Khóa luận Chiến lược và các giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở thành phố Hồ Chí Minh

 

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ix

LỜI MỞ ĐẦU 1

Tính cấp thiết của đề tài

Mục đích nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Kết cấu khóa luận.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẾ CHIẾN LƯỢC.

1.1 QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 3

1.1.1 Khái niệm về chiến lược 3

1.1.2 Khái niệm về quản trị chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh 4

1.1.3 Ưu nhược điểm quản trị chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh 5

1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TRONG KINH DOANH 6

1.2.1 Môi trường doanh nghiệp 6

1.2.2 Xác định chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của chiến lược 14

1.3 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC 17

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG BÁNH MÌ ĐÓNG GÓI CÓ NHÃN HIỆU CỦA NGƯỜI DÂN Ở TP. HCM.

2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY 19

2.1.1 Môi trường vi mô 19

2.1.2 Môi trường vĩ mô 23

2.2 THỰC TRẠNG VỀ CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG BÁNH MÌ ĐÓNG GÓI CÓ NHÃN HIỆU TẠI TP. HCM 26

2.2.1 Tổng quan thị trường bánh kẹo hiện nay 26

2.2.2 Thị trường bánh mì đóng gói có nhãn hiệu 29

2.2.3 Tình hình sản xuất tiêu thụ bánh mì đóng gói có nhãn hiệu của các doanh nghiệp ở TP. HCM trong thời gian qua 32

2.3 DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG BÁNH KẸO TRONG THỜI GIAN TỚI 33

2.3.1 Dự báo lượng tiêu thụ bánh kẹo trong thời gian tới 33

2.3.2 Dự báo lượng tiêu thụ bánh mì đóng gói trong thời gian tới 33

2.4 NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 37

CHƯƠNG 3: ĐIỀU TRA VỊ THẾ CẠNH TRANH SẢN PHẨM BÁNH MÌ ĐÓNG GÓI CÓ NHÃN HIỆU QUA ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CHIẾN LƯỢC

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

3.1 PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC QUÁ TRÌNH TIẾP THỊ BÁN HÀNG 39

3.1.1 Phạm vi đánh giá vị thế cạnh tranh của các sản phẩm bánh mì đóng gói có nhãn hiệu tại TP. HCM 39

3.1.2 Các hoạt động tiếp thị bánh mì đóng gói có nhãn hiệu 39

3.1.3 Các quá trình của hệ thống quản trị chất lượng và quản lí tiếp thị 40

3.1.4 Các phương pháp áp dụng hoạt động quản lí tiếp thị bán hàng 41

3.2 ĐIỀU TRA NHU CẦU SỬ DỤNG BÁNH MÌ ĐÓNG GÓI CÓ NHÃN HIỆU Ở TP. HCM 43

3.2.1 Các phiếu điều tra 43

3.2.2 Thiết kế các câu hỏi trong phiếu điều tra 47

3.2.3 Phương pháp tiến hành và cách tính kết quả 49

3.2.4 Xác định độ tin cậy của các phiếu điều tra 51

3.2.5 Tính mức chất lượng của từng chỉ tiêu nhỏ 52

3.2.6 Phân tích kết quả điều tra của 9 chỉ tiêu lớn còn lại: 2,4,5,6,7,8,9,10,11 58

3.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ CẠNH TRANH BÁNH MÌ ĐÓNG GÓI Ở THỊ TRƯỜNG TP. HCM 72

3.3.1 Chúng ta đang ở đâu? 72

3.3.2 Tại sao chúng ta lại ở vị trí này? 72

3.3.3 Chúng ta muốn gì? 72

3.3.4 Làm cách nào để đạt được như vậy? 72

3.3.5 Sẽ cùng làm với ai? 72

3.3.6 Khi nào bắt đầu? 73

Giải pháp 1: Nâng cao thương hiệu bánh mì đóng gói có nhãn hiệu của KD 73

Giải pháp 2: Mở rộng thị trường 74

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

PHỤ LỤC

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3306 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chiến lược và các giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam hiện nay với hơn 86 triệu người và đang trở thành một thị trường tiêu thụ bánh kẹo rất tiềm năng đối với doanh nghiệp trong nước và các công ty nước ngoài. Hiện có khoảng 30 doanh nghiệp trong nước, hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài đang tham gia thị trường. Các doanh nghiệp trong nước như Kinh Đô, Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị, Orion Việt Nam... chiếm khoảng 75 – 80% thị phần còn bánh kẹo ngoại nhập chỉ chiếm 20 – 25%. Các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm, chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Trong khi đó, các cơ sở sàn xuất nhỏ lẻ đang dần bị thu hẹp về quy mô sản xuất do ít vốn, công nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Bảng 2.4 : Thị phần các công ty bánh kẹo Việt Nam trong các năm. Tên công ty Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Kinh Đô 29,5% 28,0% 30,0% Orion 7,3% 10% 9,6% Bibica 7,2% 7,4% 8,0% Hải Hà 6,1% 5,4% 6,5% Hữu Nghị 9,1% 12,1% 12,4% Nhập khẩu 25% 22,8% 20,0% Các công ty khác 15,8% 14,3% 13,5% Tổng 100% 100% 100% (Nguồn: Công Ty Khảo Sát Thị Trường Quốc Tế.) Hình 2.3 : Biểu đồ thị phần các công ty bánh kẹo Việt Nam. 2.2.2 Thị trường bánh mì đóng gói có nhãn hiệu. Nhu cầu bánh mì đóng gói có nhãn hiệu của người TP. HCM. Bánh mì đóng gói công nghiệp là loại bánh mì tươi được sản xuất và đóng gói trên dây chuyền sản xuất hiện đại có thời hạn sử dụng từ 07-09 ngày. Đáp ứng nhu cầu ăn sáng và ăn lót dạ tiện lợi của người tiêu dùng ngày càng tăng. Được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, từ nguồn nguyên liệu tươi mới, giàu dinh dưỡng, bánh mì tươi đóng gói mang đến cho bạn một khẩu phần ăn ngon miệng, tiện lợi mà vẫn đảm bảo dưỡng chất, giúp bạn tràn đầy năng lượng để làm việc và học tập ở bất kì nơi đâu, bất kì khi nào. Nhịp sống đô thị ngày càng bận rộn, đặc biệt ở các đô thị lớn, những vấn đề như kẹt xe, học thêm ngoài giờ, làm thêm giờ... làm cho quỹ thời gian có vẻ như bị ngắn lại. Do đó, người ta ngày càng quan tâm đến nhu cầu nhanh, gọn, tiện lợi và thức ăn nhanh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người thành thị, đặc biệt là thành phố lớn Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống người dân ngày càng nâng cao, người ta luôn nhận thức được rằng, bữa ăn không chỉ cần đủ chất, nhanh, gọn, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho ngày mới, mà còn phải bổ dưỡng sức khỏe, tốt cho dạ dày; những thức ăn họ chọn không chỉ phải ngon, tiết kiệm, tiện lợi mà còn phải đủ dưỡng chất để họ có thể tiếp tục công việc và quá trình học tập. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thức ăn phục vụ cho nhu cầu ăn sáng, ăn thêm, ăn lót dạ như xôi, bánh mì ổ... nhưng hầu hết đều không đảm bảo vệ sinh, giá quá đắt, thời gian ăn lâu... Do đó, bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ra đời để phục vụ nhu cầu ngon, bổ, tiện lợi của người tiêu dùng mà giá thành không quá cao, chỉ khoảng 3.000 đồng – 8.000 đồng. Các loại bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở TP. HCM Dựa trên ý tưởng từ chiếc bánh mì truyền thống và thói quen sử dụng bánh mì như một món ăn nhanh, tiện dụng, giá rẻ mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, dòng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ra đời nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu cuộc sống hiện đại. Ngay khi ra đời, nó đã phù hợp với xu hướng tiêu dùng và nhanh chóng trở thành món ăn được yêu thích, thay thế cho chiếc bánh mỳ truyền thống quá phức tạp trong việc chế biến và bảo quản. Xuất hiện trên thị trường với những ưu điểm vượt trội của dòng bánh mỳ bơ truyền thống. Mẫu mã đẹp, chất lượng hoàn hào, bánh mì đóng gói có nhãn hiệu có thể ăn kèm với những thực phẩm khó tính nhất. Ngay lập tức nó có mặt ở khắp nơi, từ khu phố bình dân, trong lớp học, cho đến những văn phòng, công sở và cả những bữa tiệc Buffet sang trọng trong khách sạn. Một trong những yếu tố quan trọng đem lại thành công cho loại bánh mì này là sự tiện dụng. Chỉ cần bóc lớp vỏ bánh là có thể ăn ngay mà không cần chế biến – điều này khác hẳn với loại bánh mì thông thường. Trên thực tế, nhóm đối tượng có thời gian biểu cố định học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng là đối tượng tiếp cận với loại bánh này nhiều nhất bởi thời gian và chi phí cho nhu cầu ăn uống ít. Đa số mọi người đều nhận định, khi món ăn nhanh trở thành nhu cầu thiết yếu thì sự ra đời của bánh mì đóng gói có nhãn hiệu là một tất yếu. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bánh mì tươi đóng gói công nghiệp chất lượng cao, giá cả phải chăng, tính tiện lợi, đa dạng và phù hợp với khẩu vị người Việt với bánh mì tươi nhân ngọt như nhân bơ sữa, sôcôla, khoai môn, lá dứa, sầu riêng, sữa dừa; nhân mặn như chà bông, gà quay, lạp xưởng, tôm khô Hình 2.4 : Một số loại bánh mì đóng gói có nhãn hiệu trên thị trường. Giá: 4.000 đồng. KLT: 55g Giá: 2.300 đồng. KLT: 35g Giá: 2.700 đồng. KLT: 50g Giá: 2.300 đồng. KLT: 35g Giá: 2.500 đồng. KLT: 35g Giá: 2.000 đồng. KLT: 35g Giá: 5.000 đồng. KLT: 65g Giá: 2.000. KLT: 40g Giá: 4.000 đồng. KLT: 50g Giá: 6.000 đồng. KLT: 50g 2.2.3 Tình hình sản xuất tiêu thụ bánh mì đóng gói có nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam ở Tp. HCM trong thời gian qua. Bảng 2.5: Sản lượng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu sản xuất tiêu thụ ở TP. HCM trong 3 năm 2008, 2009, 2010. ĐVT: Tấn Năm 2008 2009 2010 2009/ 2008 2010/2009 Sản lượng 11.858 14.062 17.712 118,59% 125,96% (Nguồn: Công Ty CP Kinh Đô và Công Ty Khảo Sát Thị Trường Quốc Tế) Hình 2.5: Sản lượng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu sản xuất tiêu thụ ở TP. HCM trong 3 năm 2008, 2009, 2010. Trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, gây ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu nói riêng, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu cho bánh kẹo dẫn đến khối lượng tiêu thụ bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở TP. HCM đạt gần 11.858 tấn. Năm 2009 nền kinh tế có sự phục hồi nhẹ, khối lượng tiêu thụ bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở TP. HCM cũng tăng nhẹ lên 14.062 tấn tương ứng với mức tăng trưởng 18,58% so với năm 2008. Năm 2010 với nhiều biến động về kinh tế, chính trị toàn thế giới làm ảnh hưởng lớn đến các quốc gia trong đó có Việt Nam. Lạm phát trong năm 2010 là 11,75%, vượt quá chỉ tiêu của Chính phủ đề ra, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp, trong đó có các công ty sản xuất kinh doanh bánh kẹo. Tuy nhiên, do nhu cầu bánh kẹo ngày càng gia tăng và đặc biệt là sự tiện lợi của bánh mì công nghiệp đã nâng sản lượng tiêu thụ lên 17.712,41 tấn, tăng gần 30% so với năm 2009. 2.3 Dự báo thị trường bánh kẹo trong thời gian tới. 2.3.1 Xu hướng tiêu thụ bánh kẹo trong thời gian tới. Theo Công Ty Khảo Sát Thị Trường Quốc Tế ( BMI ), sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam năm 2010 là 100.400 tấn, năm 2011 là 103.800 tấn đến năm 2012 đạt 107.400 tấn, năm 2013 là 111.374 tấn, năm 2014 là 115.718 tấn và năm 2015 sẽ là 120.462 tấn. Bảng 2.6: Dự báo sản lượng bánh kẹo trong thời gian tới Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Sản lượng (Tấn) 103.800 107.400 111.374 115.718 120.462 (Nguồn: Công Ty Khảo Sát Thị Trường Quốc Tế ) Hình 2.6: Biểu đồ dự báo sản lượng bánh kẹo trong thời gian tới 2.3.2 Dự báo lượng tiêu thụ bánh mì đóng gói có nhãn hiệu trong thời gian tới Khi bánh mì đóng gói dần trở thành một thực phẩm thiết yếu với đặc tính tươi ngon, tiện lợi và cung cấp nguồn năng lượng cần thiết, mang một sứ mệnh quan trọng giúp mọi người bổ sung năng lượng làm việc, học tập, bánh mì đóng gói đang đóng vai trò quan trọng trong tiến độ phát triển kinh tế. Mặc khác, trong xu thế toàn cầu hóa, thực phẩm, bánh kẹo, bánh mì, bánh nướng đang dần trở thành những đồ ăn quen thuộc, thường xuyên của nhiều người dân Việt Nam do nhu cầu về bữa ăn nhanh của người dân ở một thành phố công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến với phần đông khách hàng là học sinh, sinh viên, người lao động bởi giá rẻ, dễ lựa chọn, mua nhanh. Đa phần các sản phẩm bánh mì của các doanh nghiệp Việt Nam có giá bánh từ 3.000 đồng - 7.000 đồng/ cái. Bánh tươi trong các cửa hàng do nước ngoài đầu tư có giá cao hơn (trung bình trên 7.000 đồng/sản phẩm) vì chi phí cao. Còn các sản phẩm của các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ thì quy trình sản xuất lạc hậu, chủ yếu là sản xuất thủ công không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.Vì vậy, các sản phẩm bánh mì công nghiệp đóng gói sẽ có tiềm năng phát triển rất lớn trong giai đoạn những năm sắp tới. Ngoài ra, trong những năm gần đây hệ thống siêu thị phát triển mạnh, theo Công Ty Khảo Sát Thị Trường Quốc Tế ( BMI ), có khoảng 165 siêu thị, 14 đại siêu thị và 255 cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam. Tại các thành phố lớn, nhiều siêu thị mới đã được mở ra trong vài năm qua. Cùng với một mạng lưới dày đặc của các đại lý phân phối, các cửa hàng bách hóa các bakery rộng khắp trên toàn quốc là điều kiện cho ngành bánh kẹo Việt Nam nói chung và ngành bánh mì nói riêng phát triển mạnh trong những năm sắp tới. Theo Công Ty Khảo Sát Thị Trường Quốc Tế ( BMI ), sản lượng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở TP. HCM năm 2011 là 18.312 tấn đến năm 2012 đạt 18.947 tấn, năm 2013 là 19.648 tấn, năm 2014 là 20.415 tấn và năm 2015 sẽ là 21.252 tấn. Bảng 2.7: Dự báo sản lượng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở TP. HCM trong thời gian tới ĐVT: Tấn Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Sản lượng 18.312 18.947 19.648 20.415 21.252 (Nguồn: Công Ty Khảo Sát Thị Trường Quốc Tế ) Hình 2.7: Biểu đồ dự báo sản lượng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu trong thời gian tới Hiện nay, các doanh nghiệp đang tham gia sản xuất và kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu tại TP. HCM như sau: v Công Ty Cổ Phần Kinh Đô Tên tiếng việt: Công Ty Cổ Phần Kinh Đô Vốn điều lệ: 1.012.765.880.000 VNĐ (Một ngàn mười hai tỷ bảy trăm sáu mươi lăm triệu tám trăm tám mươi ngàn đồng) Trụ sở chính: 141 Nguyễn Du, Bến Thành, Quận 1, TP. HCM Webside: www.kinhdo.vn Email: info@kinhdo.vn Giấy CNĐKKD: Số 0302705302 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp, đăng ký lần đầu ngày 06/09/2002, đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 06/04/2010. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 150.000.000.000 đồng. v Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị Trụ sở chính: 122 Định Công, Q. Hoàng Mai, Hà Nội Website: www.huunghi.com.vn Sở hữu thương hiệu Hữu Nghị, một thương hiệu nổi tiếng được biết đến từ những năm 50 của thế kỷ trước, Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị (HUUNGHIFOOD) hiện là một trong những công ty uy tín hàng đầu Việt Nam chuyên về sản xuất, kinh doanh các loại bánh, mứt kẹo, nông sản thực phẩm. Không ngừng mở rộng sản xuất và phát triển một cách bền vững, Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị đã đạt được nhiều thành tích và danh hiệu uy tín trong nước. v Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Phạm Nguyên Trụ sở chính: 613 Trần Đại Nghĩa, Tân Tạo, Bình Tân, TP. HCM Website: www.phamnguyenfood.com  Được thành lập từ năm 1990, Công ty chế biến thực phẩm và bánh kẹo Phạm Nguyên là một trong những công ty sản xuất bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam. Sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” nhiều năm liền và có mặt hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, cũng như đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế Giới v Doanh Nghiệp Tư Nhân Bánh Kẹo Á Châu Trụ sở chính: 545 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, TP. HCM Website: www.abcbakery.com  Hiện nay Doanh nghiệp  đã có 17 cửa hàng chính trong Tp HCM và các tỉnh . Và một  cửa hàng tại Tp Phnom Penh – Campuchia  khai trương vào tháng 10 năm 2007. Riêng các đại lý thì có mặt hầu hết ở các tỉnh thành miền Nam và trên 3.000 hệ thống phân phối bán lẻ. Doanh nghiệp có một Xưởng sản xuất chính có diện tích trên 6.000m2 xây  dựng năm 2002 tại địa chỉ số 545 Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, TP. HCM với trang thiết bị máy móc hiện đại. Nơi đây là trung tâm sản xuất các loại bánh đóng gói bao bì cho xuất khẩu và bánh bán thành phẩm cho các cửa hàng, đại lý. Năm 2008, doanh nghiệp xây dựng thêm  một nhà máy có diện tích 2.000m2 cũng ở quận Bình Tân để dành riêng cho hệ thống bánh xuất khẩu với quy mô trang bị máy móc hiện đại hơn hẳn trước đây. 2.4 Những cơ hội và thách thức. Bảng 2.8: Những cơ hội và thách thức đối với bánh mì đóng gói có nhãn hiệu Cơ hội Người dân ngày càng đầu tư cho giáo dục Nhà nước khuyến khích giáo dục phát triển Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao và khá ổn định Đời sống người dân được cải thiện, chi tiêu cho tiêu dùng tăng. Tiềm năng thị trường bánh kẹo lớn. Nhu cầu về thực phẩm ăn nhanh ngày càng tăng. Dân số Việt Nam tiếp tục tăng, người trẻ chiếm tỷ lệ cao. Thu nhập bình quân đầu người tăng. Công nghệ sản xuất chế biến ngày càng tiên tiến, hiện đại. Việt Nam hội nhập, hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, nền kinh tế có độ mở cửa rất cao (thu hút nguồn đầu tư nước ngoài) Tinh hình an ninh chính trị của Việt Nam ổn định. Hệ thống kinh doanh siêu thị, Metrol đang phát triển mạnh mẽ. Người dân có xu hướng tiêu dùng sản phẩm trong nước. Thách thức Việt nam gia nhập WTO nên môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như đối thủ cạnh tranh mạnh, nhiều đối thủ tiềm ẩn mang tầm cỡ quốc tế. Sản phẩm thay thế ngày càng tăng. Người tiêu dùng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao. Tỷ giá hối đoái thường xuyên thay đổi theo hướng bất lợi Khả năng ép giá từ khách hàng và nhà cung cấp mạnh. Sự thay đổi nhanh chóng về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Khả năng cạnh tranh về giá do giá nguyên vật liệu có xu hướng tăng Qua phân tích ở trên cho thấy, hiện nay trên thị trường có nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu, bao gồm các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Các doanh nghiệp này đang cạnh tranh gay gắt trên thị trường để giành thị phần. Từ thực trạng này, luận văn đã thực hiện đánh giá vị thế cạnh tranh của một số công ty có quy mô lớn, đánh giá của khách hàng về sản phẩm bánh mì đóng gói có nhãn hiệu tại TP. HCM, xác định được vị thế cạnh tranh của từng công ty và đưa ra các chiến lược thực tiễn, các giải pháp và quy trình đánh giá được thực hiện ở chương 3. CHƯƠNG 3: ĐIỀU TRA VỊ THẾ CẠNH TRANH SẢN PHẨM BÁNH MÌ ĐÓNG GÓI CÓ NHÃN HIỆU QUA ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 3.1 Phát triển thị trường thông qua các hoạt động và các quá trình tiếp thị bán hàng 3.1.1 Phạm vi đánh giá vị thế cạnh tranh của các sản phẩm bánh mì đóng gói có nhãn hiệu tại TP. HCM Luận văn tập trung điều tra đánh giá vị thế cạnh tranh của bánh mì đóng gói được sản xuất và phân phối từ các nhà sản xuất Việt Nam. Bảng 3.1 trình bày các loại sản phẩm của các công ty có mặt trên thị trường TP. HCM năm 2011. Bảng 3.1: Các sản phẩm của các công ty có mặt trên thị trường TP. HCM năm 2010. STT Tên sản phẩm Công ty sản xuất Đơn giá (đồng) 1 Aloha Công Ty Cổ Phần Kinh Đô 6.000 2 Scotti Công Ty Cổ Phần Kinh Đô 6.000 3 Daisy Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị 2.700 4 Staff Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị 4.000 5 Lucky Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị 2.300 6 Paket Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị 4.000 7 Balls Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị 6.000 8 Safety Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị 2.300 9 Orange Roll Doanh Nghiệp Tư Nhân Bánh Kẹo Á Châu 2.000 10 Otto Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Phạm Nguyên 2.000 11 Oba Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Phạm Nguyên 2.500 Các loại bánh trên có đơn giá cao thấp khác nhau, mẫu mã và khẩu vị khác nhau nên chất lượng cũng khác nhau. 3.1.2 Các hoạt động tiếp thị bánh mì đóng gói có nhãn hiệu. Một nhân viên tiếp thị cần có kỹ năng đàm phán, chào hàng, chăm sóc khách hàng cũ và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, đặc biệt kỹ năng phân tích đánh giá thị trường, biết lắng nghe ý kiến của khách hàng để hoàn thiện sản phẩm ngày càng hài lòng khách hàng hơn. Hoạt động của họ ngoài việc chào bán sản phẩm, họ còn có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng, thiết lập chương trình tiếp thị, luôn quan tâm đến khách hàng và phải mềm dẻo để giữ mối quan hệ với khách hàng. Hoạt động của nhóm tiếp thị: Do bánh mì đóng gói có nhãn hiệu được tiêu thụ rất mạnh với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 18 – 25% , được phân phối theo các kênh phân phối trực tiếp, gián tiếp và bán ở các tiệm tạp hóa và bakery là chủ yếu. v Công việc hàng ngày: Các nhân viên bán hàng trực tiếp ở các điểm bán để nắm tình hình và báo cáo với cấp trên, nội dung chủ yếu là cung cấp hàng và giới thiệu sản phẩm. Các phương tiện hỗ trợ như: Các tài liệu về sản phẩm: tờ bướm, brochure… Các chương trình khuyến mãi: tiếp sức mùa thi, tăng khối lương giá không đổi… Bảng giá: dành cho người tiêu thụ, người mua sỉ, các đại lí… v Bán hàng theo khu vực: Bán theo từng loại sản phẩm cần phải giới thiệu Tập trung vào các khu vực trọng điểm: trường học, kí túc xá, siêu thị… Tổ chức các chương trình khuyến mãi theo từng mùa, thời gian ngắn hạn hay dài hạn v Hoạt động tài trợ Chiết khấu số lượng lớn hay tổ chức đi du lịch cho những nhà phân phối, người bán lẻ có doanh số bán cao trong trong năm. Giúp học sinh vùng bão lũ trở lại trường 3.1.3 Các quá trình của hệ thống quản trị chất lượng và quản lí tiếp thị Đối với bất kỳ quá trình quản lí nào thì quá trình quản lí tiếp thị phải có các bước cơ bản: Tuyển dụng nhân viên tiếp thị theo nhu cầu thực tế kinh doanh Đào tạo và tái đào tạo cho nhân viên của nhóm tiếp thị bánh mì đóng gói có nhãn hiệu Chỉ đạo, giám sát và hướng dẫn nhân viên tiếp thị bán hàng. Công việc chủ yếu là xây dựng mối quan hệ với khách hàng và thuyết phục các nhà phân phối, đại lí, cửa hàng và các điểm bán lẻ bánh mì đóng gói có nhãn hiệu của công ty. Triển khia các hoạt động hỗ trợ phòng ngừa Thực hiện các hoạt động dịch vụ của hoạt động tiếp htị bán hàng Đánh giá hệ thống chất lượng nội bộ và điều chỉnh những tồn tại. Xác định nhu cầu thực trạng của địa bàn tiếp thị bánh mì đóng gói có nhãn hiệu Tuyển dụng, đào tạo và tái tạo Thiết lập phương án thực hiện tiếp thị Kiểm soát quá trình tiếp thị, thuyết phục người mua Kiểm soát các trục trặc diễn ra Hành động khắc phục, phòng ngừa Các dịch vụ của hoạt động tiếp thị và đánh giá chất lượng hệ thống Hình 3.1: Các quá trình của hệ thống chất lượng trong quản lí bán hàng 3.1.4 Các phương pháp áp dụng hoạt động quản lí tiếp thị bán hàng. Trên cơ sở phân tích vị thế cạnh tranh của các loại bánh mì, luận văn đã tiến hành điều tra thực tế các ý kiến phản hồi của khách hàng đối với các loại bánh mì đóng gói có nhãn hiệu của bốn công ty lớn đang trực tiếp cạnh tranh trên thị trường Việt Nam. Qua xử lí số liệu điều tra có thể cho biết các danh mục ưu tiên trong quá trình cần thực hiện. Sau đây là các bước kỹ thuật để phân tíchquá trình marketing ( thị trường). Nội dung bảng được lập theo bốn bước cơ bản: Lập kế hoạch – thực hiện – kiểm tra – điều chỉnh ( Plan-Do–Check– Adjust) Bảng 3.2: Các bước kỹ thuật để phân tích quá trình marketing Tiến trình Mục đích Nội dung triển khai Lập kế hoạch - Lập kế hoạch cho các quá trình - Chuẩn đoán các vấn đề cần thực hiện - Đưa ra các đề nghị Quá trình tiến hành điều tra thực tế: Viết phiếu điều tra Lấy ý kiến phản hồi của khách hàng tại TP. HCM Xử lý số liệu điều tra theo phương pháp chất lượng và trung bình trọng số Phân tích kết quả điều tra, đối chiếu với các nguồn thông tin khác. Xếp danh mục ưu tiên So sánh cho các sản phẩm của các công ty Đề xuất các dự án phát triển đối với các công ty. Thực hiện Thực hiện dự án Tìm kiếm các công ty tốt nhất hoặc các tiêu chuẩn giải thưởng chất lượng làm chuẩn mực cho tiến trình so sánh Lựa chọn đối tác so sánh trong các công ty tốt nhất nếu có thể tiến hành ở Việt Nam Đưa ra các thỏa thuận đối với các đối tác so sánh. Thu thập thông tin so sánh Kiểm tra Đối chiếu các việc đã làm được trong kế hoạch Phân tích các thông tin và so sánh hoạt động tiếp thị của bánh mì đóng gói có nhãn hiệu Lập kế hoạch hành động và sửa đổi hoạt động của việc tiếp thị bán hàng này và thực hiện theo đối tác được lựa chọn Điều chỉnh -Tiến hành sửa chữa và cải tiến -Làm PDCA nếu có thể Theo dõi quá trình trình so sánh Cập nhật các so sánh hay tiếp tục chương trình từ đầu Định cỡ lại nội dung so sánh Luận văn thực hiện theo các bước sau: Xác định nhu cầu về so sánh được đặt ra với các hoạt động tiếp thị. Thông tin cập nhật trong quản lý bán hàng Chọn lựa tình hình so sánh thích hợp với thực tế Bảng điều tra được thiết kế theo nhận thức nhu cầu, sự thỏa mãn của khách hàng Luận văn tập trung điều tra vào đối tượng sử dụng chính để phát họa một cách khách quan về bánh mò đóng gói có nhãn hiệu ở TP. HCM. Để đảm bảo độ tin cậy khách quan cao nhất thì số liệu điều tra được thống kê, tiến hành xử lý. 3.2 Điều tra nhu cầu sử dụng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở Thành phố Hồ Chí Minh 3.2.1 Các phiếu điều tra Các ý kiến phản hồi của khách hàng có tính khách quan và độ tin cậy đảm bảo được. Phiếu điều tra của luận văn được thiết kế ở dạng khuyết danh nhưng có đề cập tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Mục đích quan tâm của luận văn là tuổi, giới tính, nghề nghiệp của đối tượng cần điều tra. Bước 1: Chọn lựa đối tượng tập trung chủ yếu của người tiêu dùng Bước 2: Phân theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Vì độ tuổi khác nhau làm nhu cầu ăn bánh mì đóng gói có nhãn hiệu khác nhau. Đặc biệt sự khác nhau về giới tính, thường thì nữ có nhu cầu ăn bánh mì đóng gói nhiều hơn nam nên nữ quan tâm đến thương hiệu, mùi vị của bánh mì nhiều hơn. Và để đáp ứng được nhu cầu ăn nhanh, gọn, nhẹ của khách hàng đặc biệt là học sinh, sinh viên nên nghề nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng. Trong phiếu điều tra, độ tuổi được chia làm 4 nhóm và nghề nghiệp có 8 nhóm. Bảng 3.3: Phân loại phiếu điều tra theo độ tuổi Tuổi < 15 15 – 30 31 – 60 > 60 Đặc điểm chung - Là học sinh. - Chưa có thu nhập. - Học sinh, sinh viên, công nhân và nhân viên mới đi làm. - Chưa có thu nhập hoặc thu nhập thấp. - Giai đọan ổn định của nghề nghiệp. - Thu nhập từ trung bình đến cao. - Tuổi về hưu - Thu nhập giảm Tâm lý - Đang phát triển về thể chất và tâm lý - Thích chơi đùa, hoạt động nhiều. - Thích ăn vặt nhiều - Giai đoạn trưởng thành về thể chất và tâm lý - Tuổi trẻ nhiệt huyết và năng động, thích tham gia nhiều hoạt động trường lớp và hoạt động xã hội. - Nạp năng lượng thường xuyên. - Tâm lý và thể chất đã phát triển toàn diện. - Có nhu cầu cao hơn về ăn uống. - Thể chất yếu hơn - Nhu cầu ăn uống ít hơn và kén chọn hơn Bảng 3.4: Phân loại phiếu điều tra theo giới tính Giới tính Nam Nữ Đặc điểm chung - Ít thích ăn bánh - Thích ăn bánh có khối lượng lớn - Cần nhiều năng lượng hơn nữ - Thích ăn vặt, ăn thường xuyên nhưng khối lượng ít Tâm lý - Thích ăn nhanh, gọn - Thích ăn bánh nhân mặn hơn nhân ngọt - Quan tâm nhiều tới bao bì, kiểu dáng, mùi vị bánh - Thích ăn bánh nhân ngọt hơn nhân mặn Bảng 3.5: Phân loại phiếu điều tra theo nghề nghiệp Nghề nghiệp Đặc điểm chung Tâm lý Điều hàng, quản lý - Thu nhập cao - Thời gian ăn uống nhiều - Ăn uống cầu kì. - Việc ăn thể hiện đẳng cấp Sinh viên, học sinh Chưa có thu nhập Thích ăn vặt, ăn nhiều lần Nhân viên Thu nhập thấp và trung bình Thích ăn nhanh, gọn Công nhân Thu nhập thấp Quan tâm nhiều đến khối lượng sản phẩm Hưu trí Thu nhập giảm xuống Ăn ít và kén chọn Nội trợ Thu nhập thấp Quan tâm đến thành phần dinh dưỡng khi ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm Nghề tự do Thu nhập không ổn định Quan tâm sự tiện lợi của sản phẩm Bước 3: Soạn thảo nội dung câu hỏi Định vị khu vực TP. HCM chịu sự ảnh hưởng của tiếp thị. Các câu hỏi có nhiều yếu tố khác nhau. Có 11 loại chính: Uy tín chính sách công ty Tác động thị trường hiện tại Chất lượng sản phẩm Quá trình điều tra phiếu thăm dò luận văn xuất phát từ nhu cầu thực tế của chiến lược nâng cao vị thế cạnh tranh của bánh mì đóng gói có nhãn hiệu. Vậy nội dung của quá trình liên quan đến nhu cầu cần tiến hành so sánh hoạt động tiếp thị sản phẩm bánh mì đóng gói có nhãn hiệu. Bảng 3.6: Nội dung các quá trình của hoạt động Marketing STT Nội dung điều tra Vấn đề liên quan Quá trình cần cải tiến Các câu hỏi liên quan 1 Mức độ sử dụng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu Lượng khách hàng - Đánh giá hiệu quả tiếp thị đối với khách hàng 1,3 2 Cơ sở quyết định sử dụng Cơ sở ra quyết định Lập thứ tự ưu tiên cho quá trình cần so sánh 2,4,5,6 3 Tính hợp lý khi sử dụng Hiện trạng sử dụng và tính hợp lý khi sử dụng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu Nhận thức đặc điểm của các loại sản phẩm 4,6,7,9,11 4 Giá thành Giá của các loại bánh mới cao hơn các loại bánh cũ Đánh giá yếu tố giá của từng loại bánh 9 5 Phân biệt các loại bánh Chất lượng sản phẩm Thực tế chấp nhận của thị trường liên quan đến giá, chất lượng và tác động của tiếp thị 1,2,4,5,9 6 Ấn tượng về danh tiếng công ty, sản phẩm Hiệu quả hoạt động Marketing Điều chỉnh các hoạt động Marketing đến hoạt động bán hàng 1,2,4,7,8,11 7 Nguyên nhân tạo nên ấn tượng sản phẩm Cảm nhận xu hướng chấp nhận của người tiêu dùng Điều chỉnh cách tiếp thị của từng sản phẩm 2,4,7,8,11 8 Phương tiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHOA LUAN TOT NGHIEP.doc
  • docBANG TONG KET CHI TIEU CUA 243 PHIEU DIEU TRA.doc
  • docBANG THAM DO Y KIEN.doc
  • docCHUONG~1.DOC
  • xlsKET QUA TONG KET PHIEU THAM DO Y KIEN KHACH HANG VE THUC TRANG TIEU DUNG BANH MI DONG GOI CO NHAN.xls
  • docMUC LUC.doc
  • docPHU LUC.doc
  • docTRANG BIA.doc
Tài liệu liên quan