Khóa luận Cát Bà với việc phát triển du lịch sinh thái

MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1

1.Lí do chọn đề tài. 1

2.Mục đích nghiên cứu. 1

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1

4.Phương pháp nghiên cứu. 2

5.Kết cấu khoá luận. 2

PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH 3

CHƯƠNG 1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM, CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA 3

DU LỊCH SINH THÁI 3

1.1. Định nghĩa về khu bảo tồn thiên nhiên. 3

1.2. Định nghĩa về Vườn Quốc Gia. 3

1.3. Du lịch sinh thái. 3

1.3. Định nghĩa khu dự trữ sinh quyển. 5

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI CÁT BÀ 10

2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, lịch sử- văn hoá Cát Bà. 10

2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 10

2.1.2. Kinh tế- xã hội. 18

2.1.3. Lịch sử - văn hoá Cát Bà. 22

2.2. Những giá trị du lịch sinh thái Cát Bà. 28

2.2.1. Giá trị du lịch biển 37

2.2.2. Giá trị du lịch rừng. 43

2.3. Tình hình khai thác du lịch sinh thái Cát Bà. 53

2.3.1. Hiện trạng khai thác. 53

2.3.2.Đánh giá về kinh tế du lịch sinh thái Cát Bà. 54

 

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CÁT BÀ 56

3.1. Mục tiêu phát triển Cát Bà đến năm 2020. 56

3.2. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái Cát Bà. 70

3.2.1. Xây dựng và quy hoạch phát triển. 71

3.2.2. Có các chính sách quy định về bảo vệ khu dự trữ sinh quyển Cát Bà. 72

3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch sinh thái Cát Bà. 73

3.2.4. Tăng cường liên doanh liên kết hợp tác quốc tế. 74

3.2.5. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, sinh thái của người dân. 74

3.2.6. Có chiến lược Marketing. 74

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

 

doc107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cát Bà với việc phát triển du lịch sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó nhiều con bụng đỏ, con vằn, con nâu, con bụng trắng... Khách lạ chỉ có thể nhận ra họ nhà sóc bởi chiếc đuôi có lông xoè ra như ngọn bông lau. Loài Sơn dương (dân trên đảo thường quen gọi con Than) thường sống trên các đỉnh núi đá cheo leo. Chúng di chuyển dễ dàng trên các địa hình hiểm trở. Sơn dương khá tinh khôn biết đánh lừa cả những tay thợ săn lành nghề. Hiện nay ở khu Đầu Bê còn rất nhiều giống vật này. Con to nặng tới 60-70kg (ở các vùng núi khác của đất liền như Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Giang, con nặng cũng chỉ đạt 40-50kg). Ngoài Sơn dương Cát Bà còn nhiều Trăn, kì đà, tắc kè.. .chúng sống rải rác trong rừng và trên đảo. Tuy vậy khi nói đến Cát Bà phải kể đến một loài thú quý, loài thú duy nhất chỉ có ở Cát Bà. Đó là con Voọc đầu trắng (dân đảo quen gọi là khỉ đen).Chúng có bộ lông màu đen và cái đuôi đen rất dài, nhưng đặc biệt lông ở đầu trắng toát để lộ ra hai con mắt đen láy như hai hạt nhãn tròn. Voọc đầu trắng sống thành bầy từ 5-6 con, có bầy tới 20-30 con. Thức ăn của loài này là hoa quả rừng và chồi búp lá non. Voọc đầu trắng được coi là một kì quan của giới sinh vật. Cát Bà còn có nhiều loài chim quý và đẹp như đại bàng, phượng hoàng đất (ca ca), cao cát, sơn tiêu, khướu... Vào rừng ta có thể gặp chúng với những tiếng hót líu lo, làm trong lành không khí hoà thuận thanh bình của rừng xanh êm ả. Người ta đã nghĩ đến chuyện phải dùng máy ghi lại những bản nhạc tuyệt diệu này để đặt vào các phòng nghỉ của khách sạn. Nhưng không chỉ có thế, Cát Bà còn là nơi tập trung của hàng vạn con chim của các loài cu xanh, cu gáy, cun cút và các loài chim nước như le le, vịt trời, cốc đế ... Cũng giống như các vùng núi đá vôi khác, đảo Cát Bà có rất nhiều hang động, nhiều dáng, nhiều vẻ khác nhau. Hang nhỏ xinh xinh bên bờ bãi tắm. Hang to chiếm cả một vùng không gian rộng lớn trong lòng quả núi. Hang Luồn và lối vào bến Hiền Hàolà những kì quan hiếm có. Đã có biết bao tấm ảnh và bức hoạ về nó nhưng những người cầm máy và cầm bút cũng chưa thực hài lòng về tác phẩm của mình. Nằm ở xã Trân Châu, động Hà Sen giống như con đường hầm xuyên núi. Động đẹp bởi nhiều thạch nhũ và nguồn nước ngầm róc rách chảy quanh năm. Nơi đây còn ghi lại nhiều chiến tích oanh liệt của người dân huyện đảo trong những năm đánh Pháp và đánh Mỹ. Tại Cát Bà mỗi động là mỗi vẻ đẹp riêng song Trung Trang lại là động mang nhiều màu sắc độc đáo hơn cả. Nơi đây thiên nhiên và bàn tay sáng tạo thần kì của tạo hoá sẽ làm phong phú trí tưởng tượng của những người đến thăm. Ngọn đuốc trong tay khách du lịch không chỉ là “người hướng dẫn” mà còn thắp sáng vẻ đẹp kì lạ của hàng vạn nhũ đá vôi muôn hình dáng khác nhau. Cửa hang nằm ở chân núi. Lần bước dưới những vòm đá đi hết độ dài 400m của động chính, du khách không khỏi bất ngờ khi thấy mình đứng trên lưng chừng vách núi đá dựng đứng giữa bốn bề rừng núi mênh mông. Động đá hoa Gia Luận với những chùm, những khối, những rừng hoa đá long lanh huyền ảo soi bóng xuống làn nước trong xanh của nền hang càng tôn lên vẻ huyền bí của thiên nhiên bất diệt. Hang Khe Sâu ngày nay mang cái tên mới- Hang Quân Y. Trong chiến tranh, người dân trên đảo đã cải tạo hang đá vôi này thành một bệnh viện lớn có đầy đủ tiện nghi và diện tích có thể chữa bệnh cho hàng nghìn người. Tất cả vẫn còn nguyên vẹn, như vừa mới được xây lên từ ngày hôm qua. Còn đây phòng cấp cứu, phòng khám bệnh, phòng giải phẫu, phòng phát thuốc, phòng điều tr, phòng ăn, phòng khách... và cả phòng câu lạc bộ, rạp chiếu phim... tất cả như gợi lại không khí sôi động, khẩn trương, quyết thắng của những ngày đánh Mỹ. Chiếc hang lịch sử này sẽ làm thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của du khách khắp nơi, trong nước và nước ngoài đến thăm Vườn Quốc Gia trên đảo. Hàng trăm chiếc hang lớn nhỏ khác giữa rừng sâu là nơi cư trú và sinh sản của nhiều loài chim, thú, cũng là những mục tiêu đầy hấp dẫn và làm say mê những nhà khảo sát, nghiên cứu và tham quan Vườn Quốc Gia. Cát Bà không có nhiều thuyền bơi với đôi mái chèo thanh mảnh nhẹ lướt như ở Hồ Tây. Phương tiện đi lại tham quan trên vịnh của du khách là những chiếc tàu với đầy đủ tiện nghi và có thể neo đậu ở ngoài khơi vào ban đêm giúp du khách cảm nhân được sự bí hiểm của màn đêm trên vịnh, đó cũng có thể là những chiếc thuyền Kayat thể thao đáp ứng nhu cầu du lịch kết hợp thể thao của du khách. Từng con thuyền nhỏ lao vút đi trên làn nước trong xanh cũng là một ấn tượng còn lại của du khách sau mỗi chuyến ra đảo. Cá tôm rồng ở đây khá nhiều và cũng dễ bắt. Chỉ cần một chiếc cần câu trong tay, du khách có thể tự mình chuẩn bị một bữa ăn dã ngoại với những món ăn đặc sản đầy lý thú. Đặc biệt buổi tối lênh đênh trên những bè, thuyền nhỏ để câu mực và nướng ngay trên thuyền cũng là một cách đi du lịch đựơc ưa chuộng. Đến Cát Bà du khách không thể không tắm biển. Nước biển Cát Bà trong xanh và ít tạp chất bẩn. Nhiều bãi tắm ven biển Cát Bà sẽ làm vừa lòng tất cả những người khách tới nghỉ mát dù là khách khó tính nhất. Đương Gianh là một bãi tắm lớn của Cát Bà dài hơn 3km có thể cùng một lúc thoả mãn cho hàng ngàn người xuống tắm. Nếu cần một sự yên tĩnh và kín đáo hơn, biển của Cát Bà cũng sẽ dành cho khách những bãi tắm riêng, đó là những bãi tắm nhỏ hơn nằm lọt giữa những doi núi đá vôi nhô ra mép nước. Biển nơi đây có vô số những bãi tắm như vậy, nào là Cát Cò, Cát Dứa, Cát Trai Gái, Cạp Quan, Hiền Hào và những bãi tắm khác đều có sự hấp dẫn riêng bởi tính độc đáo về phong cảnh xung quanh tạo nên vẻ thơ mộng riêng của mỗi vùng bãi biển. Lựa chọn chỗ hạ trại nơi nghỉ mát trên bãi biển là quyền của du khách. Vẻ đẹp phong phú của bãi biển Cát Bà sẽ phần nào đáp ứng được sở thích riêng của mỗi người. Trong số các bãi tắm đang thu hút số đông những người khách đến nghỉ mát phải kể đến bãi Cát Cò. Những người dân đánh cá kể lại, cò ở đây xưa kia nhiều vô kể, nào cò trắng, cò lửa, cò đá, cò quăm, cò bợ... Men theo bờ vịnh với hàng trăm con thuyền đánh cá của bà con ngư dân là con đường dẫn du khách tới bãi tắm bên kia vịnh. Từng mái nhà san sát đổ bóng xuống mặt biển trong xanh tạo nên một nét riêng rất Cát Bà. Trước đây đường ra bãi tắm Cát Cò cũng rất thơ mộng. Qua con đường hầm bằng bê tông dài hơn 100m xuyên qua núi sẽ đưa du khách tới một thung lũng nhỏ tươi mát để đến hang Gió. Lên tới đỉnh hang bỗng ánh sáng chan hoà trong gió biển mở ra một thảm cát mịn màng. Đó là bãi tắm Cát Cò. Ngày nay đường đi đến Cát Cò rất dễ dàng nhưng cũng không mất đi sự thơ mộng vốn có xưa nay. Đặc biệt đường nối liền giữa các bãi Cát Cò 1, 2, 3 với nhau sẽ làm du khách cảm thấy vô cùng thích thú và ngạc nhiên khi được đi trên những con đường độc đáo như vậy. Đó là những con đường trên núi, những con đường ở ngay vách đá trên biển. Nằm trên bãi cát vàng thoai thoải trải dài của Cát Cò, du khách ngỡ mình như đang ở trong cái nôi khổng lồ của thiên nhiên. Hòn Guốc, hòn Mít và hòn Mây, ba hòn đảo với ba cảnh đẹp lạ lùng tạo thành cánh cung núi đá ôm lấy bãi tắm Cát Cò. Xung quanh bãi là hàng chục hang đá nhỏ nhiều dáng, nhiều hình tạo thành những buồng thay quần áo tự nhiên, đa dạng. Lại có hang nước ngọt cho khách dội tắm sau khi đã thoả mãn với những con sóng biển xô bờ.Ghi nhận cái đẹp của bãi tắm này, người dân ở đây còn lưu truyền một truyền thuyết khá độc đáo. Kể rằng thời ấy còn có những nàng tiên thích viễn cảnh nơi hạ giới. Họ đã tìm được thú vui được tắm ở nơi đây. Cảnh đẹp đã làm mê hồn nàng tiên út đến khi nàng sực nhớ tới những người chị của mình thì họ đã trở về trời. Nàng hoảng hốt quàng vội xiêm áo bay đi và đánh rơi chiếc hài ở nơi hạ giới. Hòn Guốc chắc ở một thời gian khá lâu người dân ở đây còn gọi nó là hòn Hài? Xa xa giữa muôn trùng lớp sóng là hòn Tàu Đắm. Trong những năm chiến tranh người dân nơi đây đã dựng cho hòn đảo này một cột ống khói bằng bê tông để đánh lừa những tên giặc lái Mỹ. Hòn đảo nhỏ nhoi này có một sức chịu đựng ghê gớm, gánh chịu hàng nghìn tấn bom và đạn rocket cho người dân lành ở đất liền. Xa hơn nữa là cây đèn Long Châu như con mắt rồng của biển ngày đêm hướng dẫn con người khỏi lạc giữa vùng biển mênh mông. Cát Bà có những bãi san hô rộng lớn, bãi Vạn Hà, bãi Vạn Bội, bãi Lão Vọng, bãi áng Thảm... Đó là những rừng hoa đá muôn màu. Những lúc triều xuống nhìn qua làn nước trong xanh là cả thế giới huyền diệu của các loại san hô. Đây đó từng đàn cá bơi lội tung tăng, len lỏi giữa rừng hoa, rừng con cua, con tôm nhiều hình, nhiều dáng luồn lách dưới những khóm hoa đá mang màu sắc kì ảo. Vào kỳ con nước triều xuống thấp, một vài bãi hoa đó nhô lên mặt nước phơi đầy đủ dáng vẻ huyền diệu của nó dưới ánh mặt trời. Cát Bà có nhiều áng nước đẹp và giá trị. Có những áng nước mặn do tiếp xúc với biển khơi và có những áng nước lợ nhờ có nguồn nước ngọt từ các khe hoà lẫn mà độ mặn giảm đi ít nhiều. Cũng có nhiều áng chỉ chứa nước ngọt. Mỗi áng là một vẻ kì thú riêng mà chỉ nghe tới thôi cũng đã gợi niềm thích thú say mê. Nói đến áng Thảm người ta liên tưởng ngay đến một mặt hồ phẳng lặng giống như một tấm thảm nằm lọt giữa hòn đảo (hòn Vạ Thảm) biển khơi cách bờ đảo Cát Bà 300-400m, áng Thảm rộng khoảng 3 ha, bốn bề là núi đá bao kín, thông ra biển là một chiếc cống thiên nhiên rộng khoảng 2-3m. Lúc triều lên, nước qua cống đổ vào lòng áng, khi triều xuống nước từ trong áng chảy ra biển và chỉ giữ lại một lượng nước mặn chừng 1-1,5m trong hồ. Trong hồ có nhiều loại tôm cá biển. Nơi đây các nhà khoa học đã tiến hành các đề tài nghiên cứu nuôi thử thành công loại hải sản mỹ nghệ quý của vùng đảo Cát Bà, đó là đồi mồi- một sinh vật biển có tập tính sinh học đặc biệt và là một mặt hàng mỹ nghệ xuất khẩu có giá trị, hiện chỉ phân bố ở một vài vùng biển như Cát Bà, Nha Trang, Phú Quốc. Trong tương lai áng Thảm sẽ là hồ nuôi thả các loài sinh vật biển quý, hiếm cho du khách tới tham quan và nơi đây sẽ thành một khu trưng bày những loài sinh vật biển sống. Một áng nước lợ khá lớn là áng Vẹm, cách cầu tàu bến Bèo nửa giờ thuyền bơi. Đó là một áng kín gió, chiều dài khoảng 1,5km nằm gọn giữa hai vùng núi đá cao ven biển. Cũng như áng Thảm, áng Vẹm cũng có một cửa thông ra biển, đó là chiếc hang ngầm khá sâu, nơi quần tụ của vô số loài cá, tôm và sinh vật biển. Vẹm (một loài thân mềm có giá trị) nơi đây rất nhiều. Chúng bám vào vách đá hay lẫn mình trong bãi cát sỏi trong áng. Màu sắc của vỏ Vẹm khá phong phú,người dân trên đảo dựa vào đó mà gọi tên như: vẹm xanh, vẹm tím... Ngoài ra trong áng còn nhiều loại sò như sò huyết, sò lông, các loài ốc biển và các loại hầu, hà, phi phi, trai v.v... Quanh năm, áng Vẹm là nơi khai thác nguồn thực phẩm dồi dào của người dân trên đảo. Khách du lịch có thể lội dọc ven bờ áng, dùng cây le trên đảo bó thành đuốc nướng vẹm ngay trên vách đá. Khi vỏ vẹm mở miệng bạn có thể thưởng thức thịt của nó cùng với những gia vị đã chuẩn bị từ trước: ít tiêu bắc, nước chấm và ly rượu mạnh. Cát Bà có những áng tôm hay nhiều vùng đá chìm nước trong vắt có những tập đoàn tôm các loại đến sinh hoạt hàng ngày. Tại đây du khách có thể làm quen với một môn “thể thao du lịch” hết sức thú vị và hấp dẫn. Đó là nghề “ngáu tôm” mà bất cứ người nào ham mê nó đều có thể làm được. Dụng cụ “ngáu tôm” là một chiếc cần trúc nhỏ, dài chừng 1m, một sợi dây ngắn và một lưỡi câu hình khuyên. Bàn tay khéo léo của nhà thiện nghệ là biết lừa hai mắt chú tôm vào vòng lưỡi câu rồi đẩy nhẹ cần câu sang bên nhấc lên. Bạn có thể được một chú tôm tươi giãy đành đạch. Dân vùng này câu tôm dưới biển dễ dàng như người ta bắt từng con tôm dưới chậu lên vậy. Mỗi ngày họ có thể thu được từ 4-5kg tôm tươi. Cát Bà lại có nhiều áng có mật độ cá dày đặc như áng Cá Bống, áng Cá Hồng v.v... Đến áng Cá Hồng ta bơi thuyền đi vào tùng Gấu, ngắm cảnh biển vịnh xinh đẹp với những hòn cặp Gà, hòn Chét Sào, hòn Đố Nháy, hòn Quay Tơ, hòn Oản, hòn Gồ v.v... Leo qua một dãy núi ta sẽ tới một áng nước ngọt trên núi đá vôi, áng Cá Hồng. Những hôm đẹp trời cá hồng nổi lên dày đặc thành đám đỏ rực như một cánh buồm trên mặt biển. Cá hồng không chỉ làm vui mắt du khách bởi màu sắc mà thịt của nó còn làm ngon miệng ngay cả với những du khách khó tính. Khó có nơi nào mà thiên nhiên lại phục vụ cho con người chu đáo như nơi đây: được ăn đặc sản và được uống nước khoáng. Theo ước tính của các nhà chuyên môn thì nguồn suối nước khoáng của Cát Bà hàng năm sẽ cho khoảng 8-10 triệu chai, đủ đáp ứng nhu cầu giải khát chữa bệnh cho người dân trong nước Riêng suối Thuồng Luồng ở xã Trân Châu cách thị trấn Cát Bà 5km đã là một nguồn nước khoáng khá dồi dào. Nguồn suối này sẽ có nơi dành riêng cho du khách được uống và cũng có chỗ để cho du khách được tắm mát. Nguồn nước ngầm nóng ở Xuân Đám cũng có giá trị không kém. Đây sẽ là nơi phục vụ tốt cho việc nghỉ ngơi và dưỡng bệnh của mọi người dân. Cuộc sống du lịch Cát Bà sẽ làm thoả mãn các yêu cầu của khách du lịch với các món ăn đặc sản có giá trị cao như tu hài, phi phi, sò huyết, sò lông, mực, tôm, sái sùng và các loại cá ngon nổi tiếng: chim, thu, nhụ, đé, song, hồng v.v... Khi chia tay, Cát Bà sẽ chuẩn bị đầy đủ cho khách du lịch những món quà lưu niệm bằng những mặt hàng mỹ nghệ phong phú và đặc sắc: những con đồi mồi đủ loại, lược, vòng tay, nhẫn đeo tay...chế biến từ vảy đồi mồi, những con tôm rồng những kích cỡ khác nhau với bộ râu cong vút; những trai ngoc, san hô đủ loại, các loại vỏ trai, ốc khảm, những bức tranh khắc gỗ kim giao v.v... Giờ đây Cát Bà cùng với cả thành phố dọn đường đón khách tới thăm. Đó là con đường xuyên đảo thật kì vĩ và cũng đầy thơ mộng. Ô tô du lịch sẽ đi thẳng từ trung tâm thành phố theo đường 14 đến bán đảo Đình Vũ. Từ đây xe chuyển xuống phà biển chạy trên kênh Cái Tráp xuyên qua đảo Cát Hải, cập bến Phù Long của đảo Cát Bà. Sau đó con đường sẽ xuyên qua dốc Eo Bùa đến ngã ba Trung Trang để tới khu vực trung tâm đảo...Từ phà Bính du khách cũng chỉ mất 1 giờ đồng hồ nếu chạy tàu cao tốc và mất 2,5 giờ nếu chạy tàu thuỷ để đến Cát Bà. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà chắc chắn sẽ là trung tâm thu hút khách trong vành đai du lịch rộng lớn vùng biển Đông Bắc nước ta: chạy dài từ Đồ Sơn, Cát Bà, Hạ Long, Bãi Cháy đến Trà Cổ, Tiên Yên và những di tích lịch sử nổi tiếng đã được xếp hạng: Côn Sơn, Kiếp Bạc, Yên Tử, Bạch Đằng... Từ hải đảo thân yêu với muôn trùng lớp sóng đại dương, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà xin nồng nhiệt đón chào các bạn, những du khách từ thành phố Cảng thân yêu và từ khắp mọi miền đất nước, những bè bạn từ khắp năm châu, bốn biển tới thăm đất nước Việt Nam. 2.2.1. Giá trị du lịch biển Tổng diện tích đất tự nhiên của khu sinh quyển Cát Bà được đề cử là 26.240 ha, trong đó diện tích mặt đất (đảo) là 17.040 ha và 9.200 ha mặt nước biển. Vùng biển khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà có địa hình phức tạp với độ sâu trung bình khoảng 20m, nơi sâu nhất là 35m. Cát Bà cũng là nơi có nhiều bãi tắm đẹp: Cát Cò 1, 2, 3, Cát Dứa.. .có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Hải đảo Cát Bà có nguồn lợi về biển rất to lớn do thiên nhiên đem lại. Ông cha ta có câu “rừng vàng biển bạc”, Cát bà đã có rừng lại còn có biển, thật hiếm nơi nào ở nước ta có tiềm năng hài hoà và đáng quý như vậy. Cát Bà nằm trên một ngư trường chính và lớn nhất của Vịnh Bắc Bộ. Nghề đánh cá là nghề cổ truyền của nhân dân vùng biển này. Biển đem lại cho chúng ta nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng. Từ lâu biển đã cung cấp cho nhân dân ta các loài sinh vật biển dùng làm thực phẩm giàu chất đạm, dễ hấp thụ, cá và hải sản khác có những thành phần dinh dưỡng khác rất cần thiết cho con người, đáng chú ý là các loại axit amin, các chất khoáng, các sinh tố A, B, D. Nhiều nhà khoa hoc cho rằng khẩu phần thức ăn từ hải sản chữa được các bệnh gầy yếu, thiếu máu, cao huyết áp và xơ vữa động mạch. Các món ăn làm từ các loại nhuyễn thể như: cua, rau cải biển ngoài việc chữa các bệnh nói trên còn có tác dụng tốt đến thành phần máu và sự trao đổi chất. Nhiều nước thừa nhận hải sản là một món ăn ngon, dễ tiêu, ít chán, sống lâu, ít bệnh tật. Biển còn cung cấp cho các ngành công nghiệp và y dược, ngoài những sản phẩm quen biết như agan axitaxilic, dầu gan cá chứa nhiều lượng amin, các chất khoáng chất từ nấm, tảo biển, chất chống ung thư từ hải sâm, rong câu là nguyên liệu dùng sản xuất aga natrianginat được sử dụng trong nhiều ngành du lịch và y dược. Vùng biển Cát Bà có nguồn cá và hải sản phong phú hơn những vùng biển khác của Vịnh Bắc Bộ. Trên ngư trường này đã điều tra được 900 loài cá, 500 loài thân mềm và 400 loài giáp xác. Những loài cá có giá trị kinh tế là chim, thu, nhụ, đé, cá hồng, cá nục, cá trích, cá ngừ, cá lượn, cá nhám, cá phèn v.v... sản lượng đánh bắt mỗi năm trước đây đạt từ 3-4 vạn tấn. Nhiều loại tôm có giá trị kinh tế như tôm he, tôm rảo, tôm vàng, tôm chắt, tôm hùm v.v... Tôm hùm là một loài tôm rất lớn phân bố chủ yếu ở Cát Bà, Long Châu, Bạch Long Vĩ... những nơi có đá ngầm, các loại tôm tươi làm đông lạnh là mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Vùng biển Cát Bà còn giàu các loại hải sản như: mực, moi, cua, sò, vẹm, rong câu, cá bể, sứa, tu hài, bào ngư, san hô... những loài hải sản đặc sắc của Cát Bà là tôm rồng hay tôm hùm, đó không những là nguồn thức ăn ngon mà còn có giá trị kinh tế cao, là nguyên liệu để chế biến hàng mỹ nghệ. Tôm rồng tập trung rất nhiều ở Cát Dứa và Bù Chông. Vẹm còn gọi là véo, một loài sò ốc quý ở biển thường sống ở cảng, vịnh, cửa sông nơi có nước muối vừa phải. Vẹm ở Cát Bà gồm cả vẹm vỏ xanh và vẹm vỏ tím và thường tập trung ở một nơi gọi là áng Vẹm. Bào ngư cũng là một loài ốc thường sống ở hải đảo hay ven biển có đá ngầm. Bào ngư là đặc sản quý, thịt có giá trị dinh dưỡng cao, thơm, ngon. Các loài sò: sò ở Cát Bà có sò huyết và sò lông, các loại sò ưa sống ở các vùng cửa lạch ven các bãi triều, các bãi cát bằng phẳng ít sóng gió. Trai ngọc là loại hải sản quý, thịt ngon, vỏ có những vân ngọc nhỏ, sáng, óng ánh. Tu hài là một loài đặc sản quý của đảo Cát Bà, thịt tu hài trắng nõn như thịt cá mực nhưng vị ngon ít loài nào sánh kịp. Về giá trị dinh dưỡng thịt tu hài không kém gì hải sâm, bào ngư là hai loại vốn đứng đầu hải vị. Tu hài sống ẩn mình dưới bãi cát ngập nước. Thu hoạch loài đặc sản này vào giữa mùa đông vào tháng trước và sau Tết âm lịch. Hiện nay ở Cát Bà có hai nơi tập trung nhiều tu hài nhất là bãi Vạn Bội và bãi Lão Vọng. Mỗi bãi ước chừng từ 7-10 ha. Đồi mồi là một hải sản quý của vùng biển nước ta, tập trung phân bố chủ yếu ở Phú Quốc và Cát Bà. Do đặc tính sinh học của đồi mồi là đẻ trứng trên bãi cát và sinh sống trong các hang hốc đá nên không phải vùng biển nào cũng có loại hải sản này. Đồi mồi là một sản phẩm rất có giá trị trong sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ xuất khẩu. Trên đảo Cát Bà đồi mồi thường tập trung trên các bãi cát như ở vùng Cát Dứa, Cát Cò, Cát Ông và Vạn Bội. Đồi mồi ở Cát Bà có con nặng từ 60-70kg. Mấy năm trước đây đã thử nuôi đồi mồi ở áng Thảm có kết quả tốt. Đó cũng là một triển vọng lớn vì đồi mồi đang được ghi nhận là đang bị khai thác một cách quá mức, hiện được xếp ở mức E- mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam và ở mức CR – mức đặc biệt nguy cấp trong sách đỏ thế giới. Nói đến tài nguyên biển của Cát Bà không thể không nói đến rạn sinh thái của vùng triều đảo. Do cấu tạo địa hình của Cát Bà bao gồm các bãi cát ven biển, các bãi bồi ngập mặn cây sú, vẹt ... các áng ven biển. Đây là vùng có năng suất sinh học rất cao và là nơi tập trung nguồn hải sản quý rất đặc biệt của Cát Bà. Các bãi bồi ngập mặn của Cát Bà là vùng khá rộng tập trung ở phía Tây Bắc của đảo. Nó được hình thành bởi phù sa ở cửa sông Bạch Đằng với loại thực vật rừng ngập mặn. Loại rừng này do đặc điểm bị ngập nước và có chu kì hàng ngày nhưng sự lên xuống của thuỷ triều lại có sự hoà lẫn nước ngọt và phù sa của cửa sông chảy ra nên là nơi tập trung của nhiều nguồn thức ăn thích hợp. Nơi đây là nơi tập trung cư trú của các quần thể đặc trưng như các loài lưỡng cư, các loài rắn biển, các loài cua tôm và các loài cá trong đó có loài cá nhảy hay cá lác là một sản phẩm đặc hữu trong hệ sinh thái rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn là nơi thích hợp cho các loài ấu trùng, các loài tôm, cua và nhiều loại cá của biển. Biển là nơi sản sinh và duy trì nòi giống của các loài cá, tôm phong phú của vùng biển. Cát Bà còn đựơc nhiều bãi cát chìm ven bờ xen kẽ những hòn đảo ở các vùng biển lặng sóng gió quanh năm nước trong xanh. Những bãi cát kì diệu này chỉ phơi lộ dưới ánh nắng mặt trời vào những thời gian nước chính của nước triều cường. Nơi đó là nơi ngụ cư của các loài sinh vật biển có giá trị như tu hài, sò, san hô. Bãi Vạn Hà, Vạn Bội ở phía đông của hòn đảo nằm trong Vịnh Lan Hạ với diện tích mấy chục ha là nơi quần tụ với mật độ cao của con tu hài. Vào mùa tu hài sống gần mép nước, chúng gần với lớp cát sâu từ 0,5-0,6 m. Muốn bắt được chúng người dân ở đây phải tính từng kì con nước triều và cả thời tiết phù hợp với sinh hoạt của loại đặc sản này. Vùng bãi cát Vạn Hà, Vạn Bội cũng là nơi tập trung dày đặc của các tập đoàn san hô biển đủ màu sắc. Những kì nước cạn thì những rừng hoa đá muôn màu sắc ấy nhô lên khỏi mặt nước phô bày sự diệu kì của thiên nhiên vùng biển quý. Nhóm cá san hô có 11 loài (10%) có hình dạng và màu sắc rất đẹp với những loài phổ biến như cá chình mõm nhọn, cá mú đá, cá nóc vằn và cá nóc sao. Trong tất cả các nhóm san hô, san hô cứng đóng vai trò quan trọng tạo nên rạn san hô, các nhóm khác ít có vai trò tạo rạn hơn hoặc không có, phần lớn chỉ tham gia với tư cách là thành viên quần xã sinh vật rạn san hô. Xét theo vai trò sinh thái học, san hô được chia làm hai nhóm: nhóm san hô tạo rạn và nhóm san hô không tạo rạn. - Hình thái- cấu trúc rạn san hô: các đảo đá trong vùng nghiên cứu chủ yếu là các dạng biến thái của đá vôi. Qua quá trình phong hoá hàng ngàn năm đã hình thành nên hàng loạt các vũng, vịnh, hang động với cấu trúc hình thái phức tạp ăn sâu vào trong lòng núi. Địa hình phần ngập nước có độ nghiêng nhỏ, ngắn, đôi khi có dạng thềm biển ở các độ sâu 3, 6, 9 và 11m, hay là các vách dựng đứng. Hình thái của các rạn san hô được xác định chủ yếu bởi hình thái của vùng sườn ngầm và phần nào bởi các trầm tích cacbonat có nguồn gốc sinh vật rạn san hô. Có thể chia các rạn san hô thành hai nhóm: nhóm các rạn viền bờ có cấu trúc không điển hình và nhóm các rạn có cấu trúc điển hình. - Vùng triều (đới san hô): vùng triều khu vực thường có chất đáy là đá, sỏi với những trầm tích cát mịn và xác san hô chết. Bề rộng của đới này dao động trong khoảng 2- 10m, độ sâu trung bình khoảng 0,5m. Trên đới này thường gặp các tập đoàn san hô dạng khối hay dạng phủ ở vùng thấp triều, san hô cành hầu như không có. Độ phủ của san hô sống trên đới thấp triều không quá 5%. - Đới san hô bên trong: nền đáy của đới này là đá, cát và các vụn san hô chết, trên đới này luôn gặp các dạng microatoll. Chiều rộng của đới này khoảng 5- 20m, độ sâu qua 2m. San hô phân bố thành các tập đoàn rải rác, đôi chỗ tập trung thành nhóm tới 12- 17 tập đoàn/m2. Độ phủ của chúng dao động khoảng 15- 40%. - Đới san hô bên ngoài: nền đáy đới này là đá- san hô chết, đôi chỗ có các khoảnh bùn cát và mùn bã thực vật. Đặc trưng của đới này là có những rãnh dọc, ngang trên nền trầm tích san hô. Bề rộng của đới này khoảng 10- 80m, độ sâu cũng không qua 2m. Trên đới này san hô phân bố thành những thảm đơn loài hoặc những bụi đơn loài hay đa loài với sự đa dạng tương đối của họ Faviidae. Độ phủ của san hô thường dao động trong khoảng 40- 60% còn trong những thảm đơn loài thì có thể đạt tới 100% - Phần trên của đới sườn rạn: nền đáy luôn luôn là san hô chết và rong vôi, phần này ngắn và rất dốc nằm ở độ sâu 2- 3m. Theo quy luật san hô đã tạo ra các thảm đơn loài từ đại diện các giống Goniopora, Acropora, Pavona, độ phủ thường tới 100% bề mặt đáy. - Phần dưới của đới sườn rạn: nền đáy chủ yếu là san hô chết, song đôi chỗ có đá gốc hiện ra. Độ dốc của các rạn khác nhau có khác nhau, độ trải dài (chiều rộng) trong khoảng 2-10m và thường nằm ở độ sâu 2- 6m. San hô trên phần này phong phú, đa dạng về sinh học cũng như hình thái tập đoàn từ dạng phủ cho đến dạng cành, đôi chỗ có những khóm đơn loài hay những tập đoàn của các loài này với kích thước đường kính lớn tới 2- 4m. - Đới mặt bằng chân rạn: nền đáy là cát trộn lẫn mùn bã hữu cơ, mảnh vụn san hô chết nằm trên một lớp bùn dày. Đới này có độ sâu khoảng 4,5- 14m. San hô đá chỉ có lác đác gồm các tập đoàn dạng khối, dạng bán cầu hay dạng phễu. Đôi chỗ gặp những bụi san hô sừng tới 7 tập đoàn/m2. Giá trị của hệ sinh thái rạn san hô: giá trị lớn nhất của rạn san hô là tính đa dạng sinh học cao đặc biệt của chúng. - Rạn san hô cung cấp nguồn lợi hải sản đa dạng và phong phú với phẩm chất cao. Từ rạn san hô có thể khai thác hàng chục loài động vật là thực phẩm cao. - Giá trị du lịch: rạn san hô thường tạo ra các bãi cát có giá trị tắm biển ở phía trên. Hàng chục bãi tắm đẹp ở đông nam Cát Bà và Vịnh Hạ Long như Cát Cò 1, Cát Cò 2, Cát Dứa, Cát Quyển... đều do rạn san hô phía dưới tích luỹ dần từ xương và vỏ sinh vật. - Tính đa dạng sinh học cao của rạn san hô, vẻ đẹp lộng lẫy của nhóm sinh vật cảnh sống trên rạn làm cho rạn san hô được ví như những kì quan của thiên nhiên dưới đáy bi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34143.doc
Tài liệu liên quan