Trước kia, việc bảo vệ bản quyền chỉ dựa vào chế tài dân sự. Nhưng từ năm 1990, pháp luật Mỹ áp dụng thêm chế tài hình sự, đối với người có hành vi vi phạm bản quyền bị coi là tội phạm. Nếu vi phạm mang tính dân sự, thì người khởi kiện là chủ sở hữu bản quyền. Toà án có thể: yêu cầu bị đơn chấm dứt vi phạm, hoặc ngăn chặn các hàng hóa vi phạm tiếp cận thị trường, ra lệnh bắt giữ hoặc phá huỷ tài sản vi phạm của bị đơn và bất kỳ vật dụng, hàng hóa nào được sử dụng để sản xuất ra mặt hàng vi phạm; yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại. Việc tính toán bồi thường thiệt hại dựa vào các căn cứ sau: Thiệt hại của chủ sở hữu; lợi nhuận thu được của người vi phạm; quy định của pháp luật; các chi phí. Nếu vi phạm mang tính hình sự, thì người khởi kiện là nhà nước Mỹ. Một vi phạm luật bản quyền bị coi là tội phạm với điều kiện: người thực hiện hành vi vi phạm có lỗi cố ý; hành vi vi phạm được thực hiện vì mục đích vụ lợi tài chính hoặc thực hiện hành vi in sao hoặc phân phối (bằng phương tiện điện tử hoặc thông thường), trong khoảng thời gian 180 ngày, một hoặc nhiều bản sao, hoặc ghi âm một hoặc nhiều tác phẩm đã đăng ký bản quyền, với giá trị bán lẻ trên 1000 USD. Toà án có thể áp dụng các chế tài hình sự, như: hình phạt tù phạt tiền hoặc các chế tài khác, hoặc có thể yêu cầu phục hồi nguyên trạng cho người bị hại.
103 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chính sách quản lý hàng nhập khẩu của Mỹ và một số điều cần lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hại vật chất xảy ra cho các ngành công nghiệp của Mỹ. Các nhà điều tra phải chứng minh được những tác động nguy hại của việc phá giá đối với toàn bộ ngành công nghiệp của Mỹ chứ không phải là những thiệt hại vật chất lặt vặt hoặc thiệt hại của một công ty cụ thể. Trong nội dung này, có một số vấn đề đáng lưu tâm. Thứ nhất đó là khái niệm “đe doạ thiệt hại vật chất”. Đây là một khái niệm không rõ ràng khi xác định hậu quả của việc bán phá giá gây ra. Việc đánh giá những “đe doạ thiệt hại vật chất” là việc đánh giá một xu hướng trong tương lai mà việc đánh giá một xu hướng tương lai thì thường không thể chính xác hoàn toàn và rõ ràng. Do vậy, việc đánh giá những thiệt hại có thể xảy ra đối với các ngành sản xuất trong nước nhiều khi bị thồi phồng nếu người đánh giá không khách quan và công bằng hoặc người ta muốn tạo nên những rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài.
Ngoài ra, một vấn đề khác cũng gây nhiều rắc rối liên quan đến việc Mỹ áp dụng để tìm ra những thiệt hại của họ trong những vụ kiện phá giá. Đó là vấn đề tính gộp.
Tính gộp là tình huống xảy ra khi việc bán phá giá của một số nước xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, thì nhiều vụ khác nhau đó sẽ được gom lại để đánh giá xem có thiệt hại vật chất hay không. Ví dụ như nhiều nhà cung cấp cùng bán phá giá tại thị trường Mỹ với một lượng hàng nhỏ. Nếu tách riêng các nhà cung cấp thì mức độ bán phá giá của từng nhà cung cấp sẽ không thể gây thiệt hại cho ngành công nghiệp của Mỹ. Song nếu tính gộp tất cả các nhà cung cấp trên thì hàng hoá bán phá giá của tất cả những người này sẽ chiếm một thị phần lớn tại thị trường Mỹ và do đó Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ sẽ dễ dàng khẳng định là có thiệt hại vật chất và sản phẩm đặt thuế chống phá giá. Đó là một trường hợp có thể lý giải song trong một trường hợp khác khi có nhiều nhà cung cấp lớn và cả một số nhà cung cấp nhỏ cùng bán phá giá tại thị trường Mỹ thì vấn đề tính gộp ở đây có công bằng cho các nhà cung cấp nhỏ hay không. Rõ ràng trong trường hợp này, nếu người ta tính gộp để đánh
thuế chống phá giá thì các nhà cung cấp nhỏ sẽ bị thiệt hại rất lớn. Điều này cũng lý giải cho việc các nhà cung cấp nhỏ sẽ gặp nhiều rủi ro trong các vụ kiện khi buôn bán tại thị trường Mỹ. Đây là một điểm cần lưu ý đối với các nhà xuất khẩu cần hạn chế tối đa việc kiện tụng khi buôn bán tại Mỹ.
Một ví dụ cụ thể về luật chống phá giá của Mỹ mà các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể thấy thời gian qua đó là vụ kiện bán phá giá cá tra –cá basa tại thị trường Mỹ của các nhà sản xuất Mỹ đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Mở đầu của vụ kiện này là việc những người Mỹ khởi xướng chống nhập khẩu cá từ Việt Nam muốn có một lệnh cấm nhập cá từ Việt Nam bằng cách viện lý do là các nhà xuất khẩu Việt Nam đã dùng tên cá của Mỹ để đặt tên cho sản phẩm của mình do đó đã vi phạm việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Mỹ. Song lý do này đã được người ta chứng minh là một chính xác. Không đạt được mục tiêu trên, họ chuyển sang tố cáo Việt Nam bán phá giá cá tra vào thị trường Mỹ để áp dụng luật chống phá giá. Lí do họ đưa ra để nói rằng Việt Nam bán phá giá là : thứ nhất, họ viện dẫn là cá của Việt Nam đã bán dưới mức chi phí sản xuất bởi mức giá bán trên thị trường Mỹ là quá thấp mà theo các nhà sản xuất Mỹ, nếu bán với mức giá đó thì nhà sản xuất sẽ không đủ bù đắp chi phí sản xuất; thứ hai, họ viện dẫn là do cá của Việt Nam bán phá giá tại thị trường Mỹ nên đã làm cho giá cả của hàng hoá này bị giảm sút, gây thiệt hại và đe doạ đối với ngành sản xuất cá da trơn của
Mỹ.
Phản bác lại những lập luận trên, các nhà xuất khẩu Việt Nam giải thích: thứ nhất, sở dĩ giá cá của Việt Nam thấp như vậy là vì cá Việt Nam được sản xuất với chi phí giá thành thấp do điều kiện sản xuất của Việt Nam rất thuận lợi cho việcnuôi loại cá này. Thêm vào đó các ngư dân Việt Nam lại rất có kinh nghiệm trong việc nuôi trồng loại cá này nền họ có thể hạn chế giảm bớt được các chi phí nuôi trồng. Vì thế giá cá của Việt Nam thấp là do những lợi thế trong quá trình sản xuất khiến cho chi phi sản xuất thấp, giá
hàng hoá rẻ chứ không phải họ bán phá giá. Thứ hai, việc cá của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ không thể gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho lợi ích của các ngư dân Mỹ vì: cá xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ chỉ chiếm hơn
5% tổng giá trị (Mỹ bán được 385 triệu USD, Việt Nam bán được 21,5 triêu USD năm 2001) và 5,4% trọng lượng cá tiêu thụ ở Mỹ. Điều này có nghĩa là mức nhập khẩu trên không thể tác động tới sự giao động giá cả cá bán tại Mỹ và do đó không thể gây thiệt hại cho ngành sản xuất này tại Mỹ.
Rõ ràng những phản bác trên của các nhà xuất khẩu Việt Nam là hoàn toàn có căn cứ và đúng đắn. Tuy vậy, trong vụ này Bộ thương mại Mỹ tỏ ra có những hành xử rất thiếu khách quan trong quá trình điều tra cũng như ra quyết định về việc các nhà xuất khẩu cá của Việt Nam bán phá giá trên thị trường Mỹ. Họ cố ý bỏ qua việc xem xét những lợi thế cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam, không xem xét đầy đủ các số liệu đã được cung cấp, áp giá hết sức vô lý từ nước thứ ba để thực hiện ý đồ áp đặt mức thuế suất cao với các doanh nghiệp Việt Nam. Không những thế họ còn áp đặt cho nền kinh tế nước ta một cái danh là nền kinh tế phi thị trường mà với một nền kinh tế phi thị trường thì chi phí sản xuất kinh doanh sẽ được tính toán hoàn toàn khồng đúng với thực tế sản xuất. Do đó họ có thể dễ dàng kết luận Việt Nam bán phá giá cá tra-basa trên thị trường Mỹ.
Quyết định trên của Bộ thương mại Mỹ về việc bán phá giá không những không thể hiện được tính bảo vệ sự công bằng của luật pháp mà còn thể hiện xu hướng có tính bảo hộ sản xuất trong nước của Mỹ dưới danh nghĩa thực thi một đạo luật đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Qua vụ kiện trên người ta cũng có thể nhận ra những áp lực do các nhà sản xuất Mỹ tạo ra đối với Chính phủ của họ nhằm hạn chế sự xâm nhập của hàng hoá nước ngoài. Đồng thời người ta cũng có thể thấy được một khía cạnh khác của luật chống phá giá nói chung cũng như luật chống tài trợ là chúng có xu hướng dành lợi thế cho những thực thể mạnh hơn trên thế giới. Bằng các
phản ứng đơn phương, các cường quốc có thể tác động mạnh đến các nước yếu hơn trong khi chuyện ngược lại là khó có thể xảy ra. Ví dụ như Mỹ có thể đánh thuế chống phá giá lên một sản phẩm của một nước nhỏ mà không lo tới việc trả đũa hay biện pháp tương tự của nước đó đối với hàng của Mỹ bởi lượng hàng của nước đó xuất sang Mỹ là rất lớn trong khi lượng hàng của Mỹ xuất sang nước này lại không đáng kể.
Tóm lại, các đạo luật trên khi được thực thi một cách công bằng và đúng mục đích, chúng sẽ thực sự là những công cụ hữu ích cho một thị trường hoạt động và phát triển lành mạnh. Song khi nó được sử dụng để phục vụ cho những mục đích khác, nó sẽ là những rào cản cho sự phát triển của tự do thương mại hơn là một phần của những luật lệ chống lại thương mại bất chính.
3. Các luật về hạn chế nhập khẩu
3.1. Hiệp định đa sợi/Hiệp định hàng dệt may
Hiện nay, dệt may là mặt hàng duy nhất bị quản lý bởi các biện pháp hạn chế nhập khẩu định lượng ở Mỹ. Việc sử dụng hạn ngạch đối với mặt hàng này được thực hiện trên cơ sở của các Hiệp định song phương mà các bên đàm phán theo Hiệp định đa sợi quốc tế về dệt may được các nước thành viên GATT ký kết năm 1974. Theo đó, Hiệp định này cho phép các thành viên của GATT được phép ký các Hiệp định song phương nhằm thiết lập những hạn chế về số lượng đối với hàng dệt và quần áo nhập khẩu. Hiệp định này là một sự thoát ly lớn khỏi chính sách và những quy tắc cơ bản của GATT trong mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại trên thế giới song nó vẫn được ký kết là do hầu hết các quốc gia phát triển thành viên đều muốn có Hiệp định này để có thể hạn chế được làn sóng nhập khẩu hàng dệt may từ các nước đang phát triển vào nước họ và gây nên những thiệt hại đối với ngành dệt may nội địa. Trong khi đó, dệt may vốn thường là một khu vực lớn của nền kinh tế và sử dụng nhiều lao động.
Hiệp định trên được gia hạn thêm 6 lần và được thay thế bằng Hiệp định hàng dệt may ATC khi nó hết hạn vào 31/12/1994. Trong khuôn khổ của ATC, các hạn ngạch và hạn chế đối với việc buôn bán hàng dệt may sẽ được dỡ bỏ dần trong 3 giai đoạn và hết hạn vào 1/1/2005. Tất cả các thành viên của WTO là đối tượng áp dụng của ATC, cho dù họ chưa hoặc đã ký vào ATC và chỉ các nước thành viên WTO mới đủ tiêu chuẩn để tự do hoá các lợi ích của Hiệp định.
Hiện nay, Mỹ nhập khẩu hàng dệt may từ khoảng 40 quốc gia đang phát triển trên cơ sở các hạn ngạch ký kết song phương. Các hạn ngạch được thay đổi theo các mặt hàng và các quốc gia khác nhau. Trong đó, những nước và vùng lãnh thổ bị hạn chế bởi hạn ngạch nhiều nhất là Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan. Đây cũng chính là 4 nhà cung cấp hàng đầu về dệt may sang thị trường Mỹ, chỉ đứng sau Mehicô (một nước được miễn hạn ngạch và thuế quan đối với hầu hết hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ do là thành viên của NAFTA). Tuy nhiên, những hạn ngạch này sẽ bị bãi bỏ vào
1/1/2005. Khi đó các thành viên của WTO khi xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ sẽ không phải chịu hạn ngạch song phương nữa. Điều này sẽ là một thiệt thòi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu dệt may vào Mỹ bởi Việt Nam vẫn chưa là thành viên của WTO, do đó Việt Nam vẫn chưa được dỡ bỏ hạn ngạch.
3.2. Thuế định ngạch đối với sản phẩm đường
Trong khi Mỹ luôn là nước nhập khẩu ròng sản phẩm đường, kể từ năm 1934 đã có những hạn chế đối với đường nhập khẩu để thúc đẩy ngành mía đường và củ cải đường trong nước. Hệ thống bảo hộ nhập khẩu đã duy trì giá đường cao hơn giá thế giới.
Để chương trình đường của Mỹ phù hợp với GATT và Hiệp định trong khuôn khổ vòng đàm phán Uruguay, hạn ngạch tuyệt đối áp dụng đối với đường nhập khẩu đã chuyển sang hiệp định thuế định ngạch năm 1990. Do
kết quả của các vòng đàm phán thương mại đa phương Uruguay, hai loại thuế định ngạch đã đưa vào áp dụng, một loại áp dụng đối với đường chế biến từ mía, và một loại áp dụng đối với các loại đường khác và mật đường.
Theo quy định của Hệ thống thuế định ngạch, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp sẽ xác định lượng đường có thể nhập khẩu với thuế suất nhập khẩu thấp hơn, và Đại diện Thương mại Mỹ sẽ phân bổ số lượng này cho 40 nước xuất khẩu đường đủ tiêu chuẩn. Lượng nhập khẩu phân bổ cho các nước trong chương trình GSP, CBI và ATPA được miễn thuế, chứng nhận đủ tiêu chuẩn hạn ngạch cấp cho các nước xuất khẩu phải được thực hiện và hoàn lại cho từng đợt nhập khẩu đường để nhận đãi ngộ hạn ngạch.
Lượng nhập khẩu đường vượt mức cho phép sẽ phải chịu mức thuế cao nhất. Mỹ đã thoả thuận trong vòng đàm phán Uruguay không giảm lượng đường nhập khẩu và giảm 15% mức chênh lệch thuế đường nhập khẩu trong 6 năm. Đường nhập khẩu từ Mêhicô và Canađa được điều chỉnh theo các điều khoản của NAFTA.
Thuế định ngạch cũng được áp dụng đối với thịt nhập khẩu, trước đây bị hạn chế theo luật nhập khẩu thịt. Thuế định ngạch thay thế hạn ngạch nhập khẩu được luật này quy định khi mức nhập khẩu thịt vượt quá một mức nhất định. Luật nhập khẩu thịt đã được bãi bỏ do đó luật của Mỹ trở nên phù hợp với Hiệp định nông sản trong khuôn khổ vòng đàm phán Uruguay.
3.3. Hạn chế nhập khẩu theo luật môi trường
Dưới đây là một số luật nổi tiếng của Mỹ có sử dụng những hạn chế nhập khẩu để khuyến khích các chính phủ nước ngoài áp dụng những thông lệ bảo vệ cá heo, hải sản, chim rừng và các loài bị nguy hiểm khác như:
* Luật Bảo vệ Động vật biển có vú 1972 (MMPA)
* Luật về các loài động vật bị nguy hiểm năm 1973
* Luật Bảo vệ Fisherman năm 1976 được sửa đổi, luật sửa đổi bổ sung
Pelly
* Luật cưỡng chế đánh bắt cá bằng lưới nổi ngoài khơi.
* Luật bảo tồn chim rừng 1992
3.4. Luật hạn chế nhập khẩu liên quan đến an ninh quốc gia
Điều 232 của luật Mở rộng Thương mại năm 1962 quy định việc Mỹ áp đặt những hạn chế đối với hàng nhập khẩu khi chúng đe doạ đến an ninh quốc gia. Luật này thỉnh thoảng được áp dụng, đáng chú ý nhất là nhằm ấn định hạn ngạch và lệ phí đối với dầu mỏ nhập khẩu và để cấm nhập các sản phẩm dầu lọc từ Libya.
3.5. Hạn chế nhập khẩu vì lý do “cán cân thanh toán”
Điều 122 của Luật Thương mại năm 1974 quy định việc Mỹ có thể tăng hoặc giảm nhập khẩu để đối phó với sức ép cán cân thanh toán thông qua các biên pháp như hạn ngạch hoặc thuế phụ thu nhập khẩu 15% trên giá trị, hoặc kết hợp cả hai. Luật này chưa bao giờ được sử dụng.
3.6. Các tiêu chuẩn sản phẩm
Những khác biệt về tiêu chuẩn sản phẩm, danh sách và các thủ tục phê chuẩn, và hệ thống chứng nhận sản phẩm có thể cản trở hoạt động thương mại và có thể được sử dụng để đối xử phân biệt đối với hàng nhập khẩu. Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật, còn được gọi là Bộ luật Tiêu chuẩn, được thương lượng trong các vòng đàm phán Tôkyo của GATT kết thúc năm 1979,
thiết lập những quy tắc quốc tế đầu tiên để các chính phủ chuẩn bị, chấp nhận và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận.
Các vòng đàm phán Uruguay dựa trên Bộ luật tiêu chuẩn, thiết lập Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại trong khuôn khổ vòng đàm phán Uruguay. Hiệp định mới này yêu cầu bỏ các hàng rào dưới hình thức tiêu chuẩn hoá các sản phẩm quốc gia và hoạt động kiểm định, và thủ tục đánh giá mức độ phù hợp.
Luật của Mỹ liên quan đến việc áp dụng các tiêu chuẩn sản phẩm trong thương mại trên cơ sở các hiệp định của GATT và WTO, NAFTA có những điều khoản riêng liên quan đến các tiêu chuẩn sản phẩm.
4. Các biện pháp liên quan đến an ninh kinh tế và chính trị
4.1. Đạo luật về quyền lực kinh tế trong trường hợp khẩn cấp (IEEPA)
Đạo luật này được thông qua năm 1977 quy định việc chính phủ Mỹ có thể phong toả tài sản của người nước ngoài tại lãnh thổ Mỹ, áp dụng các biện pháp cấm vận và các biện pháp khác được xem là cần thiết khi có những đe doạ đặc biệt hoặc không bình thường đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại hoặc các lợi ích kinh tế của Mỹ.
IEEPA có thể được sử dụng đồng thời với các luật khác trong việc áp đặt những biện pháp trừng phạt kinh tế khẩn cấp bao gồm bao vây cấm vận, chấm dứt mọi quyền lợi và nghĩa vụ đã cam kết
4.2. Đạo luật Buôn bán với các nước thù địch
Đạo luật buôn bán với các nước thù địch (TWTEA) được thông qua năm 1917 quy định việc cấm nhập khẩu từ những nước thù địch hoặc đồng minh của nước thù địch trong thời gian chiến tranh. Năm 1977, quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế trong thời bình của Tổng thống quy định trong TWTEA được chuyển sang Đạo luật quy định quyền của Tổng thóng trong trường hợp khẩn cấp (IEEPA). Từ đó, IEEPA là công cụ chính để áp dụng các biện pháp cấm, hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ những nước thù dịch sang Mỹ
trong tình trạng khi chưa tuyên bố chiến tranh chính thức.
4.3. Luật kiểm soát buôn bán ma tuý
Luật này là một phần của Đạo luật về kiểm soát, giáo dục và tăng cường việc chống buôn bán thuộc phiện năm 1996, quy định thủ tục có thể sử dụng để trừng phạt thương mại được coi là phù hợp, đối với những nước sản xuất thuốc phiện hoặc chuyển giao thuốc phiện không hợp tác đầy đủ với Mỹ trong những nỗ lực chống buôn bán ma tuý như: huỷ bỏ những đặc quyền như GSP, CBI và ATPA, áp dụng biểu thuế lên đến 50% trị giá sản phẩm, hoãn các dịch vụ thương mại hàng không,..
4.4. Luật chống khủng bố và trừng phạt năm 1996:
Luật này coi các công dân Mỹ hoặc những người cư trú trên đất Mỹ có hoạt động bất hợp pháp khi tiến hành một số những giao dịch tài chính với các Chính phủ Cuba, Iran, Iraq, Libya, Sudan, Syria, Bắc Triều Tiên trừ những trường hợp được quy định trong các văn bản của Bộ trưởng Tài chính với sự tư vấn của Bộ trưởng Ngoại giao. Những nước này nằm trong danh sách những chính phủ hậu thuẫn khủng bố quốc tế của Mỹ. Do vậy giao dịch thương mại Việt Nam – Mỹ đặc biệt là hàng xuất khẩu của ta nếu bị phát hiện có liên quan đến thể nhân hoặc pháp nhân của các nước trên sẽ gặp rất nhiều rắc rối đặc biệt liên quan đến quyền kiểm soát mặt hàng.
4.5. Quan hệ đối tác Hải quan- Thương mại chống khủng bố (Customs- Trade Partnership Against Terrorism)
Chương trình này được đưa ra sau vụ khủng bố vào nước Mỹ ngày 11/
9 nhằm thiết lập, tăng cường, hoặc sửa đổi những thủ tục về đảm bảo an ninh trong quá trình nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ. Trong đó đưa ra những hướng dẫn và khuyến nghị đối với các nhà chuyên chở, các nhà môi giới, các nhà nhập khẩu và các nhà cung cấp kho về các quy tắc đảm bảo an ninh để phòng chống và ngăn chặn các hoạt động khủng bố có thể xảy ra. Chương trình này được thiết lập nhằm mục đích như là những hướng dẫn về đảm bảo an ninh chứ không phải là những tiêu chuẩn đặt ra bắt buộc phải tuân theo. Đối với
các nhà nhập khẩu, chương trình này đưa ra một loạt những hướng dẫn khuyến nghị rất đầy đủ để đảm bảo an ninh trong: kỹ thuật, quản lý, sản xuất, xuất khẩu, ..và những nội dung cần thiết cho việc giáo dục về nhận thức cho các nhân viên trong doanh nghiệp đối với vấn đề an ninh
5. Luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Kể từ năm 1976 Mỹ áp dụng duy nhất Luật Liên bang về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ cho phép chủ sở hữu có quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền cho thuê, quyền không cho người khác tiếp cận hoặc sở hữu tài sản trí tuệ của mình (quyền ngăn cản bên thứ ba). Theo pháp luật Mỹ, những quyền này được chứa đựng trong các khái niệm pháp lý sau đây: bản quyền, nhãn hiệu thương mại, văn bằng sáng chế, bí mật thương mại.
Nội dung của luật bản quyền được quy định trong: Hiến pháp Mỹ (điều
1, phần 8); các Điều ước quốc tế mà Mỹ chịu sự ràng buộc (Công ước Berne, Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs) trong khuôn khổ WTO, công ước về bản quyền phổ biến (UCC) của Liên hợp quốc
1945, các hiệp định về song phương và đa phương về Quyền sở hữu trí tuệ,..). Luật bản quyền được pháp điển hoá trong đạo luật thuế quan năm 1930; điều khoản “301 đặc biệt”; các đạo luật về chống độc quyền.
Theo pháp luật Mỹ bản quyền là một loại đặc quyền do pháp luật quy định, có hiệu lực trong thời hạn xác định, dành cho chủ sở hữu bản quyền để: tái bản một sản phẩm văn học nghệ thuật dưới bất kỳ hình thức nào; phân phối; biểu diễn; trưng bày tác phẩm trước công chúng; chuyển giao tác phẩm Bảo vệ bản quyền là việc nhà nước quy định việc sử dụng một tác phẩm chỉ được coi là hợp pháp khi được sự cho phép của chủ sở hữu bản quyền. Việc bảo vệ bản quyền nhằm chống lại: việc sao chép, phân phối, trưng bày bất hợp pháp biểu diễn hoặc những ngoại lệ của bản quyền nhằm làm hài hoà lợi ích của người sở hữu bản quyền và nhu cầu được tiếp cận tri thức của công chúng. Trong những trường hợp này, công chúng có thể tiếp
cận những tác phẩm được bảo vệ bản quyền, nhưng với một số điều kiện, thông thường là phải trả một khoản lệ phí cho hội bản quyền, đồng thời việc sử dụng tác phẩm phải là việc sử dụng hợp lý.
Đạo luật thuế quan năm 1930 quy định việc xử lý hàng nhập khẩu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ. Đến năm 1988, pháp luật tiếp tục củng cố việc bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế bằng cách quy định việc phong tỏa hàng hóa vi phạm. Mọi chủ sở hữu Quyền sở hữu trí tuệ đã được đăng ký tại Mỹ, nếu có căn cứ cho rằng việc nhập khẩu hàng hóa vi phạm Quyền sở hữu trí tuệ có thể nộp đơn cho Uỷ ban Thương mại Quốc tế để khiếu nại. Uỷ ban Thương mại Quốc tế có quyền ban hành lệnh trục xuất các hàng hóa đó ra khỏi Mỹ hoặc tịch thu. Việc vi phạm lệnh này phải chịu phạt đến mức 100.000 USD/ngày hoặc gấp đôi giá trị nội địa của các hàng hóa đó. Cũng vào năm 1988 quốc hội Mỹ đã sửa đổi điều khoản
301 (ban hành năm 1984) đạo luật thương mại Mỹ năm 1974 bằng cách đưa ra hai điều khoản mới: “Siêu 301”, và “301 đặc biệt”. Trong đó điều khoản “301 đặc biệt” liên quan trực tiếp đến bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ, yêu cầu cơ quan đại diện thương mại Mỹ (USTR) xác định những quốc gia nào không bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ và hiệu quả, gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Mỹ. Đó là các căn cứ để Mỹ áp dụng biện pháp trả đũa thương mại. Quy định pháp luật này gây áp lực đối với các nước khác trong lĩnh vực pháp luật về Quyền sở hữu trí tuệ. Điều khoản “301 đặc biệt” thể hiện rất rõ quan điểm đơn phương của Mỹ trong lĩnh vực bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh đó, các đạo luật về chống độc quyền đưa ra một số quy định để hạn chế sự lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ trong vụ kiện liên quan đến công ty Microsoft đã có hành vi vi phạm luật chống độc quyền khi đòi hỏi những người sử dụng máy tính phải mua cả Micrsoft Windows lẫn Internet Explorer. Thực chất người sử dụng máy tính bị bắt buộc mua kèm Internet
Explorer, trong khi họ có thể lựa chọn những chương trình khác tốt hơn, chẳng hạn như Netscape.
Trước kia, việc bảo vệ bản quyền chỉ dựa vào chế tài dân sự. Nhưng từ năm 1990, pháp luật Mỹ áp dụng thêm chế tài hình sự, đối với người có hành vi vi phạm bản quyền bị coi là tội phạm. Nếu vi phạm mang tính dân sự, thì người khởi kiện là chủ sở hữu bản quyền. Toà án có thể: yêu cầu bị đơn chấm dứt vi phạm, hoặc ngăn chặn các hàng hóa vi phạm tiếp cận thị trường, ra lệnh bắt giữ hoặc phá huỷ tài sản vi phạm của bị đơn và bất kỳ vật dụng, hàng hóa nào được sử dụng để sản xuất ra mặt hàng vi phạm; yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại. Việc tính toán bồi thường thiệt hại dựa vào các căn cứ sau: Thiệt hại của chủ sở hữu; lợi nhuận thu được của người vi phạm; quy định của pháp luật; các chi phí. Nếu vi phạm mang tính hình sự, thì người khởi kiện là nhà nước Mỹ. Một vi phạm luật bản quyền bị coi là tội phạm với điều kiện: người thực hiện hành vi vi phạm có lỗi cố ý; hành vi vi phạm được thực hiện vì mục đích vụ lợi tài chính hoặc thực hiện hành vi in sao hoặc phân phối (bằng phương tiện điện tử hoặc thông thường), trong khoảng thời gian 180 ngày, một hoặc nhiều bản sao, hoặc ghi âm một hoặc nhiều tác phẩm đã đăng ký bản quyền, với giá trị bán lẻ trên 1000 USD. Toà án có thể áp dụng các chế tài hình sự, như: hình phạt tù phạt tiền hoặc các chế tài khác, hoặc có thể yêu cầu phục hồi nguyên trạng cho người bị hại.
Hiện nay, cơ quan nhà nước về thực thi Quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ chủ yếu gồm: Cục bản quyền Mỹ; Cục Patent và nhãn hiệu thương mại Mỹ; Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ; Cơ quan Hải quan Mỹ, bộ phận sở hữu trí tuệ; Đại diện thương mại Mỹ. Những cơ quan này phân chia cụ thể quyền hạn trách nhiễm cũng như phối hợp chặt chẽ thống nhất với nhau trong mọi hoạt
động.
Chức năng nhà nước của Cục bản quyền chịu trách nhiệm về đăng ký quyền tác giả vì lợi ích của người có quyền. Cục sáng chế và nhãn hiệu
thương mại chịu trách nhiệm kiểm tra, đăng ký sáng chế và nhãn hiệu. Cục bản quyền, Cục sáng chế và nhãn hiệu thương mại phối hợp với cơ quan Hải quan xây dựng cơ sở dữ liệu gốc về nhãn hiệu thương mại và bản quyền. Cơ sở dữ liệu này được sử dụng rộng rãi nhằm giúp Hải quan các địa phương kiểm tra tính chân thực của hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Bản quyền sau khi đăng ký tại Cục bản quyền và nhãn hiệu đăng ký tại cục sáng chế và nhẫn hiệu sẽ được cơ quan Hải quan bảo hộ trên cơ sở giấy chứng nhận đăng ký mà chủ sở hữu nộp tại đây cùng khoản chi phí lưu trữ là 190 USD có hiệu lực trong vòng 10 năm. Thẩm quyền tiếp nhận đăng ký và tiến hành lưu trữ thuộc về bộ phận Quyền sở hữu trí tuệ, bộ phận này có trách nhiệm thực hiện thủ tục trong vòng 7 ngày. Ngoài ra, những tên thương mại (Tradename) không được đăng ký tại Cục sáng chế và nhãn hiệu thương mại thì sẽ mất thời gian đăng ký lâu hơn (ít nhất là 6 tháng) tại cơ quan Hải quan để nhận được sự bảo hộ nếu những tên thương mại này sử dụng nhằm mục đích phân biệt lĩnh vực kinh doanh hoặc nhà sản xuất. Hệ thống lưu trữ đối với tên thương mại được tách riêng để công bố trên tạp chí Hải Quan (Customs Bulletin) nhằm tạo điệu kiện cho các cá nhân hoặc tổ chức có cơ hội khiếu nại hay phản đối đăng ký
này.
Tóm lại, pháp luật Mỹ về Quyền sở hữu trí tuệ rất phức tạp và rất quan tâm tới việc chống hàng giả do vi phạm Quyền sở hữu trí tuệ. Các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ cần lưu ý đối với vấn đề này. Hàng xuất khẩu vi phạm bản quyền sẽ phải chịu các biện pháp chế tài rất cứng rắn.
6. Luật trách nhiệm sản phẩm
Bảo vệ người tiêu dùng khỏi những sản phẩm có khuyết tật là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà lập pháp Mỹ trong lĩnh vực thương mại. Chính vì vậy họ đã đề ra luật trách nhiệm sản phẩm để bảo vệ người tiêu dùng Mỹ trong các trường hợp bị các thương tích, tổn hại cá nhân do hàng hóa
bị khuyết tật gây ra. Mỗi bang của Mỹ đều có những quy định buộc người sản xuất phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại nêu trên gây ra cho người tiêu dùng nếu thiệt hại đó xảy ra trong hoàn cảnh sau: 1)sản phẩm được sử dụng theo phương cách đã định trước hoặc có thể lường trước khi chế toạ sản phẩm ấy, 2) thương tích xẩy ra là kết quả của một khuyết tật của hàng hóa trong khi thiết kế hoặc chế tạo, 3) việc sử dụng sản phẩm là nguyên nhân gây ra thương tích.
Khuyết tật của sản phẩm được xác định bằng cách so sánh sản phẩm ấy với các sản phẩm cùng loại của một nhà sản xuất, ví dụ trong thiết kế đã bỏ đi phần thiết bị an toàn cho sản phẩm, thì trừ khi người đó chứng minh được lợi ích của thiết kế đó vượt xa những rủi ro mà nó có thể gây ra, người đó sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Nếu bản thân đặc tính nội tại của hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8344.doc