MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN I
LỜI CẢM ƠN II
MỤC LỤC IIi
DANH SÁCH BẢNG BIỂU vi
DANH SÁCH HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ vii
DANH SÁCH TỪ NGỮ VIẾT TẮT VÀ NGOẠI NGỮ viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 2
Phạm vi nghiên cứu 2
Mục tiêu nghiên cứu 3
Phương pháp nghiên cứu 3
Kết cấu đề tài 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1 QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 4
1.1.1 Khái niệm về quản trị 4
1.1.2 Khái niệm về chiến lược 6
1.1.3 Khái niệm về kinh doanh 7
1.1.4 Khái niệm về quản trị chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh 7
1.1.5 Ưu nhược điểm của quản trị chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh 10
1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 11
1.2.1 Môi trường doanh nghiệp 11
1.2.2 Xác định chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của chiến lược 20
1.3 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ TÌNH HÌNH CHIẾN LƯỢC 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VỀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV VPIN TRONG LĨNH VỰC PHÂN PHỐI MÃ THẺ ĐTDĐ TRẢ TRƯỚC 25
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV VPIN 25
2.2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ BÁN HÀNG VỀ CÁC LOẠI MÃ THẺ MÀ CÔNG TY ĐANG PHÂN PHỐI .33
2.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TỪ NĂM 2008- 2010 38
2.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh 38
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh 40
2.4 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG 48
2.5 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH CỦA DOANH NGHIỆP 53
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV VPIN TRONG LĨNH VỰC PHÂN PHỐI MÃ THẺ ĐTDĐ TRẢ TRƯỚC 59
Chiến lược phát triển sản phẩm 59
Chiến lược khác biệt hóa 60
Chiến lược phát triển thị trường 61
Chiến lược nhân sự 62
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Phụ Lục ix
Phụ lục A: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1
Phụ lục B: NHẬT KÝ CHUNG 2
Phụ lục C: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 7
Phụ lục D: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 8
Phụ lục E: CÁC MẪU ĐƠN HÀNG CỦA NHÀ CUNG CẤP 11
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chiến lược cạnh tranh của Công ty TNHH một thành viên Vpin trong lĩnh vực phân phối mã thẻ điện thoại di động trả trước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động Marketing, bán hàng ngay từ đầu năm ngay trong tháng đầu tiên kinh doanh, doanh số mã thẻ nạp tiền của HT Mobile của V.PIN đã đạt được là 338 triệu đồng.
Mặc dù lượng thuê bao của HT Mobile chưa nhiều so với các nhà cung cấp khác nhưng kết quả 338 triệu trong tháng đầu kinh doanh cũng là một dấu hiệu khả thi cho mã thẻ nạp tiền của HT Mobile cũng như việc hợp tác với các đối tác khác sau này.
Danh hiệu đã đạt được:
Đại lý mã thẻ trả trước xuất sắc nhất năm 2006, 2007 của MobiFone.
Tổng Đại lý Vinaphone có thành tích xuất sắc năm 2007.
Tổng Đại lý xuất sắc nhất của HT Mobile năm 2007.
Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp
P. Giám Đốc
P. Phĩ Giám Đốc
P. Kế Tốn
P. Kỹ thuật
P. Kinh Doanh
P. Nhân Sự
Kho
Trách nhiệm và quyền hạn của từng phòng ban:
Giám Đốc Công ty:
Là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động diễn ra trong công ty.
Tổ chức điều hành công ty cũng như hoạt động kinh doanh của công ty, đề ra các phương án kinh doanh và ra quyết định cao nhất.
Phân quyền hành cho Phó Giám đốc trong việc điều hành công ty, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác và khách hàng lớn.
Chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền về mọi mặt hoạt động, đồng thời báo cáo với cơ quan quản lý về tình hình hoạt động của công ty.
Phó Giám Đốc:
Là người chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc công ty về những hoạt động của công ty, được thay mặt Giám đốc chủ trì những cuộc họp thường kỳ và bất thường của công ty.
Là người tiếp nhận trực tiếp những đề xuất, yêu cầu về chính sách của cấp dưới và thay mặt Giám đốc trả lời, hướng dẫn thực hiện, thay mặt ký vào một số giấy tờ của Công ty.
Phòng Hành chính nhân sự:
Thực hiện đúng các chính sách của Nhà nước, quản lý chặt chẽ việc lưu trữ hồ sơ cán bộ các loại, hồ sơ, hợp đồng nhân viên công ty, đề xuất các hoạt động xã hội và chính sách cho công ty.
Tham mưu cho Ban giám đốc công ty về công tác tổ chức.
Quản lý, tham gia tuyển dụng nhân sự cho công ty.
Theo dõi phụ trách đời sống cán bộ nhân viên, chấm công, tổng hợp bảng chấm công hàng tháng chuyển cho phòng kế toán tính lương cho nhân viên. Phòng nhân sự có trách nhiệm cho nhân viên bảo vệ, quản lý tất cả các mặt hành chính của công ty.
Phòng Kinh Doanh:
Là phòng chuyên trách có nhiệm vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng, là nơi trực tiếp nhận đơn đặt hàng và tiếp nhận những thắc mắc khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Trưởng phòng Kinh doanh có nhiệm vụ đôn đốc nhân viên kinh doanh trong việc bán hàng và thu hồi công nợ trong thời gian sớm nhất.
Phòng Kinh doanh phối hợp chặt chẽ với các phòng ban còn lại đặc biệt là phòng kỹ thuật giải quyết nhanh nhất những trường hợp khiếu nại của khách hàng để không làm mất uy tín trên thị trường.
Phòng kế toán:
Đảm bảo hạch toán đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và báo cáo kịp thời với Giám đốc.
Quản lý chặt chẽ hàng hóa vật tư tồn kho, tiền mặt tồn tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, tài sản cố định…
Giám sát kiểm tra tình hình tài chính, tính toán các khoản lãi lỗ cũng như cố vấn cho Ban Giám Đốc những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Tính lương hàng tháng cho nhân viên chính xác và đúng thời hạn.
Bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các nghiệp vụ cũng như các chứng từ thuộc về công ty.
Phòng Kỹ thuật:
Có trách nhiệm cao trong việc giải mã thẻ mềm phục vụ trực tiếp cho việc bán hàng của phòng kinh doanh. Phòng kỹ thuật là nơi có sự bảo mật cao đảm bảo mọi thông tin không bị lộ ra ngoài làm thất thoát tài chính của công ty.
Phòng kỹ thuật còn phân công trách nhiệm phụ trách về mạng, phần mềm và máy móc trong công ty trong việc cài đặt, bảo vệ và nâng cấp thiết bị phục vụ cho hoạt động công ty.
Kho:
Kho mã thẻ: Là những dữ liệu nén trên phần mềm quản lý của Phòng Kỹ thuật.
Nhiệm vụ chính của phòng kinh doanh:
Điều hành hoạt động của phòng KD theo kế hoạch KD đã được BGĐ phê duyệt.
Giám sát, thúc đẩy và hỗ trợ NVKD thực hiện hiệu quả kế hoạch bán hàng và thu hồi công nợ.
Tổ chức thu thập dữ liệu, thông tin khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các thông tin thị trường.
Đánh giá tiềm năng thị trường, khả năng và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Xử lý nhanh chóng và hiệu quả các khiếu nại của khách hàng.
Phát triển mạng lưới kinh doanh trên toàn quốc thông qua phối hợp với các chi nhánh và hỗ trợ cho các tổng đại lý tỉnh.
Tổ chức điều tra, thu thập thông tin về sự thỏa mãn của khách hàng.
Yêu cầu các phòng/ ban Chi nhánh cung cấp thông tin và hoạt động hỗ trợ để phòng KD đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Điều hành các bộ phận trực thuộc P. KD hoạt động hiệu quả, đồng bộ hướng đến việc tối đa hóa sự thỏa mãn của khách hàng.
Kiểm soát thực thi các kế hoạch, các chính sách, quy định của công ty và tính hợp lý của hoạt động kinh doanh, cụ thể là:
Kiểm soát việc sử dụng các biểu mẫu.
Kiểm soát hồ sơ, tổ chức lưu trữ, sắp xếp hồ sơ thông tin khách hàng, hợp đồng đại lý… một cách khoa học, có tính thẩm mỹ và an toàn.
Giám sát việc thực hiện moat cách có hiệu quả việc tiếp nhận đơn hàng, kiểm soát quá trình kinh doanh, giải đáp thắ mắ khiếu nại của khách hàng.
Phối hợp với phòng kỹ thuật giải quyết các sử cố có liên quan trong quá trình bán hàng.
Phối hợp với phòng tài chính kế toán về công tác đặt hàng, đưa ra và tổ chức thực hiện các biện pháp mạnh để thu hồi công nợ khó đòi.
Đào tạo nhân viên phòng kinh doanh và hỗ trợ đào tạo nhân viên kinh doanh các chi nhánh có đủ năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Phân công công việc, trách nhiệm cho nhân viên dưới quyền và giám sát kết quả công việc.
Phối hợp phòng HCNS trong công tác tuyển dụng, đề bạt, thuyên chuyển NV thuộc thẩm quyền quản lý theo trình tự, thủ tục của Bộ Luật Lao Động và quy định hiện hành của công ty.
Phối hợp các phòng ban có liên quan xây dựng chính sách lương, khen thưởng của P. KD để chủ động trong việc kích thích năng lực hoàn thành công tác của NV.
Tổ chức đánh giá thành tích của NV định kỳ theo quy định hoặc theo yêu cầu của BGĐ.
Thực hiện chế độ báo cáo hàng tuần, tháng, quý, năm theo yêu cầu của BGĐ Công ty.
Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của BGĐ.
2.2 Giới thiệu về công nghệ bán hàng về các loại mã thẻ mà công ty đang phân phối
Là công ty tiên phong trong việc phân phối sản phẩm viễn thông tại Việt Nam điển hình là mã thẻ, với công nghệ tiên tiến nhất thế giới.
Các loại máy bán mã thẻ của V.PIN hoạt động dựa trên “Hệ thống nhận dạng mã pin diện tử T5000” được sản xuất bởi công ty TECHVEND IGT SDN BHD – Malaysia.
Hình 2.2:Tổng quan về máy VEGA 9300 - Hướng dẫn cách sử dụng máy Vega (Máy bán mã thẻ ĐTDĐ):
- Nguồn điện
- Cơng tắc
- Cổng Line + Tel
Đèn báo hiệu đang trong trạng thái sạc Pin
Màn hình của VEGA
Đèn báo Pin yếu
Đèn báo đang in
Đèn báo đang sạc Pin
Nút Open
Phím OK
Phím CLR
Phím CAL
Phím F4
Phím F3
Phím F2
Phím F1
Nút Power
Nguồn: Phòng kỹ thuật
Hình 2.3: Sơ đồ kênh phân phối
MÁY CHỦ VPIN
Data
NHÀ CUNG CẤP
GMS, ADSL, DIALUP
MÁY POS
NGƯỜI SỬ DỤNG
MÁY PHÂN PHỐI
POS
In Mã Pin
Nguồn: Phòng kỹ thuật
Máy bán mã thẻ cố định
Chức năng:
- Chứa tất cả các loại mã thẻ nạp tiền như: thẻ Viettel, MobiFone, Vinaphone, S.Fone, HT Mobile, EVN, thẻ Internet, thẻ gọi quốc tế, thẻ game online…với nhiều mệnh giá khác nhau.
- Quá trình thực hiện download thẻ rất nhanh chóng thông qua đường truyền ADSL và DIAL UP.
- Thống kê được số lượng thẻ xuất- nhập- tồn, doanh số đã bán dễ dàng do bộ nhớ tổng hợp được tòan bộ số lượng thẻ đã bán, tồn, nhập mới.
- Lưu trữ đầy đủ thông tin về tình trạng thẻ đã bán như: ngày giờ đã bán, mã đại lý, mã máy…nên việc giải quyết khiếu nại trở nên đơn giản, dễ dàng.
- Tính bảo mật cao với việc sử dụng password cho người sử dụng.
Máy bán mã thẻ lưu động
Chức năng:
- Chứa tất cả các loại mã thẻ nạp tiền như: thẻ Viettel, MobiFone, Vinaphone, S.Fone, HT Mobile, EVN, thẻ Internet, thẻ gọi quốc tế, thẻ game online…với nhiều mệnh giá khác nhau.
- Quá trình thực hiện download thẻ nhanh chóng thông qua sóng GSM
- Thống kê được số lượng thẻ xuất-nhập-tồn, doanh số đã bán dễ dàng do bộ nhớ tổng hợp được tòan bộ số lượng thẻ đã bán, tồn, nhập mới
- Lưu trữ đầy đủ thông tin về tình trạng thẻ đã bán như: ngày giờ đã bán, mã đại lý, mã máy…nên việc giải quyết khiếu nại trở nên đơn giản, dễ dàng
- Tính bảo mật cao với việc sử dụng password cho người sử dụng.
Máy bán mã thẻ tự động
Quy trình phân phối mã thẻ trên máy tự động
Chức năng:
- Chứa tất cả các loại mã thẻ nạp tiền với nhiều mệnh giá khác nhau: Viettel, MobiFone, Vinaphone, S.Fone, HT Mobile…
- Đặt cố định tại các Siêu Thị, Trung Tâm Thương Mại, Sân Bay…có chức năng bán thẻ tự động.
- Tự động tải hàng và khi tới ngưỡng đã được lập trình sẵn thông qua sóng GSM.
V.POS
Các loại máy bán mã thẻ của V.PIN hoạt động dựa trên công nghệ nhận dạng mã PIN điện tử được nghiên cứu và phát triển bởi công ty TECHVEND IGT SDN, BH Malaysia. Với công nghệ mới này, mã thẻ nạp tiền của các nhà cung cấp dịch vụ sẽ được chuyển đến máy chủ của công ty V.PIN thông qua đường cáp quang/ADSL. Từ máy chủ của công ty V.PIN các mã thẻ này sẽ được phân phối đến các máy bán đặt tại các cửa hàng, đại lý hoặc các máy tự động khi có lệnh đặt hàng; mã thẻ nạp tiền sẽ được in ra trên giấy nhiệt cho khách hàng và khách hàng sử dụng mã thẻ nạp tiền này để nạp tiền vào máy như nạp thẻ cào thông thường mã không phải cào như đối với thẻ cào thông thường.
Mã Thẻ Nạp Tiền
Hiện nay Công ty V.PIN đã và đang triển khai sản phẩm dịch vụ mã thẻ nạp tiền của các nhà cung cấp Viettel Mobile, Mobifone, Vinaphone, Sfone, HT Mobile, thông qua các loại máy bán thẻ Vega, Mpos, Vending.
Với hình thức mã thẻ nạp tiền, khi khách hàng sử dụng dịch vụ di động trả trước có nhu cầu nạp tiền, thay vì mua thẻ cào như trước đây thì khách hàng có thể mua mã thẻ nạp tiền của V.PIN và nạp tiền như thông thường mã không cần cào mã số thẻ. Mã thẻ nạp tiền được in trên giấy nhiệt với đầy đủ những thông tin cần thiết cho người sử dụng.
Công ty VPIN đã triển khai bán các sản phẩm dịch vụ mã thẻ nạp tiền của các nhà cung cấp Viettel Mobile, Mobifone, Vinaphone, Sfone, HT Mobile và EVN, đủ mệnh giá từ 10.000 đồng cho đến 500.000 đồng.
Khi khách hàng sử dụng dịch vụ di động trả trước có nhu cầu nạp tiền, có thể mua mã thẻ nạp tiền của V.PIN không cần cào mã số thẻ. Mã thẻ được in trên giấy nhiệt với đầy đủ thông tin cần thiết cho người sử dụng.
2.3 Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2008 – 2010
2.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh
Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 32000 đại lý bưu điện có bán mã thẻ ĐTDĐ trả trước trong đó thị trường TP. HCM có khoảng 5000 đại lý bưu điện, chưa kể đến các tạp hóa, siêu thị, các kênh phân phối khác.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, thị trường khách hàng mã thẻ trong thời gian tới sẽ phát triển khá nhộn nhịp, thêm nhiều đơn vị mới ra đời cùng một số lượng thẻ đưa ra thị trường là rất lớn tăng gấp 20 lần, nhất là thị trường thẻ “Vật lý” tăng 32% so với năm 2010.
Với nhiều hãng ngành thẻ ra đời, khách hàng sẽ có thêm nhiều cơ hội để chọn lựa việc sử dụng mã thẻ. Riêng với mỗi doanh nghiệp trong ngành đó là một thách thức và điều kiện để khẳng định uy tín, phát triển tốt hơn, cùng với hệ thống phần mềm mà công ty đã đưa ra nhằm tạo sự an toàn cũng như lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Hiện nay trên thị trường TP. HCM có khoảng 465 hãng mã thẻ phân phối ra thị trường, mỗi quận có khoảng từ 10 đến 29 hãng mã thẻ phân phối ra thị trường và đến thời điểm này khách hàng có rất nhiều nhà cung cấp, nên công ty cũng đang đứng trước sự cạnh tranh rất khốc liệt của các đối thủ tiềm năng.
Có thể nói hãng nào đảm bảo về chất lượng phục vụ, hàng hóa có đều, đầy đủ hàng, giá cả cạnh tranh, thì hãng đó sẽ thu hút được khách hàng. Vậy làm thế nào để có một thị trường kinh doanh dịch vụ mã thẻ ĐTDĐ trả trước lành mạnh? Làm thế nào để loại bỏ các hình thức tranh giành khách hàng của nhau một cách không lành mạnh? Đó là những câu hỏi, những vướng mắc không thể giải quyết của các hãng đang kinh doanh mã thẻ ở TP.HCM nói riêng và trên toàn cả nước nói chung.
TP.HCM là thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp mã thẻ ĐTDĐ trả trước, thời gian 4 năm trở lại đây doanh số của công ty tăng lên gấp 3 lần so với trước (năm 2009: 176.198.249.290 đồng, và năm 2010: 448.963.925.230 đồng).
Doanh số này chỉ mới tính những khách hàng lẻ mà công ty phân phối ra cho từng đại lý điện thoại, điều này chứng tỏ nhu cầu sử dụng mã thẻ tại TP.HCM là rất lớn.
Tuy nhiên, những tháng cuối năm do nhu cầu thị trường có những chuyển biến về tình trạng các nhà mạng đang tranh đua đưa ra các chính sách khuyến mãi làm cho thị trường ngày càng giảm sút về doanh số, do khách hàng thấy rõ nhà mạng ít nhất mỗi tháng 2 lần khuyến mãi làm cho khách hàng cũng thấy nhàm chán và chỉ nạp thẻ 1 lần.
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
Nhà cung cấp: Dịch vụ các nhà mạng đang cạnh tranh nhau bằng cách đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi.
Mặt khác, do nhu cầu thị trường đặt hàng ngày càng nhiều nên nhà mạng đã bán hàng ra khi mà hàng chưa được kích hoạt làm trì trễ trong việc bán hàng ra cũng như nhu cầu lấy hàng của khách hàng ngày càng giảm sút.
Sự phát triển của xã hội: Nhu cầu về công nghệ thông tin của khách hàng ngày càng tăng đồng thời sự đòi hỏi về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, thông tin nhanh của khách hàng về dịch vụ cũng tăng lên. Nhu cầu của khách hàng về dịch vụ mã thẻ ĐTDĐ trả trước Vpin thay đổi khi thu nhập và đời sống của họ tăng cao.
Khách hàng: Sự tin tưởng của khách hàng đối với nhãn hiệu mang tính tin tưởng, an toàn cũng gây ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp. Đặc biệt sự chăm sóc tận tình của nhân viên kinh doanh cũng như nhân viên chăm sóc khách hàng là điều cần thiết và quan trọng trong việc lấy hàng cũng như đơn đặt hàng mà khách hàng đối với công ty.
Giá cả thị trường: Bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh của công ty thì giá cả cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Hiện nay trên thị trường mã thẻ ĐTDĐ trả trước đang cạnh tranh khốc liệt –> khách hàng có nhiều lựa chọn khi giá cả mà các đối thủ cạnh tranh đưa ra.
Các yếu tố trên ảnh hưởng đến sự hoạt động kinh doanh của công ty được đánh giá qua doanh thu của công ty như sau:
Bảng 2.1 : Bảng doanh số mã thẻ ĐTDĐ trả trước từ năm 2008- 2010
(ĐVT: đồng)
STT
Tên hàng
2008
2009
2010
1
Mobi fone
62.715.962.150
75.461.152.715
206.675.927.160
2
Viettel
41.521.612.270
52.315.918.621
145.217.405.750
3
Vinaphone
16.817.863.700
31.273.425.324
67.306.705.912
4
Sfone
5.117.215.630
9.562.175.600
13.223.175.162
5
EVN
1.516.911.625
7.585.577.030
16.540.711.246
Tổng cộng
120.172.653.750
176.198.249.290
448.963.925.230
Nguồn: Số liệu trích báo cáo kết quả kinh doanh của VPin
Qua bảng số liệu về doanh thu mã thẻ ĐTDĐ trả trước của công ty ta đưa ra biểu đồ nhằm so sánh rõ hơn qua 3 năm:
Hình 2.4: Biểu đồ so sánh doanh số mã thẻ ĐTDĐ năm 2008- 2010 ( ĐVT: 1triệu đồng)
Nguồn: Số liệu trích báo cáo kết quả kinh doanh của VPin
Qua bảng trên cho thấy doanh thu trong ngành mã thẻ phụ thuộc vào từng mặt hàng, cụ thể: năm 2008 thẻ Mobi fone là 62.715.962.150 đồng, sang năm 2009 là 75.461.152.715 đồng. Doanh thu năm 2009 cao hơn năm 2008 là 12.745.190.565 đồng, tương ứng tăng 1.2%. Doanh thu năm 2010 cao hơn năm 2008 là 143.959.965.010 đồng, tương ứng tăng 3.3%. Doanh thu mã thẻ Mobi fone càng ngày càng tăng cao, chiếm ưu thế trên thị trường.
Doanh thu thẻ Viettel năm 2009 tăng hơn năm 2008 là 10.794.306.351 đồng, tương ứng tăng 1.26%. Doanh thu năm 2010 tăng hơn doanh thu 2008 là 103.695.793.480 đồng, tương ứng năm 2010 tăng 3.5% so với 2008.
Thị trường thẻ Vinaphone phát triển chậm hơn so với thẻ Mobi fone và thẻ Viettel. Tuy nhiên doanh thu mã thẻ Vinaphone tăng cao hơn so với thị trường thẻ Mobi và thẻ Viettel, doanh thu 2009 tăng so với năm 2008 là 14.455.561.624 đồng, tương ứng tăng 1.86%. doanh thu năm 2010 tăng cao hơn 2008 là 36.033.280.588 đồng, tương ứng tăng 4%.
Thị trường thẻ Sfone mới đầu chưa phát triển nhiều do mạng Sfone bắt sóng rất yếu và mạng Sfone dành cho những cặp đôi thì rất rẻ nhưng do mạng yếu nên sự lựa chọn của khách hàng cũng chưa phổ biến nhiều trong những năm vừa qua. Tuy nhiên sang năm 2009 người tiêu dùng sự dụng mạng Sfone cũng đã phổ biến nhất là các học sinh, sinh viên. Tuy doanh thu vẫn còn thấp, nhưng lượng tỷ lệ tăng cao hơn so với các mạng khác, cụ thể: năm 2009 so với năm 2008 doanh thu là 4.444.959.970 đồng, tương ứng tăng 1.87%. Doanh thu năm 2010 tăng hơn 2008 là 8.105.959.532 đồng, tương ứng 2.58%.
Thị trường thẻ EVN doanh thu vẫn còn thấp nhưng phát triển mạnh hơn mạng Sfone do mạng EVN có hệ thống mạng mạnh và trong năm 2009 EVN đã cho ra đời các loại ĐTDĐ phù hợp với khách hàng hơn. Hệ thống EVN có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc, dễ sử dụng và cước phí thấp như hệ thống mạng cố định của VNPT, Viettel, số điện thoại và cước phí giống như điện thoại cố định; sử dụng được cho tất cả các tỉnh thành mà không cần phải thay số điện thoại khi đi các tỉnh khác với mã số tỉnh mà mình đăng ký . Cụ thể doanh thu của EVN ngày càng tăng cao, đó là năm 2009 cao hơn rất nhiều so với năm 2008 là 6.068.665.405 đồng, tương ứng tăng 5%. Năm 2010 doanh thu của thẻ EVN tăng cao hơn cả thẻ Sfone, doanh thu năm 2010 tăng vượt mức so với năm 2008 là 8.955.134.216 đồng, tương ứng tăng 10.9%.
Nhìn chung doanh thu mà công ty đã thu được phụ thuộc vào từng mã thẻ mà công ty phân phối ra thị trường. Tuy doanh thu của mạng Sfone và EVN so với tỷ lệ qua các năm cho thấy doanh thu tăng mạnh nhưng thị trường thẻ của 2 mạng này không mạnh. Trong năm 2011 công ty đã có những bước nhảy vọt cao cho thẻ” Vật lý”, mỗi ngày công ty cho phân phối ra thị trường ít nhất là 50 tỷ đồng, trong đó Mobi chiếm 80%. Lượng hàng này công ty phân phối bằng nhiều hình thúc như giải ngân hàng của ngân hàng cho khách hàng, lấy chứng thư từ Trung tâm Mobifone II. Điều này chứng tỏ Mobifone là dịch vụ mã thẻ mạnh nhất trên thị trường mã thẻ mà công ty đang phân phối. Mặt khác, khi sử dụng thẻ Mobifone khách hàng có nhiều chương trình khuyến mãi có lợi hơn cho khách hàng cũng như người tiêu dùng như trong 1 tháng Mobifone có chương trình khuyến mãi trực tiếp cho khách hàng 2 lần, khuyến mãi không phân biệt mã thẻ và không phân biệt số lần nạp thẻ; cước phí sử dụng rẻ hơn nhất là cùng mạng, Mobifone gọi nội mạng trong vòng 10 phút chỉ tốn 1000 đồng, đối với những thuê bao trả sau thì được miễn phí hoàn toàn. Hệ thống mạng dễ sử dụng…. Bên cạnh đó, Viettel là mạng dễ sử dụng cho thị trường tỉnh, hệ thống mạng mạnh, bắt sóng được cho tất cả trên toàn quốc. Thẻ Viettel mạnh cho thị trường tỉnh như thị trường tỉnh Miền Trung, Bình Dương, phù hợp với các học sinh, sinh viên… Tiếp đó là thẻ Vinaphone, hiện nay thị trường thẻ Vinaphone đang dần phát triển. Thị trường Thành phố Hồ Chí Minh mạnh nhất về thẻ này là Thanh Tâm. Trong tương lai gần thẻ EVN có hướng phát triển mạnh hơn thẻ Sfone do mạng Sfone chỉ phân phối được cho những đại lý Sfone, người tiêu dùng sử dụng rất ít mà mạng này phát triển chậm mà không phủ sóng trên toàn quốc nên số lượng người dùng ít.
Bên cạnh đó để hiểu được thị trường như thế nào thì phải tìm hiểu thị trường, từng vùng miền khi đó công ty mới đạt được doanh thu cao. Từ đó ta có bảng cơ cấu thị trường như sau:
Bảng 2.2: Bảng cơ cấu thị trường ( ĐVT: Số lượng máy)
Thị trường
2008
Tỷ lệ%
2009
Tỷ lệ%
2010
Tỷ lệ%
Miền Bắc
145
26
364
24
827
25
Miền Trung
30
5
198
13
553
17
Miền Nam
386
69
952
63
1954
58
Tổng cộng
561
100
1514
100
3334
100
Nguồn: phòng kinh doanh của Vpin
Hình 2.5: Biểu đồ so sánh lượng máy có trên thị trường ( ĐVT: máy)
Nguồn: phòng kinh doanh của VPin
Từ số liệu cũng như biểu đồ ta thấy trong 3 năm kinh doanh thẻ mềm của Công ty đã có từng bước đi lên rõ rệt nhất là thị trường Việt Nam. Bước đầu để thị trường hiểu được và chấp nhận mã thẻ của Vpin là rất khó khăn và đầy thử thách. Tuy nhiên dần dần trên thị trường cũng đã ổn định và càng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa cụ thể:
Thị trường Miền Bắc trong năm 2008 sử dụng máy Vpin vẫn còn thấp vì để có được sự tin tưởng của khách hàng là rất khó khăn do thị trường mã thẻ là rất phổ biến mà trong đó mã thẻ trả trước như Vpin đưa ra chưa phổ biến trên thị trường. Mặt khác, mã thẻ mà công ty đưa ra trên thị trường Miền Bắc chỉ là một chi nhánh nhỏ nên khách hàng cũng như người tiêu dùng còn lo ngại. Nhưng thị trường Miền Bắc cũng chiếm 26% trên tổng số máy mà công ty đưa ra thị trường trên cả nước. Năm 2009 chiếm 24% nhưng với tổng số lượng máy là 1514 mã máy. Năm 2010 chiếm 25% mã máy với 827 máy trên tổng số 3334 máy.
Thị trường Miền Trung bước đầu vẫn còn thấp do thị trường này rất kén chọn trong việc in thẻ cũng như dịch vụ mua thẻ vẫn còn thấp kém. Năm 2008 thị trường Miền Trung chỉ chiếm 5% với số máy 30 máy trong tổng số máy là 561 máy. Năm 2009 tỷ lệ máy đã có chiều hướng tăng mạnh nhưng vẫn còn thấp hơn thị trường Miền Bắc và thị trường Miền Nam với 198 máy trên tổng số 1514 máy chiếm 13%. Năm 2010 chiếm 17% với 553 máy trên tổng số 3334 máy. Tuy thị trường Miền Trung có sự tăng về máy in thẻ nhưng thị trường này vẫn còn thấp trong việc in thẻ, sử dụng thẻ vẫn còn ít.
Thị trường Miền Nam là thị trường mạnh nhất về mã thẻ, cụ thể: năm 2008 chiếm 69% trong 386 máy với tổng số máy là 561. Năm 2009 với tỷ lệ 63% nhìn chung thấp hơn tỷ lệ của năm 2008 nhưng số lượng máy tăng theo tổng số máy mà công ty đưa ra thị trường trong cả nước là 1514 máy trong đó Miền Nam là 952 máy. Năm 2010 tỷ lệ % giảm xuống còn 59% nhưng số lượng máy tăng là 1954 máy cao hơn so với thị trường Miền Bắc và thị trường Miền Trung.
Trong năm 2010 doanh nghiệp đã từng bước đổi mới hệ thống phần mềm bằng cách thay thế máy Vega bằng hệ thống phần mềm A4 giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc in thẻ, nhất là những khách hàng sỉ. Còn những khách hàng có nhu cầu cho việc in thẻ bằng máy Vega thì công ty vẫn hỗ trợ và tu dưỡng lại máy, thay đổi mã máy nhằm dễ dàng trong việc theo dõi đơn hàng cũng như công nợ mà mỗi khách hàng đặt hàng tại công ty.
Nhìn chung thị trường Miền Nam là thị trường phát triển mạnh nhất về mã thẻ ĐTDĐ, nhất là thị trường TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong 3 năm trở lại đây nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng cao về dịch vụ mã thẻ, tính an toàn và sự tin cậy của khách hàng đã giúp công ty từ