Khóa luận Các thể loại Báo chí chính luận nghệ thuật – Lý luận và thực tiễn

MỤC LỤC

 

Số TT Tiêu mục Trang

1 PHẦN MỘT: Lý luận chung về môn học các thể loại báo chí chính luận 1

2 I. Thể loại và thể loại báo chí 1

3 II. Ký văn học và ký báo chí 1

4 III. Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật 2

5 A. PHÓNG SỰ 2

6 I. Khái niệm về PS

7 1. Một số quan niệm

8 2. Khái niệm 3

9 II. Đặc điểm và đặc trưng của PS 3

10 1. Đặc điểm

11 2. Đặc trưng 3

12 III. Ngôn ngữ của PS 4

13 IV. Các dạng bài PS 4

14 B. KÝ CHÂN DUNG

15 I. Khái niệm và đặc điểm của Ký chân dung 4

16 II. Kết cấu của Ký chân dung 5

17 C. KÝ CHÍNH LUẬN 6

18 1. Khái niệm 6

19 2. Đặc trưng, đặc điểm của Ký chính luận

20 3. Kết cấu 7

21 4. Cách viết Ký chính luận 7

22 D. GHI NHANH 8

23 I. Khái niệm và đặc điểm của Ghi nhanh 8

24 1. Khái niệm

25 2. Đặc điểm 8

26 3. Các dạng bài Ghi nhanh 9

27 4. Kết cấu Ghi nhanh 9

28 5. Vai trò của cái tôi trong Ghi nhanh 9

29 E. CÂU CHUYỆN BÁO CHÍ 10

30 1. Khái niệm 10

31 2. Đặc điểm 10

32 PHẦN HAI: Sưu tầm các bài báo thuộc các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật 12

33 A. DẠNG BÀI KÝ CHÂN DUNG 12

34 1. Người linh mục chí cốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh 12

35 2. Mai Ka – Cô gái chụp ảnh 19

35 3. Trốn kiếp bị bạo hành thành gái bán thân 23

36 4. Thời gian không thể già nua 26

37 5. Gặp nữ thần sống duy nhất thế giới: Khi nữ thần sống không còn ngôi vị 31

38 6. Có một nhà thơ dưới chân chùa Phật tích 34

39 B. CÁC BÀI DẠNG KÝ CHÍNH LUẬN 37

40 1. Lời ru buồn sau đêm “ngủ thăm” 37

41 2. Những con voi đi cướp cơm người 39

42 3. Những mảnh đời lay lắt ở hành lang bệnh viện 43

43 4. Mua xe theo mệnh (P1): “Ông giời” làm khổ đại gia 46

44 C. CÁC BÀI DẠNG CÂU CHUYỆN BÁO CHÍ 48

45 1. Em là Tây, em không cần biết luật Việt Nam 48

46 2. Còn gì để nói 49

47 3. Vô trách nhiệm 50

48 4. Chỉ vì cái tên 51

49 C. MỘT SỐ DẠNG BÀI TIỂU PHẨM 52

50 1. Tố giác 52

51 2. Phỏng vấn nàng Bân 53

52 3. Hỏi chuyện lão Tôn 54

53 4. Nghẽn 55

54 MỤC LỤC 57

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6529 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các thể loại Báo chí chính luận nghệ thuật – Lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những hình ảnh về Hà Nội trong những ngõ nhỏ vào lúc 6 đến 8 giờ sáng, khi mà những người già thức dậy lọ mọ trong căn gác tối còn những người trẻ vẫn đang đẫy đà giấc ngủ. Bộ ảnh khiến người xem ngỡ ngàng bởi những quan sát tinh tế của người chụp. “Ảnh của Maika giống như chuyện cổ tích, những góc Hà Nội nhìn có thể thấy cái cũ nát đâu đó nhưng người ta vẫn thấy nó đẹp, lúc nào cũng như trong mơ”, có người đã nhận xét về ảnh Maika như vậy. Có người sửng sốt khi nhìn thấy một Hà Nội khác, một Hà Nội nhọc nhằn phía sau những tòa nhà, những phố phường phù hoa, những cửa hàng sáng ánh đèn và những con người trẻ sành điệu. Đáp lại, Maika nói “đây đều là những góc nhỏ rất thân quen của người Hà Nội, chỉ lùi vào 2-3 mét khỏi mặt đường phố cổ là cả một cuộc sống khác. Hà nội nó vốn thế rồi, chẳng cần cố phơi bày. Em thích lang thang những con ngõ này lắm, mọi thứ đều làm mình thấy có cảm xúc: sự cũ kĩ, sự nhếch nhác, đủ thứ mùi, đủ thứ người, đủ thứ cổ và khổ sở”. Có lẽ vì thích khám phá, nên mọi thứ qua ống kính của Maika đều chứa đựng cảm xúc như vậy. Ảnh của Maika còn là nhật ký cảm xúc của những chuyến đi. Maika đi nhiều, chủ yếu là đi du lịch bụi. Vì đi kiểu đó, cô có thể nhẩn nha cùng bạn bè và ngắm nghía thật chậm rãi. Hầu như năm nào cũng vậy, đến mùa này, Maika lại lóc cóc bắt xe lên Hà Giang. Rồi thì đi Campuchia, đi Tây Tạng, đi Huế, Đà Nẵng, Mộc Châu, Tây Bắc... Cô may mắn có những người bạn chung sở thích, đôi khi họ gặp nhau ở quán cafe nhỏ cạnh nhà thờ lớn, nơi ông bà chủ quán cũng là những người bạn và cùng nhau lên kế hoạch để đi. Đối với cô, đi du lịch là đi chơi, là để trải nghiệm, để làm giàu có thêm cho tâm hồn. Và thành công đến với Maika chính là nhờ một tâm hồn giàu có như thế. Thanh Giang TRỐN KIẾP BỊ BẠO HÀNH THÀNH GÁI BÁN THÂN (Cảnh sát toàn cầu) Những trận đòn đó đã ám ảnh chị Ngồi trò chuyện với tôi mà Hà Thị Chi vẫn không giấu được sự hốt hoảng, sợ hãi mỗi khi nhắc đến tên chồng. Người đàn ông đấy đã khiến Chi cảm thấy bất an ngay cả trong giấc ngủ. Có lẽ chưa một người đàn bà nào lại bị chồng bạo hành nhiều như Chi. Bất kể lí do, bất kể hoàn cảnh, bất kể giờ giấc, người đàn ông đấy đều có thể thượng cẳng tay, hạ cẳng chân đối với Chi. Nỗi sợ hãi về người bạn đời đã khiến cô không sao chịu đựng nổi nên phải bỏ nhà ra đi. Và trong cảnh lang thang không nhà ấy, Chi đã phải bán mình để nuôi thân. Người đàn bà bước sang tuổi ba lăm ấy giờ vẫn là kẻ trắng tay: trốn chồng và không con. Sòng phẳng mà nói ông trời không cho Chi nhan sắc thế nên đến năm hai mươi tám tuổi, Chi vẫn đi về một bóng. Sống ở thôn quê đến cái tuổi ấy mà chưa lập gia đình thì coi như ế. Có lẽ vì quá sốt ruột với cô em chồng cao số này nên bà chị Dâu của Chi đãkhông tiếc thốt ra những lời cay độc với cô. Hàng ngày Chi vẫn phải nghe những lời xỉa xói buốt tận tâm can của bà chị dâu. Hết nói bóng nói gió, bà chị dâu quay ra nói thẳng: “Nếu không lấy được chồng thì nên cuốn xéo khỏi cái nhà này”. Bố mẹ Chi đã già, cuộc sống của họ hầu như dựa dẫm vào anh trai và chị dâu của Chi nên dù xót con họ cũng không dám can thiệp một lời nào. Cũng có nhiều khi Chi muốn muốn mình bỏ đi đâu đó để không còn là cái gai trong mắt của mọi người. Nhưng Chi biết đi đâu? Cả đời cô đã bao giờ bước chân ra khỏi cái cổng làng đâu. Vậy nên dù những lời cay độc của chị dâu có làm Chi đau đến mấy thì cô cũng cố mà chịu. Đến một ngày anh trai và chị dâu của Chi dẫn về nhà một người đàn ông trông không được bình thường cho lắm. Hành động của anh ta vụng về, lời nói thì cộc cằn thô lỗ. Nhưng điều làm Chi bất ngờ là anh trai và chị dâu đã nói với bố mẹ cô rằng, người này đang muốn lấy chi về làm vợ. Họ nói trước mặt Chi khiến cô không kịp phản ứng gì. Chi chỉ xin anh chị là cho cô và người đàn ông đấy được tìm hiểu nhau một thời gian. Nhưng ngay lập tức mong muốn rất đỗi hợp tình hợp lý ấy đã bị gạt bỏ. Bà chị dâu trừng mắt lên nói rằng: “Giờ này là giờ nào mà cô còn đòi tìm với chả hiểu. Không gật đầu ngay đi thì có mà ế chỏng. Nếu cô không lấy nó thì cô đi đâu ở thì đi, đừng ở cái nhà này nữa”. Và thế là mọi sự được an bài. Cuộc hôn nhân của Chi và người đàn ông không được bình thường ấy được diễn ra ngay sau một tuần gặp gỡ. Giờ Chi đã là gái có chồng. Vẫn biết rằng lấy người đàn ông này chỉ là “nhắm mắt đưa chân” nhưng Chi thật không ngờ bất hạnh lại ập lên đầu mình nhanh đến thế. Chỉ được sống trong bình yên ở nhà chồng duy nhất có một ngày cưới. Đến bữa ăn cơm thứ hai Chi đã bị chồng đánh cho tối sầm mặt mũi. Lý do chẳng phải vì Chi mà vì anh chồng tức nhau với bố mẹ nên quay ra đánh vợ. Kể từ hôm đó, ngày nào cô cũng phải chịu ít nhất 1 trận bạo hành từ “đức lang quân” của mình. Lúc nào Chi cũng sống trong sợ hãi vì không biết lúc nào chồng sẽ nổi cơn lên đánh vợ. Bởi chồng chi đánh vợ luôn không cần đến lý do. Có lần Chi đang lúi húi giặt quần áo ngoài sân bể, anh chồng từ trên nhà lao xuống, đấm vợ ngã lăn quay. Vừa đấm anh ta vừa hét lên: “Ai cho mày giặt quần áo của bố mẹ chồng? Mày chỉ được phép giặt quần áo của mỗi tao thôi”. Nghĩ rằng bổn phận làm dâu lại sống cùng một nhà nên việc giặt giũ quần áo cho bố mẹ chồng là việc nên làm. Vậy mà để đáp lại lòng hiếu thuận của vợ dành cho bố mẹ chồng là những cú đấm trời giáng. Một lần khác nữa, khi Chi đang nằm ngủ trong buồng anh chồng từ đâu nhảy phắt lên giường, “dụng công” đạp một phát khiến vợ bay xuống đất. Lần đó Chi phải tới trạm xá nhờ người ta khám xương cho mình. Cho tận tới lúc bị đánh Chi cũng không hiểu vì sao mình bị đánh. Sau này hỏi ra mới biết, tối hôm đó anh chồng Chi đi đám cưới một người cùng làng. Thấy anh ra đi đám cưới một mình, mấy người túm lại trêu: “Vợ đâu mà lại để đi đám cưới một mình vậy?”. Chuyện chỉ có vậy mà anh ta hộc tốc về nhà quyết “xử” vợ cho biết tay. Không chỉ cục cằn thô lỗ mà chồng Chi lại có máu ghen. Mọi hành động, mọi cử chỉ của Chi đều bị anh ta quy kết là đang có người khác. Đi làm về mệt, Chi ra giường nằm nghỉ, anh ta cũng bảo: “Mày nằm đây đợi thằng nào?”. Đi kèm với những lời hằn học ấy luôn là những cú đấm sấm sét. Muốn xin chồng đến làm giúp nhà bố mẹ đẻ anh ta cũng không cho đi, chỉ vì lý do đi đường nhỡ có thằng nào trêu. Có lần Chi xin chồng được đi họp lớp với bạn bè, không ngờ được anh ta đồng ý. Chi vui lắm vì đã lâu lắm rồi kể từ ngày lấy chồng hôm đó Chi mới lại có cơ hội gặp gỡ bạn bè. Hội lớp vẫn chưa tan nhưng Chi đã tất tả đạp xe về để kịp nấu cơm chiều cho chồng. Chiếc xe đạp vừa mời quành vào ngõ thì đã thấy chồng Chi đợi sẵn ở đó. Bụp một cái, chiếc đòn gánh trên tay chồng đã phang vào cái lưng bé nhỏ của Chi. Chi ngã dúi dụi ra đường còn chồng cô vẫn tiếp tục màn hành hung vợ. Vừa gào anh ta vừa gào lên chất vấn: “Mày bỏ đi với thằng nào mà giờ này mới vác mặt về”. Rất nhiều lần Chi muốn bỏ chồng nhưng anh ta không chấp nhận. Anh ra nói với Chi rằng nếu cô làm thế anh ta sẽ đến giết chết cả nhà cô. Với tính cách của chồng mình thì Chi tin anh ta dám làm điều đó. Vì không muốn liên lụy tới người thân nên cô luôn phải cắn răng chịu đựng. Trước khi bước chân về nhà chồng Chi là một cô gái phốp pháp, vậy mà tính tới thời điểm Chi trốn chồng ra đi, thân hình cô chẳng khác nào một cành củi khô. Rất nhiều lần Chi bị chồng đánh chửi vì lý do lấy nhau đã nhiều năm mà không biết đẻ. Nhưng anh ta đâu biết rằng, không sinh con chẳng qua vì Chi sợ. Chi sợ phải gắn bó cả đời mình với một người đàn ông có tính cách không bình thường. Chi sợ những đứa con mình sinh ra cũng sẽ phải chịu nhiều đau khổ, bất hạnh như mẹ nó. Nên hết lần này đến lần khác Chi luôn tìm cách không cho hạt giống đó được nảy mầm. Có lẽ ít ai có cảm giác giật thột khi nhắc đến chồng như Chi. Nỗi sợ hãi ấy theo Chi cả vào trong giấc ngủ. Chi rất sợ một ngày nào đó mình sẽ chết dưới bàn tay vũ phu của người chồng. Nhiều đêm trằn trọc, Chi nghĩ mình phải tự giải thoát cho mình. Và vào một đêm mùa đông rét mướt, Chi bỏ trốn khỏi nhà chồng, nói đúng hơn là Chi bỏ trốn cái địa ngục đã đày đọa đời cô. Trước khi có ý định bỏ trốn khỏi nhà chồng, Chi đã liên lạc với mấy người bạn đang làm dưới Hà Nội. Họ nói Chi chỉ cần thoát khỏi chốn ấy xuống Thủ đô thiếu gì việc làm. Chi nghe bạn và tìm đến chỗ chúng nó. Đến đó rồi cô mới té ngửa khi biết rằng mấy người bạn của cô đang làm cái nghề “bán thân nuôi miệng”.Quả là trong tưởng tượng Chi cũng không thể nghĩ rằng đến một ngày nào đó mình lại làm gái bán hoa. Ban đầu Chi từ chối, Chi bảo cô có thể đi rửa bát, phục vụ quán cơm, làm ôsin hay bất kể nghề nào cũng được miễn chỉ để tồn tại. Nhưng mấy người bạn của cô lại thuyết phục rằng, đằng nào thì cô cũng khó mà lấy được chồng. Vậy thì cứ cố kiếm tiền rồi dành dụm sau đó kiếm lấy đứa con làm chỗ dựa về sau. Nghe vậy Chi thấy cũng có lý. Chi sẽ phải có con, dù gì đó cũng là thiên chức của người phụ nữ. Khi không còn ai thân thiết trên đời này nữa thì đứa con sẽ là niềm an ủi, là chỗ dựa tinh thần cho cô. Nghĩ thế nên Chi chấp nhận hành nghề. Thực lòng Chi cũng chỉ định cam tâm làm cái nghề nhơ nhớp này một thời gian ngắn thôi. Khi có đồng vốn trong tay, Chi sẽ nghĩ đến kế hoạch sinh con, bởi Chi biết mình cũng sắp bước qua cái ngưỡng có thể sinh nở. Song người tính không bằng trời tính, hành nghề chưa được bao lâu, trong một lần tiếp khách tại nhà nghỉ, Chi đã bị cơ quan công an ập đến bắt quả tang. Mong ước được làm mẹ trong một ngày gần nhất giờ bị gác lại. Chỉ là gác lại thôi bởi người ta có thể đọc được khát khao cháy bỏng ấy ánh lên trong đôi mắt của người đàn bà ba lăm tuổi. THỜI GIAN KHÔNG THỂ GIÀ NUA (CAND Online) Tên đầy đủ của chị là Trần Thị Chính, sinh năm 1945, tại thôn Đông Hòa, xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Chị được sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, ở một vùng đất cách mạng. Cha mẹ chị đều là cơ sở nuôi giấu cán bộ của ta trong thời kỳ chống Pháp. Anh hùng LLVTND Trần Thị Chính lúc trẻ Năm 1951, do bị chỉ điểm, cha chị bị Pháp bắt đưa về đồn tra tấn hòng khai thác thông tin, nhưng ông đã kiên cường trung thành với cách mạng. Biết không làm gì được, Pháp đã chặt đầu ông để uy hiếp phong trào. Mẹ chị sau đó cũng rơi vào tay giặc, trải qua nhiều trận đòn tra khảo, cuối cùng đã chết vì bệnh tật ốm đau. Anh ruột của chị, mới 16 tuổi cũng đã được các chú, các anh hướng dẫn tình nguyện đi lính cho giặc để làm nội gián. Mấy tháng trong hàng ngũ của quân thù, ông Trần Lưới anh chị đã cùng với một người bạn đồng ngũ là cơ sở của ta vẽ thành công sơ đồ đồn giặc. Sơ đồ ấy đã được chuyển về cho lực lượng của ta, để từ đó ta tổ chức những trận công đồn mang về nhiều thắng lợi. Sau đó, ông Lưới bỏ ngũ để tham gia vào lực lượng Bộ đội của Đại đội 8-Huyện đội Điện Bàn, đến năm 1954 ông bị thương nên được đưa về hoạt động cơ sở ở vùng Đại Lộc (Quảng Nam). Hoạt động được chẳng bao lâu thì ông bị bọn Quốc dân Đảng truy lùng. Từ đó, ông trốn về quê nhà ở Điện Thọ, Điện Bàn (Quảng Nam) tiếp tục làm cơ sở, rồi thoát ly làm việc ở ngành Giao thông cho đến ngày nghỉ hưu. Năm 1957, mới 11 tuổi, chị Chính đã được các anh ruột của mình hướng dẫn làm giao liên, vận chuyển thư từ cho các cơ sở ở địa phương… Năm 1960, chị Chính theo một người anh chuyển vào Sài Gòn và nhanh chóng nối liên lạc với các cơ sở của ta. Ở Sài Gòn, chị ngụ tại số 7/11 đường Nguyễn Huệ, Phú Nhuận. Từ đây, chị tiếp tục làm nhiệm vụ giao liên cho lực lượng Biệt động thành Sài Gòn. Thời gian này, dưới vỏ bọc là một cô bé nhà quê vào phố học nghề thợ may, chị thường xuyên mang thư của các cơ sở để chuyển đến cho anh em đằng mình bị bắt đi quân dịch. Một lần vào đầu năm 1962, chị nhận nhiệm vụ mang kíp nổ đến một địa chỉ ở quận 10, nhưng sau lần ấy, chị được cơ sở của ta thông báo là chị đã bị tình nghi. Ngay sau đó, chị báo cáo với cấp trên và được tổ chức cho chị quay lại quê nhà để tiếp tục hoạt động một cách hợp pháp. Trở lại quê nhà ở thôn Đông Hòa, xã Điện Thọ, chị đã tìm một mảnh đất ở chợ Đông Quan để mở tiệm may và tổ chức ngay tại đây một trạm giao liên hỏa tốc. Những lúc tình hình yên ổn thì thư từ, chỉ thị từ chiến khu chuyển về khu vực Hòa Vang và 6 xã vùng cát của huyện Điện Bàn đều do các anh nam giới phụ trách. Những lúc tình hình căng thẳng thì chị được phân công mang thư hỏa tốc từ chiến khu gửi về bằng con đường nhanh nhất chuyển đến cho các cơ sở ở các xã Điện Nam, Điện Ngọc và Hòa Vang… Với những thành tích và lòng nhiệt thành với cách mạng, tháng 10 năm 1963, chị được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Anh hùng LLVTND Trần Thị Chính bây giờ Năm 1964, tình hình bắt đầu trở nên căng thẳng, địch quyết liệt dồn dân vào các ấp chiến lược để dễ bề quản lý và tận diệt những mầm mống yêu nước ở địa phương. Chị nhớ lại, lúc ấy địch lùng sục vô cùng ráo riết, hễ phát hiện ai có dấu hiệu theo cách mạng là chúng trừ khử ngay, rất nhiều kiểu thủ tiêu man rợ đã được chúng áp dụng nhằm diệt trừ và khủng bố lòng yêu nước của đồng bào ta. Trước tình cảnh ấy, lãnh đạo Huyện đội Điện Bàn đã quyết định đưa quân đến phối hợp với lực lượng du kích của xã Điện Thọ để đánh vào các đồn lính bảo an và dân vệ của địch…   Một lần, chị nghe anh em du kích bàn tán với nhau tìm cách để lấy súng địch đánh lại địch thì hiệu quả kháng chiến sẽ tốt hơn. Vậy là chị quyết tâm sẽ thực hiện cho bằng được cái công việc mà nhiều người đang suy nghĩ. Được anh Lý Quý lúc đó là Bí thư Huyện ủy Điện Bàn động viên, khích lệ, chị triển khai ngay công việc bám chặt một tiểu đội lính ngụy để nắm rõ quân số giặc. Trong một trận giao tranh giữa tiểu đội ngụy này với du kích địa phương, có một tên giặc bị trúng đạn ở tay gục xuống bên bờ ruộng. Chị Chính đã nhanh trí ôm một nắm rơm chạy đến phủ lên cánh tay của tên giặc bị thương để lấy khẩu súng AR15 của giặc mang về giao cho du kích địa phương trước sự chứng kiến và thán phục của anh Nguyễn Khải lúc ấy là Trưởng ban tuyên huấn của xã Điện Thọ. Năm 1967, có một Tiểu đội An ninh của Mỹ thường xuyên phục kích, đánh phá phong trào cách mạng ở địa phương. Lính Mỹ trong tiểu đội này rất hiếu chiến và được huấn luyện rất tinh nhuệ. Chúng tập kích nhằm vào anh em du kích ở các xã Điện Thọ, Điện Hòa và các xã khác thuộc huyện Điện Bàn bị thương tích và hy sinh rất nhiều. Có giai đoạn, ta điều Đại đội R20 về nằm vùng suốt cả tháng trời ở địa bàn mà vẫn không tiêu diệt được tiểu đội lính Mỹ này. Một hôm, trong cuộc họp Đảng ủy xã, các đồng chí bí thư, chủ tịch xã đã cùng anh em trong Đảng ủy bàn bạc nhiều đến việc đánh hạ tiểu đội lính Mỹ để giảm thiểu tổn thất cho lực lượng cách mạng. Với tư cách là một đảng ủy viên của Đảng ủy xã Điện Thọ, chị Chính đã xin tình nguyện được tham gia vào nhiệm vụ đánh tiểu đội lính Mỹ đang đóng quân trên địa bàn này. Một buổi sáng cuối năm 1967, khi mọi người dân đang háo hức đổ dồn ra Đà Nẵng để thực hiện theo kế hoạch đã hợp đồng trên toàn tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng là tập dượt để chuẩn bị cho việc nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Chị Chính đang ngồi trong nhà thì nghe tiếng của đồng chí Bí thư Đảng ủy xã nói lớn "Ai trong nhà nhắn giùm con Chính bắt con gà trống trả cho tui nghe…". Nghe như vậy, chị Chính biết được rằng đang có lính Mỹ ở trên địa bàn xã. Chị vội vàng thay quần áo, rồi xách hai chiếc thùng đi ra theo hướng có lính Mỹ. Đi được một đoạn thì chị thấy có một lính Mỹ da đen đang ngồi ôm súng gác kề với một bụi tre trước nhà một người quen. Chị chủ động tiến lại gần để hỏi thăm người lính Mỹ. Chị xin thuốc lá Salem, rồi cùng hút với viên lính gác, sau đó chị nói là chị vào trong nhà người quen để trả hai chiếc thùng gánh nước. Khi chị đi vào trong nhà thì thấy có đến gần 20 lính Mỹ đang đứng ngồi nhốn nháo, áo quần bê bết bùn, chắc là chúng vừa trở về sau một cuộc hành quân mật phục. Thấy chị bước vào, cả đám xúm lại hỏi chuyện rất vui vẻ, chị cũng giả vờ vui vẻ, rồi tiến đến ngồi bên chiếc giường tre, nơi có một sỹ quan Mỹ đang nằm nghỉ. Thấy chị ngồi xuống, viên thiếu úy cũng ngồi dậy để trò chuyện. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ trò chuyện, chị quyết định mời viên sĩ quan Mỹ về nhà mình chơi, nhằm mục đích để cho tổ du kích đang ém quân phối hợp với chị tổ chức bắt sống. Lúc đầu viên sĩ quan Mỹ không chịu đi nhưng sau một hồi thuyết phục khôn khéo của chị, cuối cùng gã cũng đi. Chị dẫn viên sĩ quan Mỹ đi trên đường làng, vừa đi, vừa trò chuyện. Gặp lúc trời mưa, viên sĩ quan Mỹ lấy mũ trên đầu che cho chị, chị cũng lấy chiếc nón lá của mình đội lên đầu tên lính Mỹ. Đến đoạn đường vắng, chị nhận được tín hiệu của tổ du kích hỗ trợ thông báo đã an toàn để hành động. Chị vờ quàng tay qua ôm viên sĩ quan Mỹ, rồi nhanh tay tước khẩu súng Rulo mà gã đang đeo lủng lẳng bên mình. Thấy nhiều người xuất hiện đột ngột trước mắt mình, viên sĩ quan Mỹ chỉ kịp hô lên mấy tiếng Vi-Xi…Vi-Xi rồi đành chấp nhận thúc thủ trước đòn tấn công nhanh gọn của chị Chính và tổ du kích… Sau chiến công bắt sống viên sĩ quan Mỹ ngay trên mặt trận Quảng Đà, chị Chính càng được tổ chức và các đồng chí lãnh đạo tin tưởng để giao phụ trách nhiều công việc quan trọng khác. Phía địch, chúng lồng lộn, điên tiết vì một sĩ quan được đào tạo hết sức bài bản và hiện đại lại bị một nữ Việt cộng bắt sống một cách dễ dàng. Người chủ căn nhà nơi đám lính Mỹ đóng quân đã bị bắt khẩn cấp và bị tra tấn hết sức dã man. Là người dân địa phương, người chủ căn nhà ấy không thể trả lời với lính Mỹ rằng là ông không biết gì về tung tích của chị. Nhà chị nhanh chóng bị bố ráp để lục soát, chị phải dạt ra địa điểm khác, ẩn náu trong hầm bí mật và bắt đầu một chặng đường mới là hoạt động bất hợp pháp trong lòng địch. Truy lùng để bắt chị không được, ảnh chân dung của chị được bọn Mỹ - ngụy in ra rất nhiều, dán khắp nơi để treo giải thưởng cho bất cứ ai phát hiện và bắt được chị. Trước tình hình căng thẳng như thế, nhưng chị vẫn kiên gan hoạt động, chị tổ chức phong trào phụ nữ ở địa phương, tổ chức các tổ công tác cơ động để chuyển thư hỏa tốc đến với những cơ sở của ta trên mặt trận Quảng Đà. Vận động binh lính ngụy quân rã ngũ, rải truyền đơn… Năm 1971, trong một chuyến vận chuyển tài liệu cho một cơ sở của ta, chị bị địch phục kích, bị trọng thương nên phải nằm chữa trị dài ngày dưới những căn hầm bí mật. Vết thương quá nặng, mặc dù bác sỹ Nhâm và các y sỹ, y tá ở trạm quân y nằm trong căn cứ thuộc xã Điện Phước tận tình chạy chữa, nhưng chị vẫn vĩnh viễn mất đi một con mắt, một chân và một cánh tay hoàn toàn bị tê liệt. Từ năm 1966, nhà văn Bùi Minh Quốc đã đến hoạt động ở vùng Điện Thọ, đã biết rất nhiều về chị, về những hành động anh dũng của chị trong những năm tháng chiến tranh. Cảm kích trước tấm lòng vì cách mạng của người con gái ở thôn Đông Hòa. Sau này, nhà văn Bùi Minh Quốc đã khắc họa lại những chiến công của chị, những  suy nghĩ của chị, những khát vọng lớn lao của chị về quê hương và Tổ quốc qua nhân vật chị Kha trong tiểu thuyết chiến tranh nổi tiếng "Hồi đó ở Sa Kỳ". Cuốn tiểu thuyết này đã được tái bản nhiều lần bởi nhiều Nhà xuất bản… Giờ đây, ở tuổi 65, với tấm thân đầy vết thương của kẻ thù trong chiến tranh để lại, chị vẫn một mình lặng lẽ sống, lặng lẽ góp sức mình thông qua công tác từ thiện xã hội. Ốm đau, thương tật là thế nhưng chị chưa hề bỏ lỡ một chuyến cứu trợ hay khám bệnh từ thiện nào đến những bản làng vùng sâu, vùng xa, vùng chiến khu cách mạng mà những người quen của chị tổ chức. Hôm gặp tôi, chị chỉ tay về hướng bức tường nhà đã úa màu thời gian và nói: "Em nhìn đấy, cả cuộc đời của chị chỉ còn lại những thứ này". Tôi bước lại gần để nhìn cho tường tận, một giấy chứng nhận Chiến sĩ thi đua từ năm 1966; một Huân chương Chiến công; một bằng chứng nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước phong tặng ngày 28/5/2010 cho chị với tư cách là "Nguyên Phó ban Binh vận xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam" và một bức ảnh chân dung mà ngày xưa kẻ thù đã dùng để tầm nã chị.  Thanh Trúc GẶP NỮ THẦN SỐNG DUY NHẤT THẾ GIỚI: KHI NỮ THẦN SỐNG KHÔNG CÒN NGÔI VỊ (Thanh niên Online) Việc phỏng vấn Nữ thần sống (Kumari) đương nhiệm bị coi là xúc phạm nên tôi quay sang cậy cục các mối quan hệ để làm bạn với nữ sinh viên từng 10 năm sống trong đền thiêng. Đó là Chanira Bajracharya, vừa bước sang tuổi 16, người từng làm Nữ thần sống tại thành phố cổ Patan, nằm cách thủ đô Kathmandu khoảng 3 km về phía Đông Nam. Chanira được xem là quan trọng thứ hai trong ba Nữ thần sống Hoàng gia, chỉ sau Kumari sống ở thủ đô. Chanira mất ngôi vị Nữ thần sống cách đây 2 tháng khi cô bắt đầu có kinh. Người dân Nepal tin rằng một khi Kumari chảy máu, dù là do kinh nguyệt hay bị thương, Nữ thần tối cao Durga của Ấn Độ giáo sẽ rời bỏ cô. Tôi gặp Chanira tại căn phòng trong ngôi đền thiêng, nơi Chanira từng gặp gỡ thần dân đến xin ban phước lành. Tôi từng tiếp xúc với rất nhiều cô gái trẻ Nepal, nhưng trong những phút đầu gặp Chanira vẫn rất khó trò chuyện. Tôi không biết nên bắt đầu bằng chủ đề gì. Chanira là một trong những Nữ thần sống được đánh giá là cấp tiến, hiện đại nhất. Chanira cũng được xem là thần tượng tuổi teen ở Nepal khi chịu khó học tập, lo lắng cho tương lai của mình, nhưng cũng mê phim truyện trên kênh HBO (Mỹ), thích vào máy vi tính và học vẽ. Tuy nhiên, khi tôi hỏi cô có chơi môn thể thao nào không, Chanira lắc đầu. Gặp tôi, Chanira bẽn lẽn, khép mình đến mức khiến người đối diện không biết nên làm thế nào. Sau khi chào cô bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Nepal mà không được đáp trả, tôi mới được cha cô giải thích rằng cô vẫn chưa học được cách giao tiếp với người lạ và vẫn quen với qui định không được phép trò chuyện. Cha cô còn cho biết trước đây không người ngoài nào được phép nói chuyện với Chanira vì bị cho là làm ô uế sự thanh khiết của Nữ thần sống. Sau một lúc độc thoại, cuối cùng tôi cũng khiến Chanira mỉm cười và bắt đầu nói chuyện. Với mọi người dân Nepal giờ đây Chanira cười hay khóc dường như không còn là điềm báo nữa. Nữ sinh viên Nữ thần sống Chanira trở lại làm thường dân - Ảnh: Khánh Huyền Tóc búi gọn phía sau, mặc áo len và quần bò trong tiết trời se lạnh, Chanira trông khác hẳn những bức ảnh trang nghiêm trong bộ đồ lễ vẫn còn treo trong phòng. Nếu không được báo trước, chắc tôi và ngay cả những người dân Nepal khó có thể nhận ra cô từng là Nữ thần sống. Không được trang điểm như khi còn là Nữ thần sống, nhưng khuôn mặt bầu bĩnh của Chanira vẫn toát lên nét đẹp và sự quyến rũ lạ lùng. Cách nói chuyện của Chanira cũng toát lên thần khí và đặc biệt là sự thông minh như người dân Nepal vẫn lưu truyền. Dường như Chanira vẫn chưa quen được với cuộc sống của người phàm trần và việc cô trở lại ngôi đền như để vơi đi sự tiếc nuối và nỗi nhớ về nơi đã gắn bó suốt thời niên thiếu, từ lúc mới 5 tuổi. Chanira cho biết trong một thập kỷ làm Nữ thần sống, cô không có bất kỳ người bạn nào, nhưng có thể trò chuyện và chơi với hai người anh em trai của mình. Cựu Nữ thần sống cũng cho biết cô không cảm thấy buồn vì điều đó. Trong suốt gần 10 năm làm Nữ thần sống, Chanira hầu như chỉ gặp dân chúng đến làm lễ, nhất cử nhất động đều được quan sát và xem như là điềm báo. Chanira thậm chí phải kiềm chế để không cười to thành tiếng vì đó được xem là điềm báo về bệnh tật nặng hoặc cái chết. Chanira cho biết mỗi năm khi còn ở ngôi vị Nữ thần sống, cô chỉ rời khỏi ngôi đền gần 20 lần để tham dự các buổi lễ quan trọng. Chanira nói tiếng Anh khá dở do không được thực hành nên tôi phải nhờ anh bạn người Nepal đi cùng làm phiên dịch. Chanira vào học đại học ngành tài chính đã được một tháng sau khi tốt nghiệp phổ thông đúng như ước nguyện khi còn ở trong đền thiêng. Ít tháng trước, Chanira khiến dư luận quốc tế xôn xao khi là Nữ thần sống đương nhiệm đầu tiên của Nepal vượt qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông được tổ chức ngay trong ngôi đền. Hụt hẫng Chanira nói thực sự cô có cảm giác hụt hẫng khi không còn là Nữ thần sống nữa. Trước đây, cô không được phép ra ngoài, nhưng cảm thấy vui mỗi lần làm lễ với dân chúng và đặc biệt là gặp gỡ các bạn học sinh. Bây giờ, cô không biết sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình thế nào. Cô đang dần làm quen với bạn cùng lớp đại học, nhưng việc kết bạn không dễ. Cô cũng không quen đường sá trong thành phố do ở trong ngôi đền quá lâu. Giờ đây mỗi lần ra ngoài, Chanira đều phải nhờ người thân đi kèm. Trước đây bố mẹ không được phép quát mắng, chỉ dạy Chanira, nhưng từ nay chắc mọi việc sẽ khác. Sau khi đã quen nhau, tôi đề nghị dẫn Chanira đi chơi, thăm thú thành phố để làm quen với cuộc sống đời thường, cô vui vẻ gật đầu và hẹn tôi đến nhà đón. Tôi hào hứng kể và muốn dẫn Chanira đến thưởng thức món Pizza cực ngon và cả những món ăn thời thượng khác mà giới trẻ Nepal yêu thích. Tuy nhiên, Chanira bẽn lẽn nói rằng cô không được phép ăn uống ngoài phố. Dường như Chanira quên rằng mình đã không còn là Nữ thần sống nên hoàn toàn có thể ăn ở nhà hàng, đi học, làm việc, yêu và kết hôn như những cô gái trẻ khác ở Nepal. Từ một cô bé bình thường trở thành Nữ thần sống đã khó, nhưng từ thánh nữ trở lại làm người thường, hoà nhập với thế tục còn khó hơn. Khi còn là nữ thần, Chanira và cả gia đình cô được tôn thờ, chiều chuộng, nhiều mong muốn của họ đều được nhà nước đáp ứng. Khi ngôi vị linh thiêng đó không còn nữa, Chanira lo lắng mình và gia đình cũng sẽ bị lãng quên dần như những Nữ thần sống khác. Hiện cựu Nữ thần sống Chanira sống nhờ vào g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChinh luan.doc