Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương I: Một số vấn đề lý luận về Bảo hộ và Chính
sách Bảo hộ hợp Lý sản xuất trong nước 4
I. Khái quát Chính sách bảo hộ trong thương mại quốc tế 4
1. Khái niệm về chính sách bảo hộ 4
2. Những bước phát triển của chính sách bảo hộ. 5
3. Mục tiêu của chính sách bảo hộ 7
II. Chính sách bảo hộ hợp lý và sự cần thiết phải áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý với sản xuất trong nước. 8
1. Thế nào là Chính sách bảo hộ hợp lý? 8
2. Sự cần thiết của chính sách bảo hộ hợp lý trong quá trình hội nhập 13
2.1. Tác động tiêu cực của tự do hoá thương mại và hội nhập . 13
2.2. Những tác động tích cực của chính sách bảo hộ mậu dịch hợp lý. 17
3. Các biện pháp bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong nước 19
3.1. Hàng rào kỹ thuật thương mại và các biện pháp vệ sinh dịch tễ 19
3.1.1. Hàng rào kỹ thuật thương mại ( Technical Barriers to Trade) 19
3.1.2. Các biện pháp vệ sinh dịch tễ (Sanitary and Phytosanitary Measures) 21
3.2. Trợ cấp và chống trợ cấp trong thương mại quốc tế 21
3.2.1. Định nghĩa trợ cấp: 21
3.2.2. Hiệp định của WTO về các loại trợ cấp và các biện pháp đối kháng áp dụng cho mỗi loại trợ cấp SCM (Subsidies and Countervailing Measures Agreement) 22
3.3. Biện pháp chống bán phá giá (Anti-dumping Practices) 26
3.4. Tự vệ trong thương mại 28
chương II: Thực tiễn áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý của MộT số quốc gia trên thế giới 31
I. CHíNH SáCH bảo hộ hợp lý của Hoa Kỳ 31
1. Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ 31
2. Quy định về xuất xứ và ký mã hiệu hàng hoá 34
3. Các biện pháp thương mại tạm thời 36
3.1. Tự vệ 36
3.2. Luật thuế đối kháng (Countervailing Duty Law - CVD) 37
3.3. Luật thuế chống bán phá giá (Antidumping Law) 38
II. Kinh nghiệm áp dụng các biện pháp bảo hộ hợp lý của EU 41
1. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật 41
2. Giấy chứng nhận kiểm dịch động thực vật 43
3. Các biện pháp thương mại tạm thời 44
3.1. Biện pháp chống bán phá giá và thuế đối kháng 44
3.2. Biện pháp tự vệ 45
4. Trợ cấp 46
4.1. Trợ cấp xuất khẩu 46
4.2. Hỗ trợ trong nước 46
III. chính sách bảo hộ hợp lý của Trung quốc. 48
1. Các biện pháp kiểm định và kiểm dịch hàng hoá nhập khẩu 49
2. Thực tiễn áp dụng chính sách chống bán phá giá của Trung Quốc 50
2.1. Luật chống bán phá giá của Trung Quốc 50
2.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Trung Quốc 52
3. Trợ cấp 54
Chương III: Một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc áp DụNG chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước 55
I. Đánh giá chung chính sách bảo hộ của Việt Nam trong
thời gian vừa qua. 55
1. Những thành công 55
2. Những hạn chế: 56
II. Cụ thể tình hình thực hiện một số biện pháp bảo hộ Hợp lý của Việt Nam trong thời gian qua 57
1. Hàng rào kỹ thuật 57
1.1.Các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn 57
1.2. Vấn đề vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động vật và thực vật 57
1.3. Yêu cầu về ghi nhãn hàng hoá 58
2. Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 59
2.1. Chống bán phá giá 59
2.2. Các biện pháp tự vệ 60
3. Trợ cấp 61
4. Quy tắc xuất xứ 63
III. Một số giải pháp bảo hộ hợp lý cho Việt Nam trong quá trình hội nhập 64
1. Các biện pháp kỹ thuật và kiểm dịch động thực vật 65
2. Các biện pháp chống bán phá giá 67
3. Tự vệ 69
4. Trợ cấp 70
5. Thuế thời vụ 72
6. Các biện pháp liên quan đến môi trường 72
7. Sử dụng đội ngũ cán bộ có trình độ trong việc quản lý thực thi các chính sách bảo hộ ở Việt Nam 73
Kết luận 75
Danh mục bảng biểu
Danh mục từ viết tắt dùng trong khoá luận
Tài liệu tham khảo
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2743 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch tễ sẽ có giấy phép cho phù hợp với nhóm hàng, chẳng hạn:
Đối với hàng tiêu dùng như tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, siêu đun nước…đều phải chịu sự điều chỉnh của Luật chính sách và tiết kiệm năng lượng. Theo đó, Cục quản lý hiệu quả sản phẩm tiêu dùng – Bộ năng lượng sẽ chịu trách nhiệm thử nghiệm và đưa ra tiêu chuẩn sử dụng năng lượng đối với các đồ gia dụng nhập khẩu.
Đối với hàng nông sản, thực phẩm: Tuỳ từng loại nông sản, thực phẩm mà sẽ phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau do các cơ quan quản lý chuyên ngành ban hành, chẳng hạn:
Hải sản: chịu sự quản lý của Cơ quan ngư nghiệp quốc gia thuộc Cục quản lý đại dương và môi trường. Các sản phẩm này phải được phân tích để phát hiện các loại chất nguy hại có thể có (hoá chất hoặc sinh vật), xác định các vấn đề ô nhiễm tiềm tàng trong quá trình chế biến, xác lập cũng như ghi nhận các biện pháp phòng ngừa.
Động vật sống (kể cả gia cầm, gia súc) và các sản phẩm từ thịt: muốn nhập khẩu phải thoả mãn các quy định kiểm dịch của Cục Kiểm dịch sức khoẻ động thực vật và chỉ được phép nhập khẩu ở một số cảng nhất định có đặt các trạm kiểm dịch. Thịt do Bang nào kiểm dịch chỉ được bán ở Bang đó. Các loại thịt và sản phẩm gia cầm chỉ có thể được nhập vào Hoa Kỳ từ những nước và những nhà máy đã được Hoa Kỳ cho phép – những nước có các yêu cầu về an toàn thực phẩm tương đương với của Hoa Kỳ. Hiện nay, mới chỉ có 36 nước được phép xuất khẩu thịt sang Hoa Kỳ, chủ yếu là các nước phát triển (Châu á chỉ có Hồng Kông và Nhật Bản).
Rau, quả, hạt: phải đáp ứng các yêu cầu về phẩm cấp, kích thước, chất lượng và độ chín theo quy định của Luật kiểm dịch thực vật, Luật hạt thực vật Liên bang, và do Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) cùng phối hợp với Cục tiêu thụ nông sản – Bộ nông nghiệp quản lý.
Dược phẩm: Do FDA chịu trách nhiệm đề ra và giám sát thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tiêu dùng đối với thực phẩm, dược phẩm, dụng cụ y tế và hoá mỹ phẩm sản xuất tại Hoa Kỳ và nhập khẩu từ nước ngoài vào lãnh thổ Hoa Kỳ. Hầu hết các sản phẩm này, đặc biệt là dược phẩm phải có giấy phép của FDA mới được nhập vào Hoa Kỳ, đồng thời phải qua giám định khi hàng tới cửa khẩu.
Hàng điện tử: Các sản phẩm điện tử gây bức xạ như: đèn tuýp, lò viba, thiết bị X-quang… phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn bức xạ quy định trong Luật quản lý bức xạ đảm bảo cho sức khoẻ và an toàn. Trung tâm thiết bị và an toàn phóng xạ là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra các tiêu chuẩn trên đối với hàng điện tử nhập khẩu và cả hàng sản xuất trong nước.
Hiện nay, các nước phát triển đang có xu hướng sử dụng tối đa biện pháp này nhằm bảo hộ sản xuất trong nước dưới danh nghĩa bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Chẳng hạn, theo Quy định năm 1996 của Liên bang, Hoa Kỳ áp dụng chương trình kiểm tra hàng hoá trước khi thông quan đối với hai mặt hàng táo và đào từ một số nước thành viên EU rất chặt chẽ nhằm tránh các loại sâu bệnh mới từ hai loại quả này thâm nhập vào trong nước. EU là một nước có các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm tương đối khắt khe vậy mà vẫn phải chịu sự kiểm soát ngặt nghèo. Chính vì thế, các DN xuất khẩu Việt Nam cần nghiên cứu kỹ các tiêu chuẩn nói trên để có hướng cải thiện chất lượng hàng hoá của mình, xây dựng chỗ đứng lâu dài trên thị trường Hoa Kỳ.
2. Quy định về xuất xứ và ký mã hiệu hàng hoá
Luật Hải quan Hoa Kỳ quy định mọi hàng hoá xuất khẩu, được sản xuất tại nước ngoài khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, phải ghi rõ ở bên ngoài sản phẩm một nhãn hàng bằng tiếng Anh. Nhãn hàng bao gồm chữ hoặc biểu tượng hoặc có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác thể hiện nguồn gốc của một sản phẩm. Nhãn hàng phải được ghi đầy đủ, rõ ràng ở vị trí dễ thấy, và phải bền như chính tuổi thọ của sản phẩm sao cho người tiêu dùng cuối cùng có thể biết tên nước, nơi hàng hoá được sản xuất.
Trong quá trình nhập khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ, nếu hàng hoá không ghi nhãn xuất xứ đúng quy định, người nhập khẩu sẽ phải chịu một khoản thuế ghi chú (Marking Duty) tương đương với 10% giá trị của lô hàng đó trừ khi hàng hoá đó được tái xuất hoặc bị phá huỷ hay phải đánh dấu đúng lại dưới sự giám sát của Hải quan.
Đồng thời mục 42 “Luật về nhãn hiệu 1946 của Hoa Kỳ ” qui định rằng: nhãn mác của hàng nhập khẩu không được làm công chúng nhầm tưởng chúng được sản xuất tại Hoa Kỳ hay tại bất kỳ một nước nào khác với nơi sản xuất hàng hoá đó. Nếu vi phạm quy định này thì mặt hàng đó sẽ không được khai báo làm thủ tục tại bất kỳ một cơ quan Hải quan nào của Hoa Kỳ và có thể bị tịch thu. Nhưng trước khi bị xử lý cuối cùng, nếu người nhập khẩu nộp đề nghị, giám đốc hải quan có thể cho giải toả lô hàng với điều kiện phải thay đổi hoặc xoá bỏ kí hiệu bị cấm và phải ghi lại cho đúng. Nếu mức độ vi phạm quá trầm trọng, giám đốc Hải quan có thể cho phép tái xuất hoặc phá huỷ hàng dưới sự giám sát của hải quan.
Ngoài những yêu cầu về ghi nước xuất xứ của hàng hoá, một số mặt hàng đòi hỏi phải có những dấu hiệu đặc biệt theo quy định của các cơ quan quản lý hoặc các hiệp định chuyên ngành như chữ không được phai, chữ nổi, chữ lõm cho các mặt hàng như ống sắt hay thép, khung, xy lanh, …
Việc xác định chính xác xuất xứ của hàng hoá có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thương mại quốc tế nói chung và trong buôn bán với Hoa Kỳ nói riêng. Bởi xuất xứ của hàng hoá quyết định nhà xuất khẩu nước ngoài có được hưởng những ưu đãi đặc biệt về thuế quan, được miễn thuế, hoàn thuế, được hưởng hạn ngạch, hay có bị đánh thuế chống phá giá hay thuế chống trợ cấp không? Có hai quy tắc phổ biến để xác định xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu: quy tắc không ưu đãi và quy tắc ưu đãi. Quy tắc không ưu đãi áp dụng trong trường hợp giữa Hoa Kỳ và các nước nhập khẩu chưa có bất kỳ một Hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương nào điều chỉnh. Còn quy tắc ưu đãi áp dụng đối với những mặt hàng được hưởng những ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định thương mại hay các quy chế đặc biệt như GSP, NAFTA hay AGOA (Đạo luật cơ hội tăng trưởng kinh tế châu Phi). Theo quy tắc không ưu đãi, một sản phẩm trải qua quá trình gia công, chế biến ở từ hai nước trở lên thì sản phẩm đó được coi là có xuất xứ từ nước nơi sản phẩm bị “biến đổi cơ bản”. Theo Toà Thượng thẩm Hoa Kỳ, một sự “biến đổi cơ bản diễn ra khi một sản phẩm, sau một quá trình sản xuất, ra đời với một tên gọi, tính chất hay tính năng sử dụng khác với tên gọi, tính chất và tính năng sử dụng của nguyên vật liệu làm nên nó”. Như vậy, một sản phẩm có được xem là “biến đổi cơ bản” hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bản chất của sản phẩm đó. Theo quy tắc ưu đãi, nguyên tắc “biến đổi cơ bản” mới chỉ là điều kiện cần để ghi chú nước xuất xứ. Ngoài ra nước đó còn phải đáp ứng thêm một vài điều kiện nữa để được hưởng những ưu đãi đặc biệt. Ví dụ, một mặt hàng được coi như chế tạo từ một nước được hưởng GSP khi hàng hoá đó vừa phải thoả mãn nguyên tắc “biến đổi căn bản tại nước được hưởng GSP” vừa phải đáp ứng được nguyên tắc: trị giá gia tăng trong chế tạo hoặc gia công tại nước hưởng GSP ít nhất phải đạt 35% giá trị hàng hoá. Riêng sản phẩm dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ tuân thủ theo các quy tắc xuất xứ riêng. Tuy nhiên trên thực tế, những nước đã có những thoả thuận thương mại đặc biệt với Hoa Kỳ thường dựa trên cơ sở “những biến đổi trong phân loại thuế quan” để xác định xuất xứ của hàng hoá. Quy tắc xuất xứ này có thể hiểu là, khi một sản phẩm được làm ra ở nước A, được phân loại và mô tả trong Biểu thuế HTS, sau đó lại được gia công, chế biến lại ở nước B để thành một sản phẩm mới có phân loại thuế quan khác trong Biểu thuế HTS thì nước B chính là nước xuất xứ của sản phẩm đó. Xuất xứ của hàng hoá thể hiện ở Giấy chứng nhận xuất xứ. Do đó, Giấy chứng nhận xuất xứ là một chứng từ quan trọng trong Hồ sơ Hải quan để Hải quan quyết định mức thuế và các thủ tục thông quan cần thiết. Đây là qui định mà các DN Việt Nam cần phải biết để tuân thủ nghiêm túc khi nhập khẩu hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ.
3. Các biện pháp thương mại tạm thời
Hoa Kỳ là nước áp dụng các biện pháp thương mại tạm thời để bảo hộ nhiều nhất trên thế giới. Hai loại biện pháp chính mà Hoa Kỳ thường áp dụng là Tự vệ và Các biện pháp chống bán phá giá và đối kháng
3.1. Tự vệ
Theo luật pháp Hoa Kỳ trong vòng 60 ngày kể từ khi nhận được báo cáo của Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ - USITC, trong đó khẳng định có “tác hại nghiêm trọng” (serious enjury) do hàng nhập khẩu gây ra đối với sản xuất trong nước của Hoa Kỳ, Tổng thống Hoa Kỳ có quyền quyết định hình thức tự vệ áp dụng đối với hàng nhập khẩu đó. Hình thức tự vệ có thể là giới hạn số lượng, tăng thuế quan hoặc hạn ngạch thuế quan. Trong thời gian qua, chỉ có rất ít trường hợp Hoa Kỳ áp dụng quy định này để bảo vệ sản xuất trong nước. Từ năm 1996 đến 1998 Hoa Kỳ chỉ áp dụng 3 lần.
3.2. Luật thuế đối kháng (Countervailing Duty Law - CVD)
Luật thuế đối kháng quy định một khoản bồi thường dưới dạng thuế nhập khẩu phụ thu nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của việc Chính phủ nước xuất khẩu trợ giá đối với hàng hoá được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ làm cho giá hàng hoá bị kéo xuống thấp hơn so với giá trị thực trên thị trường nội địa.
Việc áp dụng luật CVD được thực hiện khi có đơn khiếu kiện của ngành công nghiệp trong nước trình lên Bộ thương mại Hoa Kỳ và Uỷ ban thương mại quốc tế của Hoa Kỳ (US International Trade Commission - ITC). Sau khi nhận được đơn khiếu kiện, Cơ quan quản lý thương mại quốc tế (International Trade Administration) thuộc Bộ thương mại Hoa Kỳ sẽ xác định mức trợ giá và ITC sẽ chịu trách nhiệm điều tra xem hàng nhập khẩu có gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước hay không. Nếu ITC sau khi điều tra xác định được là hàng nhập khẩu đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước thì thuế đối kháng với mức thuế bằng mức trợ giá của Chính phủ nước ngoài sẽ tự động được áp dụng.
Bảng 1: Điều tra thuế Đối kháng, Hoa Kỳ, 1980-04
Năm
1980-90
1991-99
2000
2001
2002
2003
2004
Điều tra
240
64
7
18
3
5
3
Phán quyết sơ bộ
210
56
0
15
6
4
4
Phán quyết cuối cùng
176
54
7
11
14
2
1
Lệnh thuế
107
32
6
6
10
2
2
Huỷ bỏ
84
66
21
0
0
0
5
Nguồn: U.S. Department of Commerce
Trong quá trình điều tra để áp dụng thuế đối kháng, các nước xuất khẩu có trợ giá được chia làm 2 nhóm:
P Nhóm 1: Các nước thành viên của WTO, các nước được hưởng quy chế NTR vĩnh viễn, các nước có thoả thuận với Hoa Kỳ về các nghĩa vụ tương đương với các nghĩa vụ quy định trong Hiệp định trợ giá (Subsidies Agreement).
P Nhóm 2: Tất cả các nước ngoài nhóm 1
Đối với các nước trợ giá cho hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ thuộc nhóm 1, trước khi điều tra để áp dụng thuế CVD, Hoa Kỳ sẽ tiến hành đàm phán để có được những biện pháp mang tính xây dựng hơn là biện pháp mang tính chế tài. Tuy nhiên trong trường hợp các nước xuất khẩu thuộc nhóm 2 thì Hoa Kỳ không có nghĩa vụ phải tiến hành đàm phán trước khi áp dụng biện pháp thuế đối kháng.
3.3. Luật thuế chống bán phá giá (Antidumping Law)
Thuế chống bán phá giá hàng nhập khẩu được đề cập lần đầu tiên trong các quy định về hạn chế các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, ban hành kèm theo Luật chống bán phá giá năm 1916 và sau đó được đưa vào cả trong Luật thuế quan năm 1930. Theo quy định của các luật này, xét về mặt kỹ thuật, thuế chống bán phá giá được đánh vào hàng nhập khẩu khi hàng nhập khẩu đó được xác định là bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ, với giá xuất khẩu thấp hơn nhiều giá trị thị trường thực tế hoặc giá bán buôn của những sản phẩm đó trên thị trường sản xuất chính hoặc thị trường Hoa Kỳ chính vào thời điểm xuất khẩu sang Hoa Kỳ, với điều kiện là việc nhập khẩu và bán hàng với mức giá thấp đó được thực hiện với ý định gây ảnh hưởng đến ngành sản xuất của Hoa Kỳ hoặc ngăn cản sự thành lập ngành sản xuất tại Hoa Kỳ hoặc độc quyền hóa hoặc hạn chế buôn bán sản phẩm đó trên thị trường Hoa Kỳ.
Tương tự Luật CVD, AD được áp dụng khi có khiếu kiện của các ngành sản xuất gửi lên Bộ thương mại Hoa Kỳ. Bộ thương mại sau đó sẽ tiến hành điều tra sơ bộ xem liệu hiện tượng bán phá giá có xảy ra hay không. Uỷ ban thương mại quốc tế sẽ xác định xem ngành công nghiệp đang khiếu kiện của Hoa Kỳ có bị thiệt hại nghiêm trọng hay bị đe doạ nghiêm trọng hay không hoặc liệu việc thành lập một ngành công nghiệp nào đó có bị cản trở do hàng hoá nhập khẩu bán phá giá hay không. Nếu có hiện tượng bán phá giá xảy ra và có gây ra thiệt hại vật chất, Bộ thương mại sẽ yêu cầu Cơ quan Hải quan Hoa Kỳ:
u Đề nghị chủ hàng nhập khẩu ký quỹ bằng tiền mặt hoặc bảo chứng để có thể nộp thuế AD (hoặc CVD).
v Tạm dừng việc thông quan cho hàng hoá cho đến khi Bộ thương mại đã xác định được thực sự có việc bán phá giá (hoặc trợ giá) gây ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước và tính toán chính xác mức độ bán phá giá hoặc trợ giá.
Bảng 2: Điều tra chống bán phá giá, Hoa Kỳ, 1980-04
Năm
1980-90
1991-99
2000
2001
2002
2003
2004
Điều tra
418
370
45
77
34
37
26
Phán quyết sơ bộ
336
327
22
61
44
21
37
Phán quyết cuối cùng
283
286
35
34
58
22
25
Lệnh thuế
188
161
20
30
26
16
14
Huỷ bỏ
69
134
57
8
9
1
12
Nguồn: U.S. Department of Commerce.
Nguồn : Antidumping and Countervailing Duty Handbook
Trong trường hợp hai hay nhiều nước cùng bị điều tra bán phá giá hoặc có trợ giá đối với sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ, thì theo quy định của Luật chống phá giá, Bộ thương mại Hoa Kỳ phải đánh giá tổng hợp toàn bộ khối lượng và ảnh hưởng của những hàng nhập khẩu tương tự từ những nước đó nếu những nước này cạnh tranh với nhau và với các sản phẩm tương tự ở thị trường Hoa Kỳ.
Đồng thời Luật chống phá giá Hoa Kỳ cũng cho phép một ngành công nghiệp Hoa Kỳ khiếu nại lên Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) về hiện tượng bán phá giá ở các nước thứ ba đã gây thiệt hại cho các công ty Hoa Kỳ và yêu cầu USTR thực hiện các quyền lợi của Hoa Kỳ theo các quy định của WTO. Nếu USTR xác nhận khiếu nại hợp lý, cơ quan này sẽ thay mặt cho Hoa Kỳ yêu cầu cơ quan thẩm quyền ở nước thứ ba có hành động ngăn chặn hành động phá giá đó.
Đặc biệt, chính sách chống bán phá giá của Hoa Kỳ thể hiện rõ sự phân biệt đối xử giữa các nước kinh tế thị trường và các nước được Hoa Kỳ coi là “Phi kinh tế thị trường” (như Việt Nam). Đối với một số nước Hoa Kỳ coi là có nền kinh tế phi thị trường, khi tiến hành điều tra, Hoa Kỳ sẽ tính toán “lề phá giá” dựa trên giá cả của các bộ phận cũng như chi phí lao động tại một nước khác có những điều kiện “tương tự”. Chẳng hạn nếu Hoa Kỳ điều tra Việt Nam, có thể Hoa Kỳ sẽ dựa theo giá của ấn Độ hoặc Pakistan để tính ra mức giá tối thiểu của món hàng xuất khẩu của nước không có nền kinh tế thị trường. Nếu mức giá tối thiểu cao hơn giá bán vào Hoa Kỳ, thì hàng sẽ bị phụ thu chống phá giá. Cho đến nay, thuế AD và CVD vẫn là những biện pháp bảo vệ thương mại thương mại tạm thời được Hoa Kỳ sử dụng thường xuyên và hiệu quả để chống lại hàng hoá nước ngoài buôn bán không công bằng trên thị trường Hoa Kỳ.
II. Kinh nghiệm áp dụng các biện pháp bảo hộ hợp lý của EU
1. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật
Đây là hệ thống bảo hộ bằng rào cản kỹ thuật hiệu quả nhất thế giới hiện nay và hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thương mại quốc tế. Thị trường châu Âu được coi là một thị trường có hàng rào kỹ thuật, vệ sinh, dịch tễ cao và nghiêm ngặt nhất thế giới. Tất cả các sản phẩm nhập vào EU phải thoả mãn điều kiện của “Hệ thống tiêu chuẩn hoá châu Âu”. Việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của EU do 3 cơ quan đảm nhiệm: Uỷ ban tiêu chuẩn hóa kỹ thuật điện tử châu Âu CENELEC, Uỷ ban tiêu chuẩn hoá châu Âu CEN, Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu ETSI.
Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của EU được chia thành 5 nhóm:
Tiêu chuẩn chất lượng: áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 với tất cả các doanh nghiệp của những nước đang phát triển sản xuất hàng xuất khẩu sang EU
Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: áp dụng Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và điểm kiểm soát tới hạn HACCP bắt buộc đối với các xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản của các nước đang phát triển muốn xuất khẩu vào EU
Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: yêu cầu về ký mã hiệu được đặt lên hàng đầu trong việc lưu thông hàng hoá trên thị trường EU. Các sản phẩm có liên quan đến sức khoẻ người tiêu dùng phải có ký mã hiệu theo quy định của EU.
Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: thị trường EU yêu cầu hàng hoá có liên quan tới môi trường phải dán nhãn theo quyđịnh (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhận. Tiêu chuẩn GAP( Good Agricultural Practice) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng phổ biến, chứng tỏ các cấp độ khác nhau về môi trường tốt. Ngoài ra còn các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO14000) và các bộ luật mang tính xã hội về đạo đức, tiêu chuẩn SA (the Social Accountability) sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong các năm tới.
Tiêu chuẩn về lao động: Uỷ ban châu Âu đình chỉ hoạt động của các xí nghiệp sản xuất nội địa ngay khi phát hiện sử dụng lao động cưỡng bức và cấm nhập khẩu những hàng hoá mà quá trình sản xuất có sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như lao động tù nhân, lao động trẻ em...
Về nhãn mác, quy định của EU rất nghiêm ngặt. Thực phẩm, đồ uống đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phẩm, trọng lượng, thời gian sử dụng, cách thức sử dụng, địa chỉ của nước sản xuất hoặc nơi bán, nơi sản xuất, các điều kiện đặc biệt để bảo quản, để chuẩn bị sử dụng hoặc thao tác bằng tay, mã số vạch nhận diện lô hàng. EU quy định chi tiết bắt buộc phải dán nhãn đặc biệt cho thực phẩm biến đổi gen nhằm tạo điều kiện truy nguyên nguồn gốc và phân biệt giữa hai lĩnh vực sản xuất. Những sản phẩm có liên quan đến môi trường cũng phải dán Nhãn sinh thái. Nội dung quy định dán Nhãn sinh thái khá phức tạp gồm dán Nhãn sinh thái của từng nước thành viên, dán Nhãn sinh thái của EU và dán Nhãn môi trường của từng sản phẩm cụ thể.
EU cũng đưa ra các yêu cầu về dư lượng chất trong sản phẩm. Cụ thể, tháng 1/1998, EU công bố với WTO đề nghị xác lập những giới hạn tối đa mới với chất aflatoxin trong sữa, một số loại hạt và hoa quả khô. Những giới hạn này ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc nhập khẩu một số sản phẩm, trong khi không tạo thêm sự bảo vệ nào đối với người tiêu dùng. Thêm vào đó, thủ tục mới về lấy mẫu dẫn tới một số lớn hàng hóa bị từ chối mặc dù những hàng hoá đó được các nước xuất khẩu coi là an toàn trên thực tế.
2. Giấy chứng nhận kiểm dịch động thực vật
Giấy chứng nhận kiểm dịch phải được cung cấp bởi nước có sản phẩm xuất khẩu trong điều kiện bảo đảm sức khoẻ. Sản phẩm phải được giám định bởi cơ quan giám định thực phẩm có thẩm quyền của nước sản xuất để đảm bảo rằng không bị côn trùng và bệnh tật.
Một số lưu ý về Quy tắc xuất xứ của EU:
Đối với các sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước hưởng GSP, như: khoáng sản, động thực vật, thuỷ sản và các sản phẩm được sản xuất từ các sản phẩm đó được xem là có xuất xứ và được hưởng GSP
Đối với các sản phẩm có thành phần nhập khẩu, EU quy định hàm lượng trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước hưởng GSP (tính theo giá xuất xưởng) phải đạt 60% tổng trị giá hàng liên quan. Tuy nhiên, đối với một số nhóm hàng thì hàm lượng này thấp hơn
EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước khác trong cùng một tổ chức khu vực cũng được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan.
3. Các biện pháp thương mại tạm thời
3.1. Biện pháp chống bán phá giá và thuế đối kháng
Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã ban hành chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế “chống xuất khẩu bán phá giá”. Thuế chống bán phá giá là thuế đánh vào các sản phẩm nhập khẩu được bán ở EU với mức giá thấp hơn so với mức giá được bán ở nước sản xuất. Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của EU bị thiệt hại về vật chất do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra, cho nên, việc áp thuế chống phá giá là cần thiết cho lợi ích của EU.
Thủ tục điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá của EU gồm: Nộp đơn đề nghị điều tra phá giá của ngành sản xuất của EU; Uỷ ban điều tra tiếp cận thông tin; Uỷ ban kiểm tra tại chỗ; Uỷ ban đưa ra các giới hạn điều tra, vận động điều tra và quyết định sơ bộ.
Nếu qua điều tra nhận thấy có hiện tượng bán phá giá, thì thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với các sản phẩm với mức thuế và điều kiện áp dụng tuân theo điều khoản 113 của Hiệp ước EU và các quy định 2331/1996, 905/1998, 2238/2000 của EU về xác định giá xuất khẩu, biên độ giá, xác định thiệt hại, xác định các sản phẩm tương tự.
Theo số liệu do EC cung cấp(6) Trade Policy Review/ European Communities / WT/TPR/S/177/Rev.1/ Page 56
, từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 9 năm 2006, 77 vụ điều tra chống phá giá đã được tiến hành và 39 phán quyết cuối cùng đã được thực thi. Biện pháp chống phá giá cuối cùng áp dụng chủ yếu phần lớn là thuế ad valorem (thuế theo giá hàng) đánh trên các mặt hàng như: dệt may, dược phẩm, điện tử, sản phẩm gỗ gia công, xe đạp, gạch, sản phẩm thép, cá hồi, cơ khí, tủ lạnh, đồ da, bao nhựa…Hầu hết mức thuế chống phá giá áp dụng là mức thuế ad valorem, dao động từ 0% đến 82%. Vào tháng 9 năm 2006, 135 phán quyết cuối cùng đã được thực thi, với chủ yếu là các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Liên Bang Nga, ấn Độ và Thái Lan. Tháng 7 năm 2006, EC cũng áp dụng các biện pháp chống phá giá với sản phẩm giày da nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam (trừ giày thể thao), với mức thuế tương ứng là 16,5% và 10,0% cho sản phẩm nhập khẩu từ 2 quốc gia này.
3.2. Biện pháp tự vệ
EU áp dụng hai cơ chế tự vệ cho các sản phẩm nông nghiệp :
Cơ chế tự vệ đặc biệt qui định trong hiệp định nông nghiệp của WTO, cơ chế này cho phép EU áp dụng thuế bổ sung đối với sản phẩm nhập khẩu nếu giá của sản phẩm này thấp hơn giá qui định hoặc số lượng nhập khẩu tăng vượt qua mức qui định.
Cơ chế tự vệ thông thường qui định trong điều XIX của GATT và hiệp định tự vệ của WTO.
Từ năm 1995, EU áp dụng cơ chế tự vệ dặc biệt (theo tiêu thức giá) với nhiều sản phẩm như thịt gia cầm, lòng đỏ trứng khô và một số sản phẩm đường trong năm 1996-1997, thịt gia cầm, thịt cừu và một số loại thịt chưa nấu cùng một số sản phẩm đường năm 1997-1998. EU cũng áp dụng một biện pháp tự vệ đặc biệt (dựa vào số lượng) đối với cà chua, dưa chuột, chanh, cam, quýt, táo và lê trong năm 1996-1997.
Bảng 3: Tổng hợp các biện pháp thương mại tạm thời của EU, 2000-2006
1995-99
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006a
Thuế chống phá giá
Điều tra ban đầu
37
31
27
20
7
29
24
24
Phán quyết cuối cùng
21
40
12
25
3
9
19
11
Thuế đối kháng
Điều tra ban đầu
6
0
6
3
1
0
2
0
Phán quyết cuối cùng
1
11
0
3
2
2
0
0
Tự vệ
Điều tra ban đầu
0
0
0
1
2
1
2
0
Phán quyết cuối cùng
0
0
0
1
0
1
1
0
a. Đến 30/9/ 2006.
Nguồn: WTO Committees on Anti-Dumping Practices, Subsidies and Countervailing Measures and Safeguards
4. Trợ cấp
EU áp dụng trợ cấp chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiêp. Trợ cấp nông nghiệp của EU chia làm hai hình thức chính:
4.1. Trợ cấp xuất khẩu
Trợ cấp xuất khẩu dẫn đến việc bán hàng trên thị trường thế giới với giá thấp hơn giá thành sản xuất trong nước. Tổng giá trị trợ cấp xuất khẩu của EU thay đổi tuỳ thuộc vào giá thị trường thế giới và biến động của tỷ giá hối đoái vì chênh lệch giá giữa giá trong khối và giá quốc tế chính là giá trị đơn vị trợ cấp xuất khẩu. WTO yêu cầu các thành viên giảm trợ cấp xuất khẩu trên cơ sở từng sản phẩm. Điều này đảm bảo rằng một nước không thể giảm trợ cấp cho một mặt hàng rồi lại tăng trợ cấp cho mặt hàng khác.. Nhờ vậy, giá trị trợ cấp của EU đang giảm dần.
Bảng 4: Giá trị trợ cấp xuất khẩu của EU 1995-2001 (đơn vị: USD)
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Tổng trợ cấp
xuất khẩu
6495.9
7071.2
4856.7
5989.0
5853.7
2516.6
2297.1
Nguồn: Báo cáo tình hình trợ cấp xuất khẩu của WTO.(www.wto.org)
Năm 2000, trợ cấp xuất khẩu của EU giảm xuống chỉ còn chưa đầy 3 tỷ USD, năm 2001 là 2,297 tỷ USD. Điều này một phần phản ánh sự chuyển đổi sang trợ cấp trực tiếp cho hàng nông sản của EU.
4.2. Hỗ trợ trong nước
Ngoài biện pháp trợ cấp xuất khẩu, những biện pháp hỗ trợ trong nước cũng được EU áp dụng phổ biến. Các điều khoản của Hiệp định nông nghiệp URAA năm 1994 về hỗ trợ trong nước đã không tạo ra những ràng buộc quá lớn đối với các nhà sản xuất nông nghiệp EU. Bởi vì trong nội dung cải cách Chính sách nông nghiệp chung CAP, EU đã tiên liệu trước được những qui định trong hiệp định URAA. Đặc biệt các chương trình hỗ trợ của nông nghiệp đều được xếp trong “hộp xanh da trời”. Các chương trình này thường đi kèm với biện pháp hạn ngạch sản xuất. Các biện pháp hỗ trợ sản xuất trong nước tạo cho nông dân EU những khoản thu nhập ổn định. Tuy nhiên, bản chất của hỗ trợ đã chuyển từ hỗ trợ giá thị trường sang thanh toán trực tiếp, xu hướng này đang gia tăng đối với ngũ cốc, sữa và thịt. Cụ thể trong cải cách Agenda 2000[21.2]:
Đối với ngũ cốc, cây lấy tinh bột, cây lấy protein
Giảm mức giá can thiệp 20% năm 2000 từ 119 ECU xuống còn 96 ECU/tấn. Trợ cấp trực tiếp tính theo hecta không phân biệt lĩnh vực trồng trọt với mức 66 ECU/tấn nhân với sản lượng ngũ cốc chuẩn trong vùng tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc