanh nghiệp chủ động xúc tiến . .56
3.2.2 Hoạt động của Chính phủ và tổ chức, Hiệp hội Việt Nam .58
3.2.3 Hoạt động của tổ chức Hoa Kỳ và Việt kiều .64
3.3 Đánh giá hiệu quả xúc tiến 67
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP XTXK GIÚP DNVVN VIỆT NAM THÀNH CÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1. Các giải pháp liên quan đến khả năng của doanh nghiệp .71
2. Các giải pháp liên quan đến khả năng giải quyết của Chính phủ và các tổ chức .78
2.1 Nâng cao vai trò của Chính phủ .78
2.2 Nâng cao vai trò của các Hiệp hội .81
2.3 Nâng cao vai trò của tổ chức tư vấn 82
3. Các giải pháp liên quan đến các tổ chức Việt kiều và Mỹ .84
3.1 Phát huy thế mạnh cộng đồng Việt kiều .84
3.2 Các tổ chức của Mỹ 85
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các giải pháp xúc tiến xuất khẩu giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thâm nhập thành công thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cùng to lớn trong nền kinh tế.
Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế việt Nam
DNVVN có một vai trò quan trọng không thể phủ nhận trong sự phát triển của các nước trên thế giới, dù là nước phát triển hay đang phát triển. ở các nước con rồng châu á như Đài Loan, Singapore, DNVVN đã tạo ra một bệ đỡ vững chắc cho nền kinh tế, cũng vừa là bệ phóng giúp các nước này phát triển nhanh chóng. Một ví dụ điển hình là việc hai nước này ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu á năm 1997 do có tỷ lệ tích luỹ nội bộ cao trên 30%, ít vay nợ nước ngoài và nhất là nhờ một mạng lưới DNVVN hoạt động hiệu quả. Trong khi đó, một "con rồng" khác là Hàn Quốc lại lâm vào khốn đốn vì nền kinh tế do các Chaebol1 Chaebol là tên gọi để chỉ các tập đoàn lớn, thường là độc quyền hay liên kết khối, hoặc được sự hỗ trợ và hậu thuẫn tích cực của chính phủ Hàn Quốc. Có khi chính Nhà nước lại là người sở hữu các Chaebol này.
cồng kềnh nuôi dưỡng.
ở nước ta, vai trò to lớn của loại hình doanh nghiệp này cũng được thể hiện trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế xã hội, đang dần khẳng định là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Theo tỉ trọng đóng góp GDP và huy động vốn
Theo Báo cáo về tình hình triển khai Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNVVN tại Hội nghị sơ kết 4 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, ngày 3-4/11/2003 thì các DNVVN đã đóng góp 26% vào GDP. Đây là tỉ trọng khá cao thể hiện vai trò của loại hình doanh nghiệp này trong bức tranh chung của nền kinh tế quốc dân.
Các DNVVN đã thu hút được ngày càng nhiều số vốn nhàn rỗi trong dân cư. Do đặc tính dễ thành lập (đặc biệt sau khi áp dụng Luật Doanh nghiệp 1999), sớm đi vào hoạt động và nhanh thu hồi vốn mà các DNVVN đã khắc phục được tập quán tích luỹ thuần tuý, phòng khi đau ốm, bất trắc của đại bộ phận nhân dân ta. Việc thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi dồi dào trong dân cư của DNVVN được coi là một thắng lợi kinh tế và là một đóng góp lớn của khu vực này, góp phần làm sôi động nền kinh tế địa phương. Năm 1998, DNVVN trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, vận tải và xây dựng đã thu hút được 9100 tỷ đồng đầu tư. Sự huy động vốn này sẽ khuyến khích nền tài chính và hệ thống ngân hàng hoạt động mạnh mẽ hơn, nuôi dưỡng nguồn vốn đầu tư ngày càng lớn hơn cho phát triển. Điều đáng mừng là quy mô vốn thành lập của các DNVVN nước ta đang tăng lên ngày càng nhanh chóng, từ 200 triệu đồng tăng lên trung bình 1,2 tỷ/DN.
Trong giai đoạn 2000-2002, riêng số vốn huy động được từ các doanh nghiệp khối tư nhân mới thành lập đã là 100.000 tỷ đồng, tương đương 6,7 tỷ USD, cao hơn số vốn đầu tư nước ngoài cùng thời kỳ. Trong đó năm 2000 là 1,33 tỷ USD; năm 2001 là 2,33 tỷ USD; năm 2002 là gần 3 tỷ USD. Điều đáng khích lệ là khả năng huy động vốn đó ngày càng tăng, trong ba năm trên số vốn huy động đã cao gấp 3 lần tổng vốn đăng ký của giai đoạn 1991-1999 theo giá hiện hành. Kết quả là tỷ trọng đầu tư của dân cư và doanh nghiệp trong tổng đầu tư toàn xã hội đã tăng từ 20% năm 2000 lên 23%, gần bằng tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước và tín dụng Nhà nước.
Ngoài khả năng thu hút vốn rộng rãi nói trên, khối doanh nghiệp tư nhân trong nước còn góp phần quan trọng trong việc phân bổ vốn theo địa lý một cách phù hợp, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn với thành thị, miền núi, miền biển với đồng bằng... Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, Tổ công tác Thi hành Luật Doanh nghiệp đã nhận xét, trong khi đầu tư nước ngoài thường tập trung vào các địa phương có vị trí địa lý thuận lợi thì đầu tư tư nhân trong nước đã xuất hiện ở tất cả các vùng, kể cả các vùng nghèo, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như ở Hoà Bình, Bắc Cạn, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Phú Yên… Tại các địa phương này số doanh nghiệp đăng ký mới trong giai đoạn 2000-2003 tăng từ 4-8 lần so với thời kỳ 1991-1999.
Với các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM, số lượng và chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân, chủ yếu là các DNVVN cũng đều được thống kê theo hướng tích cực. Từ năm 2000, đến nay Hà Nội đã có 14.000 doanh nghiệp được thành lập với tổng số vốn đăng ký là 24.000 tỷ đồng, gấp 7 lần số vốn của các doanh nghiệp đã đăng ký trong 8 năm trước (1992-1999). Riêng năm 2003, thống kê cho thấy DNVVN đã chiếm 22,1% tổng vốn đầu tư xã hội của thành phố. Hàng năm, các DNVVN còn tạo ra nhiều việc làm mới, đáp ứng được 60-70% nhu cầu về việc làm hàng năm của Hà Nội. Trích Báo cáo tại Hội nghị sơ kết 4 năm thi hành Luật Doanh nghiệp tại Hà Nội, ngày 12/11/2003
Còn ở thành phố Hồ Chí Minh, sau gần 4 năm thực thi Luật Doanh nghiệp từ 1/1/2000 đến 15/9/2003, trên địa bàn đã có thêm 26.236 doanh nghiệp được thành lập mới bằng gấp 2,44 lần so với số doanh nghiệp thành lập trong giai đoạn 1991-1999; với tổng số vốn đăng ký là 44.326,6 tỷ đồng, bằng 1,8 lần số vốn thực hiện trong 9 năm trước. Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM tháng 11/2003
Riêng Cục Thống kê thành phố đã ghi nhận từ năm 2000 đến 2003, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực tư nhân luôn giữ mức tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Cụ thể năm 2000 tăng 17,5% so với 15,6% của công nghiệp quốc doanh, chiếm 26,5%; năm 2001 tăng 22,8% (so với quốc doanh là 13,5%), chiếm 29,2%; năm 2002 tăng 18,9% (so với 9,7%) chiếm 30,1%; năm 2003 ước tăng 18,5% (so với 12,6%) chiếm 28%. Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ từ năm 2000 đến nay, khu vực tư nhân cũng chiếm từ 62-65% tổng mức hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ.
Tích cực tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam với cơ cấu truyền thống theo thứ tự tỷ trọng là: nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ nay đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp để thực hiện chiến lược Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.
Theo báo cáo mới nhất tháng 11/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau bốn năm thi hành Luật Doanh nghiệp, cơ cấu của các DNVVN trong nước đã thể hiện rõ tính tích cực chuyển dịch cơ cấu như sau: trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (17%), xây dựng (14%), nông nghiệp (14%), dịch vụ (55%). DNVVN đóng góp 31% tổng giá trị sản lượng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hoá.
Rõ ràng vai trò của các DNVVN trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá không nhỏ thể hiện ở các năm gần đây. Hàng năm, DNVVN tạo ra 24-26% tổng sản phẩm quốc nội (riêng DNVVN trong khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 7% GDP). Chỉ tính riêng trong lĩnh vực công nghiệp, năm 2002, DNVVN tạo ra 28% tổng giá trị sản lượng toàn ngành SMEs in ASEAN countries, cập nhật 19/10/2002
, hơn 50% giá trị công nghiệp địa phương và đóng góp khoảng 24% GDP. Năm 1999, DNVVN chiếm 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội, 64% khối lượng hàng hóa luân chuyển Tập san thông tin và nghiên cứu khoa học, trường ĐHNT, Số 1/2001, trang 130
.
Chính sự phát triển về chất của các DNVVN đã đưa công nghiệp về với nông thôn. Nhiều DNVVN đã và đang thu hút lao động thuần nông vào các ngành công nghiệp nông thôn như chế biến nông sản tại địa phương... Song song với quá trình này là xu hướng hình thành những khu công nghiệp và dịch vụ nhỏ ngay ở nông thôn, tiến tới hình thành các đô thị ngay ở làng quê, nhằm thực hiện chủ trương của Nhà nước là thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, "đô thị hóa phi tập trung" theo hướng giúp người nông dân "ly nông, ly điền, bất ly hương", giảm tình trạng di cư ồ ạt ra thành phố không kiểm soát được hiện nay.
Trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, các DNVVN có một khả năng to lớn là bổ sung cho các hoạt động của các doanh nghiệp lớn như làm cơ sở vệ tinh, gia công, là nhà thầu phụ... Các DNVVN cũng cung cấp nguyên liệu đầu vào và dịch vụ đầu ra. Cũng có khi các DNVVN liên kết, hợp nhất để trở thành những doanh nghiệp lớn hơn, có trình độ công nghệ hiện đại hơn. Hơn nữa, trong sự nghiệp CNH-HĐH đã được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định "là sự nghiệp của toàn dân và mọi thành phần kinh tế" thì DNVVN cũng có vai trò lớn trong điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, đổi mới kỹ thuật công nghệ cho sự nghiệp chung.
Ngoài ra, ở mảng dịch vụ thì các DNVVN cũng đóng góp nhiều vào việc thúc đẩy phát triển thị trường và đổi mới kinh tế tài chính ở Việt Nam bằng việc tạo nên những cạnh tranh mới trên thị trường và các lĩnh vực hoạt động khác nhau thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ, đất đai, bất động sản, thúc đẩy các cải cách kinh tế ở Việt Nam.
Vai trò xã hội - tạo việc làm
Theo dư luận của các cơ quan Nhà nước và người dân, quan điểm chung đều nhất trí rằng đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của các DNVVN là tạo công ăn việc làm về trước mắt cũng như lâu dài. Hội thảo kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt Nam-UNDP tại Hà Nội ngày 24/9/2003
Về tạo việc làm, ở nước ta, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị trung bình là 6,78% trong giai đoạn 1992-1999 và tỷ lệ thiếu việc ở nông thôn là 26,76% (tính trong khoảng 1996-1998). Trong khi đó, nền kinh tế quốc dân chỉ giải quyết được trung bình khoảng 1-1,1 triệu lao động trong những năm qua so với con số 1,5 triệu lao động mới tham gia thị trường việc làm hàng năm.
ở nông thôn, các hộ tiểu thủ công nghiệp và các hộ hoạt động kiêm ngành nghề cũng tạo ra được khoảng 4,5-5 triệu việc làm cho người lao động. Các hợp tác xã, các tổ nhóm hợp tác, nhóm kinh doanh tạo ra được việc làm cho gần 7 triệu thành viên Thời báo kinh tế Việt Nam, 24/7/1999
. Việc phát triển DNVVN góp phần làm cho vấn đề việc làm cho người lao động đỡ bức xúc hơn, nhất là ở những trung tâm kinh tế lớn và khu vực thành thị như Hà Nội và TPHCM. Hiện chưa có các số liệu thống kê đầy đủ nhưng số việc làm được tạo ra từ các doanh nghiệp mới thành lập của TP. HCM trong giai đoạn 2000-2003 ít nhất là 250.000.
Trên thực tế, khu vực doanh nghiệp Nhà nước hiện đang trong quá trình cải cách, giảm biên chế nên không tạo thêm việc làm hay không tuyển dụng nhiều. Do đó cơ hội việc làm mới được tạo ra chủ yếu từ khối tư nhân.
Theo số liệu thống kê năm 1995, DNVVN thu hút 7,8 triệu người, tương đương 25-26% lực lượng lao động cả nước. Chi phí trung bình để tạo một chỗ làm cho DNVVN chỉ bằng 3-10% so với doanh nghiệp lớn. Năm 1998, riêng các hộ kinh doanh cá thể trong công nghiệp và thương mại đã thu hút trên 4,3 triệu người, chiếm tới 12,76% tổng số lao động của khu vực này. Các công ty và doanh nghiệp tư nhân thu hút gần 400.000 lao động. Trong khi đó, tỷ lệ lao động do các doanh nghiệp Nhà nước sử dụng đã giảm xuống từ 9,7% năm 1996 xuống còn 5,2% năm 1998, và lượng viên chức làm việc trong hệ thống hành chính của chính phủ cũng giảm từ 5,2% xuống 3,6% trong cùng thời kỳ.
Ngoài ra, DNVVN còn tích cực góp phần vào việc tạo thu nhập và tái phân phối thu nhập trong dân cư, vừa thúc đẩy làm tăng tầng lớp trung lưu có thu nhập khá, vừa làm giảm người nghèo, tạo công ăn việc làm cho một số lượng đông đảo người lao động, vừa thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng và các khu vực kinh tế.
Cuối cùng đóng góp của họ là trong phát triển ý thức xã hội về làm ăn kinh tế tự chủ, xoá bỏ dần tư tưởng ỷ lại bao cấp, xoá đói giảm nghèo, phát triển các vùng khác nhau tạo nên liên kết mới trong xã hội, nâng cao vai trò và vị trí cho phụ nữ phát triển.
Vai trò của DNVVn trong xuất khẩu
Xuất khẩu là “lối ra” cho nền kinh tế nước ta hiện nay, là một kênh tiêu thụ quan trọng, là tiền đề để nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước, đóng góp lớn vào GDP (kim ngạch xuất khẩu năm 2002 bằng 46,3% GDP).
Xuất khẩu cũng là một vế cân đối quan hệ buôn bán quốc tế, cân đối cán cân thanh toán quốc tế, ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại tệ, làm tăng sức mạnh của đất nước. Chính vì thế, tăng trưởng xuất khẩu là một trong hơn 10 chỉ tiêu quốc gia được Quốc hội quyết định hàng năm và từng giai đoạn 5 năm, 10 năm. Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trong giai đoạn gần nhất là từ 2001-2005 phải đạt 12-14,5%/năm là một mục tiêu nhiều tham vọng đòi hỏi có sự cố gắng từ mọi loại hình và quy mô doanh nghiệp.
Thời gian qua, các DNVVN của Việt Nam đã góp phần nâng cao khối và chất lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ thiết yếu cho dân cư, đồng thời tạo nên uy tín và năng lực cạnh tranh cho một số mặt hàng của nước ta trên thị trường thế giới như hàng dệt may, da giày, gốm sứ cao cấp, thủ công mỹ nghệ. Trong một số ngành hàng như đồ gỗ, gốm sứ, chiếu cói, mây tre đan, giày dép, mỹ nghệ, chế biến thực phẩm, hàng nhựa..., DNVVN đóng góp gần 100% sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đã vươn lên chiếm vị trí cao về kim ngạch xuất khẩu, nhận nhiều giải thưởng của Việt Nam và quốc tế.
Trên thế giới đã tổng kết là thông thường các Chính phủ thường chọn tập trung nguồn lực vào khối các DNVVN khi muốn phát triển và củng cố tình trạng xuất khẩu của nước mình. Điển hình là các nước ASEAN trong quá trình công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu từ những năm 1970 đã gặt hái thành công vì đặc biệt chú ý đến loại hình doanh nghiệp này. Với nước ta, kể từ khi đổi mới chính sách quản lý cho các doanh nghiệp được phép trực tiếp xuất và nhập khẩu theo Nghị định 57/1998/NĐ-CP, đã chứng minh khả năng tham gia và đóng góp ngày càng lớn của khu vực các DNVVN.
Theo Bộ Thương mại đến 2002, kinh tế tư nhân trong nước đóng góp 48,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp tư nhân cũng là nguồn động lực chính mở rộng mặt hàng, khai thác mặt hàng mới, mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ bạn hàng sang nhiều nước khác nhau trên thế giới. Qua một điều tra khảo sát trên 457 doanh nghiệp tư nhân quy mô vừa có trên 100 lao động do Chương trình Phát triển Dự án Mê Kông, MPDF thực hiện năm 1999 cho thấy tỷ trọng giá trị xuất khẩu trên doanh thu ở các doanh nghiệp này rất cao, trung bình chiếm 75,3% (xem bảng 3). Như vậy, vai trò của DNVVN trong tăng trưởng xuất khẩu ngày càng tăng cùng với hướng phát triển chủ yếu là hướng về xuất khẩu.
Bảng 3: Tỷ trọng DNVVN hướng đến xuất khẩu cao
Ngành kinh doanh
Số lượng DN
XK/Doanh thu (%)
Dệt may
159
80,5
Ngành da
34
85
Cao su và nhựa
22
75
Thực phẩm, đồ uống
71
63,2
Đồ gỗ
65
75,1
Sản phẩm phi kim loại
39
73,2
Kim loại cơ bản
9
-
Hoá chất
9
20
Các loại khác
49
74,4
Tổng
457
75,3
Nguồn: Điều tra của MPDF, 1999
Tác động của xúc tiến xuất khẩu đối với phát triển xuất khẩu của DNVVN
Khái niệm xúc tiến xuất khẩu
4.1.1 Xúc tiến xuất khẩu
Trước khi hình thành khái niệm về Xúc tiến Xuất khẩu (XTXK), có thể xem xét các khái niệm liên quan khác đã từng được trình bày như sau.
Về “xúc tiến”, trong Từ điển Tiếng Việt 1997 của Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng định nghĩa "Xúc tiến là làm cho tiến triển nhanh hơn". Còn “promotion” (từ tương đương trong tiếng Anh là Xúc tiến thuộc các hoạt động thương mại) được Từ điển kinh tế-kinh doanh Anh-Việt hiểu là "những hoạt động nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đối với một sản phẩm”.
Trên quan điểm Marketing, "Xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh là hoạt động Marketing đặc biệt, có chủ đích được định hướng vào việc chào hàng, chiêu khách và xác lập một quan hệ thuận lợi nhất giữa doanh nghiệp với các đối tác và tập hợp khách hàng tiềm năng, nhằm triển khai các chính sách thuộc chương trình Marketing-Mix đã lựa chọn của doanh nghiệp". (Theo Dennis W. Goodwin)
Luật Thương mại Việt Nam 1999 định nghĩa: “Xúc tiến thương mại (XTTM) là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại, bao gồm các hoạt động quảng cáo, hội chợ triển lãm và khuyến mại”.
Theo ông Nguyễn Trần Bạt, Giám đốc Investconsult Group thì “XTTM là xây dựng và phổ biến các chính sách thương mại. Đây là công việc của chính phủ. Nếu Marketing là xúc tiến cho một loại hàng cụ thể thì XTTM là xúc tiến cho một nền kinh tế. Đích cuối cùng của XTTM là thương mại.”
Như vậy, có thể thấy Xúc tiến Thương mại có phạm vi lớn, bao gồm cả xúc tiến mua và xúc tiến bán. Khi tính đến yếu tố địa lý là biên giới quốc gia thì xúc tiến mua là xúc tiến nhập khẩu còn xúc tiến bán là xúc tiến xuất khẩu.
Khi nói Xúc tiến thương mại sẽ bao gồm hai phạm vi xúc tiến xuất khẩu và nhập khẩu, tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam vì hoạt động xuất khẩu ta thu hút sự quan tâm chính của các các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp nên vẫn hay dùng cụm “Xúc tiến thương mại” với ý đề cập là “Xúc tiến xuất khẩu”.
ở cấp độ vĩ mô, Xúc tiến xuất khẩu là xây dựng và thi hành các chính sách, các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của nhiều ngành hàng, nhiều mặt hàng, của cộng đồng doanh nghiệp quốc gia đó với những công cụ, phương tiện và cách thức đều mang tính cộng đồng, ở cấp độ quốc gia. Nếu nền kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, một nước vẫn cần phải thực hiện các biện pháp XTXK tích cực để thúc đẩy xuất khẩu. Lý do là vì XTXK làm dễ dàng việc khai thác những cơ hội mới mà tự do hoá chính sách thương mại tạo ra. ở cấp độ vi mô, khi doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu đưa hàng hóa và dịch vụ của mình qua biên giới quốc gia thì hoạt động Xúc tiến (tương ứng là Promotion trong Marketing Mix) doanh nghiệp tiến hành cho mặt hàng hay dịch vụ đó chính là hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Nhưng dù là ở cấp nào thì XTXK cũng nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hoá dịch vụ ra thị trường nước ngoài, tăng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp hay quốc gia.
Xuất khẩu và công nghiệp hoá hướng đến xuất khẩu là chiến lược của nhiều quốc gia đã mang lại cho họ thành công lớn về kinh tế như các nước NIC châu á, vì thế hoạt động xúc tiến xuất khẩu có vị trí quan trọng trong các hoạt động XTTM của họ. Nhưng hiện nay, khi các nước đều trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu hoá thì tính chất hai chiều của XTTM ngày càng quan trọng. Ví dụ như Trung Quốc xuất khẩu được nhiều thì không phải chỉ vì hàng hoá Trung Quốc rẻ mà còn vì đây là nước đông dân, có thị trường nội địa lớn, nhập khẩu nhiều. Một số nước có thành lập cơ quan Xúc tiến nhập khẩu như MIPRO, Nhật Bản và SIPPO của Thuỵ Sỹ hay vừa quản lý vừa làm xúc tiến nhập khẩu như ITA- International Trade Aministration ở Mỹ.
Chú trọng đến Xúc tiến xuất khẩu có thể là vấn đề mang tính giai đoạn nhất định của Việt Nam, vì trong tương lai gần hoạt động này cần đi liền với Xúc tiến nhập khẩu để đảm bảo tạo được những trao đổi có lợi nhất khi hội nhập trong nền kinh tế quốc tế. Cũng theo Ông Nguyễn Trần Bạt, tính hai chiều của XTTM là không chỉ đòi hỏi cải cách công nghệ bán mà còn đòi hỏi cải cách cơ cấu thị trường nội địa để đảm bảo năng lực mua của thị trường nội địa.
4.1.2 Xúc tiến trong Marketing Mix
Như vậy Xúc tiến xuất khẩu ở cấp doanh nghiệp chính là hoạt động Xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh quen thuộc trong Marketing-Mix được thiết kế cho phù hợp với hoạt động xuất khẩu. Marketing-Mix bao gồm bốn yếu tố, thường được gọi là 4Ps:
Product - Chiến lược sản phẩm
Price - Chiến lược giá cả
Place - Chiến lược phân phối
Promotion - Chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh (yểm trợ)
Bốn yếu tố này có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với nhau. Xét trên một góc nhìn hẹp hơn từ P4 (Promotion), chiến lược Xúc tiến & Hỗ trợ kinh doanh là chiến lược thể hiện tính hướng ngoại của Marketing hiện đại rõ nhất.
Đối với hoạt động xuất khẩu thì cả bốn yếu tố nói trên đều mang thêm mục đích đáp ứng tốt nhất nhu cầu ở thị trường xuất khẩu và như thế có những đặc điểm khác hơn so với các hoạt động thuộc chính sách đó trên thị trường nội địa. ở đây, chính sách xúc tiến xuất khẩu có tầm vi mô, do doanh nghiệp xuất khẩu thiết kế sao cho phù hợp nhất với chính sách sản phẩm xuất khẩu của mình, với tình hình giá cả và các kênh phân phối ở thị trường xuất khẩu. Chính yếu tố khác biệt về môi trường Marketing, yếu tố vượt qua biên giới quốc gia của hàng hoá xuất khẩu đã tạo nên điểm phân biệt của các chính sách 4Ps xuất khẩu với 4Ps nội địa.
Có thể cụ thể hoá các liên hệ giữa xúc tiến xuất khẩu với các chính sách còn lại của Marketing Mix như sau: đưa sản phẩm ra thị trường không đơn thuần là đặt ra một mức giá rồi tung sản phẩm đó vào các kênh phân phối rồi để mặc các phản ứng thị trường sau đó. Đặc biệt là khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài thì việc thông tin, tuyên truyền về sản phẩm từ đó khơi dậy lòng ham muốn tiêu thụ và khuyến khích hành động mua là quan trọng. Thiếu thông tin về sản phẩm, thiếu các thủ thuật lôi kéo thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ bị chìm trong biển hàng hoá của doanh nghiệp khác.
Tóm lại, chiến lược sản phẩm, giá cả và phân phối là những khâu trọng yếu đầu tiên của chính sách Marketing tổng thể, được tiến hành chủ yếu trong phạm vi doanh nghiệp, và mang tính hướng ngoại một chiều, nghĩa là sản phẩm đi từ doanh nghiệp ra thị trường và tới tay người tiêu dùng cuối cùng nhờ mạng lưới phân phối nhiều cấp bậc của doanh nghiệp. Thông tin phản hồi của chuỗi hoạt động này mang tính gián đoạn, lẻ tẻ một cách tương đối so với thông tin phản hồi về doanh nghiệp thông qua hoạt động Xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Nói cách khác, với các công cụ của chiến lược Promotion, doanh nghiệp có cơ hội được giao tiếp với các khách hàng liên tục và có hệ thống hơn.
Các công cụ của chiến lược Xúc tiến & hỗ trợ kinh doanh (XT & HTKD)
Các mục tiêu căn bản của chiến lược XT & HT KD:
Đẩy mạnh việc bán hàng
Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Truyền đạt thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp đến thị trường
Là vũ khí cạnh tranh lợi hại trên thương trường
Để đạt được những mục tiêu này, các công cụ chủ yếu của hoạt động Promotion thường được sử dụng gồm 5 nhóm chính sau đây:
Quảng cáo - Advertising
Khuyến mại (hay xúc tiến bán) - Sales Promotion
Hội chợ, triển lãm thương mại -Trade Fairs & Exhibitions
Quan hệ công chúng - Public Relations
Marketing trực tiếp và bán hàng cá nhân - Direct Marketing & Personal Selling.
Xúc tiến trong mối quan hệ với các hoạt động liên quan xuất khẩu
Xúc tiến xuất khẩu là một hoạt động nhằm tạo thuận lợi cho hàng hoá khi xuất khẩu, vì thế các hoạt động khác liên quan đến xuất khẩu cũng sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả của XTXK.
Trong kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp đã tính đến XTXK là một loại chi phí hay cũng có thể coi là hình thức đầu tư, dù nói theo cách nào thì cũng làm tăng thêm giá thành của sản phẩm. Để nâng cao khả năng thành công ở thị trường nước ngoài, rõ ràng giá thành phải thấp để cạnh tranh. Vì thế các loại chi phí khác như phí tư vấn nghiệp vụ xuất khẩu, hải quan, phí vận tải lưu kho bãi, bảo hiểm… đều cần tiết kiệm.
Để XTXK ở cấp doanh nghiệp hay Nhà nước có hiệu quả thì các hoạt động trên cũng cần được cải thiện theo hướng tạo thuận lợi nhất cho các nhà xuất khẩu. Hiện nay, các nước đều quan tâm đến việc tạo ra những thuận lợi thương mại, đó là một loạt những biện pháp phi kinh tế đẩy mạnh thương mại quốc tế bằng cách làm trôi chảy các luồng thương mại ra và vào nước đó. Cụ thể đó là việc giảm, bãi bỏ những công cụ quản lý mang tính cản trở thương mại, hợp tác quốc tế để cải thiện các công tác như hải quan, kiểm dịch, ngân hàng… Bên cạnh đó, các biện pháp kinh tế về giảm chi phí xuất khẩu cũng được các nước quan tâm để nâng cao sức cạnh tranh của xuất khẩu và cả nền kinh tế.
Xúc tiến trong chiến lược xuất khẩu quốc gia
Theo Tiến sỹ Mia Mikie thuộc Uỷ ban Kinh tế-Xã hội Liên Hiệp quốc thì “Chiến lược xuất khẩu quốc gia- National Export Strategy, là một chiến lược hỗ trợ xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của khu vực kinh doanh, được xây dựng trên cơ sở hợp tác giữa các khu vực tư nhân và công cộng”.1 Mia Mikie, Xúc tiến Thương mại, NXB Chính trị Quốc gia, 2003, trang 253
Vì thế đây là một vấn đề quốc gia, có sự tham gia của tất cả các cơ quan hữu quan như Chính phủ, các tổ chức xã hội và giới doanh nghiệp. Để chiến lược này thực sự phát huy hiệu quả cần có sự liên kết chặt chẽ giữa khu vực tư nhân và công cộng nêu trên, cần có thống nhất giữa các nguồn lực đầu tư trong toàn quốc. Khi nhận được sự phối hợp của tất cả các bên quan tâm thì chiến lược xuất khẩu quốc gia mà tiếp theo đó là xúc tiến xuất khẩu mới có thể mạnh mẽ và hiệu quả.
Ngoài ra, chiến lược xuất khẩu quốc gia không chỉ dành riêng cho các nhà xuất khẩu hiện tại mà phải hỗ trợ cả những công ty mới và sắp tham gia xuất khẩu, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Việt Nam đã xác định một trong các chiến lược phát triển quốc gia là hướng về xuất khẩu, nên với vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các DNVVN xứng đáng nhận được sự hỗ trợ từ chiến lược chung này. Qua thực tiễn ở nhiều nước đã khẳng định, các DNVVN và tập hợp các doanh nghiệp loại này chính là công cụ để bổ sung giá trị cho những sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển những sản phẩm và dịch vụ mới cho các thị trường xuất khẩu hiện tại và tiềm năng.
Vì vậy, xúc tiến xuất khẩu cần gắn liền với chiến lược xuất khẩu quốc gia để đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể là nếu các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được thiết kế phù hợp với các chiến lược quốc gia về thị trường, về sản phẩm thì sẽ nhận được hỗ trợ tốt về chính sách và tài chính. Ngược lại, nếu mâu thuẫn thì việc xúc tiến xuất khẩu sẽ gặp khó khăn, cản trở hoặc gây lãng phí của cải xã hội.
Tác động của xúc tiến xuất khẩu đối với