Khóa luận Các tập đoàn xuyên quốc gia và vai trò của chúng trong thương mại quốc tế và vấn đề đối với Việt Nam

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Chơng 1: Giới thiệu chung về công ty xuyên quốc gia 4

1.1. Khái niệm công ty xuyên quốc gia 4

1.2. Nguồn gốc và sự phát triển của công ty xuyên quốc gia 10

 1.2.1. Nguồn gốc của công ty xuyên quốc gia 10

 1.2.2. Sự phát triển của công ty xuyên quốc gia 19

1.3. Bản chất và đặc trưng của các công ty xuyên quốc gia 23

1.3.1. Bản chất của công ty xuyên quốc gia 23

1.3.2. Đặc trưng của công ty xuyên quốc gia 25

1.4. Tổ chức và thể chế quản lý của công ty xuyên quốc gia 29

1.4.1. Tổ chức hoạt động 29

1.4.2. Thể chế quản lý 34

Chơng2.Vai trò của công ty xuyên quốc gia trong thương mại quốc tế 41

2.1. Thực trạng của các công ty xuyên quốc gia 41

2.2. Các công ty xuyên quốc gia với việc thúc đẩy thương mại quốc tế 47

2.2.1. Thương mại nội bộ giữa các chi nhánh trong công ty xuyên quốc gia 48

2.2.2. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các nước 50

2.3. Các công ty xuyên quốc gia tác động thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế 58

2.3.1. Sự thay đổi trong cơ cấu hàng hoá 58

2.3.2. Sự thay đổi trong cơ cấu đối tác 64

2.4. Các công ty xuyên quốc gia chi phối giá cả trong thương mại quốc tế 68

Chương 3 Một số vấn đề cho Việt Nam đợc rút ra từ việc nghiên cứu vai trò của công ty xuyên quốc gia trong thơng mại quốc tế. 72

3.1. Tác động của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế quốc dân Việt Nam 72

3.1.1. Tác động tích cực 72

3.1.2. Tác động tiêu cực 76

3.2. Thuận lợi và khó khăn hiện nay của Việt Nam trong việc thu hút các công ty xuyên quốc gia 78

3.2.1. Thuận lợi 78

3.2.2. Khó khăn 81

3.3. Một số gợi ý cho Việt Nam 85

Kết luận 90

Phụ lục 92

Tài liệu tham khảo 98

 

 

 

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5401 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các tập đoàn xuyên quốc gia và vai trò của chúng trong thương mại quốc tế và vấn đề đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật đã tăng cường hoạt động trong các ngành có hàm lượng khoa học cao, hình thành các tổ hợp công nghịêp – ngân hàng – xuất nhập khẩu – thiết bị kỹ thuật, có sức mạnh vô cùng lớn. Hướng bành trướng này của các công ty xuyên quốc gia vừa phù hợp với sự phát triển của thời đại khoa học – công nghệ, lại vừa tránh được những rủi ro, những mất mát thực tế nhờ hoạt động trên lĩnh vực tài chính, kỹ thuật. Với các hình thức sản xuất xuyên quốc gia, trên cơ sở chuyển giao cho các nước đang phát triển thực hiện một số công đoạn trong quy trình sản xuất, nhiều khi chúng đã giao cả chức năng hoạt động xuất nhập khẩu, chuyển giao kỹ thuật công nghệ và kinh doanh dịch vụ, tài chính cho các xí nghiệp chi nhánh để các xí nghiệp này thực hiện đối với các nước chủ nhà hoặc với những xí nghiệp chi nhánh của các nước khác cùng đóng tại đó. Điểm quan trọng nổi bật trong lĩnh vực đầu tư của thế giới nói chung, các công ty xuyên quốc gia là lựa chọn lĩnh vực đầu tư trên cơ sở chuyển từ đầu tư khai thác các nguồn lực tự nhiên sang công nghiệp chế tạo và dịch vụ. Trong lĩnh vực sản xuất, có sự chuyển dịch các ngành có hàm lượng lao động cao từ những nước phát triển sang các nước khác trong đó đặc biệt chú ý tới các nước đang phát triển. Nhiều nước đang phát triển bắt đầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những ngành đòi hỏi sử dụng lao động có trình độ cao. Theo các chuyên gia ngân hàng thế giới, cùng với đầu tư và nhiều yếu tố khác, triển vọng của các nước đang phát triển giai đoạn 1998-2006 sẽ sáng sủa hơn. Nổi bật như Trung Quốc, Papua New Guinea, các nước Đông Nam Á và một số nước khác trong khu vực đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục phát triển, GDP tăng trưởng nhanh (khoảng 7,9%/năm), thu nhập đầu người tăng (khoảng 6,9%/năm). Nhịp độ bắt rễ vào nền kinh tế thế giới của nhóm nớc này là 2,2%/năm. Với quá trình xâm nhập của công ty xuyên quốc gia vào các nước đang phát triển, góp phần làm cho phân công lao động quốc tế rõ ràng, hiệu quả hơn và cũng tạo điều kiện cho nhiều quốc gia đang phát triển chuyên môn hoá sản xuất đối với nhiều mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh có hàm lượng khoa học cao, cũng như các hàng hoá chứa đựng nhiều lao động, tài nguyên. Với hình thức liên doanh mà các công ty xuyên quốc gia thực hiện để bành trướng quốc tế, một mặt nó tạo ra khả năng khai thác tiềm lực của nước chủ nhà, các nhân tố rủi ro như không am hiểu thị trường, không nắm hết những đối thủ cạnh tranh của nước chủ nhà cũng như các công ty nước ngoài tại đó có thể được hạn chế và có nhiều thuận lợi về mặt tuyển dụng nhân công, về tài chính, cung ứng nguyên vật liệu cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm... Mặt khác, nó còn tạo ra những nhân tố thực hiện sự hoà nhập quốc tế của các nền kinh tế đang phát triển, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau, làm tăng tính thống nhất của nền kinh tế thế giới còn đầy mâu thuẫn. Đồng thời nó cũng góp phần nhân lên tiềm lực khoa học – kỹ thuật của các nước đang phát triển, từ các nguồn vật chất đến các nguồn tri thức và kinh nghiệm, cả về chiến lược dài hạn và về tổ chức tiến hành, cả ở tầm vĩ mô của quốc gia và ở tầm vĩ mô của từng doanh nghiệp. Nhờ sự liên kết lực lượng lao động của các nước khác nhau với những yêu cầu chung đó, các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò quan trọng trong quốc tế hoá thị trường lao động và mở rộng những tiêu chuẩn quốc tế tại những nước đang phát triển. Việc di chuyển lao động trong nội bộ các công ty quốc tế cũng tạo điều kiện thức đẩy quá trình này, trước hết là việc phân bổ các nhân viên thiết kế – kỹ thuật tay nghề cao và cán bộ quản lý. Chính sự liên kết đó phần nào sẽ thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc, kích thích các luồng và các dạng giao lưu, làm cho con người ở các nước hiểu biết nhau hơn, nắm được tình hình ở mọi nơi trên thế giới và có thể góp phần thúc đẩy, tác động nhanh chóng đến mọi sự kiện. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới của các nước đang phát triển, tuy số lượng các hiệp định đa phương cho đến nay còn ít, nhưng việc ký kết các hiệp định đa phương giữa các nước đang phát triển với nhau đang tăng lên. Trong đó nhân tố hàng đầu thực thi các hiệp định trên là các công ty xuyên quốc gia. Tất cả tình hình trên đã làm cho sự tham gia của các nước đang phát triển vào nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn. Và cũng trong quá trình tham gia hội nhập, nhiều nước đang phát triển đã thành công trong việc phát triển các tập xuyên quốc gia của mình. Các công ty xuyên quốc gia áp dụng những điều kiện lao động cải thiện hơn trước, mức lương cao hơn vào các nước đang phát triển. Bằng cách đó, chính các công ty xuyên quốc gia này đã tạo ra sức ép buộc nhiều quốc gia đang phát triển phải thích ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu về xã hội và môi trường. Hơn nữa, với hình thức cổ truyền của các nhánh công ty xuyên quốc gia là thuê lao động của nước chủ nhà hoặc ở thị trường lao động lân cận, đã tạo việc làm cho một bộ phận lao động thất nghiệp tại các nước đang phát triển này. Thị trường lao động mà các công ty xuyên quốc gia sử dụng đã làm cho quy mô và cơ cấu lao động theo hướng quốc tế hoá ngày càng tăng. Về cơ cấu lao động, các công ty xuyên quốc gia sử dụng chủ yếu lao động giản đơn tại chỗ và nếu có qua đào tạo thì chỉ một thời gian rất ngắn để có thể đáp ứng đợc những động tác có tính chất kỹ thuật về một mặt chuyên môn hẹp (tỷ lệ này chiếm tới 90% lao động và chủ yếu tại các nớc đang phát triển). Việc tuyển bộ phận lao động kỹ thuật và quản lý thì có sự chọn lọc cao ở nước sở tại với một tỷ lệ nhất định để giúp cho việc quản lý, sản xuất của xí nghiệp chi nhánh được dễ dàng, đồng thời tuyển lao động từ nước khác tới, sử dụng lao động hợp đồng. Tóm lại, các công ty xuyên quốc gia đang không ngừng mở rộng quy mô xuyên quốc gia, nâng cao tỷ lệ hoạt động quốc tế của tư bản, lao động và các nguồn lực khác, duy trì và nâng cao quyền lực kiểm soát đối với các lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển, đặc biệt là lĩnh vực tài chính, lao động, công nghệ và các lĩnh vực dịch vụ khác. Nói một cách khác, các công ty xuyên quốc gia đang trên đà phát triển mạnh, chi phối các lĩnh của nền kinh tế thế giới. 2.2. Các công ty xuyên quốc gia với việc thúc đẩy thơng mại quốc tế Các công ty xuyên quốc gia là chủ thể quan trọng trong thương mại quốc tế. Hiện tại chưa có nhiều dữ liệu để có thể đưa ra một con số chính xác về thị phần của các công ty xuyên quốc gia trên thị trường toàn cầu. Chỉ đơn cử tại Mỹ, các công ty xuyên quốc gia cả trong nước và nước ngoài chiếm khoảng 3/4 tổng xuất khẩu năm 1998, hơn 2/3 trong số đó là từ các hoạt động xuất khẩu giữa các công ty trong nội bộ hệ thống công ty xuyên quốc gia. Nếu số liệu từ Mỹ có thể mở rộng ra cả thế giới thì các công ty xuyên quốc gia có thể chiếm từ 2/3 đến 3/4 tổng xuất khẩu của thế giới và trên 1/3 tổng xuất khẩu của thế giới có thể được thực hiện thông qua các trao đổi thương mại giữa các công ty con trong cùng hệ thống.Với số lợng hàng trăm ngàn chi nhánh cắm sâu vào nền kinh tế thế giới, các công ty xuyên quốc gia đã tạo ra một hệ thống mạng lưới bao trùm trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá. Có thể nói không một khâu nào của quá trình lưu thông hàng hoá thế giới lại không có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của các công ty xuyên quốc gia. Dới sự tác động của các công ty xuyên quốc gia, hầu như mọi sản phẩm của thế giới bằng những kênh khác nhau được thu hút vào quá trình lưu thông. Cùng với những sản phẩm hàng hóa thông thường mang tính chất truyền thống thì thế giới hàng hoá ngày càng đợc bổ sung thêm những loại hàng hoá đặc biệt với những phương thức lưu thông khác nhau. 2.2.1. Thương mại nội bộ giữa các chi nhánh trong công ty xuyên quốc gia Bản thân các công ty xuyên quốc gia đã là một thị trường rộng lớn cho các giao dịch thương mại nội bộ. Thị trường này mở ra chỉ dành riêng cho các công ty mẹ và công ty chi nhánh. Mỗi một công ty xuyên quốc gia đều có ba loại xuất khẩu hàng hoá cơ bản. Đó là hàng hoá từ công ty mẹ chuyển cho công ty con, hàng từ công ty con chuyển cho công ty mẹ và hàng hoá trao đổi nội bộ giữa các công ty con ở các nước khác nhau nhưng trong cùng một tập đoàn xuyên quốc gia. Theo đánh giá của UNCTAD năm 1999, thương mại nội bộ từ công ty mẹ chuyển cho công ty con chiếm khoảng 1/4 xuất khẩu của Nhật và của Mỹ. Đối với các công ty con của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ, nhập khẩu từ công ty mẹ chiếm hơn 80% tổng nhập khẩu từ Mỹ của các công ty này. Hoạt động thương mại nội bộ giữa các công ty trong cùng một hệ thống như vậy tạo điều kiện cho các chi nhánh tiếp cận với công nghệ và bí quyết của riêng hệ thống đó. Thương mại nội bộ giữa các chi nhánh ngày càng tăng thông qua việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và định hướng tiêu dùng ở các nước chủ nhà. Sự chuyển dịch cơ cấu này cũng được phản ánh trong xu hướng xuất khẩu của các công ty chi nhánh. Các nước chủ nhà đang phát triển tăng lên, thị trường nội địa trở nên hấp dẫn hơn, chi phí nội địa cũng tăng cao, các công ty chi nhánh đã nghĩ đến việc giảm tỷ lệ xuất khẩu ra ngoài hệ thống. Ví dụ như ở các nước Đông Á có nền kinh tế phát triển năng động, trong những năm 90, xuất khẩu của các công ty chi nhánh ra ngoài mạng lưới đã giảm đi và thay vào đó là tăng cường xuất khẩu trong thị trường nội bộ. Trong các công ty xuyên quốc gia, hoạt động thương mại nội bộ với hoạt động nghiên cứu và triển khai có mối quan hệ mật thiết với nhau bởi vì việc nhanh chóng chuyển giao công nghệ cũng đồng nghĩa với việc giá trị giao dịch tăng cao. Ví dụ, ngành công nghiệp dược phẩm năm 1999 sử dụng 12% chi phí sản xuất cho hoạt động nghiên cứu và triển khai. Kết quả là gần 95% giao dịch thương mại quốc tế của ngành này là thông qua hệ thống thương mại nội bộ. Các quốc gia có hoặc có thể có công nghệ cao và đồng bộ hơn thường có nhiều cơ hội tăng khả năng xuất khẩu thông qua việc liên kết chặt chẽ với mạng lới công ty xuyên quốc gia. Các công ty xuyên quốc gia cũng giữ một vai trò to lớn trong thương mại dịch vụ. Trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, dịch vụ đang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng hơn trong nền kinh tế các nước, đặc biệt là ở các nước phát triển. Tiềm năng xuất khẩu dịch vụ qua biên giới tăng mạnh nhờ những công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực viễn thông và kết nối internet. Chính những công nghệ này thúc đẩy khả năng thương mại của dịch vụ có hàm lượng thông tin cao bao gồm cả hoạt động nghiên cứu và phát triển, dịch vụ bán hàng, marketing... Đây chính là những lĩnh vực mà các công ty xuyên quốc gia chiếm vị trí độc tôn. Vai trò của các chi nhánh ở nước ngoài trong thị trường nội bộ là rất quan trọng và vai trò này ngày càng tăng do xu hớng toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Với mạng lới chi nhánh rộng khắp trên toàn thế giới, các thông tin về thị trường, nhu cầu tiêu dùng... được các công ty xuyên quốc gia nắm bắt rất kịp thời và xử lý nhanh chóng. Do đó, các chi nhánh có khả năng ứng phó với mọi điều kiện kinh doanh, tiêu thụ quốc tế liên tục biến đổi. Các công ty chi nhánh trong hệ thống công ty xuyên quốc gia có lợi thế tiềm năng vô cùng to lớn so với các công ty nội địa của nước chủ nhà trên thị trường quốc tế. Các công ty này có khả năng xuất khẩu được nhiều hàng hoá cùng loại hơn các công ty nội địa. Bởi vì các công ty con là một phần trong hệ thống công ty xuyên quốc gia, do đó chúng có thể sử dụng mạng lới phân phối tự nhiên của hệ thống hoặc khai thác triệt để mối quan hệ giữa công ty mẹ với các đối tác. Các công ty mẹ luôn quan hệ chặt chẽ với người mua ở nước nhập khẩu. Đây chính là mối liên kết vô cùng quan trọng để có thể khai thác các đơn đặt hàng có hàm lượng công nghệ cao theo yêu cầu của khách. Các công ty con cũng có thể giảm chi phí kinh doanh, đồng thời có thêm lợi thế về marketing trong xuất khẩu hơn các công ty nội địa. Chúng có thể dễ dàng củng cố thương hiệu do có những điều kiện thuận lợi về vận tải, marketing, tài chính và kênh phân phối ở nước ngoài. Ngoài ra, trong giai đoạn hiện nay, ở các nớc tư bản phát triển, quá trình tích tụ, tập trung tư bản và phát triển công nghiệp diễn ra mạnh mẽ đã tạo ra một khối lợng lớn tư bản thừa, làm xuất hiện nhu cầu mở rộng thị trờng đầu tư sang các nước. Chính các công ty chi nhánh đã tiếp nhận khối lượng tư bản thừa này từ các công ty mẹ nhằm mở rộng thị trường theo chiều rộng, nhất là có thêm được những thị trường ít “khó tính” trong số các nước đang phát triển. Điều này cũng lý giải cho việc thương mại nội bộ giữa các công ty trong cùng một hệ thống công ty xuyên quốc gia ngày càng tăng. 2.2.2. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các nớc Các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi dào, lực lượng lao động rẻ... nhưng còn ở trình độ kỹ thuật lạc hậu. Để khai thác những tài nguyên đó, họ phải liên kết, hợp tác với tư bản nước ngoài. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia thiết lập các chi nhánh, khai thác các nguồn lực của các quốc gia đang phát triển. Việc thiết lập hàng loạt các chi nhánh đã giúp các công ty xuyên quốc gia của các nước phát triển phát huy được ưu thế tư bản của mình, khai thác được lợi thế của từng nước, tránh được những kiểm soát gắt gao về bảo vệ môi trường, về cạnh tranh gay gắt do giá cả sức lao động ở chính quốc ngày càng cao, giảm bớt được chi phí vận chuyển... góp phần làm giảm giá thành sản phẩm. Sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia nước ngoài và sự thiết lập các chi nhánh của chúng ở các nước đang phát triển đã tạo cơ hội cho những nước này đẩy mạnh khả năng xuất khẩu hàng hoá, tiếp cận, mở rộng thị phần của mình trên thị trường quốc tế. Mô hình liên kết thương mại của các công ty xuyên quốc gia tại các nớc đang phát triển khá hoàn chỉnh. Đó chính là tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và cơ cấu tổ chức của các công ty xuyên quốc gia. Thương mại song phương giữa nước mẹ và nước chủ nhà phần lớn là xuất khẩu từ công ty mẹ cho các công ty con. Các công ty xuyên quốc gia mở rộng hoạt động đến quốc gia nào là khối lượng xuất khẩu của quốc gia đó tăng lên đáng kể. Việc sử dụng các chiến lược quốc tế hoá phức hợp hơn đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển mở rộng xuất khẩu, không chỉ với mạng lưới các công ty xuyên quốc gia mà còn cả với các công ty bên ngoài hệ thống trên thị trường quốc tế. Các công ty xuyên quốc gia thực hiện việc cắm nhánh ở các nước đang phát triển và giúp cho các nước chủ nhà dễ dàng tiếp cận với thị trường quốc tế hơn. Các công ty nội địa cũng được hởng lợi theo bởi chúng có thể tham gia vào mạng lưới của các công ty xuyên quốc gia thông qua các hợp đồng phụ và một số thoả thuận khác. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia giúp các nước chủ nhà sản xuất hướng vào xuất khẩu, góp phần tái cơ cấu nền công nghiệp, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của chính nước đó trên thị trường quốc tế. Thông qua việc bổ sung vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, các công ty xuyên quốc gia đã giúp cho các nước chủ nhà mở rộng xuất khẩu, tiếp cận với thị trường trong nước và khu vực. Nhờ các công ty xuyên quốc gia, các nước chủ nhà có cơ hội tiếp cận với những nguồn lực mới và thị trường nội bộ của hệ thống công ty xuyên quốc gia, qua đó bổ khuyết những thiếu hụt trong điều kiện riêng của từng quốc gia nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Do đó, các nước chủ nhà có thể mở rộng hoạt động xuất khẩu sang những lĩnh vực mới và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hiện tại. Các công ty xuyên quốc gia cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của nước chủ nhà tiếp cận với những thị trường rộng lớn của mình, tức cho phép các doanh nghiệp này tham gia vào thị trường nội bộ của tập đoàn. Đồng thời, các công ty xuyên quốc gia cho phép các doanh nghiệp đó tham gia những giao dịch thương mại với hệ thống khách hàng trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường toàn cầu của mình, từ đó giúp các doanh nghiệp này nâng cao tầm vóc, mở rộng quan hệ với các đối tác trên quy mô quốc tế. Ví dụ, trường hợp của công ty ENGTEC của Malaysia. Từ một nhà phân phối địa phương có quan hệ đối tác chặt chẽ với các công ty xuyên quốc gia lớn, thông qua hệ thống mạng lưới của các công ty xuyên quốc gia này, ENGTEC đã mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh và tự nâng mình lên thành một nhà phân phối có tầm vóc quốc tế. Ngoài ra, các doanh nghiệp của nước chủ nhà còn được hưởng lợi từ các hoạt động vận động hành lang của các công ty xuyên quốc gia ở chính nước đó cũng như ở các nước đối tác cạnh tranh. Các công ty xuyên quốc gia có tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Phần lớn các sản phẩm tinh vi, có hàm lượng công nghệ cao và được tiếp thị rộng rãi đều có xuất xứ từ các công ty này. Các công ty xuyên quốc gia lớn ở các nước công nghiệp phát triển đẩy mạnh xuất khẩu những hàng hoá phức tạp. Các công ty xuyên quốc gia từ các nước đang phát triển hoặc các công ty nhỏ hơn từ các nước công nghiệp xúc tiến xuất khẩu những hàng có hàm lượng công nghệ thấp hơn, tăng cường xuất khẩu trong khu vực. Có thể nói rằng các công ty xuyên quốc gia giữ một vai trò rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triển trong lĩnh vực xuất khẩu hàng chế tạo, tài nguyên, các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến. Đồng thời, vai trò của chúng cũng ngày càng tăng trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch. Tại các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài định hướng xuất khẩu tập trung vào các ngành dịch vụ đang thu đợc những kết quả rất đáng kể. Trong năm 1999, dịch vụ chiếm trên 50% GDP của các nước đang phát triển và 57% GDP của các nước phát triển. Năm 1999 chỉ có 12% giá trị các sản phẩm dịch vụ tham gia vào thương mại quốc tế so với 51% giá trị các sản phẩm hàng hoá. Các quốc gia ngày càng tăng cường khả năng xuất khẩu của mình thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin và giao tiếp hiện đại, tạo ra nhiều loại hình dịch vụ cho tất cả các thị trường. Các công ty xuyên quốc gia nâng cao khả năng cung cấp các sản phẩm xuất khẩu phù hợp với thị trường thế giới. Với mạng lưới kinh doanh toàn cầu, các công ty xuyên quốc gia nắm rõ nhu cầu về chủng loại và chất lượng sản phẩm. Thông qua hoạt động xuất khẩu của các chi nhánh, các công ty xuyên quốc gia giúp các nước chủ nhà có được những phương tiện hữu hiệu phục vụ cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới, nói cách khác là giúp cung trong nước đáp ứng được cầu của thế giới. Đó là điều mà các doanh nghiệp của các nước chủ nhà rất khó có thể tự có được hoặc để có thì phải trả chi phí vô cùng lớn. Với sự hỗ trợ đắc lực của các công ty xuyên quốc gia, khả năng cung cấp sản phẩm có chất lượng cao của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt và nhiều nhà sản xuất của nước này đã trở thành nhà cung cấp quốc tế. Tỷ trọng bán sản phẩm của Trung Quốc trong tổng lợng mua hàng của các công ty xuyên quốc gia Nhật đã tăng từ 35% năm 1995 lên 42% năm 2001. Do đời sống kinh tế xã hội của ngời dân trên toàn thế giới ngày càng tăng cao, người tiêu dùng một lần nữa lại đòi hỏi có sự đa dạng về sản phẩm đến gần như vô tận. Với các mô hình tổ chức quản lý đa dạng, các công ty xuyên quốc gia hoàn toàn có khả năng đáp ứng được tất cả những nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Để phục vụ nhu cầu về hàng đồng loại công ty xuyên quốc gia đã có những dây chuyền sản xuất hàng loạt. Đối với những nhu cầu quá đa dạng của ngời tiêu dùng, để có những mặt hàng hơi khác một chút, các công ty này đã có những tế bào sản xuất rất linh hoạt. Có thể nói rằng, các công ty xuyên quốc gia luôn có khả năng thích ứng rất cao đối với mọi thay đổi trong nhu cầu, thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng trên thị trường quốc tế. Đối với những mặt hàng truyền thống, hàng nguyên liệu và những hàng có hàm lượng công nghệ thấp, vai trò của các công ty xuyên quốc gia tiếp tục trở nên quan trọng hơn. Do tỷ trọng những mặt hàng này ngày càng giảm trên thị trường quốc tế nên với trình độ và năng lực cạnh tranh còn yếu, thương mại của các nước đang phát triển chủ yếu dựa trên những mặt hàng này sẽ bị thiệt hại đáng kể. Có thể lấy Châu Phi làm ví dụ. Thương mại của rất nhiều quốc gia của châu lục này phụ thuộc vào số lượng hạn chế các sản phẩm cơ bản. Trong tổng sản lượng xuất khẩu của Boswana năm 1999, kim cương chiếm 79%, trong khi đồng và niken chỉ chiếm có 5%. Còn ở Papua New Guinea, vàng và đồng cũng chiếm gần một nửa tổng lượng xuất khẩu của nước này năm 1999. Với cơ sở vật chất sản xuất cũng như trình độ marketing và mạng lới phân phối rộng khắp của mình, các công ty xuyên quốc gia có thể giúp các nước đang phát triển khai thác những mặt hàng này một cách chuyên môn hoá hơn. Trong ngành thuỷ sản, do yêu cầu ngày càng cao của thị trờng quốc tế, đặc biệt là ở các nước phát triển, với trình độ kỹ thuật và chuyên môn hoá trong sản xuất và chế biến, các công ty xuyên quốc gia không những nâng cao chất lợng hàng mà còn tìm thêm nguồn cung cấp mới từ các nước đang phát triển để phục vụ cho việc mở rộng thị trờng. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia tăng lên thông qua việc đầu tư thêm vốn và công nghệ cho các nước này tập trung theo hướng sản xuất hàng đông lạnh và vận chuyển, làm cho ngành công nghiệp này ở các nước đang phát triển ngày càng được chuyên môn hoá sâu hơn. Trong lĩnh vực khai thác, dầu khí là một trong những sản phẩm có ý nghĩa quan trọng, then chốt. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia đã tạo điều kiện cho một số quốc gia đang phát triển chưa tham gia có thể gia nhập vào thị trường xuất khẩu dầu thế giới. Trong khi đó, ở các nước xuất khẩu dầu truyền thống, ngành công nghiệp khai thác được tăng cường với công nghệ cao, phức tạp, giúp tạo ra nhiều giá trị tăng thêm hơn. Đối với các ngành công nghiệp khai khoáng khác, sự tăng cường cung cấp thông tin, công nghệ mới đã đem lại những chuyển biến đáng kể về lợi nhuận, tăng hiệu quả của các nguồn đầu tư. Sự chuyển biến này không chỉ làm cho các hoạt động khai khoáng được phát triển công nghệ chuyên sâu mà còn tái khẳng định sự cần thiết phải tồn tại các hình thức hợp tác đa dạng về công nghệ, điển hình là các công ty xuyên quốc gia. Trong một số trường hợp, đặc biệt là đối với các quốc gia mà đầu tư trong nước bị hạn chế bởi những căng thẳng về tài chính, các công ty xuyên quốc gia có thể giúp họ đẩy mạnh xuất khẩu thông qua việc tăng cường đầu tư vốn vào khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay nguồn lao động giá rẻ. Đây chính là vai trò lịch sử của các công ty xuyên quốc gia trong việc thúc đẩy xuất khẩu nguyên liệu thô, lao động bậc thấp của các nước đang phát triển. Các công ty xuyên quốc gia từ các nớc phát triển khuyến khích các nớc đang phát triển xuất khẩu những hàng hoá cần nhiều lao động. Đối với các nước có nhiều lao động với tay nghề bậc thấp hoặc bậc trung, việc tham gia gia công hàng xuất khẩu cho các công ty xuyên quốc gia lớn cũng là một cách hữu hiệu để thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nớc ngoài. Từ đó có thể đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ kỹ thuật cho công nhân, trình độ quản lý cho cán bộ, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế. Các công ty chi nhánh của công ty xuyên quốc gia có thể giúp nước chủ nhà đào tạo lực lượng lao động địa phương, cải tổ cơ cấu tổ chức và kỹ năng quản lý. Đây chính là những điều mà các nước chủ nhà đợc hưởng lợi, nó có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với những khoản thu nhập mà lực lợng lao động nói trên kiếm được. Ở các nước kém phát triển, thậm chí ngay cả việc vận hành sản xuất đơn giản nhất cũng phải được đào tạo khá kỹ lỡng. Do đó, các nước chủ nhà có thể lợi dụng cơ hội này để nâng cao trình độ lao động, cũng chính là tự tạo điều kiện nâng cao khả năng sản xuất những mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, từ đó nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, các công ty xuyên quốc gia còn cung cấp cho các nước chủ nhà nguồn vốn đầu tư cho sản xuất hướng về xuất khẩu, sản xuất theo công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trong thương mại quốc tế. Đây là việc đòi hỏi phải có vốn đầu tư cao, do đó sẽ rất khó khăn đối với các công ty ở các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi nếu không có sự hỗ trợ từ các tập đoàn lớn. Tác động rõ rệt và quan trọng nhất của các công ty xuyên quốc gia đối với thương mại của các nước đang phát triển thông qua chính sách chuyển giao công nghệ là việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật mang tính cách mạng hoá cao, giúp các nền kinh tế này có được “cái cốt vật chất” để cất cánh nền kinh tế. Cùng với sự xuất hiện của các công ty xuyên quốc gia, nền kinh tế của các nớc đang phát triển đã diễn ra sự dịch chuyển cơ bản cơ cấu kinh tế. Một loạt các ngành công nghiệp như khai khoáng, điện tử, ôtô đã ra đời và nhanh chóng vươn lên đủ khả năng cạnh tranh quốc tế. Nhờ đó mà th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12622.doc
Tài liệu liên quan