Khóa luận Chiến lược xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất nhập khẩu Phú Nghĩa

Để thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần vốn để nhập máy móc, thiết bị, khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại Vốn để nhập khẩu có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, hoạt động du lịch, xuất khẩu sức lao động Các nguồn vốn đó tuy quan trọng nhưng cũng phải trả bằn cách này hay cách khác vào thời kỳ sau. Như vậy, để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách có hiệu quả và vững chắc, đạt mục tiêu biến nước ta thành nước công nghiệp vào năm 2020, phải dựa vào một nguồn vốn vô cùng quan trọng – xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đóng một vai trò rất quan trọng. Kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đang có xu hướng tăng. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh trong 10 năm gần đây, từ 274 triệu USD năm 2000 đến 880 triệu USD năm 2009. Trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu có sự chững lại do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3183 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chiến lược xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất nhập khẩu Phú Nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
linh hoạt trong hoạt động, tràn ngập những sản phẩm nhái hoặc giả mạo do không có chế tài rõ ràng và nghiêm khắc đối với nạn ăn cắp bản quyền, bằng sáng chế, thương hiệu... - Thứ tư: xem xét “những giá trị và tác động của văn hóa, xã hội” như ngôn ngữ, thói quen làm việc, truyền thống, tôn giáo...đến lối sống sinh hoạt, cách thức chi tiêu, mua sắm của người tiêu dùng. - Thứ năm: “các yếu tố cạnh tranh” cũng là vấn đề cần được lưu tâm xem xét. Trong thực tế, nếu có một vài vị trí được xác định với mức độ hấp dẫn ngang bằng nhau, một công ty đa quốc gia sẽ có quyết định sau cùng dựa vào mức độ cạnh tranh tồn tại ở mỗi vùng. - Thứ sáu: “kiểm chứng lại các thông tin về thị trường” trước khi đưa ra quyết định sau cùng bằng cách đi thực địa và nói chuyện với các văn phòng đại diện thương mại hoặc các quan chức địa phương. Những chuyến đi khảo sát như thế này thường rất phổ biến và có thể bổ sung thêm rất nhiều thông tin có giá trị cho những thông tin mà công ty đang có. * Yếu tố nền kinh tế chính trị : an ninh và ổn định kinh tế của một quốc gia là yếu tố quan trọng có liên quan đến chi phí sản xuất sản phẩm, kiểu cách của sản phẩm, và tác động đến khả năng tiêu thụ sản phẩm ở một quốc gia khác. * Yếu tố văn hóa: Văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định mua sắm của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia khác nhau, nó phụ thuộc vào nền tảng của phong cách hoặc mỹ học, của ngôn ngữ hoặc màu sắc bởi ngôn ngữ truyền đạt đúng hình ảnh về sản phẩm ở các quốc gia sử dụng nhiều ngôn ngữ như Canada, Thụy sĩ và màu sắc gắn liền với tập quán. * Yếu tố luật pháp địa phương: Luật pháp của địa phương đòi hỏi nhà sản xuất phải sửa đổi sản phẩm nhằm đáp ứng những đòi hỏi về môi trường và tính an toàn cho người sử dụng, nhằm đảm bảo các qui định về đóng gói, dán nhãn,… * Xúc tiến thương mại : Xúc tiến thương mại là tiến trình kích cầu cho các hàng hóa và dịch vụ của công ty thông qua việc quảng cáo và bán hàng cá nhân. Trong quá trình xúc tiến thương mại, công ty có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau từ việc giữ nguyên hoặc thay đổi nội dung quảng cáo, khuyến mại, tái định vị thương hiệu cho đến việc giữ nguyên hoặc thay đổi phương thức truyền thông, cách thức tiếp cận khách hàng... Quảng cáo là một hình thức của xúc tiến thương mại mà công ty áp dụng để thuyết phục người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm của mình. Trong nhiều trường hợp, công ty có thể sử dụng một thông điệp quảng cáo chung khi sản phẩm đáp ứng các nhu cầu giống nhau trên khắp thế giới nhằm giảm chi phí quảng cáo. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, thông điệp quảng cáo phải được sửa đổi cho thích hợp với thị trường địa phương bởi vì hai lý do: một là có sự khác biệt trong cách sử dụng giữa thị trường nước ngoài và thị trường trong nước, hai là thông điệp quảng cáo không có nghĩa nếu được dịch trực tiếp * Giá cả sản phẩm: Việc định giá hàng hóa và các dịch vụ ở thị trường quốc tế thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố xuất hiện trong việc định giá ở thị trường trong nước. Các yếu tố này gồm có sự kiểm soát của Chính phủ, sự biến động của tiền tệ, sự leo thang giá cả, sự đa dạng của thị trường, thương hiệu của sản phẩm, thị hiếu,... Do vậy, để có thể sản xuất hay tạo ra một sản phẩm với giá cạnh tranh, công ty phải thật sự kiểm soát được các yếu tố này. * Phân phối sản phẩm: Phân phối là quá trình đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Quá trình này thường không giống nhau dựa trên nền tảng của từng quốc gia xuất khẩu hay nhập khẩu trong các giao dịch mua bán quốc tế cụ thể. Để có thể thực hiện việc phân phối hiệu quả và tiết giảm chi phí, công ty phải có chiến lược thích hợp trên cơ sở kiểm tra, xem xét các hệ thống phân phối khác nhau ở nơi tiêu thụ, các tiêu chuẩn để lựa chọn nhà phân phối, các kênh phân phối và sự phân khúc phân phối. Trên thực tế, để chuẩn hóa một hệ thống phân phối và sử dụng cùng một phương pháp phân phối trong mọi quốc gia là vấn đề cực khó bởi lẽ có quá nhiều sự khác biệt về hệ thống phân phối giữa các quốc gia, châu lục. Thói quen tiêu dùng (về địa điểm mua hàng, về phương thức thanh toán), tình trạng độc quyền của nhà trung gian phân phối trong phạm vi một quốc gia cũng có thể phủ nhận những cố gắng trong việc tiêu chuẩn hóa hệ thống phân phối quốc tế. KẾT LUẬN CHƯƠNG I Với cơ sở lý luận của chương này đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về chiến lược xuất khẩu hàng hóa. Trên cơ sở nhận thức rõ chiến lược là những quyết định, những phương tiện để thực hiện nhằm đạt tới mục tiêu và kế hoạch đề ra trong ngắn và dài hạn. Cũng trên cơ sở chiến lược chúng ta xác định được các loại hình chiến lược xuất khẩu hàng hóa, những thuận lợi và khó khăn của công ty khi tham gia vào lĩnh vực này, kết hợp với những giải pháp mang tính sáng tạo thông qua chiến lược cụ thể và thích ứng với thục tiễn nhằm đạt mục tiêu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty. CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT NHẬP KHẨU PHÚ NGHĨA 2.1 Vấn đề xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam 2.1.1 Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ Không giống như những nhóm hàng hóa khác, hàng thủ công mỹ nghệ có những đặc điểm riêng của mình đó là sự khác biệt trong mục đích tiêu dùng sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Thứ nhất, hàng thủ công mỹ nghệ có xu hướng tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa nhu cầu vừa dùng lại vừa chơi. Nghĩa là, người tiêu dùng quan tâm cả đến mặt thẩm mỹ lẫn lợi ích sử dụng của sản phẩm. Tính chất mỹ thuật của loại sản phẩm này được tạo nên bởi hình dáng sản phẩm, những đường nét và họa tiết trên mặt sản phẩm. Còn tính chất sử dụng được người tiêu dùng lựa chọn căn cứ vào công dụng, kích cỡ, hình dáng của sản phẩm. Với đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của các thế hệ thợ thủ công đã tạo nên những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đậm nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Thứ hai, người tiêu dùng thường coi trọng tính thẩm mỹ của sản phẩm này: 1 chiếc giỏ tre treo trên tường hay 1 pho tượng gốm Phật bày trong tủ… tất cả tăng vẻ sang trọng, lịch sự và nghệ thuật của căn phòng, ngôi nhà, khách sạn. Vậy là, hàng thủ công mỹ nghệ trở thành vật trang trí nội thất hay thú chơi sưu tập của một số người vốn yêu thích các sản phẩm truyền thống của Việt Nam. Tại sao người tiêu dùng lại đề cao tính thẩm mỹ của nghành hàng này vậy? Lí do là chính các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm chất văn hóa. Nó thường biểu đạt phong cảnh sinh hoạt, con người, cảnh quan thiên nhiên, lễ hội truyền thống, quan niệm về tự nhiên…Những nét chấm phá nghệ thuật trên tranh sơn mài, khảm trai, tranh lụa…đã thể hiện đất nước con người và tâm hồn tình cảm Việt Nam. Thứ ba, dù coi trọng tính nghệ thuật nhưng hàng thủ công mỹ nghệ được dùng nhiều hơn chơi. Việc các sản phẩm làm ra ngoài việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài còn để tiêu dùng trong nước. Bộ ấm chén, bát đĩa, bình đựng rượu, rổ, bàn ghế, lụa…thể hiện rõ công dụng của nó hàng ngày. Vậy là, hàng thủ công mỹ nghệ không phải chỉ để ngắm, thưởng thức mà còn đi sâu vào đời thường. Với nguyên liệu như mây, tre,…có sẵn trong nước, hàng thủ công mỹ nghệ được tập trung ở các làng nghề, sản xuất theo lối truyền thống, quy trình sản xuất đơn giản, chi phí sản xuất thấp, giá thành không quá cao so với thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam. Do vậy, các mặt hàng như gốm sứ, đồ gỗ, hàng mây tre đan, hàng thổ cẩm…luôn song hành trong cuộc sống cùng con người. 2.1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong phát triển kinh tế xã hội của ở Việt Nam 2.1.2.1 Thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Để thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần vốn để nhập máy móc, thiết bị, khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại… Vốn để nhập khẩu có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, hoạt động du lịch, xuất khẩu sức lao động… Các nguồn vốn đó tuy quan trọng nhưng cũng phải trả bằn cách này hay cách khác vào thời kỳ sau. Như vậy, để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách có hiệu quả và vững chắc, đạt mục tiêu biến nước ta thành nước công nghiệp vào năm 2020, phải dựa vào một nguồn vốn vô cùng quan trọng – xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đóng một vai trò rất quan trọng. Kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đang có xu hướng tăng. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh trong 10 năm gần đây, từ 274 triệu USD năm 2000 đến 880 triệu USD năm 2009. Trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu có sự chững lại do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Sang năm 2010, nhờ sự phục hồi kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu thủ công trong quý I nặm 2010 đạt gần 180 triệu USD, dự kiến kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam năm 2010 sẽ đạt mức 1,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 170% so với năm 2009. Hiện các mặt thủ công mỹ nghệ của nước ta có mặt tại 163 nước, vùng lãnh thổ và trở thành nước xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đứng thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và Indonesia. Với tốc độ tăng nhanh như vậy, hàng thủ công mỹ nghệ đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thành công trên tuy còn khiêm tốn, nhưng đã góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung ngày càng tăng trưởng. 2.1.2.2 Tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có thể giúp chúng ta tạo được công ăn việc làm ở vùng nông thôn. Ở đó, dân đông, trình độ dân trí thấp, dân số không ngừng tăng lên trong khi diện tích đất đai vẫn giữ nguyên, thậm chí còn bị chiếm dụng để sử dụng cho mục đích khác. Vì vậy, nhu cầu tìm việc cho người dân nông thôn và cho những người lao động không có đất canh tác ở những vùng nông thôn hiện nay đã trở thành nhu cầu vô cùng cấp thiết. Sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là một trong những biện pháp hữu hiệu giải quyết tình trạng này. Bởi lẽ, hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu được làm bằng tay nên thu hút nhiều lao động có trình độ tay nghề vừa phải, không đòi hỏi cao về chuyên môn kĩ thuật, nghiệp vụ hay ngoại ngữ như những ngành khác. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tạo điều kiện cho hàng nghìn lao động nông thôn có việc làm, tạo đầu ra cho sản xuất và thu nhập ổn định cho người dân. Theo Cục Xúc tiến thương mại, hiện cả nước có khoảng trên 2.017 làng nghề với các loại hình hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp, thu hút khoảng 13 triệu lao động. Như vậy, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có tác dụng lớn trong việc tạo ra công ăn việc làm và tăng thu nhập chính đáng cho lao động trong nước, góp phần xoá đói giảm nghèo. Từ đó, giải quyết được vấn đề thất nghiệp, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo trật tự an ninh xã hội. 2.1.2.3 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, thúc đẩy sản xuất phát triển Xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại kéo theo sự thay đổi của cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới. Để theo kịp và hoà nhập vào xu thế chung đó, chúng ta không thể không tìm một cơ cấu kinh tế phù hợp. Thực tế nhiều nước đã chứng minh rằng xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng chính là một biện pháp tích cực giúp ta chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả, thúc đẩy sản xuất phát triển. Thứ nhất, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ là một phương tiện quan trọng, tao ra vốn để nhập kỹ thuật và công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế đất nước, tạo năng lực sản xuất mới, hiệu quả hơn. Thứ hai, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng thủ công mỹ nghệ, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển và ổn định. Thứ ba, thông qua xuất khẩu, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sẽ phải tham gia vào cuộc cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt trên thị trường thế giới về giá và chất lượng. Trong cuộc cạnh tranh đó, để tìm được chỗ đứng cho mình, doanh nghiệp Việt Nam phải tổ chức lại sản xuất, mở rộng và nâng cao cơ sở vật chất sẵn có, hình thành cơ cấu sản phẩm có hiệu quả, thích nghi với sự biến động của thị trường thế giới, đồng thời đổi mới và hoàn thiện sản xuất quản trị kinh doanh, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ trong ngành. Thứ tư, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tạo điều kiện cho các ngành cùng có điều kiện và cơ hội phát triển. 2.1.2.3 Góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế Đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, du lịch, xuất khẩu lao động… phần nào giúp ta cân bằng cán cân thanh toán quốc tế nhưng khoản tiền đó có thể giảm và lẽ dĩ nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế. Nếu phát triển xuất khẩu, nhất là những ngành có tỷ lệ thực thu ngoại tệ cao như thủ công mỹ nghệ (chiếm từ 95 – 97% giá trị xuất khẩu), Việt Nam không những có vốn để nhập vật tư, thiết bị, công nghệ mới, hiện đại phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mà còn có thể tích luỹ thêm vào nguồn thu nhập ngoại tệ của đất nước để thanh toán các khoản nợ đó đến kỳ hạn, tạo uy tín cho các kỳ vay tiếp theo. Nếu không làm như vậy đến một lúc nào đó sẽ phải áp dụng một biện pháp tiêu cực là cắt giảm nhu cầu nhập khẩu của mình. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại, có thể có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế… Ngược lại, chính các hoạt động kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Ví dụ: phát triển các hình thức tín dụng hay vận tải quốc tế sẽ tạo điều kiện để các nhà xuất khẩu xuất khẩu được dễ dàng hơn. 2.1.2.5 Duy trì các ngành nghề truyền thống, tăng cường giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng là điều kiện để duy trì các nghề truyền thống, giữ gìn nét văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.Bản sắc văn hoá dân tộc là cái riêng, cái sẵn có của mỗi dân tộc được hình thành và định hình trong quá trình lịch sử lâu dài, là kết quả của sự trải nghiệm, thích ứng của cộng đồng với môi trường, hoàn cảnh tự nhiên, xã hội. Nó là một bộ phận tinh tuý thể hiện sâu sắc nhất, tập trung nhất bản sắc dân tôc, tạo nên cốt cách bản lĩnh, sức sống nội sinh của mỗi dân tộc. Bản sắc văn hoá đó lại được thể hiện cụ thể trên từng hoa văn, đường nét của hàng thủ công mỹ nghệ. Vì vậy, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam cũng chính là mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế. Qua đó làm cho nước bạn ngày càng hiểu hơn truyền thống văn hoá của con người Việt Nam. Một số mặt hàng thủ công mỹ nghê chủ yếu của Việt Nam Các làng nghề có thể tìm thấy trên khắp đất nước. Các làng nghề thường tập trung lớn ở các tỉnh phía Bắc. Tre, mây, cói và lá Từ nguồn dồi dào nguyên liệu thô ở các địa phương như tre, mây, cói và lá và cũng gồm có các nguyên liệu thô như guột, bèo tây, chuối hoặc rơm, Việt Nam sản xuất ra những đồ dùng nhỏ, rổ, nôi, va-li, túi mua hàng, thảm lót (đĩa, cốc), bình phong và nhiều vật dụng khác. Các sản phẩm được phục vụ cho mục đích sử dụng và trang trí. Sản phẩm rất đa dạng, phục vụ những thị hiếu khác nhau của khách hàng. Sản phẩm đan (rổ, giỏ) thu được kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Các sản phẩm này được sản xuất ở nhiều tỉnh thành trên cả nước nhưng hầu hết đến từ Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hoá, Khánh Hoà và Tiền Giang. Trong các năm gần đây, xuất khẩu sản phẩm thủ công từ nguyên liệu bèo tây đã phát triển nở rộ. Có nhiều làng nghề ở các tỉnh phía Nam như Tiền Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt chuyên về các sản phẩm từ bèo tây. Hoạt động cung cấp nguyên liệu như tre/mây/cói/lá là một ngành tự thân có tầm quan trọng đặc biệt đối thu nhập ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, các nguyên liệu thô dồi dào trước kia ngày càng trở nên khan hiếm. Việt Nam hiện phải nhập khẩu tre từ Trung Quốc và mây từ Lào, Campuchia và In-đô-nê-xi-a. Nguyên liệu mây cần phải có sự lưu tâm đặc biệt do nó có truyền thống rất lâu đời. Việt Nam đã luôn được nhìn nhận là một đất nước của mây (đứng thứ ba chỉ sau In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a) và người Việt Nam rất giỏi chế tạo các sản phẩm không chỉ từ các giỏ đan làm bằng mây mà còn cả những đồ dùng bằng mây sử dụng trong nhà và ngoài trời. Ghế, bàn và ngăn kéo mây sản xuất ở Việt Nam đã trở nên rất phổ biến ở nhiều nước như Đức, Italia và Mỹ với nhu cầu thậm chí còn đang tăng lên. Gốm Nghề gốm của Việt Nam có thể được chia ra làm 04 nhóm chính: Bộ đồ ăn, bình và lọ hoa, tượng và những vật dụng trang trí khác. Tuỳ thuộc vào công nghệ và nhiệt độ nung mà các sản phẩm sẽ là gốm, sứ, sành hay đất nung Nghề gốm đã có ở Việt Nam từ 10.000 năm nay và các cơ sở sản xuất gốm phân bổ trên khắp cả nước. Tuy nhiên, một số trung tâm sản xuất sản phẩm gốm lớn nằm ở Hà Nội (Bát Tràng), Đồng Nai và Bình Dương. Gần đây, các sản phẩm nghệ thuật làm từ sành phục vụ nhu cầu trang trí nhà và vườn đã phát triển mạnh ở các tỉnh Đồng Nai, Vĩnh Long, Hà Nam và Bắc Ninh và đã thu hút đuợc sự chú ý đặc biệt của các nhà nhập khẩu trên khắp thế giới.. Gỗ Nhóm sản phẩm có ưu thế lớn của ngành gỗ là đồ dùng trong nhà, chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu. Hầu hết hoạt động sản xuất đồ dùng làm từ gỗ tập trung ở các tỉnh khu vực phía Bắc của Việt Nam như Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, trong khi đó thì ngành chế biến gỗ công nghiệp lại chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Trung và Nam. Các nhóm sản phẩm quan trọng tập trung vào sản phẩm bàn và đồ bếp. Ở Việt Nam, những sản phẩm này chủ yếu được làm từ gỗ nhẹ hơn như gỗ thông và gỗ thích. Cũng có các hoạt động sản xuất lớn về các phụ kiện như khung tranh, khung ảnh, khung gương. Một số các sản phẩm thủ công đồ gỗ đòi hỏi sự tinh xảo như tượng, gỗ chạm khảm đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt phục vụ cho các thị trường châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… Sản phẩm sơn mài Các sản phẩm sơn mài (như lọ, bát, khay…) là nhóm sản phẩm đặc trưng của xuất khẩu hàng thủ công Việt Nam. Hầu hết sản phẩm này được làm từ gỗ hoặc tre và đây là một nhóm nhỏ của các sản phẩm làm từ gỗ hoặc tre/mây/cói/lá. Thêu và ren Các sản phẩm thêu ren bằng tay hầu hết là khăn trải bàn, quần áo, váy, túi và những vật dụng sử dụng thông thường. Những sản phẩm này được tạo ra chủ yếu ở các làng nghề trong các tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Ninh Binh và Hà Nam. Trước kia, những sản phẩm này chủ yếu được xuất khẩu sang các nước đông Âu nhưng ngày nay, thị trường xuất khẩu đã mở rộng sang nhiều nước, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp và Italia. Các nhà xuất khẩu sản phẩm này gặp nhiều khó khăn trong hoạt động thâm nhập thị trường mới và cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất bằng máy từ các nhà máy của Trung Quốc. Dệt Sản phẩm dệt ở Việt Nam được tạo ra từ 432 làng nghề, trong đó có nhiều sản phẩm từ các dân tộc thiểu số. Các nguyên liệu sử dụng phổ biến là lụa, cotton, len và sợi lanh. Hầu hết 90% các làng nghề dệt đan phân bổ ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là khu vực đồng bằng Sông Hồng. Quy mô sản phẩm dệt nhìn chung không đa dạng và hầu hết thành phẩm có giá trị gia tăng thấp. Sản phẩm từ lụa và cotton là các nguồn thu nhập chính. Khăn tay làm từ cotton (ở Thái Bình, Hà Nội, Nam Định…), sản phẩm dùng trong nhà tắm và nhà bếp làm từ các nguyên liệu dệt khác (Ninh Bình, Hà Nội…) là một số những sản phẩm dệt có tiềm năng xuất khẩu cao nhất. Tuy nhiên, hầu hết các nguyên liệu cotton thô đều phải nhập khẩu. Nhóm khác gồm có các dân tộc thiểu số sống ở các khu vực miền núi sử dụng các khung cửi và một số nguyên liệu đặc biệt và nhuộm màu tự nhiên. Đây là các nhóm sản phẩm có tiềm năng phát triển rất tốt nếu chúng ta phát triển các thị trường ngách cũng như tập trung vào thị trường thương mại bình đẳng. Do những khó khăn về nguồn nguyên liệu thô, các nhà sản xuất đang ngày càng sử dụng các nguyên liệu thô nhập khẩu giá rẻ, điều này sẽ làm giảm chất lượng các sản phẩm. Đối với các sản phẩm dệt và các sản phẩm của người thiểu số định hướng để xuất khẩu, điều vô cùng quan trọng quyết định đến thành công là sự sẵn có của nguyên liệu thô chất lượng cao, cải thiện chất lượng và phát triển thị trường. Kim khí mỹ nghệ Các vật phẩm dùng để trang trí và sản phẩm quà tặng làm từ kim loại như tượng nhỏ, đồ trang sức, chuông, chiêng và khung tranh. Trong số những sản phẩm này, các vật dụng như đồ mạ bạc, đồ đồng chế tác và đồ đúc bằng đồng thiếc được xuất khẩu. Gần đây, sản phẩm chế tác đồng đã tăng mạnh về kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt do sự kết hợp giữa sản phẩm đồng chế tác với các nguyên liệu tự nhiên khác như mây, bèo tây và các nguyên liệu khác. Trên cơ sở kết hợp nguyên liệu này, có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm đa dạng trong thời điểm hiện nay. Giấy thủ công Hoạt động sản xuất giấy thủ công gần như đã biến mất ở Việt Nam trong các năm gần đây mặc dù nó có lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất giấy này rất phổ biến, từ gỗ (Dó, dướng) tới các sợi của chuối, dứa hay rơm, bên cạnh đó, có rất nhiều các nghệ nhân có tay nghề cao trong sản xuất giấy. Ngành giấy thủ công phát triển mạnh ở một số nước như Thái Lan, Nê-pan, Nhật Bản và Bờ-ra-zin và nhu cầu về giấy thủ công (cho các sản phẩm quà tặng) dường như có xu hướng tăng lên ở nhiều nước. Tiềm năng của tiểu ngành này cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc không chỉ để bảo tồn một di sản truyền thống mà còn phát triển các loại sản phẩm mới. Gần đây, Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ và Phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam (HRPC) đã nghiên cứu nhiều kỹ thuật truyền thống, triển khai trên một nhóm gồm 50 nhà sản xuất ở Hoà Bình và bắt đầu xuất khẩu sang Nhật Bản. Một công ty của Hàn Quốc đã đầu tư vào ngành này ở Việt Nam dưới dạng công ty 100% vốn nước ngoài nhằm tối ưu hoá sự sẵn có về nguồn lao động và nguyên liệu thô. Nghệ thuật chế tác đá, xương, sừng, thuỷ tình hoặc kết hợp Có 45 làng nghề chạm khảm/tạc đá trong nước. Mặc dù 90% phân bổ ở miền Bắc, nhưng những làng nghề nổi tiếng nhất cả trong nước và quốc tế lại thuộc khu vực miền Trung (thành phố Đà Nẵng). Thiết kế đang thịnh hành về chạm khảm đá cơ bản tập trung vào hình ảnh tôn giáo, tượng phật, tượng người, động vật và dụng cụ trong nhà. Thẩm mỹ của những thiết kế này cơ bản thiên về châu Á. Đá rắn chủ yếu được sử dụng đối với các sản phẩm truyền thống như hình ảnh về phật, hình ảnh động vật truyền thống, các cột kiến trúc trang trí, lồng cầu thang… Nhiều thiết kế có thể được áp dụng đối với các loại đá mềm. Đá trắng có thể được nhuộm thành nhiều màu khác nhau, do đó, có thể tương thích với những thiết kế đa dạng. Những sản phẩm từ đá cho EU, Hoa Kỳ và Ca-na-đa gồm có tượng và các vật dụng trong vườn. Sử dụng đá mềm đang có xu hướng tăng lên. Các nhà mua hàng nước ngoài thường thích những thiết kế đơn giản và chưa hoàn thiện trên các sản phẩm đá thủ công. Bên cạnh đá, sừng trâu và mai/vỏ (ốc, hến…) cũng được sử dụng rộng rãi cho các sản phẩm như túi xách tay, bát, thìa… Tác phẩm nghệ thuật Như đã giải thích trước đó, trong mọi trường hợp, các tác phẩm nghệ thuật đều do một nghệ nhân/người chủ cơ sở sản xuất. Chu trình sản xuất tổng thể hoàn toàn khép kín độc lập. Những người sản xuất chuẩn bị nguyên liệu thô và hoàn thành chu trình sản xuất và họ có xu hướng tự làm. Hầu hết sản phẩm của họ được bày bán ở những phòng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật và khách hàng của họ thường là khách du lịch nước ngoài. Một số người trong số họ đã xuất khẩu thông qua những đơn hàng lẻ. Các tác phẩm nghệ thuật chỉ chiếm chưa đến 1% kim ngạch xuất khẩu liên quan đến ngành và có xu hướng giảm đi trong các năm gần đây. Các sản phẩm thủ công khác Cái gọi là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ “khác” ở đây gồm có nhiều loại vật phẩm từ nến, sản phẩm dùng cho Giáng sinh, hoa giả, quả khô tới bộ gõ (như trống, kèn xắc-xô-phôn, chũm choẹ), búp bê, đồ chơi… 2.1.4 Lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Theo như lời của nhà kinh tế học nguời Anh, Davi Ricardo, một nuớc không nên sản xuất tất cả mọi sản phẩm mà chỉ lên sản xuất tập trung vào một số sản phẩm có “chi phí thấp hơn”, do đó có điều kiện sản xuất “thuận lợi hơn”, rồi dùng những sản phẩm đó để trao đổi lấy những sản phẩm khác mà mình có chi phí sản xuất cao hơn. Ngày nay, căn cứ vào điều kiện sản xuất, có thể chia thành hai nhóm quốc gia có lợi thế so sánh: Nhóm có lợi thế về nguồn lao động, tu liệu sản xuất và yếu tố tự nhiên. Nhóm có lợi thế về vốn, khoa học và công nghệ. Trong đó, Việt Nam là nuớc thuộc nhóm quốc gia có lợi thế so sánh thứ nhất. Đặc biệt là về hàng thủ công mỹ nghệ của nuớc ta, sản phẩm đuợc sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nuớc, nguyên phụ liệu nhập khẩu không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 3%-5% (trừ thảm len). Vì vậy, luợng ngoại tệ thu đuợc từ xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ khá cao, chiếm từ 90%-95%. Với tiềm năng dồi dào về nguyên liệu, lao động, đội ngũ nghệ nhân và thợ thủ công, việc phát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 72.doc
Tài liệu liên quan