Khóa luận Chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Mục lục Trang

Lời mở đầu. .1

Chương 1 : Khái niệm chung về chế độ tài

sản của vợ chồng và chia tài sản chung

của vợ chồng theo hệ thống pháp luật

hôn nhân và gia đình việt nam. 4

1.1.Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng. 4

1.1.1.Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng. 4

1.1.2.Nội dung chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn

nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. 5

1.2.Khái lược vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong

pháp luật Việt Nam. 11

1.2.1.Khái niệm về chia tài sản chung của vợ chồng. 11

1.2.2.Sơ lược các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng

trong hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. 12

Chương 2 : Các trường hợp chia tài sản

chung của vợ chồng theo luật hôn nhân

và gia đình năm 2000. 16

2.1.Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. 16

2.1.1.Mục đích quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong

thời kỳ hôn nhân 16

2.1.2. Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ

hôn nhân. 17

2.1.3.Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ

hôn nhân. 21

2.1.4.Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng

trong thời kỳ hôn nhân. 22

2.2.Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước

hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết. 25

2.2.1.Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên

chết trước hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết. 25

2.2.2.Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên

chết trước hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết. 29

2.2.3.Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng

khi một bên chết truớc hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết. 30

2.3.Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 32

2.3.1.Căn cứ chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 32

2.3.2.Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 33

2.3.3.Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng

khi ly hôn. 42

Chương 3 : Thực tiễn áp dụng pháp luật về

chia tài sản chung của vợ chồng và một

số kiến nghị. 47

3.1.Thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ

chồng. 47

3.1.1.Nhận xét chung. 47

3.1.2.Một số trường hợp cụ thể về chia tài sản chung của vợ chồng. 49

3.2.Một số kiến nghị. 51

Kết luận. 55

 

 

 

 

 

 

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10927 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy định này. Hơn nữa với quy định này sẽ tao ra “lỗ hổng pháp luật” cho việc “trốn tránh” trách nhiệm đóng góp của vợ chồng vào đời sống chung của gia đình.Vì vậy theo em, cần phải có quy định cụ thể về trách nhiệm của vợ chồng đối với đời sống chung của gia đình khi chia tài sản chung. Qua phân tích trên cho thấy, quy đinh về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là chưa đầy đủ, chưa hợp lý và chính xác. Luật HN&GĐ cần quy định rõ hơn trách nhiệm của các bên đối việc duy trì sự ổn định và phát triển của gia đình sau khi chia tài sản chung. Và quy định rõ những tài sản mà vợ chồng có được sau khi chia tài sản chung do được thừa kế chung, tặng cho chung là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp người để lại di sản thừa kế, người tặng cho tài sản đã có sự phân định rõ quyền của mỗi bên vợ, chồng trong khối tài sản đó. Sau khi chia tài sản, vợ chồng có thể khôi phục lại chế độ tài sản chung, trên cơ sở có văn bản thỏa thuận giữa vợ chồng về việc khôi phục tài sản chung và có người làm chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc theo quy định của pháp luật.( Điều 9 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ). Với điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, việc quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là rất cần thiết, đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội và nhu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, giải quyết tốt các tranh chấp có thể xảy ra thì pháp luật cần quy định về vấn đề này một cách chặt chẽ, logic và hợp lý hơn. 2.2.chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết. 2.2.1.Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Nếu kết hôn là sự kiện làm gắn kết những “cá nhân” độc lập để trở thành một “thực thể” mới – gia đình, nhằm mục đích chung sống với nhau suốt đời, xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững, thì chết lại là sự kiện làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng. Việc một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết sẽ làm chấm dứt hoàn toàn quan hệ nhân thân cũng như quan hệ tài sản giữa các bên. Do vậy để đảm bảo quyền lợi cho bên còn sống và quyền lợi của những người thừa kế tài sản khác, pháp luật HN&GĐ có đặt ra vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước và việc thừa kế tài sản giữa vợ chồng. Khoản 1 Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định : “Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế ”Hay nói cách khác vợ, chồng có thể thừa kế tài sản của nhau theo di chúc hoặc theo pháp luật. 2.2.1.1.Thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật được đặt ra khi một bên vợ hoặc chồng có di sản thừa kế chết đi, nhưng không lập di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định, tại điểm a khoản 1 Điều 676 BLDS 2005 quy định: vợ, chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng với cha mẹ đẻ (nuôi) và con đẻ (nuôi) của người chết. Điều kiện để vợ, chồng được hưởng di sản thừa kế của nhau theo luật là giữa họ phải tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp, tức đó là quan hệ hôn nhân có đăng ký kết hôn, không vi phạm các trường hợp cấm kết hôn và tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn. Ngoài ra, quan hệ “hôn nhân thực tế” cũng được coi là có giá trị pháp lý khi thỏa mãn các quy định của pháp luật. Theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội khóa X về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000 tại mục 3 điểm a, b có hướng dẫn về “ hôn nhân thực tế ”như sau: a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực, mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; b) Nam và nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghiã vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ này Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;” Như vậy trên đây là các trường hợp đã được pháp luật cộng nhận là quan hệ “hôn nhân thực tế ”, do đó đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ vẫn chưa đăng ký kết hôn nhưng có một bên vợ hoặc chồng chết thì bên còn sống vẫn có quyền thừa kế tài sản của bên đã chết. Trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc hồi năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ hoặc lấy chồng ở miền Bắc thì theo hưóng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 tại mục 2 điểm d3, thì vẫn xử lý theo Thông tư số 60 TATC ngày 22/2/1978 của TANDTC. Theo tinh thần của thông tư, thì đây là trường hợp ngoại lệ, là hậu quả của chiến tranh, vì vậy cuộc hôn nhân sau của cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc vẫn là cuộc hôn nhân hợp pháp. Trừ khi có căn cứ cho rằng người vợ hoặc người chồng tập kết đã có vợ hoặc chồng ở miền Nam nhưng lại nói dối là chưa có nay người vợ hoặc chồng sau cho rằng mình bị lừa dối nên xin hủy việc kết hôn của họ, thì Tòa án xử hủy việc kết hôn. Bởi vậy nếu một bên vợ hoặc chồng chết thì người vợ hoặc chồng sau vẫn có quyền thừa kế tài sản của người đã chết. Ngoài ra, Điều 680 BLDS năm 2005 còn quy định việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác như sau: “1.Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản”. Mặc dù có chia tài sản chung nhưng về bản chất mối quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại cho nên quyền thừa kế của các bên là đương nhiên. “2. Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.” Quan hệ hôn nhân chỉ thực sự chấm dứt khi bản án hoặc quyết định ly hôn của Tòa có hiệu lực pháp luật. Hay nói cách khác quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại nên một bên vợ hoặc chồng vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế khi một bên chết trước. “3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.” Đây là trường hợp mà tại thời điểm một bên vợ hoặc chồng chết, thì quan hệ hôn nhân giữa họ với người còn sống vẫn còn tồn tại do đó để bảo vệ quyền thừa kế của người còn sống nên ngay cả khi họ đã kết hôn với người khác thì pháp luật vẫn cho họ được thừa kế di sản của người đã chết. Mặt khác xóa bỏ triệt để ảnh hưởng của pháp luật phong kiến về quan hệ bất bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ thừa kế. 2.2.1.2.Thừa kế theo di chúc. Trường hợp một bên vợ hoặc chồng có di sản thừa kế trước khi chết có để lại di chúc (di chúc hợp lệ), quy định rõ những chủ thể nào được hưởng di sản, “kỷ phần” bao nhiêu, thời điểm chia lúc nào… thì phải chia theo di chúc. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho bên còn sống đủ điều kiện được hưởng di sản thừa kế, nhưng vì một lý do nào đó mà bị người lập di chúc truất quyền thừa kế, tại Điều 669 BLDS năm 2005 quy định : trường hợp bên vợ hoặc chồng còn sống không được người lập di chúc cho hưởng tài sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng một kỷ phần bằng hai phần ba của một suất chia theo luật, trừ trường hợp họ từ chối . Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi của bên vợ hoặc chồng còn sống, giúp họ ổn định và duy trì cuộc sống bình thường, Luật HN&GĐ năm 2000 tại khoản 3 Điều 31 còn quy định việc hạn chế quyền yêu cầu chia di sản thừa kế : “Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án cho chia di sản thừa kế ” Vậy thế nào là “ảnh hưỏng nghiêm trọng đến đời sống”? và thế nào là “thời hạn nhất định”? Theo hướng dẫn tại mục 4 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP và Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ thì : thời hạn chưa cho chia di sản thừa kế theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 là không quá ba năm. Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên còn sống và gia đình là trường hợp nếu chia di sản thì bên còn sống và gia đình không thể duy trì cuộc sống bình thường do không có chỗ ở, mất tư liệu sản xuất duy nhất để tạo thu nhập hoặc vì lý do chính đáng khác. Trong thời gian Tòa án chưa cho chia di sản, bên còn sống chỉ có quyền sử dụng, khai thác để hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ di sản và phải giữ gìn, bảo quản di sản, không được thực hiện các giao dịch liên quan đến việc định đoạt di sản, nếu không được sự đồng ý của những người thừa kế khác. Đây là một quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2000, nó xuất phát từ đời sống thực tiễn của xã hội và nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên vợ, chồng và gia đình . Như vậy trên đây là những điều kiện để chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. 2.2.2.Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Luật HN&GĐ năm 2000 không dự liệu nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước, dẫn tới những cách hiểu không thống nhất khi áp dụng luật trong từng trường hợp cụ thể này. Trước đây theo quy định tại Điều 17 Luật HN&GĐ năm 1986 thì khi một bên vợ , chồng chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng “ thì chia đôi”, phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. Theo em đây là một quy định hợp lý, bởi quan hệ tài sản của vợ chồng là quan hệ sở hữu chung hợp nhất ; mọi tài sản do vợ chồng lao động , sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; những tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung , tặng cho chung đều là tài sản chung của vợ chồng. Vợ chồng có quyền sở hữu ngang nhau đối với khối tài sản chung mà không phụ thuộc vào công sức đóng góp của mỗi bên vào việc xây dựng và phát triển vào khối tài sản chung nhiều hay ít. Cho nên Luật HN&GĐ năm 2000 cần phải bổ sung vào quy định tại Điều 31 về nguyên tắc chia tài sản chung, tạo cơ sở pháp lý khi giải quyết việc phân chia tài sản , tránh việc tùy tiện khi áp dụng của các Tòa án . Tuy nhiên thực tế cuộc sống vẫn phải tiếp diễn, không thể “ ngồi chờ” sự hướng dẫn, chỉ đạo từ trên thì mới giải quyết yêu cầu. Bởi vậy trên thực tế, trong các trường hợp cần phải chia tài sản chung của vợ chồng thì nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng luôn được Tòa án áp dụng trước tiên. Thông thường vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước chỉ được đặt ra nếu người để lại di chúc yêu cầu chia di sản thừa kế hoặc những người thừa kế có yêu cầu chia di sản thừa kế. Trong trường hợp này là chia “bình quân”, áp dụng cho tất cả các cặp vợ chồng trong thực tiễn, không phải căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng trong việc tạo dựng tài sản chung . Như vậy, dựa trên bản chất của quan hệ hôn nhân và tính chất sở hữu chung hợp nhất về tài sản của vợ chồng, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết theo nguyên tắc chia đôi là hoàn toàn phù hợp về mặt lý luận cũng như thực tiễn cuộc sống. 2.2.3.Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. 2.2.3.1.Quan hệ nhân thân. Nếu việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, thì việc chia tài sản chung của vợ chồng do một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết sẽ làm chấm dứt hoàn toàn quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Người vợ hoặc ngưòi chồng còn lại có thể “ở vậy” nuôi con hoặc “đi tiếp bước nữa”. Xuất phát từ bản chất của pháp luật hôn nhân Xã hội chủ nghĩa là hướng tới con người, pháp luật hoàn toàn không can thiệp vào “quyết định” của họ. Bên vợ hoặc chồng còn sống không phải thực hiện nghĩa vụ chung thủy mà có quyền kết hôn với người khác theo nguyên tắc tự do hôn nhân phù hợp với quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn mà không bị ràng buộc bởi thời kỳ “cư tang” hay các quan niệm, hủ tục phong kiến lạc hậu khác. 2.2.3.2.Quan hệ tài sản. Sau khi bản án hoặc quyết định của Tòa án, về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước, có hiệu lực pháp luật thì quan hệ tài sản giữa vợ chồng cũng hoàn toàn chấm dứt. Một vấn đề đặt ra là, trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết nay quay trở về. Vấn đề sẽ chẳng có gì nếu người vợ hoặc người chồng “còn sống” chưa kết hôn với người khác, trường hợp họ đã kết hôn với người khác thì quan hệ nhân nhân và quan hệ tài sản giữa họ với người bị tuyên bố là đã chết sẽ giải quyết như thế nào? Quan hệ hôn nhân sau có được pháp luật thừa nhận không? Vấn đề tài sản của người bị tuyên bố là đã chết sẽ giải quyết ra sao? Theo quy định tại Điều 83 BLDS năm 2005 thì người bị Tòa án tuyên bố là đã chết hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đố là đã chết. Trường hợp vợ hoặc chồng của ngưòi bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân sau vẫn được thừa nhận, còn quan hệ hôn nhân trước sẽ không được phục hồi. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn. Việc Tòa án tuyên bố một người đã chết, thì cái chết “pháp lý” này cũng có giá trị ngang bằng với cái chết sinh học thông thường. Cho nên khi bản án hoặc quyết định này của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân giữa bên còn sống với bên đã chết hoàn toàn chấm dứt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu chung hợp nhất về tài sản cũng chấm dứt. Tuy nhiên Điều 83 BLDS năm 2005 và Điều 26 Luật HN&GĐ năm 2000 lại quy định: “khi toà án ra quyết định huỷ bỏ tuyên bố một người là đã chết theo quy định tại Điều 83 của BLDS năm 2005 mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục” Quy định này liệu có hợp lý và mâu thuẫn không? khi mà thời điểm để xác định sở hữu chung hợp nhất được khôi phục không rõ ràng; tài sản mà người còn sống làm ra được kể từ khi người bị tuyên bố là đã chết trở về là sở hữu chung hay sở hữu riêng? Thực tế cho thấy đây còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, do đó cần phải có văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về vấn đề này, nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho các bên vợ, chồng, đồng thời tạo ra việc thống nhất trong việc áp dụng pháp luật giữa các Tòa án. 2.3. chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. 2.3.1. Căn cứ chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. “Người ta không thể là một người dân chủ và xã hội chủ nghĩa nếu ngay từ bây giờ, không đòi quyền hoàn toàn tự do ly hôn, vì thiếu quyền tự do ấy là một sự ức hiếp lớn đối với giới bị áp bức, đối với phụ nữ, tuy hoàn toàn chẳng khó khăn gì mà không hiểu được rằng khi ta thừa nhận cho phụ nữ được tự do bỏ chồng, thì không phải là ta khuyên tất cả họ bỏ chồng” [13 ,tr163] Xuất phát từ tình yêu đôi lứa, nhằm mục đích xây dựng một mái ấm gia đình, cùng chung tay vun đắp cuộc sống chung mà quan hệ hôn nhân được xác lập. Tuy nhiên, trong cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng “ xuôi chèo mát mái” được, “sóng gió” là điều không thể tránh khỏi. Và khi đời sống chung của vợ chồng đã đến mức “rạn nứt” sâu sắc, họ không còn đủ sức để “chèo lái con thuyền gia đình” đi đến “bến bờ hạnh phúc” nữa thì vấn đề ly hôn được đặt ra như một giải pháp để giải phóng cho vợ chồng và các thành viên khác thoát khỏi mâu thuẫn gia đình. Nếu kết hôn là hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng thì ly hôn là hiện tượng bất bình thường, là mặt trái của hôn nhân, nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, thực chất quan hệ vợ chồng đã hoàn toàn mất hết ý nghĩa. Phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị mỗi nhà nước khác nhau thì quy định về chế độ ly hôn khác nhau. ở nhà nước Phong kiến và nhà nước Tư bản quy định giải quyết ly hôn là dựa vào cơ sở lỗi của vợ chồng. Nhà nước tư bản coi hôn nhân như hợp đồng dân sự nên chấm dứt hôn nhân cũng như chấm dứt hợp đồng là dựa vào lỗi của các bên. Pháp luật hôn nhân và gia đình Xã hội chủ nghĩa xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, nam nữ được tự do kết hôn cũng như được tự do ly hôn trong khuôn khổ cho phép của pháp luật; việc giải quyết ly hôn không dựa vào lỗi của vợ chồng mà giải quyết theo đúng thực chất của quan hệ hôn nhân, đó là tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Trong những năm gần đây, các vụ án ly hôn có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là những án kiện về việc giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng chiếm tỉ lệ khá cao, gây trở ngại cho sự nghiệp phát triển chung của xã hội, làm tổn hại trực tiếp tới mỗi con người. Do đó cần có sự điều chỉnh một cách chính xác, hợp lý, hợp tình của các chế định pháp luật, mà cụ thể là Luật HN&GĐ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Tòa án khi giải quyết việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. So với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tương đối cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh việc quy định nguyên tắc chung về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ở Điều 95 còn quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong một số trường hợp cụ thể như : chia tài sản chung khi vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn ( Điều 96), Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn (Điều 97), Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng (Điều 98)… 2.3.2.Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Hậu quả của việc ly hôn sẽ kéo theo sự chấm dứt hoàn toàn của quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Vậy việc phân chia tài sản chung sau khi ly hôn của vợ chồng sẽ được giải quyết như thế nào? Trong các bộ luật cũ của pháp luật phong kiến Việt Nam do ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam, khinh nữ nên các vụ ly hôn có sự thiệt thòi về phần tài sản cho người phụ nữ. Pháp luật nước ta ngày nay thừa nhận sự bình đẳng của vợ chồng trong mọi lĩnh vực. Theo quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 thì việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc vợ chồng tự thỏa thuận việc chia tài sản chung khi ly hôn sẽ phù hợp với nguyện vọng của các bên, tạo điều kiện cho việc thì hành án sau này. Mặt khác tránh tư tưởng được thua trong khiếu kiện, kéo dài vụ án một cách không cần thiết; tránh được sự bất đồng, không thỏa mãn với quyết định phân chia của Tòa tạo sự bình thường hóa quan hệ giữa các bên sau khi ly hôn để có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng con cái, sớm ổn định cuộc sống gia đình. Luật HN&GĐ năm 2000 đề cao và tôn trọng quyền tự định đoạt của vợ chồng, mặc dù quy định việc vợ chồng có quyền thỏa thuận chia tài sản chung nhưng không đặt ra yêu cầu phải được sự công nhận của Tòa án. Tuy nhiên để tránh việc thỏa thuận của vợ chồng nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ, tẩu tán tài sản ,việc thỏa thuận của vợ chồng trong việc chia tài sản chung khi ly hôn phải phù hợp với các nguyên tắc của Luật HN&GĐ. Truờng hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau, có yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án sẽ thụ lý giải quyết. Về nguyên tắc, phần của vợ chồng trong khối tài sản chung là ngang bằng nhau, do đó khi vợ chồng ly hôn, tài sản chung được chia đôi. Tuy vậy, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ chồng và những người khác có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản của vợ chồng, trong từng trường hợp cụ thể, tài sản chung của vợ chồng không thể chia đôi mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc khác, cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 gồm các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc thứ nhất : “ Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập”. Xuất phát từ bản chất của quan hệ sở hữu chung hợp nhất về tài sản của vợ chồng, mọi tài sản, thu nhập hợp pháp mà vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung, không phụ thuộc vào công sức đóng góp nhiều hay ít của các bên. Do đó khi ly hôn tài sản chung sẽ được chia đôi. Cuộc sống chung của gia đình không thể tự tay một bên vợ hoặc chồng có thể xây đắp được, mà nó phải là kết quả đóng góp của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là ý thức của các bên trong việc vun sức xây dựng mái ấm gia đình, khi một bên tích cực tạo lập, phát triển, duy trì khối tài sản chung, còn bên kia thì hoang phí, phá tán tài sản chung. Do đó để bảo vệ quyền lợi của bên có ý thức trong việc xây dựng gia đình, việc phân chia tài sản chung cần có sự cân nhắc về công sức đóng góp của các bên. Một điều cần lưu ý rằng, việc xem xét đến “công sức đóng góp” của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì phát triển tài sản chung không có nghĩa là xem xét xem vợ, chồng ai là người làm ra nhiều tài sản trong gia đình hoặc ai là người trực tiếp làm ra tài sản. Nếu hiểu như vậy, vô hình chung là sự thừa nhận không có sự tồn tại của sở hữu chung hợp nhất về tài sản của vợ chồng. Bên cạnh xem xét “công sức đóng góp”, “hoàn cảnh của mỗi bên” cũng được nhà làm luật quan tâm và xem như một tiêu chí khi phân chia tài sản chung của vợ chồng.Trên cơ sở nguyên tắc chung là chia đôi, Tòa án xem xét đến khả năng lao động, điều kiện sức khỏe của các bên vợ, chồng để phân chia tài sản chung, nhằm tạo điều kiện nhanh chóng ổn định cuộc sống của các bên sau khi ly hôn. - Nguyên tắc thứ hai : “ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Khác với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định mở rộng hơn đối tượng được bảo vệ quyền lợi sau khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, gồm : vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Đây là một quy định rất tiến bộ và nhân đạo của Luật HN&GĐ năm 2000, trên nền tảng lấy con ngưòi làm gốc, pháp luật luôn hướng tới bảo vệ con người, đặc biệt là những con người “nhỏ bé” , thiệt thòi nhất của xã hội mà cụ thể ở đây là người phụ nữ, con chưa thành niên , con thành niên nhưng tàn tật. Họ là những đối tượng chịu nhiều mất mát nhất cả về phương diện tình cảm lẫn đời sống vật chất khi cuộc sống gia đình tan vỡ. Trường hợp phân chia tài sản chung của vợ chồng , nếu con chưa thành niên mà có tài sản riêng thì Tòa không được chia tài sản đó cho các bên vợ chồng mà sẽ giao cho người nuôi giữ, chăm sóc đứa trẻ đó quản lý. Nếu con cái mà có đóng góp vào khối tài sản chung của bố mẹ thì phải trích chia phần đóng góp của con cái trong khối tài sản chung của vợ chồng. Như vậy với quy định này một lần nữa thể hiện rõ bản chất của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa là luôn hướng tới con người. Sự phát triển ổn định của mỗi cá nhân cũng chính là sự phát triển chung của xã hội. - Nguyên tắc thứ ba : “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập”. Theo nguyên tắc này Tòa án phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thì cần phải căn cứ vào đặc điểm nghề nghiệp, điều kiện lao động sản xuất, hoàn cảnh sống của mỗi bên vợ chồng để phân chia tài sản chung của vợ chồng cho phù hợp, đảm bảo cho các bên vợ, chồng sau khi ly hôn được nhanh chóng đi vào ổn định cuộc sống riêng. - Nguyên tắc thứ tư : “ Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch”. Theo nguyên tắc trên thì những tài sản có thể chia bằng hiện vật thì chia theo hiện vật, nếu không thể chia bằng hiện vật thì chia theo giá trị, tức là thanh toán bằng tiền. Và cũng để đảm bảo công bằng trong quyền lợi của mỗi bên thì bên nhận được vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng sẽ thanh toán phần giá trị chênh lệch . Như vậy, trên cơ sở việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn phải tuân thủ nguy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Tài liệu liên quan