Khóa luận Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU 5

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI

VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 7

1. 1. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI NHỮNG

NĂM QUA (TỪ NĂM 1989) 7

1. 1. 1. Mức tiêu thụ gạo của thế giới 7

1. 1. 1. 1. Mức tiêu thụ gạo của toàn thế giới trong những năm qua 7

1. 1. 1. 2. Những nước tiêu thụ gạo chủ yếu 8

1. 1. 2. Nhập khẩu gạo của thế giới 9

1. 1. 2. 1. Đặc điểm chung về nhập khẩu gạo của thế giới 9

1. 1. 2. 2. Những nước nhập khẩu gạo chủ yếu thời gian qua 10

1. 1. 3. Xuất khẩu và giá cả gạo những năm qua 13

1. 1. 3. 1. Tóm lược tình hình sản xuất gạo của thế giới 13

1. 1. 3. 2. Tình hình xuất khẩu gạo của những nước chủ yếu 14

1. 1. 3. 3. Tình hình giá cả và cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới 18

1. 2. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

NHỮNG NĂM QUA (TỪ NĂM 1989 ĐẾN NAY) 21

1. 2. 1. Tóm lược tình hình sản xuất gạo trong nước 21

1. 2. 1. 1. Sản lượng lúa gạo qua các năm 21

1. 2. 1. 2. Đánh giá lợi thế của Việt Nam trong sản xuất gạo xuất khẩu 23

1. 2. 2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam 24

1. 2. 2. 1. Kim ngạch xuất khẩu gạo qua các năm 24

1. 2. 2. 2. Số lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm gạo xuất khẩu 26

1. 2. 2. 3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 28

1. 2. 2. 4. Giá cả và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam 30

1. 2. 3. Thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

của Việt Nam trong xuất khẩu gạo 33

CHƯƠNG 2 NHỮNG YẾU TỐ CHI PHỐI NĂNG LỰC

CẠNH TRANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 35

2. 1. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CHI PHỐI CHẤT LƯỢNG

SẢN PHẨM GẠO XUẤT KHẨU 35

2. 1. 1. Giống lúa 35

2. 1. 2. Phẩm chất 36

2. 1. 3. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch 37

2. 1. 4. Công nghệ chế biến xuất khẩu 37

2. 1. 5. Thương hiệu và quá trình tạo uy tín thương hiệu gạo xuất khẩu 38

2. 1. 6. Bao bì, bao gói, bảo quản vận chuyển 39

2. 2. CÁC YẾU TỐ VỀ CHI PHÍ, GIÁ THÀNH, GIÁ CẢ 40

2. 2. 1. Các yếu tố chi phí trong sản xuất - chế biến 41

2. 2. 2. Các yếu tố chi phí trong chuyên chở , bảo quản 42

2. 2. 3. Các yếu tố chi phí marketing

(nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại.) 43

2. 2. 4. Giá thành xuất khẩu và giá xuất khẩu của gạo Việt Nam 45

2. 3. CÁC YẾU TỐ VỀ KÊNH PHÂN PHỐI XUẤT KHẨU

VÀ YỂM TRỢ XUẤT KHẨU 46

2. 3. 1. Kênh phân phối xuất khẩu và năng lực cạnh tranh xuất khẩu 46

2. 3. 2. Hoạt động yểm trợ và năng lực cạnh tranh xuất khẩu

(quảng cáo, hội trợ triển lãm.) 49

2. 4. CÁC YẾU TỐ VỀ CHÍNH SÁCH XUẤT NHẬP KHẨU

VÀ VỊ THẾ CỦA ĐỐI THỦ 50

2. 4. 1. Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước (quy hoạch, đầu tư.) 50

2. 4. 2. Các chính sách nhập khẩu của các nước nhập khẩu 53

2. 4. 3. Quan hệ cung cầu của bản thân thị trường gạo thế giới 55

2. 4. 4. Tương quan vị thế của Việt Nam với các đối thủ (Thái Lan, Ấn độ) 57

2. 5. KẾT LUẬN CHUNG CHO CHƯƠNG 2 6O

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 62

3.1. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

TRONG NHỮNG NĂM TỚI (ĐẾN NĂM 2010) 62

3. 1. 1. Dự báo thị trường gạo thế giới trong tương lai 62

3. 1. 2. Mục tiêu định hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm tới 65

3. 1. 3. Chiến lược thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 67

3. 1. 3. 1. Thị trường châu Á 67

3. 1. 3. 2. Thị trường châu Phi 68

3. 1. 3. 3. Thị trường châu Mỹ La tinh 68

3. 1. 3. 4. Thị trường châu Âu (EU và SNG) 69

3. 2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 70

3. 2. 1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu 70

3. 2. 1. 1. Giải pháp về giống lúa và quy hoạch vùng sản xuất lúa xuất khẩu 71

3. 2. 1. 2. Giải pháp về công nghệ chế biến và thương hiệu gạo xuất khẩu 73

3. 2. 1. 3. Giải pháp về bảo quản, chuyên chở, bao bì đóng gói 75

3. 2. 2. Nhóm giải pháp giảm thiểu chi phí và cạnh tranh giá cả 76

3. 2. 2. 1. Giải pháp giảm chi phí sản xuất và chế biến 76

3. 2. 2. 2. Giải pháp giảm chi phí chuyên chở và bảo quản trong nước 77

3. 2. 2. 3. Giải pháp giảm chi phí marketing xuất khẩu 78

3. 2. 3. Nhóm giải pháp về kênh phân phối xuất khẩu

và đẩy mạnh yểm trợ thượng mại quốc tế 79

3. 2. 3. 1. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp, giảm thiểu

xuất khẩu qua trung gian 79

3. 2. 3. 2. Giải pháp giao hàng xuất khẩu đúng hạn, giải phóng tàu nhanh 80

3. 2. 3. 3. Đa dạng hoá các hợp đồng xuất khẩu gạo

với các phương thức thanh toán linh hoạt 84

3. 2. 4. Nhóm giải pháp về chính sách vĩ mô từ phía Nhà nước 84

3. 2. 4. 1. Các giải pháp hỗ trợ tài chính

(quy hoạch, đầu tư, khuyến nông, chuyển giao công nghệ.) 85

3. 2. 4. 2. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại

cấp Nhà nước trong xuất khẩu gạo 87

3. 2. 5. Các giải pháp khác 88

KẾT LUẬN 90

Tài liệu tham khảo 91

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2313 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do vùng này có quy mô sản xuất lớn, các vùng khác chỉ đạt 30%, riêng Tây Nguyên chỉ có 15%. Từ phân tích trên, ta nhận thấy, tuy chí phí sản xuất có thấp hơn chút, nhưng sự hao hụt và lãng phí trong việc sử dụng các cơ sở chế biến phục vụ gạo xuất khẩu là khá lớn, đẩy giá thành lên cao. Đây là vấn đề bức xúc cần sớm được khắc phục nhằm giảm thiểu mọi lãng phí, trong khi chất lượng gạo lại chưa tăng lên đáng kể. 2. 2. 2. Các yếu tố chi phí trong chuyên chở, bảo quản Hầu hết khối lượng gạo trong buôn bán quốc tế thường được vận chuyển bằng đường biển vì chi phí rẻ hơn, tiện lợi, phù hợp với đặc điểm chuyên chở cồng kềnh như loại hàng gạo. Hằng năm trên thế giới có khoảng 80% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Do vậy, nước nào có vị trí thuận lợi về đường biển hơn, nước đó sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với xuất khẩu gạo vì giảm được chi phí vận chuyển (chi phí này thường chiếm 1/3 giá CIF). Việt Nam có vị trí giao thông đường biển khá thuận lợi. Hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung đều nằm sát đường hàng hải quốc tế và có thể hành trình theo tất cả các chuyến đi Đông Bắc á, Đông Nam á, Thái Bình Dương, Trung Cận Đông, châu Âu, châu Phi,... Tuy nhiên, chi phí cảng, chi phí bốc dỡ xếp hàng và các chi phí liên quan tại cảng Sài Gòn khoảng 40 USD/tàu, công suất 10 ngàn tấn (chiếm 1,6% giá gạo xuất khẩu). Trong khi chi phí này ở Bangkok chỉ bằng một nửa. Ngoài chi phí cảng, tốc độ bốc dỡ rất chậm, chậm hơn 6 lần so với Bangkok, (tại Sài gòn bốc được 1 ngàn tấn/ngày thì tại Bangkok là 6 ngàn tấn/ngày. Những hạn chế này làm mất cơ hội cạnh tranh về giá. ở cảng không có kho trung chuyển dành riêng cho việc dự trữ và tái chế gạo xuất khẩu gạo, nên chúng ta thường xuất sang Singapore để tái chế lại, sau đó xuất khẩu tiếp. Nếu có hệ thống kho trung chuyển ở cảng hoạt động tốt, đảm bảo tính chắc chắn và ổn định nguồn hàng cung ứng, cũng như bảo đảm tính đồng nhất về quy cách, chất lượng gạo xuất khẩu thì chắc chắn sẽ nâng thêm được khoảng 1 – 2% trong giá bán. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm 1999, đội tàu biển chở hàng của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải) quản lý 67 chiếc, tổng trọng tải 390 ngàn tấn DWT (tấn tàu), đa số là tàu già (tuổi thọ trung bình 18,5 tuổi), tải trọng bình quân 5822 DWT/chiếc (trong khi mức trọng tải đảm bảo hiệu quả kinh tế trọng vận tải gạo xuất khẩu phải đạt từ 15.000 – 20.000, hay ít nhất cũng phải 10.000 tấn/chiếc. Hệ quả đương nhiên cước phí trên đầu tàu sản phẩm của các đơn vị vận tải biển Việt Nam khá cao so với mặt bằng giá quốc tế, chưa tạo được tín nhiệm của khách hàng nước ngoài. Do vậy, trong nhiều năm liền, chúng ta không bán được hàng theo giá C & F hay CIF vì lí do trên. Điều này gây thất thoát một lượng ngoại tệ đáng kể bởi nếu xuất khẩu với giá CIF thì thu nhập ngoại tệ có thể tăng lên 25 – 35 USD/tấn, bằng với mức tăng các yếu tố phí bảo hiểm (I) và cước phí vận tải (F) trong cơ cấu giá CIF so với giá FOB tuỳ theo cung độ vận chuyển gần hay xa. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cũng có một số hợp đồng xuất khẩu gạo theo giá C & F và CIF, nhưng số lượng không đáng kể với mức vận chuyển trung bình khoảng 3000 – 5000 tấn/chuyến, thường xuất đi các nước gần trong khu vực châu á và Đông Nam á. 2. 2. 3. Các yếu tố chi phí marketing (nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại...) Như chúng ta đều biết nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới ngày càng đa dạng, phong phú. Để năm bắt được chính xác từng nhu cầu của thị trường, hoạt động marketing như nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại giữ vai trò ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, chi phí cho các hoạt động đó đòi hỏi một khoản kinh phí khá lớn. Chẳng hạn, trong khâu nghiên cứu thị trường, nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Research), tức là thu thập thông tin qua sách, báo, tạp chí...thì chi phí sẽ ít tốn kém hơn phương pháp nghiên cứu tại hiện trường (Field Research), tức là sang tận thị trường mà mình cần nghiên cứu qua việc phỏng vấn, tiếp xúc, điều tra, thu thập, số liệu..., dẫn đến sự chính xác và hiệu quả của hai phương pháp này sẽ khác nhau. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu dùng phương pháp thứ nhất (nghiên cứu tại bàn). Nên khả năng nắm bắt thông tin thị trường không nhanh nhậy, bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt trong kinh doanh. Chẳng hạn, năm 1994, khi Nhật Bản mở cửa nhập khẩu đột ngột tăng lên với mức lớn trên 2 triệu tấn gạo, báo chí đưa tin rằng, Việt Nam có thể xuất khẩu gạo sang Nhật. Nhiều nhà kinh doanh của ta cũng chưa biết rõ Nhật đột biến nhập khẩu lớn vì lí do gì, nhập khẩu chủ yếu từ nước nào, tiến trình nhập khẩu sẽ tập trung vào tháng nào, cấp loại gạo nào....Nếu chúng ta có được kịp thời những thông tin cần thiết từ Nhật và Mỹ, chắc chắn rằng các nhà xuất khẩu của Việt Nam có thể ứng xử năng động hơn, hiệu quả hơn trước tình hình diễn biến cung cầu và giá cả trên thị trường gạo thế giới trong năm 1994. Hiện nay, hoạt động xúc tiến thương mại đang được chú trọng cả ở cấp Chính phủ và cấp doanh nghiệp. Hoạt động này cũng khá tốn kém cả về thời gian và tiền của, (thành phố Hồ Chí Minh dành trên 13 tỷ đồng, Nam Định dành 2 tỷ đông cho công tác xúc tiến thương mại năm 2002). Gần đây từ Chính phủ đến doanh nghiệp bắt đầu có sự đầu tư lớn đến hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tiếp cận và mở rộng thị trường mặt hàng gạo, đây được coi là điểm yếu của ta với nhiều bất cập. Cụ thể trong năm 2001, nhiều đoàn công tác cấp Chính phủ, cấp Bộ đã được cử đi các thị trường Đông Nam á, châu Mỹ, Trung Đông, châu Phi....Kết quả năm 2001 các hợp đồng xuất khẩu gạo cấp Chính phủ đã vượt con số 1 triệu tấn, chiếm 30% tổng lượng gạo xuất khẩu. Rõ ràng, chi phí cho công tác xúc tiến thương mại tuy có tốn kém ban đầu, nhưng hiệu quả mang lại lớn hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra. Vì số lượng bán lớn, thị trường được mở rộng, giữ vững giá giá trong nước. Mặt khác, một cái lợi khó lượng hoá được đó là mặt hàng gạo Việt Nam được đông đảo người tiêu dùng biết đến, tăng uy tín và vị thế của gạo Việt nam – tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Nhìn chung, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại còn nhiều bất cập về mặt này. Thông tin về sự biến động cung cầu thị trường, về giá cả, về đối thủ cạnh tranh còn rất ít, dẫn đến khả năng thích ứng với những biến động đó không kịp thời, kém hiệu quả, mang tính thụ động. Sở dĩ như vậy vì các doanh nghiệp của ta hoạt động trên quy mô nhỏ, vốn ít, chưa mạnh dạn trong việc tìm kiếm thị trường mới, vẫn chỉ tập trung ở một vài thị trường truyền thống. 2. 2. 4. Giá thành xuất khẩu và giá xuất khẩu của gạo Việt Nam Như đã phân tích kỹ ở mục 2. 2. 1 về chi phí sản xuất của Việt Nam thấp hơn so với các nước, dẫn đến giá thành xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng thấp hơn họ, trong đó có Thái Lan.Vì thế giá xuất khẩu của Việt Nam tuy thấp hơn giá của Thái Lan, nhưng vẫn có lãi. Bảng 7 - Giá gạo bình quân thời kỳ 1991-1998 (Đơn vị: USD) Năm Giá 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Giá Việt Nam 227 215 210 214 258 285 242 289 Giá Thái Lan 276 276,7 261 320,7 315 367 387,5 393,3 Nguồn: FAO Year Book 1992-1995-1998, có đối chiếu với Vụ Thương mại-Bộ Kế hoạch và Đầu tư Qua bảng trên rõ ràng giá gạo xuất khẩu của ta thấp hơn Thái Lan. Năm 1991, giá của Việt Nam thấp hơn Thái Lan là 49 USD/tấn, năm 1994 con số tương ứng là 106,7, năm 1998 là 104,3 USD/tấn. Như vậy, so với thế giới của ta chênh lệch lại ít hơn so với của Thái Lan. Giá xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2002 bình quân khoảng 216,84 USD/tấn, tăng 38% so cùng kỳ năm 2001 (1,591 triệu tấn/ 345 triệu USD so với 2,180 triệu tấn/341 triệu USD). Thời gian gần đây giá xuất khẩu bình quân đã giảm xuống chút ít, nhưng vẫn cao hơn giá bình quân trong cả năm 2001 (167,5 USD/tấn). Giá xuất khẩu được cải thiện hơn năm 2001, thậm chí hơn cả năm 2000. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho giá gạo trong nước bình ổn ở mức cao. Số liệu của Ban Vật giá Chính phủ cho biết giá thành gạo xuất khẩu (chưa tính phí lưu thông đến cảng) ở Cần Thơ và Đồng Tháp. Bảng 8 - Giá thành gạo xuất khẩu ở Cần Thơ và Đồng Tháp (Đơn vị: đ/kg) Tỉnh Loại gạo Cần Thơ Đồng Tháp Cuối tháng 5 Đầu tháng 6 Cuối tháng 6 Cuối tháng 5 Đầu tháng 6 Cuối tháng 6 Gạo xuất khẩu 5% 3100 3100 3050 2790 2660 2720 Gạo xuất khẩu 10% 2950 2950 2900 2740 2620 2640 Gạo xuất khẩu 15% 2850 2850 2800 2620 2470 2520 Gạo xuất khẩu 25% 2750 2750 2700 2440 2330 2320 Nguồn: Ban vật Giá Chính phủ 2. 3. Các yếu tố về kênh phân phối xuất khẩu và yểm trợ xuất khẩu 2. 3. 1. Kênh phân phối xuất khẩu và năng lực cạnh tranh xuất khẩu Kênh phân phối gạo xuất khẩu của Việt Nam những năm qua bao gồm các tổ chức, tập thể và cá nhân tham gia vào việc đưa sản phẩm gạo từ người sản xuất đến cảng xuất khẩu Việt Nam như cảng Sài Gòn, Cần Thơ, Hải Phòng. Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam theo mô hình lớn như trang trại và hợp tác xã vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng sản lượng lúa gạo của cả nước, hộ nông dân vẫn đóng vai trò chủ yếu, điều này gây khó khăn trong việc cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp do quy mô nhỏ, gây ảnh hưởng đến cả chất lượng và tổn thất về số lượng. Trong mục 2. 1. 3 đề tài đã nói đến sự yếu kém trong khâu phơi sấy do phụ thuộc vào thời tiết nắng, hay mưa. Hiện nay có những loại máy sấy chất lượng tốt, nhưng giá thành tương đối cao và chỉ phù hợp cho sản xuất quy mô lớn. Đối với nước ta, sản xuất theo hộ gia đình sẽ không phù hợp và gây sự lãng phí lớn do sử dụng không hết công suất. Loại máy này ở Việt Nam chưa xuất hiện nhiều. Ngược lại, ở các nước khác như ở Mỹ, các khâu sản xuất và sau thu hoạch chủ yếu do máy móc đảm nhận vì sản xuất trên quy mô lớn, chủ yếu là trang trại. Từ đó việc thu mua lúa gạo cũng dễ dàng hơn do lượng gạo tập trung nhiều một chỗ, tốn ít thời gian hơn, giảm được chi phí vận chuyển. Từ năm 1989, sự độc quyền của Nhà nước trong khâu lưu thông đã được bãi bỏ và các thành phần kinh tế đều được tự do kinh doanh mua bán, vận chuyển lúa gạo từ hộ nông dân đến người tiêu dùng trong nước và nhà xuất khẩu. Trong đó khoảng 95% khối lượng gạo xay xát xuất khẩu do tư thương đảm nhiệm. Hiện nay riêng hai huyện Ô Môn và Thốt Nốt ở Cần Thơ đã có gần 300 doanh nghiệp tư nhân tham gia hoạt động thu mua lúa, xay xát, chế biến gạo xuất khẩu. Các doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò điều tiết và hướng dẫn. Tuy nhiên, doanh nghiệp Nhà nước và các tư thương chưa có sự phối hợp hài hoà trong dòng chảy lúa gạo từ người sản xuất đến người tiêu dùng trong nước và các nhà xuất khẩu, biểu hiện qua việc giữa tư thương với nhau, thậm chí kể cả các doanh nghiệp quốc doanh cũng tranh mua, tranh bán và mạnh ai nấy làm vì chưa có quy định cụ thể về phạm vi hoạt động theo cấp làng, xã, huyện, tỉnh. Thông thường, vào kỳ thu hoạch rộ vụ đông xuân (tháng 3) và kéo dài suốt vụ hè thu (tháng 7, 8) thường xảy ra tình trạng cung vượt cầu về lúa hàng hoá. Vấn đề đặt ra là cần phải mua dự trữ hết lúa hàng hoá trong những tháng có thừa để điều hoà cho những tháng thiếu, thông qua đó giải quyết xuất khẩu lượng gạo thừa so với nhu cầu nội địa sao cho hợp lý và có hiệu quả. Nhưng cho đến nay, hầu như các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động xuất khẩu gạo luôn bị động trong việc huy động nguồn hàng do thường xuyên thiếu vốn dự trữ hay rơi vào tình trạng chờ tàu sắp sửa vào ăn hàng rồi mới đi mua gạo, nhiều khi tạo ra cảnh ùn tắc tàu ở cảng do giao hàng không kịp, giá gạo bị đẩy lên cao do tranh mua nhất thời giữa các nhà xuất khẩu hay do các nhà cung ứng ép giá mà chất lượng đôi khi không đản bảo. Thậm chí, có lúc lúa gạo trên thị trường thế giới đã giảm, nhưng giá gạo cung ứng xuất khẩu trên thị trường nội địa chưa giảm, dẫn đến giá gạo nội địa cao hơn giá xuất khẩu, gây khó khăn trong việc huy động nguồn hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Hơn nữa, việc điều tiết quản lý luồng hàng của Nhà nước chưa tốt, nên thường xuyên xảy ra tình trạng xuất khẩu lậu qua biên giới với quy mô hàng trăm ngàn tấn mỗi năm. Nếu như những năm đầu (1989-1993), lượng buôn bán này bình quân ước đạt khoảng 0,2 - 0,3 triệu tấn/năm; gần đây từ năm 1997 đã lên tới khoảng 0,8 triệu tấn và hơn thế nữa. Thực tế khó có thể biết được chính xác lượng gạo xuất khẩu qua tiểu ngạch này vì không có giấy phép của Bộ Thương mại. Theo đánh giá của Bộ Thương mại và các cơ quan chức trách, hầu hết hoạt động xuất khẩu gạo qua biên giới do trốn thuế, nên mức giá rẻ, thấp hơn 5 - 10% so với giá xuất khẩu chính ngạch. Điều này gây tổn hại cho nền kinh tế nước nhà mà còn làm rối loạn thị trường lương thực trong nước và những hậu quả khác. Tình trạng này cần sớm được ngăn chặn để đảm bảo trật tự trong hệ thống lưu thông, phân phối gạo trong nước hiện nay. Cơ sở xay xát có ý nghĩa lớn trong khâu chế biến và tạo nên chất lượng gạo xuất khẩu. Hiện nay cả nước có trên 626 cơ sở xay xát Nhà nước và hàng chục ngàn cơ sở xay xát tư nhân với tổng năng lực xay xát khoảng 15 triệu tấn gạo/năm, về cơ bản đáp ứng nhu cầu xay xát dùng trong nước và xuất khẩu, trong đó quốc doanh chiếm 1/3, còn máy nhỏ của tư nhân chiếm 70%. Thực tế hệ thống cơ sở vật chất này vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa những máy móc công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, gây nhiều lãng phí; thiếu những máy móc tốt, hiện đại đem lại hiệu quả cao, hiện tượng này thiếu cả chiều rộng và chiều sâu. Ngoài ra, sự đầu tư , cải tiến kỹ thuật chỉ mang tính tự phát, nhỏ lẻ (phần lớn ở khu vực tư nhân), thiếu tính đồng bộ ở các khâu liên hoàn như phơi, sấy, xay xát, vận chuyển, bảo quản; nên hiệu quả xay xát nói chung còn thấp, thể hiện qua quy cách, phẩm chất gạo xuất khẩu của Việt Nam còn khoảng cách khá xa so với Thái Lan, thậm chí chúng ta còn chưa thể sản xuất ra những loại có phẩm cấp cao như gạo 100% B. Bảng 9 - Phân bố năng lực xay xát ở các vùng trong nước (ĐV: triệu tấn) Xay xát Tái chế Cả nước 13,2 2,25 Miền Bắc 4,2 0,14 Miền trung 1,4 0,01 Miền Nam 7,6 2,1 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hệ thống kho chứa là khâu cuối cùng trong kênh phân phối gạo xuất khẩu cũng đóng vai trò khá quan trọng. Hiện cả nước có hệ thống sức chứa của kho gạo là 1.875. 000 tấn, trong đó 50% là kho kiên cố, còn lại bán kiên cố. Sự phân bố không đồng đều, cùng với hiệu suất sử dụng kho thường rất thấp, chỉ đạt 30% tổng dung tích kho (tư nhân đảm nhiệm xay xát chủ yếu, nhưng lại sử dụng kho nhỏ gia đình). Dẫn đến tình trạng vừa thiếu lại vừa thừa kho dự trữ gạo xuất khẩu trong những tuần cao điểm. Hiện nay trong khâu bảo quản ở nước ta còn quá ít các phương tiện phòng chống vi sinh vật gây hại như nấm mốc, chuột, mối mọt..., và chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế trong quá trình sản xuất lưu thông. Nông dân chỉ bảo quản tại nhà; các doanh nghiệp có kho, nhưng lại không đảm bảo yêu cầu chất lượng do xây dựng lâu năm, bố trí không thích hợp. Theo kết quả điều tra của Viện Công nghệ sau thu hoạch và Tổng cục Thống kê, tỷ lệ tổn thất trong khâu bảo quản sau thu hoạch là 3,2-3,9%. Tình trạng này gọi là “mất mùa trong nhà”. Tóm lại, so với Thái Lan, chúng ta chưa đảm bảo được đồng bộ hệ thống phối hợp tối ưu giữa sản xuất - chế biến - kho tàng - cảng khẩu, do đó chất lượng gạo không đều, chi phí lưu thông cao, thời gian giao hàng chậm, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu. 2. 3. 2. Hoạt động yểm trợ và năng lực cạnh tranh xuất khẩu (quảng cáo, hội trợ triển lãm...) Hội trợ triển lãm và quảng cáo đang là những công cụ rất hữu hiệu mà các doanh nghiệp phổ biến đang dùng để giới thiệu sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp đến người tiêu dùng tại nước nhập khẩu hay nước tiêu thụ. Trong lĩnh vực quảng cáo, doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế vượt trội về vốn và kỹ thuật so với doanh nghiệp trong nước và hiện chiếm 80% thị phần quảng cáo trong nước. Ngoài ra, họ thực hiện được chương trình quảng cáo quy mô đồ sộ với khoản chi phí lớn. Chẳng hạn, vừa qua Công ty Bia Tiger đã chi tới 2 triệu USD để dựng đoạn phim quảng cáo “The Quest” kéo dài 2 phút. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam vừa chưa đủ kinh phí để làm như vậy vừa chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình tới đông đảo người tiêu dùng ngoài nước, hay tại nước có tiêu thụ hay nhập khẩu gạo thông qua các chương trình quảng cáo với quy mô lớn, mới chỉ làm ăn theo kiểu tự phát, chưa có chiến lược lâu dài. Trong xu thế hiện nay, hội trợ triển lãm là cách giới thiệu sản phẩm tốt nhất trực tiếp đến người tiêu dùng, qua đó còn tạo lập những mối quan hệ lâu dài với bạn hàng để ký kết những hợp đồng lớn, thường xuyên ổn định. Ngành Nông nghiệp Việt Nam mới đây mới tổ chức một vài hội trợ về sản phẩm nông nghiệp và máy móc dùng trong nông nghiệp ở trong nước. Hoặc thành phố Hồ Chí Minh có tổ chức riêng buổi hội trợ về giống cây trồng, trong đó giới thiệu các giống cây trồng mới, có năng suất cao, chất lượng tốt. Điều này giúp nông dân tiếp cận với các giống lúa mới và cách áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, tuy nhiên quy mô tổ chức còn trong phạm vi nhỏ. Nhìn chung, cả hai hình thức này nhà xuất khẩu gạo Việt Nam chưa phát huy được hiệu quả của chúng, do vậy, sản phẩm gạo Việt Nam vẫn chủ yếu bán qua trung gian (tư thương nước ngoài), thương hiệu gạo Việt Nam vẫn chưa được đông đảo thế giới biết đến và có uy tín lớn như gạo Thái Lan. Đặc biệt, rất ít doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp ký kết được những hợp đồng mua gạo lớn. 2. 4. Các yếu tố về chính sách xuất nhập khẩu và vị thế của đối thủ 2. 4. 1. Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước (quy hoạch, đầu tư...) Tuy chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, không còn bao cấp của Nhà nước, nhưng vai trò của Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế ở tầm vĩ mô lại càng cần thiết hơn. Bởi nếu để nền kinh tế vận hành theo quy luật cung-cầu dễ dẫn đến sự mất cân đối lớn trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt động xuất khẩu gạo nói riêng. Chúng ta đều biết không phải lúc nào quan hệ cung cầu cũng vận hành theo quy luật thực tế của thị trường, đôi khi nó lại tác động xấu đến nền kinh tế. Lúc này cần có tác động kịp thời của con người, cụ thể Nhà nước, vào nền kinh tế nhằm mục đích hướng nó có lợi cho nền kinh tế. Trong những năm gần đây xảy ra tình trạng mất cân đối trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Nguyên nhân do thiếu sự chỉ dẫn, và quy hoạch cụ thể từ Trung ương đến địa phương, cứ mạnh ai nấy làm. Lúc này Nhà nước cần có những quy hoạch tổng thể để hướng dẫn nông dân căn cứ vào điều kiện về đất đai, khí hậu, và thời vụ nên phát triển giống cây nào là phù hợp nhằm phát huy tối đa lợi thế của từng vùng. Chẳng hạn, đối với các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Dương nên phát triển giống lúa thơm đặc sản, giảm giống lúa đại trà, trong khi các vùng khác lại phát triển những giống lúa lai đại trà sẽ cho năng suất và chất lượng cao hơn. Bằng cách này, chúng ta sẽ nâng dần tỷ trọng xuất khẩu loại gạo thơm đặc sản, mà vẫn không giảm những chủng loại gạo khác, đa dạng hoá xuất khẩu gạo hiện nay. Ngoài ra, cứ sắp đến vụ sản xuất mới hay vào dịp cuối năm, người nông dân đa số cần tiền để mua sắm, lúc này số lượng lúa gạo bán ra rất lớn, dẫn đến cung vượt cầu. Đây là cơ hội tốt để bọn tư thương chèn ép giá người nông dân càng nhiều càng tốt, gây thiệt hại lớn cho họ - những người một nắng hai sương làm ra hạt thóc để rồi bị tư thương bắt chẹn mà không biết kêu ai. Trong trường hợp này, Nhà nước có thể bỏ tiền ra để mua tạm trữ cho xuất khẩu khi giá cả tăng lên nhằm ổn định giá cả tránh thua lỗ quá lớn cho người nông dân. Hoặc cho người nông dân vay vốn với lãi suất thấp để họ kịp tiến hành sản xuất vụ mới. Như vậy, cả người nông dân cũng có lợi và Nhà nước cũng góp phần nâng cao đời sống của người dân, giúp xoá đói giảm nghèo. Hoặc sự quan tâm đầu tư của Nhà nước vào khoa học kỹ thuật, đặc biệt khâu lai tạo giống mới. Thực tế cho thấy nếu Nhà nước càng đầu tư lớn vào lĩnh vực này thì hiệu quả xuất khẩu càng cao. Vì với sự cải tiến giống mới sẽ cho năng suất cao, phòng chống sâu bệnh, tăng chất lượng gạo xuất khẩu. Ví dụ, giai đoạn 1991 - 1995, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công nhận 44 giống mới và cho áp dụng vào canh tác trên diện tích 440.000 ha. Do năng suất tăng tối thiểu 0,50 tạ/ha, nên tổng sản lượng tăng là 220.000 tấn, với giá thóc 1.500 đồng/kg, giá trị do sản lượng lúa mang lại là 1,5 triệu x 220.000 = 330.000 triệu đồng trong khi kinh phí đầu tư cho chương trình tạo giống lúa hàng năm chỉ khoảng 1 tỷ đồng. Hơn nữa, Nhà nước có thể đầu tư đồng bộ từ khâu sản xuất - thu hoạch - chế biến - vận chuyển – bảo quản, vừa nâng cao chất lượng gạo vừa tránh tình trạng “tổn thất trong nhà” như hiện nay, tăng về mặt sản lượng. Theo kết quả điều tra của Viện Công nghệ sau thu hoạch và Tổng cục Thống kê, tỷ lệ tổn thất bình quân sau thu hoạch lúa của Việt Nam như sau: - Khâu thu hoạch: 1,2 - 1,7% - Khâu vận chuyển: 1,2 - 1,5% - Khâu đập (tuốt): 1,4 – 1,8% - Khâu phơi (sấy): 1,9 – 21,% - Khâu bảo quản: 3,2 –3,9% - Khâu xay xát chế biến: 4,1 – 5,0% - Tổng số: 13,0 – 16,0% Mức tổn thất trong 3 khâu phơi, bảo quản, và xay xát chế biến chiếm 68 – 70%, trong khi ở các nước tiên tiến chỉ chiếm 3,9 – 5,6%. Như vậy, khi giảm được 30% tổn thất sau thu hoạch, chúng ta có thể tận thu thêm được một lượng thóc đáng kể, lên tới 850.000 tấn và tương đương với 135.000 ha canh tác lúa. Đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng như cảng biển, hệ thống thông tin...phục vụ hoạt động xuất khẩu nhằm giảm chi phí vận chuyển, chi phí lưu thông gạo, góp phần hạ giá thành xuất khẩu. Về cảng xuất khẩu yêu cầu cơ bản là phải có cảng chuyên dùng cho hoạt động xuất khẩu gạo với trang thiết bị hiện đại, có thể bốc xếp cả hàng rời và hàng đóng bao, năng lực bốc dỡ cao (từ 2000 tấn/ngày trở lên); khả năng tiếp nhận tàu lớn (tải trọng từ 20.000 – 30.000 tấn); và phải có hệ thống trung chuyển quy mô lớn, kỹ thuật bảo quản hiện đại và đóng gói ngay tại kho cảng trước khi giao hàng lên tàu. Trên thực tế, chúng ta chưa có cảng chuyên dùng xuất khẩu gạo. Các năm qua, phần lớn gạo xuất khẩu (khoảng 80%) đều thông qua cảng Sài Gòn, một cảng xuất nhập hàng hoá tổng hợp, có năng lực thông quan hàng hoá hiện nay của cảng hơn 7,3 triệu tấn/năm. Trong đó riêng mặt hàng gạo xuất khẩu chiếm hơn 30%. Tuy nhiên, năng suất bốc xếp gạo của cảng chỉ đạt bình quân 800 – 1000 tấn/ngày. Trong vòng 3 năm lại đây, Ngành Giao thông Vận tải cũng đã cố gắng rất nhiều để đưa thêm cảng Cần Thơ vào hoạt động xuất khẩu gạo, nhưng khả năng của cảng Cần Thơ chỉ tiếp nhận an toàn các tàu tải trọng từ 3000 – 5000 tấn (đối với tàu cỡ 10.000 tấn cập cảng không an toàn). Điều này chưa phù hợp với tính hiệu quả trong vận tải hàng hải, nên cảng này mới đang trong giai đoạn thử nghiệm. Dự kiến trong vòng 10 - 20 năm tới, cảng Sài Gòn vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Do vậy nếu giải quyết tốt các hoạt động phụ trợ nêu trên sẽ góp phần nâng cao đáng kể giá bán sản phẩm. Qua đó nâng cao hiệu quả và thu nhập ngoại tệ trong kinh doanh xuất khẩu gạo. 2. 4. 2. Các chính sách nhập khẩu của các nước nhập khẩu Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm gạo của Việt Nam trong thời gian tới không thể không kể đến các chính sách nhập khẩu của những nước nhập khẩu gạo bởi chỉ một sự thay đổi nhỏ về chính sách nhập khẩu của họ lập tức tác động tới thị trường gạo thế giới như quan hệ cung cầu, giá cả...Chẳng hạn, năm 1999 bốn nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới là Indonesia, philippin, Bangladesh và Brazil có chính sách giảm nhập khẩu gạo trong năm. Điều này đã ảnh hưởng chung đến thị trường gạo thế giới, cụ thể giá gạo giảm, khối lượng gạo giao dịch thế giới cũng giảm (từ 27,3 triệu tấn năm 1998 xuống 25,1 triệu tấn năm 1999), và đương nhiên cũng tác động không nhỏ đến tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam (kim ngạch xuất khẩu năm 1999 so với năm 1998 chỉ tăng 1,01% trong khi năm 1998 so với năm 1997 là 13,98%). Dưới đây sẽ đề cập đến chính sách nhập khẩu của một số nước chủ yếu trong thời gian tới. Các nước phát triển cam kết sẽ giảm thuế trung bình 36%, mức giảm tối thiểu với mỗi dòng thuế không ít hơn 15% và thực hiện trong 6 năm (1995 – 2000). Các nước đang phát triển cam kết sẽ giảm thuế trung bình 24%, mức giảm tối thiểu với mỗi dòng thuế không ít hơn 10% và thực hiện trong 10 năm (1995 – 2004). Một vài nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, và Ixaren có vấn đề an ninh lương thực đặc biệt nhạy cảm được áp dụng ngoại lệ, đặc biệt khi thuế hoá các biện pháp phi thuế quan, ngược lại họ có nghĩa vụ đẩy mạnh mức độ mở cửa thị trường cho hàng nông sản nhập khẩu. Các nước cũng cam kết giữ mức mở cửa thị trường tối thiểu không thấp hơn trung bình của thời kỳ 1986 – 1990 và không đưa ra thêm hàng rào phi thuế quan. Thuế quan cắt giảm trung bình cho tất cả sản phẩm nông nghiệp là 24% và tối thiểu cho từng sản phẩm là 10% ở nước đang phát triển (chủ yếu là các thành viên trong WTO) trong vòng 10 năm tới (1995 – 2004). Trung Quốc là nước rất đáng được nói đến vì Trung Quốc vừa là nước xuất vừa là nước nhập khẩu gạo. Đặc biệt sau khi Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO thì trong chính sách nhập khẩu cũng có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChapter 1.doc
  • doccopy.doc
  • docD.KL.doc
  • doctrang bia.doc
Tài liệu liên quan