MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 4
I. Tổng quan về dịch vụ và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ 4
1. Dịch vụ và vai trò ngày càng tăng của dịch vụ trong nền kinh tế thế giới 4
1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại dịch vụ 4
1.1.1 Khái niệm dịch vụ 4
1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ 6
1.1.3 Phân loại dịch vụ trong GATS 7
1.2 Các hình thức cung cấp dịch vụ quy định trong GATS 8
1.2.1 Cung cấp qua biên giới (Cross border) 8
1.2.2 Tiêu thụ ở nước ngoài (Consumption abroad) 9
1.2.3 Hiện diện thương mại (Commercial presence) 9
1.2.4 Hiện diện của các thể nhân (Presence of natural persons) 9
1.3 Vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế quốc gia và thế giới 9
2. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ 11
2.1 Tính tất yếu của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ 11
2.2 GATS và tự do hoá thương mại 12
2.2.1 Phạm vi áp dụng và đối tượng điều chỉnh của GATS 12
2.2.2 Các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế trong GATS 13
II. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực viễn thông và ngân hàng 16
1. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực viễn thông 16
1.1.Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ viễn thông 16
1.1.1 Khái niệm 16
1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ viễn thông 17
1.2. Kết quả vòng đàm phán Urugoay về dịch vụ viễn thông 18
2.Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng 21
2.1 Khái niệm và chức năng dịch vụ ngân hàng 21
2.1.1 Khái niệm 21
2.1.2 Chức năng của ngân hàng 21
2.2 Các dịch vụ ngân hàng cung cấp 22
2.3 Đàm phán về dịch vụ tài chính 23
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 26
I/ Thực trạng ngành dịch vụ Việt Nam trước và sau khi gia nhập 26
1. Dịch vụ Việt Nam trước khi gia nhập WTO 26
2. Dịch vụ Việt Nam sau khi gia nhập WTO 27
II/ Dịch vụ viễn thông trước và sau khi gia nhập 29
1. Vài nét về dịch vụ viễn thông trước khi Việt Nam gia nhập WTO 29
2. Thực trạng phát triển dịch vụ viễn thông sau khi gia nhập 33
2.1 Cam kết gia nhập của Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông 33
2.2 Tình hình phát triển của dịch vụ viễn thông sau khi gia nhập 34
III. Dịch vụ ngân hàng trước và sau khi gia nhập 39
1. Dịch vụ ngân hàng trước khi gia nhập 39
2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng sau khi gia nhập WTO 43
2.1 Các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng trong biểu cam kết dịch vụ 43
2.2 Thực trạng phát triển của dịch vụ ngân hàng sau khi gia nhập WTO 45
CHƯƠNG III. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC SAU KHI GIA NHẬP - GIẢI PHÁP TẬN DỤNG CƠ HỘI VƯỢT QUA THÁCH THỨC 49
I/ Cơ hội và thách thức đối với dịch vụ Việt Nam nói chung 49
II/ Cơ hội và thách thức đối với dịch vụ viễn thông 50
1. Cơ hội và thách thức 50
1.1 Cơ hội 50
1.2 Thách thức 52
2. Giải pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức 54
2.1 Giải pháp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước 54
2.1.1 Đối với chính phủ 54
2.1.2 Đối với Bộ Bưu chính viễn thông và các Bộ ngành khác 56
2.2 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam 59
III/ Cơ hội và thách thức đối với dịch vụ ngân hàng 63
1. Cơ hội và thách thức 63
1.1Cơ hội 63
2.2 Thách thức 66
2. Giải pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức 71
2.1 Tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống luật pháp trong lĩnh vực ngân hàng 71
2.2 Nâng cao khả năng điều hành và quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 72
2.2.1 Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ 72
2.2.2 Hiện đại hoá hệ thống thanh toán và thông tin 73
2.2.3 Cơ cấu lại hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng 74
2.2.4 Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý của hệ thống ngân hàng nhà nước 75
2.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại Việt Nam 76
2.3.1 Đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh 76
2.3.2 Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) 77
2.3.3 Đối với các ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài (NHTM có vốn ĐTNN) 78
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT 84
PHỤ LỤC
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3006 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cơ hội và thách thức đối với một số ngành dịch vụ Việt Nam sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới, ông Didier Lombard - Chủ tịch kiêm giám đốc France telecom chia sẻ: “ Đầu tư vào một thị trường đang phát triển mạnh như Việt Nam là trọng điểm của chúng tôi để tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa. Tập đoàn chúng tôi đang thực hiện kế hoạch trở thành đối tác chiến lược của một nhà cung cấp dịch vụ di động Việt Nam”.
Tập trung vào thế mạnh hội tự số, mạng di động Orange của France Telecom cũng đã chào hàng tới Việt Nam những dịch vụ TV cho mobile; âm nhạc và video games, dịch vụ ĐT hội tụ cố định và di động; TV 3 chiều. Hiện tại mạng di động này cũng đang nâng cấp lên 3,5G; thu hút tới hơn 100 triệu thuê bao.
Khuynh hướng bùng nổ số lượng thuê bao là tiền đề tốt cho việc phát triển 3G tại Việt Nam. ở một mức độ nào đó có thể nói trong lĩnh vực này Việt Nam chúng ta cũng đang cất cánh một cách rõ ràng: Mật độ thuê bao di động tăng cực mạnh trong vòng hai năm nay, công nghệ Edge đang bắt đầu được sử dụng và ADSL ngày càng phổ biến...
Đánh giá tình hình phát triển dịch vụ viễn thông từ sau khi gia nhập WTO:
* Thành công:
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của viễn thông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chính phủ Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc phát triển mạng lưới và dịch vụ viễn thông đến mọi miền đất nước, đưa viễn thông trở thành một ngành mũi nhọn, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành tăng với nhịp độ cao (hơn 8%/năm). Các dịch vụ viễn thông được phổ cập rộng rãi tới miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, góp phần đảm bảo tốt an ninh quốc phòng.
Mạng lưới viễn thông trong nước và quốc tế đã và đang được đầu tư phát triển mạnh về quy mô, có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ mới với công nghệ tiên tiến ngang hàng với các quốc gia trong khu vực. Độ an toàn mạng cao, dung lượng dự phòng đạt khoảng 30%. Mạng đường trục có độ tin cậy lớn do sử dụng đồng thời nhiều tuyến cáp quang và Viba. Mạng điện thoại di động đã được phủ sóng trên toàn quốc
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực viễn thông cũng đã có những bước trưởng thành về mọi mặt, đội ngũ cán bộ toàn ngành liên tục được phát triển mở rộng, đào tạo và tái đào tạo, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của ngành. Đội ngũ cán bộ viễn thông cho đến nay đã từng bước thay thế đội ngũ chuyên gia nước ngoài trong các công việc đòi hỏi kỹ thuật cao.
Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước về Viễn thông đã từng bước được xây dựng, hoàn thiện theo hướng đổi mới, tổ chức quản lý, thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ viễn thông.
Thực hiện tốt chủ trương mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ, ngành viễn thông đã chủ động tích cực hợp tác song phương và đa phương với nhiều quốc gia và tổ chức viễn thông lớn trên thế giới, từng bước đưa viễn thông Việt Nam tiếp cận với trình độ tiên tiến trên thế giới
*Hạn chế:
Do xuất phát điểm và tổng sản phẩm quốc dân trên đầu người còn thấp nên mặc dù tốc độ phát triển dịch vụ viễn thông khá cao nhưng Việt Nam vẫn có mức độ phát triển kém hơn so với các quốc gia trong khu vực về mật độ diện thoại và tỷ lệ sử dụng Internet ( Xếp thứ 10 trong số 13 nước ASEAN+3, chỉ hơn Lào, Campuchia và Myanmar).
Mặc dù đã có giá cước lắp đặt khuyến khích phát triển điện thoại ở nông thôn song khoảng cách sử dụng dịch vụ giữa thành thị và nông thôn vẫn còn khá lớn.
Mức độ cạnh tranh của ngành còn hạn chế, viễn thông Việt Nam chưa đạt được mức độ cạnh tranh như đã nêu trong Chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Tốc độ cổ phần hoá các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông còn chậm.
Khả năng đáp ứng các nhu cầu thực tế trên thị trường của các doanh nghiệp còn thấp. Đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh, đang có khoảng 30.000 người có nhu cầu sử dụng điện thoại nhưng chưa được đáp ứng, giá cước viễn thông tuy đã được điều chỉnh theo xu hướng giảm những vẫn còn cao so với mức sống của người dân.
Tuy trình độ nguồn nhân lực đã được cải thiện đáng kể song do có nhiều công nghệ mới, môi trường chuyển đổi nhanh từ độc quyền sang cạnh tranh nên Việt Nam vẫn còn thiếu đội ngũ các chuyên gia giỏi về quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, phát triển thị trường có khả năng thích ứng với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thêm vào đó là sự mất cân bằng trong cơ cấu các chuyên gia, chuyên gia có kinh nghiệm và trình độ thường tập trung ở các thành phố lớn, các tỉnh, địa phương vẫn thiếu các chuyên gia giỏi.
III. Dịch vụ ngân hàng trước và sau khi gia nhập
1. Dịch vụ ngân hàng trước khi gia nhập
Dịch vụ ngân hàng là ngành dịch vụ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Mỗi thay đổi trong pháp luật của ngành dịch vụ này đều có thể dẫn tới những ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Tính đến năm 2005, Việt Nam có khoảng 70 ngân hàng thương mại, trong đó có một số NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần và một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Mức độ ứng dụng công nghệ hiện đại trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam so với các ngân hàng trong khu vực còn khá chênh lệch. Điều này thể hiện ở các dịch vụ ngân hàng hiện đại mà đúng ra đã trở nên quen thuộc và phổ biến đối với các nước trong khu vực thì đối với Việt Nam hoặc chưa có hoặc mới bắt đầu đưa vào áp dụng mang tính chất thí điểm trong phạm vi hẹp các đối tượng khách hàng sử dụng, chưa mang tính phổ biến. Ngoài ra, nếu đi sâu vào các nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt đối với một số ngân hàng quốc doanh thì khả năng đáp ứng các yêu cầu trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, cũng như trong cơ cấu nền kinh tế tri thức còn rất nhiều hạn chế.
Tuy nhiên để chuẩn bị cho việc hội nhập với rất nhiều cơ hội và thách thức, trong năm 2006 thị trường ngân hàng Việt Nam đã có những chuyển biến với những đặc điểm hết sức nổi bật.
Trước hết phải kể đến việc lãi suất diễn biến trái chiều, thị trường tiền tệ thường xuyên nóng lên. Lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay cả nội tệ và ngoại tệ tăng nhẹ, trong khi lãi suất trên thị trường tiền tệ lại giảm. Lãi suất huy động vốn nội tệ của các NHTM thường xuyên được điều chỉnh tăng, bình quân 0,1%/tháng tương đương 1,2%/năm; lãi suất huy động vốn USD bình quân tăng 1,0%/năm.Lãi suất cho vay nội tệ bình quân tăng 0,1% – 0,12%/tháng, lãi suất cho vay ngoại tệ tăng 0,5%/năm. Các loại lãi suất do ngân hàng Nhà nước công bố không thay đổi, giữ ổn định trong suốt cả năm 2006. Song lãi suất một số thị trường do ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành thì lại giảm mạnh. Chẳng hạn, lãi suất thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước giảm từ 6,3% thời điểm đầu tháng 1/2006 xuống còn 3,35%/năm thời điểm giữa tháng 12/2006...
Thứ hai là việc các ngân hàng nước ngoài mở rộng hoạt động tại Việt Nam với tốc độ tăng số vốn đầu tư lớn nhất từ trước tới nay. Năm 2006, ở nước ta có 35 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh với nước ngoài, 4 công ty liên doanh cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài. Các ngân hàng và công ty thuê tài chính đó đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tính đến hết năm 2006, ước tính tổng vốn điều lệ và vốn góp mua cổ phần của các tập đoàn ngân hàng, tài chính nói trên đã thực sự đưa vào Việt Nam hiện nay lên tới gần 1 tỷ USD. Đó là chưa kể số vốn các chi nhánh ngân hàng nước ngoài huy động ở nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam. Tổng tài sản của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài lên tới 200.000 tỷ đồng, chiếm khoảng trên 20% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng ở Việt Nam, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng đó chứng tỏ trong năm qua ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài chuyển số vốn rất lớn vào Việt Nam. Cũng tính đến hết năm 2006, tổng dư nợ cho vay và đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính có vốn nước ngoài lên tới khoảng 60.000 tỷ đồng, tương đương gần 4 tỷ USD, tăng trên 20% so với năm 2005.
Thứ ba là việc hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhanh và vững chắc, hiệu quả, mở rộng thị phần, nâng cao sức mạnh cạnh tranh trong xu thế hội nhập. Thật vậy, trong năm qua, tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần đều tăng cao và nhiều lần tăng vốn điều lệ. Tốc độ tăng tổng tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay, lợi nhuận trước thuế... đạt cao nhất từ trước đến nay. Nhiều NHTM cổ phần đạt tốc độ tăng các chỉ tiêu tới mức 50% đến 80% so với cuối năm 2005. Một số NHTM cổ phần nông thôn chuyển thành NHTM cổ phần đo thị. Một số NHTM cổ phần trước đây nằm trong kế hoạch thu hồi giấy phép, đóng cửa hoạt động, nay phục hồi lại được và triển vọng hoạt động có hiệu quả. Nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài đã và đang đầu tư vốn mua cổ phần của nhiều NHTM cổ phần Việt Nam.
Thứ tư, số lượng các công ty chứng khoán của các ngân hàng thương mại tăng nhanh và hoạt động có hiệu quả. Đến hết năm 2006, trong số 22 công ty kinh doanh chứng khoán của cả nước đang hoạt động thì có đến 12 công y kinh doanh chứng khoán thuộc các ngân hàng thương mại. Đó là NH Ngoại thương Việt Nam, NH đầu tư và phát triển Việt Nam, NH công thương Việt Nam, NH Nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam, NHTM cổ phần Á châu, NHTM cổ phần quân đội, NHTM cổ phần Đông Á, NHTM cổ phần nhà Hà Nội, NHTM cổ phần Sài gòn thương tín, NHTM cổ phần quốc tế, NHTM cổ phần An Bình, VP Bank. Các công ty chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần khác như: Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu long, eximbank, techcombank... cũng đi vào hoạt động đầu năm 2007.
Thứ năm, hai ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Ngày 12/7/2006, NHTM cổ phần Sài gòn thương tín niêm yết cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, với số vốn lớn nhất trên trung tâm này là 1.889 tỷ đồng sau đó nâng lên 2.089 tỷ đồng. Ngày 21/11/2006, ngân hàng thương mại cổ phần Á châu niêm yết cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với loại cổ phiếu có tính thanh khoản lớn nhất và quy mô tài sản lớn nhất đến hết năm 2006 đạt gần 45.000 tỷ đồng, dẫn đầu khối NHTM cổ phần và dẫn đầu các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tổng giá trị vốn hóa của hai loại cổ phiếu STB và ACB trên hai trung tâm giao dịch chứng khoán đạt gần 30.000 tỷ đồng.
Thứ sáu, cổ phiếu của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần hấp dẫn nhất và mức tăng cao nhất so với tất cả các nhóm ngành trên thị trường phi tập trung OTC. Tính bình quân trong năm 2006, giá cổ phiếu của các NHTM cổ phần có tốc độ tăng bình quân 4 - 5 lần so với cuối năm 2005.
Thứ bảy, thị trường thẻ ngân hàng cũng phát triển mạnh và sôi động. Ước tính đến năm 2006, trong cả nước, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã phát hành khoảng 4 triệu thẻ các loại, tương ứng với nó là hệ thống máy rút tiền tự động ATM được các ngân hàng trang bị cũng tăng lên. Tính đến hết năm 2006, trên khắp cả nước có khoảng 3500 máy được đưa vào sử dụng.
Thứ tám, hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng hoạt động cao, chất lượng và hiệu quả hoạt động được nâng cao nhất trong nhiều năm qua. Tính đến hết năm 2006 ước tổng số vốn huy động và tổng dư nợ cho vay, đầu tư của hệ thống ngân hàng đạt mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua và vượt xa so với mức sự kiến từ đầu năm. Quy mô lợi nhuận trước thuế của tất cả các khối ngân hàng đạt cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó chất lượng tín dụng được tăng cường, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Ngân hàng nhà nước tổ chức thành công 52 phiên đấu thầu tín phiếu kho bạc Nhà nước với tổng khối lượng trúng thầu đạt 22.075 tỷ đồng. Đồng thời, ngân hàng Nhà nước cũng tổ chức thành công 155 phiên giao dịch thị trường mở, với tổng khối lượng trúng thầu Ngân hàng nhà nước mua vào tín phiếu còn thời hạn ngắn là 26.332 tỷ đồng và ngân hàng Nhà nước bán ra tín phiếu thu hút tiền về với doanh số 86.302 tỷ đồng. Nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam cũng tăng cao, ước tính đạt 4,2 tỷ USD, trong đó trên 80% được chuyển qua các Ngân hàng thương mại.
Cuối cùng là việc mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại được cơ cấu lại và tiếp tục phát triển nhanh. Tất cả các ngân hàng thương mại đều mở rộng nhanh phòng giao dịch và chi nhánh ở các khu vực tiềm năng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần đô thị có tốc độ phát triển mạng lưới rất nhanh. Ước tính mạng lưới hoạt động của các NHTM đến hết tháng 12 năm 2006 tăng gấp 1,3 lần năm 2004, trong đó, riêng các NHTM cổ phần tăng gấp 2 lần.
2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng sau khi gia nhập WTO
2.1 Các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng trong biểu cam kết dịch vụ
Về các loại hình dịch vụ, Việt Nam cam kết các loại hình dịch vụ được cung cấp theo như phụ lục về dịch vụ tài chính ngân hàng của GáT, trong đó có những loại hình dịch vụ mới như kinh doanh các sản phẩm phái sinh, quản lý tài sản tài chính,...
*Các cam kết về tiếp cận thị trường
- Các tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được phép thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
Đối với các ngân hàng thương mại nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài, ngân hàng thương mại liên doanh trong đó tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài không vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn nước ngoài và kể từ ngày 1/4/2007, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập
Đối với các công ty tài chính nước ngoài: Văn phòng đại diện, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.
Đối với các công ty cho thuê tài chính nước ngoài: Văn phòng đại diện, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.
- Trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hầng không có quan hệ tín dụng theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh phù hợp với lộ trình sau:
Ngày 1 tháng 1 năm 2007: 650% vốn pháp định được cấp
Ngày 1 tháng 1 năm 2008: 800% vốn pháp định được cấp
Ngày 1 tháng 1 năm 2009: 900% vốn pháp định được cấp
Ngày 1 tháng 1 năm 2010: 1000% vốn pháp định được cấp
Ngày 1 tháng 1 năm 2011: Đối xử quốc gia đầy đủ
-Tham gia cổ phần:
Việt Nam có thể hạn chế việc tham gia cổ phần của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại các ngân hàng thương mại quốc doanh của Việt Nam được cổ phần hóa như mức tham gia cổ phần của các ngân hàng Việt Nam.
Đối với việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần được phép nắm giữ bởi các thể nhân và pháp nhân nước ngoài tại mỗi ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi luật pháp của Việt Nam có quy định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
- Một chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài không được phép mở các điểm giao dịch khác ngoài trụ sở chi nhánh của mình.
- Kể từ khi gia nhập, các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia.
* Các cam kết về đối xử quốc gia:
Các điều kiện để thành lập một chi nhánh của một ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam: Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn.
Các điều kiện để thành lập một ngân hàng liên doanh hoặc một ngân hàng 100%vốn nước ngoài: Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ và cuối năm trước thời điểm nộp đơn.
Các điều kiện để thành lập một công ty tài chính 100% vốn nước ngoài hoặc một công ty tài chính liên doanh, một cộng ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài hoặc một công ty cho thuê tài chính liên doanh: Tổ chức tín dụng nước ngoài có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn.
2.2 Thực trạng phát triển của dịch vụ ngân hàng sau khi gia nhập WTO
Ngay trong những tháng đầu năm 2007, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã thực hiện bước cuối cùng của quá trình tự do hóa lãi suất với việc bỏ quy định trần lãi suất tiền gửi USD của pháp nhân tại tổ chức tín dụng (TCTD) từ ngày 1/3/2007. Mặc dù vậy, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các TCTD trong nửa đầu năm nay vẫn không có biến động lớn so với cuối năm 2006; ngoại trừ một số ngân hàng thương mại mở rộng huy động vốn dưới nhiều hình thức như phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang... với các mức lãi suất cao hơn lãi suất thông thường cùng kỳ hạn từ 0,3 – 0,5%/năm.
Đồng thời, để kiềm chế, làm giảm tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ cho vay nền kinh tế, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc với các TCTD (áp dụng từ kỳ dự trữ bắt buộc tháng 6/2007), cụ thể: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh tăng từ 5% lên 10% đối với tiền gửi VND kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 2% lên 4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng.
Theo nhận định của các chuyên gia ngân hàng, hoạt động tín dụng ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2007 tiếp tục mở rộng có hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu giảm, cơ cấu tín dụng đang dần thay đổi theo nhu cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, trước xu thế tăng trưởng tín dụng nửa đầu nâm nay cao hơn so với xu thế cùng kỳ năm ngoái, NHNN đã yêu cầu các TCTD kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; đồng thời khống chế dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán của các TCTD ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2007, các ngân hàng thương mại nhà nước đã khẩn trương thực hiện các công việc nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ. Theo dự kiến, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu long sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào khoảng tháng 7 - 8/2007; hoàn tất các thủ tục chuyển thành ngân hàng thương mại cổ phần, tổ chức đại hội cổ đông vào tháng 12/2007 và thực hiện niêm yết cổ phiếu vào tháng 1 - 2/2008. Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam sự kiến sẽ IPO vào tháng 10/2007.
Theo nhận định của ngân hàng nhà nước, trong 6 tháng cuối năm, khả năng lạm phát vẫn còn nhiều sức ép tăng do giá xăn dầu trong và ngoài nước đứng ở mức cao và có xu hướng tăng, giá lương thực, thực phẩm ít có khả năng giảm, giá vật tư, các nguyên liệu cơ bản có xu hướng tăng... Trên cơ sở dự báo lạm phát và tình hình kinh tế vĩ mô trong những tháng cuối năm 2007, Ngân hàng Nhà nước xác định các nhiệm vụ, giải pháp trong chương trình hoạt động ngân hàng 6 tháng cuối năm như: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý về hoạt động ngân hàng; điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt; kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, đảm bảo cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế và hiệu quả; tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và hoạt động cho vay, đầu tư kinh doanh chứng khoán; tập trung hoàn thiện các văn bản hướng dẫn nghị định 160/2006/NĐ - CP của chính phủ hướng dẫn thi hành pháp lệnh ngoại hối; đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu và nâng cao năng lực hoạt động, năng lực cạnh tranh của các TCTD.
Như vậy, có thể thấy, sau gần một năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, bức tranh về áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng gần như đã hiện rõ.
Thứ nhất, các ngân hàng nội địa đã tăng vốn điều lệ. Giải pháp này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm rủi ro, nâng cao tiềm lực tài chính. Theo dự báo của các chuyên gia, trong năm 2007, các ngân hàng TMCP có vốn điều lệ 1000 tỷ đồng sẽ chiếm trên 80% tổng số ngân hàng đang hoạt động. Bên cạnh giải pháp tăng vốn điều lệ, một số ngân hàng thương mại cổ phần trong năm 2006 đã được Ngân hàng nhà nước cho phép chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn sang ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. Tuy nhiên, giải pháp tăng vốn điều lệ không tránh khỏi tình trạng các ngân hàng tận dụng cơ hội để phát hành cổ phiếu ồ ạt. Việc này có thể không tốt nếu tỷ lệ an toàn vốn quá cao ( Được tính bằng tỉ lệ vốn điều lệ trên tổng tài sản).
Thứ hai, các NHTMCP đua nhau bán lại cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài.
Thứ ba, các ngân hàng nội địa liên tục tìm cách đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bằng cách hợp tác phát triển với các ngân hàng nước ngoài; Citibank kết hợp với NHTMCP Đông Á về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và chuyển kiều hối; hợp tác về liên kết thẻ giữa VNBC Việt Nam với China Union Pay, một liên kết thẻ lớn nhất và duy nhất của Trung quốc, các ngân hàng trong nước cũng đang nắm bắt nhu cầu của khách hàng để đưa ra các dịch vụ chuyển tiền nhanh. Ngân hàng ACB kết hợp với Western Union, Ngân hàng công thương cung cấp dịch vụ kiều hối qua máy rút tiền tự động và hợp tác với Wells-Fargo, Ngân hàng Đông Á với chương trình chuyển tiền kiều hối MoneyGram,v.v...
Thứ tư, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thành lập ngân hàng liên doanh và công ty tài chính liên doanh.
Thứ năm, một trong những yếu tố quan trọng nữa mà các ngân hàng nội địa đang cố gắng hành động là tăng cường đội ngũ thông qua cải thiện các chế độ lương thưởng, trợ cấp cho nhân viên để giữ chân nhân viên cũ và tìm kiếm những chuyên viên giỏi.
CHƯƠNG III
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC SAU KHI GIA NHẬP - GIẢI PHÁP TẬN DỤNG CƠ HỘI VƯỢT QUA THÁCH THỨC
I/ Cơ hội và thách thức đối với dịch vụ Việt Nam nói chung
Mở cửa thị trường dịch vụ là một trong những yêu cầu bắt buộc khi gia nhập WTO. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc mở cửa này một mặt tạo ra thách thức rất lớn đối với nhiều lĩnh vực mà khả năng cạnh tranh của chúng ta còn yếu kém. Nhưng mặt khác, buộc các ngành dịch vụ trong nước nâng cao chất lượng phục vụ với chi phí hợp lý hơn. Điều đó tất nhiên sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ người tiêu dùng Việt nam cũng như toàn bộ nền kinh tế. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu cũng được tăng lên, các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu như: Vận tải, chuyển phát nhanh, bảo hiểm, các chế độ hậu mãi,... sẽ phát triển và có chi phí hợp lý. Bên cạnh đó, việc mở cửa thị trường dịch vụ giúp tăng thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao nguồn lực và tạo ra những nhân tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Quá trình tự do hoá thị trường dịch vụ hiện nay cũng giúp các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam chúng ta tiếp cận tốt hơn với thị trường các nước thành viên. Đây là cơ hội rất lớn để chúng ta tăng xuất khẩu dịch vụ ở những lĩnh vực có tính cạnh tranh.
Nhìn chung, một năm sau khi gia nhập WTO, dịch vụ Việt Nam tuy có những bước đầu khởi sắc nhưng vẫn còn phải đối mặt với nhiều thử thách lớn. Mà cơ bản vẫn là sự cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ trên bình diện rộng hơn, sâu hơn không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả với thị trường trong nước. Chính khả năng cạnh tranh thấp xuất phát từ nhiều điểm còn yếu kém của dịch vụ Việt Nam đã đẩy chúng ta đứng trước những thách thức lớn hơn.
Tuy nhiên, cơ hội mà chúng ta cần tích cực nắm bắt lấy quả cũng không phải là ít. Trước hết chúng ta được tiếp cận với thị trường dịch vụ của tất cả các nước thành viên với mức thuế đã được cắt giảm và ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử. Bên cạnh đó, với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện hơn, góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
II/ Cơ hội và thách thức đối với dịch vụ viễn thông
1. Cơ hội và thách thức
Những thông tin đáng mừng như trên có thể cho thấy dịch vụ viễn thông Việt Nam chúng ta đang nỗ lực hòa mình vào guồng quay của quá trình toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với việc đảm bảo công bằng cho mọi người dân được tiếp cận và hưởng thụ các thành quả của CNTT và truyền thông và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Sau gia nhập WTO, ngành viễn thông Việt Nam có những cơ hội mới vô cùng to lớn đồng thời cũng đứng trước những thách thức mới không nhỏ.
Vậy sau gần 1 năm gia nhập WTO, dịch vụ viễn thông Việt Nam chúng ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức cụ thể nào?
1.1 Cơ hội
- Cơ hội để tiến hành đổi mới thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế quốc dân.
Tuy coi trọng phát huy nội lực nhưng Việt Nam vẫn cần quan tâm thích đáng đến đầu tư nước ngoài. Cũng như các cơ sở hạ tầng quốc dân khác, cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia đòi hỏi vốn đầu tư lớn và có thời gian thu hồi vốn dài. Việc phát triển nhanh mạnh cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước phát triển.
-Tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu kinh nghiệm quả lý tiên tiến, chuyển giao công nghệ hiện đại đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ cũng như môi trường kinh doanh viễn thông.
Như đã nói ở trên Viễn thông là một ngành có tốc độ thay đổi và phát triển công nghệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVKT072.doc