Khóa luận Chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Dệt May Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2020

Đánh giá một cách tổng quát trong toàn bộ nền kinh tế, ngành Dệt May Việt Nam đã phát triển khá ấn tượng trong những năm gần đây về công suất cũng như kim ngạch xuất khẩu. Ngành đã có thể tự khẳng định mình là một lĩnh vực quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp của đất nước. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh cạnh tranh với các nước như Trung Quốc, Indonesia, Pakistan., ngành Dệt May Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong những năm sắp tới, với lý do là vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Dệt May Việt Nam trên thương trường quốc tế quá yếu.

 

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Dệt May Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động tương đối hiệu quả do Việt Nam có một vị trí địa lý thuận lợi nằm ở cửa ngõ Đông Nam Châu á, có bờ biển dài. Lợi thế này giúp các doanh nghiệp giảm chi phí trong vận tải và giao nhận hàng hoá với nước ngoài. Thứ tư, các cơ sở sản xuất đã được trang bị và tự trang bị những máy móc, thiết bị tương đối hiện đại, đáp ứng được nhu cầu sản xuất các lô hàng lớn, đòi hỏi chất lượng cao, giá thành rẻ, giao hàng nhanh. Thứ năm, hàng Dệt May đóng vai trò là một trong 10 mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam, nên, Nhà Nước và Chính phủ tạo rất nhiều điều kiện ưu đãi cho ngành Dệt May phát triển. Cụ thể:[3] Nhà Nước đã ban hành chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, cho phép các xí nghiệp được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp; sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài 1987 và Luật sửa đổi, bổ sung đầu tư nước ngoài 1999 đã tạo điều kiện cho ngành Dệt May thu hút được một số vốn đầu tư nước ngoài; sự ra đời của Tổng công ty Dệt May Việt Nam đã mở rộng kịp thời thị trường mới sang Nhật Bản, EU và các nước ASEAN...; sự ra đời của Hiệp hội dệt may Việt Nam đã tăng thêm sức mạnh thống nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đặc biệt, Quyết định 908/QĐ - TTg do Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm ký ngày 26/07/2001 đã có những tháo gỡ cụ thể cho ngành như: cho phép chuyển 20 trong số 29 mã dệt may vào thị trường EU từ cấp hạn ngạch sang cấp giấy phép tự động; giảm 50% phí đấu thấu hạn ngạch, hạ phí hạn ngạch để tăng khả năng cạnh tranh; ưu đãi về thuế theo quy định hiện hành trong lĩnh vực gia công hoặc sản xuất hàng xuất khẩu; miễn thuế trong vòng một năm toàn bộ lệ phí hải quan và lệ phí hạn ngạch xuất khẩu, giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ; xem xét và hoàn trả 100% tiền ký quỹ trúng thầu hạn ngạch; giảm 50% phí đấu thầu hạn ngạch, hạ phí hạn ngạch để nâng cao năng lực cạnh tranh..... So với các ngành khác, Chính phủ có sự ưu tiên về vốn đầu tư cho ngành dệt may để tập trung đổi mới trang thiết bị trong ngành dệt may. Hiện nay, tổng vốn đầu tư của VINATEX đạt gần 4.000 tỷ đồng. Đây là một lợi thế giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có sự chủ động lớn trong việc mua sắm và nâng cao trang thiết bị hiện đại, kiện toàn bộ máy sản xuất và quản lý hành chính,.... Những chính sách trên đây của Chính phủ là phù hợp với yêu cầu đặt ra của ngành dệt may Việt Nam và đã được các doanh nghiệp tiếp thu áp dụng triệt để trong việc cố gắng nâng cao lợi thế của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế. Điểm yếu. Giá trị gia tăng thấp.[13,22] Xuất khẩu may mặc của Việt Nam bị chi phối bởi phương thức uỷ thác sản xuất hàng may mặc hoặc được gọi là phương thức CMT. Ngành may mặc chịu sự kiểm soát của các công ty có trụ sở tại Hong Kong, Hàn Quốc và Đài Loan. Các công ty này sử dụng Việt Nam với tư cách là một cơ sở gia công. Họ cung cấp toàn bộ vải, phụ kiện và mẫu mã. Chúng ta chỉ có nhiệm vụ gia công, giao thành phẩm, và nhận tiền công. Phương thức CMT có đặc điểm là phụ thuộc rất lớn vào người mua, do đó phương thức này trên thực tế tạo ra ít giá trị gia tăng, bởi vì lợi nhuận mà chúng ta thu về được chỉ là tiền công trả cho khâu gia công mà thôi. Phương thức giao dịch theo điều kiện FOB là một cách thức thúc đẩy tăng giá trị gia tăng trong nước. Nhưng phương thức này đòi hỏi phải có mối liên hệ trực tiếp với người mua cuối cùng, phải có kiến thức và kinh nghiệm trong việc tìm nguồn hàng cung cấp vải, phụ kiện và nguồn vốn. Với những đòi hỏi này thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được. Hơn nữa, rủi ro của phương thức giao dịch này lại cao, ví dụ như nếu chất lượng của hàng không đồng bộ dẫn đến hàng bị từ chối, giao hàng chậm dẫn đến việc bị huỷ các đơn đặt hàng hoặc bị phạt thì hậu quả khắc phục của nó là rất lớn. Do đó, cho đến nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất ngần ngại trong việc triển khai thực hiện xuất khẩu hàng hoá theo phương thức FOB. Một nguyên nhân nữa làm cho giá trị gia tăng thấp là do năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam thấp. Theo số liệu của Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có năng lực lớn hơn các doanh nghiệp trong nước về sản xuất do thế mạnh về công nghệ và đầu tư vốn.[Bảng 7,1] bảng 7: năng lực sản xuất một số sản phẩm dệt may việt nam Chỉ tiêu ĐVT Doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Cộng Sợi dệt Tấn 70.000 90.000 160.000 Vải lụa Triệu m2 380 420 800 Dệt kim Triệu sp 31 8 39 Hàng may mặc sẵn. Triệu sp 280 120 400 Nguồn: Tổng công ty Dệt May Việt Nam VINATEX. Mặc dù, giai đoạn 1991 - 1995, toàn ngành dệt may đã đầu tư 1.485 tỷ đồng, trong đó vốn vay nước ngoài chiếm 28%, vay trong nước 47%, vốn khấu hao cơ bản và các nguồn vốn khác 22%, vốn ngân sách cấp 2,7%. Từ năm 1996 đến nay, toàn ngành đã tập trung đầu tư vào việc nâng cấp chất lượng vải cho xuất khẩu và sản xuất phụ liệu may. Nhiều thiết bị công nghệ mới đã được lắp đặt, các sản phẩm hàng hoá đa dạng hơn cả về chủng loại và kiểu cách. Nhưng đi sâu vào từng khâu đổi mới công nghệ thì chúng ta sẽ hiểu rõ hơn vì sao chúng ta vẫn không thể tăng giá trị gia tăng cho ngành dệt may trong những năm vừa qua: Về trang thiết bị công nghệ dệt:[1,13,22] Máy móc thiết bị của ngành dệt phần lớn vẫn lạc hậu, và thiếu đồng bộ giữa các khâu, do chúng có xuất xứ từ nhiều nước. Ngành dệt có gần 50% thiết bị đã sử dụng trên 25 năm nên hư hỏng nhiều, mất tính năng vận hành tự động, năng suất thấp, chất lượng kém, giá thành sản xuất cao. Thiết bị dệt còn quá ít so với thiết bị kéo sợi, mà phần lớn lại là các máy dệt thoi khổ hẹp (0,8-0,9 m), chủng loại nghèo nàn, vải làm ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, thiết bị kéo sợi cũng có tới hơn 60% là cọc sợi chải thô, chỉ số chất lượng bình quân thấp, chỉ có khoảng 26- 30% là cọc sợi chải kỹ với chỉ số cao dùng cho dệt kim và vải cao cấp, vì vậy chưa thể đáp ứng nhu cầu về chất lượng của chính ngành dệt trong nước. Điều này làm cho một số công ty có nhu cầu về sợi chất lượng cao vẫn phải nhập khẩu. Do đầu tư vào ngành dệt đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, nguồn vốn tín dụng đầu tư lại hạn chế, thị trường sản phẩm không lớn, nên các doanh nghiệp không muốn vay vốn để đổi mới công nghệ hoặc để đầu tư đồng bộ. Trong lĩnh vực in nhuộm, các dây chuyền nhuộm hoàn tất cũng đã lạc hậu, phần lớn thiết bị hiện nay chỉ có thể nhuộm được những loại vải khổ hẹp, nhưng lại tiêu hao nhiều hoá chất, thuốc nhuộm và điện năng, dẫn đến chi phí khá cao. Thiết bị nhộm hoàn tất và in hoa chỉ có khoảng 10% là hiện đại và tương đối hiện đại. Khoảng 35% số thiết bị hiện có cần phải được nâng cấp và số còn lại cần phải cải tiến và thay thế dần. Hầu hết thiết bị và công nghệ in nhuộm đều được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đức...., chỉ có một số thiết bị nhỏ được chế tạo ở trong nước, bên cạnh đó, thuốc nhuộm, hoá chất cũng phải nhập ngoại (80- 100%). Về trang thiết bị công nghệ may:[1,13,22] Trong vòng 5 năm trở lại đây, toàn ngành may đã trang bị thêm gần 20.000 máy may hiện đại về tính năng và công dụng. Từ may đạp chân C22 của Liên Xô cũ, may 8322 của Đức đến may JUKI của Nhật và FFAP của CHLB Đức. Số máy chuyên dùng cũng tăng lên đáng kể như máy vắt 5 chỉ, máy thùa đính, trần giầy pasant, may cạp 4 kim, bàn là treo, bàn là hơi có đệm hút chân không. Nhưng vấn đề ở chỗ, thao tác xử lý quy trình sản xuất may của các doanh nghiệp còn rất lúng túng, cụ thể: Trong công đoạn chuẩn bị sản xuất: Các doanh nghiệp chủ yếu vẫn sử dụng thiết bị thủ công cho các khâu như cắt, giác sơ đồ, hay thiết kế mặt hàng. Chỉ có một số ít doanh nghiệp đã sử dụng máy tính giác sơ đồ tự động, hay các xe đẩy trải vải, máy ép dính liên tục, máy cắt dao đầu bàn có thể cắt các đường vòng có hút khí trên bàn cắt, đảm bảo được độ chính xác, tốc độ lớn, năng suất cao, chất lượng tốt của Đức, Nhật Bản. Trong công đoạn may: Nhìn chung, các thiết bị may ở nước ta được đầu tư mới tương đối hiện đại và đồng bộ với xu hướng tăng dần các loại thiết bị chuyên dùng bảo đảm đường may chính xác và năng xuất lao động cao. Ví dụ, các máy may công nghiệp đều được trang bị điện tử lại mũi, cắt chỉ tự động, dây chuyền may quần đứng đều do các bộ phận tự động vận hành theo chương trình, dây chuyền sản xuất quần Jean có hệ thống may giặt mài v.v.. Tuy nhiên, do hạn chế về đào tạo, nên công nhân của ta chưa thực hiện các thao tác kỹ thuật một cách nhuần nhuyễn và chuyên nghiệp dẫn đến làm giảm tốc độ may. Trong công đoạn hoàn tất: Phải nói rằng, đây là công đoạn khá quan trọng và quyết định rất lớn đến chất lượng của sản phẩm, nên các thiết bị như máy là hơi, đóng bao bì, gắn nhãn mác...đều được hầu hết các doanh nghiệp chú trọng trang bị khá hiện đại. Nhưng điểm yếu là các doanh nghiệp vẫn chưa có đội ngũ kiểm duyệt thực thụ, dẫn đến tồn tại rất nhiều sai sót trong khâu hoàn tất sản phẩm. Có thể nói, tất cả những lý do trên đều là những nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu làm cho giá trị gia tăng của ngành Dệt May Việt Nam thấp. Năng suất lao động thấp. Hiệu suất hoạt động của ngành may Việt Nam hiện nay chỉ đạt khoảng 45 –50%. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết được công suất của mình, vừa gây lãng phí vừa không tăng cao được năng suất lao động. Thực tế, các phân xưởng sản xuất thường chật chội và điều kiện làm việc nhìn chung còn kém. Máy móc và thiết bị thường là những máy móc cơ bản, chưa có chú trọng đến lắp thêm các bộ phận phụ trợ hoặc những bổ sung đơn giản để cải tiến phương pháp làm việc . Các nhà máy thiếu các kỹ thuật công nghệ may mặc hiện đại cũng như thiếu đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung gian đã qua đào tạo có bài bản. Chính vì vậy, các doanh nghiệp vẫn không thể đạt được năng suất có hiệu quả tối đa. Ngành dệt hầu như không tồn tại trong nước.[1,13,22] Cơ cấu sản xuất của ngành dệt may và các ngành phụ trợ như sản xuất thiết bị, sản xuất hoá chất, thuốc nhuộm, trồng bông...của Việt Nam không bằng các nước đối thủ cạnh tranh. Các ngành phụ trợ rất nhỏ bé, buộc ngành dệt may phải nhập khẩu mà giá nhập thường cao hơn sản xuất tại chỗ. Ngành dệt phải nhập trên 90% nguyên liệu như sợi tổng hợp và sợi len do trong nước chưa sản xuất được và cây bông chưa trở thành cây công nghiệp chủ đạo cung cấp cho ngành dệt. Chi phí nguyên liệu do vậy đắt hơn trên dưới 10% so với Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc. Sức cạnh tranh giảm về giá là một hệ quả tất yếu. Đối với hoá chất thuốc nhuộm, Việt Nam cũng phải nhập khẩu hơn 90% trong khi Trung Quốc sử dụng khoảng 60% - 70% hàng nội, nên có giá rẻ hơn 60% so với hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Trong cơ cấu giá thành vải, hoá chất thuốc nhuộm thường chiếm 7 –8% nên giá vải Việt Nam thường đắt hơn giá hàng Trung Quốc từ 3 – 4%. Thiết bị cũng vậy, 60% thiết bị ngành dệt và 80% thiết bị kéo sợi của Trung Quốc là hàng sản xuất trong nước. Trong khi đó, ở Việt Nam nhập khẩu gần như 100% với giá cao hơn nhiều lần so với Trung Quốc nên chi phí thiết bị trong vải cao hơn thêm từ 3 – 4% nữa. Chi phí chồng chi phí càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện bài toán giảm chi phí sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh. Trình độ quản lý còn yếu: Quản lý yếu kém dẫn tới chi phí cao và năng suất thấp là một thực trạng trong các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam hiện nay. Điều này sẽ được thấy rõ khi ta so sánh đội ngủ quản lý trong nước với đội ngũ quản lý nước ngoài. Cùng với thiết bị và đội ngũ lao động tương tự, nhưng người nước ngoài quản lý thì năng suất lại cao từ 2 –3 lần so với người Việt Nam quản lý. Công nhân dệt Việt Thắng có thể đứng được 25 – 30 máy dệt một người và làm ra được 25 m vải/ca/máy khi vào liên doanh, trong khi ở nhà máy cũ cũng với trang thiết bị tương tự lại chỉ đứng được 8 – 10 máy/người và chỉ làm ra được 22m vải/ca/máy.[1] Thực trạng trên thể hiện khả năng quản lý của người điều hành. Người quản lý của ta không kiểm soát được toàn bộ dây chuyền sản xuất, đặc biệt là không nghiêm túc quan tâm đến chế độ bảo trì, thay phụ tùng trước khi hỏng hoặc chuẩn bị khâu sợi không tốt. Do vậy, khâu vận hành máy hay bị trục trặc. Quản lý chưa tốt còn làm ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng đúng hạn. Hiện nay, ở ta tỷ lệ giao hàng bằng máy bay chiếm tỷ lệ khá cao do không sản xuất kịp tiến độ. Vận chuyển bằng tàu biển chỉ phải chịu chi phí 1 cent cho 1 kiện hàng, trong khi đó, cước vận chuyển máy bay là 3USD cho 1 kiện hàng. Như vậy, quản lý không tốt rõ ràng có thể làm thiệt hại cho doanh nghiệp một lúc hàng tỷ đồng, chưa kể tới việc làm mất quan hệ bạn hàng lâu dài. Quy mô nhỏ bé và rủi ro thị trường. Trong gần 600 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần tham gia xuất khẩu hàng dệt may dưới mọi hình thức thì số doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu từ 10 triệu USD trở lên chưa quá 5% và đạt kim ngạch từ 1 triệu USD trở lên chưa quá 30%. Nếu xét về giá trị thực thu của các doanh nghiệp may so với kim ngạch xuất khẩu thì tỷ lệ còn nhỏ hơn nhiều. Theo số liệu khảo sát tại 20 doanh nghiệp gồm cả quy mô lớn và nhỏ có số vốn đầu tư 10 tỷ đồng trở lên thì giá trị thực thu so với kim ngạch xuất khẩu chỉ có từ 25 –30% tuỳ theo giá gia công ký trực tiếp hay qua trung gian. Số liệu này cho thấy, quy mô xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam là quá nhỏ. Quy mô của ngành Dệt May Việt Nam quá nhỏ khi so với quy mô ngành Dệt May của các đối thủ cạnh tranh: [Bảng 8,1,15] bảng 8: So sánh quy mô ngành dệt may việt nam với các nước trong khu vực Tên nước Sản lượng sợi (1.000 tấn) Sản lượng vải lụa ( 1 triệu sp ) Sản phẩm may ( 1 triệu sp ) Kim ngạch xuất khẩu ( triệu USD ) Trung Quốc 5.300 21.000 10.000 50.000 ấn Độ 2.100 23.000 10.000 12.500 Bangladesh 200 1.800 10.000 4.000 Thái Lan 1.000 4.200 2.500 6.500 Indonesia 1.800 4.400 3.000 8.000 Việt Nam 85 304 400 2.000 Nguồn: Tổng công ty Dệt May Việt Nam VINATEX Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang xuất khẩu sản phẩm theo phương thức gia công là chủ yếu nên sức mạnh thị trường thuộc về người mua, vì vậy, rủi ro về thị trường là rất lớn. Nhất là khi hiệp định đa sợi kết thúc vào ngày 31/12/2004 thì nguy cơ tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị khủng hoảng chưa lường trước được do người mua không tiếp tục đặt hàng nữa. Nhãn hiệu hàng hoá - Thương hiệu hàng hoá: Trong nền kinh tế thị trường, nhãn hiệu hàng hóa vừa mang tính pháp lý vừa mang tính kinh tế. Đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được một thương hiệu có giá trị cho mình trên trường quốc tế. Sản phẩm dệt may của ta xuất ra nước ngoài gần 2 tỷ USD năm 2001 nhưng có gần 70% là sản phẩm gia công mang nhãn hiệu hàng hóa của bên đặt gia công, còn lại khoảng 30% là của nhà sản xuất, kinh doanh trong nước hoặc mua bản quyền nhãn hiệu hàng hoá nước ngoài. Không có nhãn hiệu hàng hoá và chưa có nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng thì chúng ta chưa thể bàn tới vấn đề đưa ra một chiến lược cạnh tranh thực sự được.[1,13] Theo thống kê của Bộ công nghiệp, ngành dệt may chỉ có xấp xỉ 300 nhãn hiệu bao gồm cả nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu thương mại, một con số khá khiêm tốn so với 600 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu.[1] Chính vì chưa gây dựng được nhãn hiệu cho mình, nên khi xuất khẩu các doanh nghiệp VN thường lựa chọn một trong 2 con đường, hoặc là xuất hàng cấp thấp không nhãn hiệu, hoặc là trả phí thuê nhãn hiệu. Nhưng thực tế xuất khẩu cho thấy, hàng dệt may VN không thể cạnh tranh nổi với những nhóm hàng cấp thấp không nhãn hiệu từ các nước Trung Quốc, Băngladesh, Pakistan, Srilanca, Ân Độ, Philippin và Indonesia. Cái giá phải trả quá đắt, vừa mất một khoản lợi nhuận do không được đặt giá cao vừa không tăng được danh tiếng của mình. Có thể thấy, hàng vẫn xuất nhưng vị thế cạnh tranh vẫn là một ẩn số không thể giải quyết được. Thiếu thông tin về khách hàng. Thiếu thông tin khách hàng là căn bệnh trầm kha của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Hiện nay, có gần 50% doanh nghiệp có chiến lược xuất khẩu sang Mỹ nhưng vẫn không hiểu biết cặn kẽ biểu thuế suất của Mỹ với từng loại sản phẩm dệt, may cũng như chưa nắm được luật hải quan, các thủ tục nhập khẩu hàng vào Mỹ hay “gu” tiêu dùng của người Mỹ.[18] Điểm yếu của các doanh nghiệp là chưa chủ động trong việc nắm bắt những thông tin mới nhất, những quy chế, thể lệ, quy định mới nhất để từ đó áp dụng tiến hành xuất khẩu. Thông tin khách hàng là vô cùng quan trọng, đặc biệt đã làm về hàng may mặc thì không thể không biết gu màu sắc của từng thị trường. Chỉ xin nêu ra một ví dụ điển hình, thị trường Đức ưa chuộng các màu nhạt như xám, vàng kem với hoa văn và màu nhẹ nhàng.Trong khi đó, thị trường Mỹ thích màu đậm mạnh như xanh đen và hoa văn nền nã làm nổi bật nét sang trọng mà vẫn ẩn chứa vẻ cũ kỹ, cổ điển.[18,21] Sự khác nhau này buộc các nhà sản xuất phải có chiến lược sản xuất khác nhau đáp ứng nhu cầu của từng thị trường khác nhau. Không thể có tình trạng đánh đồng sản xuất rồi cùng lúc xuất sang các thị trường khác nhau với một loạt sản phẩm giống nhau về màu sắc, mẫu mã, kích thước được. Như vậy, đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam cần xúc tiến mạng lưới thông tin khách hàng mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn. Chưa xác định được sản phẩm mũi nhọn. Một sản phẩm mũi nhọn đòi hỏi phải có sắc thái đặc trưng, một sản phẩm tiêu biểu mang nhãn hiệu Việt Nam. Nhưng hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể xây dựng một sản phẩm mũi nhọn thực sự mang sức mạnh cạnh tranh của riêng mình bởi thiếu cả ba điều kiện cơ bản gồm giá, thiết kế mẫu mốt và công nghệ. Cơ cấu - chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Cơ cấu - chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam quá ít và đơn giản Trong khâu sản xuất sợi: Khâu sản xuất sợi mới chỉ có các mặt hàng Polyeste pha bông với một số tỷ lệ khác nhau: 50/50, 65/35, 83/17,... Còn các loại sợi 100% polyeste, các sản phẩm cotton/visco, cotton/acrylic, wool/acrylic vẫn chưa thực sự khẳng định được vị trí trên thị trường.[1] Trong khâu dệt vải: Mặt hàng 100% sợi bông, các mặt hàng sợi đơn chải kỹ với chỉ số cao phục vụ cho may xuất khẩu, mặt hàng sợi bông dày được tăng cường công nghệ làm bóng, đề phòng co cơ học... chưa được sản xuất với số lượng vượt trội.[1] Một số mặt hàng sợi pha, các mặt hàng katê đơn màu sợi 76, 76 đơn hay sợi dọc 76/2, các loại vải dày như gabadin, kaki, simili, hàng tissus pha len, pha cotton và petex, pe/co/petex... đã được sản xuất nhưng chất lượng được đánh giá là chưa cao và còn hạn chế về số lượng.[1] Mặt hàng 100% sợi tổng hợp, nhờ được trang bị thêm các hệ thống xe săn sợi với độ săn cao, thiết bị cosmit, thiết bị giảm trọng lượng đã tạo ra nhiều mặt hàng giả tơ tằm, giả len... thích hợp với khí hậu nhiệt đới mới chỉ bắt đầu được thử nghiệm và đưa vào sản xuất.[1] Mặt hàng dệt kim, 75- 80% sản lượng hàng dệt kim từ sợi Pe/Co được xuất khẩu, nhưng chủ yếu là các mặt hàng thuộc nhóm giá thấp, trung bình 2,5-3,5 USD/sản phẩm; tỷ trọng các mặt hàng chất lượng cao còn rất thấp, chủ yếu phải nhập khẩu.[1] Trong lĩnh vực may: Cơ cấu sản phẩm may quá nghèo nàn. Hiện nay, chúng ta mới chỉ sản xuất các loại Jacket, sơ mi, quần âu là chủ yếu, nhưng lại chủ yếu nằm trong danh mục hàng gia công theo hạn ngạch, còn những loại mặt hàng phức tạp đòi hỏi phải có mẫu mã đa dạng hơn thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa sản xuất được. Mẫu mã: Xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp Tâu Âu hiện nay là không cần nhiều số lượng, mà điều quan trọng là phải có nhiều mẫu mã. Mỗi một mẫu mã, chỉ cần có 300 sản phẩm sản xuất là đạt yêu cầu. Bởi vì, chu kỳ kinh doanh của hàng may mặc rất ngắn chỉ kéo dài 2 tháng là nhiều nhất, và người tiều dùng cũng thay đổi mẫu mã rất nhanh, họ chỉ dùng loại mẫu mã này trong một thời gian ngắn và sau đó thay đổi luôn.[13,8] Xu hướng này đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn theo sát thị trường, và luôn chủ động tạo ra các mẫu mã trước khi mùa vụ bắt đầu. Các doanh nghiệp nước ngoài rất thành công trong chiến lược thay đổi mẫu mã liên tục, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam thì luôn loay hoay trong một số ít những mẫu mã đã có sẵn hoặc những mẫu mã do bên đặt gia công giao cho. Khâu thiết kế mẫu là một trong những khâu yếu nhất của ngành dệt may Việt Nam, chưa đáp ứng tốt và đầy đủ các nhu cầu trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, đây là khâu đem lại giá trị gia tăng cao hơn nhiều so với việc gia công theo mẫu của khách hàng. Thực tế, trong nhiều cuộc triển lãm quốc tế về hàng dệt may, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu mượn những mẫu mốt của nhau để chào hàng, khi khách hàng đặt hàng lại không có vải để may. Nhiều doanh nghiệp có tình trạng “chạy đuôi theo mốt”, tức là nắm được các mốt của thị trường nước ngoài quá muộn màng, khi sản xuất ra sản phẩm thì thị trường đã chuyển sang mốt khác. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không nhanh chóng đổi mới thì chúng ta sẽ tiếp tục bị vướng trong vòng luẩn quẩn này, và không biết đến bao giờ chúng ta mới có thể xuất khẩu theo phương thức FOB được. Thách thức. Các đối thủ cạnh tranh. Trung Quốc – nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới lại nằm trên con đường tơ lụa cho nên ngành dệt may đã phát triển hàng ngàn năm nay vừa đảm bảo nhu cầu nội tiêu vừa giao thương quốc tế. Sức mạnh cạnh tranh to lớn của ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc không chỉ là mối lo lắng của các nước đang phát triển mà còn là hiểm hoạ đối với các nước có ngành công nghiệp dệt may phát triển và có vị thế trên thị trường thế giới lâu năm như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Trung Quốc giữ vị trí hàng đầu trong ngành dệt may thế giới về sản lượng sợi bông 5 triệu tấn/năm, vải bông khoảng 20 tỷ mét và sản phẩm may mặc khoảng 9 tỷ sản phẩm /năm; đứng thứ hai về sơ hoá học 2,9 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng chiếm vị trí cao trong tổng kim ngạch buôn bán hàng dệt, may toàn cầu. Năm 97, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt đạt 13.828 triệu USD chiếm tỷ trọng 8,9% và hàng may đạt 31.803 triệu USD chiếm 17,9% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Tốc độ tăng trung bình xuất khẩu hàng dệt may là 14%/năm, riêng hàng may mặc là 17%/năm. Những thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc là Hồng Kông, Nhật Bản, Mỹ và EU. Bốn thị trường chính này chiếm 75% tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc.[10,15] Ngành dệt may Trung Quốc là một ngành có sức cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường thế giới vì ngành này có nhiều lợi thế rất lớn từ nguyên liệu bông, xơ, hoá chất, thuốc nhuộm đến máy móc thiết bị sợi, dệt, hoàn tất đều do các ngành sản xuất trong nước cung cấp cộng với giá nhân công thấp và các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ Trung Quốc. Những nước nhập khẩu lớn như Nhật Bản, Mỹ và EU đều lo ngại trước sự tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc. Nhất là khi thời hạn 31/12/2004 kết thúc, hạn ngạch đối với hàng dệt may sẽ được xoá bỏ hoàn toàn đối với các thành viên WTO, thì các nước nhập khẩu không còn rào chắn nào khác để ngăn cản sự thâm nhập một cách ồ ạt của hàng dệt may Trung Quốc.[17,19] Việt Nam với quá nhiều bất cấp liệu có thể trụ vững trước sức mạnh vô biên của Trung Quốc, nhất là khi giờ đây, Trung Quốc với tư cách là một thành viên của WTO cũng được hưởng những ưu đãi thuế quan MFN, GSP mà một số thị trường nhập khẩu chủ yếu như EU, Bắc Âu, Nhật Bản và Canada đã giành cho Việt Nam. Các nước thành viên ASEAN. Các nước này có lợi thế là có sẵn thị trường tiêu thụ, giá thành sản xuất vừa phải. Nhất là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 đã làm cho các đồng tiền bản địa mất giá, dẫn tới, sản phẩm dệt may của Việt Nam trở nên mắc hơn ( đến cuối năm 1998, lương công nhân Việt Nam đã cao gấp đôi so với Indonesia và chênh lệch tiền lương của Việt Nam so với tiền lương của Malaysia cũng giảm từ 8 còn 4 lần.) Các nước ASEAN hầu hết đã tự túc được nguyên liệu và các phụ kiện có chất lượng cao nên giá thành của các nước này lại càng được giảm hơn. Lợi thế nữa đối với hàng dệt may của các nước này là họ đã có nhiều nhãn mác quen thuộc, và có uy tín trên thị trường thế giới.[15] So sánh với dệt may Indonesia, ngành dệt may Việt Nam thua kém rất nhiều. Kim ngạch xuất khẩu của nước này đã đạt 7- 8 tỷ USD, với hơn 2.000 doanh nghiệp lớn nhỏ, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 2 triệu lao động.[15,22] Những nước khá phát triển hơn như Philipines, thì Việt Nam lại càng không thể có vị thế cạnh tranh được. Bởi vì, Philipines nổi tiếng trên thế giới về sản phẩm may mặc có chất lượng cao, thời gian giao hàng đúng hạn, giá cả cạnh tranh, nhất là những mặt hàng thêu ren tay. Đặc biệt, quần áo trẻ em và quần áo phụ nữ của Philipines rất được ưa chuộng trên thị trường Mỹ.[15,22] Còn ngành dệt may của Singapore đã phát triển đến hình thức kinh doanh kép, tức là họ chỉ sản xuất những đơn đặt hàng phức tạp, còn những đơn đặt hàng giản đơn thì họ chuyển giao cho những nước có giá nhân công rẻ hơn trong khu vực.[15,22] Bên cạnh đó, ấn Độ, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên cũng là những nhà sản xuất tơ lụa có tiếng mà các doanh nghiệp Việt Nam phải tính đến khi tham gia vào thị trường khu vực và thế giới.[22] Như vậy, đối với ngành dệt may, các doanh nghiệp Việt Nam có quá nhiều đối thủ nặng ký. Nếu ngành dệt may Việt Nam không được đầu tư đúng mức về mọi phương diện thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khó lòng có thể trụ vững trên thị trường khu vực và thế giới trước sức ép cạnh tranh lớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan.doc
  • docBang.doc
Tài liệu liên quan