MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN LƯỢC "TRÔNG NGƯỜI" 5
1.1. Khái niệm "con người" trong tư tưởng Hồ Chí Minh 6
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược "trồng người" 12
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ 20
Chương 2: SỰ VẬN DỤNG CHIẾN LƯỢC "TRỒNG NGƯỜI" CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 24
2.1. Thực trạng giáo dục - đào tạo hiện nay 24
2.2. Vận dụng chiến lược "trồng người" của Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay 31
2.3. Các giải pháp phát triển giáo dục 36
KẾT LUẬN 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5567 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chiến lược trồng người trong công tác giáo dục - đào tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, để đào tạo cho đất nước những con người vừa hồng vừa chuyên. Những lợi dạy, bài viết của thầy giáo Nguyễn Tất Thành - Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh về giáo dục hơn nửa thế kỷ vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự.
1.2.2. Vị trí của người giáo viên trong sự nghiệp giáo dục- đào tạo
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có vai trò to lớn bao nhiêu trong sự nghiệp cách mạng thì những người làm nghề dạy học (các thầy giáo, cô giáo) có vai trò to lớn bấy nhiêu.
Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của những con người làm chức năng giáo dục, những người làm nghề dạy học. Người nói: "Anh chị em là những người "vô danh anh hùng". Tuy vô danh anh hùng nhưng rất hữu ích. Một phần tương lai của dân tộc nằm trong sự cố gắng của anh chị em" [19, tr. 222]. Và Người còn nhấn mạnh: nghề dạy học không có tượng đồng bia đá, nhưng những người thầy là những "vô danh anh hùng".
Thật vậy, trong đời sống của bất kỳ đất nước nào, dân tộc nào, nhà giáo bao giờ cũng giữ vị trí quan trọng. Nhà giáo được ví như là những "kỹ sư tâm hồn", là "bà đỡ" trí tuệ của lớp lớp thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, toàn bộ thế giới biến đổi nhanh chóng, cũng như vậy con tàu trí tuệ của loài người đang tiến nhanh về phía trước, nền móng chính là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Trong bối cảnh như vậy, sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước đưa lên vị trí quốc sách hàng đầu. Đội ngũ các thầy giáo, cô giáo đóng vai trò quyết định và là "đội quân chủ lực" thực hiện quốc sách đó.
Thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam và với sự quan tâm chăm sóc. đánh giá cao vài trò của nhà giáo, Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra cho toàn Đảng, toàn dân ta một chân lý lớn, một vấn đề có tính quy luật là: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa" và "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Người còn xác định: "trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy giáo là " chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà" [22, tr. 501].
Rõ ràng nghề dạy học từ xưa đến nay được đánh giá là một nghề đặc biệt và cao quý, có vinh dự to lớn song lại mạng trách nhiệm nặng nề là đào tạo con người - nhân tố quyết định tất cả. Nhà giáo được nhân dân tôn vinh là " kỹ sư tâm hồn". Công việc của thầy giáo, cô giáo là giáo dục con người, mà việc đào tạo ra một con người không phải như sản xuất ra một cái máy.
Hồ Chí Minh nói: "Có gì vẻ vang hơn là đào tạo thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng báo, không được hưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy, nghề giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang. Ai có ý kiến không đúng về nghề giáo thì phải sửa chữa" [28, tr. 99]. ý kiến của Người cho thấy: xét trong ý nghĩa sinh thành của nghề nghiệp thì nghề dạy học được xem là nghề mẹ của các nghề. Có nhà bác học, nhà thơ hay nhạc sĩ hay họa sỹ... nào lại không từng là học sinh mà người thầy đã dìu dắt, khai tâm ngày hôm qua.
Cuộc sống đã chứng minh biết bao vĩ nhân nghiêng chào trước người thầy cũ của mình. Có thể nói, người thầy chính là người đầu tiên đã thức tỉnh và hình thành phẩm chất " Người" cho những con người. Người thầy là người mở ra các chân trời khoa học, hướng lớp trẻ đến với cái chân, thiện, mỹ đích thực. Người thầy, đã làm điều đó bằng tất cả lương tâm, tâm hồn, kiến thức và lòng yêu thương, trân trọng thế hệ trẻ và những kỹ năng sư phạm của mình.
Có được niềm vinh hạnh "là người vẻ vang nhất" còn vì nhà giáo Việt Nam ta đã có được những truyền thống vô cùng tốt đẹp đáng tự hào và ca ngợi. Truyền thống tiêu biểu đó là:
+ Sự thể hiện đạo đức trong sáng, phẩm chất thanh cao, luôn nêu tấm gương sáng cho học trò và mọi người noi theo, không chỉ ở thái độ sống không danh lợi, không chuộng hư vinh, giản dị, mẫu mực cả trong ý nghĩa lời nói việc làm là một; cuộc sống với lý tưởng, đạo đức là một. Phẩm chất đạo đức cách mạng của người thầy giáo chính là ở chỗ dạy chữ - dạy nghề - dạy người. Trong đó dạy người là mục đích, dạy chữ và dạy nghề là phương tiện. Mặt khác, đạo đức vừa là nội dung vừa là phương pháp làm việc của nhà giáo. Không có đạo đức không làm thầy giáo được.
+ Truyền thống nhà giáo còn là sự thể hiện mẫu mực về lao động: Lao động trí tuệ và sáng tạo. Vốn hiểu biết và sâu rộng, tình thương của người thầy giáo sẽ gieo vào lòng học sinh sự hứng khởi, say mê trong học tập và rèn luyện. Thầy giáo chinh phục học sinh bằng chính tấm gương lao động không mệt mỏi của mình.
+ Truyền thống tốt đẹp ấy còn là sự thể hiện ở lòng thương yêu học sinh, thương yêu thế hệ trẻ. Vì thương yêu con người nên người thầy nhận trọng trách xây dựng con người, bồi dưỡng đạo lý làm người cho thế hệ trẻ. Mà yêu thương học sinh cũng có nghĩa là thể hiện bản chất nhân ái của người thầy giáo. Vì trách nhiệm của thầy giáo đối với học sinh là trách nhiệm suốt cả cuộc đời. Bởi vậy, mỗi lời nói của thầy giáo phải mang trong đó cái chân lý và nhân tình; không có chân lý thì không gây được niềm tin, không có nhân tình thì cũng mất hết tình yêu và khát vọng.
Có thể nói, người thầy giáo trong thời đại ngày nay, phấn đấu rèn luyện để có được phẩm chất đạo đức cách mạng, tinh thần lao động sáng tạo, với năng lực trí tuệ dồi dào và sức thuyết phục mạnh mẽ... , như Hồ Chí Minh đã dạy: "Thầy giáo xứng đáng là thầy giáo", thì chính là người thầy giáo có được một niềm hạnh phúc vô giá: Đó là sự kính trọng của nhân dân và học sinh với một nhân cách rực sáng - một kỹ sư tâm hồn!".
Với ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh khẳng định: "Thầy nào trò đó. Nếu thầy có tốt thì dạy dỗ học trò sẽ tốt và ngược lại thầy cô không gương mẫu, không xứng đáng thì học trò sẽ kém cỏi... ". " Nếu thầy cô mà bàng quan thì lại đúc ra một số công dân không tốt... Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô chú phải là người tốt" [24, tr. 331].
1.2.3. Trách nhiệm của người học trò trong nền giáo dục mới
Hồ Chí Minh tin vào khả năng của giáo dục cũng chính là tin vào khả năng của con người, tin ở tính năng động chủ quan của con người, cả con người làm chức năng giáo dục (nhà giáo) lẫn người được giáo dục (người học).
Với người học, người được giáo dục, Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở mọi người là phải học "học không bao giờ cùng, học mãi để tiến bộ mãi; càng tiến bộ cần phải thấy học thêm" [20, tr. 588]. Người đặt vấn đề phải vừa học vừa làm. Người nói: "Cách mạng là một nghề, nghề gì cũng phải học"; học lý luận Mác - Lênin, học văn hóa, khoa học kỹ thuật, học ngoại ngữ... " muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có học thức, phải có văn hóa" [17, tr. 221]. Đặc biệt, Hồ Chí Minh luôn căn dặn cán bộ, đảng viên phải thường xuyên học tập và tự Người nêu gương. Ngoài bẩy mươi tuổi, ngày nào Người cũng học tập và Người đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải khiêm tốn học tập cấp dưới và học tập ở quần chúng nhân dân, không học tập nhân dân là một thiếu sót lớn, chứ không được tự coi mình "cái gì cũng biết, "cái gì cúng đúng", "bao giờ cũng đúng". Người không bao giờ chấp nhận thái độ ngạo mạn của cá nhân hay của toàn thể dân tộc, tự cho mình "độc quyền chân lý". Hồ Chí Minh chỉ rõ: muốn cho việc học tập đạt được mục đích thì cần phải có thái độ học tập đúng. Trước hết phải xác định: học để làm gì? Người dạy: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" [20 tr. 684].
Có thể suy rộng ra, có nghĩa là: "học để sửa chữa tư tưởng, học để tu dưỡng đạo đức cách mạng. Học để tin tưởng (tin tưởng vào đoàn thể, tin tưởng vào nhân dân, tin tưởng vào tương lai của dân tộc, tin vào tương lai của cách mạng). Học để hành. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy" [21, tr. 50].
Người còn dạy thêm: Việc học là suốt đời cho nên phải "khiêm tốn, thật thà" bởi vì "kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập". Học là để Phụng sự cách mạng, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân - điều chủ chốt của đạo đức cách mạng, nên phải "tự nguyện, tự giác", xem việc học tập là một nhiệm vụ. Phải tích cực, tự động, nêu cao tinh thần chịu khó, không lùi bước bất kỳ khó khăn nào trong học tập.
Đặc biệt đối sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch dân tộc ta" [23, tr. 493] đòi hỏi chúng ta phải biến một nước dốt, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống vui tươi, hạnh phúc, trong điều kiện chúng ta tiến hành trên cơ sở một xã hội vừa thoát khỏi ách thực dân, phong kiến lạc hậu.
Người đã nêu vấn đề: "Muốn giải quyết tốt những vấn đề đó, muốn đỡ bớt mò mẫm, muốn đỡ phạm sai lầm, thì chúng ta phải học tập... " [23, tr. 494].
Vì thế, Hồ Chí Minh kêu gọi mọi người, không trừ một ai, đều phải ra sức học tập. Người coi việc học tập là một nhiệm vụ - hơn nữa, là một nhiệm vụ cách mạng - mà ai cũng là đối tượng học tập, đối tượng giáo dục là toàn thể dân tộc. Người đã nêu ra một quan điểm được coi như là một chân lý: "Học hành là vô cùng. Học càng nhiều, biết càng nhiều, càng tốt... " [20, tr. 309].
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục- đào tạo thế hệ trẻ
Với tầm nhìn xa trông rộng và tin vào khả năng của con người, nhất là con người được giáo dục, đó là thế hệ trẻ, là thanh, thiếu niên và nhi đồng - những chủ nhân tương lai của đất nước. Hồ Chí Minh đã sớm kỳ vòng vào thế hệ trẻ: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một lớn ở công học tập của các em". Và xúc động biết bao trước lúc Người đi xa, Người vẫn... "để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng" và căn dặn: "Đoàn viên và thanh niên là những người tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có trí tiến thủ. Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa " chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" [27, tr. 510].
1.3.1. Đối với thiếu niên nhi đồng
Đây là đối tượng được Người quan tâm nhất với một tình cảm rất đặc biệt. Ngay từ rất sớm khi còn hoạt động ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã rất quan tâm tới giáo dục thiếu nhi. Trong bức thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp, Người tâm sự, nhắn nhủ cậu Pon (Paul) và cô bé Alitxơ (Alice): "Có lẽ rất lâu các cháu sẽ không được thấy chú Nguyên, không được leo lên đùi, lên lưng chú như các cháu thường làm... Các cháu ngoan, học thuộc bài, vâng lời cha mẹ, đừng đánh con chó nhỏ Mavinyt của các cháu. Khi các cháu đã hơi lớn, các cháu sẽ đấu tranh cho Tổ quốc của các cháu như ba má, chú Nguyễn và những chú khác" [16, tr. 193].
Sau khi đất nước giành độc lập, Hồ Chí Minh có điều kiện quan tâm hơn đến thiếu niên, nhi đồng, tin tưởng ở thiếu niên, nhi đồng, nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Hồ Chí Minh viết: "Chúng ta phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đề lại cho chúng ta làm cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiến đó, nước nhà trông mong và chờ đợi ở các em rất nhiều". Người chỉ rõ nhiệm vụ của ngành giáo dục là "đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em" [19 tr. 33].
Trong giáo dục thiếu niên, nhi đồng, Người quan tâm nhất là giáo dục đạo đức. Nội dung của giáo dục đạo đức cho thiếu niên nhi đồng Người khái quát thành năm điều:
"Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiếm tốn, thật thà, dũng cảm" [14, tr. 3].
Người nói: "Trẻ em như tấm gương, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu" [24, tr. 333], cho nên bố mẹ, thầy giáo, các cô chú phụ trách... đều phải gương mẫu từ lời nói tới việc làm. Người chỉ rõ: "Giáo dục nhi đồng là một khoa học" [21 tr. 85], "không được chủ quan tùy tiện, phải tinh tế, có phương pháp đúng "trong lúc học cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học" [21, tr. 85].
1.3.2. Đối với thanh niên
Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của thanh niên. Coi thanh niên là lực lượng nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp cách mạng. Chính vì vậy, ngày từ những ngày đầu khi phát động phong trào cách mạng đối tượng thu hút sự chú ý của Người là thành niên, trí thức. Sau này Người nói: "Tuổi trẻ mùa xuân của đất nước" [19, tr. 167]; "nước nhà thịnh hay suy, yêu hay mạnh, một phần lớn là do thanh niên" [20, tr. 185].
Lòng tin tưởng vào thanh niên ở Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học và thực tiễn ở chỗ, "thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là các cháu nhi đồng... Là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội... Là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ đang hăng hái giữ gìn trật tự, trị an, bảo vệ Tổ quốc" [25 tr. 488-489].
Chính vì vậy, nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện thanh niên là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Tháng 9/1965 trong thư gửi thanh niên Người đưa ra năm nội dung để thanh niên phấn đấu đồng thời cũng là năm yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác giáo dục thanh niên:
"- Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng " trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng" không sợ gian khổ, hy sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
- Phải tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân dân. Tăng cường đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Nâng cao ý thức và tổ chức kỷ luật. Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do.
- Luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn, giản dị. Chống kiêu căng, tự mãn, chống lãng phí, xa hoa. Thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh, để giúp nhau cùng tiến bộ mãi.
- Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân.
- Luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên nhi đồng, làm gương tốt nhiều mặt cho đàn em noi theo" [26, tr. 504-505].
Trong công tác giáo dục, rèn luyện thanh niên Người khuyên: "Chớ đặt những chương trình kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai song không thực hiện được. Việc gì cần phải thiết thực, nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ nhỏ dần đến to, từ dễ dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành được hẳn hoi hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được" [20. tr. 186].
Chương 2
Sự vận dụng chiến lược "trồng người" của Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
2.1. Thực trạng giáo dục đào tạo hiện nay
* Những thành tựu
Hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Ra đời Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam á. So với lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc, đó chỉ là một giai đoạn ngắn, nhưng đã đưa dân tộc ta từ bóng tối ra ánh sáng, từ người nô lệ, người mất nước thành người làm chủ; tưng bước xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Từ đó nền giáo dục và đào tạo cũng bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng một "nền giáo dục của dân do dân và vì dân", gắn giáo dục với sự nghiệp cách mạng, phát triển nhân tố con người - nhân tố quyết định sự phát triển của con người.
Chặng đường hơn nửa thế kỷ là một bước ngoặt trong lịch sử giáo dục nước nhà, kẻ từ lúc nền giáo dục phong kiến ở nước ta thật sự hình thành dưới triều Lý (1009- 1225) và đến năm 1919 là năm mở khoa thi Hội cuối cùng. Sau đó là nền giá dục nô dịch do thực dân pháp đặt ra và chấm dứt bởi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 vĩ đại, mở ra kỷ nguyên giải phóng và phát triển tinh thần, trí tuệ Việt Nam.
Từ đó đến nay, sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã đạt được những thành tựu vượt bậc. Đặc biệt, bước vào thế kỷ 21, giáo dục Việt Nam đã trải qua hơn 20 năm đổi mới và thu được những thành quả quan trọng về quy mô, đa dạng hóa các hình độ dân trí được nâng cao. Chất lượng giáo dục có những bước chuyển biến rõ rệt.
Một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng, đã được hình thành với đầy đủ các cấp học bậc học, trình độ đào tạo từ mầm non đến đại học. Mạng lưới các trường phổ thông được xây dựng rộng khắp trên toàn quốc. Các tỉnh và huyện miền núi có trường nội trú và bán trú cho con em các dân tộc ít người. Các trường, lớp, trung tâm dạy nghề phát triển dưới nhiều hình thức; các lớp dạy nghề ngắn hạn và dài hạn phát triển mạnh. Các trường đại học và cao đẳng được thành lập ở hầu hết các tỉnh. Cơ sở vật chất các trường được nâng cấp cải thiện. Số trường lớp được xây dựng mới theo chuẩn quốc gia ngày càng tăng.
Hệ thống giáo dục đa dạng hóa cả về loại hình, phương thức và nguồn lực… từng bước hòa nhập với xu thế chung của thế giới. Từ hệ thống chỉ có trường công lập và chủ yếu là loại hình chính quy đến nay đã có các trường ngoài công lập, loại hình không chính quy, có trường mở, có phương thức đào tạo đại học từ xa, phương thức đào tạo liên kết với nước ngoài. tỷ lệ học sinh, sinh viên ngoài công lập trong tổng số học sinh, sinh viên ngày càng tăng. trong 2 năm 2000 -2001 chiếm 66% trẻ em các nhà trẻ, 50% học sinh mẫu giáo, hơn 34% học sinh trung học phổ thông, hơn 11% sinh viên đại học.
Quy mô giáo dục tăng nhanh đã đáp ứng được nhu cầu học tập của xã hội. Năm học 2000-2001 có gần 18 triệu học sinh trung học phổ thông, 820.000 học sinh học nghề (130.000 học nghề dài hạn), 1 triệu sinh viên cao đẳng, đại học. Số sinh viên trên vạn dân đạt 118, vượt chỉ tiêu định hướng cho năm 2000 mà Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã đề ra. Quy mô đào tạo nghề từ 1997 đến 2000 tăng 1,8 lần.
Lực lượng lao động đã qua đào tạo theo các loại hình và trình độ khác nhau chiếm 20% trong tổng số lao động cả nước, đạt chỉ tiêu định hướng Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đề ra.
Công bằng xã hội trong giáo dục cơ sở về cơ bản được đảm bảo, giáo dục ở những vùng dân tộc thiểu số có những bước chuyển biến tích cực, đã thành lập hơn 250 trường dân tộc nội trú và hơn 100 trường bán trù. Cả nước hoàn thành công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và đang thực hiện phổ cập trung học cơ sở. Gần 95% dân cư 15 tuổi trở lên biết chữ: số năm đi học trung bình 7,3, nước ta cũng đã đạt bình đẳng nam nữ trong giáo dục cơ sở.
Công tác xã hội hóa trong giáo dục đã đem lại kết quả bước đầu, các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc huy động trẻ đến trường học, xây dựng cơ sở vật chất của trường học, đầu tư mở trường, đóng góp kinh phí cho giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau. Tỷ trọng nguồn kinh phí xã hội đóng góp trong tổng số kinh phí giáo dục ngày càng tăng, đạt khoảng 25% năm 2000.
Chất lượng giáo dục có chuyển biến trên một số mặt.
Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của học sinh, sinh viên được nâng cao, giáo dục trung học phổ thông đạt trình độ cao của khu vực và thế giới, số học sinh đạt giải quốc gia và quốc tế ở một số môn học tăng. số đông sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học có hoài bão lập thân, lập nghiệp và có tinh thần tự lập năng động. Chất lượng đào tạo của một số ngành khoa học cơ bản và khoa học công nghệ đã được nâng cao một bước. Giáo dục đại học đã từng bước vươn lên, đào tạo được một số đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật từ cử nhân, thạc sĩ cho đến tiến sĩ, đã và đang công tác và có những cống hiến quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Nhờ những thành tựu của giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác mà chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta theo bảng xếp loại của chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) mười năm gần đây có những tiến bộ đáng kể: từ 0,456 - sếp thứ 121 tăng lên 0,682 - xếp thứ 101/174 nước. So với chỉ số phát triển kinh tế (GDP/người) HDI vượt 19 bậc.
Nguyên nhân của những thành tựu là do đại bộ phận nhân dân ta có tinh thần hiếu học, chăm lo cho việc học tập của con em; phần lớn các nhà giáo tận tụy với nghề. Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm và có những chủ trương đúng đắn cho phát triển giáo dục. Thực hiện Nghị quyết lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII và thi hành luật giáo dục, sự nghiệp giáo dục đã có những chuyển biến tích cực. ở tầm vĩ mô, Chính phủ đã triển khai phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong cả nước, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; chỉ đạo xây dựng và triển khai quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001 - 2010; tập trung xây dựng và cũng có hai trường đại học quốc gia và một số trường trọng điểm khác; quan tâm nhiều hơn đến giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người; khắc phục một bước những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục. Chính phủ cũng đã tập trung hoàn thiện từng bước các chính sách vĩ mô về giáo dục, chỉ đạo thực hiện các giải pháp khắc phục các yếu kém, bất cập, điều chỉnh cơ cấu và nâng cao chất lượng giáo dục.
Đầu tư cho giáo dục từ ngân sách Nhà nước và các nguồn tăng lên. Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục tăng từ 8,5% năm 1990 lên tới 15% năm 2000. Nhiều chương trình, đề án lớn huy động đa dạng nguồn lực để phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông đã được triển khai.
Ngành giáo dục đã có một số đổi mới về mục tiêu giáo dục, đa dạng hóa các loại hình giáo dục và các nguồn kinh phí, huy động xã hội tham gia phát triển giáo dục, tạo cơ hội cho nhiều người học tập; tăng cường trao đổi và hợp tác quốc tế. Các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội có nhiều hoạt động trợ giúp phát triển giáo dục.
Sự ổn định về chính trị, những thành quả phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân của thời kỳ đổi mới đã tạo thêm điều kiện cũng như môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển.
* Những yếu kém
Mặc dù đã đạt được những thành tựu, nhưng nhìn chung giáo dục nước ta còn yếu kém về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu, hiệu quả giáo dục chưa cao, giáo dục chưa gắn với thực tiễn; đào tạo chưa gắn với sử dụng; đội ngũ giáo viên còn yếu, cơ sở vật chất còn thiếu; chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục và công tác quản lý chậm đổi mới; một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương chậm được khắc phục.
Chất lượng giáo dục nói chung còn thấp, do chưa tiếp cận được với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, ngoài ra còn chưa đáp ứng với các ngành nghề trong xã hội. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp còn hạn chế về năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với nghề nghiệp; kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và cạnh tranh lành mạnh chưa cao; khả năng tự lập còn hạn chế.
- Hiệu quả hoạt động giáo dục chưa cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp so với số nhập học đầu cấp còn thấp, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa (năm 1999 - 2000 tỷ lệ này ở tiểu học và trung học cơ sở xấp xỉ 70%; ở trung học phổ thông 78%). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp; còn nhiều học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp không có việc làm.
- Cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền đã được khắc phục một nước song vẫn còn mất cân đối. Công tác chỉ đạo cũng như tâm lý xã hội vấn còn nặng về đào tạo đại học, chưa chú trọng đúng mức đến đào tạo nghề, đặc biệt là nghề trình độ cao. Việc tăng quy mô đào tạo trong những năm gần đây chủ yếu diễn ra ở bậc đại học; tỷ lệ học sinh, sinh viên cao đẳng kỹ thuật, công nghệ, trung học chuyên nghiệp và học nghề còn thấp và tăng chậm. Học sinh, sinh viên chưa được nhà trường hướng dẫn đầy đủ về nghề nghiệp và tạo khả năng tự lập nghiệp.
Các cơ sở giáo dục, nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tập trung quá nhiều vào các thành phố lớn. Giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số còn khó khăn. Chưa chú trọng đúng mức đến các hình thức giáo dục không chính quy, giáo dục bên ngoài nhà trường, đặc biệt là những người lao động
- Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu vừa phải tăng nhanh về quy mô vừa phải đảm bảo và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đặc biệt là đội ngũ giảng viên các trường đại học ít có điều kiện thường xuyên tiếp cận, cập nhật tri thức và những thành tựu khoa học công nghệ mới của thế giới.
Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn. Chưa thanh toán hết các lớp học ba ca, vẫn còn các lớp học tranh tre nứa lá ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thư viện, trang thiết bị phục vụ giảng dậy và học tập còn thiếu và lạc hậu.
Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm hiện đại hó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van - chinh thuc2.doc
- Muc luc.doc