MỤC LỤC
Lời mở đầu . 4
Chương I: Du lịch và Những vấn đề cơ bản của du lịch . 6
I. Một số khái niệm cơ bản của du lịch . 6
1. Lịch sử của du lịch . 6
2. Bản Chất Của Du Lịch . 9
2.1 Xét từ góc độ nhu cầu của khách du lịch . 9
2.2 Xét từ góc độ chính sách phát triển du lịch quốc gia . 10
2.3 Xét từ góc độ sản phẩm du lịch. 11
2.4 Xét từ góc độ tìm kiếm thị trường: . 12
2.5 Xét từ tỷ lệ khách du lịch . 12
3. Một số khái niệm cơ bản của du lịch . 13
4. Những loại hình doanh nghiệp du lịch cơ bản . 15
II. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, xu thế phát triển
du lịch toàn cầu và khu vực. 17
1. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân . 17
2. Tình hình phát triển du lịch trên thế giới . 22
2.1 Tổng quan hoạt động du lịch thế giới theo vùng . 24
2.2 Du lịch thế giới nhanh chóng ổn định và hồi phục . 26
2.3 Triển vọng du lịch . 30
III. Xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế và du lịch thế giới. 32
1. Sự bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ . 33
2. Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới . 33
3. Quan hệ kinh tế quốc tế chuyển từ lưỡng cực sang đa cực. 33
4. Xu hướng phát triển dịch vụ du lịch . 33
Chương II: Thực trạng hoạt động của Du Lịch quốc tế ở Việt Nam
từ năm 1990 đến nay . 35
I. Khái quát quá trình phát triển của ngành du lịch Việt Nam . 35
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của du lịch Việt Nam. 35
2. Cơ cấu bộ máy tổ chức ngành du lịch Việt Nam . 37
II. Thực trạng kinh doanh du lịch quốc tế ở Việt Nam hiện nay
và những vấn đề còn hạn chế . 39
1. Bối cảnh và tình hình quốc tế ảnh hưởng tới sự phát triển của du lịch
quốc tế Việt Nam . 39
1.1 Bối cảnh và tình hình quốc tế. 39
1.2 Kết quả của hoạt động kinh tế đối ngoaị và tình hình trong nước . 40
2. Những kết quả đạt được của hoạt động du lịch quốc tế. 41
2.1 Nhịp độ tăng trưởng khách du lịch hàng năm. 42
2.2 Doanh thu du lịch . 44
2.3 Đào tạo nguồn nhân lực . 45
2.3 Cơ sở vật chất của ngành . 46
2.4 Công tác Quy hoạch du lịch . 49
3. Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế Việt Nam . 50
3.1 Các vấn đề của ngành. 50
3.2 Thủ tục làm Visa du lịch còn nhiều bất cập . 52
3.3 Công tác Marketing chưa được triển khai toàn diện. 53
3.4 Còn nhiều cản trở trong việc cấp giấy phép hoạt động cho các công ty
du lịch . 54
3.5 Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển 54
3.6 Còn thiếu cán bộ và nhà quản lý có kỹ năng . 56
3.7 Một số vấn đề liên ngành . 57
Chương III: Chiến Lược Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch ở Việt Nam
giai đoạn 2001 - 2010. 59
I. Các nguồn lực chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam
và quan điểm phát triển. 59
1. Các nguồn lực chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam . 60
1.1 Nguồn lực nhân văn . 60
1.2 Nguồn lực thiên nhiên . 62
1.3 Dân cư và lao động. 65
1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng . 66
1.5 Đường lối chính sách phát triển du lịch của Chính phủ. 67
1.6 Nguồn lực bên ngoài . 68
1.7 Thị trường Nhật Bản, ASEAN và một số thị trường truyền thống khác . 69
2. Quan điểm phát triển . 71
2.1 Du lịch - ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung
văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. 71
2.2 Phát triển du lịch nhanh và bền vững thành một ngành kinh tế mũi nhọn
. 71
2.3 Phát triển du lịch quốc tế và nội địa đảm bảo hiệu quả cao về chính trị
và kinh tế xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng đột phá . 72
2.4 Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng an ninh,
trật tự, an toàn xã hội. 73
II. Mục Tiêu và chiến lược phát triển . 73
1. Mục tiêu tổng quát . 74
2. Mục tiêu cụ thể . 74
2.1 Tăng cường thu hút khách du lịch. 74
2.2 Nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch . 74
2.3 Xây dựng, trang bị lại cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch . 74
3. Chiến lược phát triển và một số lĩnh vực chủ yếu của ngành . 75
3.1 Về thị trường và xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch. 75
3.2 Về sản phẩm du lịch . 75
3.3 Về đầu tư phát triển du lịch . 76
3.4 Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng
khoa học công nghệ. 77
3.5 Về bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường . 78
3.6 Về hợp tác quốc tế. 78
4. Định hướng phát triển các vùng du lịch . 78
4.1 Vùng du lịch Bắc Bộ . 78
4.2 Vùng du lịch Bắc Trung Bộ . 79
4.3 Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam bộ . 80
III. Giải Pháp và tổ chức thực hiện . 82
1. Giải pháp thực hiện . 82
1.1. Đổi mới kiện toàn về tổ chức và cơ chế quản lý. 82
1.2 Giải pháp về cơ chế chính sách . 83
1.3 Về nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ. 84
1.4 Về xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch . 85
1.5 Về đào tạo và bồi dưỡng nguồn lực du lịch . 86
1.6 Về tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế . 86
2. Tổ chức thực hiện. 87
2.1 Công tác phối kết hợp với các Bộ ngành kiên quan: . 87
2.2 Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương . 88
2.3 Các doanh nghiệp: . 88
2.4 Các hội, Câu lạc bộ và Hiệp hội. 89
Kết luận
Tài liệu tham khảo
98 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chiến lược và Giải pháp Phát triển Du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuyến, điểm tham quan du lịch. Đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu du lịch nội địa tăng nhanh.
2. Những kết quả đạt được của hoạt động du lịch quốc tế
2.1 Nhịp độ tăng trưởng khách du lịch hàng năm
Lượng khách du lịch ở nước ngoài đến Việt Nam và Việt kiều về thăm quê hương, Tổ Quốc ngày một đông. Năm 1986 Việt Nam mới đón được 54.350 lượt khách quốc tế,
năm 1988 là 92.500 người, năm 1990 tăng lên 250.000 người, năm 1992 đạt 440.000 người, năm 1994 đạt con số 1 triệu người, và năm 1996 là 1,6 triệu người. Từ năm
1990 trở lại đây lượng khách du lịch quốc tế đến Việt nam luôn tăng trưởng với nhịp độ xấp xỉ 30%/năm. Việt Nam đã đạt con số 1 triệu khách du lịch quốc tế năm 1995. Lượng khách du lịch tới Việt Nam liên tục tăng nhanh từ 1.35 triệu năm 1995 tới
1.78 triệu năm 1999 với tỷ lệ tăng trưởng trung bình năm khá cao 6.9%. Trong suốt thời kỳ này, Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm của các nước ASEAN lần lượt đạt ở mức 12.5% và 3.4%. Về tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch đến Việt Nam đã vượt xa tỷ lệ của các nước ASEAN cũng như của thế giới ở 4.2%.
Bảng 4: SỐ LƯỢNG KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM 1995-2002
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng Cộng
1.351.296
1.607.155
1.715.637
1.520.128
1.781.754
2.140.100
2.330.050
2.627.988
1. Các Thị Trường
Trung Quốc
62.640
377.555
405.279
420.743
484.102
626.102
627.846
724.385
Nhật Bản
119.540
118.310
122.083
95.258
113.514
152.755
204.860
279.769
Châu á
167.281
255.388
240.883
269.448
Mĩ
189.090
146.488
147.982
176.578
210.377
208.642
230.470
259.967
Đài Loan
224.127
175.486
154.566
138.529
173.920
212.370
200.061
211.072
Pháp
137.890
87.795
81.513
83.371
86.026
86.492
99.700
111.546
Nam Triều Tiên
43.333
53.452
75.167
105.060
Úc
96.624
Anh
52.820
40.692
44.719
39.631
43.863
56.355
64.673
69.682
Đức
21.719
32.058
39.096
46.327
Các Nước Khác
520.939
626.285
730.462
540.971
604.900
433.942
502.294
454.108
2. Phương Tiện Giao
Thông
Hàng Không
1.206.799
939.635
1.033.743
873.690
1.022.073
1.113.140
1.294.465
1.540.108
Đường Bộ
122.752
505.653
550.414
489.274
571.749
770.908
274.612
778.800
Tầu Biển
21.745
161.867
131.480
157.164
187.932
256.052
750.973
309.080
3. Mục Đích Viếng Thăm
Du Lịch
610.647
661.716
691.402
598.930
837.550
1.138.920
1.225.161
1.460.546
Thương Mại
308.015
364.896
403.175
291.865
266.001
419.646
395.158
445.751
Quan Hệ Đối Ngoại
202.694
273.784
371.849
300.985
337.086
399.962
390.229
430.994
Các Mục Đích Khác
229.940
306.759
249.211
328.348
341.117
181.572
319.502
290.697
Nguồn: Tổng Cục Du lịch Việt Nam
Năm 1998, khách du lịch vào Việt Nam sụt giảm đột ngột 11.4% so với năm trước đó vì sự đình trệ của nền kinh tế gây ra bởi cuộc Khủng hoảng Tài chính Châu Á. Tuy nhiên, năm 1999, lượng khách du lịch đã phục hồi trở lại và vượt số lượt khách đạt được năm 1997 với mức tăng trưởng rất tốt 17.2%. Sự sụt giảm của năm trước đó đã hoàn toàn được phục hồi. Các nước ASEAN cũng đã lấy lại được sự hồi phục nhanh chóng với tỷ lệ tăng 15.3%. Điều này phản ánh sự hồi phục về kinh tế của các nước ASEAN.
Bảng 5: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2002
Đơn vị: Lượt người
Một số thị trường chủ yếu
2001
2002
Quý I - 2003
Trung Quốc
672.846
724.385
174.300
Đài Loan
200.061
211.072
56.000
Nhật Bản
204.860
279.769
82.200
Hàn Quốc
75.167
105.060
35.900
Mỹ
230.470
259.967
81.800
Canada
35.963
43.552
15.600
Pháp
99.700
111.546
34.500
Anh
64.673
69.682
18.600
Đức
39.096
46.327
15.200
Úc
84.085
96.624
29.400
Các Nước ASEAN
240.883
269.448
72.600
Các thị trường khác
272.198
286.485
105.2
Tổng số
2.330.050
2.627.988
712.500
Nguồn: Tổng cục Du lịch
Sự gia tăng đáng kể khác về khách du lịch quốc tế vào Việt Nam là sự qua lại của du khách đi qua biên giới từ những nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia và Thái Lan. Thị phần của lượng khách du lịch qua biên giới là 34% trên tổng số khách đến Việt Nam năm 1999. Khách từ Trung Quốc tới đạt 484,000 lượt chiếm
81%. Mức tăng trưởng du khách quốc tế tăng 2.7% so với năm trước. Khách du lịch quốc tế chưa bao gồm khách qua biên giới chiếm 66% trên tổng số lượt khách và mức tăng trưởng hàng năm chỉ là 0.3%.
Năm 1998, trước bối cảnh khủng hoảng tài chính tiền tệ và cạnh tranh gay gắt về Du lịch trong khu vực và thế giới, để đẩy mạnh sự phát triển Du lịch theo chỉ đạo của Bộ Chính Trị trong thông báo số 179/TB-TW ngày 11/11/1998,
Tổng cục Du lịch đã xây dựng Chương trình hành động cuốc gia về Du lịch và các sự kiện du lịch Việt Nam năm 2000 với tiêu đề Việt Nam - Điểm đến của Thiên niên kỷ mới. Chương trình này đã được Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt tại công văn số 406/CP-KTTH, ngày 20/4/1999.
Sau hơn hai năm triển khai, Việt Nam đã thu hút một lượng lớn khách nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài về thăm tổ quốc và tăng nhanh lượng khách du lịch nội địa. Năm 2000, du lịch Việt Nam đã đón được 2,142 triệu lượt khách quốc tế và 11,2 triệu lượt khách đi du lịch nội địa, về đích trước thời gian của Chương trình HĐQG về du lịch đề ra. Đến năm 2002, có lẽ phải mất nhiều năm, ngành du lịch Việt Nam mới lấy lại phong độ sôi nổi và phấn khích như năm này, Du lịch Việt Nam đạt 2,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 12% so với năm trước (năm 2001 chỉ tăng 9,1%). Một động thái đáng mừng là số khách quốc tế đến với mục đích du lịch đã lên đến gần 1,5 triệu người, tăng 18,8% so với năm 2001 (chỉ tăng 15,8%). Đối với người dân trong nước, du lịch đang dần trở thành một nhu cầu sinh hoạt không thể thiếu đối với đời sống người Việt Nam (có tới 12 triệu lượt khách du lịch nội địa năm 2002). Ngoài ra, nhu cầu của người Việt Nam đi ra nước ngoài nhất là Thái Lan, Trung Quốc, Singapore ngày một tăng mạnh, gấp 4 - 5 lần năm 1999.
Năm 2002 đã có sự thành công của Festival Huế, chương trình du lịch mạo hiểm Raid Gauloises cùng với kết quả mỗi tuần Hạ Long đón đều đặn hàng ngàn lượt khách đến bằng tàu biển. Năm 2002 là năm đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ và thành công của sự nghiệp phát triển du lịch. Sự tăng trưởng của du lịch được xếp là một trong 10 sự kiện nổi bật của đất nước trong năm 2002.
2.1.1 Cơ cấu khách theo phương tiện đi lại
Trong năm 2002, Du lịch nước ta tiếp tục đà tăng trưởng ở mức cao: đạt trên 2,6 triệu lượt người, tăng 11,5% so với năm trước. Trong đó, số khách đi bằng đường hàng không là 1.540.108 lượt người, chiếm 58,3% tổng số khách đến, tăng 17%; bằng đường biển là 309.080 lượt người, chiếm 11,8% tổng số khách đến, tăng 7,9%; bằng đường bộ là 778.800 lượt người, chiếm 29,9% tổng số khách đến, tăng 3,6% so với năm 2001.
Xem bảng dưới đây ta có thể thấy mức tăng của nhu cầu sử dụng các phương tiện vận chuyển:
Bảng 6: Khách chia theo phương tiện đến, năm 2001, 2002
Năm 2001
Năm 2002
2002 so với 2001 (%)
Đi bằng đường hàng không
1.294.465
1.540.108
119,0
Đi bằng đường biển
284.612
309.080
108,6
Đi bằng đường bộ
750.973
778.800
103,7
Bảng 7: Khách chia theo phương tiện đến, quý I, 2003
Quý I, 2003
Quý I, 2003 so với quý I 2002 (%)
Tổng số
712.500
115,5
Đi bằng đường hàng không
445.000
118,9
Đi bằng đường biển
67.500
98,2
Đi bằng đường bộ
190.000
101,1
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
Lượng khách đi bằng đường không là chủ yếu, chỉ tính riêng Quý I năm 2003, số
khách đi bằng đường hàng không đã lên tới 445.000 lượt so với năm 2002 là
1.540.108 lượt khách. Nhưng đi bằng đường biển và đường bộ mới chỉ đạt 67.500 và
190.000 lượt khách.
2.1.2 Cơ cấu khách theo quốc tịch
Những thị trường du lịch quốc tế hàng đầu của Việt Nam trong từ năm 1993 -1999 là: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Nhật, Mỹ, Pháp, Anh. Đến năm 2001 và 2002, Trung Quốc vẫn là nước có số khách du lịch tới Việt Nam dẫn đầu (672.846
lượt khách năm 2001; 724.385 năm 2002, chiếm 27,7%); Tổng số khách của các nước ASEAN đứng thứ 2 (năm 2001 đạt 240.883 lượt khách; năm 2002 đạt 269.448 lượt khách), Mỹ (năm 2001: đạt 230.470 lượt khách; năm 2002 đạt: 259.967 lượt khách); Đài Loan (năm 2001 đạt: 200.061 lượt khách; năm 2002 đạt: 211.072 lượt khách)....
2.1.3 Cơ cấu khách theo mục đích đi lại
Nếu chia theo mục đích chính của chuyến đi thì khách du lịch thuần tuý chiếm tỷ trọng 56% (năm 2001 là 52,8%), trong đó, số người ở nước ngoài về thăm tổ quốc, thân nhân cũng cũng tăng nhanh. Du lịch công vụ chiếm 17% (năm 2001 là 13,6%), hoặc thông qua mục đích thương mại nhằm tìm kiếm thị trường...
Bảng 8: Cơ cấu khách theo mục đích đi lại
Chia theo mục đích chính
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
- Đi du lịch, nghỉ ngơi
1.138.200
1.225.465
1.460.546
- Đi công vụ
491.646
395.158
445.751
- Thăm thân nhân
399.962
390.229
430.994
- Các mục đích khác
181.572
319.502
290.697
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
2.2 Doanh thu du lịch
Ở Việt Nam, phát triển du lịch được xác định là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm qua, nhờ thực hiện đường lối và chính sách đổi mới, ngành du lịch đã đạt được những thành quả về nhiều mặt.
Lượng khách du lịch tăng mạnh, dẫn đến thu nhập từ du lịch được nâng cao. Nếu thu nhập xã hội từ du lịch năm 1990 là 650 tỷ đồng thì năm 1994 là 4.000 tỷ đồng, năm
1995 là 9.000 tỷ, và năm 1996 là 9.460 tỷ, trong đó riêng thu nhập từ du lịch quốc tế đạt 7.100 tỷ, tăng khoảng 35% so với năm trước. Nộp ngân sách từ 284 tỷ năm 1990, lên 600 tỷ năm 1994 và 747 tỷ năm 1996.
Năm 2000, thu nhập xã hội từ du lịch đạt 1,2 tỷ USD vượt chỉ tiêu của Chương trình
Hành động Quốc gia về Du lịch đề ra. Năm 2001, mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng
bởi sự kiện 11/9 tại Mỹ, nhưng Du lịch Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 2.330.050 lượt người tăng 9% so với năm 2000. Thu nhập xã hôi từ du lịch đạt 20.500 tỷ đồng (tương đương 1,36 tỷ USD).
Việc tăng nhanh dòng khách du lịch quốc tế đã góp phần thúc đẩy giao lưu văn hoá, làm cho nhân dân thế giới hiểu biết thêm về đất nước và con người Việt Nam, tranh thủ được thiện cảm và sự ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước. Du lịch nội địa phát triển không những góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân, tái sản xuất sức lao động xã hội mà còn tạo điều kiện để nhân dân tiép xúc với cảnh đẹp, với lịch sử văn hoá dân tộc, từ đó thêm yêu đất nước. Con số người Việt Nam đi du lịch nước ngoài tuy còn rất khiêm tốn, nhưng đó là một tín hiệu đáng mừng vì nó nói lên mức sống và nhu cầu giao lưu của nhân dân, cũng như điều kiện cần thiết để góp phần hội nhập quốc tế trong thời “mở cửa”.
2.3 Đào tạo nguồn nhân lực
Lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch tăng nhanh. Riêng trong năm 1996, ngành đã thu hút trên 2,6 vạn người lao động vào lam việc, đưa số người làm việc trong ngành du lịch của tất cả các thành phần kinh tế đạt xấp xỉ 60 vạn người. Đó là chưa kể nhiều việc làm gián tiếp mà ngành du lịch đã tạo ra cho xã hội.
Ngành đang tích cực triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng như xây dựng năng lực nghiên cứu khoa học cho ngành du lịch theo hướng đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, nghiệp vụ, kinh doanh, kỹ thuật, ngoại ngữ bằng nhiều hình thức: học tập tại chỗ, đào tạo trong nước và tranh thủ chọn cử cán bộ,
nhân viên, học sinh đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. Các trường hợp du lịch được củng cố nhằm gắn công tác đào tạo với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trước mắt và lấu dài ở nước ta. Một nét mới trong công tác đào tạo của ngành là chú trọng giáo dục toàn dân về công tác du lịch để phát huy lòng hiếu khách của nhân dân, tạo môi trường cho du lịch phát triển.
Năm 1998 ngành đã đào tạo, bồi dưỡng nghề cho gần 3.000 người, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học cho hơn 700 cán bộ; tổ chức cho hơn 60 đoàn đi tham quan khảo sát, học tập ở nước ngoài; hợp tác với nước ngoài đào tạo trên 300 cán bộ về quản lý nhà nước, quản trị kinh doanh, nghiệp vụ du lịch và khách sạn; nhiều cán bộ có trình độ đại học và trên đại học đã được các viện nghiên cứu và các trường đại học trong nước đào tạo. Số lượng cán bộ khoa học, cán bộ quản lý trong ngành được đào tạo trên đại học cả các trung tâm đào tạo nghề có uy tín trên thế giới ngày càng tăng.
Đảm bảo cho sự tăng trưởng ổn định của ngành, trong giai đoạn 2002 – 2005, Du lịch Việt Nam kế hoạch đạt 3 - 3,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, thu nhập xã hội sẽ đạt gấp 2 lần năm 2000; giải quyết việc làm cho 220.000 lao động trực tiếp và 400.000 lao động gián tiếp. Thu nhập xã hội từ du lịch mỗi năm tăng khoảng 2000 - 2.500 tỷ đồng.
2.3 Cơ sở vật chất của ngành
Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành đã có một bước phát triển đáng kể. Trong mấy năm qua, tổng số vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực khách sạn, du lịch tăng rất nhanh.
Nhiều khách sạn đã được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới, trong đó có nhiều khách sạn lớn đạt tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao đi vào hoạt động. Trong 222 khách sạn đã được thẩm định phân hạng từ 1 - 5 sao, có 48 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên.
Bảng 9: Số liệu về các cơ sở lưu trú cả nước năm 2002
Cơ sở lưu trú
Số lượng
Số phòng
Tổng
3.267
72.504
Khách sạn
1.940
53.026
Nhà nghỉ
68
7.603
Biệt thự
52
1.310
Làng du lịch
11
357
Căn hộ cho thuê
19
249
Bãi cắm trại
08
83
Xếp hạng các khách sạn tính đến 11/2002
Xếp hạng từ 1- 5 sao cả nước
850
Chiếm 45% tổng số khách
sạn toàn Ngành.
Doanh thu cơ sở lưu trú:
Chiếm 65% - 75% doanh thu
toàn Ngành.
Đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật
Trong năm 2002: Chính phủ đã cấp 380 tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tàng du
lịch; Như vậy, tổng số vốn đầu tư cho lĩnh vực này trong 2 năm 2001, 2002:
646 tỷ đồng, tập trung cho 21 khu du lịch quốc gia thuộc 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương.
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
Bảng 10: Số phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế
1992
1993
1994
1995
1996
2000
2010
Số phòng
13.055
16.845
21.051
26.000
31.200
55.760
135.200
Tốc độ tăng (%)
#
29.0
25.0
23.5
20.0
15.6
9.3
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
Cũng trong thời gian qua, thực hiện Quyết định 317/TTg của Thủ Tướng Chính phủ,
496 nhà khách, nhà nghỉ với tổng số 12.117 phòng đã chuyển dang kinh doanh khách sạn (đạt 80% tổng số phòng nhà khách, nhà nghỉ cả nước), trong đó có 295 nhà khách, nhà nghỉ đã thành lập doanh nghiệp khách sạn hoặc sáp nhập vào một doanh nghiệp nhà nước có bổ xung kinh doanh nghề khách sạn.
Khách sạn tư nhân mọc lên khá nhiều, tuy phần lớn ở quy mô nhỏ, chỉ có một số quy mô trên dưới 100 phòng đạt tiêu chuẩn 2 đến 3 sao, nhưng cũng đã góp phần tăng
cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch giải quyết được nhiều khó khăn đối với cơ sở lưu trú cho khách du lịch trong giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển.
Tính đến nay, cả nước có 3.267 khách sạn và các cơ sở lưu trú khác, với 55.500 phòng khách sạn, trong đó có 28.000 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, có thể đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng khách quốc tế vào Việt Nam trong những năm trước mắt.
Hệ thống nhà hàng, phương tiện vận chuyển đang dần được hoàn thiện. Cả nước hiện đã có trên 3.000 xe ôtô du lịch các loại, 40 tàu và hàng trăm thuyền du lịch. Đã có nhiều đội tàu đường sắt được nâng cấp, rút ngắn thời gian chạy tàu Bắc - Nam để phục vụ khách đi lại thuận tiện. Nhiều tuyến bay được tăng thêm để đáp ứng yêu cầu của khách.
Chất lượng các sản phẩm du lịch từng bước được nâng cao. Số khu du lịch, cơ sở vui chơi, giải trí được cải tạo nâng cấp, xây dựng mới đưa vào khai thác ngày càng nhiều, với các loại hình sản phẩm du lịch phong phú và đa dạng: Du lịch biển và lặn biển, du lịch leo núi, du lịch hang động, du lịch thể thao, hưởng thụ khí hậu, du lịch xanh, du lịch đồng quê, du lịch ôn đới giữa mùa hè nhiệt đới ở vùng núi và cao nguyên... đặc biệt là du lịch văn hoá với những di tích văn hoá, lịch sử, những phong tục, lễ hội mang bản sắc dân tộc độc đáo.
2.4 Công tác Quy hoạch du lịch
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt nam thời kỳ 1995 - 2010 đã được Chính phủ phê duyệt, và lãnh thổ du lịch Việt Nam được chia thành 3 vùng với những chi tiêu và sản phẩm du lịch đặc trưng:
Vùng du lịch Bấc Bộ, gồm 27 tỉnh và thành phố từ Hà Giang đến Hà Tĩnh, trung tâm của vùng là thủ đô Hà Nội, và tam giác động lực tăng trưởng du lịch là Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch văn hoá kết hợp với du lịch tham quan và nghiên cứu.
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ, gồm 6 tỉnh và thành phố từ Quảng Bình cho đến Quảng Ngãi, trong đó Huế và Đà Nẵng là trung tâm đồng vị, với trục phát triển du lịch Huế - Đà Nẵng - Lao Bảo. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tham quan các di tích lịch
sử cách mạng, di tích lịch sử - văn hoá kết hợp với du lịch biển, hang động, du lịch quá cảnh.
Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ, gồm 28 tỉnh và thành phố, từ Kon Tum đến Minh Hải,với trung tâm là thành phố Hồ Chí Minh, và các tam giác tăng trưởng du lịch là thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt và tam giác tăng trưởng kinh tế - du lịch: Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu. Các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng này là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển và núi, du lịch sông nước, du lịch sinh thái đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.
Dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ở 32 tỉnh thành phố đã được phê duyệt, trong đó có một số tỉnh đã xây dựng quy hoạch du lịch tới quận, huyện, xã, thị xã. Nhiều dự án quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư cũng đang được tích cực triển khai, trong đó đặc biệt có những dự án lớn đối với khu vực có mức vốn hàng trăm triệu USD. Trong 4 năm gần đây, toàn ngành đã nghiệm thu 17 đề tài khoa học, trong đó có 3 đề tài cấp nhà nước, 6 công trình khoa học. Dự án công nghệ tin học trong quản lý du lịch và ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền quảng cáo du lịch đang triển khai. Một số sản phẩm CD-ROM Việt Nam về du lịch đã được thử nghiệm có kết quả.
Những hoạt động trên đã góp phần nâng cao từng bước vị thế của du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới và những thành tựu ngành du lịch đạt được trong thời gian qua đã góp phần đáng kể vào công cuộc đổi mới của đất nước.
3. Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế Việt Nam
3.1 Các vấn đề của ngành
- Cạnh tranh du lịch trong khu vực và quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt sẽ bị đảy lên ở mức độ cao trong điều kiện toàn cầu hoá, khu vực hoá và biến động khó lường của khủng hoảng tài chính, năng lượng, thiên tai và nhất là trong thời gian gần đây là hiềm hoạ của căn bệnh SARS đang lan nhanh ra toàn thế giới, ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng của du lịch Việt Nam cũng như toàn cầu. Trong khi đó khả năng cạnh tranh của Du lịch Việt Nam còn hạn chế. Cũng rất may là Việt
Nam đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa nhận thành công trong việc phòng ngừa và kiểm soát SARS. Chúng ta sẽ hy vọng cuộc khủng hoảng này sẽ qua đi nhanh và ngành du lịch Việt Nam lại sớm chứng kiến sự thần kỳ giống như năm 2002.
- Du lịch Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát quá thấp so với du lịch ở nhiều nước trong khu vực. Kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, lao động ngành còn nhiều bất cập. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn yếu kém, thiếu đồng bộ.
- Tài nguyên và môi trường đang có sự suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu hợp lý và những tác động của thiên thai ngày càng tăng và diễn ra ở nhiều vùng, nhiều địa phương trong nước.
- Vốn đầu tư phát triển du lịch rát thiếu, trong khi đó đầu tư lại dàn trải kém hiệu quả đang là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển ngành du lịch.
- Trình độ phát triển kinh tế xã hội của nước ta cũng như mức sống của người dân nhìn chung còn thấp, ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu đối với phát triển du lịch.
- Trong nhiều năm qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách và nỗ lực để phát triển cơ sở hạ tầng, Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay còn yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có du lịch, hạn chế khả năng tiếp cận, phát triển và khai thác các tuyến, điểm du lịch giàu tiềm năng ở các vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
- Nhận thức xã hội về du lịch vẫn còn bất cập, thiếu thống nhất trong xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch ngành và lãnh thổ. Bên cạnh đó hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ so với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.
3.2 Thủ tục làm Visa du lịch còn nhiều bất cập
Visa du lịch là yêu cầu đối với hầu hết khách du lịch đến Việt Nam và thủ tục để xin visa thường rát mất thời gian, tốn kém và không cho phép nhiều thay đổi trong lịch
trình đi lại. Bước đầu tiên để xin visa là phải có được một thư cho phép và các khách du lịch thường xin từ một công ty du lịch quốc tế có trụ sở tại Việt Nam hoặc nhờ các đại lý du lịch ở ngay địa phương mình. Mất khoảng 5 ngày để hoàn tất các thủ tục và lệ phí visa là khoảng 50 USD cho thời hạn 01 tháng - Đại Sứ Quán Việt Nam tại nước sở tại của khách du lịch là cơ quan có thẩm quyền cấp visa.
Gần đây mới có thêm một quy định yêu cầu visa đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và con cái họ nếu họ sinh ra ngoài lãnh thổ Việt Nam và do vậy không mang quốc tịch Việt Nam. Trước đây trẻ em dưới 16 tuổi con em các gia đình người Việt Nam định cư ở nước ngoài không phải xin visa. Tuy nhiên hiện nay tất cả trẻ em ở mọi lứa tuổi và cha mẹ đều phải có visa khi về Việt Nam. Nếu lệ phí cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài là 30 USD thì lệ phí cho visa của trẻ em khoảng 65
USD. Như vậy phí visa cho một gia đình 4 người sẽ lên tới 190 USD.
Một thay đổi trong thời hạn đi du lịch ra nước ngoài chính là trở ngại thứ hai. Nếu một khách du lịch quyết định rằng anh ta muốn thăm một nước láng giềng của Việt Nam và chưa lập kế hoặc từ trước, anh ta sẽ phải dành tới 3 hoặc 4 ngày để hoàn thành thủ tục xin visa và nộp thêm lệ phí để trở lại Việt Nam và quay trở về nước. Trên lý thuyết, các khách du lịch có thể xin visa tại sân bay nhưng trên thực tế không ai làm như vậy bởi các hãng hàng không sẽ không chấp nhận các hành khách lên máy bay nếu không có visa. Tóm lại, thủ tục xin visa du lịch vào Việt Nam chính là một
trong những nhân tố gây trở ngại cho việc gia tăng lượng du khách. Có lẽ yêu cầu về visa đã khiến cho ngành du lịch Việt Nam bỏ lỡ mảng khách du lịch bất thường, đặc biệt là khách du lịch từ các nước Đông Nam Á - những người có thể bất chợt muốn dừng chân vào Việt Nam một vài ngày bởi để vào Việt Nam luôn cần phải có kế hoạch từ trước và sẽ vấp phải nhiều thủ tục hành chính cộng với chi phí cao hơn các nước Châu Á khác.
3.3 Công tác Marketing chưa được triển khai toàn diện
Hoạt động Marketing cho ngành du lịch bao gồm rất nhiều hoạt động từ xúc tiến quảng cáo ở nước ngoài cho tới thu thập thông tin về các thị trường và khách hàng tiềm năng và hiện tại, thúc đẩy từng loại hình và dịch vụ du lịch. Chúng ta chưa đầu tư đầy đủ vào hoạt động marketing giới thiệu về Việt Nam như một điểm đến của du lịch ở nước ngoài và vẫn chưa có được một chiến lược để khai thác tối đa tiềm năng du lịch của Việt Nam. Mặc dù có các chương trình khuyếch chương ở trong nước nhưng các chương trình này không giúp thu hút được được khách du lịch mới đến Việt nam vì chúng hướng vào những khách du lịch đang ở Việt Nam rồi. Hơn nữa, hoạt động xúc tiến quảng cáo ở Việt Nam như các bảng hiệu ở các thành phố hay trục đường cao tốc lại không nêu được những địa chỉ cụ thể trong nước mà chỉ tập trung giới thiệu chung về đất nước. Các công ty đơn lẻ hay một số công ty cùng nhau gố gắng xây dựng hình ảnh Việt Nam trở thành một điểm đến nhưng những nỗ lực của họ vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Thailand và Singapore đã thực hiện những chiến lược marketing đồng bộ trong đó bao gồm cả việc thành lập và hoạt động một số văn phòng du lịch ở nước ngoài - những văn phòng này còn góp phần thúc đẩy sự hợp tác liên chính phủ - trong khi đó chúng ta chưa xây dựng được một chiến lược như vậy trong Chiến lược Tổng thể cho ngành du lịch hay thành lập được một văn phòng ở nước ngoài nào.
3.4 Còn nhiều cản trở trong việc cấp giấy phép hoạt động cho các công ty du lịch Nhiều công ty du lịch đang hoạt động ở Việt Nam bày tỏ mong muốn giảm thiểu sự khác biệt trong các quy định quản lý công ty du lịch nội địa và du lịch quốc tế về quy định và giấy phép hoạt động. Ví dụ một số công ty tư nhân kinh doanh du lịch nội địa gặp phải khó khăn nêu trên khi họ ký kết hợp đồng với các công ty du lịch quốc tế để cung cấp dịch vụ cho khách đã buộc họ phải hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước (được phép hợp tác với các tổ chức du lịch quốc tế).
Vấn đề về tính hợp pháp của hợp đồng cũng rất quan trọng bởi trên lý thuyết các công ty có thể xin cấp phép hoạt động quốc tế, tuy vậy trên thực tế những giấy phép này hiếm khi được cơ quan cáp phép phê duyệt. Có công ty du lịch nội địa đã thâm nhập được vào thị trường Đông Dương nhưng đã phải đợi tám năm để xin được giấy phép hoạt động quốc tế. Để giải quyết tình thế này, nhiều chủ đầu tư nước ngoài đã thành lập nhiều công ty Việt Nam và hoạt động như những công ty du lịch quốc tế. Điều này dẫn tới hậu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8154.doc