MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: 3
KHÁI QUÁT QUAN HỆ TRUNG-NHẬT TRONG LỊCH SỬ 3
I.TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN TRONG LỊCH SỬ CHÂU Á 4
1. Khái quát quan hệ Trung – Nhật trước CTTG II: 4
2. Quan hệ Trung – Nhật trong chiến tranh lạnh: 4
2.1. Giai đoạn 1949-1971: 4
2.2. Giai đoạn 1972-1991: 6
II. VAI TRÒ CỦA ĐÔNG NAM Á VỚI TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN TRONG LỊCH SỬ 7
III. DI SẢN LỊCH SỬ ĐỐI VỚI QUAN HỆ TRUNG-NHẬT 8
1.Những vấn đề lịch sử 8
2.Vấn đề Đài Loan 10
CHƯƠNG II: 13
CẠNH TRANH TRUNG-NHẬT SAU CHIẾN TRANH LẠNH TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 13
I.Vận động quan hệ Trung-Nhật sau chiến tranh lạnh 13
1. So sánh lực lượng Trung – Nhật sau chiến tranh lạnh 13
2.Chính sách của Trung Quốc và Nhật Bản với nhau: 14
2.1. Chính sách của Trung Quốc với Nhật Bản 14
2.2. Chính sách của Nhật Bản với Trung Quốc 15
II.Đông Nam Á trong chiến lược của Trung Quốc và Nhật Bản sau chiến tranh lạnh 16
1.Tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với Trung Quốc và Nhật Bản sau chiến tranh lạnh 16
2.Triển khai chính sách của Trung Quốc và Nhật Bản tại Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh 17
2.1. Chính sách của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á 17
2.2.Chính sách của Nhật Bản đối với các quốc gia Đông Nam Á 19
III.Cạnh tranh Trung – Nhật trong khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh 21
1Cạnh tranh chính trị-quân sự Nhật – Trung tại khu vực 21
2.Vấn đề xây dựng các cơ chế hợp tác khu vực 26
3.Cạnh tranh kinh tế 27
3.1.Cạnh tranh đầu tư – thương mại tại khu vực 27
3.2.Vấn đề xử lý cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997 30
3.3.Vấn đề ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương 32
4.Cạnh tranh năng lượng và an ninh hàng hải ở biển Đông 34
CHƯƠNG III: 38
XU HƯỚNG CẠNH TRANH TRUNG-NHẬT TRONG TƯƠNG LAI 38
I.Tác động của cạnh tranh Trung-Nhật đến khu vực và Việt Nam 38
1.Tác động đến khu vực 38
1.1.Tác động tích cực: 38
1.2.Tác động tiêu cực 40
2. Tác động đến Việt Nam 40
II. Xu hướng cạnh tranh Trung-Nhật trong tương lai 42
1.Tình hình Trung Quốc và Nhật Bản hiện nay 42
2.Xu hướng cạnh tranh Trung- Nhật trong tương lai 44
KẾT LUẬN 47
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3401 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cạnh tranh Trung - Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mỹ và Nhật Bản. Mối quan hệ này có cái bẫy của mối quan hệ "cùng thắng". Michael Hsiao và Alan Yang, “Chính sách của Trung Quốc đối với Asean”, truy cập ngày 12/5/2011.
Từ đó, Trung Quốc đẩy mạnh triển khai chính sách hợp tác với ASEAN. Năm 1994, Trung Quốc tham gia diễn đàn khu vực ARF và trở thành một bên đối thoại tích cực của ASEAN. Tháng 12-1997, trong cuộc gặp thượng đỉnh của Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và các nguyên thủ các nước ASEAN tại Malaysia hai bên đã tuyên bố chung về thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện và tin cậy lẫn nhau hướng tới thế kỷ 21. Điểm mốc quan trọng nhất đánh dấu sự thay đổi tính chất của mối quan hệ này thông qua văn bản là Trung Quốc và ASEAN ký tuyên bố chung “đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng” vào tháng 10-2009. Ngô xuân Bình(2008), “Tìm hiểu chính sách của Trung Quốc đối với Asean”, Nghiên cứu Đông Bắc Á (9),tr.6.
Có thể thấy tuy chưa hiểu hết thâm ý đối tác chiến lược của người Trung Quốc song với văn bản này, Trung Quốc đã tự mình khẳng định họ có tầm quan trọng lớn hơn trong tương quan so sánh với các thế lực khác trong quan hệ với ASEAN. Ít ra thì nhận định này cũng có lý cho đến hiện nay vì ngoài Trung Quốc thì cả Mỹ và Nhật Bản đều chưa ký một văn bản nào như vậy với ASEAN.
Có thể nói chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN thể hiện qua việc ký hiệp định đối tác chiến lược với nhóm này là một bước tiến dài nhằm thể hiện với đối tác về một Trung Quốc có thiện chí và thực thi chính sách chính trị đối ngoại hòa bình với các nước láng giềng. Tuy nhiên cần phải thấy rằng chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN được tiến hành dựa trên ưu thế của một thế lực lớn và buộc các nước nhỏ hơn trong một chừng mực nào đó phải chấp nhận. Điều này có thể thấy qua việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của họ trên Biển Đông sau khi họ ký công ước quốc tế về luật biển năm 1982 cũng như việc sử dụng vũ lực để bảo vệ cái gọi là lợi ích trên vùng biển họ tuyên bố chủ quyền (việc này đã diễn ra một số lần trong thập kỷ 1980, 1990 và những năm gần đây) đã đặt các đối tác ASEAN vào thế đã rồi.
Chính sách của Nhật Bản đối với các quốc gia Đông Nam Á
Sau chiến tranh lạnh, nỗ lực chủ yếu của chính sách đối ngoại Nhật Bản là phát triển quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia Đông Nam Á. Nhằm nâng cao vị thế của mình và tranh giành tầm ảnh hưởng với Trung Quốc trên trường quốc tế cũng như vứt bỏ hình ảnh mình chỉ là “cái đuôi” trong các chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực, Nhật Bản nhận thấy rằng ngoài cải cách ra, nước Nhật cần phải gắn bó và đóng một vai trò hữu hiệu hơn nữa với Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Cho tới nay, Nhật Bản là quốc gia đầu tư chủ chốt vào các nước Đông Nam, nhưng điều đó vẫn không đảm bảo nước Nhật có một vai trò chính trị quan trọng ở khu vực. Động thái của Nhật Bản vẫn bị Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á nghi ngờ. Nhật Bản phải cố gắng thuyết phục các nước láng giềng rằng mình có ý định đóng một vai trò tích cực trong khu vực, có lợi cho tất cả.
Từ đó, chính sách của Nhật cũng độc lập hơn với Hoa Kỳ nhưng vẫn giữ tính cạnh tranh với Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á. Năm 1997, lập trường của Nhật Bản với Myanmar cũng khác lập trường của Hoa Kỳ. Nước Nhật không ủng hộ chính sách của Mỹ định cô lập Myanmar, mà tán thành chủ trương của ASEAN muốn đối thoại với nước này. Cũng phải nói rằng, quyết định của Nhật Bản, ở một mức độ nào đó, bị tác động từ sự mở rộng ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực. Tháng 3/1977, Trung Quốc thông báo cho Myanmar vay một khoản lớn, và ký với nước này một hiệp ước hợp tác kinh tế. Nhật Bản gắn mối quan tâm của Trung Quốc đến Myanmar với tham vọng của Bắc Kinh muốn vươn tới Ấn Độ Dương. Đỗ Trọng Quang (2007), “ Chính sách của Nhật Bản tại châu Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (8), tr.16.
Trong trường hợp Việt Nam, chính phủ Tokyo cũng đi đầu thiết lập quan hệ với Hà Nội, mặc dầu Mỹ cấm vận Việt Nam về kinh tế. Tại Campuchia, nước Nhật giữ một vai trò chủ chốt trong tiến trình hòa bình, nêu bật sự cam kết của Tokyo muốn đóng góp vào hòa bình và ổn định của khu vực.
Sở dĩ Nhật Bản hăng hái trong chính sách với các nước khu vực Đông Nam Á còn do nhiều nhân tố thúc đẩy. Theo dự báo thì đến năm 2025, hơn một nửa dân số Nhật Bản sẽ quá tuổi 65, bộ phận lớn dân chúng già đi đó sẽ gây sức ép cho nên kinh tế và cấu trúc xã hội của đất nước. Hiện nay, nước Nhật đã thiếu tiền trả hưu bổng và chăm sóc y tế cho công dân nhiều tuổi. Dân chúng đang già đi và tỉ lệ sinh đẻ thấp có nghĩa là nước Nhật cần ngày càng nhiều nhân công nước ngoài, và đến một mức độ nào đó, tình trạng thiếu nhân công là một trong những lý do khiến Nhật Bản mở rộng cơ sở công nghiệp ở nước ngoài. Và các nước Đông Nam Á là một lựa chọn không thể không kể đến.
Một lý do không kém quan trọng là Nhật Bản nhận thức được những hạn chế của mình khi muốn có một vị thế cường quốc lớn ở Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới. Nước Nhật hầu như không có tài nguyên thiên nhiên, cần nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm. Trong những năm đầu 1990, Nhật Bản phải đối phó với những vấn đề kinh tế lớn, nhiều cuộc cải cách hành chính, xã hội và chính trị được thi hành để phục hồi nền kinh tế. Đây cũng là thời gian thế giới chứng kiến những thay đổi đáng kể khi Liên Xô tan rã. Chiến tranh Lạnh kết thúc tác động sâu sắc đến chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
Cạnh tranh Trung – Nhật trong khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh
Cạnh tranh chính trị-quân sự Nhật – Trung tại khu vực
Sau chiến tranh lạnh, cục diện thế giới thay đổi, Trung Quốc và Nhật Bản ra sức tranh giành tầm ảnh hưởng của mình với khu vực Đông Nam Á trên lĩnh vực chính trị và quân sự. Nhật Bản là một nước đã có quan hệ mật thiết với hầu hết các nước ASEAN từ nửa thế kỷ trước còn quan hệ Trung Quốc và ASEAN thì tương đối mới nhưng được triển khai rất nhanh từ thập niên 1990. Trong giai đoạn này,Trung Quốc tích cực, chủ động lập lại quan hệ bình thường với nhiều nước ASEAN. Phần lớn việc lập lại quan hệ bình thường này được thực hiện năm 1990 trong chuyến công du của Thủ tướng Lý Bằng sang Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Lào.
Xem thêm: Trần Hoàng Long(2007), “Quan hệ Nhật – Trung hiện nay: Thách thức và triển vọng”, Nghiên cứu Đông Bắc Á(7).tr.13
Do đó, cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng giữa hai quốc gia càng trở nên quyết liệt và sôi động hơn tại khu vực trong cả lĩnh vực chính trị và quân sự.
Về chính trị, đối với cả Nhật Bản và Trung Quốc, đây được coi như một cuộc chạy đua trong việc gia tăng ảnh hưởng, lôi kéo các nước đồng minh tại khu vực. Tuy cùng đạt đến vị trí cường quốc chính trị và kinh tế, nhưng sự nổi dậy của Nhật Bản và Trung Quốc lại diễn ra theo hai hướng trái ngược nhau, được nhiều nhà phân tích coi như “Một chín một mười”: Nhật Bản là một cường quốc kinh tế lội ngược dòng để khẳng định vị thế chính trị. Ngược lại, Trung Quốc đi từ cường quốc chính trị đến cường quốc kinh tế. Hẳn nhiên, Trung Quốc không hề muốn nhìn thấy một quốc gia từng bị coi là “lùn về chính trị” sánh ngang hàng với mình trên lĩnh vực này. Do đó, Nhật và Trung Quốc đã không ngừng thiết lập tầm ảnh hưởng của mình đến cộng đồng các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Để triển khai, Nhật Bản tích cực thúc đẩy các hiệp ước song phương với các nước ASEAN. Nhật đứng ra tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt Nhật-ASEAN vào tháng 12/2003 tại Tokyo. Đây là lần đầu tiên một hội nghị ASEAN – Nhật Bản diễn ra không phải ở một nước ASEAN mà ở Nhật Bản. Điều này cho thấy Nhật đang ngày càng quan tâm hơn và nhấn mạnh hơn tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với quốc gia này. Tiếp đến từ 2005 Nhật bắt đầu thương lượng với ASEAN để đi đến hiệp định liên kết kinh tế toàn diện Nhật Bản – ASEAN (JACEP) mà thủ tướng Koizumi đã đề xướng tại Xingapo từ tháng 1/2002. Nhật cam kết sẽ cung cấp khoảng 1,5 tỷ USD để phát triển khu vực sông Mê Công, đồng thời tăng cường hơn nữa vốn FDI từ Nhật sang các nước này. Xem thêm: Ngô Vĩnh Long(2007). “Đông Nam Á trong quan hệ Mỹ, Nhật, Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đối với Việ Nam” (8)
Một trong những chiến lược của Nhật đối với khu vực là ưu tiên chú trọng cung cấp ODA để phát triển Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC) và Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. Nhờ có nguồn tài trợ từ Nhật, Tuyến EWEC đã thông xe vào cuối năm 2006. Từ 2005, Nhật Bản cũng đã tổ chức nhiều đoàn khảo sát khu vực Tam giác phát triển và tài trợ bước đầu 2 tỷ yên cho dự án phát triển Tam giác này. Đồng thời, năm 2006, Nhật Bản đã đóng góp 64 triệu USD thành lập Quĩ hội nhập Nhật Bản – ASEAN, trong đó dành phần ưu tiên cho Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. Trần Khánh (2009), “Đông Nam Á trong cạnh tranh chiến lược Trung-Nhật (thập niên đầu thế kỷ XXI)”, Nghiên cứu Đông Nam Á (1), tr.18.
Về phía Trung Quốc, nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa những nỗ lực mới của Nhật Bản tại Đông Nam Á, nhất là đối với phát triển EWEC và Tam giác Việt Nam – Lào – Campuchia, Trung Quốc vào năm 2006 ( năm thông xe tuyến EWEC) đã đưa ra chiến lược “Một trục hai cánh” hay còn gọi là “Chiến lược chữ M”, trong đó: 1) Xây dựng hành lang kinh tế trên đất liền kéo dài từ Nam Ninh ( Quảng Tây) đi qua một số nước Đông Nam Á đến Xingapo, đồng thời lấy đó làm trục; 2) Thúc đẩy Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) và coi đây là một Cánh; 3) Xây dựng hành lang kinh tế biển, gọi là vịnh Bắc Bộ mở rộng, đồng thời coi đây là một Cánh. Dự án lớn này sẽ tạo ra sự liên kết theo chiều dọc, hay sự “ hợp tung” giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á. Sự “hợp tung” và “ liên hoành” của các hành lang, vành đai kinh ( như hành Bắc Nam, Hành lang Đông Tây…) trong GMS đã và đang làm tăng nhanh các mối giao lưu, nhất là kinh tế giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á lục địa. Tại điểm giao nhau đó ngày càng xuất hiện nhiều Trung tâm thương mại mới của Trung Quốc. Còn Trung Quốc, nhiều trung tâm đô thị, hải cảng lớn được xây dựng để kết nối với trục, hành lang kinh tế trên. Thành phố Nam Ninh đã trở thành trung tâm hội chợ xuất nhập khẩu Trung Quốc- ASEAN, được tổ chức hàng năm kể từ 2004. Cảng Phòng Thành của tỉnh Quảng Tây đã nâng cấp lên thành cảng quốc tế, nơi sẽ thu hút các luồng thương mại từ “Một trục hai cánh”, Nhất là cánh biển, và là cái “phiễu” mới đón nhận các sản phẩm từ vùng Tây Nam của Trung Quốc xuất khẩu ra nước ngoài.
Để thực hiện dự án chiến lược này, vào tháng 1/2008, Trung Quốc đã chính thức phê chuẩn Quy hoạch phát triển khu vực hợp tác kinh tế Vĩnh Bắc Bộ (Quảng Tây), và coi khu vực này là cực tăng trưởng thứ 4 của Trung Quốc, tiếp sau khu vực sông Chu Giang, khu vực sông Trường Giang và Vịnh Bột Hải.
Chiến lược mới của Trung Quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng tại lưu vực sông Mê Công đã làm cho người Nhật cay cú. Không phải ngẫu nhiên mà tờ Yomiuri Shinbun của Nhật Bản lại đưa ra nhận định rằng: “Người gieo giống là Nhật Bản, nhưng quả của nó xem ra đã bị Trung Quốc hái mất rồi”. Trần Khánh (2009), “Đông Nam Á trong cạnh tranh chiến lược Trung-Nhật (thập niên đầu thế kỷ XXI)”, Nghiên cứu Đông Nam Á (1), tr.18.
Lý do là: Nhật Bản là người đề xướng xây dựng Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS), trong đó có hành lang kinh tế Đông – Tây nối liền từ Việt Nam qua Lào, Thái Lan đến Mianma, còn Trung Quốc thì ngược lại, tích cực xây dựng Hành lang Kinh tế Bắc - Nam từ Côn Minh đi qua Lào đến Băng Cốc. Còn về phía Trung Quốc, Giáo sư Mã Yến Bang- Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế đương đại của Trung Quốc cho rằng: “Hiện nay, GMS đã trở thành chiến trường mới của cuộc đấu tranh chính trị, kinh tế giữa Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Nước nào nắm được bán đảo Trung Nam (tức Đông Dương) thì sẽ có ảnh hưởng đến cục diện địa-chính trị Đông Nam Á, thậm chí cả châu Á; Đây là tiêu điểm mới của cục diện châu Á- Thái Bình Dương”. Còn giáo sư Lý Thần Dương- Sở nghiên cứu Đông Nam Á, đại học Vân Nam chỉ ra rằng: “Việc xây dựng các hành lang kinh tế thuộc GMS đã mang lại dấu ấn sâu sắc của mối quan hệ giữa các nước lớn, biểu hiện chủ yếu là tranh chấp quyền chủ đạo trong hợp tác vùng giữa Trung Quốc và Nhật Bản; Trung Quốc thiên về hành lang theo chiều dọc, còn Nhật Bản lại chú ý đến hành lang theo chiều ngang” Xem thêm: Hoài Nam (2008). “Trung Quốc với Hành lang Kinh tế Đông Tây“, Nghiên cứu Đông Nam Á (11), tr.50-51.
Những nhận xét trên có thể là chưa đúng hoàn toàn, nhưng cũng chứng minh một phần về sự gia tăng cạnh tranh giành ưu thế địa chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở Đông Nam Á, nhất là ở khu vực Đông Nam Á lục địa.
Về quân sự, tuy không quá gay gắt nhưng Nhật Bản và Trung Quốc cũng có những cạnh tranh nhất định trên lĩnh vực này.
Nhật Bản vốn là một quốc gia không có thế mạnh về quân sự, nhưng để hoàn thiện mình với khu vực Đông Nam Á và không muốn thua kém gì Trung Quốc tại khu vực, những năm gần đây, Nhật Bản đang tăng cường quan hệ đồng minh chiến lược Mỹ - Nhật – Úc, đồng thời nâng cấp Cục phòng vệ lên thành Bộ Quốc phòng từ tháng 1/2007, gia tăng đầu tư trang bị vũ khí mới, hiện đại, thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung với các đồng minh, trong đó có các nước đồng minh ở Đông Nam Á như Thái Lan và Philippin. Tháng 5/2005, lần đầu tiên trong lịch sử, Nhật Bản tham gia vào cuộc tập trận chung với tên gọi là “Hổ mang” tổ chức hàng năm tại Thái Lan với sự tham gia của Mỹ và các đồng minh của họ trong khu vực. Hơn nữa Nhật Bản từ 2005 đã để cho cơ quan chỉ huy của Tập đoàn Bộ binh số 1 từ Oasingtơn đến Kanagawa, đồng thời tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ , trong đó có việc xây dựng Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tại Nhật Bản. Tuy nhiên, liên minh an ninh-quân sự Mỹ- Nhật lại càng làm cho hố ngăn cách Nhật- Trung ngày càng lớn. Hà Phương (2007), “Triển vọng mới trong quan hệ Trung – Nhật”, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày 3/3/2007.
Về phía Trung Quốc, đáp lại sự củng cố liên minh Nhật-Mỹ, ngoài việc tăng cường ảnh hưởng mềm, Trung Quốc cũng không ngừng gia tăng hợp tác an ninh – quốc phòng với Đông Nam Á, trong đó có cả với những đối tác truyền thống và đồng minh của Mỹ-Nhật như Thái Lan và Philippin. Cùng với việc thông qua bản “Kế hoạch hành động chung về hợp tác chiến lược Thái-Trung” nhân dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ Trung- Thái, hai nước này lần đầu tiên tiến hành cuộc tập trận chung với quy mô lớn tại vịnh Thái Lan mang tên “Hữu nghị Trung- Thái 2005” (tháng 12/2005) và cuộc tập trận thứ hai với tên gọi “Tấn công 2007” diễn ra tại Quảng Châu hồi tháng 7/2007. Xem thêm: Trần Khánh(2008), “Can dự và cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ở Đông Nam Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á(12)
Mặt khác, Trung Quốc tiếp tục cung cấp tín dụng quân sự cho Thái Lan bất chấp việc Mỹ ngưng khoản viện trợ vì việc đảo chính vi hiến vào tháng 9/200. Đây là một trong những hành động đáp trả đối với sự gia tăng quan hệ đồng minh chiến lược Nhật- Mỹ.
Ngoài ra, từ lâu đã cảnh báo về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Nhật Bản phản đối mạnh mẽ việc EU bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Đồng thời để tránh sự lôi kéo đồng minh của Trung Quốc, Nhật Bản đã phần nào cổ suý cho thuyết về “mối đe dọa Trung Quốc”. Phủ định điều này, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã phải thuyết phục các nước Đông Nam Á bằng việc tuyên truyền về một Trung Quốc “trỗi dậy hòa bình”. Trần Hoàng Long (2007), “Quan hệ Nhật – Trung hiện nay: Thách thức và triển vọng”, Nghiên cứu Đông Bắc Á (7).tr.14
Tóm lại, cạnh tranh về vị thế chính trị-quân sự nêu trên đã cho thấy sự lo ngại lẫn nhau của hai quốc gia đầy tham vọng về việc xác định Trung Quốc hay Nhật Bản, ai sẽ là nước nắm vai trò lớn hơn ở khu vực Đông Nam Á, từ đó tiến hành các biện pháp ngăn chặn và kiềm chế tầm ảnh hưởng tại khu vực này.
2. Vấn đề xây dựng các cơ chế hợp tác khu vực
Vấn đề xây dựng cơ chế hợp tác khu vực “Cộng đồng Đông Á” Vấn đề Cộng đồng Đông Á lần đầu tiên được chính thức bàn đến là vào năm 2001 khi Nhóm bàn thảo về tầm nhìn Đông Á (East Asian Vision Group) được thành lập gồm các thức giả trong vùng, theo sự gợi ý của Tổng thống Hàn Quốc đương thời Kim Dae Jung.
thể hiện rất rõ việc lôi kéo đồng minh các nước khu vực Đông Nam Á trong chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng của Nhật Bản và Trung Quốc bởi từ lâu, cả hai quốc gia này đều muốn chiếm vai trò chủ đạo trong khu vực Đông Á. Mặt khác, quốc gia nào nắm được Đông Nam Á, quốc gia ấy sẽ có được lợi thế rất lớn trong việc lãnh đạo Đông Á, thậm chí là Châu Á.
Ngay từ những năm 1980 thế kỷ trước, Nhật Bản đã là nước đầu tiên đưa ra kiến nghị thành lập “Khối cộng đồng Đông Á” và các nhà kinh tế Nhật Bản đưa ra công thức “Đàn én bay”, tức là trong hợp tác kinh tế của Đông Á thì Nhật Bản là “con én đầu đàn”, tiếp theo đó là bốn “con rồng châu Á”, sau đó mới là các nước đang phát triển như Malaysia và Trung Quốc Đỗ Minh Cao (2009), “Nhật- Trung: Những trở ngại tiềm tàng trong quan hệ song phương, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (10), tr.19.
. Nhưng vào đầu thế kỷ XXI, do kinh tế Nhật Bản bị đình trệ, bên cạnh đó tình hình thế giới và khu vực có những thay đổi lớn, nên công thức “đàn én bay” chỉ tồn tại trên giấy tờ. Năm 2002, Thủ tướng Koizumi kêu gọi thành lập “Khối cộng đồng Đông Á” với ý đồ nắm lại quyền lãnh đạo nhóm này, nhưng cuối cùng vẫn không thành. Tuy nhiên, muốn giành được quyền lãnh đạo Đông Á, Nhật Bản hiểu rằng phải lôi kéo được khu vực Đông Nam Á hay các nước ASEAN làm đồng minh.
Như Nhật Bản, Trung Quốc cũng tăng cường hoạt động đối ngoại để giành lấy quyền chủ đạo này. Bước vào thế kỷ XXI, xuất phát từ chiến lược kinh tế toàn cầu, Trung Quốc càng đặt quan hê hợp tác kinh tế Trung Quốc – ASEAN lên hàng đầu. Cùng với các nước ASEAN, Trung Quốc thành lập khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN, đồng thời nhanh chóng thành lập “Khối cộng đồng Đông Á”.
Tóm lại, để nắm được vai trò chủ đạo khu vực Đông Á, cả hai quốc gia đều nhận thức được rằng, trong ván cờ này, ASEAN đóng vai trò trung gian, nước nào lôi kéo được ASEAN, nước ấy sẽ có thể có vị trí “chim én đầu đàn” của “Cộng đồng Đông Á”. Do vậy, cạnh tranh Nhật – Trung đối với khu vực Đông Nam Á trong vấn đề này cũng không kém phần quyết liệt như trên phương diện quân sự, kinh tế hay thậm chí là các vấn đề lịch sử còn tồn đọng.
Cạnh tranh kinh tế
3.1. Cạnh tranh đầu tư – thương mại tại khu vực
Nhật vốn đã có quan hệ kinh tế mật thiết với năm nước thành viên cũ của ASEAN (Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Phi-lip-pin và Singapore) từ gần nửa thế kỷ nay. Quan hệ Nhật-ASEAN lại phát triển một bước lớn khi các công ty Nhật ào ạt sang đầu tư trưc tiếp (FDI) tại Thái, Malaysia, Singapore và Indonesia sau khi đồng yên tăng giá đột ngột từ cuối năm 1985. Sau chiến tranh lạnh, cùng với mậu dịch, ODA và FDI, Nhật đã tạo ra một sự gắn bó mật thiết với các nước trong khối này. Cho đến nay, Nhật vẫn giữ một vị trí quan trọng trong ngoại thương, đầu tư và ODA tại các nước này.
Tuy nhiên, Trung Quốc, với một nền kinh tế lớn nhanh và có khuynh hướng hướng ngoại, Kinh tế Trung Quốc không những phát triển với tốc độ cao mà ngày càng có đặc tính là nghiêng về xuất khẩu hàng công nghiệp. Xem Trần Văn Thọ (2005, 2006), Ch. 3.
đã theo kịp hoặc vượt qua vị trí của Nhật trong ngoại thương đối với nhiều nước ASEAN. Tại một số nước thành viên mới của ASEAN như Lào, Campuchia và Myanmar, Trung Quốc chiếm vị trí khá cao trong cả ODA và FDI.
Do vậy, cạnh tranh giữa hai quốc gia trên lĩnh vực kinh tế và thương mại này tỏ ra rất sôi động. Điều này có thể được nhận thấy rõ qua biểu đồ “Cơ cấu nhập khẩu của các nước ASEAN” dưới đây:
Về ngoại thương, như Hình 1 cho thấy, cho đến khoảng năm 1995, Nhật chiếm tới trên 20% trong tổng nhập khẩu của ASEAN trong khi Trung Quốc chỉ có vài phần trăm. Sau đó thị phần của Nhật giảm liên tục trong khi của Trung Quốc tăng nhanh. Đến năm 2006, Trung Quốc đã vượt Mỹ và tiến gần bằng thị phần của Nhật. Tại các nước thành viên mới của ASEAN, vị trí của Trung Quốc vượt Nhật từ nhiều năm truớc và khoảng cách giữa hai nước ngày càng lớn. Tại Việt Nam, Trung Quốc cũng đã vượt Nhật từ năm 2003 trở thành nước lớn nhất trong tổng nhập khẩu của Việt Nam (xem Hình 2).
Về đầu tư nước ngoài (FDI), Trung Quốc phát biểu chính sách này lần đầu năm 1998 và chiến lược đẩy mạnh chính sách được ghi rõ trong Kế họach 5 năm lần thứ X (2001-2005). Vào cuối năm 2005, tại ASEAN, tích lượng (stock) FDI của Trung Quốc nhiều nhất là tại Singapore (hơn 300 triệu USD), sau đó tới Malaysia (200 triệu USD) và các nước khác. Tuy nhiên so với Nhật là nước đã đầu tư nhiều tại các nước thành viến cũ của ASEAN từ gần nửa thế kỷ nay, vị trí của Trung Quốc không đáng kể. Tại Việt Nam, từ khoảng năm 2001, Trung Quốc bắt đầu đầu tư nhiều trong ngành xe máy, đồ điện gia dụng, v.v. nhưng so với Nhật vị trí của Trung Quốc còn rất thấp. Vào cuối năm 2006, tích lượng FDI tại Việt Nam theo vốn đăng ký là 60 tỉ USD trong đó Nhật 7,4 tỉ (chiếm 12,3%), Trung Quốc chỉ có hơn 1 tỉ (1,8%), và Mỹ là 2,2 tỉ (3,7%). Trần Văn Thọ- GS đại học Waseda, Nhật Bản, “Trung Quốc và Nhật Bản trong trật tự mới Á châu”, truy cập ngày 14/5/2011.
Đáng chú ý là vai trò của Trung Quốc tại Lào, Campuchia và Myamar. Mấy năm gần đây, Trung Quốc là nước dẫn đầu FDI tại Campuchia (chủ yếu sản xuất hàng may mặc). Tại Lào, tích lượng FDI (từ năm 2000 đến tháng 3 năm 2007) của Trung Quốc xếp hàng thứ hai, sau Thái Lan, còn Nhật ở vị trí thứ năm. Tại Myanmar, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đầu tư ít, nhưng về ODA thì Trung Quốc độc chiếm vì Nhật và các nước khác tiếp tục chính sách chế tài kinh tế đối với Myanmar, trong khi Trung Quốc muốn thừa cơ này củng cố thế lực ở phía tây nam. Từ cuối thập niên 1990, Trung Quốc liên tục viện trợ cho Myanmar, bao gồm nhiều lãnh vực từ xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác năng lượng đến các dự án phát triển công nghiệp. Tình hình chính trị ở Myanmar và môi trường quốc tế chung quanh nước nầy đã thay đổi hẳn vị trí của Nhật và Trung Quốc.
3.2. Vấn đề xử lý cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997
Cuộc khủng khoảng tiền tệ Á châu (1997-98) đã trở thành cơ hội cho cả Trung Quốc và Nhật Bản thể hiện vai trò của mình như là một nước lớn với các nước ASEAN.
Về phía Trung Quốc, ngay lập tức, nước này giúp 1 tỉ USD cho Thái Lan, nước chịu ảnh hưởng nặng nhất trong cuộc khủng hoảng. Vào tháng 12/1997, Trung Quốc tuyên bố sẽ không giảm giá đồng nhân dân tệ, một hành động được các nước Đông Nam Á hoan nghênh, vì thái độ đó góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình tiền tệ và kinh tế, tránh được một sự cạnh tranh giảm giá đồng tiền để duy trì hoặc đẩy mạnh xuất khẩu Trần Khánh(2009), “Đông Nam Á trong cạnh tranh chiến lược Trung-Nhật (thập niên đầu thế kỷ XXI), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á(1), tr. 16.
. Đặc biệt nhiều nước ASEAN có cơ cấu xuất khẩu giống Trung Quốc nên thái độ của Trung Quốc được xem là “hào hiệp”. Trung Quốc đã lợi dụng dịp này để tỏ ra mình có trách nhiệm của một nước lớn.
Về phía Nhật, đây cũng là dịp để họ thi thố vai trò của một nước lớn có trách nhiệm tại khu vực. Tuy kinh tế Nhật đang ở trong thời kỳ suy thoái nặng nhưng họ đã đưa ra các chính sách rất tích cực. Ngay sau khi cuộc khủng hoảng xảy ra tại Thái Lan (7/1997), Nhật chủ trì hội nghị quốc tế để giúp nước này giải quyết tình trạng thiếu ngoại tệ (8/1997). Tháng 10/1998, Nhật đưa ra sáng kiến mới Miyazawa, Sáng kiến mới Miyazawa lấy theo tên của Bộ trưởng Tài chánh Miyazawa Kiichi lúc đó. Yen Loan của Nhật vốn là một bộ phận trong ODA, từ lâu đã được áp dụng theo phương thức nước nhận ODA không bị ràng buộc (untied) vào điều kiện phải chi dùng vào việc mua hàng hóa và dịch vụ của Nhật. Nhưng Yen Loan lần này là đặc biệt vì có bị ràng buộc (tied), xem như là phần cho vay ưu đãi ngoài các chương trình ODA đã có, và vì kinh tế Nhật đang gặp khó khăn nên chuyện ràng buộc được xem là hợp lý.
cam kết sẽ xuất ra 30 tỉ USD giúp 6 nước Á châu chịu ảnh hưởng nặng trong cuộc khủng hoảng. Ngoài ra, tháng 12/1998, Nhật cam kết lập chương trình Yen cho vay đặc biệt (Special Yen Loan) gồm 650 tỉ yen thực hiện trong 3 năm, giúp các nước Á châu cải thiện, xây dựng thêm cơ sở hạ tầng kinh tế. Qui mô tài chính của các chương trình hợp tác của Nhật như vậy là rất lớn, không nước nào hoặc cơ quan quốc tế nào có mức cam kết nhiều như vậy. Trong cuộc khủng hoảng tiền tệ Á châu, 3 nước chịu ảnh hưởng nặng nhất (Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc) được IMF giúp tổng cộng là 35 tỉ, và Ngân hàng thế giới là 16 tỉ USD. Cùng thời điểm với IMF và Ngân hàng thế giới, Nhật Bản cũng giúp ngay cho 3 nước 19 tỉ USD. (Theo Nihon Keizai Shinbun, 2/7/2007). Sau đó Nhật phát biểu Sáng kiến mới Miyazawa và Yen Loan đặc biệt để giúp Á châu trong dài hạn.
Đặc biệt, khác với IMF hay Ngân hàng thế giới chỉ chú trọng giúp giải quyết khó khăn nhất thời về tài chánh, tiền tệ, Nhật có cái nhìn dài hạn, chú trọng giúp các nước ASEAN xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp để phục hồi sản xuất, cải thiện sức cạnh tranh. Các công ty đa quốc gia Nhật cũng có chính sách bám trụ tại ASEAN, nỗ lực tái hồi phục sản xuất, củng cố sức cạnh tranh của các công ty con tại vùng này. Nhìn chung, chính sách của chính phủ và thái độ của xí nghiệp Nhật được các nước ASEAN đánh giá cao. Mahathir, Thủ tướng đương thời của Malaysia, trong cuốn sách xuất bản năm 1999, đã đánh giá cao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khóa luận DAV- Cạnh tranh Trung-Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh.doc