MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 4
1.1. Tiếp cận với chiến lược kinh doanh 4
1.1.1. Khái niệm: 4
1.1.2. Các đặc trưng của chiến lược kinh doanh: 6
1.1.3. Phân loại chiến lược kinh doanh 6
1.1.4. Vai trò của chiến lược 7
1. 2. Phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp du lịch 8
1.2.1. Phân tích, đánh giá, dự báo về môi trường kinh doanh 8
1.2.1.1. Môi trường vĩ mô: 8
1.2.1.2. Phân tích môi trường cạnh tranh nội bộ ngành du lịch 11
1.2.2. Phân tích thực trạng nội bộ doanh nghiệp 13
1.2.2.1. Thực trạng tài chính của doanh nghiệp: 13
1.2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực của doanh nghiệp: 14
1.2.2.3. Thực trạng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: 14
1.3. Xác định mục tiêu và xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp du lịch 14
1.3.1. Mục tiêu của doanh nghiệp du lịch 14
1.3.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp du lịch 15
1.3.2.1. Nghiên cứu thị trường du lịch 15
1.3.2.2. Quy trình xây dựng chiến lược: 17
1.3.2.3. Ma trân SWOT và việc xác định các phương án chiến lược kinh doanh: . 18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM DU LỊCH HÀ NỘI 20
2.1. Vài nét về Công ty Du lịch Dịch vụ 20
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển 20
2.1.1.1. Sự ra đời của Trung tâm du lịch Công ty Du lịch Dịch vụ Hà Nội 21
2.1.2. Tổ chức bộ máy 22
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Du lịch Dịch vụ Hà Nội (Hà Nội-Toserco). 22
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Du lịch 23
2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật 24
2.1.4. Kết quả kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội 25
2.2. Môi trường kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội 35
2.2.1. Môi trường vĩ mô: 35
2.2.2.1. Môi trường kinh tế: 35
2.2.1.2. Môi trường kỹ thuật-công nghệ: 37
2.2.1.3. Môi trường văn hoá-xã hội: 38
2.2.1.4. Môi trường tự nhiên: 39
2.2.1.5. Yếu tố về chính trị-luật pháp 39
2.2.2. Môi trường vi mô: 40
2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh: 40
2.2.2.2. Sức ép từ phía các nhà cung cấp: 42
2.2.2.3. Sức ép từ phía các sản phẩm thay thế: 43
2.2.2.4. Thị trường khách du lịch: 43
2.2.2.5. Sự phát triển của dịch vụ môi giới: 45
2.2.3. Nguồn lực của Trung tâm Du lịch Hà Nội 45
2.2.3.1. Thực trạng nguồn tài chính của Trung tâm: 45
2.2.3.2. Thực trạng nguồn nhân lực của Trung tâm: 46
2.2.3.3. Thực trạng cơ cấu tổ chức của Trung tâm Du lịch Hà Nội: 47
2.2.3.4. Uy tín, danh tiếng, thương hiệu: 48
2.3. Thực trạng chiến lược kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội 49
2.3.1. Thực trạng sử dụng chiến lược Marketing hỗn hợp: 49
2.3.1.1. Chính sách về giá cả: 49
2.3.1.2. Chính sách sản phẩm: 51
2.3.1.3. Chính sách quảng bá: 53
2.3.1.4. Chính sách phân phối: 54
2.3.2. Chiến lược thị trường: 55
2.3.3. Chiến lược cạnh tranh: 57
2.3.4. Đánh giá, nhận xét việc thực hiện chiến lược kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội. 59
2.3.4.1. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh: 59
2.3.4.2. Những tồn tại trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh: 61
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM DU LỊCH HÀ NỘI 63
3.1. Khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của trung tâm du lịch dịch vụ hà nội. 63
3.2. Phương hướng, mục tiêu của Trung tâm Du lịch Hà Nội trong thời gian tới 64
3.2.1. Định hướng hoạt động kinh doanh du lịch của Công ty 64
3.2.2. Định hướng hoạt động của Trung tâm 68
3.2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Trung tâm 66
3.2.3.1. Đối với chiến lược Marketing hỗn hợp: 66
3.2.3.2. Đối với chiến lược cạnh tranh: 71
3.2.3.3. Chiến lược thị trường: 72
3.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe doạ 72
3.3.1. Điểm mạnh: 73
3.3.2. Điểm yếu: 73
3.3.3. Cơ hội: 74
3.3.4. Đe doạ: 75
3.4. Một số Kiến nghị 77
3.4.1. Kiến nghị với Nhà nước và Tổng cục Du lịch 77
3.4.2. Kiến nghị với Sở Du lịch Hà Nội 79
3.4.3. Kiến nghị với Trung tâm Du lịch Hà Nội 79
KẾT LUẬN 81
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4277 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chiến lược kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó sẽ thu hút được khách du lịch đến và tiêu thụ các sản phẩm của Trung tâm, tạo ra uy tín, danh tiếng của Trung tâm trên thị trường trong và ngoài nước.
Khi kỹ thuật-công nghệ đã được áp dụng sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra với tốc độ nhanh, bền vững và ngoài ra nó còn đảm bảo việc giữ gìn vệ sinh môi trường.
2.2.1.3. Môi trường văn hoá-xã hội: Việt Nam với 4000 năm lịch sử đã hình thành nên một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Một nền văn hoá pha trộn của nhiều dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với nhiều di tích văn hoá lịch sử như: cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, văn hoá cồng chiêng Hoà Bình, lễ hội dân gian…, cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc đặc trưng cho một nền văn hoá. Mỗi dân tộc giữ cho mình một bản sắc riêng biệt với những phong tục tập quán khác nhau. Điều đó tạo ra sự phong phú đa dạng trong nền văn hoá nước ta. Tất cả tạo nên thế mạnh đáng kể trong việc phát triển du lịch ở Việt Nam. Nó cũng là nguồn lực to lớn để thúc đẩy du lịch phát triển tạo ra nguồn thu nhập cho tầng lớp dân cư, ngân sách Nhà nước và tạo ra nhiều việc làm cho người dân.
Hà Nội là trung chính trị, văn hoá của cả nước. Từ nhiều thế kỷ trước Hà Nội là kinh đô của nhiều triều đại Phong Kiến. Chính vì vậy, đã hình thành nên nhiều nét văn hoá khiến Hà Nội trở thành vùng đất ngàn năm văn hiến với nhiều di tích lịch sử, văn hoá to lớn.
Ngày nay, khi nhắc đến Hà Nội là người ta nói đến một vùng đất tập trung nhiều danh nhân nổi tiếng của dân tộc, người ta sẽ nhắc đến nếp sống thanh lịch của người dân Hà Thành, nhiều lễ hội đân gian… Người dân Hà Thành có cốt cách thanh lịch, hiếu khách, thân tình, lịch sự trong giao tiếp. Những đặc điểm này rất phù hợp cho việc phát triển du lịch ở Hà Nội. Đối với khách du lịch, khi đi du lịch, ngoài mục đích là tham quan, nghỉ dưỡng họ còn có mục đích khác đó là thích tìm hiểu, khám phá về văn hoá, lịch sử, con người tại nước mà họ đến du lịch. Vì vậy, Việt Nam có đầy đủ những điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành du lịch, Việt Nam có bề dầy lịch sử với nền văn hoá phong phú. Vì vậy, có thể thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, du lịch đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho địa phương và đất nước.
2.2.1.4. Môi trường tự nhiên: Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Châu Á. Nước ta có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú hớp dẫn phân bố rộng khắp và trải dài từ Bắc vào Nam. Rất nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên đã được Nhà nước và thế giới xếp hạng. Đây là nhân tố tạo ra những thuận lợi ban đầu cho việc phát triển kinh doanh du lịch của một doanh nghiệp, một ngành, một địa phương hay một quốc gia. Vì vậy, khi xây dựng chiến lược kinh doanh sao cho phải phù hợp với môi trường tự nhiên phong phú và đa dạng của từng vùng. Đối với một nơi nào đó có đầy đủ những điều kiện về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, các điều kiện tự nhiên thuận lợi… thì nơi đó sẽ có điều kiện rất lớn để phát triển du lịch.
Tiềm năng về tài nguyên nhân văn du lịch: Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội là vùng đất, cái nôi của nền văn hoá Đại Việt, nơi hình thành Nhà nước Việt Nam đầu tiên, đất đế đô của hầu hết các Vương triều. Chính nơi đây đã hình thành nét đặc trưng cô đọng nhất của văn hoá Việt Nam để rồi lan toả ra cả nước. Tài nguyên này là con người, các chùa, miếu, đình, các công trình kiến trúc xây dựng, di tích văn hoá, các lễ hội truyền thống, các bảo tàng, các cơ sở nghệ thuật của Hà Nội: Văn miếu Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, Bảo tàng Hồ Chí Minh… Trên địa bàn Hà Nội có khoảng hơn 2000 di tích lịch sử trong đó có 484 di tích đã được xếp hạng. Mật độ di tích của Hà Nội thuốc loại cao nhất trong cả nước. Những di sản này được sinh ra và nuôi dưỡng bằng chính đạo lý, tín ngưỡng và truyền thống của dân tộc cho nên nó có sức sống mãnh liệt và lâu bền. Các di tích lịch sử của Hà Nội: Khu phố cổ 36 Phố phường, Nhà tù Hoả Lò…
Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên: Vì là một thành phố công nghiệp nên điều kiện về tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế. Ngoài khu vực diện tích mặt nước là các hồ: Hồ Tây, sông Hồng…thì khu vực diện tích cây xanh là rất hạn chế chỉ có khu vườn cây ở Bách Thảo là đáng kể. Nói chung, tài nguyên thiên nhiên ở Hà Nội là rất hạn chế, hầu như là không có gì đặc sắc.
2.2.1.5. Yếu tố về chính trị-luật pháp: Chế độ chính trị của nước ta hiện nay được coi là tương đối ổn định và vững chắc được thế giới công nhận là điểm đến an toàn và thân thiện. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta ngày càng thông thoáng hơn. Thể hiện nhất quán quan điểm mở rộng hợp tác, giao lưu thân thiện với các nước trên thế giới phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới.
Trong những năm gần đây Việt Nam tham gia xây dựng nhiều mối quan hệ quốc tế: Tham vào tổ chức ASEAN, tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), đặc biệt là Việt Nam đã bình thường quan hệ hoá với Mỹ.
Hệ thống luật pháp của nước ta ngày càng kiện toàn một cách đầy đủ và đồng bộ hơn với nhiều bộ luật, pháp lệnh, quy định cụ thể… Nhằm tăng cường công tác quản lý của Nhà nước tạo ra khung hành lang pháp lý vững chắc đảm bảo cho các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong các hoạt động kinh doanh của mình hơn.
Trong lĩnh vực du lịch hiện nay có nhiều văn bản pháp luật ra đời nhằm phục vụ cho các hoạt động của ngành như: pháp lệnh du lịch, Nghị định 27-2000/NĐ/CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, Nghị định 47/2001/NĐ/CP về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, tổ chức thanh tra du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lữ hành và thành tra du lịch. Dự án xây dựng luật du lịch đã được Quốc hội chấp nhận và đưa vào nội dung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội trong giai đoạn 2002-2007.
2.2.2. Môi trường vi mô:
Bao gồm: Đối thủ cạnh tranh, sức ép từ các nhà cung cấp, sức ép từ sản phẩm thay thế, thị trường khách, sự phát triển dịch vụ môi giới.
2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Đã là kinh tế thị trường thì dứt khoát sẽ có sự cạnh tranh. Vì nền kinh tế thị trường của Việt Nam là nền kinh tế có sự quản lý của Nhà nước, cho nên trong quá trình cạnh tranh luôn có sự điều tiết của các doanh nghiệp Nhà nước để tránh cạnh tranh độc quyền. Trên thị trường Hà Nội hiện nay, hoạt động kinh doanh lữ hành đã và đang diễn ra hết sức sôi nổi, quyết liệt và mạnh mẽ với sự hiện diện của hàng trăm, hàng nghìn công ty lữ hành kể cả quốc doanh, liên doanh lẫn tư nhân. Các công ty này hoạt động trên các lĩnh vực và các mảng lữ hành khác nhau, cả lữ hành quốc tế lẫn lữ hành nội địa. Trước tình hình này, Trung tâm Du lịch Hà Nội sẽ phải lựa chọn cho mình đâu là đối thủ mà Trung tâm cần cạnh tranh. Để từ đó Trung tâm có các phương án, chiến lược, sách lược cạnh tranh sao cho có thể đạt được hiệu quả cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Để xác định ai là đối thủ cạnh tranh của Trung tâm trên thị trường cần phải thực hiện các công việc hay đặt ra các câu hỏi để:
Xác định xem ai có cùng thị trường mục tiêu với mình.
Sản phẩm, dịch vụ có khả năng thay thế hay cùng loại.
Vị trí địa lý có gần kề hay không.
Tình hình trạng thái có tương tự không (sản phẩm, dịch vụ…). Sau khi đặt ra những câu hỏi thì Trung tâm sẽ xác định đâu là đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường. Trên thị trường Hà Nội hiện nay có một số công ty du lịch của Nhà nước hoạt động mạnh trong mảng lữ hành quốc tế và nội địa mà Trung tâm Du lịch Hà Nội xem như là đối thủ cạnh tranh của mình: Công ty Du lịch Công đoàn, Du lịch Đường sắt, Du lịch Vận Tải Thuỷ, Star tour, Vina tour, Du lịch Bến Thành-chi nhánh tại Hà Nội… Theo tính chất của ngành, sản phẩm của các công ty này thường là giống nhau. Cho nên chúng không thể cạnh tranh với nhau về sản phẩm được, mà chúng chỉ có thể cạnh tranh với nhau về giá và chính chất lượng của sản phẩm. Công ty nào đưa ra thị trường một mức giá phù hợp mà vẫn đảm bảo chất lượng của chương trình du lịch, đảm bảo được lợi nhuận thì công ty đó sẽ chiến thắng và chiếm lĩnh được thị trường đó. Ngoài việc cạnh tranh bằng giá thì các công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào uy tín và danh tiếng của mình trên thị trường nữa thì mới thu hút được khách. Trung tâm Du lịch Hà Nội có đầy đủ các điều kiện để có thể cạnh tranh với các công ty trên địa bàn Hà Nội: Mức giá bán của Trung tâm Du lịch Hà Nội cũng không cao hơn so với các công ty khác trên địa bàn. Ngoài ra, Trung tâm còn có uy tín và danh tiếng rất cao trong khu vực hoạt động cũng như trên phạm vi cả nước. Vì vậy, điều đó đã tạo điều kiện rất lớn để Trung tâm Du lịch Hà Nội có thể hoạt động một cách có hiệu quả trên thị trường Hà Nội.
2.2.2.2. Sức ép từ phía các nhà cung cấp: Đối với một doanh nghiệp lữ hành, các nhà cung cấp có vai trò đặc biệt trong quá trình kinh doanh của mình. Các nhà cung cấp đảm bảo các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp, nó quyết định chất lượng sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp này. Do đó, nó góp phần tạo nên tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lữ hành nói chung và Trung tâm Du lịch Hà Nội nói riêng có rất nhiều các nhà cung cấp khác nhau. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là liên kết tất cả các dịch vụ mà nhà cung cấp đó thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với mức giá gộp. Các nhà cung cấp là những người cung cấp các dịch vụ về: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vé tham quan tại điểm đến cũng như tại địa bàn hoạt động của công ty. Trong số các nhà cung cấp trên, riêng về vận chuyển thì Trung tâm Du lịch Hà Nội đã tự tổ chức cho mình một đội xe.
Vì là một công ty lữ hành hoạt động trong cả lĩnh vực gửi khách, cho nên công ty luôn tạo ra cho mình một mối quan hệ với các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn Hà Nội: Ngoài những khách sạn liên doanh trực thuộc công ty: Khách sạn Hà Nội Horison, khách sạn liên doanh SAS, khách sạn liên doanh Hà Nội …công ty còn có mối quan hệ với các khách sạn khác: Khách sạn Guoman, khách sạn Bảo Sơn… Tại những điểm đến du lịch, Trung tâm Du lịch Hà Nội cũng đặt quan hệ với một số nhà cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống.
Ở Hạ Long: Khách sạn Hạ Long 2,3; Bạch Đằng, Vườn Đào, Suối Mơ, Công Đoàn, Hoàng Lan…nhà hàng Hồng Ngọc.
Ở Hải Phòng: Khách sạn Hướng Dương, Các Hoàng Tử, Viễn Đông, Vân Anh, Nam Dương…
Ở Trà Cổ: Khách sạn Phương Linh, Hoàng Long, Biển Xanh, Trà Long…
Ngoài ra, Trung tâm Du lịch Hà Nội còn có quan hệ với rất nhiều khách sạn khác ở một số tỉnh, thành phố giàu tài nguyên du lịch: Huế, Đà Nẵng, Hội An…
Hiện nay, để giảm bớt sức ép và sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp, Trung tâm Du lịch Hà Nội đã tiến hành mở rộng các mối quan hệ với rất nhiều nhà cung cấp khác nhau để giảm tránh sự ràng buộc một cách quá mức vào các nhà cung cấp. Tạo ra môi trường cạnh tranh hoàn hảo giữa các nhà cung cấp với nhau và đồng thời cũng là để tạo ra sự lựa chọn phù hợp đối với các nhà cung cấp. Do đó, trong chiến lược kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội là phải bằng cách nào đó để có thể mở rộng mối quan hệ với càng nhiều nhà cung cấp thì càng tốt. Nó sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Trung tâm một cách có hiệu quả.
2.2.2.3. Sức ép từ phía các sản phẩm thay thế: Trong tương lai sản phẩm thay thế của Trung tâm Du lịch Hà Nội sẽ có xu hướng gia tăng. Với nhiều hình thức tổ chức các chương trình du lịch mới do các doanh nghiệp lữ hành khác tiến hành như các chương trình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng… sẽ tạo nên một sức ép rất lớn đối với sản phẩm du lịch hiện thời của Trung tâm. Điều này đòi hỏi Trung tâm phải tích cực nghiên cứu triển khai các loại sản phẩm mới của mình. Đồng thời tích cực nâng cấp bổ sung và hoàn thiên những sản phẩm đang lưu hành trên thị trường của Trung tâm. Chỉ có vậy mới có thể giảm thiểu được sức ép của các sản phẩm thay thế đối với những sản phẩm của Trung tâm Du lịch Hà Nội.
2.2.2.4. Thị trường khách du lịch: Thị trường khách du lịch là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội. Bởi vì, mức độ tăng trưởng của thị trường khách quy định mức độ hấp dẫn của thị trường. Khi thị trường đó là hấp dẫn thì Trung tâm sẽ xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể thâm nhập, phát triển và mở rộng thị trường. Trung tâm sẽ sử dụng tất cả mọi nguồn lực của mình để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất tại thị trường đó.
Đối với Trung tâm Du lịch Hà Nội, trong mảng lữ hành quốc tế, Trung tâm chưa thực sự đi sâu váo khám phá, khai thác một số thị trường mới như: Nhật, Pháp, Mỹ… mà Trung tâm mới chỉ chú ý đến thị trường khách Trung Quốc. Trong năm 2002, mặc dù Trung tâm đón được số lượng lớn khách quốc tế nhưng hiệu quả kinh tế mà Trung tâm đạt được không cao. Đó là vì cơ cấu khách mà Trung tâm đón tiếp chưa phong phú, chủ yếu là khách Trung Quốc với mức chi tiêu thấp. Trong một vài năm gần đây, Trung tâm Du lịch Hà Nội đã chú trọng nhiều đến việc mở rộng và phát triển thị trường khách du lịch nội địa. Vì nhu cầu đi du lịch của người Việt Nam tăng hơn so với thời gian trước là do điều kiện kinh tế cao hơn, quỹ thời gian nhàn rỗi dài hơn. Về phía Trung tâm, Trung tâm Du lịch Hà Nội đã chú trọng hơn rất nhiều đến nguồn khách nội địa, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá cho sản phẩm du lịch. Tạo ra các chương trình độc đáo, hấp dẫn phù hợp với khả năng thành toán, sở thích của khách.
Hiện nay, Trung tâm Du lịch Hà Nội đã phân khách ra làm hai loại chính: Thị trường khách có nhu cầu đi du lịch với chất lượng phục vụ cao và thị trường khách không chú ý nhiều đến chất lượng phục vụ mà đơn giản là được tham gia vào các chuyến đi.
Với mỗi loại thị trường, trung tâm sẽ đưa ra các chương trình du lịch với giá cả phù hợp để mỗi đối tượng khách hài lòng với chất lượng, hình thức du lịch mà họ đã lựa chọn, để lần sau họ lại chọn Trung tâm Du lịch Hà Nội đi du lịch chứ không lựa chọn một công ty khác. Nhưng phần lớn khách du lịch đến với Trung tâm thường có khả năng thanh toán cao, thường là khách công sở, các gia đình giàu có ở Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Với đối tượng khách là sinh viên, hầu như rất ít. Đối tượng khách này Trung tâm thường phục vụ với mục đích quảng cáo là chính.
Trong thời gian này Trung tâm nên tích cực tìm hiểu, khám phá và khai thác triệt để thị trường khách Nhật và Pháp. Bởi vì, trong thời gian vừa qua hãng hàng không Việt Nam Airline đã mở các chuyến bay trực tiếp từ Việt Nam đi Nhật, Pháp và ngược lại. Do đặc điểm tâm lý của người Nhật là thích đi một cách nhanh chóng, không muốn bị chờ đợi. Cho nên việc mở đường bay trực tiếp giữa hai nước tạo ra điều kiện rất lớn để các công ty lữ hành Việt Nam nói chung và Trung tâm Du lịch Hà Nội nói riêng sẽ có cơ hội được đón tiếp một số lượng lớn khách du lịch Nhật đến du lịch tại Việt Nam.
2.2.2.5. Sự phát triển của dịch vụ môi giới: Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế càng phát triển bao thì hoạt động môi giới lại càng có vai trò quan trọng bấy nhiêu. Và trong hoạt động kinh doanh du lịch thì dịch vụ môi giới cũng không kém phần quan trọng. Bởi lẽ, thị trường du lịch là vô cùng rộng lớn và không phải bất cứ một người khách nào cũng có thể biết hết được mọi thông tin về nó. Để thoả mãn sự tò mò muốn tìm hiểu về thị trường du lịch thì du khách sẽ phải tìm đến dịch vụ môi giới để có thể tìm kiếm được những thông tin cần thiết phục vụ cho chuyến đi du lịch sắp tới của mình. Chính từ đó mà hoạt động môi giới đã thực sự sôi động trên thị trường, nó là chiếc cầu nối giữa du khách với các công ty du lịch trong việc thực hiện các chương trình du lịch cho du khách.
2.2.3. Nguồn lực của Trung tâm Du lịch Hà Nội
2.2.3.1. Thực trạng nguồn tài chính của Trung tâm: Vốn hoạt động kinh doanh ban đầu của doanh nghiệp được Nhà nước cấp là 166 triệu đồng. Lượng vốn kinh doanh được tăng lên qua các năm, điều này được lấy từ lợi nhuận của Trung tâm. Hoạt động kinh doanh của Trung tâm ngày càng phát triển, không chỉ theo chiều rộng mà chúng còn theo chiều sâu. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp ngày một tăng.
Bảng 8. Nguồn vốn kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội
Đơn vị: nghìn đồng
Stt
Năm
Vốn kinh doanh
1
1998
31.500
2
1999
36.866
3
2000
39.720
4
2001
41.100
5
2002
43.000
Nguồn: Trung tâm Du lịch Hà Nội
Vốn kinh doanh của Trung tâm ngày càng được mở rộng. Lúc đầu vốn kinh doanh có 166 triệu đồng, đến năm 1992 gấp 46,78 lần và năm 1994 gấp 79,45 lần. Năm 2001 gấp 247,59 lần lúc Trung tâm mới thành lập. Vốn hoạt động kinh doanh của Trung tâm không những được bảo toàn mà nó còn tăng ở tốc độ cao. Vốn kinh doanh của Trung tâm được duy trì và phát triển. Bảng vốn ở trên đây là vốn chủ sở hữu của Trung tâm. Vốn này được Trung tâm trích ra từ lợi nhuận của hoạt động kinh doanh. Sau khi hạch toán tài chính, Trung tâm đã trích từ 30-40% lợi nhuận sau thuế để đưa vào vốn kinh doanh của Trung tâm. Với số lượng vốn như vậy, Trung tâm không những duy trì được hoạt động kinh doanh của mình, Trung tâm còn mở rộng hoạt động kinh doanh. Lúc đầu, khi mới thành lập Trung tâm chỉ có một trụ sở chính là số 8 Tô Hiến Thành. Hiện nay, ngoài trụ sở chính, Trung tâm có hai văn phòng ở 157 Phố Huế, 98 Hàng Trống và hai chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh. Tiến tới Trung tâm mở thêm chi nhánh tại Huế. Hoạt động kinh doanh của Trung tâm không ngừng được mở rộng. Ngoài hoạt động chính là kinh doanh lữ hành, Trung tâm sẽ mở hoạt động cả trên lĩnh vực kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu, tư vấn du học nước ngoài, đầu tư xây dựng kinh doanh nhà chung cư cao tầng.
Ngoài lượng vốn kinh doanh thuộc sở hữu của Trung tâm, Trung tâm còn hoạt động trên cả lượng vốn vay của ngân hàng. Các đối tác quen thuộc lâu của Trung tâm: Ngân hàng đầu tư phát triển, ngân hàng Thương mại, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam… Điều này chứng tỏ rằng ngay từ lúc mới thành lập Trung tâm đã đề ra cho mình những hướng đi đúng đắn, để đảm bảo duy trì kinh doanh ở hiện tại, giải quyết khó khăn trước mắt và phát triển lâu dài trong tương lai, cho đến nay Trung tâm đã gặt hái được nhiều thành công, là một Trung tâm lữ hành mạnh, được xếp vào một trong mười công ty lữ hành có chất lượng tốt ở Việt Nam (do Tổng cục xếp).
2.2.3.2. Thực trạng nguồn nhân lực của Trung tâm: Hiện nay, Trung tâm Du lịch Hà Nội có số lượng cán bộ nhân viên là trên 30 người. Đội ngũ nhân viên này còn trẻ, có trình độ và năng động trong công việc. Tất cả các nhân viên làm công tác chuyên môn ở Trung tâm đều đã tốt nghiệp đại học. Đối với bộ phận nghiệp vụ, là bộ phận quan trọng của Trung tâm thì các nhân viên đều tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngành du lịch như: trường ĐH KTQD, ĐH Xã Hội và Nhân Văn, ĐH Thương Mại… Do đó, họ nắm vững được những kiến thức cơ bản về du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi trong khi tiến hành công việc.
Ngoài ra, số lượng cán bộ nhân viên trong Trung tâm có trình độ ngoại ngữ rất khá. Là một người kinh doanh trong lĩnh vực du lịch thì việc đòi hỏi trình độ ngoại ngữ là hết sữ cần thiết và quan trọng. Đặc biệt, khi Trung tâm đang hướng tới thu hút, phục vụ thị trường mục tiêu là thị trường Âu-Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN… thì đòi hỏi nhân viên trong Trung tâm phải thông thạo tiếng Anh, Nhật, Trung Quốc… để thuận tiện trong quá trình giao dịch.
Trung tâm Du lịch Hà Nội có đội ngũ hướng dẫn viên riêng của mình với khoảng 30 người có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ giỏi có thể phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu của khách trong quá trình thực hiện chương trình du lịch. Trong số 30 hướng dẫn viên, có 20 người là những cộng tác viên và 10 người hiện đang làm hợp đồng cho Trung tâm.
Trung tâm nằm dưới sự quản lý của một Tổng giám đốc và một Giám đốc. Trong đó, Giám đốc là người trực tiếp đứng ra điều hành mọi công việc theo sự chỉ đạo của Tổng giám đốc. Giám đốc Trung tâm là người có năng lực trong công việc, năng động, sáng tạo và có nhiệt huyết trong công việc. Và được thể hiện qua sự lớn mạnh của Trung tâm trong thời gian qua với uy tín và danh tiếng trên thị trường trong và ngoài nước.
2.2.3.3. Thực trạng cơ cấu tổ chức của Trung tâm Du lịch Hà Nội: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm được xây dựng theo kiểu cơ cấu trực tuyến-chức năng. Đây là kiểu cơ cấu phù hợp với quá trình hoạt động của Trung tâm. Kiểu cơ cấu này có thể đảm bảo cho Trung tâm kiểm soát và quản lý chặt chẽ mọi công việc của mình, đồng thời tạo ra tính năng động và có thể thích nghi với những thay đổi của môi trường kinh doanh.
Cơ cấu của Trung tâm Du lịch Hà Nội được tổ chức như sau: gồm có một Tổng giám đốc, một Giám đốc và bên dưới sự quản lý của Giám đốc là các Trưởng phòng như Trưởng phòng du lịch 1 (Phòng du lịch 1 chuyên kinh doanh mảng lữ hành nội địa), Trưởng phòng du lịch 2 (Phòng du lịch 2 chuyên kinh doanh mảng lữ hành quốc tế), Đội xe, phòng kế toán, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Bên trong phòng du lịch 1 và 2 có các bộ phận chức năng khác nhau: Bộ phận thị trường, bộ phận điều hành, bộ phận kế toán, bộ phận hướng dẫn… Tuy có sự phân chia thành các bộ phận khác nhau, nhưng tất cả các bộ phận, các phòng ban đều có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau tạo thuận lợi trong quá trình hoạt động kinh doanh của Trung tâm. Vì Trung tâm được cơ cấu theo kiểu trực tuyến-chức năng nên đã tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý và ra các quyết định của Giám đốc một cách thuận tiện, nhanh chóng, trực tiếp và rõ ràng.
2.2.3.4. Uy tín, danh tiếng, thương hiệu: Công ty Du lịch Dịch vụ Hà Nội (Hà Nội Toserco) là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Trong đó, hoạt động kinh doanh du lịch được Trung tâm Du lịch Hà Nội đảm nhiệm. Trung tâm hoạt động trong mảng lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa. Được phép hoạt động từ giữa năm 1988, trong suốt thời gian hoạt động của mình Công ty Du lịch dịch vụ Hà Nội đã tạo được danh tiếng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, tên tuổi công ty đã có trong Guidebook của du lịch nước ngoài. Để tạo ra được uy tín và danh tiếng của mình, nó phải phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá khách quan từ phía khách du lịch và sự đánh giá từ phía các công ty cùng hoạt động trong ngành. Có được sự đánh giá này là do Công ty đã biết tạo ra các sản phẩm, dịch vụ với mức chất lượng cao, giá cả phù hợp được khách hàng tín nhiệm và khen ngợi. Ngoài ra, sự thành công này còn phải kể đến những nỗ lực, những cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên trong Công ty như thái độ phục vụ khách nhiệt tình, chu đáo, không ngại khó khăn…
Để thuận tiện trong giao dịch và quảng bá cho tên tuổi của mình, Công ty đã sử dụng tên hiệu Hà Nội-Toserco. Và dần dần thì tên tuổi của Công ty đã có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước. Công ty đã sử dụng các phương tiện quảng bá khác nhau để giới thiệu về sản phẩm và tên tuổi của mình: Quảng cáo qua Internet, các cuộc hội thảo, hội chợ du lịch, tờ rơi, tập gấp, các phương tiện thông tin đại chúng: Báo, đài, truyền hình… Hàng năm công ty đã bỏ ra những khoản tiền lớn để phục vụ cho hoạt động này.
2.3. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM DU LỊCH HÀ NỘI
2.3.1. Thực trạng sử dụng chiến lược Marketing hỗn hợp:
Nếu như trước đây, hoạt động marketing là mới mẻ trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành thì gần đây, điều này đã thay đổi. Phần lớn các doanh nghiệp lữ hành đã sử dụng marketing hỗn hợp như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Trung tâm Du lịch Hà Nội đã sử dụng linh hoạt những công dụng của marketing trong việc thu hút khách. Trung tâm thường có những chuyến tham quan khuyến mãi cho khách hàng quen vào mùa hè, điều này khiến khách hàng cảm thấy rất thoải mái và thích thú.
2.3.1.1. Chính sách về giá cả: Việc xác định giá cho sản phẩm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Giá chính là một trong những tiêu chuẩn thường xuyên quan trọng quyết định việc mua sản phẩm do đó nó tác động lớn đến khối lượng bán. Mục tiêu của chính sách giá là làm thế nào để đạt được khối lượng bán tối đa, doanh thu lớn nhất và lợi nhuận cao nhất. Khi nghiên cứu để đưa ra mức giá bán phù hợp thì Trung tâm Du lịch Hà Nội đã phải tính đến rất nhiều yếu tố khó khăn và thuận lợi do chính sách giá mang lại cho Trung tâm. Giá luôn luôn tồn tại tính hai mặt, khi Trung tâm áp dụng giá thấp thì những người có thu nhập trung bình thấp sẽ có điều kiện mua các chương trình du lịch của Trung tâm, nhưng ngược lại thu nhập của Trung tâm đối với đối tượng khách này không cao còn đối với những đối tượng khách có thu nhập cao, họ cho rằng giá các chương trình du lịch của Trung tâm rẻ sẽ đồng nghĩa với mức chất lượng không cao. Chính vì vậy, họ sẽ đắn đo trong việc có nên mua chương trình du lịch của Trung tâm hay không vì họ lo sợ bỏ tiền ra mua nhưng chất lượng lại không đảm bảo. Còn khi Trung tâm áp dụng mức giá cao thì những người có thu nhập trung bình thấp sẽ không đủ khả năng mua các chương trình này, nhưng bù lại Trung tâm sẽ thu hút được các đối tượng khách có thu nhập cao đến với mình vì đối tượng khách này cho rằng khi mức giá cao thì cũng đồng nghĩa với chất lượng của các chương trình cao và họ sẽ quyết định mua các chương trình của Trung tâm.
Để lựa chọn một chính sách giá phù hợp là rất khó đối với Trung tâm. Vì vậy, để thu hút và gây được sự quan tâm của cả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL06.docx