Khóa luận Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương i: tổng quan về chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không quốc tế 3

I. KháI quát vận tảI hàng không 3

1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của vận tải hàng không 3

1.1. Khái niệm 3

1.2 Vai trò của vận tải hàng không 3

1.3 Đặc điểm của vận tải hàng không 5

2. Đối tượng vận chuyển của vận tải hàng không 6

3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không 8

3.1 Cảng hàng không 8

3.2 Máy bay 9

3.3 Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng 10

3.3.1 Trang thiết bị xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá trong sân bay 10

3.3.2 Các thiết bị xếp hàng theo đơn vị 10

ii. tổng quan về chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không quốc tế 12

1. Sơ lược về sự ra đời và phát triển của vận tải hàng không

thế giới 12

2. Các tổ chức quốc tế về vận tải hàng không 14

2.1 Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO 14

2.2. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA 15

2.3 Hiệp hội các hãng hàng không châu Á – Thái Bình Dương

AAPA 16

3. Tình hình chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không trên thế giới trong những năm gần đây 18

Chương ii: thực trạng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại vietnam airlines 23

i. quá trình hình thành và phát triển của hãng hàng không quốc gia việt nam (vietnam airlines) 23

1. Sơ lược lịch sử hình thành 23

2. Cơ cấu tổ chức 24

3. Cơ sở vật chất kỹ thuật 28

4. Các lĩnh vực kinh doanh chính 31

5. Các quan hệ hợp tác quốc tế 32

 

II. Thực trạng hoạt động chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu tại Vietnam Airlines 34

1. Các cơ sở pháp lý mà vận tải hàng không Việt Nam áp dụng 34

1.1 Các cơ sở pháp lý trên thế giới 34

1.2 Các cơ sở pháp lý của Việt Nam 35

1.2.1 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 35

1.2.2 Điều lệ vận chuyển hàng hoá quốc tÕ của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam 37

2. Hoạt động chuyên chở hàng xuất nhập khẩu của Vietnam Airlines trong những năm gần đây 37

2.1 Các thị trường chính 37

2.1.1 Thị trường Đông Bắc Á 38

2.1.2 Thị trường Đông Nam Á - Nam Thái Bình Dương 38

2.1.3 Thị trường châu Âu và Bắc Mỹ 39

2.2 Quy trình giao hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines 40

2.2.1 Hàng xuất khẩu 40

2.2.2 Hàng nhập khẩu 41

2.3 Kim ngạch và tỷ trọng của hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines trong những năm vừa qua 42

2.4 Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines 44

2.4.1 Hàng xuất khẩu 44

2.4.2 Hàng nhập khẩu 44

2.5 Ga hàng hoá 44

3. Đánh giá thực trạng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines 45

3.1 Thuận lợi 45

3.2 Khó khăn 47

Chương III: một số giảI pháp đẩy mạnh hoạt động chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại vietnam airlines 51

I. dự báo và định hướng phát triển hoạt động chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của vietnam airlines 51

 

1. Một số dự báo về tình hình phát triển vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của Vietnam Airlines 51

1.1 Những dự báo chung về thị trường trong thời gian tới 51

1.1.1 Thị trường Bắc Mỹ 51

1.1.2 Thị trường Châu Âu 51

1.1.3 Thị trường Châu Á 52

1.1.4 Các thị trường khác (Ên Độ, Trung Đông, Bắc Phi, Nam Mỹ) 53

1.2 Dự báo về tốc độ phát triển và kim ngạch, cơ cấu của hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không 53

2. Định hướng phát triển hoạt động chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không trong những năm tới của Vietnam Airlines 55

2.1 Định hướng chung 55

2.2 Định hướng chiến lược phát triển hoạt động chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của Vietnam Airlines đến năm 2020 56

2.2.1 Các quan điểm phát triển 56

2.2.2 Các định hướng phát triển 57

II. kinh nghiệm phát triển hàng không của một số hãng hàng không lớn trên thế giới 61

1. Một số kinh nghiệm trong hoạt động chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của một số Hãng hàng không quốc tế 61

1.1 Thiết lập các liên minh giữa các Hãng hàng không 61

1.2 Chính sách “mở cửa bầu trời” 62

1.3 Đa dạng hoá các mức giá 63

1.4 Tạo ra sự khác biệt của sản phẩm qua chất lượng 64

1.5 Chuẩn hoá các quy trình phục vụ hàng hoá 66

2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 66

III. một số giảI pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không 68

1. Các giải pháp vĩ mô 68

1.1 Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về vốn cho hàng không Việt Nam 68

1.2 Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tạo tiền đề cho ngành hàng không phát triển 69

1.3 Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho thông thương hàng hoá

quốc tế 70

 

1.4 Nhà nước giao quyền chủ động cho doanh nghiệp hàng không 70

1.5 Nhà nước cần bảo hộ đối với các doanh nghiệp hàng không trong nước trước sức Ðp của các hãng hàng không lớn. Thực hiện linh hoạt bảo hộ và nới lỏng. 71

2. Các giải pháp vi mô 72

2.1 Không ngừng xây dựng và phát triển thương hiệu

Vietnam Airlines 72

2.2 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 72

2.2.1 Mở rộng đầu tư nâng cấp hệ thống cảng hàng không và

hệ thống ga hàng hoá 72

2.2.2 Phát triển đội bay 73

2.2.3 Hiện đại hóa các trang thiết bị mặt đất 74

2.2.4 Đổi mới công nghệ thông tin 74

2.3 Mở rộng mạng đường bay 75

2.4 Giải pháp về vốn 76

2.5 Liên doanh liên kết với nước ngoài để phát triển hoạt động chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu 77

2.6 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 77

2.7 Tăng cường việc phản ánh chất lượng từ khách hàng 79

KếT LUậN 80

Tài liệu tham khảo 81

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7251 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với sự đổi mới của hội nhập. Do vậy, ngày 22/06/2006, Quốc hội đã thông qua Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 với 75% các điều luật mới hoặc sửa đổi so với Luật hàng không dân dụng trước. Luật hàng không dân dụng có một số điểm mới cơ bản nh­ sau: - Luật hàng không năm 2006 sẽ tạo thêm một động lực mới cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam, quy định rõ hơn và đầy đủ hơn về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, phân định rạch ròi giữa quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh trong hoạt động hàng không dân dụng, thể hiện tính toàn diện, đồng bộ và phù hợp, điều chỉnh tất cả các lĩnh vực của hàng không dân dụng; phù hợp với các nội dung cơ bản của các Bộ Luật, Luật có liên quan được ban hành từ sau năm 1991. - Về số điều: Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 gồm 10 chương, 202 điều, nhiều hơn 90 điều so với luật hàng không dân dụng trước đó nhưng chỉ ban hành 17 văn bản hướng dẫn thi hành, Ýt hơn so với trước là 8 văn bản. Các quy định của Luật hàng không dân dụng năm 2006 phản ánh đúng trình độ phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Về chính sách phát triển hàng không dân dụng: Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật hàng không như sân bay, trang thiết bị kỹ thuật hàng không… đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, bảo hộ quyền và lợi Ých hợp pháp của tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, tổ chức tham gia hoạt động và đầu tư trong lĩnh vực hàng không dân dụng; xoá bỏ chính sách bảo hộ trong lĩnh vực hàng không dân dụng. - Luật hàng không dân dụng đã tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện hội nhập quốc tế có tính đến các yếu tố và xu hướng điều tiết ở phạm vi khu vực và toàn cầu, đảm bảo sự hài hoà của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về hàng không dân dụng. Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 đã có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007. 1.2.2 Điều lệ vận chuyển hàng hoá quốc tế của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Nhằm mục đích cụ thể hoá và giải thích rõ các quy định trong Luật hàng không dân dụng Việt Nam 1991, ngày 27/10/1993 Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã cho ban hành bản “Điều lệ vận chuyển hàng hoá quốc tế của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam”. Đây là quy định quan trọng điều chỉnh riêng biệt hoạt động vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Điều lệ gồm có 6 phần: Phần 1: Quy định chung Phần 2: Chấp nhận vận chuyển Phần 3: Cước vận chuyển Phần 4: Các dịch vụ và cước phí liên quan Phần 5: Thanh toán cước phí Phần 6: Không vận đơn Do yêu cầu hội nhập hàng không thế giới nên những quy định trong điều lệ này đều dựa trên những nguyên tắc của IATA về vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Điều lệ này đưa ra những điều kiện chấp nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế nói chung của Vietnam Airlines mà các công ty làm hàng cần phải đáp ứng. 2. Hoạt động chuyên chở hàng xuất nhập khẩu của Vietnam Airlines trong những năm gần đây 2.1 Các thị trường chính Vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu qua đường hàng không tại Việt Nam có tính mùa vụ rất cao và chủ yếu tập trung vào một số thị trường chính nh­ Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Tây Âu (châu Âu), Mỹ và Canada (Bắc Mỹ). Ở đây ta đi nghiên cứu một số thị trường chính sau: Thị trường Đông Bắc Á, thị trường Đông Nam Á - Nam Thái Bình Dương, thị trường châu Âu và Bắc Mỹ 2.1.1 Thị trường Đông Bắc Á Vận chuyển hàng hóa giữa Việt Nam và các nước Đông Bắc Á, bao gồm các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông chiếm khoảng 50% tổng khối lượng vận chuyển hàng hoá Quốc tế, đồng nghĩa với việc thị trường này cạnh tranh rất mạnh với các hãng hàng không lớn như Korean Air (KE), Asiana Airlines (OZ), Cathay Pacific (CX), Japan Airlines (JL), China Airlines (CI), Eva Airway. Kết quả vận chuyển hàng hoá quốc tế của Vietnam Airlines - thị trường Đông Bắc Á giai đoạn 2001-2006 Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Vietnam Airlines Tấn 11.460 12.607 14.371 16.097 18.524 21.081 Tăng trưởng % 10 14 12 13 14 (Nguồn: Ban Kế hoạch & Tiếp thị Hàng hoá- TCT HKVN 2006) 2.1.2 Thị trường Đông Nam Á - Nam Thái Bình Dương Đây là một thị trường truyền thống, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động vận chuyển hàng hoá của Vietnam Airlines, bao gồm các thị trường Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippin, Indonesia và Óc. Với việc gia nhập khối ASEAN và khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), lượng hàng hoá giao thương giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á ngày một tăng, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không. Thị trường này chiếm khoảng 14% khối lượng vận chuyển của Việt Nam Kết quả vận chuyển hàng hoá quốc tế của Vietnam Airlines - thị trường Đông Nam Á giai đoạn 2001-2006 Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Vietnam Airlines Tấn 3.272 4.018 5.310 6.811 8.058 9.608 Tăng trưởng % 38 39,7 28,2 18,3 19.2 (Nguồn Ban Kế hoạch & Tiếp thị Hàng hoá - TCT HKVN 2006) 2.1.3 Thị trường châu Âu và Bắc Mỹ Hàng hoá đi châu Âu và Bắc Mỹ chủ yếu là hàng dệt may và giầy dép, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thuỷ hải sản. Sau tết Âm lịch là mùa cao điểm xuất khẩu cá ngừ đại dương. Tháng 8 và tháng 9 là mùa chuẩn bị cho Nô-en, lễ tết với các loại đồ may mặc, giầy dép. Vào mùa cao điểm, tại các sân bay quốc tế nh­ Nội Bài, Tân Sơn Nhất việc vận chuyển hàng hoá xuất nhật khẩu bằng đường hàng không thường không đáp ứng đủ yêu cầu. Với các thị trường chính như Pháp, Đức, Mỹ, Canada và các nước phương Tây khác, thị trường này hàng năm chiếm khoảng 30% thị phần chuyên chở hàng hoá của Vietnam Airlines, và là thị trường mang lại doanh thu cao do có doanh thu đơn vị bình quân cao, khoảng 2,2 USD/kg. Tại thị trường này, Việt Nam không chỉ khai thác tốt hàng thương quyền 3, 4 mà hàng thương quyền 6 cũng được Việt Nam khai thác rất hiệu quả, đặc biệt là khai thác hàng đi Bắc Mỹ từ các nước Đông Bắc Á hay hàng từ châu Âu đi các nước Đông Bắc Á. Kết quả vận chuyển hàng hoá quốc tế của Vietnam Airlines - thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ Thị trường Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Vietnam Airlines Tấn 8.272 9.366 10.816 12.170 13.481 15.084 Tăng trưởng % 13 15 12,5 10,7 11,9 (Nguồn Ban Kế hoạch & Tiếp thị Hàng hoá - TCT HKVN 2006 ) Từ kết quả khai thác trên có thể cho ta thấy tại thị trường này, tốc độ tăng trưởng luôn đạt ở mức độ cao. Đây là một trong những thị trường tiềm năng đầy triển vọng cho các hãng hàng không khai thác nói chung còng nh­ Vietnam Airlines nói riêng. 2.2 Quy trình giao hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines 2.2.1 Hàng xuất khẩu Người xuất khẩu tiến hành giao hàng vận chuyển bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines theo các bước sau: - Lưu cước với hãng hàng không hoặc với người giao nhận Người gửi hàng phải điền vào Booking Note theo mẫu của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam với các nội dung: Loại hàng, trọng lượng, số lượng, thể tích, tên sân bay đi, tên sân bay đến, cước phí và thanh toán... - Vận chuyển, đóng gói hàng và giao hàng cho người chuyên chở Chuẩn bị mọi giấy tờ cần thiết cho lô hàng Lập phiếu cân hàng (Scaling Report) Đóng gãi, ghi ký mã hiệu, dán nhãn hiệu Làm thủ tục hải quan Giao hàng cho hãng hàng không - Lập Airway Bill (AWB) Sau khi hàng được xếp vào pallet, igloo hay container, cán bộ giao nhận liên hệ với Hãng hàng không để nhận AWB và điền các chi tiết vào AWB. Nếu gửi hàng hóa qua người giao nhận sẽ có 2 loại AWB được sử dụng là Master AWB (MAWB) do Hãng hàng không cÊp cho người giao nhận và House AWB (HAWB) do người giao nhận cấp khi người này làm dịch vụ gom hàng. - Thông báo cho người nhận về việc gửi hàng Nội dung của thông báo gồm: Số HAWN/MAWB; người gửi, người nhận, tên hàng, số lượng, trọng lượng, thể tích, tên sân bay đi, tên sân bay đến, ngày khởi hành, ngày dự kiến đến. - Lập bộ chứng từ thanh toán và thanh toán các khoản cần thiết 2.2.2 Hàng nhập khẩu Người nhập khẩu tiến hành nhận hàng vận chuyển bằng đường hàng không của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam theo các bước sau đây: - Nhận các giấy tờ, chứng từ Sau khi nhận được giấy báo hàng đến, người nhận phải đến Hãng hàng không quốc gia Việt Nam để nhận được các giấy tờ, chứng từ liên quan. - Nhận hàng tại sân bay Người nhận hàng mang chứng minh thư và giấy giới thiệu để nhận hàng tại sân bay. Khi nhận phải kiểm tra hàng hoá, nếu có hư hỏng, đổ vỡ phải lập biên bản giám định, có xác nhận của kho để khiếu nại sau này. - Làm thủ tục hải quan Trước khi làm thủ tục phải đăng ký tê khai. Hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải quan bao gồm Vận đơn hàng không (AWB) bản gốc số 2 Phiếu đóng gói (Packing List) Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) Sau khi xem xét hồ sơ, hải quan tiến hành kiểm tra và ký thông báo thuế - Thanh toán các khoản liên quan và đưa hàng ra khỏi sân bay 2.3 Kim ngạch và tỷ trọng của hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines trong những năm vừa qua Năm 1997 sản lượng hàng quốc tế đi/đến Việt Nam đạt 63.454 tấn, tăng gấp hơn 5 lần so với năm 1991. Trong giai đoạn này, khai thác vận tải hàng hoá của Vietnam Airlines đạt tốc độ tăng trưởng cao, trung bình khoảng 35%, cao hơn mức tăng trưởng của tổng thị trường hàng hoá quốc tế. Năm 1997 đạt 20.609 tấn gấp 9,7 lần so với năm 1991. Ngoài việc tăng trưởng về mức sản lượng, thị phần của Vietnam Airlines cũng tăng trưởng liên tục và năm 1997, thị phần vận chuyển hàng hoá quốc tế của Vietnam Airlines đạt 33 % Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á cuối năm 1997, tăng trưởng thị trường hàng hoá hàng không quốc tế năm 1998 chỉ đạt 11%/năm, ngoài ra thị trường diễn biến phức tạp, không ổn định, tỷ lệ tăng trưởng các năm rất khác biệt. Cụ thể, năm 2002, khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ chính thức có hiệu lực, thị trường vận tải hàng hóa quốc tế tăng đột biến lên 36%. Sở dĩ có sự tăng trưởng đột biến là do hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh gấp hơn 3 lần. Trong giai đoạn này, cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn, mức giá trung bình tại các thị trường chính giảm mạnh. (Đi Mỹ: 2,6-2,8 USD/kg, Châu Âu: 1,9 - 2,1 USD/kg, Nhật 1,6 - 1,8 USD/kg). Tổng thị trường vận tải hàng hoá quốc tế từ năm 1998 đến năm 2004 luôn đạt mức tăng trưởng cao cả về hàng xuất và hàng nhập. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt mức 2 con số, điÓn hình năm 2002 tổng thị trường vận tải hàng hoá đạt mức tăng trưởng 36%, đây là mức tăng trưởng rất cao đối với vận chuyển hàng hoá hàng không. Cùng với sự phát triển không ngừng của thị trường vận tải hàng hoá quốc tế đi, đến Việt Nam thì trong 5 năm (từ 2001-2006), thị phần chuyên chở của Vietnam Airlines cũng liên tục tăng. Không chỉ số lượng hàng khách mà còn số hàng hoá Vietnam Airlines vận chuyển cũng tăng lên theo từng năm. Trung bình, doanh thu từ vận tải hàng hoá chiến trên 10% tổng doanh thu của Vietnam Airlines. Năm 2000, Vietnam Airlines vận chuyển gần 46 ngàn tấn hàng hoá, trong đó hàng hoá quốc tế chiếm hơn 50%, năm 2001 là hơn 49 ngàn tấn, năm 2004 là gần 89 ngàn tấn, năm 2005 gần 97 ngàn tấn và năm 2006 là gần 105 ngàn tấn, trong đó hàng hoá quốc tế chiếm gần một nửa. Trong 5 năm qua, sản lượng hàng hoá mà Vietnam Airlines chuyên chở được tăng hơn 2 lần, doanh thu tăng gần gấp 3 lần. Tuy so với các hãng hàng không khác thì những con số còn rất khiêm tốn nhưng là bước tiến vượt bậc với Vietnam Airlines do trước năm 2000, con số hàng hoá mà hãng chuyên chở được chỉ trên dưới hai chục ngàn tấn/ năm. Còng trong những năm gần đây, hàng hoá trên cả hai thị trường: trong nước và quốc tế đi, đến Việt Nam liên tục tăng trưởng. Ở thị trường quốc tế, do ảnh hưởng hạn ngạch và rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng thị trường vẫn liên tục phát triển. Kết quả vận chuyển hàng hoá quốc tế đi/đến Việt Nam của Vietnam Airlines giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: Tấn Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng sè 27.926 30.825 34.170 38.182 41.743 45.964 Tốc độ TT (%) 10,4 10,85 11,7 9,3 10,1 (Nguồn: Ban Kế hoạch & Tiếp thị Hàng hoá 2006) Tốc độ tăng trưởng của hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của Vietnam Airlines luôn đạt 2 con số, thể hiện sự tăng trưởng ổn định. Điều này giải thích vì sao mà China Airlines mới mở đường bay tới Hà Nội - chở hàng đi/đến Việt Nam quý 4 năm ngoái nay với tần suất 1 chuyến/tuần, nay đã xin lên 2 chuyến/tuần và đôi khi còn tăng chuyến. Vận chuyển hàng hoá quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong kết quả hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines. Hiện đang khai thác tốt thương quyền 3,4 Vietnam Airlines cũng đang chú trọng đến việc khai thác nguồn hàng thương quyền 5,6 - nguồn hàng mang lại doanh thu rất cao. Việc khai thác thương quyền 5,6 không chỉ khó khăn ở yếu tố cạnh tranh mà yếu tố mạng đường bay ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác vận chuyển hàng theo thương quyền 5,6. Ngoài ra khó khăn lớn nữa mà các hãng hàng không nói chung, Vietnam Airlines nói riêng hiện nay đang phải đối mặt đó là chính sách hợp tác trong vận chuyển hàng không giữa các quốc gia, chính sách mở cửa bầu trời, tức là trao thương quyền khai thác cho các hãng hàng không nước ngoài khai thác, ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác hàng theo thương quyền 5,6. 2.4 Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines 2.4.1 Hàng xuất khẩu Trong thời gian qua hàng xuất khẩu chủ yếu qua đường hàng không của Vietnam Airlines bao gồm các sản phẩm may mặc, giầy dép, thuỷ sản tươi sống, thuỷ sản đông lạnh, hàng thủ công mỹ nghệ, hoa quả tươi... 2.4.2 Hàng nhập khẩu Hàng nhập khẩu chủ yếu vận chuyển bằng đường hàng không là những mặt hàng như: Nguyên phụ liệu dùng cho gia công sản xuất, trang thiết bị máy móc, ô tô con nguyên chiếc, đồ điện tử và đồ tin học, trang thiết bị nội thất, dụng cụ y tế, thuốc men, dụng cụ thí nghiệm và một số đồ gia dụng khác. 2.5 Ga hàng hoá Cùng với việc đầu tư hiện đại hóa đội ngũ máy bay, Tổng công ty hàng không Việt Nam cũng rất quan tâm đến việc đầu tư mở rộng hiện đại hoá hệ thông kho bãi, cụ thể nh­ sau: Vietnam Airlines hợp tác cùng Singapore thành lập công ty phục vụ hàng hoá - TCS tại sân bay Tân Sơn Nhất, hàng hoá được phục vụ theo đúng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001. Với diện tích trên 2.000 m2, các trang thiết bị phục vụ mặt đất hiện đại được nhập khẩu mới hoàn toàn, có hệ thống kho lạnh, đảm bảo được chất lượng hàng hoá trong quá trình lưu kho, quá trình chất xếp. Toàn bộ nhà ga hành khách cũ tại sân bay Nội Bài đã được chuyển làm kho hàng hoá, cải thiện đáng kể vấn đề diện tích và chất lượng kho hàng, rút ngắn được thời gian giao nhận hàng hoá, giảm đáng kể các tác động xấu đến hàng hoá do yếu tố thời tiết, khí hậu. VÒ phục vụ kỹ thuật mặt đất, hiện nay cả 2 đầu sân bay lớn là Nội Bài và Tân Sơn Nhất, phục vụ kỹ thuật mặt đất đều đạt tiêu chuẩn ISO 9001. Đảm bảo phục vụ hàng hoá đúng quy trình, độ an toàn cao. 3. Đánh giá thực trạng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines 3.1 Thuận lợi Việt Nam có những yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị rất thuận lợi. Việt Nam sẽ tiếp tục đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tiếp tục cải tổ một cách toàn diện các lĩnh vực luật pháp, hành chính, tài chính. Đồng thời với việc ngày càng nâng cao uy tín và ảnh hưởng trong hiệp hội ASEAN, tham gia APEC và gia nhập WTO, Việt Nam tiếp tục khẳng định đường lối hội nhập, tăng cường quan hệ quốc tế đa phương trong khuôn khổ khu vực và toàn cầu, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa của kinh tế thế giới. Nền kinh tế - xã hội nước ta phát triển vững chắc trong môi trường chính trị ổn định đã làm cho môi trường đầu tư trong nước tiếp tục tốt lên. Những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không ngừng được cải thiện theo chiều hướng ưu đãi các nhà đầu tư hơn, tiến hành cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép đầu tư... Giai đoạn 2000-2006 mức tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta luôn đạt trung bình từ 5-7%. Luật hàng không dân dụng và các văn bản liên quan khác do Chính phủ Việt Nam đã ban hành năm 1992, luật hàng không dân dụng năm 2006 đã xác định môi trường pháp lý cho ngành hàng không nói chung và Vietnam Airlines nói riêng phát triển. Cục hàng không dân dụng Việt Nam - cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến vận tải hàng không - đã tiến hành ký kết hiệp định chuyên chở hàng không tới 52 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong thời gian tới, Vietnam Airlines có nhiều cơ hội lớn để khôi phục sự phát triển ổn định, vững chắc, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam có những yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị rất thuận lợi, tình hình kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao 8,1-8,2%. Chính sách đổi mới của Đảng từ đại hội VI đến nay đã phát huy tác dụng, nền kinh tế từ những năm 1990 trở lại đây luôn đạt mức tăng trưởng cao, ổn định sẽ là nền tảng cho sự phát triển của Vietnam Airlines trong tương lai gần. Hơn nữa, ngành hàng không là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước giai đoạn đến năm 2020 được Nhà nước chú trọng đầu tư. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì xu hướng đi lại giữa các nước và nước ta sẽ tăng hơn trước, các nhu cầu về giao dịch buôn bán, thương mại cũng sẽ tăng lên. Dân số Việt Nam khá đông, hiện tại khoảng trên 80 triệu người và dự tính đến năm 2020 vào khoảng 104,2 triệu người, điều đó hứa hẹn một thị trường đầy tiềm năng, mặc dù hiện nay thu nhập của đại bộ phận nhân dân còn thấp, chưa phải thị trường tốt của ngành hàng không nhưng chắc chắn điều này sẽ thay đổi cùng với sự đi lên của nền kinh tế. Cùng theo xu hướng hội nhập với khu vực và thế giới, các quan hệ đối ngoại của nước ta cũng không ngừng được củng cố và mở rộng. Điều đó được thể hiện ở các hoạt động hợp tác đầu tư hay ký kết nhiều hiệp định song phương đa phương trên nhiều lĩnh vực khác nhau giữa Việt Nam và các nước. Quan hệ mở cửa của Nhà nước đã khiến cho quan hệ quốc tế giữa Việt Nam và nhiều quốc gia không ngừng mở rộng, mở ra một thị trường rộng lớn cho Vietnam Airlines, mở rộng giao lưu buôn bán thông thương giữa Việt Nam với thế giới. Cùng với sự kiện Mỹ xoá bỏ cấm vận thương mại vào năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN và APEC, đáng chú ý nhất là việc ta đã ký kết được hiệp định thương mại chính thức với Mỹ vào ngày 17/3/2000 và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 11/1/2007 thì đây chắc chắn sẽ là một cơ hội tốt cho Vietnam Airlines có thể vươn tới thị trường Bắc Mỹ đầy tiềm năng nhưng đồng thời cũng đặt ra trước mắt hãng những thách thức không kém phần lớn lao để có thể giành được một thị phần nhất định trên các tuyến bay này. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển vận tải hàng không do nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động nhất và có nhịp độ tăng trưởng cao nhất về vận tải hàng không. Việt Nam có vị trí rất quan trọng trong khu vực - là cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á. Về mặt hàng không, vị trí thuận lợi đó khiến Việt Nam có thể trở thành một trung tâm trung chuyển quan trọng của khu vực, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển vận tải quốc tế. Xu hướng tăng trưởng mạnh trong một số năm tới là thời cơ quan trọng để phát triển Vietnam Airlines nói chung và vận tải hàng hoá nói riêng. 3.2 Khó khăn Là một hãng hàng không còn khá non trẻ trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn đang phát triển, Vietnam Airlines không tránh khỏi những hạn chế và khó khăn trong quá trình xây dựng, trưởng thành và hội nhập. Đó là cơ sở vật chất, hạ tầng yếu kém, thiếu thốn nghiêm trọng, khả năng tài chính khá hạn hẹp, năng lực quản lý hạn chế, thiếu kinh nghiệm, chính sách đối với ngành hàng không cũng chưa ổn định, cũng như những hạn chế về nguồn nhân lực, thêm vào đó giá nguyên liệu ngày càng tăng cao cũng là một khó khăn lớn đối với Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Quá trình hội nhập kinh tế đối với sự phát triển của Vietnam Airlines cũng tiềm Èn những nguy cơ không kém phần gay gắt. Về nguồn vốn đầu tư quá hạn chế so với nhu cầu thực tế dẫn đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ so với các hãng hàng không khác trong khu vực và trên thế giới. Vận tải hàng không cần một lượng vốn đầu tư rất lớn, dự tính nhu cầu cho phát triển của Vietnam Airlines từ năm 2007 đến năm 2010 là trên 3 tỷ USD, khả năng tái đầu tư bằng vốn tích luỹ nội bộ của các Hãng hàng không là rất khó. Hạ tầng cơ sở, trang thiết bị còn thấp kém, thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu trong môi trường mới khi mở của thị trường hàng không. Trừ các sân bay quốc tế luôn được cải tạo, nâng cấp; các sân bay còn lại của Việt Nam hầu hết được xây dựng trước chiến tranh và chủ yếu là phuc vụ dã chiến cho chiến tranh, nhiều năm nay không được đầu tư đúng mức và khai thác trở lại, nay đã xuống cấp nghiêm trọng, không đủ khả năng để tiếp nhận các loại máy bay lớn, hiện đại. Các sân bay quốc tế tuy được cải tạo, nâng cấp nhưng năng lực vận chuyển vẫn còn nhiều hạn chế, không đáp ứng được hết nhu cầu vận chuyển. Số lượng máy bay vẫn còn hạn chế, đặc biệt là máy bay chở hàng, chưa đáp ứng đủ nhu cầu vận chuyển. Không chỉ số lượng máy bay khai thác còn thua kém tương đối so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà còn cả về lượng tải cung ứng, tầm bay, cơ cấu sở hữu và cơ cấu chủng loại của đội máy bay Trên thị trường quốc tế, Vietnam Airlines đang phải cạnh tranh trực tiếp với khoảng hơn 20 hãng hàng không có tên tuổi khai thác thường xuyên và sắp tới là các hãng hàng không khổng lồ của Mỹ (Continental Airlines, United Airlines…). Các hãng hàng không cạnh tranh với Vietnam Airlines đều có tiềm lực mạnh về tài chính, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, cung ứng các dịch vụ tốt và rất ổn định. Ngay trong khu vực, Hãng đã phải cạnh tranh trực tiếp với các hãng tên tuổi lớn của ngành hàng không thế giới như: Singapore Airlines, Thai Airway, Cathay Paciffic. Để tồn tại trên thị trường có mức độ cạnh tranh cao và các đối thủ mạnh là những thách thức lớn, Vietnam Airlines phải đối mặt tìm con đường phát triển thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiến tới có thể cạnh tranh thắng lợi với các hãng hàng không trong khu vực. Từ nay đến năm 2010, chính sách điều tiết của Việt Nam đối với ngành hàng không sẽ theo hướng nới dần sự bảo hộ của Nhà nước, phi điều tiết từng phần trong khuôn khổ ASEAN, tù do hoá trong khuôn khổ APEC, WTO, thị trường vận tải hàng không quốc tế sẽ trở nên mở rộng nhưng cũng cạnh tranh hơn rất nhiều. Các chính sách đối với ngành hàng không chưa ổn định cũng là khó khăn rất lớn cho hoạt động của Vietnam Airlines. Ngành hàng không đang trong quá trình biến đổi, vận động trong cơ cấu tổ chức quản lý và những điều chỉnh trong chính sách nên vẫn chưa có được sự ổn định cả về mặt cơ cấu tổ chức và chính sách nhất quán. Trong vòng 6 năm từ năm 1990 đến 1996, ngành hàng không đã 3 lần thay đổi cơ cấu tổ chức và lần gần đây nhất là năm 2004. Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế, chính sách và ổn định về mặt tổ chức để có thể quản lý tốt hoạt động của ngành, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các hãng hàng không. Chính vì các chính sách chưa phù hợp mà Vietnam Airlines chưa thể xây dựng được những chiến lược, kế hoạch lâu dài do ảnh hưởng quá nhiều từ sự điều chỉnh của các chính sách. Ngoài ra hàng không là ngành chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền kinh tế bao cấp nên vẫn còn những quan điểm và kiểu quản lý theo cơ chế cũ: trình độ, kinh nghiệm quản lý còn chưa đáp ứng được nhu cầu về quản lý trong môi trường kinh doanh mới. Nguồn nhân lực: Lực lượng lao động của Vietnam Airlines về cơ bản có tuổi đời trẻ, với hơn 81% tổng số lao động dưới 36 tuổi và chỉ có 2,8% số cán bộ-công nhân viên hơn 50 tuổi. Tuy nhiên về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động phổ thông có trình độ sơ cấp còn chiếm cao (gần 50%) trong khi lao động có trình độ từ cao đẳng đại học trở lên chỉ chiếm khoảng gần 34% (trong khi ở các hãng hàng không tiên tiến tỷ lệ này chiếm tới 60-70%). Tồn tại chính về nguồn lực là đội ngũ người lái, kỹ thuật viên vẫn còn thiếu, đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật thiếu cán bộ đầu ngành giỏi, thiếu kỹ sư và thợ có bằng cấp, chứng chỉ quốc tế. Mặc dù người lái chỉ chiếm 2% và đội ngũ kỹ thuật chỉ chiếm 7% trong tổng số lực lượng lao động nhưng lại có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh. Chi phí đào tạo người lái chiếm hơn 80% tổng chi phí đào tạo và chiếm khoảng 55% tổng chi phí. Tại các đơn vị thành viên, cơ cấu lao động còn chưa hợp lý, số người có trình độ đại học, số cán bộ có kinh nghiệm, năng lực kinh doanh theo cơ chế thị trường còn thiếu; thu nhập tại nhiều đơn vị còn thấp, chưa tạo được đòn bẩy vật chất và chưa thu hút được chất xám. Giá nhiên liệu tăng cao cũng gây cản trở tương đối lớn cho ngành hàng không trong nước cũng nh­ trên thế giới. Cùng với giá nhiên liệu, một số chi phí khác như chi phí thuê máy bay, chi phí trả cho dịch vụ tại cụm cảng hàng không Việt Nam cũng tăng lên, Hãng cũng đang trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư mua các máy bay sở hữu hiện đại vớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10.doc
Tài liệu liên quan