MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 4
1. Vi phạm pháp luật đất đai của người quản lý đất đai 4
1.1. Vi phạm pháp luật đất đai: 4
1.1.1. Khái niệm vi phạm pháp luật 4
1.1.2. Khái niệm vi phạm pháp luật đất đai 4
1.1.3. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật đất đai 5
1.2. Vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai 6
1.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai 6
1.2.2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai 7
1.2.2.1. Có hành vi trái pháp luật 7
1.2.2.2. Yếu tố lỗi 8
1.2.3. Cấu thành của vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai 8
2. Xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai 9
2.1. Khái niệm và đặc điểm của xử lý vi phạm đối với người quản đất đai 9
2.1.1. Khái niệm xử lý vi phạm đối với người quản đất đai 9
2.1.2. Đặc điểm của xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai 11
2.2. Yêu cầu đối với pháp luật về xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai 14
2.3. Các hình thức xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai 14
2.3.1. Trách nhiệm kỷ luật 15
2.3.2. Trách nhiệm hình sự 16
2.3.3. Trách nhiệm dân sự 17
CHƯƠNG II 19
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ 19
1. Các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai 19
1.1. Nguyên tắc xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai 19
1.2. Đối tượng bị xử lý vi phạm 20
1.3. Các hành vi vi phạm của người quản lý đất đai và biện pháp xử lý 22
1.3.1. Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc giới địa giới hành chính. 23
1.3.2. Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 23
1.3.3. Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất 24
1.3.4. Vi phạm quy định về thu hồi đất 24
1.3.5. Vi phạm quy định về trưng dụng đất 25
1.3.6. Vi phạm quy định về quản lý đất được Nhà nước giao để quản lý 25
1.3.7. Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất 26
2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai 27
2.1. Thực trạng chung 27
2.2. Các vi phạm điển hình của người quản lý đất đai 30
2.2.1. Vi phạm trong bồi thường giải phóng mặt bằng 30
2.2.2. Vi phạm về giao đât, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất 33
2.2.3. Vi phạm về nội dung, trình tự trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 36
2.2.4. Vấn đề quy hoạch treo, dự án treo 38
CHƯƠNG III 43
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN ÁP DỤNG CÓ HIỆU QUẢ 43
VÀ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ 43
VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 43
1. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật đất đai của cán bộ quản lý ngày càng gia tăng và việc xử lý vi phạm chưa triệt để 43
2. Một số kiến nghị góp phần áp dụng có hiệu quả và hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai 45
2.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật đất đai để hạn chế vi phạm và xử lý có hiệu quả cao 45
2.2. Nâng cao trình độ, phẩm chất của cán bộ quản lý đất đai 47
2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đặc biệt là thanh tra đối với các cơ quản lý đất đai 48
2.4. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai 49
2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai 49
2.6. Lắng nghe ý kiến của nhân dân về công tác quản lý đất đai để phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm của người quản lý đất đai. 50
KẾT LUẬN 51
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6362 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các quy định của pháp luật đất đai về xử lý vi phạm pháp luật đối với người quản lý đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dất, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai; thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gậy thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, để xác định có phải là đối tượng bị xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý đất đai hay không phải xem xét những dấu hiệu sau:
- Có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Những người quản lý vi phạm phải là những người nắm trong tay quyền lực Nhà nước và trong quá trình thực thi nhiệm vụ họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi vi phạm.
- Làm trái với các quy định của pháp luật đất đai: Làm trái có nghĩa là pháp luật quy định phải thực hiện một số hành vi nhất định nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với quy định của pháp luật. Trong hoạt động quản lý đất đai, người quản lý đã làm trái với các quy định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nhiệm vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai. Do đó, họ phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của mình.
- Thiếu trách nhiệm trọng quản lý đất đai để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai. Cán bộ, công chức Nhà nước hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và có nhiệm vụ nhất định trong quản lý Nhà nước và như vậy nếu họ thiếu trách nhiệm trọng công việc của mình thì đương nhiên họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
- Có hành vi khác gây thiệt hại đối với tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Trên đây chính là những dấu hiệu chung nhất về hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người quản lý. Những cán bộ, công chức có những hành vi trên sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật. Nhưng cụ thể đối tượng bị xử lý vi phạm là ai? Điều 166 Nghị định 181 đã quy định cụ thể về đối tượng bị xử lý vi phạm:
- Người đứng đầu tổ chức, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
- Cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai.
- Người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của tổ chức được Nhà nước giao để quản lý trong các trường hợp sau mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai đối với đất được giao để quản lý:
+ Tổ chức được giao quản lý các công trình công cộng mà Nhà nước giao đất để quản lý mà không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT).
+ Tổ chức phát triển quỹ đất được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Hệ thống tổ chức của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức quản lý đất đai được thiết lập theo một mô hình thống nhất hợp lý với sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của người đứng đầu tổ chức, thủ trưởng cơ quan và các cán bộ, công chức dưới quyền. Bất kể là thủ trưởng hay nhân viên mà có hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm minh. Hơn nữa, cán bộ lãnh đạo phải chịu trách nhiệm liên đới về hành vi vi phạm pháp luật của công chức thuộc quyền quản lý. Vì vậy pháp luật đất đai cần quy định cụ thể hơn nữa về vấn đề chịu trách nhiệm liên đới giữa người lãnh đạo và cán bộ, công chức dưới quyền để tăng sự giám sát lẫn nhau, nâng cao trách nhiệm của người lãnh đạo trong quá trình điều hành công việc.
1.3. Các hành vi vi phạm của người quản lý đất đai và biện pháp xử lý
Trong những năm qua, Nhà nước ta đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai trong đó có chế định về xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai. Để khắc phục tình trạng yếu kém trong quản lý đất đai, chống tiêu cực, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác của cán bộ, công chức có thẩm quyền trong quản lý Nhà nước về đất đai, Luật đất đai 2003 đã quy định cụ thể, chi tiết những hành vi vi phạm của người quản lý đất đai và biện pháp xử lý. Nếu như ở Luật đất đai 1993 chỉ quy định duy nhất ở Điều 86 về xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai thì nay Luật đất đai 2003 và Nghị định 181 về thi hành luật đất đai đã quy định chi tiết, cụ thể hơn nhiều.
Hệ thống cơ quan quản lý đất đai ngày càng được kiện toàn với sự xuất hiện của cơ quan, tổ chức mới. Mỗi cơ quan, tổ chức, mỗi cán bộ quản lý mới được đảm nhiệm chức trách riêng và kéo theo đó hành vi vi phạm của người quản lý đất đai cũng rất đa dạng và phức tạp. Nghị định 181 đã dành riêng Mục 2 Chương XIII quy định về các hành vi vi phạm và hình thức xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai. Đó là những hành vi sau:
1.3.1. Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc giới địa giới hành chính.
(Điều 169)
Vi phạm về hồ sơ và mốc địa giới hành chính bao gồm các hành vi sau: Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính; cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa.
Với những hành vi trên hình thức trách nhiệm kỷ luật được áp dụng là: có hành vi làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì hạ ngạch. Có hành vi cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch; tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc thôi việc.
1.3.2. Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
(Điều 170)
Vi phạm quy định về quy hoạch sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:
Không công bố hoặc chậm công bố quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt; không công bố hoặc chậm công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất; làm mất, làm sai lệch bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Nếu có hành vi trên do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức.
Cắm mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất chi tiết sai vị trí trên thực địa; để xảy ra việc xây dựng, đầu tư bất động sản trái quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết trong khu vực đất phải thu hồi để thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt. Có hành vi này do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách hoặc cảnh cáo, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức; tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc.
1.3.3. Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
(Điều 171)
Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm những hành vi sau:
Nếu có hành vi giao đất, giao lại đất, cho thuê đất không đúng vị trí và diện tích đất trên thực địa do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức, tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc.
Hành vi giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt. Nếu có hành vi này do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ ngạch hoặc cách chức; do cố ý thì bị cách chức; tái phạm do cố ý thì bị buộc thôi việc.
1.3.4. Vi phạm quy định về thu hồi đất
(Điều 172)
Khi tiến hành thu hồi đất mà không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định của Luật đất đai; không công khai phương án bồi thường, tái định cư do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo, cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch.
Nếu có hành vi thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường cho người có đất bị thu hồi; làm sai lệch hồ sơ thu đất; xác định sai vị trí diện tích đất bị thu hồi trên thực địa do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách hoặc cảnh cáo, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; cố ý thị bị hạ ngạch hoặc cách chức, tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc.
Việc thu hồi đất không đúng thẩm quyền; không đúng đối tượng; không đúng với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ ngạch; cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức, tái phạm do cố ý thì bị buộc thôi việc.
1.3.5. Vi phạm quy định về trưng dụng đất
(Điều 173)
Trường hợp thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, thời hạn bồi thường cho người có đất bị trưng dụng do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương, tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức.
Nếu trưng dụng đất không đúng các trường hợp bị trưng dụng theo Luật đất đai do thiếu trách nhiệm thì bị hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch; tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc.
1.3.6. Vi phạm quy định về quản lý đất được Nhà nước giao để quản lý
(Điều 174)
Để xảy ra tình trạng người được pháp luật cho phép sử dụng đất tạm thời mà sử dụng sai mục đích thì bị khiển trách hoặc cảnh cáo; tái phạm thì bị hạ bậc lương.
Sử dụng đất sai mục đích thì bị cảnh cáo; tái phạm thì bị hạ ngạch hoặc cách chức.
Để đất bị lấn chiếm, bị thất thoát thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; tái phạm thì bị hạ ngạch hoặc cách chức.
1.3.7. Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất
(Điều 175)
Luật đất đai 2003 đã quy định rất cụ thể chỉ tiết về các hành vi vi phạm trong việc thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai. Bao gồm những hành vi sau: không nhận hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, không hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ, gây phiền hà đối với người nộp hồ sơ, nhận hồ sơ mà không ghi vào sổ theo dõi; tự đặt ra những thủ tục hành chính ngoài quy định gây phiền hà đối với người xin làm các thủ tục hành chính; từ chối hoặc không thực hiện thủ tục hành chính mà theo quy định của pháp luật đã đủ điều kiện để thực hiện….Và tương ứng với mỗi hành vi vi phạm, mức độ lỗi mà phải chịu những mức kỷ luật nặng hay nhẹ.
Ngoài những hình thức kỷ luật trên người có các hành vi vi phạm còn phải bị áp dụng biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác. Và trong quá trình xem xét kỷ luật cán bộ, công chức mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự.
Với những quy định của pháp luật đất đai về xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai về cơ bản đã tạo ra hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, giải quyết tốt các mối quan hệ đất đai, bước đầu đáp ứng được cho công tác xử lý vi phạm. Tuy nhiên, pháp luật đất đai hiện hành vẫn bộc lộ một số tồn tại chủ yếu như: chưa quy định cụ thể trách nhiệm pháp lý liên đới của công chức lãnh đạo khi công chức thuộc quyền vi phạm. Về trách nhiệm hình sự của công chức, mặc dù đã được quan tâm hoàn thiện trong những năm gần đây, tuy nhiên những quy định như: “đã bị xử phạt kỷ luật” hoặc “gây hậu quả nghiêm trọng” chưa được cụ thể hóa. Đồng thời, chế tài xử lý người quản lý đất đai có hành vi vi phạm pháp luật đất đai còn chưa đủ mạnh, tính răn đe chưa cao.
2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai
2.1. Thực trạng chung
Lĩnh vực quản lý đất đai vẫn là vấn đề bức xúc, phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo nhất hiện nay. Đó là nhận định của thanh tra Chính phủ qua đợt kiểm tra thực hiện Luật đất đai trong cả nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa tiến hành. Những hạn chế, yếu kém, sai phạm trong thi hành Luật đất đai nổi lên trong đợt kiểm tra vừa qua là về: công tác quản lý, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tiến triển chậm, hình thức lúng túng trong việc gắn kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn, quy hoạch “treo” còn khá phổ biến. Đặc biệt, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm, không đạt tiến độ đề ra và tồn tại nhiều sai phạm do địa phương không hiểu đúng và đầy đủ những quy định của Luật đất đai 2003. Các địa phương cũng thiếu kịp thời và kiên quyết trong việc thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm. Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư cũng có nhiều bất cập và sai phạm như giá đất bồi thường thấp hơn rất nhiều giá đất cùng loại trên thị trường, không bố trí hoặc bố trí không hợp lý khu tái định cư cho người dân có đất bị giải tỏa…Tình trạng khiếu kiện kéo dài, vượt cấp còn tiếp diễn là do chính quyền địa phương không chịu giải quyết. Theo thống kê chưa đầy đủ riêng sáu tháng đầu năm 2006 có 7254 lượt người kéo về trung ương khiếu kiện.
Trong đợt thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa qua, “các đoàn thanh tra đã tiếp nhận tới 17.480 đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, trong đó khiếu nại về bồi thường, giải phóng mặt bằng chiếm 70%, đòi lại đất cũ chiếm 6,8%, tố cáo cán bộ, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật đất đai chiếm 10%”( “Quản lý đất đai vẫn là vấn đề bức xúc” – www.thanhtra.gov.vn
). Trong đó, hai dạng vi phạm là chính quyền xã phường giao đất trái nguyên tắc và bồi thường giải phóng mặt bằng không thỏa đáng. Các dạng vi phạm trên chủ yếu xảy ra ở chính quyền cấp xã và cấp huyện, ở cấp tỉnh cũng có nhưng tỉ lệ ít hơn.
Điển hình là vụ án tham nhũng đất đai tại thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng và những sai phạm trong quản lý đất đai ở huyện đảo Phú Quốc. “Hiện tượng Đồ Sơn” không còn cá biệt. Tuy mức độ có thể khác nhau nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng không nơi nào không có hiện tượng tham nhũng về đất đai. Không nơi nào cán bộ có chức, có quyền không được giao đất với giá rẻ.
Dưới sức ép của dư luận và chủ trương đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý của Chính phủ, trong thời gian qua hàng loạt các vụ vi phạm về quản lý đất đai đã được đưa ra trước công luận:
Qua thanh tra, kiểm tra về quản lý đất đai trên đảo Phú Quốc đã phát hiện những sai phạm trên đảo trong thời gian qua là rất nghiêm trọng, mất mát nhiều cán bộ, gây dư luận và hậu quả xấu. Ngay sau khi phát hiện ra sai phạm Tỉnh ủy Kiên Giang đã chỉ đạo thu hồi 38 lô đất cấp cho cán bộ cấp tỉnh, huyện ở ấp Vũng Bầu, xã Cửa Cạn. Tỉnh đã xử lý 8 tổ chức cơ sở Đảng (4 khiển trách, 4 cảnh cáo); có 54 cán bộ Đảng viên bị kiểm điểm, trong đó 30 cán bộ Đảng viên bị kỷ luật bằng các hình thức: khiển trách 6, cảnh cáo 14, cách chức 7, khai trừ khỏi Đảng 3 người. Do vi phạm ở mức độ nghiêm trọng, cơ quan Công an đã khởi tố và bắt tạm giam 11 đối tượng là cán bộ huyện Phú Quốc.(“ Tỉnh ủy Kiên giang: Sai phạm đất đai ở Phú Quốc là rất nghiêm trọng” – Báo Tuổi Trẻ:
)
Vụ tham nhũng đất đai ở Đồ Sơn được xác định là một trong 10 vụ tham nhũng đất đai nổi cộm thời gian qua. Hàng chục cơ quan báo chí đã lên tiếng mạnh mẽ về vụ tham nhũng này và cách xử sự như đùa của Tòa án nhân dân Hải Phòng, sự can thiệp quá sâu của UBND thành phố Hải Phòng. Bản án sau khi tuyên đã khiến nhiều cơ quan tố tụng trung ương phải xem xét lại vấn đề, nhận định có sai sót trong xét xử. Ngày 09/10/2006, Toà án nhân dân tối cao mở phiên phúc thẩm, tuyên huỷ án sơ thẩm, điều tra lại từ đầu. Bộ Công an vừa kết thúc điều tra vụ tiêu cực đất đại tại Đồ Sơn. Cựu giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng Chu Minh Tuấn và 8 quan chức bị đề nghị truy tố về các tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả ngiêm trọng.
Tại Vĩnh Phúc, vừa qua Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Đảo, trong vụ cấp 323 lô đất trái pháp luật tại xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo( “Vĩnh Phúc: bắt tạm giam trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Tam Đảo – Báo Tuổi Trẻ:
).
Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc vừa đề xuất thường trực Tỉnh ủy xem xét xử lý kỷ luật đối với Phó bí thư Thường trực thị ủy Phúc Yên do liên quan đến việc chia chác đất giãn dân ở khu ao Tháp Miếu 3 và khu ao lò gạch Hợp Tiến, thị trấn Phúc Yên cũ. Có đến 40 lô đất không được cấp đúng đối tượng và tiêu chuẩn.( “Vĩnh Phúc: Đề xuất kỷ luật Phó Bí thư Thị ủy Phúc Yên – Báo tuổi trẻ -
)
Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra vụ án xét xử sơ thẩm vụ án “xẻ đất rừng làm trang trại” với 10 bị cáo bị truy tố về các tội : tham ô tài sản Xã hội chủ nghĩa; lợi dụng chức vụ , quyền hạn trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chủ tịch xã Ngọc Thanh đã lấy 1.328m2 đất công chia thành ba suất cho hai con trai và con dâu đứng tên (trong đó có một con trai đang là học sinh). Cán bộ địa chính xã chiếm ba suất với tổng diện tích 10.312m2 đất (do bản thân, vợ và con trai đứng tên). Ủy viên hội đồng xét cấp đất xã cũng tranh thủ lấy 6.557m2 đất và cho con trai đứng tên.
Tại Nghệ An, cơ quan điều tra tỉnh Nghệ An vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường Thành phố Vinh về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Lợi dụng chức vụ của mình trưởng Phòng Tài nguyên – Môi trường Vinh đã đề nghị UBND thành phố Vinh cấp hàng loạt sổ đỏ sai quy định, gây ra dư luận bức xúc trong nhân dân.( “Khởi tố trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường thành phố Vinh” – www.thanhtra.gov
)
Ngày 07/11/2006, Viện kiểm sát tỉnh Nghệ An đã phê chuẩn quyết định khởi tố 6 bị can trong vụ cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực đất đai và sử dụng ngân sách tại Vinh Tân, Hưng Lộc thuộc thành phố Vinh. 6 cán bộ quản lý này đã liên kết nhiều năm, tự ý bán gần 30.000 m2 đất sai thẩm quyền( “Khởi tố 6 bị can tham nhũng đất đai tại thành phố Vinh” – Báo Tuổi Trẻ:
)
Tại Hà Nội, năm 2006 thanh tra thành phố đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 1.147 m2 đất, hơn 5,6 tỷ đồng; trả lại cho dân 700 m2 đất và 316 m2 nhà; khôi phục quyền lợi kinh tế của dân hơn 1,3 tỷ đồng; xử lý kỷ luật 69 cán bộ và chuyển sang cơ quan điều tra 3 vụ.
Tuy nhiên, các vụ việc đã thanh tra, kiểm tra và xử lý được chỉ là con số rất nhỏ so với thực tế những vi phạm về quản lý đất đai trong thời gian qua. Công tác xử lý vi phạm hiện nay rơi vào tình trạng cứ thanh tra, kiểm tra nhưng rồi các kết luận thanh tra, kiểm tra lại không được thực hiện nghiêm túc, những người sai phạm vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Một số vụ việc nghiêm trọng đáng lẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng lại được xử lý chiếu cố, giảm nhẹ. Tiêu biểu cho sai phạm này là bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng về vụ vi phạm pháp luật đất đai của một số quan chức. Bản án tuyên phạt cảnh cáo 3 bị cáo đã làm dư luận báo chí và quần chúng nhân dân phản ứng rất gay gắt. Sự việc UBND thành phố Hải Phòng đã 2 lần có văn bản gửi VKSND tối cao đề nghị miễn truy tố cho một số quan chức liên quan đến vụ án tiêu cực đất đai Đồ Sơn là biểu hiện cho sự bao che cho hành vi vi phạm pháp luật của các quan chức. Một ví dụ nữa đó là : Phó bí thư Đảng ủy chỉ đạo chủ tịch xã Phước Thể, Tuy Phong, Bình Thuận bán hàng chục lô đất đất đai beo ngoài quy hoạch với số tiền lên tới 141 triệu đồng để ngoài sổ sách, sử dụng không đúng mục đích và thiếu công khai. Thế nhưng, hơn 1 năm nay ông chỉ bị cảnh cáo về Đảng sau đó giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã. Hàng loạt các vụ việc khác cũng đang rơi vào tình trạng chìm trong im lặng, chờ xem xét làm nhân dân vô cùng bức xúc.
2.2. Các vi phạm điển hình của người quản lý đất đai
2.2.1. Vi phạm trong bồi thường giải phóng mặt bằng
Để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đáp ứng cho sự chuyển mình của nền kinh tế, việc chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất để xây dựng các công trình giao thông, các dự án kinh tế, văn hóa, xã hội đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Kéo theo đó là vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng cho những hộ gia đình bị thu hồi đất. Hiện nay, ngày càng có nhiều khiếu kiện về đất đai, nhất là vấn đề đất bị thu hồi nhưng không được đền bù thỏa đáng, trong lúc đó các quan chức thì được giao đất với giá rẻ. Dư luận thường cho rằng, ai bị thu hồi đất là “mạt vận”, ai được giao đất hoặc được mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước là “trúng số độc đắc”.
Trong đợt kiểm tra việc thực hiện Luật đất đai của Bộ Tài nguyên - Môi trường vừa tiến hành, các đoàn thanh tra đã tiếp nhận tới 17.480 đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong đó khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng chiếm hơn 70%( “Quản lý đất đai vẫn là vấn đề bức xúc” – www.thanhtra.gov
).Tại Hà Nội, 80% số vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến giải phóng mặt bằng.( “Hà Nội: 80% số vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến giải phóng mặt bằng, đất đai” – Theo thông tấn xã Việt nam
)
Việc xây dựng các quy hoạch vẫn có sự mập mờ, không rõ ràng, không thông báo một cách công khai cho người dân biết. Việc lựa chọn nơi tiến hành dự án chưa thực sự xem xét tới quyền lợi chính đáng của người dân.
Hiện nay, giá đền bù quá thấp và sự không công bằng của cơ quan chức năng trong việc chi trả tiền đền bù làm người dân vô cùng bức xúc. Có nơi giá đền bù chỉ bằng 1/10 giá thị trường. Hiện tượng những lô đất có điều kiện giống nhau nhưng giá đền bù lại chênh lệch quá lớn. Ví dụ ở huyện Cai Lậy, Tiền Giang có trường hợp cùng một khu vực, một loại đất dọc quốc lộ 1A, hai hộ ở cạnh nhau nhưng người được bồi thường 2,5 triệu đ/m2, còn người chỉ được 210.000 đ/m2. Thực trạng “một quyết định, hai đơn giá đất” rất phổ biến. Tiêu biểu là vụ dự án nâng cấp quốc lộ 2, đoạn Nội Bài – Vĩnh yên. Theo quyết định về đền bù, giá đất đoạn từ ngã ba chợ Đám đến hết cầu Tiền Châu có giá đền bù là 3 triệu còn địa bàn xã Đạo Đức liền kề chỉ được đền bù với mức giá 2 triệu/m2. Song khi nhận tiền đền bù thì các hộ này chỉ nhận được tiền đền bù với mức giá 2 triệu/m2. Hộ ông Nguyễn Quốc Hòa, ngoài số đất bị thu hồi được bồi thường thì ban giải phóng mặt bằng còn thu thêm hơn 90 m2 đất mà không đền bù.( “Huyện chưa sâu sát với dân, chủ đầu tư muốn nhanh chóng, chỉ có dân là thiệt”-
)
Một hiện tượng nữa cũng đáng lên án là cán bộ câu kết với người dân thuộc diện được đền bù, giải tỏa để khai tăng, khai khống diện tích đất được bồi thường để “móc túi Nhà nước” ăn chia nhau. Cụ thể, trong việc đền bù giải tỏa lô đất của ông Lê Bửu, đường Hùng Vương, tại khối phố 7, phường An Sơn, thị xã Tam Kỳ đã phát hiện ra tổng diện tích đất của ông Bửu có gần 2.178 m2 ao cá, hơn 274 m2 nhà ở và sân thì còn lại vườn cây ăn quả khoảng 698 m2. Tuy vậy, mảnh vườn lại được xác định có 1.073 cây, trong đó chiếm gần một nửa là cây ăn quả lâu năm, tán rộng…ngoài ra chưa kể đến 39 mộ đất. Nhẩm tính, trong phạm vi chưa đầy 2 m2, có đến 3 cây ăn quả lâu năm.( “Quảng Nam: nhiều sai phạm trong đền bù giải tỏa” – www.thanhtra.gov
)
Khi tiến hành giải phóng mặt bằng, một số cán bộ quản lý đất đai câu kết với nhau cố tình thu hồi diện tích đất lớn hơn quy định để chia chác. Trong dự án khu công nghệ cao quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2002, Chính phủ cho phép Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ Quyết định 989 để thu hồi 804 ha và sau đó UBND thành phố ký quyết định 2666 thu hồi đúng diện tích nói trên. Tuy nhiên, đến ngày 18/7/2003, thành phố lại ra tiếp quyết định 2717 thu hồi 7 ha, ngày 19/5/2004 lại ký tiếp quyết định 2193 thu hồi tiếp 102 ha. Cả 3 lần UBND thành phố đã ký quyết định thu hồi 913 ha vào nhiều thời điểm khác nhau khiến cho người dân đã làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xong lại phải đón nhận quyết định giải tỏa.( “Thành phố Hồ Chí Minh: nóng bỏng chuyện giải tỏa” - www.thanhtra.gov
)
Khoản 3 Điều 42 Luật đất đai 2003 quy định:
“Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.
Tuy nhiên, trên thực tế vi phạm về thực hiện tái định cư cho các hộ gia đình trong diện bị giải tỏa đang bị vi phạm một cách nghiêm trọng. Cán bộ thờ ơ, chưa sâu sát với dân, chủ đầu tư cũng nhanh chóng lấy đất của dân để thi công mà không có dự án tái định cư phù hợp để dân ổn định cuộc sống. Thời hạn cưỡng chế quá ngắn, chính quyền buộc người dân di dời trong khi họ vẫn chưa biết đi đâu, về đâu. Nhiều nơi chính quyền còn áp dụng quy trình ngược: giải tỏa trước rồi đền bù, tái định cư sau. Trong dự án khu nhà ở Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, “chưa xong thỏa thuận đền bù nhà dân đã thành bình địa”. Tất cả nhà, vườn của 27 hộ dân đang trong giai đoạn khiếu nại ở đây đã bị san
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LDOCS (94).doc