MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung về vấn đề chuyển dịch cơ cấu mặt hàng
xuất khẩu 3
I. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong quá trình phát triển kinh tế
xã hội theo hướng hội nhập . 3
1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu . 3
2. Các nhân tố chính tác động đến thương mại quốc tế . 9
3. Các xu hướng phát triển thương mại quốc tế trong thời kỳ tới 10
II. Sự cần thiết phải định hướng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng
xuất khẩu trong quá trình phát triển kinh tế 18
1. Khái niệm cơ cấu xuất khẩu và vấn đề phân loại cơ cấu xuất khẩu 18
2. Các lý thuyết chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 21
3. Ý nghĩa của việc xác định một cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hợp lý 23
4. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng
hội nhập 25
5. Các nhân tố làm chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 28
Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Việt Nam giai đoạn 1991-2000 31
I. Đánh giá tổng quan xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1991-2000 31
1. Đặc điểm kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 1991-2000 31
1.1. Những thành tựu cơ bản 31
1.2. Những tồn tại chủ yếu 34
2. Những kết quả chủ yếu về hoạt động xuất khẩu Việt Nam
giai đoạn 1991-2000 35
II. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Việt Nam
giai đoạn 1991-2000 38
1. Thực trạng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn
1991-2000 38
1.1. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 38
1.2. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu 42
1.3. Sự chuyển dịch giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam từ 1991 đến nay 46
1.4. Những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam 48
2. Kết luận về quá trình chuyển dịch và nguyên nhân 61
Chương III: Định hướng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 66
I. Những căn cứ của định hướng 66
1. Xu hướng phát triển thị trường khu vực và thế giới 66
2. Xu hướng phát triển các mặt hàng xuất khẩu 68
3. Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
giai đoạn 2001-2010 70
II. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu
xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 71
1. Các quan điểm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam
giai đoạn 2001-2010 71
1.1. Quan điểm sản xuất phải gắn với thị trường 71
1.2. Quan điểm sản xuất phải gắn với quá trình đẩy mạnh
CNH-HĐH, phát triển bền vững 72
1.3. Quan điểm đa dạng hoá, đa phương hoá thị trường xuất khẩu 73
1.4. Quan điểm phát huy tối đa lợi thế so sánh 78
1.5. Quan điểm chuyển dịch theo hướng tăng cường hội nhập
khu vực và quốc tế 79
1.6. Quan điểm hiệu quả 79
2. Phương hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu mặt hàng
xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001-2010 81
2.1. Những thuận lợi và thách thức đối với xuất khẩu Việt Nam
giai đoạn 2001-2010 81
2.2. Chiến lược phát triển xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001-2010 83
III. Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Việt Nam giai đoạn 2001-2010 theo hướng hội nhập 84
1. Đối với Nhà nước 84
1.1. Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần 84
1.2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thương mại
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 85
1.3. Về chính sách đầu tư 86
1.4. Về chính sách mặt hàng 87
1.5. Chính sách phát triển thị trường 88
1.6. Về cơ cấu nguồn nhân lực 89
1.7. Về chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá
Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới 90
1.8. Cần thành lập cơ quan cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ
các sản phẩm xuất khẩu, xúc tiển thương mại 91
2. Đối với doanh nghiệp 92
Kết luận 93
Tài liệu tham khảo 94
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h xuất khẩu hàng năm. Như vậy, vào những năm đầu thập kỷ 90, nước ta đã bắt đầu bước vào giai đoạn 2 của quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu với những ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động.
Bảng 6: Cơ cấu xuất khẩu thời kỳ 1996-2000 (%)
Mặt hàng
1996
1997
1998
1999
2000
Thời kỳ 96-2000
Nông lâm hải sản
CN nhẹ và TTCN
CN nặng và khoáng sản
42,3
29,0
28,7
35,3
36,7
28,0
40,4
35,9
23,7
37,0
39,0
24,0
36,4
40,0
23,6
38,0
36,6
25,4
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2001
1.2. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu
Thị trường là một cách thức giúp xã hội quyết định được các vấn đề: sản xuất cái gì, sản xuất nh thế nào, sản xuất cho ai. Có thể nói, thị trường là yếu tố quyết định sống còn đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động này chỉ có thể đạt hiệu quả khi có thị trường ổn định và dung lượng thị trường lớn. Lịch sử thế giới đã chứng minh cả hai cuộc chiến tranh thế giới đều có nguyên nhân chính là sự cạnh tranh mở rộng thị trường của các cường quốc trên thế giới.
Trong xuất khẩu, mở rộng thị trường là sự gia tăng sản lượng hàng hoá có thể bán ra nước ngoài và được họ chấp nhận mua. Đó chính là sự gia tăng nhu cầu của người nước ngoài về hàng hoá của ta. Vì thế, nếu chúng ta muốn mở rộng thị trường thì phải căn cứ vào mức thu nhập và thị hiếu của người nước ngoài để làm gia tăng nhu cầu của người nước ngoài về hàng hoá của ta. Hiện nay mức thu nhập của người nước ngoài cao nên họ yêu cầu rất cao về chất lượng, mẫu mã, chủng loại hàng hoá. Do đó, chúng ta phải khai thác tối đa lợi thế so sánh của đất nước, đồng thời phải không ngừng tăng cường trình độ công nghệ để nâng cao chất lượng và hạ thấp giá thành sản phẩm. Đến nay, với chủ trương đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ quốc tế, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại và có thoả thuận tối huệ quốc (MFN) với 84 nước, vùng lãnh thổ.
Ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, do các thị trường trong khu vực đang trên đà hồi phục, sức mua tăng lên, nên một số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu được cũng tăng nhanh (hàng điện tử, lương thực - thực phẩm...). Châu Á nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu chính của ta. Tỷ trọng kim ngạch xuất cho thị trường này đã tăng từ 26,7% vào năm 1989, lên 43,3% vào năm 1990. Năm 1991, con số đó tăng vọt lên là 76,7% để đối phó với cuộc khủng hoảng chính trị ở Liên Xô và các nước XHCN (cũ) làm ta bị mất đi chỗ dựa và thị trường chủ yếu ở khu vực này. Tỷ trọng này luôn duy trì được trong khoảng 72-74% từ đó đến trước cuộc khủng hoảng tiền tệ (năm 1997) và đến nay chỉ còn khoảng 60%. Trong số các nước châu Á thì Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò lớn (Nhật Bản trung bình chiếm 15,8%; các nước ASEAN chiếm 21,3%). Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc tăng từ 340,2 triệu USD năm 1996 lên 858,9 triệu USD năm 1999, song còn hạn chế so với tiềm năng của hai nước và cho đến nay, tỷ trọng với thị trường này mới đạt khoảng 7%.
Hàng năm nước ta thường xuất siêu trên 2 tỷ USD vào khu vực thị trường Âu-Mỹ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là: hàng may mặc, giầy dép, thuỷ sản, cao su, cà phê, gạo, nông sản chế biến, đồ thủ công mỹ nghệ, linh kiện phụ tùng điện tử. Tỷ trọng xuất khẩu sang EU nói riêng và châu Âu nói chung tăng dần trong những năm qua. Thực tế cho thấy năm 1991, EU mới chiếm 5,6% kim ngạch xuất khẩu của ta, nay đã lên tới 21,7%. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với khu vực Bắc Mỹ, mà chủ yếu là Hoa Kỳ đã có bước phát triển khá. Năm 1995 đạt 170 triệu USD (3,1%), tới năm 1998, dù chưa được hưởng quy chế MFN vẫn đạt 496 triệu USD (5%), năm 1999 đạt 504 triệu USD (4,4%), với các mặt hàng chủ yếu là cà phê, tôm đông lạnh, giày dép, hàng dệt may... Giá trị xuất khẩu sang thị trường này chắc chắn sẽ còn tăng mạnh sau Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được thực hiện.
Trong những năm qua, việc chuyển hướng các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là thịt chế biến vào thị trường Liên Xô cũ gặp rất nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực cũng như sự gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc đã làm cho việc xuất khẩu thịt lợn sữa sang thị trường Liên Xô cũ trở nên bế tắc. Tiếp theo đó là sự thụt lùi và "dẫm chân tại chỗ'' của hai nhóm hàng rau quả và thủ công mỹ nghệ - vốn đã đem lại gần 10% kim ngạch xuất khẩu. Đây chính là lời giải cho câu hỏi vì sao cơ cấu hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch tích cực, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn tiềm Èn nguy cơ tăng trưởng chậm dần. Sự tan rã của khối SEV đã dẫn đến những thay đổi lớn trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam (đến nay Liên Xô cũ và Đông Âu chỉ còn chiếm gần 2% kim ngạch xuất khẩu, đạt 230 triệu USD).
Với thị trường châu Đại Dương (chủ yếu là Australia), đã tăng từ 0,2% vào năm 1991 lên 5,3% vào năm 1999. Thị trường Châu Phi và Nam Mỹ không có chuyển biến, và cho tới nay vẫn chiếm chưa đầy 1% kim ngạch xuất khẩu của ta.
Với thị trường Tây - Nam Á - Châu Phi, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và khu vực này chưa được phát triển đáng kể, mặc dù ta có khả năng xuất khẩu gạo, chè, đồ điện tử, hàng may mặc, giày dép, hàng gia dụng, máy nông nghiệp nhỏ, máy say sát các loại... Có thể nói đây là khu vực thị trường còn nhiều tiềm năng để khai thác, nếu xử lý tốt vấn đề thông tin, xây dựng được lòng tin và sự tín nhiệm...
Tuy đạt được những thành tựu nổi bật, nhưng cho đến nay, những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, nhìn chung xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn khá nhỏ bé, xét cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối. Kim ngạch xuất khẩu của ta mới đạt 14,5 tỷ USD trong khi Thái Lan, Malaysia, Philippines - những nước có tiềm năng tương tự như ta, đã đạt và vượt mức này từ lâu. Malaysia đã đạt kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 14 tỷ USD ngay từ năm 1986 và hiện đã lên tới 80-90 tỷ USD. Thái Lan đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD từ năm 1987, hiện đã lên tới 55-60 tỷ USD. Philippines là nước kém hơn nhưng cũng đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 1992, và hiện nay đã xấp xỉ 25 tỷ USD. Nếu tính theo kim ngạch xuất khẩu/người vào năm 1996, Malaysia đã đạt 3700 USD, Thái Lan 930 USD và Philippines 285 USD, trong khi Việt Nam mới đạt 96 USD. Năm 1999, Indonesia đạt 267 USD, Philippines 344 USD, Thái Lan 943 USD, Malaysia 3750 USD, Hàn Quốc 3961 USD, Singapore 4167 USD, Việt Nam 150 USD/ người. Đến năm 2000 Việt Nam mới đạt mức 185 USD/ người. Thực tế này cho thấy nguy cơ tụt hậu xa hơn là hiện thực nếu nh chóng ta không có giải pháp để tạo ra những chuyển biến cơ bản, mang tính động lực cho hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nói riêng. Một trong những nguyên nhân quan trọng của hiện tượng này là do cơ cấu hàng xuất khẩu chưa có những thay đổi căn bản so với thời kỳ 1991 - 1995 để tạo ra những xung lực mới cho tăng trưởng xuất khẩu. Việc chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu diễn ra chủ yếu nhờ tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của 4 nhóm hàng: dệt may, giầy dép, sản phẩm gỗ tinh chế và điện tử (bao gồm cả linh kiện máy tính). Trong số này chỉ có sản phẩm gỗ tinh chế là đạt hàm lượng nội địa cao, các nhóm còn lại, chủ yếu dựa vào phương thức gia công, hàm lượng nội địa tương đối thấp. Vì lý do đó, việc tạo công ăn việc làm còn nhiều hạn chế, chưa cải tạo được cơ bản hiện trạng công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, chưa tạo được những ngành công nghiệp gắn kết với nhau để cùng hướng về xuất khẩu và tạo ra giá trị gia tăng ngày càng lớn.
Nhìn chung quá trình chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu đã diễn ra tương đối tốt trong 10 năm qua, góp phần đáng kể vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sau khi mất các thị trường truyền thống. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này chưa được định hướng trên một tầm nhìn dài hạn, chủ yếu mới chỉ là sự thích ứng với thay đổi đột biến của tình hình và vì vậy đã nhanh chóng bộc lộ những điểm yếu. Từ chỗ trước đây phụ thuộc chủ yếu vào buôn bán với Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), xuất khẩu của ta hiện nay lại phụ thuộc quá lớn vào thị trường châu Á. Kết quả là cơ cấu thị trường xuất khẩu nhìn chung vẫn thiên lệch, thậm chí trên phương diện nào đó còn thiên lệch hơn thời gian trước đây. Việc chậm trở lại với khu vực thị trường truyền thống và mở lối để ''lách chân'' vào các thị trường khác trong những năm gần đây thể thiện sự bất cập trong chính sách bạn hàng (hay chính sách thị trường) xuất khẩu của ta. Nh vậy, mặc dù chúng ta chủ trương đa dạng hóa và đa phương hoá thị trường, nhưng trên thực tế lại thiếu những chính sách và giải pháp cụ thể để thúc đẩy các quan hệ đó.
1.3. Sự chuyển dịch giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ 1991 đến nay
Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực là những mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay, chóng Ýt nhiều có ảnh hưởng trên thương trường quốc tế hoặc về lâu dài sẽ là mặt hàng đem lại giá trị lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Các mặt hàng này phản ánh khả năng chiếm lĩnh thị trường thế giới của một quốc gia trong nền kinh tế thế giới. Giá trị xuất khẩu của một mặt hàng Ýt nhất phải đạt 100 triệu USD mới hy vọng có được sự chú ý của giới thương nhân quốc tế. Với mức doanh thu đó, trong hai năm 1991-1992 nước ta mới có 4 mặt hàng (dầu thô, thuỷ sản, gạo và dệt may), năm 1993 có 5 mặt hàng (thêm cà phê), hai năm 1994-1995 có 7 mặt hàng (thêm giầy dép và cao su), năm 1996 có 8 mặt hàng (thêm than đá), năm 1997 có 10 mặt hàng (thêm thủ công mỹ nghệ, hạt điều), năm 1998 có 11 mặt hàng (thêm mặt hàng máy vi tính và linh kiện lắp ráp), năm 1999 có 13 mặt hàng (thêm hàng điện tử, rau quả) và năm 2000 có 14 mặt hàng (thêm hạt tiêu).
Chính sách mở cửa của chính phủ Việt Nam từ năm 1986 với việc ban hành Luật đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến vùng biển Việt Nam với một trữ lượng dầu thô lớn - một lợi thế mạnh của nước ta. Từ năm 1989, dầu thô Việt Nam bắt đầu xuất hiện trên thương trường quốc tế, luôn đứng vị trí đầu bảng 10 mặt hàng tiềm năng nhất trong xuất khẩu và có doanh thu trên 1 tỷ USD từ năm 1995 và năm 2000 đạt 3,57 tỷ USD. Với lợi thế về lao động rẻ và khéo tay của Việt Nam, ngành dệt may liên tục phát triển, bám sát dầu thô và vượt ngưỡng 1 tỷ USD từ năm 1996 và năm 2000 đã đạt 1,9 tỷ USD. Cũng với lợi thế trên về lao động, ngành giầy dép và đồ da vượt ngưỡng 1 tỷ USD vào năm 1997 và năm 2000 đạt 1,4 tỷ USD. Với lợi thế về lao động và vị trí vùng ven biển lớn, ngành thủy sản bắt đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD vào năm 2000 và đạt 1,4 tỷ USD. Có thể nói, máy vi tính - linh kiện lắp ráp - điện - điện tử là ngành công nghiệp trẻ nhất (năm 1995 mới tham gia vào thị trường xuất khẩu) nhưng lại có tiềm năng lớn nhất của nước ta do lợi thế về lao động rẻ, khéo tay và có trình độ tri thức cao, năm 1997 các mặt hàng này bắt đầu lọt vào bảng 10 mặt hàng top ten trong xuất khẩu, đạt giá trị xuất khẩu trên 200 triệu USD và năm 2000 đã đạt 815 triệu USD để giữ vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng.
Sự phát triển các mặt hàng nông lâm sản xuất khẩu của nước ta cũng thật đáng khâm phục. Mặc dù diện tích và sản lượng có hạn, luôn phụ thuộc vào mùa vụ, lại sản xuất trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, thời tiết nông lâm sản cũng không ổn định nhưng gạo, cà phê, cao su... vẫn đạt được sản lượng cao trên thế giới. Từ nước nhập khẩu gạo, năm 1989 ta bắt đầu xuất khẩu gạo, trong 8 năm liền gạo luôn giữ vị trí thứ 2-4 trong bảng 10 mặt hàng tiềm năng xuất khẩu và nay ta đã là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Năm 1998, 1999 gạo đã vượt được ngưỡng 1 tỷ USD. Do gạo là loại hàng xuất khẩu phụ thuộc mạnh vào thời tiết khí hậu nên năm 2000, gạo lại không vượt qua được ngưỡng này, nhưng rõ ràng gạo là một thế mạnh của Việt Nam - một nước trong vùng có nền ''văn minh lúa nước'' của các nước ASEAN. Cũng tương tự, hiện nam Việt Nam đang là nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới và trong nhiều năm cà phê đã từng giữ vị trí thứ 4 hoặc 5 trong xuất khẩu. Nhưng về lâu dài, vị trí giá trị của các sản phẩm này càng bị đẩy lùi về sau để nhường chỗ cho các ngành công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao hơn, mặc dù khối lượng xuất khẩu liên tục gia tăng năm sau so với năm trước. Thí dụ hạt điều và lạc nhân đã bị đẩy ra khỏi bảng TOP TEN từ 1998, trong khi lại xuất hiện mặt hàng nông sản khác trong bảng xếp hạng là hàng rau quả cho thấy xuất khẩu rau quả sẽ có lợi thế hơn hạt điều và lạc nhân trên thị trường thế giới. Tuy vậy, tỷ trọng giá trị xuất khẩu hàng nông sản vẫn giảm từ trên 30% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 1991 xuống còn trên 20% vào năm 2000.
Tình hình cũng như vậy đối với mặt hàng xuất khẩu thô như than đã bị đẩy lùi ra khỏi bảng TOP TEN vào năm 1999. Trong khi đó hàng thủ công mỹ nghệ với lợi thế về lao động rẻ, khéo tay và nền văn hóa truyền thống của Việt Nam, đồng thời cũng là mặt hàng sản xuất Ýt phụ thuộc vào thời tiết khí hậu và đang phục vụ nhu cầu cần tìm hiểu về Việt Nam của nhiều người trên thế giới thông qua du lịch cũng như nhiều con đường khác nên mặt hàng này đã bước vào bảng xếp hạng từ năm 1996. Mặt hàng này đang giữ vững vị trí thứ 9-10 của mình từ đó đến nay và năm 2000 đã đứng vị trí thứ 8. Điều này càng cho chóng ta thấy rõ ý nghĩa của việc chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng hội nhập đối với phát triển kinh tế.
Bảng 7: Sù thay đổi vị trí các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng
của Việt Nam từ 1991-2000
TT
Mặt hàng
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Dầu thô
Dệt may
Giầy dép
Gạo
Thuỷ sản
Cà phê
VT-LK-Đ-ĐT
Cao su
TCMN
Than
Lạc nhân
Hạt điều
Rau quả
1
4
10
3
2
5
-
6
-
7
8
9
-
1
4
10
2
3
5
-
6
-
7
9
8
-
1
2
10
4
3
5
-
6
-
7
9
8
-
1
2
8
4
3
5
-
6
-
9
10
7
-
1
2
6
5
3
4
-
8
-
7
10
9
-
1
3
5
2
4
6
-
7
9
8
-
10
-
1
2
3
4
5
6
-
7
9
10
-
8
-
2
1
4
3
5
6
7
8
10
-
9
-
-
1
2
3
4
5
6
7
9
8
-
-
-
10
1
2
3
6
4
7
5
10
8
-
-
-
9
Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 1992- 2001
1.4. Những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam
Sau 10 năm phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, qua nhiều biến đổi thăng trầm và sàng lọc, nhìn vào Bảng 7 ta có thể thấy rõ những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng, có khả năng đem lại giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn, mang tính phát triển nhanh nhưng đồng thời cũng mang tính ổn định cao.
1.4.1. Hàng điện tử - tin học
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử và phần mềm máy vi tính của năm 1998 đạt khoảng 476 triệu USD, tăng 55% so với năm 1997. Theo đánh giá của Hội Tin học Việt Nam, thị trường công nghệ thông tin của Việt Nam năm 1998 đạt khoảng 350 triệu USD, trong đó 220 triệu USD phần cứng, 75 triệu USD phần mềm và 55 triệu USD dịch vụ. Mức tăng trưởng của thị trường này trong 2 năm 1997 và 1998 khoảng 50%. Xuất khẩu năm 1999 đạt giá trị 585 triệu USD, năm 2000 đã tăng lên 815 triệu USD (tăng 39,3 % so với năm 1999). Thị trường xuất khẩu chủ yếu hiện nay là Philippin, Thái Lan, Nhật Bản, EU.
Bảng 8: Giá trị và sự thay đổi vị trí các mặt hàng xuất khẩu lớn
của Việt Nam 1999-2000
Mặt hàng
1999
2000
Giá trị XK
(tỷ USD)
Vị trí xếp hạng
Giá trị XK
(tỷ USD)
Vị trí xếp hạng
Dầu thô
Dệt may
Thuỷ sản
Giầy dép
Đồ điện - điện tử
Gạo
Cà phê
Thủ công mỹ nghệ
Rau quả
Cao su
2,092
1,747
0,971
1,392
0,585
1,025
0,5853
0,168
0,105
0,147
1
2
5
3
7
4
6
8
10
9
3,570
1,895
1,420
1,410
0,815
0,672
0,486
0,237
0,200
0,173
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 1992- 2001
Trong mấy năm qua, mặt hàng điện tử - phần mềm máy tính đã nổi lên nh một mũi nhọn trong các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng điện tử - tin học còn có khả năng tăng cao hơn nữa so với các ngành xuất khẩu khác bởi thế mạnh về lao động nhiều, rẻ, khéo tay và trình độ tri thức cao. Hơn nữa, mặt hàng này Ýt phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết, diện tích và sản lượng có thể nâng lên theo nhu cầu ngày càng tăng của thị trường thế giới. Căn cứ vào hệ thống thiết bị và khả năng chất xám hiện nay của Việt Nam, các chuyên gia đánh giá có thể tăng giá trị xuất khẩu mặt hàng này lên hàng tỷ USD. Với tốc độ phát triển nhanh như hiện nay của công nghệ thông tin, phần mềm máy tính luôn được xem là sự sống còn không chỉ riêng của ngành công nghệ thông tin mà còn là nguồn thu quan trọng đối với những nước đang phát triển đông dân như Việt Nam.
Một số công ty Việt Nam cũng bắt đầu tham gia trong lĩnh vực sản xuất phần mềm, nhưng chủ yếu là theo hình thức gia công phần mềm và số liệu cho các công ty nước ngoài, hoặc phục vụ phần mềm cho các công ty trong nước. Trước mắt, ngành điện tử - tin học Việt Nam còn nhiều khó khăn như trình độ chuyên môn của các chuyên gia Việt Nam chưa cao, các công ty nước ngoài chưa tin tưởng vào các phần mềm do Việt Nam sản xuất, trong khi đó các đối tác nước ngoài lo ngại bị xâm phạm bản quyền. Hệ thống trang thiết bị còn yếu kém do chưa được đầu tư lớn, các phương tiện kiểm tra, kiểm chuẩn đối với việc lắp ráp máy vi tính chưa đảm bảo chất lượng cao cho người tiêu dùng. Phương thức lắp ráp của một số đơn vị hiện nay được thực hiện không cần dây chuyền; vật tư đầu vào cũng nh sản phẩm đầu ra không được cơ quan nào kiểm tra, giám sát... Do đó, để phát triển công nghệ phần mềm, trước hết, phải xác định xuất khẩu phần mềm nh một nội dung mang tính chiến lược để từ đó tạo ra cơ sở pháp lý thuận lợi cho các hoạt động liên quan đến xuất khẩu phần mềm tin học. Thứ hai, cần nhanh chóng xây dựng các kho phần mềm làm đầu mối giao lưu quốc tế, đồng thời hỗ trợ các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm khảo sát thị trường bên ngoài. Thứ ba, cần quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao về tin học, khẩn trương xây dựng và thực hiện dự án đưa các chuyên gia phần mềm ra làm việc ở nước ngoài. Cần ưu tiên cao nhất cho việc sản xuất phần cứng và phần mềm, sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, tiếp đó là dịch vụ công nghệ thông tin, sau nữa là thương mại hoá các mặt hàng này.
Điều này cho thấy trong những năm tới, chúng ta cần phải sớm đưa hàng điện tử - tin học thành sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn.
1.4.2. Hàng dầu thô
Dầu khí là nguồn tài nguyên lớn có tầm quan trọng hàng đầu của đất nước. Trong suốt thời kỳ 1991-2000, sản phẩm dầu thô xuất khẩu của Việt Nam hiện đang đứng thứ tư trong ASEAN (sau Indonesia, Malaysia và Bruney) về sản xuất và xuất khẩu dầu khí. Giá dầu thế giới tăng cao góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. So với cùng kỳ năm 1999, 10 tháng đầu năm 2000 xuất khẩu gần 12,5 triệu tấn, đạt 2,8 tỷ USD, tăng khoảng 77% về giá trị (tuy lượng chỉ tăng 1,3%); đẩy tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu từ 13,3% (nếu loại trừ yếu tố giá dầu tăng - tính theo giá năm 1999) lên 26,4% (nhờ giá dầu tăng). Các thị trường nhập khẩu dầu thô chủ yếu của Việt Nam là khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: Trung Quốc chiếm l2,4%; Nhật Bản 24,7%; Singapore 23,7%, Mỹ 20,2%; Anh 10,6%; Hà Lan 6,7% và Malaysia chiếm 1,6%. Cả năm 2000, tổng sản lượng khai thác của Việt Nam ước đạt khoảng 16,5 triệu tấn dầu thô và khoảng 4 tỷ m3 khí đồng hành, có khả năng xuất khẩu 16,1 triệu tấn với kim ngạch ước đạt 3,6 tỷ USD.
Phương hướng phát triển ngành dầu khí nước ta trong những năm tới là: Thứ nhất, xây dựng ngành khai thác dầu khí thành một tổ hợp công nghiệp lớn, đủ sức tự lực trong công tác thăm dò và khai thác dầu khí; thứ hai, đẩy mạnh thăm dò va khai thác dầu khí trên đất liền cũng như trên vùng biển, phát triển hơn nữa ngành lọc dầu...
1.4.3. Hàng thuỷ sản
Thuỷ sản là một ngành công nghiệp thực phẩm có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế Việt Nam do Việt Nam có lợi thế về chiều dài vùng ven biển và vị trí địa lý nằm ở ngã ba đường từ biển Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương, nơi qua lại của rất nhiều tàu thuyền các nước. Hoạt động khai thác hải sản của Việt Nam có phạm vi khá rộng lớn, gồm trên 1,5 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các vùng biển quốc tế khác. Để khai thác hải sản, Việt Nam đã có gần 100 nghìn phương tiện khai thác, trong đó có gần 70 nghìn tàu thuyền gắn máy với tổng công suất 1,6 triệu CV, đang thu hút khoảng 300 nghìn lao động trực tiếp đánh cá. Bên cạnh đó, việc phát triển ngành thủy sản cũng thu hút khoảng 1 triệu lao động trong chế biến và thương mại, 200 nghìn lao động trong dệt lưới và bao bì, 100 nghìn lao động trong đóng sửa tàu thuyền và khoảng 50 nghìn lao động cơ khí. Vì vậy phát triển ngành thuỷ sản sẽ đem lại nhiều cơ hội cho việc phát triển những ngành khác, tạo thêm việc làm cho lao động xã hội.
Sản lượng khai thác thuỷ sản hiện nay trên thế giới đạt bình quân 110 triệu tấn/năm trong khi sản lượng của Việt Nam năm 1997 mới chỉ đạt 1,1 triệu tấn/năm, đứng thứ 19 trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới trung bình đạt trên 40 tỷ USD/năm, trong đó các nước đang phát triển chiếm 49%. Về nhập khẩu thuỷ sản, các nước đang phát triển chỉ chiếm 15% giá trị nhập khẩu thủy sản của thế giới. Điều này cho thấy các nước phát triển nhập khẩu thuỷ sản phục vụ thị hiếu tiêu dùng của mình nhiều hơn so với khai thác, nuôi trồng thủy sản cho xuất khẩu và thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu của các nước đang phát triển là nhằm vào các nước phát triển. Trong khối ASEAN, nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất là Thái Lan (đạt trên 3,4 tỷ USD/năm) và Indonesia (đạt trên 1,4 tỷ USD/năm). Năm 2000, Việt Nam mới lần đầu tiên đạt được mức xuất khẩu trung bình hàng năm của Indonesia: 1,47 tỷ USD (từ 222 triệu USD vào năm 1990 và tăng 51,4% so với năm 1999). Các sản phẩm thuỷ sản được xuất khẩu sang hơn 26 nước, trong đó chỉ khoảng 10% giá trị xuất khẩu sang các nước ASEAN, 20% được xuất vào thị trường EU và Mỹ. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Nhật Bản, EU, Mỹ, Trung Quốc, Hồug Kông, Đài Loan, Hàn Quốc. Tỷ lệ xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản trước đây chiếm 80%, nhưng nay chỉ còn khoảng 45%. Xuất khẩu trực tiếp và đa dạng hóa thị trường là mục tiêu chiến lược trong phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
Khi Mỹ công bố điều kiện nhập khẩu hàng thuỷ sản (tiêu chuẩn HACCP) có hiệu lực từ ngày 18/12/1997, để chuẩn bị cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường này, Bộ Thuỷ sản đã thành lập hội đồng HACCP, tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp về tiêu chuẩn HACCP, cử các chuyên viên đi nước ngoài học tập và mời các chuyên viên của FAO cùng tham gia. Đáp ứng tiêu chuẩn này nghĩa là đáp ứng cả thị trường EU nên Bộ phấn đấu đến hết năm 2001 sẽ có 100% doanh nghiệp Việt Nam đạt tiêu chuẩn HACCP. Bên cạnh đó, Bộ tổ chức cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ Boston, đặt quan hệ với Hiệp hội Cá biển và Hiệp hội Thuỷ sản của Mỹ sau thành công của các doanh nghiệp Việt Nam tại Hội chợ Brussels (Vương quốc Bỉ), Hội chợ Côn Minh - Đại Liên (Trung Quốc). Bảy doanh nghiệp chế biến thuỷ sản có sản lượng xuất khẩu tôm sú trên 220 triệu USD cũng đã họp tại Cần Thơ để thành lập một Câu lạc bộ "Sản phẩm tôm sú'' đầu tiên của Việt Nam.
Các nhà kinh tế dự đoán giá trị thương mại thuỷ sản sẽ tăng nhanh do các nước phát triển có nhu cầu ngày càng cao về thực phẩm thuỷ sản, còn các nước đang phát triển cần nhập các hàng thủy sản như bột cá cho chăn nuôi, dầu cá dùng cho y tế và các loại hàng thuỷ sản tiêu dùng khác. Với bờ biển dài và chưa được khai thác, Việt Nam có nhiều khả năng mở rộng xuất khẩu hàng thuỷ sản lên hàng tỷ USD/năm. Vấn đề cần giải quyết hiện nay là việc nâng cấp thiết bị và công nghệ chế biến để nâng chất lượng hàng xuất khẩu và năng lực cạnh tranh với hàng thuỷ sản xuất khẩu của các nước khác. Mức tăng sản lượng hiện nay chủ yếu do khai thác ven bờ từ độ sâu 50 mét nước trở vào, trong khi đó vùng biển khơi còn Ýt được khai thác. Nguyên nhân là do phần lớn tàu thuyền đánh cá đều nhỏ, công suất bình quân mới đạt 25-30 CV/tàu, trang bị ngư cụ thô sơ, Ýt được trang bị máy móc hiện đại như máy dò cá, máy định vị, máy thông tin liên lạc tầm xa. Vì vậy, nhiều vùng biển của Việt Nam đã bị tàu nước ngoài với trang bị tốt hơn (máy thuỷ trên 150 CV và đầy đủ các phương tiện) tới khai thác. Hiện nay, Chính phủ đang thực hiện chương trình đánh cá xá bờ, năm 1997 đã cho vay 400 tỷ đồng để đóng tàu từ 90 CV trở lên (không hạn chế mức cao nhất) nhằm nâng cao sản lượng hải sản, tạo thêm việc làm và thu nhập cho ngư dân, đồng thời bảo vệ chủ quyền vùng biển. Việc đánh cá xa bờ có thể khai thác được các loại cá, tôm có giá trị xuất khẩu cao, đủ để trang trải chi phí đầu tư. Một tàu đánh cá xa bờ cần đầu tư khoảng 1,5 tỷ đồng và có thể tạo việc làm cho 15 lao động trực tiếp. Đối với nuôi trồng thủy sản: chủ động tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và nhân giống các loại thuỷ sản, đáp ứng nhu cầu nuôi trong nước, nghiên cứu các loại thuốc thú y cho cá, tôm. Tiến hành quy hoạch các vùng nuôi thuỷ sản ven biển bảo đảm phát triển lâu dài, giao các vùng bãi ven biển cho các cá nhân và cộng đồng quản lý khai thác, khuyến khích nuôi hải sản trên biển. Trong bảo quản hàng thuỷ sản xuất khẩu, hiện nay có 180 xí nghiệp đông lạnh. Trong chế biến thuỷ sản: để nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động hiệu quả của các xi nghiệp chế biến thuỷ sản, tính đến đầu năm 1999, ngành thuỷ sản Việt Nam đã có 30 doanh nghiệp th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 0 83.doc