Khóa luận Chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng: Thực trạng và giải pháp (điển cứu tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định)

Trong các yếu tố sức khỏe con người, sức khỏe tinh thần có vai trò quan trọng, nó tác động, chi phối sức khỏe thể chất và quan hệ xã hội của NCCCM. Một khi tinh thần không thoải mái, luôn lo âu, buồn phiền, bất an. . . sẽ làm cho tình trạng sức khỏe giảm sút hoặc làm cho các căn bệnh mà họ mắc phải trở nên trầm trọng hơn. . . và họ sẽ không có hứng thú để tham gia các hoạt động xã hội cũng như ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ của NCCCM.

Do sự từng trải khiến cho họ khó chấp nhận cái mới, khó thay đổi ý kiến chính điều này đã khiến cho họ và con cháu khó hòa hợp với nhau và việc họ không hài lòng về con cháu là rất nhiều, đôi khi nó khiến cho họ có cảm giác hụt hẫng thất vọng, cô đơn.

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5773 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng: Thực trạng và giải pháp (điển cứu tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thành viên trong gia đình họ đều có thể được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh, trong đó có dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đương nhiên tình trạng sức khỏe của họ được đảm bảo tốt hơn. Trái lại, những gia đình NCCCM có thu nhập thấp thì bản thân họ và gia đình đều hạn chế hoặc không được tiếp cận với các dịch vụ, kể cả dịch vụ chăm sóc sức khỏe, điều đó làm cho tình trạng sức khỏe của họ không được đảm bảo, mắc nhiều bệnh và khi đó sẽ tác động ngược trở lại đối với kinh tế gia đình. Số liệu sau thể hiện rất rõ điều này: người bị bệnh về tim thường chỉ có thu nhập từ 500.000đ – 1 triệu đồng (chiếm tới 43.4%), từ 1 triệu – 2 triệu (chiếm 30.7%) trong khi đó trên 2 triệu (chỉ chiếm 12.5%). Người bi bệnh về gan thận có mức thu nhập từ 500.000đ – 1 triệu đồng (chiếm tới 32.5%) trong khi đó ở mức thu nhập trên 2 triệu (chiếm 25%) [bảng 21; phụ lục 4]. Như vậy, số liệu điều tra đã mô tả đa số tình trạng sức khỏe của NCCCM là rất yếu. Và tình trạng ấy là do rất nhiều nguyên nhân cụ thể gây ra, các nguyên nhân đó có quan hệ khăng khít với nhau, đôi khi là sự tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Số người bị mắc bệnh do điều kiện thời tiết (chiếm 95.3%), di chứng của chiến tranh (chiếm 92.3%), tuổi cao sức yếu (chiếm 91,5%), một nguyên nhân hết sức quan trọng là không chăm sóc chu đáo (ở đây bao gồm việc cá nhân không quan tâm chăm sóc bản thân và không được người khác chăm sóc), (chiếm 76.2%) [bảng 11; phụ lục 3] . Nguyên nhân bị bệnh ở nam và nữ, theo các độ tuổi, trình độ học vấn khác nhau, đều có sự khác biệt. Về giới tính, hầu như cả hai giới đều xuất phát từ 4 nguyên nhân cơ bản với tần xuất khá cao là: tuổi cao sức yếu, không chăm sóc chu đáo, di chứng chiến tranh, điều kiện thời tiết. Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch, nguyên nhân không chăm sóc chu đáo nữ cao hơn nam, nữ (chiếm 85.7%), nam (chiếm 67.2%) [bảng 7; phụ lục 4] và trong nguyên nhân này đa số nam là không nhận được sự chăm sóc chu đáo từ người khác còn nữ lại là xuất phát từ bản thân họ ít quan tâm, chăm sóc cho chính mình, (tỷ lệ nam tìm kiếm các thông tin về chăm sóc sức khỏe và thực hiện hành vi tốt cho sức khỏe cao hơn nữ điển hình tỷ lệ nam tập thể dục dưỡng sinh (chiếm 22.4%), nữ (chiếm 0%) [bảng 15; phụ lục 4], hay số lần đi khám chữa bệnh của nam cao hơn: từ 3 – 4 lần, nam (chiế 20.9%), nữ (chỉ chiếm 12.7% ) [bảng 9 phụ lục 4]). Về độ tuổi, tất yếu ở độ tuổi càng cao càng chịu sự tác động mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố như tuổi tác, điều kiện thời tiết, đặc biệt với những người thương, bệnh binh thì còn có thêm yếu tố thương tật, bệnh tật gây ra tình trạng sức khỏe yếu kém: so sánh giữa hai nhóm tuổi, trên 80 tuổi cả 3 nguyên nhân trên đều (chiếm 100%) còn ở nhóm tuổi dưới 60 tuổi với con số tương đương là tuổi cao sức yếu (chiếm 45%), điều kiện thời tiết (chiếm 90%), di chứng chiến tranh (chiếm 55%) [bảng 17; phụ lục 4]. Về trình độ học vấn, những người ở nhóm không đi học và học cấp I đều khẳng định nguyên nhân bệnh tật của họ là do tuổi cao sức yếu (chiếm con số tuyệt đối 100%; ở trình độ cấp III (chiếm 64.3%), nhóm người có trình độ TCCN – CĐ - ĐH chiếm 50%) . Phần khác, họ cũng cho rằng, bệnh tật của họ là do không được chăm sóc chu đáo (ở nhóm người không đi học là 89.1% trong khi đó ở trình độ TCCN – CĐ – ĐH chỉ chiếm 25%) [bảng 20; phụ lục 4]. NCCCM giải thích về nguyên nhân bệnh tật của họ như vậy cũng có thể hiểu được bởi thực tế là trình độ học vấn càng thấp thì càng hạn chế hiểu biết về sức khỏe, chăm sóc sức khỏe (nhiều người có những hành vi thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà họ không hề biết hoặc nếu biết thì cũng chỉ ở cấp độ sơ khai (biết tác động xấu nhưng không biết cách phòng ngừa). Ngược lại, trình độ học vấn càng cao thì càng có ý thức về sức khỏe như có hành vi, thói quen tốt cho sức khỏe, học cách phòng bệnh. . . 2.2.2.2. Thực trạng về sức khỏe tinh thần Trong các yếu tố sức khỏe con người, sức khỏe tinh thần có vai trò quan trọng, nó tác động, chi phối sức khỏe thể chất và quan hệ xã hội của NCCCM. Một khi tinh thần không thoải mái, luôn lo âu, buồn phiền, bất an. . . sẽ làm cho tình trạng sức khỏe giảm sút hoặc làm cho các căn bệnh mà họ mắc phải trở nên trầm trọng hơn. . . và họ sẽ không có hứng thú để tham gia các hoạt động xã hội cũng như ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ của NCCCM. Do sự từng trải khiến cho họ khó chấp nhận cái mới, khó thay đổi ý kiến chính điều này đã khiến cho họ và con cháu khó hòa hợp với nhau và việc họ không hài lòng về con cháu là rất nhiều, đôi khi nó khiến cho họ có cảm giác hụt hẫng thất vọng, cô đơn. Cho dù họ đã từng là những con người chí khí ngất trời “đầu đội trời chân đạp đất” nhưng phần lớn do tuổi cao giảm khả năng trí tuệ và hoạt động trong cuộc sống khiến cho một số NCCCM có thể cảm thấy bất lực, yếu sức, mất tự chủ, nhạy cảm, dễ mủi lòng, hờn dỗi, uất ức cho nên đôi lúc họ tự giận bản thân mình và giận người khác, từ chối sự giúp đỡ mặc dù hoàn cảnh của họ rất cần sự giúp đỡ của gia đình và xã hội. Một số luôn có tâm lý lo âu, buồn chán, đôi khi họ cảm thấy chán sống, nhất là những người có bệnh lâu dài và yếu sức. Điển hình như trường hợp cụ P (69 tuổi; Trí Tường – Ân Tường Đông; thương binh 21%), cụ là một người rất lạc quan yêu đời nhưng cách đây 4 năm tâm trạng cụ trở nên u uất, trầm cảm nặng khi cụ mắc phải căn bệnh tai bến mạch máu não, suốt thời gian qua cụ chỉ biết nằm trên giường “chờ chết” (theo lời của cụ), cụ tâm sự “tôi chỉ muốn chết đi cho nhẹ người, giờ tôi trở thành người vô dụng báo hại con cháu, tôi nằm liệt giường chẳng những không giúp được gì cho chúng mà còn báo hại chúng phục dịch tận nơi, tôi cảm thấy thật là nặng nề. Lúc đầu mới phát bệnh tôi đã có ý định đi theo các đồng chí, đồng đội nhưng tôi cảm động trước sự chăm sóc tận tình của con, cháu đặc biệt là đứa cháu dâu út, mới về làm dâu không bao lâu là tôi ngã bệnh”. Cuộc sống của người thân luôn tác động mạnh mẽ đến họ, dường như họ lấy con cháu làm lẽ sống cho đời mình, dù là có những lúc họ không hài lòng, bất đồng, trách móc con, cháu. . . nhưng tình yêu thương mà họ dành cho con, cháu là vô bờ bến, họ luôn theo dõi từng bước chân, từng hành động, họ đau nỗi đau của con cháu. Cuộc đời luôn ẩn chứa những tai họa, những rủi ro mà người ta không ngờ tới, nếu họ không đủ dũng cảm để đương đầu, không đủ kinh nghiệm để đối phó thì rất dễ rơi vào tình trạng mê hoặc bản thân (sống trong cảnh ảo) hoặc là hủy hoại bản thân với nhiều hình thức khác nhau. Có rất nhiều người trong mẫu nghiên cứu rơi vào hoàn cảnh bất hạnh với những vết thương lòng khó chữa, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của họ. Chẳng hạn như câu chuyện thương tâm của cô năm N (59 tuổi, thương binh 51%, thôn Tân Thạnh – Ân Tường Tây): vào ngày 22/12/2010 (âm lịch) con gái cô bị tai nạn giao thông và mất trước 1 ngày lên xe hoa. Tác giả thường xuyên đến thăm hỏi, động viên cô, lúc nào ánh mắt cô cũng buồn rười rượi, nhìn xa xăm một cách vô định vô hồn, nhìn cặp mắt ấy người ta hiểu được cô đang phải gánh chịu nỗi đau vô cùng lớn. Cô tâm sự “từ ngày con bé ra đi tôi không còn thiết gì nữa, cuộc sống của tôi giờ thật là vô nghĩa, tại sao ông trời lại đối xử với tôi như vậy, đời tôi chưa từng làm chuyện ác, chưa từng hại ai, thật là bất hạnh khi người tóc bạc tiễn kẻ đầu xanh (những giọt nước mắt cô lăng dài khiến cho bất cứ ai cũng sẽ cảm nhận được nỗi đau đớn bất hạnh này)”. Có thể khẳng định rằng, trong các yếu tố có ảnh hưởng đến sức khoẻ người cao tuổi nói chung và NCCCM nói riêng, gia đình hòa thuận, tinh thần thoải mái, lạc quan yêu đời, là yếu tố có ảnh hưởng tích cực tới sức khỏe, trực tiếp nhất là sức khỏe thể chất của họ, ngược lại thì sẽ có tác động tiêu cực. 2.2.2.3. Thực trạng về mặt quan hệ xã hội Do NCCCM đa số ở độ tuổi nghỉ hưu, đi lại khó khăn và sức khỏe giảm sút nên quan hệ xã hội của họ bị thu hẹp đáng kể. Họ gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp, bà con hàng xóm, người thân cũng như giảm đi khả năng tham gia vào các tổ chức xã hội và các hoạt động xã hội (tỷ lệ người không tham gia các tổ chức đoàn thể rất cao (chiếm 66.2%) [bảng 21; phụ lục 3], còn số người có tham gia thì đa số họ tham gia vào các tổ chức ở tại thôn, xã gần nhà. Những hoạt động mà họ tham gia chủ yếu là nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần, những hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe thể chất thì hầu như không có. Tỷ lệ tham gia vào các tổ chức xã hội của nhóm người có độ tuổi càng thì càng ít dần (do tuổi cao sức yếu đi lại khó khăn cùng với tâm lý ngại làm phiền co cháu). Phụ nữ có tỷ lệ không tham gia cao hơn nam giới, nữ chiếm 77.8%, nam chỉ chiếm 55.2% [13; phụ lục 4]) (do phụ nữ còn phải lao động sản xuất và làm nhiều công việc chăm sóc gia đình). 2.2.3. Thực trạng thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho NCCCM huyện Hoài Ân 2.2.3.1. Về công tác thực hiện những quy định, chính sách của Nhà nước đối với NCCCM Trong những năm qua, Huyện đã thực hiện tương đối tốt các chính sách cho NCCCM, cụ thể chính sách về chăm sóc sức khỏe bao gồm: chính sách bảo hiểm, chính sách trợ cấp hàng tháng, chính sách điều dưỡng. Về bảo hiểm Trong mẫu nghiên cứu này 100% NCCCM được hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định: cấp thẻ bảo hiểm, được chi trả tiền viện phí [bảng 12; phụ lục 3]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế họ phải chi phí nhiều khoản khác: đi lại, ăn ở, bồi dưỡng cho cán bộ . . . thậm chí là đối với những bệnh nặng họ phải tự thanh toán mua các loại thuốc đắt tiền tại quầy thuốc tư của bệnh viện để bổ sung, hỗ trợ điều trị. Cô D (50 tuổi, xã Ân Tường Đông) đưa ra nhận xét “Bà cụ được phát thẻ bảo hiểm y tế và được khám chữa bệnh miễn phí vậy mà, vừa rồi bà cụ bị gãy chân đưa vào bệnh viện, lúc ấy là nửa đêm các bác sĩ bảo tôi ra ngoài tiệm thuốc tư của bệnh viện để mua dụng cụ và thuốc vào nẹp cho bà cụ, mấy hôm sau bên cạnh họ chữa trị bằng thuốc miễn phí của bệnh viện họ còn bảo tôi trực tiếp đi mua nhiều thứ thuốc khác, tôi không biết là thuốc gì mà đắt lắm. Sau một tuần chi phí quá cao bà cụ đòi xuất viện. Vậy thì sao gọi là miễn phí trong chữa bệnh được”. Chính điều này là một trong những lý do hạn chế việc sử dụng thẻ bảo hiểm để khám, chữa bệnh cũng như giảm đi cơ hội khám chữa của người dân, đặc biệt là người nghèo, những người có điều kiện kinh tế khó khăn . Khiến cho ý nghĩa nhân văn của việc khám chữa bệnh miễn phí bằng bảo hiểm không còn nguyên vẹn. Tồn tại bên trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho NCCCM là tình trạng thủ tục đăng ký rườm rà phức tạp, mất thời gian chờ đợi, điều này là khó khăn lớn của những người thuộc nhóm cao tuổi và thương, bệnh binh. Việc thực hiện cấp phát thẻ bảo hiểm cho người dân nói chung và NCCCM nói riêng còn nhiều khó khăn trở ngại, đơn vị trực tiếp cấp phát bảo hiểm cho NCCCM là phòng LĐ – TB&XH Huyện. Do số lượng người được cấp khá đông khiến cho nhân viên đôi lúc nhầm lẫn về thông tin của NCCCM, buộc họ phải mất thời gian sửa đi sửa lại rất vất vã hơn nữa vào năm 2010 quy định cơ sở khám chữa, bệnh bảo hiểm y tế ban đầu cho NCCCM là trạm y tế các xã, trên thực tế NCCCM có nhu cầu cao được khám chữa bệnh tại bệnh viện Huyện vì theo họ chất lượng khám, chữa bệnh của trạm y tế xã không cao, nơi này chủ yếu chỉ khám, chữa các căn bệnh thông thường: cảm cúm, nhức đầu. . .nếu họ muốn khám bệnh tại bệnh viện phải xin giấy chuyển viện rất phức tạp đôi khi họ không sử dụng thẻ bảo hiểm mà trực tiếp khám tư ở bệnh viện. Về trợ cấp hàng háng 100% đối tượng thương, bệnh binh trong mẫu nghiên cứu này đều nhận được trợ cấp ưu đãi hàng tháng [bảng 18; phụ lục 3] và nhờ khoản trợ cấp đó họ có thể chi phí một phần cho sinh hoạt hàng ngày của mình để cuộc sống họ đỡ khó khăn vất vả hơn. Với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và địa phương hiện tại thì trên thực tế đây là khoản trợ cấp còn thấp (khoảng từ 500.000đ – 1,5 triệu tùy vào tỷ lệ mất sức lao động và tỷ lệ thương tật) với những khó khăn trong điều kiện kinh tế của gia đình chưa đáp ứng được nhu cầu an sinh của họ. Lời tâm sự của cụ H (66 tuổi, bệnh binh 71%, xã Ân tường Tây) đã khẳng định điều này “Nhờ có khoản trợ cấp đó gia đình chúng tôi có thêm một khoản thu nhập để chi phí, tuy nhiên, so với thị trường giá cả ngày nay thì đó là số tiền tương đối ít ỏi, mỗi khi tôi lên cơn đau tim thì số tiền đó không đủ cho tôi nằm viện”. Về điều dưỡng Điều dưỡng là phương thức, hoạt động nằm trong công tác chăm sóc sức khỏe cho NCCCM. 100% NCCCM huyện Hoài Ân đều được hưởng chế độ điều dưỡng, trong đó điều dưỡng luân phiên 5 năm 1 lần chiếm tỷ lệ cao nhất 98.5%, điều dưỡng luân phiên 1 năm một lần chỉ chiếm 1.5% (đó là một người có cống hiến cho sự nghiệp CM trên 10 năm và một người có tỷ lệ thương tật trên 81%) [bảng 19; phụ lục 3] phần đông những người được điều dưỡng luân phiên 5 năm một lần không hài lòng vì họ cho rằng, khoảng cách giữa 2 lần điều dưỡng là quá lâu và như thế số lần được điều dưỡng sẽ bị hạn chế. Đa số NCCCM điều dưỡng tại gia đình (chiếm 89.2%), chỉ có (10.7%) số được điều dưỡng tại cơ sở đây là con số rất hạn chế [bảng 20; phụ lục 3]. Điều này xuất phát từ thực trạng số lượng NCCCM quá đông trong khi đó cả tỉnh Bình Định chỉ có một trung tâm Chăm sóc người có công không đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu của NCCCCM. Tỷ lệ điều dưỡng tại cơ sở của nam cao hơn nữ, (nam chiếm 17.9%), nữ (chỉ chiếm 3.2%) [bảng 12; phụ lục 4], nguyên nhân do đa số phụ nữ phải thực hiện rất nhiều công việc (sản xuất, chăm sóc con cái. . . nên họ không có thời gian rảnh rổi để đi điều dưỡng trong vòng 10 ngày tại các trung tâm chăm sóc NCCCM. Hầu hết NCCCM đều nhận thấy tác động của điều dưỡng đối với việc chăm sóc sức khỏe của họ là rất tích cực, đặc biệt là khi họ được điều dưỡng tại trung tâm Chăm sóc NCCCM. Về phía các cán bộ thực hiện công tác điều dưỡng cho rằng họ gặp phải rất nhiều khó khăn và lúng túng, theo lời anh M (là cán bộ công tác tại phòng LĐ – TB&XH xã Ân tín ) “khi thực hiện công tác điều dưỡng cho người có công chúng tôi gặp phải nhiều khó khăn, nhu cầu được điều dưỡng tại cơ sở của NCCCM rất cao, mà theo quy định công văn mới của phòng LĐ – TB&XH huyện hướng dẫn thì không thể đáp ứng được nhu cầu đó. Vì có thể họ không thuộc đối tượng được điều dưỡng tại trung tâm vào năm nay. Họ hưởng phương thức điều dưỡng luân phiên 5 năm 1 lần (đến 5 năm mới được điều dưỡng trở lại), với nhóm đối tượng này trước đây chúng tôi có thể xê xoa, chưa được 5 năm chúng tôi vẫn lập danh sách cho đi điều dưỡng tại cơ sở vì thiếu chỉ tiêu nhưng năm nay công văn của sở LĐ – TB&XH Bình Định đã nêu rõ (Nếu địa phương nào lập danh sách đối tượng chưa đủ 5 năm thì phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định”) cho dù họ có nhu cầu nhưng chưa đủ 5 năm hay dù là thiếu người để đưa đi cũng không dám đưa nhóm đối tượng này đi điều dưỡng tại trung tâm chăm sóc NCCCM tỉnh Bình Định. Nói tóm lại, việc thực thi chính sách chăm sóc sức khỏe cho NCCCM còn gặp nhiều khó khăn là do: việc ban hành các văn bản hướng dẫn của các ngành có liên quan chưa kịp thời, chưa cụ thể; do vậy tuyến cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, không linh động điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương; thiếu sự phối hợp liên ngành trong triển khai thực hiện các chính sách đặc biệt ở tuyến cơ sở; do thiếu văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cũng như kiểm tra, giám sát việc thực thi cụ thể của địa phương đối với từng cấp; việc phổ biến văn bản chính sách ở tuyến xã chưa thật sự đầy đủ tới tất cả các đối tượng có liên quan; thiếu kinh phí, nguồn nhân lực, cũng như nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm đối với NCCCM của một số nhà lãnh đạo địa phương, của cộng đồng. 2.2.3.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe NCCCM huyện Hoài Ân Do kinh phí đầu tư hàng năm cho lĩnh vực y tế quá thấp, năm 2010 chi phí đầu tư cho y tế Huyện là 400.560.000đ [13] với nguồn kinh phí này khó có thể đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng chất lượng làm việc của cơ sở khám, chữa bệnh. Cở sở vật chất, trang thiết bị thiếu về số lượng và lạc hậu về kỹ thuật, khiến cho chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân ở Huyện rất kém. Có nhiều trường hợp, các loại thiết bị y tế trong khi được sử dụng vì quá cũ, lạc hậu nên cho kết quả chuẩn đoán sai bệnh, dẫn đến trường hợp phải chết oan. Những NCCCM đã từng đi khám, chữa bệnh cho rằng phổ biến thiếu thốn về cơ sở vật chất trang thiết bị chiếm 46.9% [bảng 17; phụ lục 3]. . Hình 3: Tình trạng thiếu giường bệnh trong phòng cấp cứu Tại những nơi khám, chữa bệnh khác nhau có mức độ thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị khác nhau. Thông thường tại các cở sở khám chữa bệnh quy mô nhỏ rơi vào tình trạng rất thiếu thốn, không có đối tượng nào trong mẫu điều tra cho rằng tại phòng khám tư của Huyện rất đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị trong khi bệnh viện thành phố, tỉnh (chiếm tới 50% ). Bên cạnh đó, NCCCM còn đánh giá bệnh viện thành phố, tỉnh ý kiến cho rằng rất thiếu thốn (chiếm 0%), phòng khám tư (chiếm 13.5%), trạm y tế xã (chiếm 21.7%) [bảng 26; phụ lục 4]. Đây cũng là lý do khiến cho người ta mong muốn được khám chữa bệnh tại những nơi có quy mô lớn. 2.2.3.3. Về nguồn nhân lực trong chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng huyện Hoài Ân 2.2.3.3.1. Về đội ngũ cán bộ y tế Là một huyện còn nhiều khó khăn, đội ngũ nhân viên trong ngành y tế của Huyện hiện nay rất mỏng (vừa thiếu vừa yếu) chưa thể đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Theo thống kê của phòng Y Tế huyện Hoài Ân năm 2010 (cả Huyện có 4181.8 người/1 bác sĩ, 3833.3 người/y tá, 686.6 người /1 giường bệnh, 115 người/y sĩ. Trình độ của các y, bác sĩ còn thấp, chủ yếu có bằng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, chưa có ai có bằng tiến sĩ hay thạc sĩ trong ngành y). Không những thiếu về số lượng, kém về trình độ mà nhận thức, thái độ phục vụ của họ với bệnh nhân chưa đạt hiệu quả. Người dân vẫn còn phàn nàn nhiều về thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ. Số liệu điều tra cho thấy có tới 36.9% ý kiến cho rằng y, bác sĩ còn lạnh lùng, cẩu thả, thiếu trách nhiệm, thiếu tôn trọng bệnh nhân, số ý kiến cho rằng họ ân cần, chu đáo có trách nhiệm, tôn trọng bệnh nhân là rất ít (chỉ chiếm 13.8% [bảng 16; phụ lục 3]. Thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên y tế ở các cơ sở khác nhau cũng có sự khác biệt. Theo đánh giá của NCCCM đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện thành phố, tỉnh Ân cần, chu đáo có trách nhiệm, tôn trọng bệnh nhân cao nhất (chiếm 50%), phòng khám tư (chiếm 21.6%) và thấp nhất là trạm y tế xã chỉ (chiếm 4.4%). Ngược lại thái độ lạnh lùng, cẩu thả, thiếu trách nhiệm, thiếu tôn trọng bệnh nhân của y, bác sĩ chiếm tỷ lệ cao nhất là trạm y tế xã (chiếm 65.2%), trong khi đó tại phòng khám tư (chiếm 16.2%), bệnh viện thành phố tỉnh (chiếm 20%) [bảng 25; phụ lục 4]. Điều này chứng tỏ rằng tại các phòng khám tư và bệnh viện thành phố, tỉnh thái độ phục vụ của nhân viên y tế tốt hơn (bởi vì tại những nơi này mang hình thức kinh doanh rất cao buột đội ngũ y, bác sĩ phải có thái độ phục vụ tốt đối với bệnh nhân để có thể thu hút khách hàng). Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều người thích khám, chữa bệnh ở phòng khám tư (dù là phải tốn kém) và bệnh viện huyện nhiều hơn trạm y tế xã. Hình 4: Bệnh viện lúc nào cũng đông đúc bệnh nhân, trạm y tế gần như là vắng bóng bệnh nhân. 2.2.3.3.2. Về chính quyền địa phương và cộng đồng Hiện nay, việc thực hiện chế độ chăm sóc NCCCM nói chung và chăm sóc sức khỏe NCCCCM nói riêng của Huyện được thể hiện qua việc tổ chức các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” . Để động viên về mặt tinh thần cho NCCCCM, chính quyền đại phương thường tổ một số buổi lễ để NCCCM có thể gặp gỡ, trò chuyện, động viên nhau nhưng do hình thức tổ chức chưa phong phú thiếu sự đa dạng nên chưa thu hút được mọi người tham gia.Trong các hoạt động đó, hoạt động tổ chức lễ kỷ niệm ngày truyền thống CM thu hút NCCCM tham gia khá đông (chiếm 45.4%), tiếp đến là tổ chức gặp gỡ trò chuyện về những năm tháng tham gia CM (chiếm 29.2%). Các hoạt động trò chuyện với thế hệ trẻ về truyền thống CM (chiếm 6.9%), các cuộc thi (văn nghệ, thể dục thể thao, kiến thức. . . (chiếm 6.2%)) [bảng 22; phụ lục 3], (vì những hoạt động trò chuyện, các cuộc thi. . . ít được tổ chức hoặc nếu có tổ chức thì đối tượng chính được mời tham dự là những NCCCM thuộc nhóm đối tượng cán bộ – công chức viên chức còn những đới tượng có công là dân thường ít khi được mời tham dự những chương trình đó). Sự nhì nhận về việc tổ chức các hoạt động của Nam và nữ cũng có sự khác biệt, chọn câu trả lời không có hoạt động nào của nữ cao hơn nam (nữ chiếm 60.3%; nam chiếm 44.8%) có thể hiểu đại đa số phụ nữ CCCM hoặc là họ không được mời tham gia hoặc là họ không biết, hoặc là họ không muốn quan tâm tìm hiểu. Đối với công tác chăm sóc sức khỏe thể chất cho NCCCM thông qua việc tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho họ hầu như không được thực hiện. Việc chăm sóc sức khỏe cho NCCCM hiện nay của ngành y tế mang tính thụ động. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho NCCCM gần như chưa được thực hiện một cách có tổ chức, có kế hoạch dựa trên mô hình sức khỏe cụ thể của NCCCM của Huyện. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như khó khăn về kinh phí, nhân lực. . . tuy nhiên, phần lớn là do nhận thức hạn chế của một số nhà lãnh đạo địa phương. Bên cạnh những hoạt động trên, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể tiến hành đến nhà thăm hỏi, tặng quà động viên (chiếm tỷ lệ cao nhất là hội cựu chiến binh 30%và cán bộ địa phương 14.6%, hội người cao tuổi 11.5%, trong khi đó các tổ chức cá nhân còn trẻ, khỏe lại tham gia vào công tác này rất ít đoàn thanh niên 3.1%, giáo viên , học sinh 1.5% [bảng 24; phụ lục 3] (đây là lực lượng rất dồi dào và hơn ai hết họ phải tham gia để thể hiện lòng biết ơn những anh hùng đã hy sinh cũng như giúp họ phát huy tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh cách mạng và học noi gương NCCCM). Chủ yếu chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể đến nhà thăm hỏi, tặng quà và động viên vào những ngày lễ lớn của đất nước ngày Thương binh liệt sĩ (chiếm 43.8%), ngày Quốc khánh (chiếm 30.7%). Mức độ đến nhà cũng rất hạn chế, trong số những NC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.doc
Tài liệu liên quan