MỤC LỤC
mục Trang
Lời nói đầu 3
Chương I: Khái quát chung về hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá và những tranh chấp phát sinh từ loại hợp đồng này 7
I Khái niệm về hợp đồng xuất nhập khẩu 7
1 Khái niệm về hợp đồng xuất nhập khẩu 7
2 Điều kiện để hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu lực 8
3 Quy trình ký kết hợp đồng 12
II Nghĩa vụ cơ bản của người mua và người bán 15
1 Nghĩa vụ giao hàng của người bán 16
2 Nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng của người mua 18
3 Quyền ngừng thực hiện nghĩa vụ của người bán và người mua 19
4 Chế tài và các trường hợp miễn trách nhiệm vật chất 20
III Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng xuất nhập khẩu 21
1 Các điều ước quốc tế 21
2 Tập quán thương mại quốc tế 22
3 Luật quốc gia 24
Chương II: Thực trạng tranh chấp và việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam 25
I Cơ chế điều hành nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam 25
1 Tình hình nhập khẩu phân bón hoá học của Việt Nam trước 1990 25
2 Tình hình NK phân bón hoá học của Việt Nam từ 1990 đến nay 26
II Các loại tranh chấp do người mua vi phạm hợp đồng và cách giải quyết 27
1 Tranh chấp do người mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền hàng 28
2 Tranh chấp do người mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng 39
III Các loại tranh chấp do người bán vi phạm hợp đồng 44
1 Tranh chấp do người bán giao hàng kém phẩm chất 45
2 Người bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng 50
IV Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp 60
1 Nguyên nhân khách quan 60
2 Nguyên nhân chủ quan 62
Chương III: Các biện pháp ngăn ngừa và giải quyết có hiệu quả những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học 64
I Các tổ chức giải quyết tranh chấp 64
1 Trọng tài thương mại 65
2 Toà án thương mại 67
II Những biện pháp ngăn ngừa và giải quyết hiệu quả tranh chấp trong hoạt động nhập khẩu phân bón hoá học 69
1 Các biện pháp ngăn ngừa tranh chấp 69
2 Các biện pháp giải quyết hiệu quả các tranh chấp phát sinh 79
Kết luận 88
Tài liệu tham khảo 89
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam và phương pháp giải quyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vụ việc 3:
Tháng 5 năm 1995, một doanh nghiệp nhập khẩu phân bón ở Hà Nội ký hợp đồng nhập khẩu 5.000 MT +/- 10% phân urea với một công ty của Nhật Bản, giá 170 USD/MT FOB Loksemawe Indonesia, giao hàng chậm nhất 15 tháng 6 năm 1995, nhận hàng chậm bị phạt 3.000 USD/ngày làm việc liên tục (phí lưu kho + phí bảo quản tại cảng bốc hàng) cho toàn bộ lô hàng.
Ngày 5 tháng 6 năm 1995 công ty Nhật Bản thông báo cho cho công ty Hà Nội chuẩn bị điều tàu tới cảng Lokssemawe để nhận hàng từ ngày 10/6/1995 và họ sẽ giao hàng lên tàu từ ngày 11 đến 14 tháng 6 năm 1995.
Công ty Hà Nội cũng đã ký hợp đồng thuê tàu với một công ty vận tải biển của Việt Nam, dự kiến ngày 10 tháng 6 đến cảng trên để bốc 5.000 MT tấn urea. Tàu này vận chuyển gạo từ Việt Nam sang Philipin, nhưng do tiến độ dỡ hàng quá chậm tại cảng Philipin nên tàu đến cảng Loksemawe chậm hơn 5 ngày so với ngày giao hàng quy định trong hợp đồng mua bán.
Khi người bán đã nhận được tiền, người mua nhận được hàng. Ngày 20 tháng 7 năm 1995, công ty Nhật bản khiếu nại công ty Hà Nội về nhận hàng chậm và gửi kèm theo Debit note 15.000 USD. Công ty Hà Nội không chấp nhận và viện dẫn nguyên nhân gây nên do tiến độ dỡ gạo chậm tại cảng Philipin. Công ty Nhật Bản cử đại diện đến gặp công ty Hà Nội nhiều lần về khoản tiền phạt do nhận hàng chậm. Xét thấy trị giá tranh chấp không lớn, đồng thời giữ uy tín cho công ty Hà Nội, hai bên thống nhất không đưa vụ việc ra trọng tài, Công ty Nhật Bản đồng ý giảm tiền phạt từ 15.000 USD xuống 11.000 USD, công ty Hà Nội chấp nhận và đã trả khoản tiền phạt này cho công ty Nhật Bản.
Việc công ty Hà Nội điều tàu đến cảng bốc hàng chậm là vi phạm hợp đồng, lý do tầu đến cảng Loksemawe chậm 5 ngày vì tiến độ dỡ hàng chậm ở cảng Philipin không phải là bất khả kháng, lý do này là không chính đáng nên công ty Hà Nội chịu phạt do nhận hàng chậm là đúng.
2.2. Tranh chấp do người mua từ chối nhận hàng
Trường hợp từ chối nhận hàng trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu phân bón nói riêng rất ít xảy ra. Sau đây là một vụ việc người mua đã từ chối nhận hàng để lại hậu quả nghiêm trọng. Đây là bài học rất bổ ích, đắt gía cho những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Vụ việc 4:
Ngày 17 tháng 7 năm 2002 chi nhánh của một công ty Xuất nhập khẩu ở Miền Trung ký hợp đồng với công ty của Đức mua 10.000 tấn urea đóng bao Trung Quốc với giá 145 USD/MT, thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ (L/C) không huỷ ngang. Tại hợp đồng này, ngoài các điều khoản bình thường của một hợp đồng nhập khẩu phân bón, điều khoản trọng tài và luật áp dụng còn quy định: “mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này nếu không giải quyết được bằng thương lượng sẽ đưa ra trọng tài Singapore hoặc trọng tài Việt Nam phán xét”.
Ngày 19 tháng 7 năm 2000, căn cứ đơn xin mở L/C của chi nhánh công ty xuất nhập khẩu miền Trung ngân hàng đã mở L/C không huỷ ngang thanh toán ngay cho người hưởng lợi là công ty Đức.
Thực hiện hợp đồng công ty Đức tiến hành giao hàng. Ngày 27 tháng 9 năm 2000 tàu Dewani chở 10.000 MT phân bón urea đã cập cảng thành phố Hồ Chí Minh an toàn, không có dấu hiệu tổn thất hàng hoá.
Trước ngày tàu cập cảng dỡ hàng người bán đã xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng mở L/C. Sau khi kiểm tra, ngân hàng phát hành L/C đã chỉ ra ba lỗi trên bộ chứng từ và ký công văn gửi cho chi nhánh công ty Xuất nhập khẩu miền Trung thông báo về việc này. Theo ngân hàng ba lỗi đó là: Trên vận đơn không ghi ngày bắt đầu xếp hàng lên tàu; Trên hối phiếu không ghi tên ngân hàng trả tiền; Số tiền diễn tả bằng chữ không đúng. Dựa vào các lỗi do phía ngân hàng phát hành L/C đưa ra chi nhánh công ty xuất nhập khẩu miền Trung liền từ chối luôn việc trả tiền hàng và từ chối không nhận hàng với lý do: “bộ chừng từ có lỗi”. Tuy nhiên, các lỗi do phía ngân hàng phát hành L/C đưa ra đã bị phía ngân hàng thông báo bác bỏ và sau một thời gian, ngân hàng thông báo đã siết nợ 100% giá trị L/C bằng cách trừ chiết khấu vào tài khoản của ngân hàng phát hành L/C tại ngân hàng thông báo L/C, đồng thời phía Việt Nam còn phải chịu phạt lãi chậm trả với số tiền là 10.162 USD.
Đối với 10.000 MT urea, sau một thời gian chờ đợi phù hợp với thông lệ hàng hải quốc tế tàu Dewani rời cảng thành phố Hồ Chí Minh đi Pakistan mang theo toàn bộ số hàng đang chuyên chở. Ngay sau khi tàu Dewani về tới Pakistan, Toà tối cao Karachi đã ra quyết định trả lại hàng hoá cho chủ hàng giải quyết với điều kiện chủ hàng phải thanh toán cho chủ tàu số tiền khoảng trên 500.000 USD để bù đắp chi phí mà chủ tàu đã bỏ ra. Chi nhánh công ty Xuất nhập khẩu miền Trung đã từ chối quyết định này của toà án Karachi. Và thế là Toà án Karachi đã huỷ quyết định nói trên, cho bốc hàng xuống bán tại Karachi để bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của chủ tầu và giải phóng tàu.
Sau khi Chi nhánh (người nhập khẩu) mất hàng, ngân hàng mất tiền, chi nhánh công ty xuất nhập khẩu miền Trung đã kiện công ty Đức ra trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đòi bồi thường 166.000 USD gồm các khoản: Tiền phạt do không thực hiện được hợp đồng kinh tế ký với doanh nghiệp trong nước, lãi suất ngân hàng cho tiền đặt cọc để mở L/C, phí tàu già v.v... cũng với lý do đưa ra như khi từ chối nhận hàng; “Bộ chứng từ có lỗi”. Song, lý lẽ phía người mua không đủ để thắng kiện. Dưới sự chứng kiến của uỷ ban trọng tài, hai bên đã tiến hành thương lượng để hoà giải vụ tranh chấp phát sinh từ hợp đồng kể trên. Sau khi trao đổi trên tinh thần thiện chí, các bên đã thoả thuận như sau: Phía công ty Đức đã ghi nhận những tổn thất của chi nhánh công ty xuất nhập khẩu miền Trung và đồng ý chia sẻ một phần những phát sinh thực tế mà công ty miền Trung đã bỏ ra trong quá trình thực hiện hợp đồng ký ngày 17 tháng 7 năm 2000 với tổng số tiền là 37.000 USD. Với kết quả hoà giải này, hai bên khẳng định các tranh chấp giữa công ty Đức và chi nhánh công ty xuất nhập khẩu miền Trung về hợp đồng này hoàn toàn chấm dứt và sẽ không đưa tranh chấp giữa hai bên ra bất kỳ cơ quan tài phán nào.
Về tranh chấp này có thể phân tích như sau:
Đối với ngân hàng khi đã mở L/C không huỷ ngang trên cơ sở đơn xin mở của người mua, L/C tuân thủ nguyên tắc UCP 500 là hoàn toàn đúng. Đặc biệt, đối với những L/C mở cho các doanh nghiệp trong nước để nhập khẩu phân bón hoá học thường thì người xin mở L/C chỉ ký quỹ 10% giá trị hợp đồng vào ngân hàng phát hành L/C, 90% còn lại người xin mở làm khế ước vay ngân hàng này và ghi nợ cho người xin mở L/C kể từ ngày thanh toán cho người mua nước ngoài (điều này có cam kết trong khế ước vay của người xin mở L/C). Như vậy, ngân hàng thông báo lỗi bộ chứng từ cho người xin mở L/C là việc làm không cần thiết. Nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp với quy định của L/C, ngân hàng tiến hành thanh toán cho người bán theo quy định của UCP 500, sau đó tự động ghi nợ cho người xin mở L/C mà không cần thông báo cho người xin mở L/C. Ba lỗi ngân hàng phát hành L/C chỉ ra đối với bộ chứng từ xuất trình đều không đúng. Lỗi thứ nhất, vận đơn không thể hiện ngày bốc hàng lên tàu nhưng có ghi ngày phát hành vận đơn, chiểu theo UCP 500 thì ngày phát hành vận đơn được xem là ngày bốc hàng lên tàu và là ngày giao hàng. Lỗi thứ hai, ngân hàng cho là sai nhưng chiểu theo UCP 500 cũng không vi phạm vì trên đó đã có ghi tên ngân hàng trả tiền là ngân hàng phát hành L/C, ngay cả cách diễn đạt số tiền bằng chữ trên hối phiếu cũng là phù hợp.
Đối với người mua, chi nhánh công ty Xuất nhập khẩu miền Trung ký hợp đồng với công ty Đức có uỷ quyền của giám đốc công ty là đúng. Người mua có nghĩa vụ phải nhận hàng khi hàng hoá phù hợp với hợp đồng. Hơn thế, việc thanh toán L/C là trách nhiệm của ngân hàng, theo điều 14 của UCP 500 thì chỉ có ngân hàng mới có quyền kiểm tra L/C và từ chối thanh toán. Vì thế, Chi nhánh công ty xuất nhập khẩu miền Trung bắt lỗi bộ chứng từ và cho rằng “bộ chừng từ sai” để từ chối thanh toán là không đúng. Khi bị đơn đòi bồi thường thiệt hại thì nguyên đơn phải chứng minh thiệt hại, phải cung cấp tài liệu, chứng từ chứng minh cho số thiệt hại đó. Nếu không có chứng từ làm bằng chứng cho thiệt hại thì yêu cầu đòi bồi thường sẽ bị bác. Trong vụ kiện này, nguyên đơn đòi bồi thường 166.000 USD chi phí nhưng không có căn cứ, không có chứng từ chứng minh nên đã bị Bị đơn bác yêu cầu. Mặt khác, chỉ đòi bồi thường những thiệt hại thực tế, bởi vì Bị đơn cũng như Uỷ ban trọng tài luôn luôn không thừa nhận những thiệt hại gián tiếp, không có thực, không hợp lý. Trong trường hợp nêu trên Chi nhánh công ty Xuất nhập khẩu miền Trung đòi bồi thường 166.000 USD nhưng chỉ được chấp nhận 37.000 USD. Như vậy, bị đơn đòi bồi thường số tiền quá lớn, không thực tế và không hợp lý, kết quả là không được đáp ứng hết mà còn phải tự chịu phần chi phí trọng tài tương ứng với số tiền không được đáp ứng.
III - Các loại tranh chấp do ngưòi bán vi phạm hợp đồng
Trong những năm qua tranh chấp phát sinh do người bán vi phạm hợp đồng nhập khẩu phân bón khá phổ biến và rất đa dạng như: Không giao hàng, giao hàng chậm, giao hàng sai quy cách ... Phương pháp giải quyết thường được áp dụng là thương lượng trực tiếp giữa hai bên, hoà giải với sự chứng kiến của uỷ ban trọng tài và đi kiện ra trọng tài hoặc toà án.
1. Tranh chấp do người bán giao hàng kém phẩm chất
Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu phân bón, tranh chấp giữa người mua và người bán về chất lượng thường xuyên xảy ra, khi người bán giao hàng sai quy cách, phẩm chất quy định trong hợp đồng gây thiệt hại rất lớn cho người mua là các doanh nghiệp Việt Nam. Để giải quyết các tranh chấp phát sinh do các công ty nước ngoài giao hàng kém phẩm chất, các doanh nghiệp Việt Nam thường dùng các phương pháp thương lượng, khiếu nại giữa hai bên và khởi kiện ra toà án hoặc trọng tài.
Khi phát hiện hàng kém phẩm chất, các doanh nghiệp Việt Nam làm thư dự kháng gửi người bán thông báo hàng có vấn đề về chất lượng và mời công ty giám định hàng hoá đến giám định lô hàng trong quá trình bốc dỡ. Khi có biên bản giám định của công ty giám định kết luận chất lượng hàng hoá có sai khác so với hợp đồng, người mua gửi biên bản này khiếu nại người bán. Thường thì các công ty nước ngoài ngay từ đầu không thừa nhận biên bản giám định này. Các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục chứng minh và đưa ra những bằng chứng xác đáng rằng lô hàng công ty nước ngoài giao có chất lượng sai khác so với quy định trong hợp đồng. Một số doanh nghiệp nước ngoài cuối cùng chấp nhận giảm giá hoặc bồi thường các chi phí loại trừ khuyết tật cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, không ít các công ty nước ngoài không chấp nhận khiếu nại, các doanh nghiệp Việt Nam phải mời đại diện các công ty nước ngoài đến Việt Nam xem xét hàng hoá tại hiện trường (trên tàu), tiến hành giám định đối tịch, hoặc hai bên cùng mời một công ty giám định độc lập thứ ba đến giám định lại lô hàng. Kết quả giám định của công ty giám định này sẽ là bằng chứng cuối cùng để giải quyết tranh chấp. Khi kết quả giám định đối tịch kết luận hàng kém phẩm chất, một số doanh nghiệp nước ngoài đã chấp nhận khiếu nại của các doanh nghiệp Việt Nam bằng cách giảm giá hoặc bồi thường thiệt hại, nhưng cũng có công ty nước ngoài vẫn không chấp nhận khiếu nại. Trong trường hợp này buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải kiện ra toà án hoặc trọng tài. Như vậy, kiện ra toà án hoặc trọng tài là biện pháp cuối cùng để các doanh nghiệp Việt Nam bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Vụ việc 5
Ngày 13 tháng 1 năm 1996 một công ty của Nhật ký hợp đồng bán cho doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh 1.400 MT urea +/- 5%, thanh toán bằng L/C trả chậm 330 ngày kể từ ngày giao hàng.
Ngày 6/7/96, hàng về đến cảng Sài Gòn, phát hiện thấy hàng có vấn đề về chất lượng. Doanh nghiệp Việt Nam mời công ty giám định hàng hoá tại thành phố Hồ Chí Minh đến giám định lô hàng. Biên bản giám định kết luận hàm lượng biuret của urea không đạt tiêu chuẩn như quy định trong hợp đồng hai bên đã ký kết. Urea trong các bao bị đóng cứng, vón cục, không còn tơi, rời như quy định trong hợp đồng, trọng lượng của các bao không đồng đều. Vì thế doanh nghiệp Việt Nam buộc phải chuyển hàng từ cảng về kho của công ty để thuê tái chế, thay thế bao bì và đóng gói lại.
Doanh nghiệp Việt Nam đã điện khiếu nại công ty Nhật đòi bòi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh do tái chế, kèm theo biên bản giám định phẩm chất.
Ngày 22/8/1995, doanh ngiệp Việt Nam và công ty Nhật đã ký biên bản thoả thuận, theo đó đồng ý hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam 11.700 USD do hàm lượng biuret không đạt quy định trong hợp đồng, không nói gì đến phí tái chế. Trên thực tế công ty Nhật mới trả cho doanh nghiệp Việt Nam 8.000 USD.
Sau nhiều lần điện đòi số tiền còn thiếu và chi phí tái chế nhưng không được bồi thường, doanh nghiệp Việt Nam buộc phải kiện thương nhân Nhật ra trọng tài đòi bồi thường các khoản sau:
- Số tiền hỗ trợ do hàm lượng biuret không đạt còn thiếu: 3.700 USD
- Chi phí tái chế, thay thế bao bì, gồm:
A. Chi phí giám định: 13.304.880 VND
B. Chi phí thuê kho bảo quản chờ đóng gói lại từ 1/8/1996 đến 15/11/1996 là 46.019.400 VND
C. Phí bốc xếp: 14.463.240 VND gồm
- Bốc nhập kho: 7.889.040 VND
- Bốc xuất kho: 6.574.200 VND
D. Chi phí vận chuyển hàng từ cảng Bến Nghé về kho của công ty tái chế
3.000.000 VND
E. Chi phí tái chế, đóng gói lại lô hàng: 173.128.150 VND gồm:
- Chi phí gia công đóng gói lại: 86.319.250 VND
- Phí bốc xếp tái chế: 2.021.100 VND
- Phí trung chuyển phục vụ đóng gói: 2.694.800 VND
- Chi phí mua bao bì mới trừ tiền bao bì cũ: 82.093.000 VND
(27.080 bộ x 3100VND/1 bộ) - 1.855.000 VND (bao bì cũ)
F. Cộng chi phí: A + B + C + D = 276.915.670 VND
G. Lãi suất gồm:
- Lãi suất đọng vốn nhập khẩu ba tháng tính từ ngày 22/8/1996 đến ngày 17/11/1996: 314.099,43 USD x1,25% tháng x 3 tháng = 11.799 USD
- Lãi suất đọng vốn của các chi phí đã bỏ ra (A + B + C + D)
276.915.150 x1,25%/tháng x 6 tháng = 20.768.675 VND
Cộng: F + G = 11.779 USD + 297.684.345 VND
Quy ra USD = 11.779 USD + 25.552 USD = 37.331 USD (1USD = 11.650 VND)
Các chi phí tái chế đều có chứng từ, biên lai làm bằng chứng
Trong bản biện minh ngày 22/6/1997 công ty Nhật trình bày như sau:
Công ty Nhật chấp nhận cách tính và mức thiệt hại do nguyên đơn đã nêu, trừ những trường hợp sau:
Một là, mục B: Công ty Nhật không đồng ý thời gian lưu kho là ba tháng rưỡi mà chỉ chấp nhận hai tháng rưỡi kể từ ngày 29/8/1996 (theo hợp đồng thuê kho) đến ngày 14/11/1996:
1.314,84 MT x 10.000 VND/MT/tháng x 2,5 tháng = 32.871.000 VND
Thứ hai, công ty Nhật không thừa nhận thiệt hại của mục C và mục D vì theo hợp đồng ngoại thương và thực tiễn tại Việt Nam người mua hàng phải lo và chịu các chi phí bốc xếp tại cảng đến, vận chuyển hàng từ cảng về kho và bốc xếp tại kho. Lô hàng này tuy có vấn đề phát sinh nhưng cũng chỉ có một lần bốc xếp tại cảng, vận chuyển về kho và bốc xếp tại kho như các lô hàng khác.
Thứ ba, về chi phí mua bao bì mới trong mục E, công ty Nhật chỉ thừa nhận 26.500 bao trị gía 82.150.000 VND theo hợp đồng mua bao bì và phiếu chi.
Thứ tư, lãi đọng vốn nhập khẩu trong mục G công ty Nhật đề nghị mức lãi suất hợp lý là 1,124%/tháng vì số tiền hàng nhập khẩu doanh nghiệp Việt Nam trả theo phương thức L/C trả chậm 330 ngày (11 tháng), chênh lệch giữa đơn giá bán trả chậm và đơn giá bán trả ngay là 24,475 USD (231,50 USD -206,025 USD).
Xét xử vụ tranh chấp này trọng tài phân tích như sau:
(1) Vì giao hàng có hàm lượng biuret không đạt tiêu chuẩn trong hợp đồng quy định và công ty Nhật đã cam kết hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam 11.700 USD theo biên bản thoả thuận ngày 22/8/1995, nhưng còn thiếu 3.700 USD, do đó công ty Nhật phải có trách nhiệm trả tiếp cho doanh nghiệp Việt Nam số tiền này.
(2) Thực tế công ty Nhật giao các bao urea bên trong có vón cục hoặc đóng cứng, trọng lượng các bao không đồng đều, cho nên doanh nghiệp Việt Nam phải tái chế, đóng gói lại. Việc này công ty Nhật đã thừa nhận trong bản biện minh ngày 29/6/1997, vì vậy, công ty Nhật phải bồi thường những thiệt hại phát sinh trực tiếp từ việc tái chế đóng gói lại lô hàng, cụ thể gồm:
A. Chi phí giám định; 13.304.880 VND
B. Chi phí lưu kho để đóng gói lại lô hàng chỉ được tính căn cứ vào hợp đồng thuê kho và phiếu chi tiền thuê kho tính từ 29/8/1996 đến 15/11/1996 (2,5 tháng).
1.314,84 tấn x 10.000 VND/tấn/tháng x 2,5 tháng = 32.871.000 VND
C. Phí bốc nhập hàng vào kho để tái chế, đóng gói lại hàng là 7.889.040 VND.
Phí bốc xuất hàng từ kho cảng kể cả khi không phải tái chế đóng gói lại hàng thì doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chi, vì doanh nghiệp Việt Nam phải bốc hàng từ kho để vận chuyển giao cho người mua lại hoặc chở về kho của mình. Sau khi tái chế doanh nghiệp Việt Nam đã giao hàng cho người mua lại tại kho của công ty tái chế. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam không có quyền đòi bồi thường chi phí này.
Chi phí vận chuyển hàng từ cảng bến Nghé về kho của công ty tái chế không phải là thiệt hại trực tiếp do phải tái chế đóng gói lại, bởi vì nếu không phải tái chế đóng gói lại hàng thì doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải có nghĩa vụ vận chuyển hàng từ cảng bến Nghé vào kho của mình hoặc để giao cho người mua lại. Vì vậy công ty Nhật không có trách nhiệm bồi thường chi phí này.
D. chi phí đóng gói tái chế lô hàng gồm:
- Chi phí gia công, đóng gói lại; 86.319.250 VND
- Phí bốc xếp nhập tái chế: 2.021.100 VND
- Phí trung chuyển phục vụ đóng gói: 2.694.800 VND
- Chi phí mua bao bì mới theo hợp đồng mua bao bì và phiếu chi trừ tiền bán bao bì cũ là:
26.500 bao x 3.100 VND/1 bao - 1.855.000 VND = 80.295.000 VND
cộng: 171.330.150 VND
Cộng A + B + C + D = 225.395.070 VND
E. Lãi suất đọng vốn nhập khẩu tính theo mức 1,124%/tháng là hợp lý, vì doanh nghiệp Việt Nam thanh toán tiền hàng theo phương thức L/C trả chậm 330 ngày (11 tháng):
314.099,43 USD x 1,124%/tháng x 3 tháng = 10.591,43 USD
F. Lãi suất đọng vốn trên số tiền giám định, thuê kho, mua bao bì, đóng gói lại: 225.395.070 VND x 1,25% tháng x 6 tháng = 16.904.630 VND
Cộng (A + B + C + D) + E + F = 225.395.070 VND + 10.591,43 USD + 16.904.630 VND = 10.591,43 USD + 242.299.700 VND
Quy đổi ra USD theo tỷ giá 1 USD = 11.650 VND
= 10.591,43 USD + (242.299.700 : 11.650) = 31.389,684 USD
Tổng cộng 1 + 2 = 3.700 USD + 31.389,684 USD = 35.089,68 USD
Căn cứ vào những điều phân tích trên, uỷ ban trọng tài ra phán quyết buộc công ty Nhật phải trả cho doanh nghiệp Việt Nam tiền hỗ trợ hàm lượng biuret không đạt cộng với chi phí tái chế là 35.089,68 USD.
Trong vụ việc trên, doanh nghiệp Việt Nam đã kịp thời làm đầy đủ các thủ tục pháp lý, khiếu nại và thương lượng trực tiếp với người bán về việc giao hàng kém phẩm chất. Biên bản thoả thuận ngày 22/8/1995 là cơ sở pháp lý quan trọng ràng buộc trách nhiệm của người bán. Mặt khác, khi đi kiện doanh nghiệp Vịêt Nam đã cung cấp đầy đủ bằng chứng cho những yêu sách chính đáng của mình. Tuy nhiên, một số chi phí không hợp lý không nên đưa vào đơn kiện.
2. Tranh chấp do người bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng
2.1. người bán không giao hàng
Phân bón là loại hàng hoá phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên mang tính thời vụ, trong một thời gian ngắn phải nhập một lượng hàng lớn. Chính vì vậy tranh chấp do không giao được hàng không phải là ít. Đa số các tranh chấp phát sinh loại này thường được giải quyết bằng thương lượng trực tiếp giữa hai bên. Nếu nguyên nhân do phía nước ngoài không giao được hàng thuộc trường hợp miễn trách đã quy định trong hợp đồng thì chấm dứt quan hệ hợp đồng và chấm dứt tranh chấp.
Nếu nguyên nhân không giao được hàng do lỗi của thương nhân nước ngoài, thì doanh nghiệp Việt Nam lập hồ sơ khiếu nại và đòi bồi thường thiệt hại phát sinh. Hai bên trực tiếp gặp nhau hoặc thông qua thư từ, fax, telex, email ... Thông thường đa số các doanh nghiệp nước ngoài không chấp nhận ngay từ đầu, mà thường viện dẫn các lý do khác nhau để khước từ khiếu nại. Các thương nhân nước ngoài khi ký kết hợp đồng thường tránh hoặc không chấp nhận đưa vào hợp đồng các điều khoản thưởng, phạt nếu không giao được hàng nên các doanh nghiệp Việt Nam rất khó chứng minh những thiệt hại phát sinh từ việc không giao hàng của doanh nghiệp nước ngoài, thường thì không đòi được nếu doanh nghiệp nước ngoài vi phạm điều khoản này. Có một số trường hợp quy định chế tài phạt do người bán nước ngoài không giao hàng vào hợp đồng, nhưng khi không giao được hàng các doanh nghiệp nước ngoài vẫn chây ỳ từ chối khiếu nại của các doanh nghiệp Việt Nam. Khi đó các doanh nghiệp Việt Nam đã phải kiên trì với khiếu nại của mình, đưa ra những bằng chứng, những lập luận xác đáng để chứng minh việc người bán không giao hàng đã gây thiệt hại cho người mua, thuyết phục người mua rằng chỉ có giải quyết khiếu nại mới có thể tiếp tục thực hiện các thương vụ sau này. Vì thế, một số ít doanh nghiệp nước ngoài đã chấp nhận giải quyết khiếu nại và nộp phạt, hoặc bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Phần lớn các doanh nghiệp nước ngoài không đáp ứng khiếu nại của doanh nghiệp Việt Nam, mặc dù có đủ bằng chứng, lập luận chứng minh lỗi của họ trong việc không giao hàng. Gặp trường hợp như vậy, một số doanh nghiệp Việt Nam đành từ bỏ khiếu nại vì giá trị tranh chấp nhỏ, chi phí cho việc đi kiện có thể lớn hơn kết quả thu được, hoặc có đi kiện thì bản án cũng không thể thi hành vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng một số doanh nghiệp vì thiệt hại lớn vẫn đi kiện để bảo vệ đến cùng quyền lợi của mình..
Vụ việc 6:
Các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón thường nhập khẩu qua trung gian là các thương nhân nước ngoài. Việc giao hàng phụ thuộc rất lớn vào nhà máy sản xuất, sau đây là một vụ điển hình:
Đầu năm 1998, một doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu phân bón ở Hải Phòng ký hợp đồng với một công ty của Thái Lan nhập khẩu 10.000 phân urea Indonesia, giá 125 USD/MT urea đóng bao CFR cảng Hải Phòng. Cùng ngày hôm đó công ty Thái Lan ký hợp đồng với nhà máy sản xuất phân urea của Indonesia với các điều khoản y hệt (trừ điều khoản giá) theo đó nhà máy sẽ cam kết cung cấp 10.000 MT phân urea cho công ty Thái Lan. Sau đó công ty Thái Lan đã không giao được hàng đúng thời hạn như quy định trong hợp đồng. Mặc dù công ty Hải phòng đã gia hạn thời gian giao hàng bổ sung, nhưng công ty Thái Lan cũng không giao được hàng. Công ty Hải phòng khiếu nại đòi công ty Thái Lan bồi thường thiệt hại. Công ty Thái lan viện dẫn lý do là “bất khả kháng” vì do lỗi của nhà máy Indonesia không sản xuất đủ hàng do nguồn cung cấp gaz gặp sự cố.
Vụ việc này công ty Hải Phòng không kiện ra trọng tài hoặc Toà án vì xét thấy trong hợp đồng không quy định chế tài phạt do không giao hàng và các bằng chứng chứng minh tổn thất không đủ cơ sở pháp lý. Nhưng qua tranh chấp giữa hai bên cho thấy:
Công ty Thái Lan phải chịu trách nhiệm về lỗi của người cung cấp hàng hoá (nhà máy Indonesia). Mặt khác, công ty Hải Phòng lập luận thêm rằng theo thông lệ, lỗi của nhà máy không thể được coi là bất khả kháng đối với người bán. Mặt khác, trong trường hợp này, công ty Thái Lan cũng không đưa ra được bằng chứng rằng việc không giao được hàng của nhà máy Indonesia là không thể lường trước được vì trên thực tế việc không giao hàng hoặc giao hàng muộn của một nhà cung cấp là một biến cố ngẫu nhiên nhưng có thể dự đoán được.
Tóm lại, việc không giao hàng của nhà máy Indonesia không được coi là sự kiện bất khả kháng đối với công ty Thái Lan và bởi vậy, công ty Thái Lan phải chịu trách nhiệm về lỗi trên đối với công ty Hải Phòng.
Bằng lập luận này công ty Hải Phòng kiên trì với khiếu nại của mình sau một thời gian công ty Thái Lan đồng ý bồi thường cho công ty Hải Phòng 25.000 USD do việc giao hàng chậm làm lỡ cơ hội kinh doanh.
2.2. Tranh chấp người bán giao hàng chậm
Khi giao hàng chậm, các thương nhân nước ngoài đưa ra nhiều lý do khác nhau như: bất khả kháng, bất khả kháng dây chuyền, nhà máy không sản xuất đủ hàng, lỗi do người chuyên chở v.v... Ngoài ra còn nguyên nhân chủ quan, người bán cố tình giao hàng chậm mỗi khi giá hàng biến động có lợi cho họ, như đã trình bày ở trên, thường thì các doanh nghiệp Việt Nam chịu thiệt thòi vì các công ty nước ngoài không chấp nhận khi đưa điều khoản phạt do giao hàng chậm. Sau đây là vụ án liên quan đến tranh chấp giữa nhiều bên.
Vụ việc 7
Ngày 25/10/1997 Tổng công ty lương thực Miền Nam (Vinafood) ký hợp đồng với công ty Kolon của Hàn Quốc mua 20.000 MT +/- 10% DAP rời của Hoa Kỳ, đơn giá 238 USD/MT CFR-FO, Inconterm 1990 một cầu cảng an toàn thành phố Hồ Chí Minh, thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ không huỷ ngang trả tiền ngay, giao hàng chậm nhất 05/11/1997, người bán thuê tàu không quá 25 tuổi, có đủ khả năng đi biển, ngân hàng mở L/C là Vietcombank-Chi nhánh Hồ Chí Minh, ngân hàng thông báo L/C First Bank Korea, Seoul, người mua chịu phí bảo hiểm.
Thực hiện hợp đồng, ngày 30/10/1997 Kolon đã ký hợp đồng với công ty Hoa Kỳ có tên US Chem Resources Inc để mua 20.000 MT phân DAP dạng rời. Theo hợp đồng giữa Kolon và US Chem có trách nhiệm thuê tàu và họ đã thuê con tàu Wanling từ chủ tàu YF Line Pte. Ltd. để vận chuyển 20.000 MT DAP về thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 01/11/1997, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kh luan tot nghiep.doc