MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 3
I. Các lý luận chung về chính sách tỷ giá hối đoái 3
1. Tỷ giá hối đoái 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Xác định tỷ giá hối đoái 4
2. Chính sách tỷ giá hối đoái 8
2.1. Khái niệm 8
2.2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái 9
II. Mối quan hệ giữa chính sách tỷ giá hối đoái và thương mại quốc tế 12
1. Các tác động của thương mại quốc tế đến tỷ giá hối đoái nhìn từ góc độ cán cân thanh toán 12
2. Các tác động của tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái đến thương mại quốc tế, thể hiện ở cán cân thanh toán 14
III. Tổng quan về chính sách nâng giá tiền tệ 16
1. Khái niệm về chính sách nâng giá tiền tệ 17
2. Mục tiêu và tác dụng của chính sách nâng giá tiền tệ 18
2.1. Mục tiêu 18
2.2. Tác dụng 19
3. Những tác động của việc nâng giá tiền tệ 21
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 24
I. Nhật Bản 25
1. Tình hình chung 25
2. Những tác động của chính sách tỷ giá hối đoái, đặc biệt là chính sách nâng giá tiền tệ đến thương mại quốc tế 26
2.1. Giai đoạn 1974 – 1980 - Thời kỳ thành công rực rỡ nhất với chính sách nâng giá tiền tệ 26
2.2. Giai đoạn 1980 – 1985 - khai thác những mặt tích cực của đồng JPY giảm giá 31
2.3. Giai đoạn 1986 – 1993 - điều chỉnh đồng JPY lên xuống cùng với đồng USD 34
2.4. Giai đoạn 1994 – 2007 với hai cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ lớn diễn ra vào các năm 1994 và 1997 39
II. Đức thời kỳ sử dụng đồng DM 43
1. Tình hình chung 43
2. Sự tăng giá của đồng DM và những tác động của nó 45
2.1. Giai đoạn đầu phát triển 1960 – 1980 45
2.2. Giai đoạn nửa cuối những năm 80 đến thập kỷ 90 48
III. Mỹ 51
1. Tình hình chung 51
2. Chính sách tăng giá đồng USD trong thời kỳ 1980 – 1985 và tác động của nó 52
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CHO VIỆT NAM 56
I. Trung Quốc và chính sách phá giá đồng nội tệ 57
1. Những tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến ngoại thương và đầu tư nước ngoài 57
1.1. Tình hình chung 57
1.2. Tác động của thay đổi tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Trung Quốc 61
1.3. Tác động của thay đổi tỷ giá đồng NDT đến dòng FDI 64
2. Đồng NDT lên giá và những tác động có thể có 66
II. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 69
1. Khái quát về chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam và các tác động đến thương mại sau đổi mới 1989 đến nay 69
1.1. Thời kỳ đổi mới từ 1989 cho đến sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực Đông Nam Á (1997 – 1998) 69
1.2. Thời kỳ sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Đông Nam Á từ 1999 cho đến những năm gần đây 74
2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc điều hành chính sách nâng giá đồng nội tệ của các nước 77
2.1. Kinh nghiệm từ việc nghiên cứu chính sách nâng giá của Mỹ 78
2.2. Kinh nghiệm từ việc nghiên cứu chính sách nâng giá của Nhật Bản 79
2.3. Kinh nghiệm từ việc nghiên cứu chính sách nâng giá của Đức 81
2.4. Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trước sức ép nâng giá đồng nội tệ 81
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 90
107 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3824 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chính sách nâng giá đồng nội tệ: Thực tiễn thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JPY có nguy cơ dẫn đến một cuộc khủng hoảng Tài chính – tiền tệ mang tính toàn cầu vì sự giảm giá này có thể sẽ kéo theo sự phá giá của nhiều đồng tiền khác trong khu vực và thế giới, các tổ chức Tài chính – tiền tệ và cộng đồng quốc tế đã phối hợp sử dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn sự tiếp tục xuống giá đồng JPY. Sau nhiều nỗ lực, đến cuối năm 1998, đồng JPY đã bắt đầu tăng trở lại và duy trì ở mức ổn định cao như trước khủng hoảng ở những năm tiếp sau (xem bảng 2.12). Như vậy, trong điều kiện quốc tế hoá Tài chính – tiền tệ hiện nay, đòi hỏi sự điều chỉnh các chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá hối đoái nói riêng giữa các nước phải phụ thuộc lẫn nhau. Mức phụ thuộc, bị động của mỗi nước phụ thuộc vào vị thế, vai trò kinh tế và sức mạnh đồng tiền của nước đó trong hệ thống kinh tế – tài chính thế giới. Nhật Bản là một nước phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế nên tính bị động của Nhật Bản trong việc điều hành chính sách càng cao.
Bước sang đầu thế kỷ 21, đồng USD giảm giá liên tục so với các ngoại tệ mạnh khác do những biến động của tình hình kinh tế Mỹ và những bất ổn của các yếu tố bên ngoài như chiến tranh, khủng bố… Chính vì vậy, đồng JPY lên giá không ngừng từ năm 2001 và duy trì ở mức tỷ giá thấp so với đồng USD cho đến nay. Chỉ riêng trong năm 2004, đồng JPY tăng 1% so với đồng USD; tính chung cho 4 năm 2001 – 2004, tỷ giá hối đoái theo tỷ trọng thương mại thực tế của đồng JPY đã tăng 9% so với đồng USD.
Bảng 2.13: Diễn biến tỷ giá, lạm phát và tăng trưởng của Nhật Bản
từ 2001 – 2006.
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tỷ giá (JPY/USD)
121,55
125,22
115,98
108,17
110,12
116.30
Lạm phát (%)
-0,9
0,3
-0,1
-1,3
0,1
GDP (%)
0,4
0,3
2,7
2,6
2,6
2,7
Thất nghiệp (%)
5,03
5,38
5,26
4,72
4,4
4,1
Nguồn: Foreign Exchange Data, [8, các website]; IMF International Financial Statistics.
Từ năm 2001 đến năm 2005, tình hình kinh tế Nhật Bản cũng không mấy lạc quan cho dù trong 2 năm 2003 và 2004, tốc độ tăng trưởng đã đạt hơn 2% nhưng nền kinh tế vẫn chịu sức ép của việc giảm phát nên vẫn chưa thực sự hồi phục sau đợt khủng hoảng. Hoạt động xuất nhập khẩu cũng phần nào được cải thiện hơn; năm 2001, hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản đạt 480tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2000; còn nhập khẩu đạt 381tỷ USD, tăng 15,1% so với năm 2000, đứng thứ 3 thế giới về nhập khẩu.
Năm 2006, kinh tế Nhật Bản bắt đầu tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng cả năm đạt 2,7%, cao hơn một chút so với mức 2,6% của năm 2005. Chỉ số môi trường kinh doanh liên tục gia tăng thúc đẩy đầu tư tăng cao, trong khi đó tiền lương và thị trường lao động được cải thiện tác động tích cực đến lòng tin của người tiêu dùng. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ mức 4,4% năm 2005 xuống còn 4,1% năm 2006. Lạm phát CPI liên tục vượt mức 0% từ đầu năm 2006, cả năm đạt 0,3%; lạm phát cơ bản cũng liên tục vượt mức 0% từ tháng 5/2006, đạt 0,2 - 0,3%; chênh lệch sản lượng lần đầu tiên trong gần 10 năm đạt mức lớn hơn 0 (+0,7%) vào quý I/2006.
Năm 2007, đồng JPY liên tục tăng giá so với đồng USD do kinh tế Mỹ phục hồi kém, thị trường bất động sản của Mỹ trì trệ, trong khi đó nền kinh tế Nhật Bản phục hồi nhanh hơn. Nhiều công ty Nhật, nhiều nhà đầu tư đã tăng cường chuyển vốn từ USD sang JPY làm cho đồng JPY càng tăng giá mạnh hơn. Cuối tháng 10/2007, trong khi đồng USD tiếp tục tuột dốc thì đồng JPY tăng giá liên tục trong nhiều ngày do các thị trường chứng khoán châu á giảm đang hối thúc các nhà đầu tư bán các đồng tiền khác để mua đồng JPY. Cũng vì lý do này mà đồng JPY đã tăng giá so với cả 16 đồng tiền hoạt động mạnh nhất như đồng Euro, đồng USD, đồng Đô la úc, đồng Won Hàn Quốc… Việc đồng JPY tăng giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt đã gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản, đặc biệt là tại thị trường Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của các công ty Nhật Bản. Nhìn chung, năm 2007 là một năm nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục đà phục hồi với tốc độ tăng trưởng 2,3%, nhờ xuất khẩu sang Trung Quốc và các thị trường đang nổi lên tăng mạnh và tiêu dùng cá nhân tăng. Xuất khẩu tăng mạnh đã góp phần làm tăng nhanh thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản.
Tóm lại, nổi bật trong các chính sách tiền tệ của Nhật phải nói đến chính sách tỷ giá hối đoái, trong đó có chính sách nâng giá tiền tệ đã được ngân hàng trung ương và chính phủ Nhật Bản áp dụng rất thành công trong một thời gian khá dài. Đồng JPY mạnh kết hợp với những chính sách mềm dẻo khác như điều chỉnh lãi suất, bảo hộ hàng hoá nội địa, hạn chế nhập khẩu…đã đem lại nhiều thành quả cho Nhật Bản như ngày nay. Theo những phân tích ở trên, ta thấy Nhật Bản là một điển hình của việc áp dụng thành công chính sách nâng giá đồng nội tệ, đặc biệt là trong thời kỳ xảy ra 2 cuộc khủng hoảng lớn về dầu mỏ năm 1973 – 1980 và thời kỳ đồng JPY điều chỉnh lên xuống cùng với đồng USD những năm 1986 - 1993. Đồng JPY mạnh không chỉ giúp Nhật tránh được các cú sốc từ bên ngoài như giá dầu tăng một cách đột biến, các cuộc khủng hoảng khác, đồng thời tạo cho Nhật Bản thế chủ động hơn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ một nước xuất khẩu các mặt hàng như tivi, tủ lạnh… chuyển sang xuất khẩu mạnh về vốn, cán cân thanh toán thặng dư và tốc độ tăng trưởng nhìn chung là tương đối cao.
II. Đức thời kỳ sử dụng đồng DM
1. Tình hình chung
Đức là một quốc gia công nghiệp phát triển, để trở thành một trong những nước có tiềm lực kinh tế lớn mạnh, Đức cũng phải trải qua những giai đoạn hết sức khó khăn, kinh tế của quốc gia này cũng đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chiến tranh, suy thoái, khủng hoảng và những biến động phức tạp ngay trong nội bộ đất nước. Chính phủ Đức cũng đã sử dụng rất nhiều biện pháp, chính sách để khôi phục và phát triển kinh tế, trong đó phải kể đến chính sách tiền tệ.
Trải qua những giai đoạn phát triển kinh tế, với nhiều biến động chung quanh việc suy thoái, gia nhập hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS), khủng hoảng vùng Vịnh, thống nhất đất nước…, chính phủ Đức cùng ngân hàng trung ương Đức đã điều chỉnh chính sách tiền tệ một cách rất thành công với điều có thể thấy là kinh tế nước Đức từ chỗ suy yếu nặng nề, đã được sắp xếp, cơ cấu lại và đến nay đã trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển cường thịnh với tốc độ tăng trưởng mạnh tại châu Âu, lạm phát được kiềm chế giữ ở mức thấp nhất. Đồng DM trở thành đồng tiền mạnh được sử dụng trong các giao dịch thương mại và dự trữ quan trọng trên thế giới.
Đồng DM mạnh cũng đã giúp chính phủ Đức rất nhiều trong quá trình điều hành và phát triển nền kinh tế, đặc biệt là trong những thập kỷ 80, 90. Cũng giống như Nhật Bản, Đức định hướng phát triển kinh tế theo hướng ổn định nội địa và tăng trưởng kinh tế dựa vào hướng ngoại. Trong đó, điều tiết hướng về tăng trưởng hướng ngoại là chủ thể ưu tiên. Xuất khẩu là con đường tăng trưởng nhanh nhất cho nền kinh tế cả về hướng ngoại và đối nội để xác lập vị trí cường quốc cho quốc gia. Tỷ giá hối đoái là công cụ phục vụ đắc lực cho mục tiêu lớn này của Đức. Bằng việc điều tiết cung ứng cơ số tiền DM trên thị trường, ngân hàng trung ương Đức điều tiết tỷ giá theo từng mục tiêu bộ phận của từng thời điểm trong năm trong khuôn khổ của các chiến lược chính, tiến tới điều tiết xuất nhập khẩu và sản lượng nền kinh tế nước Đức. Giá cả và tổng cầu đã được kiểm soát ở mức khá ổn định dựa trên việc kiểm soát khá chặt chẽ cung ứng cơ số tiền tệ là hạt nhân. Với tổng khối tiền tệ được giữ dao động trong khoảng 53,8% GDP, mọi biến động trong nền kinh tế Đức đều xuất phát từ thay đổi trong khối tiền tệ này. Điều tiết tiền tệ là phương thức chủ đạo để điều tiết và định hướng nền kinh tế Đức, đặc biệt trong những năm 80 và 90 của thế kỷ 20. Và điều tiết cung ứng cơ số tiền không những tác động đến tỷ giá hối đoái mà còn là công cụ chính để hình thành tổng khối tiền tệ của quốc gia. Thêm vào đó, ta có một nhận định chung rằng một nền kinh tế ngày càng mở cửa ra cộng đồng với lượng xuất khẩu trên GDP ngày càng tăng nhanh thì chính sách tỷ giá là một công cụ hàng đầu để ổn định cán cân thanh toán và phòng ngừa rủi ro.
2. Sự tăng giá của đồng DM và những tác động của nó
2.1. Giai đoạn đầu phát triển 1960 – 1980
Phát triển kinh tế Đức luôn song hành cùng với mục tiêu ổn định bên trong (kinh tế đối nội), cân bằng cán cân thanh toán (kinh tế đối ngoại) và hướng tới tăng trưởng kinh tế mạnh. Trong thời kỳ hệ thống tỷ giá hối đoái cố định cùng với nghĩa vụ can thiệp trong khuôn khổ hệ thống Bretton Woods, việc bảo vệ kinh tế đối ngoại và chính sách ổn định trở thành nhân tố đặc biệt quan trọng cho chính sách tiền tệ của Đức, nghĩa là Đức có 2 mục tiêu trong thời kỳ này là ổn định giá trị đồng tiền trong nước và bảo đảm những yêu cầu của kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên do mục tiêu ổn định giá trị tiền tệ được ưu tiên hàng đầu, để tránh nguy cơ kinh tế phát triển vượt quá khả năng chịu đựng của nền kinh tế dẫn đến mất cân đối về kinh tế đối nội và đối ngoại, nên lần đầu tiên năm 1961, ngân hàng trung ương Liên Bang Đức (DBB) đã nâng giá đồng DM 5% thành 1USD = 4DM : tăng giá trị đồng tiền để có được sự bảo vệ về kinh tế đối ngoại cho sự ổn định về kinh tế đối nội.
Việc nâng giá này đã có những tác động như sau:
- Giữa năm 1961, cán cân thanh toán vãng lai Tây Đức đã bình thường trở lại sau một thời gian dài dư thừa từ năm 1952 do chính sách hủy bỏ tự do hoá nhập khẩu để khắc phục thâm hụt cán cân thanh toán.
- Dòng vốn đầu cơ giảm (cán cân chu chuyển vốn thâm hụt 4tỷ DM; chênh lệch lãi suất giữa Đức và Mỹ, Đức tăng lãi suất trong khi Mỹ giảm lãi suất).
- Xuất khẩu giảm 10% và ít tác động đến nhập khẩu.
Trong những năm tiếp sau, không có sự xung khắc nghiêm trọng và lâu dài giữa mục tiêu kinh tế đối nội và đối ngoại trong chính sách tiền tệ của Đức, không có khủng hoảng đồng DM, kinh tế thế giới nhìn chung phát triển bình thường.
Nguồn: Foreign Exchange Data, [8, các website]; IMF International Financial Statistics.
Trong giai đoạn sau cho tới khi gia nhập vào khối liên minh Châu Âu (EU), nội bộ kinh tế - chính trị Đức đã tương đối đi vào khuôn khổ, đồng DM đã có lúc tăng giá mạnh mẽ và trở thành một trong những đồng tiền chủ đạo trên thế giới.Tỷ giá đồng DM/USD trong năm 1970 và 1971 là 6,66; cho đến năm 1973 tỷ giá này đã giảm xuống còn một nửa là 3,12. Trải qua các năm tiếp theo cho đến năm 1980, đồng DM liên lục lên giá so với đồng USD. Đến cuối năm 1980, tỷ giá đồng DM/USD giảm tương đối mạnh với 1,75 DM/1USD (xem biểu đồ 2.14).
Từ năm 1980 đến 1982, nước Đức cũng như các nước công nghiệp khác, bước vào cuộc đại suy thoái toàn cầu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Với nước Đức, nguyên nhân chính là do sự kết hợp cùng lúc của nhiều nhân tố, đó là hậu quả của đợt khủng hoảng giá dầu thô lần thứ hai bắt đầu từ tháng 8/1978 và kéo dài cho đến thời điểm nói trên. Chính sách lên giá đồng DM của DBB nhằm chuẩn bị cho Đức thế mạnh khi bước vào hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS), cùng với cú đánh vì sự tăng giá nguyên nhiên liệu nhập ngoại làm cho sức sản xuất của công nghiệp nội địa suy giảm. Và sự gia tăng xuất khẩu tư bản đã làm cán cân thanh toán thâm hụt đến 23,9 tỷ DM cuối năm 1980.
Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu kinh tế của nền kinh tế Đức 1980 – 1984.
Chỉ tiêu
1980
1981
1982
1983
1984
1. GNP thực (%)
2,4
0,5
-1,0
1,9
3,3
2. Tổng cầu nội địa (%)
2,1
0,8
-2,0
2,3
2,0
3. Giá cả hàng tiêu dùng (%)
5,2
6,6
5,3
3,3
2,4
4. Cán cân thương mại (tỷ DM)
8,9
27,7
51,3
42,1
53,9
5. Cán cân thanh toán (tỷ DM)
-23,9
-8,1
12,1
11,5
27,8
6. Lạm phát (%)
5,2
6,6
5,3
3,3
Nguồn: World Economic Outlook and DBB Annual Report 1995.
Suy thoái cùng với sự tăng giá đầu vào đã kích giá cả tiêu dùng tăng vọt lên trong 3 năm từ 1980 đến 1982. Tổng cầu nội địa giảm 2% dưới không vào năm 1982, GNP thực chỉ tăng 0,5% trong năm 1981 do ngân hàng trung ương DBB đã tăng lãi suất chiết khấu lên tới 7,5% và lãi suất tín dụng lên 9,5%; thắt chặt cung tiền 6,523tỷ DM năm 1980 giảm còn 2,7tỷ DM năm 1981; tổng lượng tín dụng cũng được thắt chặt với lượng tiền cung ứng tháng 12/1980 là 6,5tỷ DM xuống chỉ còn 3,9tỷ DM cuối năm 1981. Điều này làm cho một nửa khu vực sản xuất cho xuất khẩu thiếu vốn chỉ sản xuất 2/3 sản lượng và hầu như tất cả các bộ phận công nghiệp phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu đều phải thu hẹp khả năng đầu tư. Tuy bóp nghẹt tổng cầu nội địa nhưng DBB đã thực hiện được mục tiêu chống lạm phát, lạm phát từ hai chữ số năm 1979 xuống còn 5,2% trong năm 1980 và đến cuối năm 1983 chỉ còn 3,3% (xem bảng 2.15).
Nhìn chung, trong giai đoạn 1979 – 1982, DBB đã duy trì chính sách tiền tệ và tín dụng hạn chế với mục tiêu giữ lạm phát thật thấp và một đồng DM mạnh trên thị trường tiền tệ châu Âu. Tuy nhiên, chính sách thắt chặt tiền tệ, nâng giá đồng DM cũng đã làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và làm giảm khả năng phát triển của những ngành công nghiệp nhẹ ở Đức.
2.2. Giai đoạn nửa cuối những năm 80 đến thập kỷ 90
Chính phủ Đức đã áp dụng các biện pháp tiền tệ để đồng DM lên giá từ từ hàng năm so với USD sau đợt phá giá năm 1983 nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp và kích thích ngành công nghiệp nhẹ của Đức tăng trưởng. Việc đồng DM tăng giá trong giai đoạn này đã làm giảm giá hàng nhập khẩu, củng cố mức lạm phát thấp cho nền kinh tế Đức; đồng thời xuất khẩu tăng đã củng cố vị thế của đồng DM.
Năm 1986, Hoa Kỳ bắt đầu chiến dịch mở rộng tiền tệ, hạ lãi suất và phá giá USD. ảnh hưởng của phá giá USD đã lan sang Đức, DM liên tục lên giá so với USD trong những khoảng thời gian từ 1985 đến cuối 1988, 1989 đến cuối 1992 và 1994 cho đến cuối 1995. Chính phủ Đức đã rất khôn khéo khi lèo lái chính sách tiền tệ để đồng DM lên giá từ từ, DBB đã sử dụng những biện pháp như hạ lãi suất và tăng cung tiền nội tệ để sự tăng giá DM không quá nhanh và mang tính đột ngột.
Xuất khẩu của Đức hoạt động rất tốt từ năm 1984 đến 1987, sản phẩm nhựa xuất khẩu chiếm 23,71% tổng sản lượng nhựa xuất khẩu toàn thế giới, trong khi con số ấy ở Hoa Kỳ chỉ là 11,49% và Nhật Bản là 7,34%. Hoá chất công nghiệp các loại trong giai đoạn 1984 – 1987 chiếm 21,82% tổng xuất khẩu thế giới (cả EC là 60,93%, Mỹ chiếm 13,06% và Nhật Bản là 7,96%). Máy móc thiết bị các loại không phải là máy điện chiếm 19,97% sản lượng toàn thế giới, cao hơn Mỹ và Nhật Bản. Xuất khẩu của Đức trong nội bộ EC và tính cả ngoài EC trong giai đoạn trên, lớn nhất thế giới. Chính sự tăng mạnh mẽ về xuất khẩu đã làm dự trữ ngoại tệ của Đức liên tục gia tăng.
Từ năm 1988 đến 1990, lo ngại đồng nội tệ lên giá quá nhanh, chính phủ Đức đã có những biện pháp như gia tăng mua trên thị trường ngoại hối, tăng cung nội tệ nhằm hướng tới 2 mục tiêu:
Không làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Đức vào EC và thị trường Hoa Kỳ,
- Bành trướng thêm cơ số tiền tệ để hỗ trợ cho kế hoạch tăng trưởng kinh tế nhanh trong 5 năm 1987 – 1992.
Bảng 2.16: Diễn biến tỷ giá, ngoại thương, giá cả của Đức 1985 – 1995.
Chỉ tiêu
Tỷ giá DM/USD
GNP(%)
Tổng cầu nội địa (%)
Giá cả hàng tiêu dùng(%)
Cán cân thương mại (tỷ DM)
Cán cân thanh toán (tỷ DM)
1985
2,94
1,9
0,8
2,2
73,4
50,1
1986
2,17
2,3
3,3
-0,1
112,6
87,8
1987
1,80
1,5
2,4
0,2
117,7
82,8
1988
1,77
3,7
3,6
1,3
128,0
86,9
1989
1,88
3,6
2,9
2,8
134,6
107,5
1990
1,62
5,7
5,2
2,7
105,4
79,0
1991
1,66
2,9
6,1
4,6
21,9
31,9
1992
1,56
2,2
3,0
4,9
33,7
-33,5
1993
1,65
-1,1
-1,2
4,7
61,9
-26,8
1994
1,62
2,3
1,7
3,1
73,3
-34,7
1995
1,43
2,8
2,2
2,2
87,5
-30,3
Nguồn: World Economic Outlook and DBB Annual Report 1995.
Mặc dù Đức cùng các ngân hàng trung ương khác trong khối G-10 cùng bán nội tệ ra mua USD vào để ngăn bớt sự mất giá của USD nhằm trước hết cứu giá trị của những khoản dự trữ quốc gia khổng lồ bằng USD ở mỗi nước, và sau đó là củng cố năng lực cạnh tranh cho xuất khẩu, USD vẫn sụt giá so với DM. ở đây, vai trò của xuất khẩu là nguyên nhân quan trọng. Năm 1989 và nửa đầu 1990, xuất khẩu của Đức tăng quá nhanh. Với một nền kinh tế có GNP thực tăng trưởng cao nhất thế giới vào năm 1990 (5,7%) và xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng 15%, sang EC tăng 18,5% trong một số mặt hàng chủ đạo, nguồn ngoại tệ đổ vào thị trường ngoại tệ FrankFurt và nước Đức là quá nhiều. Nhận thấy không thể bành trướng cơ số tiền tệ nhiều hơn nữa, DBB và chính phủ Đức đành để cho DM lại tiếp tục lên giá so với USD vào cuối năm 1989 đến cuối 1992.
Do sự tăng giá của đồng DM, năm 1993, tổng cầu rớt xuống -1,2% (xem bảng 2.16), sản lượng nội địa sụt giảm nhanh chóng. Đứng trước nguy cơ về một cuộc đại suy thoái, DBB đã liên tục can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm làm tăng tỷ giá để kích thích trở lại tổng cầu, từ đó đạt được mục tiêu cao hơn là chống thất nghiệp. Sự phát triển khá lạc quan của nền kinh tế vào nửa cuối năm 1994 đã làm cho thất nghiệp giảm đi đáng kể.
Tuy vậy, tiền lương cao là vấn đề khó khăn ngày càng lớn dần đối với sức cạnh tranh của hàng hoá Đức trên thị trường Tây Âu và Hoa Kỳ so với hàng hoá Nhật Bản. Đến năm 1994, một công dân Đức trung bình chỉ còn làm việc khoảng 1500giờ/năm, quá thấp so với Mỹ (1850giờ/năm) và Nhật Bản (2165giờ/năm). Điều đó khiến các nhà kinh doanh Đức từ những năm 1989 đã tìm cách chuyển dần đầu tư ra nước ngoài. Năm 1983, tổng đầu tư của Đức ra nước ngoài dưới nhiều hình thức (đầu tư trực tiếp, cho vay, đầu tư vào chứng khoán nước ngoài…) chiếm 36,5tỷ DM. Năm 1987, con số này tăng gấp đôi với 62,2tỷ DM, năm 1990 là 106,9tỷ DM. Năm 1993, tổng lượng đầu tư ra nước ngoài là 198tỷ DM, bình quân cứ gấp đôi sau 5 năm. áp lực của nhu cầu này tăng cao trong năm 1994 và để hỗ trợ cho đầu tư ra nước ngoài của giới kinh doanh Đức như một bộ phận của chính sách mở rộng đường giới hạn của sản lượng tiềm năng quốc gia, giảm chi phí và tăng năng lực cạnh tranh của xuất khẩu, tháng 2/1995, DBB quyết định tăng giá DM (xem bảng 2.16). Đồng DM lên giá đã khiến lạm phát chỉ còn 2,2% (từ mức 3,1% vào đầu năm 1995) vào cuối tháng 3/1996. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài dưới nhiều hình thức được sự trợ giúp của đồng DM mạnh hơn, đã tăng 8,6% so với mức tăng 4% của xuất khẩu trong cả năm 1995 và sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư ra nước ngoài đã đưa về những khả năng mở rộng sản lượng nhanh hơn cho nền kinh tế Đức.
Tóm lại, từ thực trạng quá trình vận động của đồng DM ta có thể nhận thấy, một đồng DM mạnh cùng với những chính sách điều tiết phù hợp của chính phủ và ngân hàng trung ương Đức đã đem lại không ít thành công cho nền kinh tế Đức từ chỗ suy yếu phải vực dậy nền kinh tế do ảnh hưởng của việc tham gia chiến tranh, các cuộc khủng hoảng… đã đi vào ổn định và phát triển trở thành một cường quốc. Chính sách tỷ giá là một công cụ hàng đầu giúp Đức ổn định giá cả, ổn định cán cân thanh toán, phòng ngừa rủi ro và quan trọng là đạt được mục tiêu ổn định nội địa và tăng trưởng hướng ngoại.
III. Mỹ
1. Tình hình chung
Mỹ là một siêu cường quốc, có nền kinh tế thị trường phát triển. Trong đó, thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái là những thị trường được phát triển và hoàn thiện vào loại bậc nhất của thế giới. Phương pháp điều chỉnh chính sách kinh tế nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng đã đạt đến độ tương đối hoàn hảo và không chỉ có ảnh hưởng đến thương mại, kinh tế của Mỹ mà còn có những ảnh hưởng tới thương mại và kinh tế toàn cầu.
Diễn biến chính sách tỷ giá hối đoái kể từ khi Mỹ tuyên bố thả nổi đồng USD được chia thành 5 thời kỳ như sau:
- Thời kỳ thứ nhất là thời kỳ đồng USD để thả nổi thay thế cho chế độ tỷ giá cố định, diễn ra trong suốt thập kỷ 70.
- Thời kỳ thứ hai là từ 1980 – 1985, gắn liền với chính sách thắt chặt tiền tệ và khôi phục giá trị đồng USD của Mỹ với hy vọng lấy lại những thăng bằng cho nền kinh tế mà trong suốt 10 năm của thập kỷ 70 chưa giải quyết được.
- Thời kỳ thứ ba từ sau 1985 cho đến 1993, duy trì đồng USD theo hướng giảm giá trị phục vụ cho chiến lược khôi phục và bành trướng kinh tế Mỹ.
- Thời kỳ thứ tư là 1994 cho đến 2000, đồng USD được điều chỉnh lên xuống để ứng phó với các cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới.
- Thời kỳ thứ năm, thời kỳ đồng USD giảm giá, duy trì chính sách đồng USD yếu từ năm 2001 đến nay.
Vị trí quốc tế của đồng USD đã mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Mỹ và có những ảnh hưởng lớn đến xu hướng phát triển thương mại, kinh tế thế giới. Khác với đồng tiền của các nước khác, những diễn biến của đồng USD không chỉ có ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ, hay một số các nước có quan hệ kinh tế chủ yếu đối với Mỹ; mà còn có ảnh hưởng đến hầu hết nền kinh tế của các quốc gia và toàn bộ hệ thống kinh tế thế giới, trước hết là hệ thống tài chính – tiền tệ và thương mại, đầu tư quốc tế. Vị trí của đồng USD trong khi tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển; nền kinh tế Mỹ phát triển đến lượt nó lại tạo điều kiện cho đồng USD củng cố vị thế và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Hơn thế nữa, sự tác động qua lại hỗ trợ nhau cùng phát triển giữa kinh tế và tiền tệ đã tạo cơ sở để chính phủ Mỹ điều tiết chủ động đồng USD ngày càng được tự do hoá trong hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế.
Trong các thời kỳ của diễn biến chính sách tỷ giá hối đoái, thời kỳ thứ hai là thời kỳ tăng giá đồng USD nhằm khôi phục nền kinh tế khôi phục nền kinh tế tăng trưởng kém và đang bị suy thoái trong những năm 70. Tuy nhiên chính sách nâng giá đồng nội tệ này của Mỹ dường như đã không thành công. Nếu như những thực tiễn nêu trên về Nhật Bản và Đức là những ví dụ điển hình của việc áp dụng hết sức thành công chính sách nâng giá đồng nội tệ hay chính sách đồng nội tệ mạnh, đặc biệt là Nhật Bản, thì Mỹ dường như áp dụng và không đem lại những kết quả như mong đợi.
2. Chính sách tăng giá đồng USD trong thời kỳ 1980 – 1985 và tác động của nó
Sau khi Mỹ tuyên bố thả nổi đồng USD, nền kinh tế Mỹ phải đối mặt với những cú sốc bên ngoài và rơi vào nhiều cuộc khủng hoảng làm đồng USD liên tục giảm giá mạnh so với các ngoại tệ khác. Tính đến cuối những năm 70, đồng USD đã giảm giá so với đồng JPY khoảng trên 50% và khoảng 70% so với đồng DM của Đức.
Nguồn: Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 1/2 năm 2000.
Hậu quả của nền kinh tế những năm 70 không chỉ làm cho giá trị đồng USD suy giảm mà còn làm cho cả cân bằng nội và ngoại của Mỹ đều bất ổn, trong đó phải kể đến sự lên xuống bất thường của cán cân thương mại Mỹ (xem đồ thị 2.17).
Nhận định rằng chính sách tiền tệ mở rộng vào những năm 70, lạm phát cao và chính sách tỷ giá hối đoái không có khả năng thiết lập lại những cân đối, thúc đẩy nền kinh tế trở lại tăng trưởng nhanh và thoát ra khỏi suy thoái. Mỹ đã quay trở lại thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát và khôi phục giá trị của đồng USD. Đồng USD chuyển sang tăng giá từ đầu những năm 1980 cho đến năm 1985.
Mỹ đã áp dụng một loạt các chính sách tài chính, tiền tệ, tỷ giá và thương mại nhằm làm giảm thâm hụt ngân sách, tăng lãi suất, mở rộng thu hút vốn đầu tư nước ngoài,… và kích thích nền kinh tế phát triển. Kết quả là đồng USD bắt đầu tăng giá trở lại kể từ năm 1980. Mặc dù Mỹ đã ra sức khuyến khích chính sách thương mại tự do nhưng dấu hiệu suy giảm cán cân thương mại cuối thập kỷ 70 lại bắt đầu gia tăng nhanh chóng và đạt kỷ lục vào năm 1987 là 158 tỷ USD.
Bảng 2.18: Tỷ giá hối đoái và tài khoản vãng lai của Mỹ 1982 – 1988.
Đơn vị: % thay đổi
Chỉ tiêu
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
TGHĐ (USD/ngoại tệ)
-7,9
-5,4
-6,6
-3,8
19,8
12,7
6,9
Tài khoản vãng lai
0,0
-1,0
-2,4
-2,8
-3,4
-3,5
-2,8
Nguồn: Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 4/8 năm 1996.
Đồng USD đã tăng giá trong nửa đầu thập kỷ 80, từ 1980 – 1985, làm cho giá cả hàng nhập khẩu vào Mỹ giảm và bắt đầu tăng trở lại tình trạng thâm hụt cán cân thương mại và tài khoản vãng lai vào năm 1983. Sự thâm hụt của cán cân thương mại và tài khoản vãng lai tiếp tục kéo dài và gia tăng cho tới năm 1987, mặc dù từ năm 1986 đồng USD bắt đầu giảm giá trở lại. Và chỉ sang năm 1988, sự thâm hụt cán cân thương mại và tài khoản vãng lai mới bắt đầu có dấu hiệu suy giảm.
Một nguyên nhân quan trọng khác góp phần làm xấu đi nghiêm trọng cán cân thương mại của Mỹ là do những chính sách thương mại của Mỹ trong thời gian này đối lập với các đối tác thương mại lớn của Mỹ. Đầu những năm 80, trong khi Mỹ bảo vệ quan điểm tự do hoá thương mại thì các nước Tây Âu và Nhật Bản, các đối tác quan trọng của Mỹ lại tăng cường chính sách bảo hộ. Trong tình huống như vậy, sự gia tăng giá trị của đồng USD đầu thập kỷ 80 đã tạo cơ hội cho nhập khẩu vốn và hàng nước ngoài vào Mỹ nhưng không tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá Mỹ xuất khẩu ra nước ngoài.
Kết quả cuối cùng của những năm 1980 – 1985 là thâm hụt ngân sách của Mỹ không giảm mà tăng lên gấp 3 lần (từ 74 lên 221 tỷ USD), lãi suất thực tế ở mức cao nhất thế giới (7% - 10%), đồng USD lên giá 50%, thâm hụt thương mại tăng gấp 6 lần. Tất cả những kết quả này cho thấy bản thân chính sách tài chính - tiền tệ thắt chặt và tỷ giá hối đoái ủng hộ việc tăng giá đồng nội tệ và sự điều chỉnh chặt chẽ của nhà nước cũng không đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Tóm lại, chính sách nâng giá đồng nội tệ là một bộ phận của chính sách tiền tệ,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa_Luan_Tot_Nghiep.doc