Khóa luận Chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu trong thực tiễn thương mại Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Lời nói đầu 01

Chương I :

Chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu : Những vấn đề cơ bản 03

I. Sự hình thành và phát triển của chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu 03

1. Chế độ độc quyền ngoại thương và sự hình thành chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu

a) Chế độ độc quyền ngoại thương.

b) Sự hình thành chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu 03

2. Sự phát triển của chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu qua từng thời kỳ

a) Trước năm 1986

b) Từ năm 1986 đến năm 1989

c) Từ năm 1989 đến nay

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU

1. Uỷ thác xuất nhập khẩu trong nền kinh tế tập trung 10

2. Uỷ thác xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

a) Bản chất của uỷ thác xuất nhập khẩu 11

b) Chủ thể tham gia quan hệ uỷ thác xuất nhập khẩu 14

c) Những thủ tục cần thiết để đi đến ký hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 15

d) Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên 16

e) Thanh toán trong uỷ thác xuất nhập khẩu 19

f) Mối quan hệ giữa hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu 21

Chương II :

Nội dung pháp lý của uỷ thác xuất nhập khẩu 23

I. Luật điều chỉnh hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu

1. Luật điều chỉnh hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu trong nền kinh tế tập trung

a) Điều lệ tạm thời về hoạt động kinh doanh ngày 10 tháng 4 năm 1957 23

b) Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế ngày 4 tháng 1 năm 1960 24

c) Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế ngày 10 tháng 3 năm 1975 25

d) Thông tư số 03 – BNgT/XNK ngày 11 tháng 1 năm 1984 Quy định chi tiết về chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá 25

2. Luật điều chỉnh hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN

a) Chỉ thị số 20 – BNgT/CSXNK ngày 3/7/1987 về việc áp dụng phương thức uỷ thác xuất khẩu sang thị trường XHCN đối với một số mặt hàng địa phương sản xuất 26

b) Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 và các văn bản hướng dẫn thi hành 27

c) Quy chế xuất nhập khẩu uỷ thác giữa các pháp nhân trong nước ngày 22/9/1994 29

d) Luật thương mại ngày 10/5/1997 và các văn bản hướng dẫn thi hành 32

II. HỢP ĐỒNG UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU

1. Khái niệm về hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 37

2. Đặc điểm của hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu

a) Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu là hợp đồng kinh tế 38

b) Đặc điểm cơ bản của hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 43

CHƯƠNG III :

xu hướng phát triển của hoạt động uỷ thácxuất nhập khẩu 51

I. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CÓ SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ CHẾ ĐỘ UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU

1. Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng của XHCN 51

2. Chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu 52

II. SO SÁNH CHẾ ĐỘ UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CHẾ ĐỘ XUẤT NHẬP KHẨU TRỰC TIẾP

1. Sự giống nhau 54

2. Sự khác nhau 56

3. Mối quan hệ giữa uỷ thác xuất nhập khẩu và xuất nhập khẩu trực tiếp 58

III. Xu hướng phát triển của uỷ thác xuất nhập khẩu trong điều kiện thương mại Việt nam hội nhập khu vực và thế giới 59

1. Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới và sự thích ứng của pháp luật Việt Nam 59

2. Xu hướng phát triển của chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu 66

3. Một số kiến nghị về chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu trong điều kiện thương mại hiện nay 68

Kết luận 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2823 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu trong thực tiễn thương mại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i định: * Chủ thể : (Đ1) - Chủ thể uỷ thác xuất nhập khẩu: Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh trong nước và / hoặc có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đều được uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu. - Chủ thể nhận uỷ thác xuất nhập khẩu: Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đều được phép nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu. Các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh trong nước, có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu muốn tham gia vào các quan hệ uỷ thác xuất nhập khẩu phải có những điều kiện nhất định : - Đối với bên uỷ thác (Đ3.1), ngoài giấy phép kinh doanh trong nước và / hoặc có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải: + Có hạn ngạch chỉ tiêu xuất khẩu, nhập khẩu, nếu uỷ thác xuất nhập khẩu những hàng hoá thuộc hạn nhạch hoặc kế hoạch định hướng. + Được cơ quan chuyên ngành đồng ý bằng văn bản đối với những mặt hàng xuất nhập khẩu chuyên ngành. + Có khả năng thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu uỷ thác. - Đối với bên nhận uỷ thác (Đ3.2), ngoài giấy phộp kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải có: + Ngành hàng phù hợp với hàng hoá xuất nhập khẩu uỷ thác. Với những quy định như điều 1 của Quy chế ta thấy, pháp luật đã phản ánh đúng bản chất của hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường - đó là hoạt động dịch vụ thương mại vì mục tiêu lợi nhuận. Mặt khác điều kiện để doanh nghiệp nhận uỷ thác xuất nhập khẩu cũng hoàn toàn phù hợp với quy định trong Nghị định 33/CP ngày 19/ 04/ 1994 của Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu là chỉ có những doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu mới được quyền giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương. Tuy nhiên, như theo các quy định đú thỡ chỉ các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh mới được tham gia vào quan hệ uỷ thác xuất nhập khẩu; trong khi đó trong nền kinh tế thị trường cũn cú cỏc chủ thể kinh doanh khác có đủ khả năng và điều kiện để tham gia vào hoạt động này. Đây là một hạn chế lớn đối với việc thúc đẩy sự phát triển của quan hệ uỷ thác xuất nhập khẩu, đối với định hướng đẩy mạnh xuất khẩu của Đảng và Nhà nước ta. Hạn chế trên đây vẫn chưa được cải thiện mặc dù ngày 06/ 05/ 1996 Bộ Thương mại đó cú Quyết định số 381 TM/XNK về sửa đổi Quy chế xuất nhập khẩu uỷ thác giữa các pháp nhân trong nước ban hành kèm theo quyết định 1172-TM/XNK của Bộ trưởng Bộ thương mại. Cùng với quy định về chủ thể và điều kiện của chủ thể uỷ thác, nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, Quy chế còn quy định: * Phạm vi xuất nhập khẩu uỷ thác: (Đ4) - Uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng không thuộc diện Nhà nước cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. - Bên uỷ thác chỉ được uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng nằm trong phạm vi kinh doanh đã được quy định trong giấy phép kinh doanh trong nước, hoặc trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. - Bên uỷ thác có quyền lùa chọn bên uỷ thác theo quy định tại Đ3.2 nói trên để ký hợp đồng uỷ thác. * Nghĩa vụ và trách nhiệm của bên nhận uỷ thác và bên uỷ thác XNK (Đ5): - Bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thỏc cỏc thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng, có liên quan đến đơn hàng uỷ thác xuất nhập khẩu. - Bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác thương lượng và ký hợp đồng uỷ thác. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên do hai bên thoả thuận và được ghi trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. - Bên uỷ thác thanh toán cho bên nhận uỷ thỏc phớ uỷ thác và các khoản phí tổn phát sinh khi thực hiện uỷ thác. * Trách nhiệm của bên nhận uỷ thác và bên uỷ thác trước pháp luật (Đ6): - Các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của quy chế này và những quy định của hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu do các bên tham gia ký kết. Nếu bên nào vi phạm những quy định nói trên, tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. - Mọi tranh chấp giữa các bên ký kết hợp đồng sẽ do cỏc bờn thương lượng hoà giải, nếu thương lượng không đi đến kết quả thì sẽ đưa ra toà án kinh tế. Phán quyết của toà kinh tế là kết luận cuối cùng bắt buộc các bên phải thi hành. Sau khi Việt nam gia nhập ASEAN (7-1995) nền kinh tế Việt nam hội nhập khu vực và thế giới thì hoạt động thương mại nói chung, hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu nói riêng đã không ngừng tăng lên; cùng với sự phát triển của bản thân các đơn vị sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải có sự thay đổi của pháp luật đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, Luật thương mại ra đời. d. Luật thương mại 5/1997 và các văn bản hướng dẫn thi hành * Luật thương mại: Điều chỉnh các hành vi thương mại, xác định địa vị pháp lý của thương nhân và quy định nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thương mại tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam (Đ1). Và theo quy định tại điều 45 thì hành vi thương mại là có 14 loại hành vi, trong đó có uỷ thác mua bán hàng hoá, Uỷ thác mua bán hàng hoá là hành vi thương mại theo đú bờn uỷ thác thực hiện việc mua bán với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thỏc(Đ99). Theo đú: Bờn uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân giao cho bên được uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả phí uỷ thác (Đ101); Bên được uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác và thực hiện việc mua bán hàng hoá với những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác (Đ100). Với những quy định trên đây thì tất cả các thương nhân hoạt động tương mại trên lãnh thổ Việt nam đều chịu sự điều chỉnh của luật thương mại, trong đó uỷ thác xuất nhập khẩu là một dạng của hành vi uỷ thác mua bán hàng hoá. Nhưng do đặc điểm của xuất nhập khẩu uỷ thác là liờn quan trực tiếp đến chính sách mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập, nên ngày 31/ 07/ 1998 Chính phủ đã ra Nghị định số 57-1998/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài. * Nghị định số 57-1998/NĐ-CP ngày 31-07-1998 và Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 02/08/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/1998 NĐ-CP. Tại điều 8 của Nghị định 57-1998/NĐ-CP và mục 7 Điều 1 Nghị định 44/2001/NĐ- CP. Chủ thể: - Thương nhân là Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được phép uỷ thác, nhận uỷ thác xuất khẩu hàng hoá không phụ thuộc vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, được nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề, ngành hàng ghi trong chứng nhận đăng ký kinh doanh. ( TT 20/2001-BTM) - Các Chi nhánh Tổng Công ty, Công ty được phép uỷ thác và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc, Giám đốc phù hợp với mục trên. - Cỏc Bên Hợp doanh, Chi nhánh thương nhân nước ngoài được phép uỷ thác, nhận uỷ thác XNK theo Pháp luật về Đầu tư nước ngoài tại Việt nam Bên nhận uỷ thác XNK phải đăng ký mã mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên (K4): Nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu và bên nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu được quy định cụ thể trong hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu do các bên tham gia ký kết hợp đồng thoả thuận. Với những quy định trên ta thấy, các bên trong hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu thì trước tiên phải là thương nhân. Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên (Khoản 6 điều5 – Luật thương mại). Và để trở thành chủ thể của hoạt động này họ cần phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc có mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh, thành phố (Bên uỷ thác). So sánh với quy chế uỷ thác xuất nhập khẩu uỷ thác xuất nhập khẩu giữa các pháp nhân trong nước ban hành theo quyết định số 1172-TM/XNK ngày 27-9-1994 của Bộ trưởng Bộ thương mại thì chủ thể tham gia vào hoạt động uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu đã rộng hơn nhiều, họ không chỉ còn là các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong nước, giấy phép xuất nhập khẩu, mà cũn cú cỏc chủ thể kinh doanh khác. Mặt khác quy định trờn đó tạo điều kiện cho các thương nhân chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đảm bảo được yếu tố tự nguyện trong quan hệ kinh tế và thể hiện sự bình đẳng của các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường. Tại mục 1 Chương II có quy định về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, hàng hoá là đối tượng của hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu phải không thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (danh mục này có thể được điều chỉnh bởi Chính Phủ, do Chính phủ phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ thương mại sau khi đã bàn thống nhất với Bộ kế hoạch và đầu tư và các Bộ ngành có liên quan). Nếu hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện thì phải có hạn ngạch hoặc giấy phép của Bộ thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành. Tại khoản 3 điều 9 Chương II Nghị định 57- 1998/NĐ-CP quy định: Việc uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu và việc nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện do Bộ thương mại hướng dẫn cụ thể. Ngày 28 –08- 1998 Bộ thương mại đã ban hành thông tư số 18 –1998/TT-BTM, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 57- 1998/NĐ-CP ngày 31- 07- 1998 của Chính phủ về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài. * Thông tư số 18-1998/TT-BTM và Thông tư số 20-2001/TT-BTM Thông tư 18 quy định: - Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, trừ những mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu và những mặt hàng tạm ngõng xuất khẩu, nhập khẩu (điểm a –mục 2- phần I). Thông tư số 20 quy định: - Hàng hoá xuất khẩu không cần phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trừ những mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu và những mặt hàng tạm ngõng xuất khẩu, nhập khẩu. - Hàng hoá nhập khẩu phải phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Bên nhận uỷ thác nhập khẩu - Đối với hàng hoá có hạn ngạch và có giấy phép Bộ thương mại. + Thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đã đăng ký mã số doang nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ được uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá có hạn ngạch và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có giấy phép của Bộ thương mại trong phạm vi số lượng hoặc trị giá ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy phép của Bộ thương mại. + Thương nhân đã đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ được uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoỏ có hạn ngạch và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có giấy phép của Bộ thương mại trong phạm vi số lượng hoặc trị giá ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy phép của Bộ thương mại cấp cho thương nhân uỷ thác; thương nhân nhận uỷ thác không được sử dụng hạn ngạch hoặc giấy phép do Bộ thương mại cấp cho mình để nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu (điểm a, mục 3, phầnI). - Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có giấy phép của Bộ quản lý chuyên ngành: Thương nhân có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 9 Nghị định số 57- 1998/NĐ-CP được uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá quản lý chuyên ngành khi bên uỷ thác và bên nhận uỷ thỏc cú văn bản của Bộ quản lý chuyên ngành cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoỏ đú. Như vậy, sau khi Luật thương mại được ban hành (5 –1997) và đặc biệt là sự ra đời Nghị định số 57- 1998/NĐ-CP ngày 31- 07- 1998 của Chính phủ và Thông tư số 18 –1998/TT-BTM ngày 28- 08- 1998 của Bộ thương mại thì Quy chế xuất nhập khẩu uỷ thác giữa các pháp nhân, ban hành kèm theo quyết định số 1172 –TM/XNK ngày 22- 9- 1994 của Bộ trưởng Bộ thương mại không còn hiệu lực điều chỉnh. Đây là một bước tiến mới trong pháp luật Việt nam điều chỉnh quan hệ uỷ thác xuất nhập khẩu trong cơ chế thị trường. Các nhà làm luật đã thấy được bản chất của quan hệ này trong cơ chế thị trường, đặc biệt ở giai đoạn hiện nay khi mà tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt nam đang diễn ra mạnh mẽ, là hoàn toàn khác so với trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp hay trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Vì vậy pháp luật đã quy định chủ thể tham gia vào quan hệ uỷ thác xuất nhập khẩu rộng hơn. Quyền và nghĩa vụ của cỏc bờn đối với nhau như thế nào sẽ được cỏc bờn thoả thuận và đưa vào trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu, vừa đảm bảo yếu tố tự nguyện của các bên trong quan hệ kinh tế, họ thấy có lợi thì họ tham gia vào nếu không có lợi thì thôi, mặt khỏcvừa làm cho các quy định của pháp luật ngắn gọn, xỳc tớch. Bên cạnh đó việc Nghị định 57- 1998/NĐ-CP và Thông tư 18- 1998/TT-BTM không quy định về vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu là hoàn toàn phù hợp với việc xác định quan hệ uỷ thác xuất nhập khẩu là quan hệ kinh tế, hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu là hợp đồng kinh tế và do đó tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết theo quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành. Đó là sự phù hợp, đồng bộ giữa các ngành luật điều chỉnh quan hệ uỷ thác xuất nhập khẩu, đảm bảo hiệu qủa điều chỉnh cao. II. Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 1. Khái niệm hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu Hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung hay trong nền kinh tế thị trường đều được thực hiện bởi bên uỷ thác và bên nhận uỷ thỏc thụng qua hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Nhưng trong điều kiện hiện nay, phù hợp với nền kinh tế thị trường trong nước và xu thế hội nhập quốc tế, uỷ thác xuất nhập khẩu mang một nội dung mới. Theo đú bờn uỷ thác uỷ thác cho bên nhận thực hiện việc mua bán hàng hoá với nước ngoài theo các yêu cầu điều kiện của mình và phải trả phí uỷ thác cho bên nhận uỷ thác. Tất cả các yêu cầu và điều kiện đó cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sẽ được hai bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng, người ta gọi là hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Uỷ thác xuất nhập khẩu là một trường hợp của uỷ thác mua bán hàng hoá theo như quy định của luật thương mại, nhưng do trong Luật thương mại không định nghĩa như thế nào là hợp đồng uỷ thác mua bán hànghoỏ mà chỉ nêu lên đặc điểm của hoạt động này ở Điều 104, nên căn cứ vào đặc điểm của hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu và thực tiễn hợp đồng ta có thể định nghĩa Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu như sau: Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu là sự thoả thuận giữa bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác, theo đú, bờn nhận uỷ thác nhân danh mình tiến hành xuất nhập khẩu theo các điều kiện thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận phí uỷ thác. Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu có hai loại: - Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu: Là loại hợp đồng mà theo đú bờn nhận uỷ thác xuất khẩu nhân danh mình tiến hành xuất khẩu hàng hoá theo các điều kiện thoả thuận với bên uỷ thác xuất khẩu và được nhận phí uỷ thác. - Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu: Là loại hợp đồng mà theo đú bờn nhận uỷ thác nhập khẩu nhân danh mình tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo các điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác nhập khẩu và được nhận phí uỷ thác. 2. Đặc điểm hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu Như trên đã trình bày, quan hệ uỷ thác xuất nhập khẩu hiện nay đã mang một nội dung mới và quan hệ uỷ thác xuất nhập khẩu là quan hệ kinh tế. Ở đây bên nhận uỷ thác và bên uỷ thác đều tìm thấy yếu tố lợi Ých từ việc họ tham gia vào quan hệ uỷ thác xuất nhập khẩu. Đối với bên uỷ thỏc thỡ đó là việc tránh được rủi ro, thiệt hại và những chi phí không cần thiết khi xuất nhập khẩu hàng hoá ... Đối với bên nhận uỷ thác đó là khoản tiền chênh lệch giữa phí uỷ thác mà bên uỷ thác thanh toán và những chi phí từ việc nhận uỷ thác. Mặt khác, theo quy định của pháp luật hiện hành, các bên tham gia vào quan hệ uỷ thác xuất nhập khẩu là các chủ thể kinh doanh (pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh). Do vậy, hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu trước tiên phải là hợp đồng kinh tế. a. Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu là hợp đồng kinh tế. “Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mỡnh”. (Điều 1 – Pháp lệnh hợp đồng kinh tế) Như vậy, thực chất hợp đồng kinh tế là mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể ký kết nhằm mục đích kinh doanh. Đó là nội dung thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình tái sản xuất, từ đầu tư vốn đến khi tiêu thụ sản phẩm hoặc hoàn thành dịch vụ nhằm sinh lợi hợp pháp. Bởi vì hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu là hợp đồng kinh tế do đó hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu có những đặc điểm của một hợp đồng kinh tế. * Về hình thức: Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu phải được ký kết bằng văn bản. Đó là những bản hợp đồng hay tài liệu giao dịch mang tính chất văn bản có chữ ký của cỏc bờn xác nhận nội dung trao đổi, thoả thuận như công văn, đơn chào hàng, đơn đặt hàng, giấy chấp nhận. Hình thức của hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu không thể bằng lời nói mà ký kết hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu là một quy định bắt buộc các chủ thể hợp đồng phải tuân theo. * Về nội dung: Căn cứ vào tính chất, vai trò của từng điều khoản nội dung của hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu được chia làm ba loại điều khoản sau: - Điều khoản chủ yếu: Là những điều khoản cơ bản, quan trọng nhất của hợp đồng. Khi xác lập hợp đồng, nếu không ghi vào thì hợp đồng các bên phải thoả thuận và ghi các điều khoản chủ yếu vào văn bản hợp đồng, nếu không ghi vào thì hợp đồng không có giá trị. Đó là các điều khoản về nội dung công việc uỷ thác, giá cả, chất lượng hàng hoá. - Điều khoản thông thường: Là những điều khoản đã được pháp luật ghi nhận, nếu cỏc bờn không ghi vào văn bản của hợp đồng thì coi như cỏc bờn mặc nhiên công nhận và có nghĩa vụ thực hiện quy định đó. Nếu cỏc bờn thoả thuận và ghi vào hợp đồng thì không được ghi trái với những quy định đó. - Điều khoản tuỳ nghi: Là những điều khoản do cỏc bờn tự thoả thuận với nhau khi chưa có quy định của Nhà nước hoặc có quy định nhưng cỏc bờn được phép áp dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của mình mà không trái pháp luật. * Về chủ thể: Chủ thể hợp đồng kinh tế là cỏc bờn tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện thoả thuận để xác lập và thực hiện những quyền và nghĩa vụ với nhau. Theo điều 2- PLHĐKT, hợp đồng kinh tế được ký kết giữa cỏc bờn sau đây: - Pháp nhân với pháp nhân - Pháp nhân với cỏc nhõn có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Như vậy, một hợp đồng được coi là hợp đồng kinh tế chỉ khi có Ýt nhất một bên ký kết là pháp nhân, bên kia có thể là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Và chủ thể hoạt động uỷ thác như đã phân tích ở trên cũng bao gồm pháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh. Khi tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế, mỗi bên tham gia quan hệ hợp đồng chỉ cần cử một đại diện để ký kết vào văn bản hợp đồng kinh tế. Nếu là pháp nhân thì người ký hợp đồng phải là người bổ nhiệm hoặc được bầu vào chức vụ đứng đầu của pháp nhân và hiện đang giữ chức vụ đó. Nếu là cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật thì người ký hợp đồng phải là người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đã đăng ký kinh doanh và được cấp giấy phép kinh doanh). Trong tất cả các trường hợp không bắt buộc kế toán trưởng phải cùng ký vào văn bản hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, người đại diện đương nhiên của các chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế có thể uỷ quyền cho người khác thay mình ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế, việc uỷ quyền này phải được thể hiện dưới hình thức văn bản. Văn bản uỷ quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ người uỷ quyền, người được uỷ quyền, số chứng minh thư của người được uỷ quyền, tính chất và nội dung uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền và phải có chữ ký xác nhận của cả hai người này. Người được uỷ quyền chỉ được phép hành động trong phạm vi được uỷ quyền và không được uỷ quyền lại cho người khác. Trong phạm vi uỷ quyền, người uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về hành vi của người được uỷ quyền như hành vi của chính mình. * Về trách nhiệm vật chất trong quan hệ hợp đồng kinh tế: Trách nhiệm vật chất trong quan hệ hợp đồng kinh tế là cơ sở đảm bảo cho cỏc bờn thực hiện đầy đủ và thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết đảm bảo quyền lợi cho bên kia, đảm bảo trật tự trong quản lý kinh tế, phũng ngừa cỏc vi phạm pháp luật về hợp đồng kinh tế. Trách nhiệm vật chất được hiểu là sự gánh chịu hậu qủa vật chất bất lợi của bên có hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế (trả tiền phạt hợp đồng, tiền bồi thường thiệt hại về các chi phí khác). + Phạt hợp đồng: Phạt hợp đồng là một chế tài tiền tệ được áp dụng nhằm củng cố quan hệ hợp đồng kinh tế, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật hợp đồng kinh tế nói riêng, pháp luật quản lý kinh tế nói chung. Chế tài phạt hợp đồng là một chế tài được áp dụng phổ biến đối với tất cả mọi trường hợp có hành vi vi phạm, bất kể đó là hành vi vi phạm điều khoản nào. Việc áp dụng chế tài phạt hợp đồng không cần tính đến là hành vi vi phạm hợp đồng đã gây ra thiệt hại hay chưa. Tiền phạt vi phạm hợp đồng là số tiền mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm hợp đồng kinh tế do cỏc bờn thoả thuận trong khung phạt đối với từng loại hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế thưo quy định của pháp luật. Khung phạt quy định chung đối với tất cả các loại hợp đồng kinh tế là 2% - 12 % giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm. Theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Nghị định 17/HĐBT ngày 16- 01- 1990 của Hội đồng Bộ trưởng ta có: - Vi phạm chất lượng: Phạt 3% - 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế do vi phạm về chất lượng. - Vi phạm về thời gian thực hiện hợp đồng: Phạt 2% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm thời gian thực hiện trong 10 ngày lịch đầu tiên, phạt thêm từ 0,5 – 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số các lần phạt không quá 8% giá trị hợp đồng kinh tế bị vi phạm ở thời điểm 10 ngày lịch đầu tiên. Nếu hoàn toàn không thực hiện hợp đồng đã ký thì bị phạt đến mức 12% giá trị hợp đồng. - Vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận sản phẩm, hàng hóa, công việc đã hoàn thành theo hợp đồng: Phạt 4% giá trị hợp đồng kinh tế đã hoàn thành cho 10 ngày lịch đầu tien và phạt thêm 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến khi tổng các làn phạt không quá 12% giá trị phần hợp đồng đã hoàn thành mà không được tiếp nhận ở thời điểm 10 ngày lịch đầu tiên. - Vi phạm nghĩa vụ thanh toán: áp dụng mức phạt bằng mức lãi suất tín dụng quá hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt nam tính từ ngày hết hạn thanh toán. Số tiền phạt bằng mức lãi suất tín dụng quá hạn nhân với số tiền trả chậm, không giới hạn mức tối đa. + Bồi thường thiệt hại. Bồi thường thiệt hại cũng là một chế tài tiền tệ dùng để bù đắp những thiệt hại thực tế cho bên bị thiệt hại. Nếu như phạt hợp đồng với chức năng chủ yếu là giáo dục và phũng ngừa thỡ bồi thường thiệt hại với chức năng chủ yếu là bồi hoàn, bù đắp, khôi phục lợi Ých vật chất bị thiệt hại cho bên bị vi phạm. Theo đó, bên có hành vi vi phạm chỉ phải bồi thường những thiệt hại có thể tính toán được, bao gồm: - Giá trị số tài sản mất mát, hư háng bao gồm cả số tiền lãi phải trả cho Ngân hàng (trong trường hợp bị vi phạm nghĩa vụ thanh toán), khoản thu nhập mà lẽ ra trong điều kiện bình thường (Hợp đồng không bị vi phạm) thì bên bị vi phạm sẽ thu được. - Các chi phí để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra mà bên bị vi phạm đã pahỉ chi trả. - Tiền phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm phải trả cho người khác do hậu quả trực tiếp của sự vi phạm hợp đồng gây ra. * Về thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Đó là khoảng thời gian mà hai bên thoả thuận để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh từ hợp đồng. Hết thời hạn trờn thỡ hợp đồng không còn hiệu lực và cũng không còn sự ràng buộc nào giữa hai bên. Tóm lại hợp đồng kinh tế mà bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác ký kết là cơ sở pháp lý của hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho cỏc bờn thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, trở lại với định nghĩa về xuất nhập khẩu uỷ thác trong quy chế uỷ thác xuất nhập khẩu, ban hành kèm theo Quyết định số 1172 –TM/XNK ngày 22- 9- 1994 cũng như những quy định của pháp luật thương mại hiện hành thì hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu được tiến hành giữa bờn thuờ dịch vụ (bờn uỷ thác) và bên nhận làm dịch vụ (bên nhận uỷ thỏc), bờn thuờ dịch vụ phải trả cho bên nhận làm dịch vụ một khoản tiền gọi là phí dịchvụ (phí uỷ thác). Do vậy, bên cạnh hợp đồng kinh tế thì hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu còn là hợp đồng dịch vụ. b. Đặc điểm cơ bản của hợp đồng uỷ thác XNK Hợp đồng uỷ thỏc cú những đặc điểm sau đây: * Về hình thức: Hợp đồng phải được lập thành văn bản. Cũng như một số loại hợp đồng khác, hợp đồng uỷ thác phải được lập thành văn bản mới có giá trị pháp lý vỡ tớnh rõ ràng, dễ chứng minh của nó trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. * Về nội dung: Bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Tên, địa chỉ của cỏc bờn: Cỏc bê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 71.doc
Tài liệu liên quan