MỤC LỤC
Lời cảm ơn 1
Lời nói đầu 2
CHƯƠNG I: WTO VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH VỀ DỆT MAY 4
I- WTO 4
1- Lịch sử hình thành và phát triển 4
1.1- GATT - Tiền thân của WTO 4
1.2- Vòng đàm phán uruguay và sự ra đời của WTO 7
2- Mục tiêu, chức năng và nguyên tắc hoạt động của WTO 8
2.1- Mục tiêu của WTO 8
2.2- Chức năng của WTO 9
2.3- Cơ cấu hoạt động của WTO 9
2.4- Nguyên tắc hoạt động của WTO 10
II- CÁC HIỆP ĐỊNH CỦA WTO VỀ NGÀNH DỆT MAY 13
1- Hiệp định đa sợi (MFA) 13
1.1- Nội dung hiệp định 13
1.2- Tình hình thực hiện hiệp định 15
2- Hiệp định về hàng dệt may tại vòng đàm phán Uruguay (ATC) 16
2.1- Nội dung hiệp định 16
2.2- Ảnh hưởng của ATC đến buôn bán hàng dệt may. 20
III- THỊ TRƯỜNG HÀNG DỆT MAY THẾ GIỚI 22
1- Vai trò và đặc điểm của ngành hàng dệt may 22
1.1- Vai trò 23
1.2- Đặc điểm của buôn bán quốc tế hàng dệt may 23
CHƯƠNG 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM KHI THAM GIA WTO 25
I- QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ ĐỂ VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 25
1.- Tính tất yếu của việc gia nhập WTO 25
2- Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam 31
II- THỰC TRẠNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 37
1- Tình hình sản xuất của ngành dệt may Việt Nam. 37
1.1- Năng lực sản xuất 37
1.2- Thực trạng sản xuất của ngành 45
2- Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 46
2.1- Kim ngạch xuất khẩu 47
2.2- Chủng loại mặt hàng xuất khẩu 50
2.3- Thị trường xuất khẩu 51
2.4- Năng lực cạnh tranh xuất khẩu 61
III- CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM KHI THAM GIA WTO 65
1- Những cơ hội 65
1.1- Cơ hội chung cho toàn bộ nền kinh tế 65
1.2- Cơ hội riêng cho ngành dệt may 67
2- Những thách thức 69
2.1- Thách thức chung cho toàn bộ nền kinh tế 69
2.2- Thách thức riêng cho ngành dệt may 74
2.2.1- Những thách thức từ bên trong ngành dệt may 74
2.2.2- Thách thức mà hiệp đinh ATC mở ra đối với ngành dệt may 77
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ GIA NHẬP WTO 80
I- MỤC TIÊU VÀ QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN 2010 80
1- Triển vọng của ngành dệt may 80
2- Chiến lược phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 82
2.1- Chiến lược phát triển chung 82
2.2- Một số chỉ tiêu cụ thể 83
II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ GIA NHẬP WTO 84
1- Các chính sách vĩ mô từ phía Nhà nước 84
1.1- Chính sách về đầu tư phát triển 84
1.2- Chính sách về thị trường 86
1.3- Chính sách về nguyên liệu 87
1.4- Chính sách về phát triển sản phẩm 87
1.5- Chính sách phát triển khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ 88
1.6- Chính sách về tổ chức quản lý 89
1.7- Chính sách về lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 90
2- Một số giải pháp phát triển và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong giai đoạn chuẩn bị gia nhập WTO 91
2.1- Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu 91
2.2- Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 93
2.3- Thu hút vốn đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn vốn 94
2.4- Các giải pháp mở rộng thị trường 96
2.5- Nâng cao hiệu quả sản xuất gia công xuất khẩu, từng bước tạo tiền đề để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp. 98
2.6- Tăng dần tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp, giảm tỷ trọng gia công và xuất khẩu qua nước thứ ba 99
Kết luận 102
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2178 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt nam khi tham gia WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu trực tiếp và gia công xuất khẩu có tác dụng to lớn trong nâng cao khả năng xuất khẩu của ngành dệt may.
1.2.3- Cơ cấu sản phẩm
Trong những năm gần đây, sản phẩm dệt may đã dần được đa dạng hoá. Đầu tiên là khâu sản xuất sợi, tỷ trọng các mặt hàng Polyeste pha bông với nhiều tỷ lệ khác nhau 50/50, 65/35, 83/17 tăng nhanh, các loại sợi 100% polyeste cũng bắt đầu được sản xuất, các loại sản phẩm cotton/visco, cotton/ acrylic, wool/acrylic đã bắt đầu được đưa ra thị trường.
Về khâu dệt vải, nhiều mặt hàng dệt thoi mới, chất lượng cao bắt đầu được sản xuất. Đối với mặt hàng 100% sợi bông, các mặt hàng sợi đơn chải kỹ chỉ số cao phục vụ cho xuất khẩu, mặt hàng sợi bông dày được tăng cường công nghệ làm bóng, phòng co cơ học đã xuất khẩu được sang EU và Nhật Bản. Với mặt hàng sợi pha, mặt hàng katê đơn màu sợi 76,76 đơn hay sợi dọc 76/2, các loại vải dày như gabadin, kaki, simili, hàng tissus pha len, pha cotton và petex, pe/co/petex tuy sản lượng chưa cao nhưng đã bắt đầu được đưa vào sản xuất rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp. Đối với mặt hàng100% sợi tổng hợp, nhờ được trang bị thêm các hệ thống xe săn sợi với tốc độ săn cao, thiết bị comfit, thiết bị giảm trọng lượng đã tạo ra nhiều mặt hàng giả tơ tằm, giả len thích hợp với khí hậu nhiệt đới, bước đầu giành được uy tín trong và ngoài nước. Đối với mặt hàng dệt kim, 75 - 80% sản lượng hàng dệt kim từ sợi Pe/Co được xuất khẩu, tuy nhiên chủ yếu là các mặt hàng thuộc nhóm giá thấp và trung bình 2,5 - 3,5 USD/ sản phẩm, tỷ trọng các mặt hàng chất lượng cao còn thấp, chủ yếu vẫn phải nhập khẩu.
Cơ cấu các sản phẩm may công nghiệp đã có những thay đổi đáng kể, từ chỗ chỉ may được những loại quần áo bảo hộ lao động, quần áo thường ở nhà, đồng phục học sinh đến nay ngành may đã có những sản phẩm chất lượng cao từng bước đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu khó tính về quần áo thể thao, quần áo jean. Sản xuất phụ liệu may cũng đã có những tiến bộ nhất định cả về chủng loại và chất lượng. Những sản phẩm như chỉ khâu Tôtal Phong Phú, khoá kéo Nha Trang, mex Việt phát, bông tấm Việt Tiến, Minh Phụng, nút nhựa Việt Thuận đủ tiêu chuẩn cho khâu may xuất khẩu tuy sản lượng còn thấp.
Bên cạnh đó, do thiết bị chuyên dùng hiện đại còn ít, phải dùng nhiều thao tác thủ công nên năng suất của ngành may Việt Nam khá thấp so với các nước. Thêm vào đó, hệ số sử dụng năng lực thiết bị trong ngành dệt may rất thấp, chỉ đạt 40 - 60% năng lực thiết bị hiện có.
2- Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Trong xu thế chung của mậu dịch hàng dệt may thế giới, Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu hàng may mặc và một số sản phẩm dệt (hầu hết là hàng dệt kim) và nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.
2.1- Kim ngạch xuất khẩu
Ngành may công nghiệp của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể theo hướng sản xuất hàng xuất khẩu kể từ sau khi Hiệp định về hợp tác sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may giữa Chính phủ Việt Nam và Liên xô cũ được kí kết ngày 19/5/1987, nhưng chủ yếu vẫn là xuất sang các nước trong khối hội đồng tương trợ kinh tế. Vì vậy, trong những năm 1990 - 1991, do tác động của những thay đổi về chính trị, xã hội ở các nước này, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam bị suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam đã có những nỗ lực vượt bậc, vượt qua giai đoạn đặc biệt khó khăn này để bước vào giai đoạn phát triển mới từ năm 1992, từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ sau Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU kí ngày 15/12/1992 có hiệu lực từ 1/1/1993, dệt may trở thành nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu chỉ đứng thứ hai sau dầu thô. Số liệu trong bảng dưới đây là những thống kê mới nhất về tình hình xuất khẩu của các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2001, và dệt may đứng ở vị trí thứ hai.
Với tốc độ tăng trưởng bình quân là 43,5%/năm trong những năm 1991 - 1997 so với tốc độ tăng trưởng bình quân 27,5%/năm của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, kim ngạch xuất khẩu dệt may (XKDM) chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu
Bảng 11: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Năm
Xuất khẩu dệt may
Xuất khẩu cả nước
Kim ngạch
(triệuUSD)
Tốc độ tăng trưởng so với năm trước (%)
Kim ngạch
(triệuUSD)
Tốc độ tăng trưởng so với năm trước (%)
1991
158
-
2086
-
1992
221
139
2580
123
1193
335
151
2985
115
1994
554
165
3893
130
1995
847
152
5449
140
1996
1150
135
7256
133
1997
1502
130
9185
126
1998
1450
96,5
9361
102
1999
1747
120
11541
123
2000
1892
108
14454
125
2001
1975
104
15027
104
9/2002
1908
-
11907
-
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư.
So với tăng trưởng xuất khẩu cả nước thì xuất khẩu hàng dệt may có tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều, chứng tỏ dệt may là một ngành xuất khẩu vô cùng quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu theo ngành của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của dệt may liên tục tăng trong vòng một thập kỉ qua, trừ năm 1998 tốc độ tăng trưởng bị âm so với năm trước do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, tuy nhiên, sau đó tốc độ tăng trưởng phục hồi và tăng mạnh, năm 2002 có thể sẽ đạt mức tăng trưởng kỉ lục với kim ngạch xuất khẩu dệt may ước tính là 1650 triệu USD.
Tuy nhiên, hiện hàng dệt may Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do trang thiết bị lạc hậu, chủng loại hàng còn nghèo nàn, đặc biệt là yếu kém trong thu nhập và xử lý thông tin mặt hàng, bạn hàng. Việt Nam mới xuất khẩu được một số loại vải thô, vải cotton, dệt kim sang Nhật bản, Canada và EU với kim ngạch không đáng kể. Sản phẩm dệt xuất khẩu của Việt Nam tỏ ra chưa đạt được sự phát triển thích ứng với những đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã, chủng loại ngày càng cao của thị trường thế giới.
Hàng dệt Việt Nam cũng không đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho may xuất khẩu, Việt Nam chủ yếu phải nhập vải may gia công cũng như may xuất khẩu. Chỉ tính riêng giá trị vải nhập để sản xuất gia công hàng may mặc đã chiếm tới 50% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may chưa kể đến các loại phụ liệu may khác mà Việt Nam cũng phải nhập khẩu phần lớn từ các nước thuê gia công. Việc gia công cho nước ngoài không những có giá trị gia tăng thấp mà còn đặt ngành sản xuất dệt may vào thế không ổn định, phụ thuộc vào giá gia công và bị động vào nguồn cung cấp nguyên liệu.
Ta nhận thấy kim ngạch XKDM tăng đều trong thời gian vừa qua, trừ năm 1998, kim ngạch XKDM có giảm nhẹ, nhưng theo thống kê thì dệt may lại là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 1998, tại sao lại xảy ra hiện tượng này:
Kim ngạch XKDM giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Năm 1997, kim ngạch chỉ đạt 1,502 tỉ USD so với dự tính là 1,6 đến 1,7 tỉ USD, tình hình còn tồi tệ hơn nữa khi bước sang năm 1998, kim ngạch thậm chí đã giảm nhẹ, đạt 1,45 tỉ USD, giảm 3,5% so với năm trước. Có thể giải thích suy giảm đó bằng sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực: Thứ nhất, bởi vì đồng nội tệ ở nhiều nước trong khu vực mất giá khiến Việt Nam mất lợi thế về giá nhân công, các khách hàng thuê gia công đã chuyển hợp đồng sang các nước này để hưởng đơn giá thấp hơn. Thứ hai, do các doanh nghiệp Việt Nam phải giảm giá gia công cũng như giá xuất khẩu từ 20% đến 30% để cạnh tranh nên hiệu quả thực tế giảm mạnh. Thứ ba, như ta đã biết, 75% - 80% nguyên phụ liệu hàng may mặc cũng như nguyên liệu hàng dệt của Việt Nam là nhập khẩu, nên những bất ổn của nền kinh tế đã làm nguồn cung cấp nguyên liệu từ các nước trong khu vực như Hồng Kông, Đài loan rất không ổn định. Trị giá nhập khẩu nguyên liệu lại cao hơn do sự biến động tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng USD. Cuối cùng, do nhập khẩu từ các nước Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan - là những thị trường xuất khẩu không hạn ngạch chính của Việt Nam giảm mạnh.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 1998 chỉ đạt 1,450 tỉ USD, tuy nhiên trong bối cảnh chung, tất cả các ngành đều chịu ảnh hưởng suy thoái của kinh tế khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực dầu mỏ. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ toàn thế giới 1997 - 1998 đã ảnh hưởng làm giảm mạnh kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam, chính vì thế mà ngành dệt may Việt Nam lần đầu tiên vượt qua dầu thô vươn lên giữ vị trí đứng đầu trong danh sách các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.
Trong thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam, tuy có nhiều bước thăng trầm nhưng đã khẳng định vị trí quan trọng của mình, trong nhiều năm liền, dệt may luôn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai, mang lại nguồn ngoại tệ không nhỏ, mang lại công ăn việc làm... cho nền kinh tế quốc dân. Ta hãy đi sâu phân tích để nắm rõ hơn về tình hình xuất khẩu của ngành hàng không chỉ có ý nghĩa trong hiện tại mà còn trong cả tương lai này.
2.2- Chủng loại mặt hàng xuất khẩu
Mặt hàng xuất khẩu của dệt may Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng gia công đơn giản, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, không đòi hỏi các máy móc thiết bị rất hiện đại, sử dụng nhiều lao động. Tiêu biểu là các mặt hàng như: áo sơ mi, áo thun, áo jacket, quần áo bò... Xin đơn cử một ví dụ là mặt hàng áo sơ mi, một mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu khá.
Biểu đồ 13: Kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi đầu năm 2002 qua các tháng
Đơn vị: Triệu USD
Nguồn: Thông tin thương mại - 05/08/2002
Đối với thị trường Mỹ, các mặt hàng xuất khẩu khá đa dạng, nhiều nhất là áo thun, quần, áo jacket, áo sơ mi, áo khoác, quần bò... một số mặt hàng khác mặc dù kim ngạch còn khiêm tốn nhưng cũng cho thấy tiềm năng xuất khẩu sang Mỹ còn rất lớn như đồ lót nam nữ, quần áo vest, quần soóc, quần áo bò... Còn với thị trường EU, mặt hàng áo jacket vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tính đến 01/08/2002 thực hiện hạn ngạch mặt hàng này mới chỉ đạt trên 44%, vì vậy dự báo trong thời gian tới, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn sẽ tăng cao.
Bảng 14: Các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ và EU trong tháng 9/2002
Đơn vị: Nghìn USD
Tên hàng
Trị giá
Mỹ
EU
áo thun
19.503
2.299
áo jacket
15.556
26.170
Quần
15.128
2,218
áo sơ mi
5.676
6.789
Váy
1.933
398
áo khoác
1.805
3.279
áo nỉ
1.556
868
áo len
1.243
864
áo dệt kim
1.170
760
áo gió
1.100
431
Quần bò
1.163
82
Quần áo thể thao
938
1.134
Quần áo trẻ em
752
450
Găng tay
603
822
áo vest
591
479
Sợi
272
290
Đồ lót nam nữ
147
2.095
Nguồn: Thông tin thương mại - 8/10/2002
2.3- Thị trường xuất khẩu
Sản phẩm dệt may Việt Nam được xuất khẩu sang hai khu vực thị trường: đó là khu vực thị trường hạn ngạch và thị trường phi hạn ngạch:
2.3.1- Thị trường xuất khẩu hạn ngạch
Thị trường xuất khẩu hạn ngạch là các thị trường mà trong đó các nước nhập khẩu ấn định số lượng từng loại sản phẩm. Thị trường hạn ngạch của Việt Nam là các thị trường EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỹ, trong đó, các nước EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam.
Ngày 1-1-1993 hiệp định buôn bán dệt may có hiệu lực được bổ sung trao đổi ký tắt ngày 1-8-1995 giữa Chính phủ Việt Nam và EU, quy định những điều khoản về xuất khẩu hàng dệt may sản xuất tại Việt Nam sang EU. Chỉ trong năm 1993, Việt Nam đã xuất sang EU 249 triệu USD sản phẩm dệt may. Tiếp đến ngày 24 tháng 7 năm 1996 tại Brussel, Việt Nam và EU chính thức ký hiệp định buôn bán hàng dệt may và đã thực hiện khoảng 650 triệu USD tăng khoảng 30% so với năm trước, chiếm 76,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.
Ngày 7-11-1997, Việt Nam và EU đã ký hiệp định thương mại dệt may cho giai đoạn 1998-2000, hiệp định này bắt đầu có hiệu lực từ 1-1-1998 và có mức tăng trưởng 40% so với hiệp định trước. Hiệp định lần này có những bước tiến quan trọng đã giảm bớt các mặt hàng hạn chế hạn ngạch từ 54 xuống còn 29 loại hàng, trong đó có 13 loại hàng tăng từ 36% đến 116%. Khối lượng của 29 loại hàng này vẫn tương đương với 54 loại hàng của hiệp định trước. Đối với mỗi loại hàng có hạn ngạch mức xuất khẩu tăng từ 3% đến 5%. Ngày 11-10-2000 Việt Nam kí với EU hiệp định song phương về hàng dệt và giày dép theo đó EU sẽ tăng hạn ngạch dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này khoảng 20% kể từ năm 2001.
Bảng 15: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
sang thị trường EU
Năm
Kim ngạch xuất khẩu dệt may sang EU (triệu USD)
Tỷ lệ % trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may (triệu USD)
1993
250
74,6
1994
285
51,4
1995
350
41,2
1996
420
36,47
1997
450
33,36
1998
620
45,89
1999
730
41,78
2000
788
41,6
2001
607
30,8
9/2002
427,8
-
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU liên tục tăng với tốc độ chậm và ổn định. Tốc độ chậm và ổn định này là ảnh hưởng của hàng rào hạn ngạch đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam nhập khẩu vào EU. Điều đó cũng cho thấy rằng EU thực sự là một thị trường ổn định và rất tiềm năng. Một khi Việt Nam tham gia WTO, các rào cản hạn ngạch được dỡ bỏ, thì chắc chắn EU sẽ vượt qua Nhật Bản và trở thành thị trường nhập khẩu của hàng dệt may Việt Nam.
Ta cũng nhận thấy rằng, năm 2001, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) vào EU của mặt hàng dệt may giảm đáng kể, từ 788 triệu USD xuống còn 607 triệu USD về số tuyệt đối, (từ 41,6% xuống còn 30,6% so với năm 2000). Tuy nhiên, về tổng KNXK dệt may thì vẫn tăng gần 4,5%, điều đó cho thấy KNXK dệt may vào các thị trường khác tăng lên (con số này vào thị trường Nhật Bản là 33% năm 2000). Dự tính đến hết quý 4 năm 2002, tổng KNXK dệt may vào thị trường EU sẽ là 680 triệu USD, chiếm khoảng 35% tổng KNXK dệt may.
Biểu đồ 16: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU
6 tháng đầu năm 2002
Đơn vị: Triệu USD
Nguồn : Thông tin thương mại - 05/08/2002
Các nước EU nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam là Đức chiếm 40%-42%, Pháp: 13%-15%, Hà Lan: 10%-13%. Mặt hàng áo Jacket luôn chiếm vị trí chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU.
Với triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam-EU phát triển tốt đẹp, hàng dệt may Việt Nam chưa bị EU áp dụng các hạn chế nhập khẩu, cho nên trong giai đoạn từ 2000-2005, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU có thể đạt mức tăng trưởng bình quân 10%/năm, đạt kim ngạch 1190-1220 triệu USD năm 2005.
Sau 2005, khi chế độ hạn ngạch bị bãi bỏ, là khi mà các hạn chế về định lượng không còn, nhưng đó cũng là lúc mà Việt Nam sẽ không còn được hưởng các ưu đãi về thuế, đòi hỏi sản phẩm dệt may phải nâng cao khả năng cạnh tranh để duy trì vị trí trên thị trường. Bên cạnh đó, EU là một thị trường đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mốt. Thời trang là một trong những yếu tố quyết định để tiêu thụ được sản phẩm dệt may trên thị trường này. Xu hướng buôn bán nội khu vực giữa các nước EU và chiến lược đầu tư sản xuất sang các nước Đông Âu và nhập lại sản phẩm của các nước EU cũng là một khó khăn cho Việt Nam trong khả năng tăng xuất khẩu sang thị trường này. Vì vậy, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2005-2010 có thể giảm xuống, chỉ còn từ 6-7%/năm và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU ước đạt 1590-1620 triệu USD vào năm 2010.
2.3.2- Thị trường không hạn ngạch
Thị trường Nhật Bản
Nền kinh tế Nhật Bản trong nhiều năm liền là khách hàng và người tiêu dùng hàng hoá lớn nhất của Việt Nam. Năm 1999, Nhật Bản chiếm 15,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tức là 2,62 tỷ USD, thị trường này bỏ xa thị trường Singapore đứng ở vị trí thứ 2. Mặc dù hàng xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản tăng đều qua các năm, nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn là một bạn hàng nhỏ của cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Nhập khẩu từ Việt Nam của Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 0,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này, trong khi tỷ trọng của các nước cạnh tranh khác trong khu vực như Trung Quốc là 13,8%, Indonexia 4%, Malaisia 3,5%, Thái lan 2,9% và nhỏ như Philipin cũng có thị phần 1,7%. Bảng dưới đây cho thấy, từ năm 1996 đến hết tháng 9/2002, trừ năm 1998, thì Việt Nam luôn có thặng dư trong buôn bán song phương với đối tác thương mại truyền thống lớn nhất này:
Bảng 17: Thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản 1996 - 2002
Đơn vị: Triệu USD
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
9/2002
Xuất khẩu
1546,1
1675,2
1512,0
1786,3
2621,7
2510
1675
Nhập khẩu
1260,4
1509,0
1599,9
1617,3
2250,6
2215,3
1768,7
Cán cân thương mại
285,7
166,2
-87,9
168,0
371,1
294,7
-93,7
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Năm 2000 Nhật Bản không những là nước đứng đầu tiêu thụ hàng hoá của Việt Nam, chiếm 18% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, mà còn là nước nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất với 33% kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam.
Thị trường Nhật Bản là thị trường xuất khẩu không hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng rất nhanh, đặc biệt là từ năm 1994. Năm 1995 lại là năm đầu tiên Việt Nam lọt vào danh sách 10 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Nhật Bản.
Bảng 18: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản.
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
(triệu USD)
Tỷ lệ% trong tổng KNXK dệt may Việt Nam (%)
1991
41.8
26,4
1992
91.7
41,49
1993
134.5
40,15
1994
261.8
72,25
1995
352.3
41,6
1996
441.9
38,42
1997
501.6
33,39
1998
321
22,13
1999
478
27,4
2000
624,4
33,02
2001
447,7
22,67
9/2002
360,6
18,9
Nguồn: Bộ Thương mại
Kim ngạch xuất khẩu dệt may vào Nhật Bản trong 10 năm gần đây khá ổn định, trừ năm 1998, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực mà Nhật Bản là nước bị ảnh hưởng khá nặng nề đã làm cho khối lượng KNXK sang Nhật Bản giảm
Hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản không chỉ tăng mạnh về khối lượng mà còn đa dạng về chất lượng và chủng loại. Các loại áo khoác gió nam, quần áo cho người lái xe tải, áo sơ mi, quần âu là những mặt hàng may mặc chủ yếu của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản.
Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản năm 1998 bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực. Kinh tế Nhật Bản suy thoái kéo theo sức mua giảm, tồn kho cao và sự mất giá của đồng Yên Nhật làm tăng giá thành nhập khẩu đã buộc nhiều công ty Nhật Bản cắt giảm nhập khẩu nói chung và hàng dệt may Việt Nam nói riêng, ước tính, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản năm 1998 bị giảm trên 180 triệu USD (từ 501,6 triệu USD năm 1997 xuống còn 321 triệu USD năm 1998). Tuy nhiên nền kinh tế Nhật cũng phục hồi nhanh chóng, tương đương với tăng trở lại của kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản, và đến năm 2000 thì đạt được mức kim ngạch kỉ lục: 624,4 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay. 9 tháng đầu năm 2002, mức xuất khẩu sang Nhật Bản cũng rất cao: 360,6 triệu USD, tăng xấp xỉ 10% so với cùng kì năm ngoái.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản gặp một thuận lợi đáng kể là được hưởng thuế ưu đãi theo GSP (General System Preference- Hệ thống ưu đãi phổ cập) của Nhật nhưng cũng còn nhiều khó khăn: thứ nhất là cạnh tranh với hàng dệt may của Trung Quốc, thứ hai là hàng dệt may của các nước ASEAN đang trở nên có sức cạnh tranh hơn sản phẩm Việt Nam về giá cả. Do đó, khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam ngày càng trở nên khó khăn hơn trên thị trường Nhật Bản. Hơn nữa, Nhật Bản là thị trường đòi hỏi rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, về nguyên phụ liệu cũng như quy trình sản xuất, bao gói, nhãn mác theo tiêu chuẩn JIT (Just In Time) mà hiện nay ở Việt Nam lại không có nhiều doanh nghiệp may có thể đáp ứng.
Một khó khăn có thể nảy sinh trong thời gian tới là các doanh nghiệp Nhật Bản đang yêu cầu Chính phủ Nhật áp đặt hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Đây là điểm cần lưu ý để tránh đầu tư quá lớn cho các sản phẩm xuất sang Nhật như tình trạng đầu tư cho sản xuất áo Jacket xuất sang EU những năm trước. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản trong giai đoạn 2001-2005 vẫn có thể duy trì mức tăng trưởng cao, bình quân 10-12%/năm và đạt kim ngạch từ 670-700 triệu USD năm 2005. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2005-2010 sẽ khó có thể cao như vậy trong điều kiện tự do cạnh tranh sau năm 2005 và dự báo chỉ đạt 7-8%/năm, đưa kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật lên 880-900 triệu USD năm 2010.
Thị trường Mỹ
Mỹ đang trở thành một thị trường ngày càng quan trọng đối với dệt may Việt Nam. Tuy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ chưa phải là lớn nhất, nhưng một điều dễ dàng nhận thấy là kim ngạch xuất sang Mỹ tăng nhanh trong thời gian gần đây. Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Mỹ liên tiếp tăng trong vòng gần một thập kỷ qua, năm 200, kim ngạch XKDM sang Mỹ sẽ tăng mạnh và đạt mức cao nhất từ trước tới nay.
Bảng 19: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của
Việt Nam sang thị trường Mỹ
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
1994
26,6
1995
167,8
1996
236
1997
264
1998
264
1999
2000
2001
474
9/2002
562
Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư
Trên thị trường Mỹ, hàng dệt may của ta chưa bị hạn chế bởi hệ thống hạn ngạch, nhưng lại vấp phải một loạt các quy định khắt khe về chất lượng, về thương hiệu, về vấn đề an toàn lao động và môi trường, về vấn đề mà Mỹ gọi là "luật chống phá giá"... Đó là một hình thức bảo hộ thị trường của Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng cần nghiên cứu và tìm hiểu rõ để hạn chế những khó khăn gặp phải trên thị trường lớn, đầy tiềm năng, nhưng cũng rất khó tính này.
Khó khăn lớn nhất của Việt Nam trong xuất khẩu sang Mỹ là phải chịu thuế suất cao khi hai nước chưa ký kết được hiệp định thương mại. Do đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng chưa được hưởng MFN. Thị trường Mỹ cũng đòi hỏi phải đáp ứng các qui định chặt chẽ về sản phẩm theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, tuân thủ các qui định theo luật thương mại Mỹ về thủ tục xuất nhập khẩu, về nhãn hiệu hàng hoá và xuất xứ sản phẩm cũng như qui định khắt khe về thời hạn giao hàng. Xu hướng tăng buôn bán nội khu vực với các nước được hưởng ưu đãi NAFTA của Mỹ trong những năm gần đây cũng gây nhiều khó khăn cho các nước xuất khẩu hàng dệt may châu á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ có thể chậm lại do xu hướng buôn bán nội khu vực của Mỹ tăng lên, cũng như việc Trung Quốc được công nhận chính thức là thành viên của WTO, tạo ra những lợi thế trong xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ dự báo sẽ chỉ tăng với tốc độ từ 9-10%/năm và đạt kim ngạch khoảng 450 triệu USD vào năm 2010.
Trong 9 tháng đầu năm 2002, xuất khẩu dệt may vào Mỹ tăng rất mạnh, đạt 562 triệu USD, tăng 158,1% so với cùng kì năm ngoái, liên tiếp dẫn đầu trong số các thị trường nhập khẩu hàng dệt may của ta. Dưới đây là những con số mới nhất về tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2002
Biểu đồ 20: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ
6 tháng đầu năm 2002
Đơn vị: Triệu USD
Nguồn: Thông tin thương mại - 05/08/2002
Về mặt hàng, xuất khẩu áo thun vẫn tăng khá, tháng sau tăng nhanh hơn tháng trước. Đáng chú ý xuất khẩu một số mặt hàng tăng khá mạnh như quần áo, áo jacket, áo sơmi, váy, áo khoác, quần bò... Một số mặt hàng mặc dù kim ngạch còn khiêm tốn nhưng cũng cho thấy tiềm năng xuất khẩu sang Mỹ còn rất lớn như đồ lót nam nữ, quần áo vest, quần soóc, quần áo bò...
Thị trường SNG và Đông Âu
Trong những năm gần đây, xuất khẩu sang các thị trường truyền thống ở SNG và Đông Âu đã được khôi phục. Cộng hoà liên bang Nga đã trở thành một trong 10 nước nhập khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu là 59,3 triệu USD năm 1998 và 44,8 triệu USD năm 2001
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang khôi phục lại thị trường các nước Đông Âu, chủ yếu là phương thức hàng đổi hàng với trị giá kim ngạch khoảng 150 triệu USD/năm.
Bảng 21: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
sang thị trường liên bang Nga
Đơn vị: triệu USD
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
1992
58,94
1993
38,39
1994
48,77
1995
44,69
1996
45,83
1997
46,4
1998
59,53
1999
43,25
2000
46,42
2001
44,76
9/2002
42,71
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục hải quan
Thị trường các nước trong khu vực
Hàng năm, ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu một lượng sản phẩm lớn sang các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Đài loan, Hồng Kông, Singapore... tuy nhiên, các nước trên lại không đơn thuần là thị trường tiêu thụ mà là nước nhập khẩu hoặc thuê Việt Nam gia công để tái xuất khẩu sang các nước thứ ba. Ước tính, có khoảng 70% hạn ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU phải xuất khẩu qua các nước này. Suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã làm cho số lượng và trị giá các hợp đồng thuê gia công hàng dệt may của các nước này với doanh nghiệp Việt Nam giảm mạnh trong năm 1998, tuy vậy tình hình đã khả quan hơn trong năm 1999, và đạt mức cao trong năm 2000. Bảng dưới đây cho thấy tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các nước Châu á nói chung và các nước trong khu vực Đông Nam á nói riêng:
Bảng 22: Kim ngạch xuất khẩu dệt may sang
các nước Châu á và khu vực
Đơn vị: triệu USD
Nước
KNXK dệt may
2001
9 tháng đầu 2002
Nhật Bản
591,501
360,642
Đài Loan
292,179
166,712
Hàn Quốc
104,054
68,962
Hồng Kông
43,045
23,556
Trung Q