Khóa luận Các qui định pháp lý về hàng hoá trên thị trường Nhật Bản và khả năng thâm nhập của hàng hoá Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG

NHẬT BẢN VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

SANG NHẬT BẢN. 3

I.Tình hình kinh tế Nhật bản 3

1.Tổng quan về kinh tế Nhật bản 3

2. Đời sống, thu nhập và tiêu chuẩn giá trị của người tiêu dùng Nhật bản 5

2.1.Một số thay đổi về mặt xã hội 5

2.2.Người tiêu dùng Nhật bản 6

2.2.1.Đời sống và thu nhập người dân Nhật bản 6

2.2.2.Tiêu chuẩn giá trị, tâm lý tiêu dùng 8

II.Thực trạng xuất khẩu hàng Việt nam sang Nhật bản 10

1.Quan hệ kinh tế Việt – Nhật trong những năm gần đây 10

2.Thực trạng xuất khẩu hàng Việt nam sang Nhật bản 13

2.1.Kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu hàng xuất khẩu 13

2.2.Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu 16

2.2.1.Hàng dệt may 16

2.2.2.Hàng thuỷ sản 17

2.2.3. Mặt hàng dầu thô 18

3.Những điểm còn hạn chế trong hoạt động xuất khẩu sang Nhật bản

và nguyên nhân 18

 CHƯƠNG II: CÁC QUI ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ HÀNG HOÁ TRÊN

THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ KHẢ NĂNG THÂM NHẬP CỦA

HÀNG HOÁ VIỆT NAM 21

I.Các qui định đối với hàng hoá nói chung 21

1.Quyền sở hữu trí tuệ 21

1.1.Giới thiệu chung 21

1.2.Các qui định về ghi nhãn sản phẩm 22

1.2.1.Các sản phẩm dệt 22

1.2.2.Các đồ điện 24

1.2.3.Các sản phẩm khác 26

2.Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng 29

2.1.Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật bản - JIS 29

2.2.Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật bản – JAS 30

2.3.Các dấu chứng nhận chất lượng khác 33

3.Các qui định liên quan đến bảo hộ người tiêu dùng

(Luật trách nhiệm sản phẩm) 35

II.Các qui định pháp lý cần lưu ý đối với hàng nhập khẩu 36

1.Chế độ nhập khẩu 37

1.1.Chế độ cấp giấy phép nhập khẩu 37

1.2.Chế độ hạn ngạch nhập khẩu 38

1.3.Chế độ thông báo nhập khẩu 39

2.Luật liên quan dến nhập khẩu một số mặt hàng nhất định 39

2.1.Luật vệ sinh thực phẩm 39

2.2.Luật chống các bệnh truyền nhiễm trong súc vật nuôi 42

2.3.Luật kiểm dịch thực vật 42

2.4.Một số luật quan trọng khác 44

III.Các qui định pháp lý đối với một số mặt hàng cụ thể có nhu cầu

tại thị trường Nhật bản mà Việt Nam có khả năng xuất khẩu 45

1.Nhóm hàng lương thực thực phẩm, đồ uống 45

1.1.Rau quả 46

1.1.1.Rau tươi và rau đông lạnh 46

1.1.2.Hoa quả tươi 48

1.2.Cà phê 49

1.3.Chè đen 50

2.Nhóm hàng thuỷ hải sản 50

2.1.Hải sản nói chung 50

2.2.Tôm 51

3.Nhóm hàng công nghiệp nhẹ 51

3.1.Hàng dệt may và các sản phẩm cùng loại 51

3.2.Giày dép 53

3.3.Đồ đạc gia đình 53

3.4.Điện tử, máy tính 54

4.Nhóm các mặt hàng khác 55

4.1.Gạch lát, đá, vật liệu xây dựng 55

4.2.Thuỷ tinh 56

4.3.Than đá 57

IV.Đánh giá khả năng xuất khẩu của hàng hoá Việt nam sang

thị trường Nhật bản 58

1.Đánh giá chung 58

2.Đánh giá khả năng xuất khẩu của một số nhóm hàng cụ thể 61

2.1.Hàng dệt may 61

2.2.Thuỷ sản 63

2.3.Giày dép các loại 65

2.4.Gỗ và các sản phẩm gỗ 66

2.5.Cà phê 68

2.6.Hoa quả 70

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG

THÂM NHẬP CỦA HÀNG HOÁ VIỆT NAM TRÊN THỊ

TRƯỜNG NHẬT BẢN 73

I.Những giải pháp mang tính vĩ mô 74

1.Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt nam trong việc cải tiến nâng cao chất lượng 75

2.Khuyến khích công ty Nhật bản chuyển các cơ sở sản xuất và

kinh doanh sang Việt nam 76

3.Hoàn chỉnh hệ thống các qui định về quản lý chất lượng hàng hoá 77

4.Hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang thị trường Nhật bản

cũng như các ngành sản xuất phục vụ cho hoạt động này 79

5.Thành lập tổ chức xúc tiến thương mại của chính phủ 80

6.Thảo luận cấp chính phủ về mở cửa thị trường, tổ chức các cuộc gặp gỡ,

trao đổi cấp chính phủ và doanh nghiệp 80

7.Các biện pháp khác 81

II.Giải pháp về phía các doanh nghiệp 82

1.Coi Nhật bản là một thị trường quan trọng và có chiến lược lâu dài 82

2.Nâng cao chất lượng sản phẩm 83

3.Chú trọng đến mẫu mã, bao bì sản phẩm, định giá hợp lý

giao hàng đúng thời hạn 86

4.Lựa chọn các chiến lược thâm nhập thị trường Nhật bản 87

5.Xúc tiến nghiên cứu thị trường Nhật bản, cập nhật thông tin

chủ động tìm kiếm bạn hàng 88

6.Tuyển dụng và đào tạo cán bộ kinh doanh, cán bộ kĩ thuật, đội ngũ lao

 động có năng lực 90

7.Một sốgiải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu các nhóm hàng cụ thể 91

7.1.Hàng may mặc 91

7.2.Qủa tươi, rau, cây, hoa (thực vật) 93

7.3.Thuỷ sản 95

KẾT LUẬN 97

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2028 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các qui định pháp lý về hàng hoá trên thị trường Nhật Bản và khả năng thâm nhập của hàng hoá Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số luật chính là: 1/Luật ngoại thương Luật này nhằm tạo ra hệ thống ngoại thương thống nhất và đảm bảo sự phát triển lành mạnh của ngoại thương. Các hạn chế nhập khẩu hiện nay áp dụng theo luật này yêu cầu phải có sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại. 2/Luật tạm thời về việc nhập khẩu các sản phẩm dầu cụ thể: Luật này được ban hành để đáp ứng các thay đổi trong thương mại quốc tế về sản phẩm dầu và tạo điều kiện cho việc nhập khẩu benzen... sang Nhật phải đăng ký với bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp. 3/Luật độc quyền muối Theo luật này, tất cả các công việc liên quan đến mua, nhập khẩu, sản xuất, lọc bán và chế biến muối đều chỉ do nhà nước tiến hành. Các loại sản phẩm muối chịu kiểm soát là muối có hàm lượng NaCl bằng hoặc trên 40%. Tuy nhiên, các loại muối Kainite, Sylvinite, Polihalite, Kie serite, Carnalite, Kirugite, Taxedute, Pinnorte, Gloubeute, Astrakhanite, Syenite, Boratite và Anhyđrit không phải kiểm soát. 4/ Luật độc quyền rượu Việc nhập khẩu rượu bị cấm trừ khi được tiến hành bởi chính phủ hay do cá nhân được chính phủ chỉ định. Rượu được bán độc quyền theo luật này được hiểu là rượu cồn có nồng độ cồn bằng hoặc hơn 900. Nồng độ cồn ở đây được hiểu theo luật là lượng cồn có trọng lượng riêng cụ thể là 0,7947 trong 100% khối lượng nguyên chất ở nhiệt độ 150C. 5/ Luật chống bệnh dại Luật này áp dụng với đối tượng là chó nhập khẩu. Chó nhập khẩu sẽ được giữ tại nơi kiểm dịch của trạm kiểm dịch để kiểm tra trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời việc nhập khẩu chó phải có giấy chứng nhận do cơ quan hữu quan của nước xuất khẩu cấp. 6/ Các luật khác Ngoài ra còn rất nhiều luật điều chỉnh việc nhập khẩu các mặt hàng cụ thể khác nhau. Do đó khi nhập khẩu từng mặt hàng, ngoài việc xem xét các quy định chung cũng cần phải chú ý đến luật cụ thể điều chỉnh nhóm, mặt hàng đó. Chẳng hạn ở Nhật còn có các luật như: Luật về các dụng cụ y tế, mỹ phẩm và các loại thuốc, Luật chọn và bảo vệ các loài vật hoang dã, Luật kiểm soát phân bón, Luật kiểm soát chất kích thích, Luật kiểm soát lương thực chính…Trước khi tung các sản phẩm này vào thị trường Nhật, bên cạnh việc nghiên cứu thị trường, đánh giá người tiêu dùng, không thể bỏ qua việc xem xét kỹ các quy định pháp lý liên quan đến các mặt hàng đó. III.Các qui định pháp lý đối với một số mặt hàng cụ thể có nhu cầu tại thị trường Nhật bản mà Việt nam có khả năng xuất khẩu. 1. Nhóm hàng lương thực thực phẩm, đồ uống Đây là nhóm mặt hàng chịu sự điều chỉnh của nhiều luật nhất, thậm chí một mặt hàng có thể do rất nhiều qui định pháp lý điều chỉnh và nó buộc phải thoả mãn tất cả các qui định đó.Vì vậy cần xem xét, nghiên cứu kĩ lưỡng đối với nhóm mặt hàng này. 1.1.Rau quả: Mỗi loại rau quả được áp dụng các tiêu chuẩn riêng, và được ghi rõ trong danh mục tiêu chuẩn về rau quả của Nhật bản. Dưới đây là tiêu chuẩn của một số mặt hàng chính: Bảng 11: Danh mục tiêu chuẩn về rau quả của Nhật bản Số hiệu tiêu chuẩn Năm ban hành Loại sản phẩm JIS A1532 1988 Hộp xơ ép gấp nếp dùng cho đóng gói hoa quả tươi JIS H2110 1989 Đồ uống hoa quả chưa lên men JIS H2116 1998 Nước ép cà chua JIS H2113 1989 Phương pháp dùng thử cho hoa quả đóng hộp JIS H2163 1989 Hoa quả đóng hộp JIS K6504 1976 Phương pháp phân tích dùng cho dịch chiết Tanin trong rau JIS K6554 1977 Bột sống dùng cho phân tích dịch chiết Tamin trong rau Nguồn: Phòng Tiêu chuẩn, Cục khoa học và công nghệ Nhật bản 1.1.1.Rau tươi và rau đông lạnh Tất cả các loại rau nhập khẩu (rau tươi, rau đông lạnh, rau làm lạnh) đều phải đáp ứng đủ các điều khoản của luật bảo vệ thực vật,qui định vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa, khi tiêu thụ rau tươi phải dán nhãn quốc gia xuất khẩu theo yêu cầu của luật về tiêu chuẩn và dán nhãn hợp lệ đối với hàng nông lâm sản (JAS). Yêu cầu của luật bảo vệ thực vật: Để ngăn ngừa các loại côn trùng như: ruồi hại hoa quả Địa trung hải, bọ cánh cứng trên lá Colorado, nấm mốc sương thuốc lá…, khi nhập khẩu rau tươi hay rau đông lạnh ở các vùng có sâu bệnh cần phải ngăn chặn kịp thời. Hơn nữa, đối với loại gừng, một số vùng của Nhật còn yêu cầu kiểm tra kĩ lưỡng vùng sản xuất. Hàng hoá sẽ không được nhập khẩu nếu không có giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm của chính phủ xuất khẩu chứng thực kiểm tra. Khi kiểm tra tại cảng nhập hàng nếu phát hiện có dấu hiệu lây nhiễm bệnh hay kí sinh trùng, hàng hoá sẽ bị xử lý gửi trả lại hay huỷ bỏ tuỳ thuộc kết quả kiểm tra. Ngoài ra, rau dạng củ khi nhập khẩu vào Nhật không được lẫn đất. Thậm chí một loại rau có thể bị cấm nhập khẩu khi còn tươi nhưng lại có thể nhập khẩu dưới dạng đông lạnh, khô hoàn toàn, ngâm dấm hay một vài dạng khác. Tuy nhiên nhà nhập khẩu phải đệ trình một “giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm” ban hành bởi cơ quan đại diện chính phủ có thẩm quyền của nước xuất khẩu chứng thực rằng rau đông lạnh đã được đông lạnh ngay và bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn –18 độ C. Yêu cầu của luật vệ sinh thực phẩm: Tất cả hàng hoá nhập khẩu vào Nhật phải đáp ứng đủ các điều khoản trong luật vệ sinh thực phẩm. Rau tươi phải qua kiểm tra về thuốc trừ sâu còn sót lại, về các tác nhân nông nghiệp (bao gồm cả bảo quản, phòng ngừa), các chất thực phẩm thêm vào (cả màu sắc) và các chất phóng xạ. Rau đông lạnh phải kiểm tra xem có đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về vi khuẩn thích hợp hay không. Yêu cầu của luật tiêu chuẩn và dán nhãn hợp lệ đối với hàng nông, lâm sản: Theo luật JAS trước đây chỉ bao gồm thực phẩm đã chế biến, nhưng theo luật sửa đổi năm 1996 qui định thêm tiêu chuẩn về dán nhãn chất lượng đầu tiên cho 5 loại rau tươi sau: cải hoa lơ, khoai sọ, tỏi, gừng và nấm hương tươi. Với rau tươi, nhãn mác hàng phải cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin dành riêng phục vụ cho quyết định lựa chọn của khách hàng. Bao gồm các nội dung như: tên và loại sản phẩm, nơi hay đất nước sản xuất, tên nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hay chủ tàu, số lượng bên trong, kích cỡ hay loại… Với rau đông lạnh, nhãn phải bao gồm những khoản mục: tên sản phẩm, thời hạn sử dụng, tên nhà sản xuất và địa chỉ (hoặc nhà nhập khẩu nếu là hàng nhập khẩu), danh mục các loại thực phẩm thêm vào nếu có, hướng dẫn sử dụng, phương pháp bảo quản, hướng dẫn trình bày nếu cần thiết. 1.1.2.Hoa quả tươi Việc nhập khẩu hoa quả tươi phải theo qui định của Luật bảo vệ thực vật và luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo luật bảo vệ thực vật, bất cứ nhà nhập khẩu hoa quả tươi nào cũng phải xuất trình “đơn xin kiểm dịch thực vật và các hạng mục cấm nhập khẩu” cho trạm bảo vệ thực vật ở cảng nhập, kèm theo giấy chứng nhận an toàn vệ sinh do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp. Luật an toàn vệ sinh thực phẩm qui định nhà nhập khẩu phải xuất trình một văn bản “mẫu thông báo nhập khẩu thực phẩm” cùng với “chứng nhận an toàn vệ sinh” và “chứng nhận kiểm dịch thực vật” của phòng an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế nước xuất khẩu cấp. Cụ thể các qui định về tiêu chuẩn dưới đây được áp dụng đối với việc nhập khẩu hoa quả tươi: -Tiêu chuẩn về thuốc trừ sâu còn lưu lại: Tháng 10 năm 1997 các tiêu chuẩn về thuốc trừ sâu còn lưu lại đã được thông qua với 161 loại thuốc trừ sâu khác nhau được sử dụng cho 130 sản phẩm nông nghiệp (có hiệu lực từ tháng 3/1998). -Tiêu chuẩn chất phụ gia thực phẩm: Hiện tại ở Nhật bản có 4 chất phụ gia được phép sử dụng, đó là các chất chống nấm: diphenyl (DP), orthphenyl phenol (OPP), thiabenzen (TBZ) và imazaril. Những thực phẩm có các chất phụ gia này phải được ghi rõ trên nhãn hiệu hàng hoá. Hình 15: Nhãn hoa quả nhập khẩu Tên hàng: Hoa quả nhiệt đới thập cẩm ngâm đường Thành phần: Dứa, đu đủ, thạch dừa, anhđào, đường, nước ổi, nước dứa, acid ascobic Trọng lượng khô: 365 g Trọng lượng tịnh: 567 g Nước xuất xứ: Cộng hoà Philippines Ngày nhập khẩu: Xem ở nắp hộp Người nhập khẩu: Mitsui & Co., Ltd 2-1,Otemachi 1-chome,chiyoda-ku,Tokyo Thời gian sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất Ghi chú: Không uống trực tiếp từ hộp Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật bản Nhãn hiệu hàng hoá phải thoả mãn “nguyên tắc về nhãn hiệu hàng hoa quả” của Bộ Nông lâm ngư nghiệp tháng 2 năm 1991. Theo đó nhãn mác phải có đầy đủ các mục sau: tên và loại sản phẩm, nước hoặc nơi xuất xứ, tên nhà sản xuất, chủ hàng hoặc tên nhà nhập khẩu, khối lượng, kích thước hoặc xếp loại chất lượng. 1.2.Cà phê Mặt hàng cà phê là đồ uống, liên quan trực tiếp đến sức khoẻ con người nên nhập khẩu cà phê vào Nhật bản chịu sự điều phối của nhiều luật: Luật an toàn thực phẩm, Luật bảo vệ công nghiệp (trong trường hợp đưa thiết bị chế biến vào Nhật), Luật đo lường và các qui định về nhãn mác hàng hoá. Luật bảo vệ thực vật yêu cầu các nhà nhập khẩu phải nộp “đơn xin kiểm định thực vật nhập khẩu và những hạng mục bị cấm nhập khẩu” cùng với “giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật” do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp. Theo luật vệ sinh thực phẩm, nếu cà phê không dính đất và trong khi kiểm dịch không phát hiện mầm bệnh sẽ được cấp “giấy chứng nhận giám định kiểm dịch thực vật”, sau đó có thể tiến hành giám định. Nếu mầm dịch được phát hiện, thì hàng hoá phải được hun trùng trong nhà kho niêm kín trong 48 giờ. Sau đó, hàng hoá được tái kiểm để chắc chắn là mọi mầm dịch đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Nếu không, hàng hoá bị đem trả lại cho người giao hàng. Đối với mặt hàng cà phê, nhãn hiệu hàng hoá ít nhất phải có các chi tiết sau: tên hàng (theo luật an toàn thực phẩm), tên và địa chỉ nhà sản xuất (hoặc nhà nhập khẩu), trọng lượng. Ngoài ra, trong một số trường hợp cần đề rõ danh mục những thực phẩm bổ sung, hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá. Mặt hàng cà phê chưa rang không bị đánh thuế nhập khẩu. Riêng các loại cà phê đã rang hay đã được chế biến thì mức thuế từ 12,3% đến 24%, với các nước đã gia nhập WTO là từ 8,8% đến 24%. 1.3.Chè đen Chè đen nhập khẩu chịu sự điều phối của Luật vệ sinh thực phẩm và được kiểm dịch tại cảng đến. Ngoài ra Luật đo lường cũng qui định ngoài bao gói hoặc container phải ghi rõ số lượng, trọng lượng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất (hoặc nhà nhập khẩu) Nhãn hiệu hàng hoá cần ghi rõ các nội dung: tên hàng, chất phụ gia (nếu có), địa chỉ nhà sản xuất (hoặc nhà nhập khẩu), trọng lượng, nước xuất xứ, hạn sử dụng, phương pháp bảo quản, và những lưu ý khi sử dụng. Thuế nhập khẩu chè đen từ 5% đến 20% tuỳ theo nội dung .Những trường hợp nhập khẩu từ các nước ưu đãi được miễn thuế. 2.Nhóm hàng thuỷ hải sản 2.1.Hải sản nói chung Việc nhập khẩu hải sản theo sự điều chỉnh của luật vệ sinh thực phẩm, luật kiểm dịch, luật bảo vệ động vật và các qui định về hạn ngạch nhập khẩu. Luật vệ sinh thực phẩm qui định rằng tất cả các loại hải sản nhập vào Nhật phải được báo cáo. Ngoài ra, hải sản nhập khẩu phải qua khâu kiểm dịch thực phẩm. Việc kiểm dịch bao gồm kiểm tra bằng mắt, lấy mẫu để phân chất, và kiểm tra sinh học cho mỗi loại sản phẩm nhập khẩu. Trong một số trường hợp, các cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu tiến hành kiểm dịch. Thủ tục kiểm dịch tại các cơ quan ở Nhật khác nhau tuỳ theo sản phẩm và nguồn gốc của nó. Theo luật, các loại cá nóc được nhập khẩu gồm tora fugu, saba fugu và shima fugu được đánh bắt ở biển Nhật bản, biển Hoàng hải và Đông hải khi xong khâu kiểm dịch, bắt buộc phải làm các thủ tục hải quan hàng nhập khẩu. Những sản phẩm cần hạn ngạch nhập khẩu bao gồm cá trích, cá tuyết, cá chó đuôi vàng, cá thu, cá xạc đin, cá ngừ, cá thu đao, các loài cá nhỏ đã được luộc chín và phơi khô, sò điệp, cơ khép của loài sò hến và mực. Ngoài ra một số sản phẩm cần sự xác nhận được nhập khẩu, chẳng hạn như cá ngừ Califoni và cá kiếm, do những sản phẩm này đôi khi cần kiểm dịch bệnh dịch tả. Để được xác nhận cần nộp đơn và đầy đủ các hồ sơ tài liệu cần thiết cho phòng phân phối thương mại quốc tế thuộc Cục ngư nghiệp. 2.2.Tôm Tôm nhập khẩu không bị hạn chế bởi quota nhập khẩu mà chỉ chịu sự chi phối của Luật kiểm dịch và Luật vệ sinh thực phẩm. Luật kiểm dịch qui định tôm, cua nhập khẩu (số lượng trên 10 kg) từ nước có nguy cơ nạn dịch tả sẽ phải qua kiểm dịch (Việt nam nằm trong số các nước này, tham khảo bảng 16 dưới đây). Về nhãn hiệu hàng hoá, Luật vệ sinh thực phẩm yêu cầu sản phẩm phải có đủ các thông tin về tên sản phẩm, hạn sử dụng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất (hoặc nhà nhập khẩu), tên chất phụ gia( nếu có), cách bảo quản, xuất xứ. Ngoài ra trong trường hợp cần thiết có thể thêm kích cỡ, trọng lượng, bao gói…. Bảng 16: Những nước đã có nạn dịch tả Khu vực Nước Châu Phi Anggola, Benin, Burundi, Cameroon. Châu Mỹ Argentina, Bolivia, Brazin, Chile. Châu á Afganistan, Butan, Campuchia, Trung quốc, ấn độ, Iran, Lào, Malaisia, Mông Cổ, Myanma, Nepal, Philippin, Srilanca, Việt nam. Nguồn: Báo cáo năm 2000, Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật bản Thuế nhập khẩu thường ở mức 4%, với nước tham dự WTO là 1%. 3.Nhóm hàng công nghiệp nhẹ 3.1.Hàng dệt may và các sản phẩm cùng loại Hàng dệt may vào thị trường Nhật bản không phải theo một qui định nào, hay nói cách khác là hàng này được nhập khẩu tự do vào Nhật.Riêng hàng dệt may có sử dụng một phần hàng da hay phụ kiện phải tuân thủ theo công ước Washington. Nhãn hiệu hàng hoá phải có đủ các thông tin sau: -Loại sợi dệt, tỉ lệ sợi pha -Cách giặt và sử dụng -Độ chống thấm nước -Biểu thị loại da được sử dụng( nếu có) -Nhãn cũng phải ghi rõ tên, địa chỉ, và số điện thoại của ai để có thể liên hệ. Riêng mặt hàng tơ tằm, nhãn hiệu tơ tằm là một biểu tượng quốc tế tiêu chuẩn hoá do hiệp hội tơ tằm quốc tế phê chuẩn cho mặt hàng tơ tằm, do vậy nhãn hiệu tơ tằm sẽ theo các qui định của hiệp hội này. Mức thuế với hàng dệt may thường từ 14-16,8%, đặc biệt nước được áp dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập có mức thuế thấp theo điều kiện phân bổ trước hoặc miễn thuế. Một số mặt hàng có các mức thuế ưu đãi trần và hạn ngạch tối đa cho từng nước xác định vào đầu mỗi năm tài chính . Tuy nhiên với mặt hàng dệt gia dụng, đặc biệt với các sản phẩm vải mà chất lượng “rất khó nhận biết khi mua” và “được đánh giá là cần thiết để nhận diện chất lượng” sẽ phải chịu sự điều chỉnh của Luật xác định chất lượng các hàng gia dụng. Luật này nhằm để tiêu chuẩn hoá sự mô tả sản phẩm và dán nhãn hiệu để tránh sự tối nghĩa và làm giả. Sự mô tả tiêu chuẩn gồm: -Các yếu tố liên quan đến chất lượng như công thức, đặc tính, cách thức sử dụng, phương pháp lưu trữ… -Các vấn đề phải được tuân thủ bởi các nhà sản xuất, công ty thương mại và nhà thầu căn cứ theo những sự việc đã nêu trong điều trên. -Phân loại các sản phẩm đã tiếp thị như hàng gia dụng, kết quả từ sự cải tiến về kĩ thuật và sự thay đổi cách thức sản xuất. -Tăng cường nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm… Không những thế, mặt hàng sợi dệt dùng trong nhà cũng có nhiều điểm khác biệt về mặt kiểm soát của luật pháp. Mặt hàng này chịu sự điều chỉnh của Luật ngoại hối và Luật thương mại, Luật nhãn hiệu chất lượng hàng hoá. Luật ngoại hối và Luật thương mại yêu cầu phải xác nhận trước tại thời điểm nhập rằng nguyên liệu sẽ không được chuyển ngược trở lại thành sợi lụa dùng để sản xuất mặt hàng may mặc bằng lụa. Luật nhãn hiệu chất lượng hàng hoá yêu cầu những sản phẩm vải sợi dùng trong nhà như ga trải giường, khăn trải bàn, vỏ gối, chăn phủ, khăn tắm phải có nhãn hiệu hàng hoá trên đó thể hiện rõ thành phần, biểu tượng nhãn hiệu, tên nhà sản xuất. Ga trải giường, vỏ gối và các sản phẩm khác đáp ứng tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng do uỷ ban giám sát nhãn hiệu Q, một tổ chức công nghiệp tự nguyện của Nhật bản có thể dán nhãn hiệu có chữ Q trên sản phẩm. Các hình thức nhãn hiệu hàng hoá tiêu chuẩn tự nguyện khác gồm có nhãn hiệu SIF, nhãn hiệu Silk (lụa) và nhãn hiệu Flax (lanh). 3.2.Giày dép Nhập khẩu mặt hàng da giày nằm trong qui định về thuế hạn ngạch (điều 9 Luật thuế hải quan) và công ước Washington. Hệ thống hạn ngạch thuế được chính phủ công bố hàng năm. Thuế suất cơ bản trong phạm vi hạn ngạch là từ 19,5% đến 27%, trong khi thuế suất cho hàng ngoài hạn ngạch là 45%. Hiệp ước Washington quản lý những mặt hàng làm từ da thuộc các loại động vật quí hiếm. Đối với giày thể thao thì ngay cả trong trường hợp có phần trên làm bằng da cũng không phải chịu sự điều phối của thuế hạn ngạch và công ước Washington. Nhãn mác hàng hoá là tự nguyện. Trường hợp giầy làm bằng da giả, cao su, sợi resin phải có các thông tin sau trên nhãn hiệu hàng hoá: nguyên liệu, chất liệu trên mũi, lưu ý khi sử dụng, tên, địa chỉ, số điện thoại của nhà sản xuất. 3.3.Đồ đạc gia đình Tại thời điểm nhập khẩu, không có qui định gì đặc biệt đối với mặt hàng này trừ những đồ đạc sử dụng nguyên liệu bằng da có thể bị hạn chế nhập khẩu theo hiệp ước Washington. Hình 17: Mẫu nhãn hiệu hàng hoá cho mặt hàng ghế tựa và ghế bành Kích thước Hình dáng bên ngoài rộng*sâu*cao Chiều cao của ghế Bộ phận kết cấu Xử lý bề mặt Vật liệu bề mặt Vật liệu đệm Chú ý khi sử dụng Tên của nhà cung cấp nhãn hiệu Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật bản Bàn, ghế, chạn đựng bát yêu cầu nhãn hiệu sản phẩm phải có đầy đủ các thông tin cho người tiêu dùng. Luật qui định giường cho trẻ em là sản phẩm đặc biệt loại 1. Giường phải đảm bảo các tiêu chuẩn này và phải có nhãn hiệu S. Giường tầng, tủ đựng cốc chén, chạn đựng bát đĩa, ghế tựa phải tuân theo tiêu chuẩn hàng hoá an toàn (nhãn hiệu SG). Sản phẩm mang nhãn hiệu SG có lỗi gây thương tích cho người tiêu dùng thì phải trả một khoản bồi thường là 10 triệu yên cho một đầu người. 3.4.Điện tử, máy tính Chỉ có một vài qui định áp dụng đối với việc nhập khẩu và bán các phần mềm, máy tính cá nhân tại Nhật bản so với những sản phẩm khác. Những luật lệ cần chú ý đến là các luật lệ cơ bản, các Bộ luật thương mại và Luật Công ty, Luật chống độc quyền và thương mại bình đẳng, về bản quyền, nhãn hiệu thương mại, bằng phát minh sáng chế, những yêu cầu liên quan đến chế tài và các qui định, thông báo…Nhìn chung so với các nước không có gì đặc biệt. Riêng sản phẩm phần mềm cần chú ý đến hệ thống luật điều chỉnh một cách sâu sát hơn. Kể từ khi điều chỉnh luật bản quyền năm 1986, quyền tác giả của các chương trình và các cơ sở dữ liệu được bảo vệ như là tài sản trí tuệ. Ngoài ra, các qui định khác nhằm hạn chế việc sao chép tài sản trí tuệ cũng đã được xác lập, theo đó việc làm ra những bản sao trái phép, ngoại trừ việc cài đặt vào đĩa cứng và tạo lập những bản sao dự phòng, và cố tình sử dụng những bản sao trái phép để kinh doanh, sẽ bị xem là bất hợp pháp. Đồng thời đã có những điều khoản về lệnh tòa án, bồi thường và giải quyết tranh chấp trong trường hợp sao chép. Tên của phần mềm hoặc công ty có đính nhãn hiệu hàng hoá đều phải thông qua một qui trình kiểm duyệt và đăng kí tại văn phòng phụ trách bằng phát minh sáng chế phù hợp với luật nhãn hiệu hàng hoá. Trước đây ở Nhật, phần mềm không được cấp bằng phát minh, sau đó hướng dẫn để giải thích đã được điều chỉnh vào năm 1993 cho những phát minh có liên quan đến việc áp dụng những luật đương nhiên để sản xuất ra các phần mềm máy tính sẽ được cấp bằng phát minh theo các tiêu chuẩn đã được qui định. Để đáp ứng phần nào các khuyến nghị trong nội bộ ngành công nghiệp này, việc cấp bằng phát minh đã được diễn ra vào tháng 2 /1997, bằng việc thiết lập hướng dẫn phát minh có các ứng dụng tiềm năng trong công nghiệp. Tương tự, các phương tiện lưu trữ như các loại đĩa mềm và CD-ROMs để chứa các chương trình cũng được cấp bằng phát minh. Cần lưu ý các phát minh về phương tiện lưu trữ, vì các phát minh này bổ sung cho việc bảo vệ các quyền về tài sản trí tuệ. Ngoài luật của Nhật bản, các nhà xuất khẩu cũng phải tuân thủ luật và các qui định của nước xuất khẩu (đó là luật và qui định chi phối việc xuất khẩu phần mềm có liên quan đến phòng thủ quốc gia, chẳng hạn như phần mềm mật mã). 4. Nhóm các mặt hàng khác: 4.1.Gạch lát, đá, vật liệu xây dựng Tất cả những vật liệu, hàng hoá từ các công trình xây dựng đều được qui định bởi các điều khoản của Luật Tiêu chuẩn xây dựng. Theo luật này, cửa sổ và cửa ra vào bằng gỗ phải được phủ trên bề mặt một lớp kim loại hoặc các chất không bắt cháy hoặc được xử lý bằng hoá chất chống cháy để tăng khả năng chống cháy. Gạch ốp lát, gạch nung, gạch men sứ…phải thoả mãn các tiêu chuẩn về độ hút ẩm, nhiệt độ nung, độ bóng. Ngoài ra không có qui định pháp lý cụ thể nào liên quan đến thời điểm nhập khẩu và bán hàng. Về nhãn hiệu hàng hoá, cũng không có qui định gì đặc biệt. Tuy nhiên riêng mặt hàng gạch lát nằm trong qui định của hệ thống nhã hiệu JIS, tức là nhãn hiệu cần cung cấp đầy đủ các thông tin về tên hàng, chủng loại, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu, các thông số như nhiệt độ nung, độ hút ẩm…Với mặt hàng cửa sổ và cửa ra vào, nếu sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ISO cho loại sản phẩm chịu lửa và hạn chế thời gian cháy, nhà sản xuất có thể chọn nhãn hiệu đó cho mình. Với mặt hàng gốm sứ, có thể dán nhãn hiệu “Bảo đảm chất lượng hàng gốm”- “Ceramic Ware Safety Mark” lên mác sản phẩm hoặc lên bao bì sản phẩm (trường hợp sản phẩm được đóng gói trong hộp) sau khi các sản phẩm này đã được kiểm tra và chứng nhận phù hợp với các qui định của luật vệ sinh thực phẩm Nhật bản. Thuế suất của các mặt hàng này rất thấp, một số mặt hàng không phải chịu thuế như: cửa sổ bằng gỗ, khung cửa sổ, cửa ra vào và khung cửa ra vào, một số mặt hàng nhập khẩu từ nước kém phát triển được miễn thuế như: các loại đá xây dựng, gạch lát … 4.2.Thuỷ tinh Nước Nhật không có các đạo luật, các qui định hoặc hệ thống kiểm dịch đặc biệt đối với đồ thuỷ tinh nhập khẩu. Nhưng các sản phẩm thuỷ tinh phải đáp ứng những qui định, tiêu chuẩn của nước nơi xuất xứ hàng hoá. Đồ thủy tinh chỉ phải qua kiểm tra để đảm bảo tiêu chuẩn về hoá chất chì và cadini (cd) theo luật an toàn vệ sinh thực phẩm và phải có nhãn hiệu rõ ràng cho đồ chịu nhiệt và chịu lực cũng như những tiêu chuẩn về chì. Loại thuỷ tinh bền cơ học phải có dán nhãn “ được làm bằng thuỷ tinh bền cơ học”, loại thuỷ tinh chịu nhiệt từ 120 độ C đến dưới 400 độ C phải được chỉ rõ là “sản phẩm thuỷ tinh chịu nhiệt”, và những sản phẩm có khả năng chịu nhiệt từ 400 độ C trở lên phải được ghi chú là “sản phẩm thuỷ tinh siêu chịu nhiệt”. Dưới đây là 1 ví dụ về nhãn hiệu hàng hoá đối với đồ thuỷ tinh chịu nhiệt: Hình 18: Nhãn hiệu hàng thuỷ tinh chịu nhiệt Tên sản phẩm: Sản phẩm thuỷ tinh chịu nhiệt Mục đích sử dụng: Dùng trực tiếp với lửa Nhiệt độ tối đa: 300 độ C Lưu ý khi sử dụng: a/ Làm khô bề mặt bên ngoài trong khi sử dụng. Tránh đổ thêm nước lạnh trong khi sử dụng. Không dùng vải ướt chạm vào khu vực được nung nóng của thuỷ tinh hoặc không đặt vải ướt lên thuỷ tinh khi nó được nung nóng. b/Không được dùng đồ thuỷ tinh khi trống rỗng. c/Khi đánh rơi từ trên cao hoặc do tác động đột ngột đồ thuỷ tinh có thể vỡ tan. d/Không được sử dụng vào mục đích khác. Tên và địa chỉ nhà sản xuất: Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật bản Ngoài ra kích thứơc nhãn hiệu hàng hoá cũng có những yêu cầu cụ thể với từng mặt hàng riêng biệt. Thuế nhập khẩu từ mức 4,6% đến 5,8% được áp dụng tuỳ theo loại vật liệu, hình dáng và mục đích sử dụng. 4.3.Than đá Nhìn chung so với việc xuất khẩu sang các nước khác, xuất khẩu than đá sang thị trường Nhật bản không có qui định gì đặc biệt. Nhật bản là nước thiếu tài nguyên thiên nhiên, vì vậy việc nhập khẩu nguyên liệu vào thị trường Nhật bản cũng không qui định quá chặt chẽ như với các nhóm mặt hàng khác. Hơn nữa, đây là một trong những mặt hàng được Nhật khuyến khích nhập khẩu ,tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu nước ngoài bằng các hình thức ưu đãi như thuế suất thấp, phần trăm dung sai tương đối cao… Các tiêu chuẩn chất lượng về độ bóng ,phần trăm cacbon…đã được qui định rõ trong “tiêu chuẩn chất lượng công nghiệp” JIS. Tuy nhiên đôi lúc than phải đáp ứng được yêu cầu giám dịnh chất lượng và trong một số trường hợp phải tuân theo những quy định của luật kiểm dịch. IV.Đánh giá khả năng xuất khẩu của hàng hoá Việt nam sang thị trường Nhật bản 1.Đánh giá chung: Xuất khẩu hàng Việt nam sang Nhật bản gần đây có những tiến triển rất đáng mừng. Từ sau năm 1991, Nhật bản đã trở thành một trong những đối tác ngoại thương quan trọng nhất của Việt nam, từ năm 1991 đến 1996, kim ngạch ngoại thương Việt Nhật không ngừng gia tăng, mặc dù từ 1997 đến nay sự gia tăng có chiều hướng không ổn định. Trong nhiều năm liền, Nhật bản đã liên tục là bạn hàng lớn nhất của Việt nam, đặc biệt kim ngạch xuất khẩu 3 mặt hàng dệt may, thuỷ sản, than đá sang Nhật bản luôn đứng thứ nhất qua các năm. Tuy vậy, thị phần của hàng Việt nam trên thị trường Nhật bản vẫn còn quá nhỏ bé và hầu hết hàng Việt nam chưa thực sự có chỗ đứng trên thị trường Nhật. Là một trong những thị trường lớn nhất thế giới, mỗi năm Nhật bản nhập khẩu khoảng 1400 nghìn tấn rau, 300 nghìn tấn tôm, gần 700 nghìn tấn hàng dệt may, 400 nghìn tấn cà phê…Lượng nhập khẩu khá lớn cho thấy Việt nam còn rất nhiều cơ hội trên thị trường này. Hơn thế, hiện nay Nhật bản vẫn đang xúc tiến mở rộng thị trường, đẩy mạnh nhập khẩu, quan tâm nhiều đến thị trường các nước châu á nói chung và thị trường Việt nam nói riêng. Và có rất nhiều mặt hàng mà nhu cầu trên thị trường Nhật vẫn đang không ngừng tăng lên, trong khi hàng Việt nam hoàn toàn có khả năng đáp ứng được. Nhật bản buôn bán nhiều nhất là với Mỹ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN HA.doc
  • docCopy of 1234.doc
  • docMUC LUC HA.doc
Tài liệu liên quan