Khóa luận Chế định kiểm sát viên- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Chương 1 Những vấn đề mang tính lý luận

của chế định kiểm sát viên Viên kiểm sát nhân dân 3

1.1. Vị trí, vai trò của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân 3

1.1.1. Khái niệm kiểm sát viên và chế định kiểm sát viên 3

1.1.2. Vị trí, vai trò của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân 3

1.2. Sự hình thành và phát triển của chế định kiểm sát viên 6

1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959 7

1.2.2. Giai đoạn từ năm 1959 tới năm 1980 9

1.2.3. Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992 10

1.2.3. Giai đoạn từ năm 1992 đến nay 13

1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân 16

1.3.1. Trong lĩnh vực kiểm sát các hoạt động tư pháp 17

1.3.2. Trong lĩnh vực thực hành quyền công tố 21

1.4. Tiêu chuẩn, trình tự thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm,

cách chức kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân 25

1.4.1. Các quy định về tiêu chuẩn kiểm sát viên 26

1.4.2. Trình tự và thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức

và thuyên chuyển kiểm sát viên 29

1.5. Mối quan hệ giữa kiểm sát viên và các cơ quan tố tụng khác 32

1.5.1. Kiểm sát viên với cơ quan điều tra 32

1.5.2 Kiểm sát viên với Toà án 33

1.5.3. Mối quan hệ giữa kiểm sát viên với cơ quan thi hành án 34

1.5.4 Mối quan hệ giữa kiểm sát viên với luật sư 34

 

Chương 2 Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

chế định kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân 36

2.1. Vấn đề tiêu chuẩn, chế độ bổ nhiệm, thuyên chuyển, điều động

kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân - Thực trạng và phương hướng

hoàn thiện 36

2.1.1. Tiêu chuẩn kiểm sát viên 36

2.1.2. Chế độ bổ nhiệm kiểm sát viên 46

2.1.3. Thuyên chuyển, điều động kiểm sát viên 47

2.2. Hoạt động của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân - Thực trạng và

giải pháp nâng cao hiệu quả 47

2.2.1. Trong thực hành quyền công tố nhà nước 48

2.2.2. Trong kiểm sát các hoạt động tư pháp 51

2.3. Chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với kiểm sát viên 59

2.3.1. Chế độ chính sách đối với kiểm sát viên 59

2.3.2. Khen thưởng và kỷ luật kiểm sát viên 62

2.4. Các biện pháp bảo đảm cho kiểm sát viên 63

Kết luận 65

Danh mục tài liệu tham khảo 66

 

 

 

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5064 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chế định kiểm sát viên- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiểm sát viên nhân dân cấp tỉnh(...) ít nhất là 5 năm, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền Viện kiểm sát nhân dân tối cao,(...) có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với Viện kiểm sát cấp dưới"(Điều 20 - Pháp lệnh kiểm sát viên 2002) Như vậy, điểm mới của Pháp lệnh kiểm sát viên 2002 so với pháp lệnh 1993 là có sự điều chỉnh về thời gian thực tế hoạt động của kiểm sát viên trước khi bổ nhiệm. Đó là đối với kiểm sát viên cấp tỉnh, trước đây quy định phải có 6 năm công tác trong lĩnh vực pháp luật thì nay tăng lên 10 năm, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước đây quy định phải có 8 năm công tác trong lĩnh vực pháp luật thì nay là 15 năm. Ngoài việc điều chỉnh về thời gian công tác thực tế, pháp lệnh kiểm sát viên năm 2002 còn bổ sung quy định: để trở thành kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì người đó phải đã từng là kiểm sát viên cấp huyện ít nhất 5 năm trở lên; để trở thành kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì phải là kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ít nhất 5 năm trở lên. Trong trường hợp cần thiết, có thể bổ nhiệm những người đủ thời gian làm kiểm sát viên cấp dưới trực tiếp theo quy định của pháp luật. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo năng lực thực tiễn và quá trình phấn đấu rèn luyện đối với người được tuyển chọn, bổ nhiệm làm kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp. 1.4.2. Trình tự và thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và thuyên chuyển kiểm sát viên 1.4.2.1. Quy định về tuyển chọn, bổ nhiệm kiểm sát viên Tuyển chọn kiểm sát viên là một nội dung quan trọng gắn với hoạt động quản lý hành chính đối với kiểm sát viên. Việc tuyển chọn kiểm sát viên phải đạt được mục đích: tuyển chọn được những người có đủ tiêu chuẩn làm kiểm sát viên, bảo đảm tính khách quan, công bằng trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Đặc biệt là nhằm chuẩn hoá đội ngũ kiểm sát viên chuyên nghiệp. Vì vậy, trong công tác tuyển chọn, phương thức tuyển chọn, thủ tục tuyển chọn và nhiệm kỳ hoạt động của kiểm sát viên là những vấn đề cơ bản, cấp thiết. Nếu như trước đây, những cán bộ đảm nhận nhiệm vụ công tố thời kỳ 1946-1959 do cử thì chức danh kiểm sát viên từ năm 1960 tới nay việc tuyển chọn thường được tiến hành theo thủ tục bổ nhiệm. Theo đó, người được tuyển chọn làm kiểm sát viên do người hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, riêng đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu. Theo quy định của pháp luật hiện hành, để giúp Chủ tịch nước và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc bổ nhiệm kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân ở mỗi cấp đều có Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên. Thành phần, nhiệm vụ, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển chọn được quy định tại các điều 22, 23, 24, 25 Pháp lệnh kiểm sát viên 2002. - Thành phần của Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành (BCH) Hội luật gia Việt Nam, trong đó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm Chủ tịch, các thành viên khác là uỷ viên. - Thành phần Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên cấp tỉnh, huyện gồm: Chủ tịch hoặc phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh làm chủ tịch, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, đại diện Ban tổ chức chính quyền (Sở nội vụ), ủy ban mặt trận Tổ quốc, BCH Hội luật gia Việt Nam làm ủy viên. Việc quy định thành phần như trên thể hiện tính dân chủ, khách quan của các cơ quan, tổ chức xã hội, các đoàn thể và nhân dân thông qua người đại diện trong việc tuyển chọn người xứng đáng giữ cán cân công lý. Mặt khác, quy định này cũng thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tham gia Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Quy trình bổ nhiệm kiểm sát viên theo pháp luật hiện hành gồm các bước sau: - Chuẩn bị và gửi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/TTLT-VKSNDTC-BQP-BNV-UBMTTQVN. Việc chuẩn bị hồ sơ của người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm kiểm sát viên cấp tỉnh, cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đảm nhiệm. - Tuyển chọn người để bổ nhiệm làm kiểm sát viên: việc tuyển chọn người để bổ nhiệm làm kiểm sát viên được tiến hành với từng người một và theo một trình tự nhất định: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc cấp tỉnh báo cáo với Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên các tài liệu có trong hồ sơ của người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm kiểm sát viên, trình bày ý kiến đề nghị việc tuyển chọn và bổ nhiệm đối với người đó. Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ và tiêu chuẩn kiểm sát viên, các thành viên trong Hội đồng tuyển chọn thảo luận, trao đổi xem người đó có đủ tiêu chuẩn để làm kiểm sát viên không. Trên cơ sở đó, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn kết luận và lấy biểu quyết công khai bằng hình thức giơ tay của các thành viên trong hội đồng. Quyết định của Hội đồng tuyển chọn phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành mới có giá trị. - Trình Chủ tịch nước hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm: danh sách những người được Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước, danh sách những người được Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm. Kèm theo tờ trình là hồ sơ của người được Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên các cấp đã tuyển chọn, biên bản phiên họp tuyển chọn. Trên cơ sở đó, Chủ tịch nước xem xét đề nghị bổ nhiệm của Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao và tờ trình của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét đề nghị bổ nhiệm do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gửi đến, và ra quyết định bổ nhiệm. 1.4.2.2. Miễn nhiệm, cách chức kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân các cấp Việc miễn nhiệm, cách chức kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước quyết định; đối với kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định và cũng phải trải qua trình tự thủ tục như trình tự thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm kiểm sát viên. Theo quy định của Pháp lệnh kiểm sát viên năm 2002 thì Chủ tịch nước ra quyết định miễn nhiệm, cách chức đối với kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định miễn nhiệm, cách chức đối với kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trình tự, thủ tục xem xét đề nghị miễn nhiệm, cách chức chức danh kiểm sát viêb được tiến hành theo trình tự sau: Chủ tịch nước, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo với Hội đồng tuyển chọn về hồ sơ đề nghị miễn nhiệm hoặc cách chức đối với chức danh kiểm sát viên và trình bày ý kiến đề nghị miễn nhiệm, cách chức. Các thành viên trong Hội đồng căn cứ vào quy định của Pháp lệnh và hồ sơ đề nghị, tiến hành thảo luận, trao đổi về miễn nhiệm, cách chức. Chủ tịch Hội đồng kết luận, các thành viên Hội đồng có mặt biểu quyết công khai bằng hình thức giơ tay. Sau đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm văn bản đề nghị Chủ tịch nước quyết định miễn nhiệm hoặc cách chức chức danh kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh làm văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao miễn nhiệm hoặc cách chức chức danh kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. 1.4.2.3. Thuyên chuyển công tác đối với kiểm sát viên Việc thuyên chuyển công tác đối với kiểm sát viên các cấp được pháp luật quy định nhằm mục đích điều động, phân bổ cán bộ một cách hợp lý theo địa giới hành chính hoặc theo nhiệm vụ công tác của địa phương. Do đó, thuyên chuyển công tác đối với kiểm sát viên phải đáp ứng được yêu cầu của công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố nhà nước, đồng thời phải đảm bảo đời sống của kiểm sát viên. Việc điều động, biệt phái kiểm sát viên từ Viện kiểm sát nhân dân địa phương này tới Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp ở địa phương khác do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định. 1.5. Mối quan hệ giữa kiểm sát viên và các cơ quan tố tụng khác 1.5.1. Mối quan hệ giữa kiểm sát viên với cơ quan điều tra Cơ quan điều tra là cơ quan tiến hành tố tụng, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thông qua các điều tra viên để xác định sự thật của vụ việc đã xảy ra một cách khách quan, chính xác và toàn diện. Trong hệ thống tư pháp, điều tra và công tố luôn là mắt xích quan trọng, phục vụ đắc lực cho mục đích phát hiện chính xác kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Hoạt động kiểm sát của kiểm sát viên có quan hệ mật thiết với cơ quan điều tra, đặc biệt trong tư pháp hình sự. Pháp luật đã quy định mối quan hệ chặt chẽ giữa các khâu phát hiện, điều tra tội phạm và luận tội (công tố) nhằm mục đích truy tố chính xác tội phạm và kẻ phạm tội ra trước tòa. Thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát viên thực hiện quyền khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố theo ủy quyền của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp mình. Kiểm sát viên có quyền yêu cầu hoặc trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo luật định. Khi kiểm sát việc điều tra của cơ quan điều tra, đảm bảo việc điều tra đúng pháp luật, kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các họat động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra, có quyền yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục vi phạm trong quá trình điều tra, cung cấp tài liệu khi cần và khi điều tra viên vi phạm pháp luật. Đồng thời báo cáo viện trưởng viện kiểm sát cấp mình khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra để Viện trưởng có quyết định kịp thời, đảm bảo điều tra đúng tiến độ. Như vậy, kiểm sát viên là người trực tiếp kiểm tra giám sát cơ quan điều tra trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của kiểm sát viên (trường hợp không đồng ý, cơ quan điều tra có quyền kiến nghị lên viện kiểm sát cấp trên). Để hoạt động điều tra của cơ quan điều tra đảm bảo tính khách quan, toàn diện và chính xác, rất cần hoạt động kiểm sát của kiểm sát viên viên kiểm sát nhân dân - người thực hiện chức năng đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. 1.5.2. Mối quan hệ giữa kiểm sát viên với Tòa án Tòa án là cơ quan tiến hành tố tụng có chức năng xét xử. Về nguyên tắc Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh trong cáo trạng và tòa án quyết định đưa ra xét xử. Thực hiện chức năng công tố - chức năng riêng có của viện kiểm sát - theo ủy quyền của Viện trưởng, tại phiên tòa xét xử hình sự, kiểm sát viên đọc cáo trạng, phát biểu quan điểm của viện kiểm sát và tham gia tranh tụng. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự thì sự tham gia của kiểm sát viên tại phiên tòa là điều kiện để phiên tòa diễn ra hợp pháp, nếu kiểm sát viên vắng mặt mà không có kiểm sát viên dự khuyết thay thế, phiên tòa phải hoãn lại. Tại phiên toà, chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được kiểm sát viên tranh luận. Với những quy định này, Toà án đã góp phần nâng cao chất lượng tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa, đảm bảo những lập luận đầy đủ, thuyết phục của kiểm sát viên khi bảo vệ quan điểm của Viện kiểm sát. Ngoài chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát viên còn thực hiện kiểm sát việc xét xử của tòa án, đảm bảo tòa án xét xử đúng người, đúng tội. Khác với mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và kiểm sát viên mối quan hệ này thể hiện rõ nhất trong giai đoạn xét xử. Giai đoạn này, Tòa án thực hiện chức năng xét xử còn kiểm sát viên tiến hành kiểm sát việc thực hiện chức năng ấy, đồng thời duy trì quyền công tố, cùng với Tòa án xác định và trừng phạt kẻ phạm tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. 1.5.3. Mối quan hệ giữa kiểm sát viên với cơ quan thi hành án Trong chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của viện kiểm sát nhân dân có công tác kiểm sát thi hành án và tại điều 9 Pháp lệnh thi hành án năm 1993 cũng quy định “Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của đương sự, cơ quan thi hành án, chấp hành viên...”. Có nghĩa giữa cơ quan thi hành án và kiểm sát viên tồn tại một quan hệ chặt chẽ. Bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, và cơ quan thi hành án là người chịu trách nhiệm chính. Việc bản án, quyết định của tòa án được thi hành trên thực tế mới đảm bảo được tính giáo dục phòng ngừa đối với cộng đồng, mới khẳng định được sự nghiêm minh của pháp luật. Thời điểm án được thi hành cũng là thời điểm kiểm sát viên hoàn thành nhiệm vụ được giao đối với một vụ án cụ thể. Thực hiện công tác kiểm sát thi hành án kiểm sát viên có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án đúng quy định, tự kiểm tra việc thi hành, trực tiếp kiểm sát việc thi hành án của cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, quyền kháng nghị và yêu cầu khi có căn cứ đối với cơ quan thi hành án... Pháp luật hiện hành quy định cơ quan thi hành án không phải là cơ quan độc lập mà chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước, và sự quản lý về chuyên môn của Cục Thi hành án trực thuộc Bộ tư pháp, điều này đã ảnh hưởng không ít tới chất lượng thi hành án, vấn đề này sẽ được sửa đổi khi luật thi hành án ra đời. Khi cơ quan thi hành án là một cơ quan độc lập, mối quan hệ với kiểm sát viên sẽ có sự thay đổi. 1.5.4. Mối quan hệ giữa kiểm sát viên với luật sư Luật sư là một chức danh tư pháp độc lập, được Bộ tư pháp công nhận quyền tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác (khi có đủ tiêu chuẩn theo luật định) nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Khác với ba mối quan hệ trên, mối quan hệ giữa luật sư và kiểm sát viên là quan hệ giữa hai chức danh tư pháp có những khác biệt cơ bản. Nếu như kiểm sát viên đại diện cho quyền lực nhà nước, thực hiện quyền công tố theo ủy quyền của viện trưởng, tức là người buộc tội, thì luật sư là người đại diện cho người bị kiểm sát viên truy tố (thân chủ), là người “gỡ tội”, bảo vệ cho thân chủ của mình tại phiên tòa. Mối quan hệ này thể hiện khá rõ trong quá trình tranh luận tại phiên tòa. Quan điểm của kiểm sát viên và của Luật sư được thể hiện sẽ giúp hội đồng xét xử có cái nhìn toàn diện, khách quan chính xác, phát huy tốt nhất vai trò “trọng tài” của mình khi giải quyết vụ án. Sự có mặt thường xuyên của luật sư tại các buổi hỏi cung sẽ khắc phục được những vi phạm tố tụng, tránh được tình trạng phản cung của bị cáo tại phiên tòa, có những vụ án nhiều tình tiết mới được luật sư phát hiện và được điều tra bổ sung góp phần rất lớn vào việc xét xử đúng người đúng tội của tòa án. Những hoạt động này của Luật sư đã hỗ trợ, bổ sung cho hoạt động kiểm sát của kiểm sát viên tại tòa, phát huy được khả năng của mình khi thực hiện quyền công tố. Như vậy, luật sư và kiểm sát viên có mối quan hệ hỗ trợ bổ sung trong việc đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và bảo vệ pháp chế. Chính điều này đã và đang góp phần hình thành đội ngũ kiểm sát viên, luật sư tinh thông nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Chương 2 Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chế định kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân Thực hiện trong công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 08/2002/NQ-TW ngày 02 tháng 09 năm 2002 và Nghị quyết 48/2005/NQ-TW, Nghị quyết 49/2005/NQ-TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ chính trị, Viện kiểm sát nhân dân đang đẩy mạnh công tác xây dựng ngành, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố. Là chức danh chuyên môn, trực tiếp thực hiện chức năng của Viện kiểm sát, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân là người đại diện cho công lý, nhân danh quyền lực nhà nước bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, vai trò của kiểm sát viên ngày càng được khẳng định trong "đời sống pháp đình" nói riêng và trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung. Gần năm mươi năm hình thành và phát triển, chế định kiểm sát viên đã thể hiện được tính ưu việt của mình và đang từng bước hoàn thiện. Nghiên cứu tìm hiểu những ưu điểm, hạn chế từ đó có những giải pháp hoàn thiện chế định kiểm sát viên là góp phần vào thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp: xây dựng đội ngũ kiểm sát viên tinh thông nghiệp vụ, trong sạch vững mạnh, dũng cảm đấu tranh bảo vệ công lý và pháp chế xã hội chủ nghĩa, có tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp. 2.1. Vấn đề tiêu chuẩn, chế độ bổ nhiệm, thuyên chuyển, điều động kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân - thực trạng và hướng hoàn thiện 2.1.1. Tiêu chuẩn kiểm sát viên Tiêu chuẩn kiểm sát viên như đã trình bày tại chương một, gồm tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể đối với kiểm sát viên các cấp. Pháp luật hiện hành quy định tiêu chuẩn chung của kiểm sát viên như sau: “ Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có trình độ cử nhân luật, đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của pháp lệnh này, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao” (Điều 2 - Pháp lệnh kiểm sát viên 2002). Là những tiêu chuẩn về đạo đức, đạo đức chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ, thời gian công tác và sức khỏe đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Quy định về trình độ cử nhân luật đối với người được bổ nhiệm làm kiểm sát viên là điểm rất mới, rất tiến bộ của Pháp lệnh kiểm sát viên 1993 và tiếp tục được khẳng định tại Pháp lệnh kiểm sát viên 2002, nó đã góp phần thống nhất mặt bằng trình độ của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân, khắc phục được tình trạng bổ sung cán bộ không theo quy định, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng kiểm sát trong một thời gian tương đối dài. Trước đây, yêu cầu về bằng cấp đối với người được tuyển chọn bổ nhiệm chỉ dừng lại ở trình độ cao đẳng, mà cụ thể là tốt nghiệp Cao đẳng kiểm sát, chưa đảm bảo được trình độ chuyên môn và kiến thức pháp luật cần thiết. Để khắc phục tình trạng trên, pháp luật hiện hành quy định một trong những tiêu chuẩn của kiểm sát viên là phải có trình độ cử nhân luật, bảo đảm cho các kiểm sát viên có kiến thức pháp lý sâu rộng, được đào tạo bài bản, giúp kiểm sát viên có sự nhìn nhận, đánh giá vấn đề khách quan, chính xác, đầy đủ hơn. Quy định về thời gian công tác thực tiễn đối với kiểm sát viên là vấn đề hết sức quan trọng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ được thực tiễn kiểm nghiệm và có thêm những kinh nghiệm, trau dồi thêm kiến thức, hoàn thiện khả năng của bản thân, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thực tế. Pháp lệnh kiểm sát viên đã quy định rất cụ thể về thời gian công tác pháp luật đối với người được tuyển chọn bổ nhiệm làm kiểm sát viên. Nếu như pháp lệnh 1993 yêu cầu người được tuyển chọn bổ nhiệm làm kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phải có thời gian công tác pháp luật 6 năm trở lên, người được tuyển chọn, bổ nhiệm làm kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải có 8 năm công tác pháp luật trở lên thì theo quy định của Pháp lệnh 2002, cùng với điều kiện về năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với kiểm sát viên cấp dưới, người được tuyển chọn, bổ nhiệm làm kiểm sát viên cấp tỉnh phải là kiểm sát viên cấp huyện ít nhất 5 năm trở lên; đối với kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải là kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ít nhất 5 năm trở lên. Như vậy, đối với người được tuyển chọn, bổ nhiệm làm kiểm sát viên cấp tỉnh và và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không phải là thời gian công tác pháp luật nữa, mà phải là thời gian thực hiện nhiệm vụ của kiểm sát viên cấp dưới. Trừ trường hợp ngoại lệ do nhu cầu cán bộ ngành được quy định tại khoản 2 - Điều 19, khoản 2 - Điều 20 và Điều 21 Pháp lệnh kiểm sát viên 2002, người có đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định tại điều 2 Pháp lệnh kiểm sát viên, đã có thời gian công tác pháp luật từ 10 năm trở lên, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát cấp dưới thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm kiểm sát viên cấp tỉnh; người có ít nhất 15 năm công tác pháp luật trở lên cùng các điều kiện tương tự, có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đối với trường hợp chưa đủ thời gian làm kiểm sát viên cấp dưới hoặc thời gian làm công tác pháp luật, nhưng trong trường hợp cần thiết vẫn có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm kiểm sát viên theo quy định của pháp luật. Đối với người được tuyển chọn, bổ nhiệm làm kiểm sát viên cấp huyện, điều kiện về thời gian công tác pháp luật vẫn là 4 năm. Đây là khoảng thời gian tương đối phù hợp cho quá trình phấn đấu rèn luyện và tích luỹ kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác. Với sự quan tâm của Đảng và nhà nước, thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về tiêu chuẩn kiểm sát viên, công tác cán bộ của ngành kiểm sát được chú trọng về cả chất và lượng. Đội ngũ cán bộ kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân được rèn luyện trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm đã từng bước trưởng thành, đang đảm nhiệm những trọng trách trong những khâu công tác trọng tâm của ngành, kế tục và phát huy những thành quả của gần năm mươi năm xây dựng ngành kiểm sát nhân dân do thế hệ cha anh để lại. Về trình tự thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức kiểm sát viên. Việc tuyển chọn bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức kiểm sát viên các cấp phải qua một Hội đồng tuyển chọn cụ thể, thành phần của Hội đồng tuyển chọn gồm: Chủ tịch hội đồng là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (đối với kiểm sát viên cấp tỉnh, huyện thì Chủ tịch hội đồng là Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh), đại diện Bộ quốc phòng, Bộ nội vụ, ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, BCH Hội luật gia Việt Nam. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể và biểu quyết theo đa số, lựa chọn người đủ tài đức vào vị trí người bảo vệ công lý. Đây là điểm mới của luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 so với luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân trước đó. Những quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn kiểm sát viên là tiền đề để thực hiện những quy định về trình tự thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Một vấn đề nữa là về nhiệm kỳ công tác của kiểm sát viên. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh về kiểm sát viên hiện hành quy định: “ Nhiệm kỳ hoạt động của kiểm sát viên là năm năm”. Điều này đã góp phần nâng cao trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp cho mỗi kiểm sát viên, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ nhà nước giao phó. Đội ngũ kiểm sát viên được sắp xếp, hoàn thiện hơn sau mỗi nhiệm kỳ, đảm bảo năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần rèn luyện, phấn đấu, học hỏi, trau dồi kiến thức đối với mỗi kiểm sát viên khi đảm nhận chức vụ. Thực hiện những quy định này, ngành kiểm sát nhân dân đã có những bước tiến vượt bậc trong tuyển chọn và bổ nhiệm kiểm sát viên có trình độ, năng lực. Nếu đến năm 1998 toàn ngành tư pháp có 76% cán bộ tốt nghiệp Đại học luật và Cao đẳng kiểm sát, trong đó trình độ Đại học Luật là 25.5%, Cao đẳng là 47.5% và 3% là trình độ đại học khác, riêng đội ngũ kiểm sát viên các cấp có trình độ Đại học luật, Cao đẳng là 84%. Thì tới tháng 01 năm 2007, toàn ngành có 87,3% có trình độ cử nhân luật, và cao đẳng kiểm sát (trong đó có 21 tiến sỹ, 109 thạc sỹ, trình độ cao đẳng chỉ còn 15%), 9,2% người có trình độ cử nhân cao cấp chính trị, 53,3% người đã được đào tạo về tin học, sử dụng máy tính phục vụ công tác chuyên môn. Trong đó đội ngũ kiểm sát viên các cấp chiếm 60,3% cán bộ toàn ngành (trên mười hai nghìn kiểm sát viên), và đạt trên 90% có trình độ cử nhân Luật. Theo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng trả lời phóng viên Báo điện tử Vietnam.net, ngành kiểm sát đang thực hiện chủ trương, hàng năm chọn khoảng hai mươi đến hai lăm sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi cho đi đào tạo về pháp luật, ngoại ngữ và có sự sàng lọc kỹ càng, tiến hành đào tạo sâu hơn những người đáp ứng tiêu chuẩn. Với chủ trương này, trong thời gian không lâu ngành kiểm sát sẽ có đội ngũ cán bộ kiểm sát viên tinh nhuệ. Hiện nay, cùng với chủ trương xây dựng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChế định kiểm sát viên- một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Tài liệu liên quan