Ngân hàng thương mại có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận, thu hồi các khoản nợ phải thu đến hạn trước khi cổ phần hóa. Đến thời điểm xác định giá trị ngân hàng còn tồn đọng nợ phải thu khó đòi thì xử lí theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lí nợ tồn đọng. Mặt khác, ngân hàng cũng có trách nhiệm bàn giao các khoản công nợ không có khả năng thu hồi đã loại ra khỏi giá trị ngân hàng cổ phần hóa (kèm theo hồ sơ, các tài liệu liên quan) cho Công ty Mua bán nợ và tài sản của ngân hàng.
Còn đối với các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ như: tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền công phải đối chiếu hợp đồng, khối lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp để tính vào giá trị ngân hàng cổ phần hóa.
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước – thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ như: tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền công phải đối chiếu hợp đồng, khối lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp để tính vào giá trị ngân hàng cổ phần hóa.
Các khoản nợ phải trả ở đây bao gồm nợ phải trả cho các tổ chức cá nhân và nợ thuế, các khoản khác phải nộp vào ngân sách nhà nước. Đối với nợ của các tổ chức cá nhân, ngân hàng phải huy động các nguồn vốn hợp pháp để thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả trước khi cổ phần hóa hoặc thỏa thuận với các chủ nợ để xử lí hoặc chuyển thành vốn góp cổ phần. Ngoài ra, ngân hàng còn phải nộp thuế và các khoản ngân sách nhà nước trước khi chuyển đổi, nếu không thì ngân hàng sau khi cổ phần phải chịu trách nhiệm kế thừa toàn bộ. Và trong quá trình cổ phần hóa, nếu ngân hàng có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn do kinh doanh thua lỗ thì xử lí theo quy định hiện hành của nhà nước về xử lí nợ tồn đọng.
Thứ tư là xử lí các khoản dự phòng, lỗ hoặc lãi. Các khoản dự phòng khác nhau sẽ được xử lí theo phương thức khác nhau. Những khoản dự phòng về giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứng khoán, chênh lệch tỉ giá được sử dụng để bù đắp các tổn thất theo quy định hiện hành, nếu còn thì hạch toán tăng vốn nhà nước; Ngân hàng có trách nhiệm trích đầy đủ khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm và sử dụng để trợ cấp cho lao động dôi dư trong quá trình cổ phần hóa. Nếu đến thời điểm chính thức chuyển thành ngân hàng cổ phần mà vẫn còn thì xử lí theo hướng hạch toán tăng vốn nhà nước; Quỹ dự phòng rủi ro, dự phòng nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, sau khi bù đắp các tổn thất theo quy định được phép để lại nhưng phải tính vào giá khởi điểm khi phát hành cổ phần lần đầu; Quỹ dự phòng tài chính (nếu có), bù đắp các khoản tài sản tổn thất, nợ không thu hồi được sau khi đã xử lí bồi thường trách nhiệm cá nhân gây ra (nếu có), số còn lại được tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại ngân hàng sau khi đã cổ phần hóa.
Các khoản lãi phát sinh để bù lỗ năm trước (nếu có) theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, bù đắp các khoản tổn thất về tài sản không cần dùng, chờ thanh lí, giảm giá tài sản, nợ không có khả năng thu hồi, số còn lại phân phối theo quy định pháp luật hiện hành trước khi xác định giá trị ngân hàng.
Các khoản lỗ tính đến thời điểm xác định giá trị ngân hàng cổ phần hóa, sau khi đã xử lí mà vẫn lỗ, không còn vốn nhà nước thì ngân hàng tiến hành phối hợp với các ngân hàng thương mại nhà nước khác xóa nợ lãi vay theo quy định hiện hành của nhà nước về xử lí nợ tồn đọng.
Ngoài ra, ngân hàng thương mại nhà nước còn phải xử lí một số khoản tài chính khác. Đó là vốn đầu tư dài hạn vào các doanh nghiệp khác, nguồn vốn này sẽ được ngân hàng sau cổ phần kế thừa hoặc nếu không thì chuyển giao cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khác làm đối tác. Số dư của Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi được chia cho người lao động đang làm việc tại ngân hàng ở thời điểm xác định giá trị của ngân hàng, còn số dư của Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại ngân hàng nếu còn sẽ được hạch toán tăng vốn nhà nước tại ngân hàng.
2.1.2. Xác định giá trị ngân hàng để chuẩn bị cho việc cổ phần hóa
Xác định giá trị của doanh nghiệp vốn là vấn đề rất phức tạp khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Do những đặc thù của mình mà việc xác định giá trị ngân hàng thương mại nhà nước khó khăn hơn nhiều so với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác. Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì việc xác định giá trị của ngân hàng thương mại nhà nước khi tiến hành cổ phần hóa được thực hiện như sau:
Thứ nhất, ngân hàng thương mại nhà nước phải tiến hành lựa chọn để thuê các tổ chức có chức năng định giá như: các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, tổ chức thẩm định giá, ngân hàng đầu tư trong nước và ngoài nước có chức năng định giá (gọi tắt là các tổ chức tư vấn định giá) thực hiện tư vấn xác định giá trị cho ngân hàng.
Cơ quan quyết định cổ phần hóa lựa chọn tổ chức tư vấn định giá thuộc danh sách do Bộ Tài Chính công bố (Các tổ chức định giá ở đây phải đáp ứng đủ các điều kiện do Bộ Tài Chính quy định). Trường hợp có từ 02 tổ chức tư vấn định giá đăng kí tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn định giá trở lên thì phải tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện tư vấn định giá theo quy định hiện hành.
Tổ chức tư vấn định giá được lựa chọn các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp thích hợp để định giá, bảo đảm các nguyên tắc pháp luật quy định và phải hoàn thành theo đúng thời hạn, đúng các cam kết trong hợp đồng đã kí. Ngân hàng cổ phần hóa có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến ngân hàng để tổ chức tư vấn định giá sử dụng trong quá trình định giá.
Tổ chức tư vấn định giá phải chịu trách nhiệm về kết quả xác định giá trị ngân hàng. Nếu kết quả xác định giá trị ngân hàng không đảm bảo đúng quy định của Nhà nước thì cơ quan quyết định cổ phần hóa được phép từ chối không thanh toán phí thực hiện dịch vụ; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải bồi thường và bị loại ra khỏi danh sách của các tổ chức đủ điều kiện tham gia tư vấn định giá.
Thứ hai, về phương pháp xác định giá trị ngân hàng. Hiện pháp luật quy định các phương thức xác định giá trị ngân hàng như sau: Phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu và các phương pháp khác. Giá trị ngân hàng được xác định trong trường hợp nào cũng không được thấp hơn giá trị ngân hàng trong trường hợp xác định theo phương pháp tài sản. Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai sau đó chiết khấu về thời điểm cổ phần hóa với lãi suất chiết khấu hợp lí. Ngoài ra, ngân hàng có thể sử dụng các phương pháp khác theo thông lệ quốc tế để xác định giá trị doanh nghiệp.
2.2. Giai đoạn tiến hành cổ phần hóa
Sau khi đã thực hiện xong các công việc trong giai đoạn chuẩn bị cổ phần hóa. Ngân hàng thương mại nhà nước chính thức bước vào giai đoạn tiến hành cổ phần hóa. ở giai đoạn này, pháp luật quy định các ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện các bước để xác định vốn điều lệ, cơ cấu cổ phần và tiến hành chào bán cổ phần lần đầu ra thị trường. Bên cạnh đó, ngân hàng còn phải tuân thủ các quy định về quản lí và sử dụng số tiền thu về từ cổ phần hóa và ra mắt ngân hàng cổ phần cũng như thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa.
2.2.1. Xác định vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần
Căn cứ vào kết quả công bố giá trị phần vốn nhà nước tại ngân hàng và kế hoạch kinh doanh của các năm sau khi chuyển thành ngân hàng cổ phần mà cơ quan quyết định cổ phần hóa sẽ quyết định quy mô và cơ cấu vốn điều lệ. Trong trường hợp hình thức cổ phần hóa là bán bớt vốn nhà nước tại ngân hàng thì vốn điều lệ được xác định không thấp hơn giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Còn trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu thì vốn điều lệ được xác định bằng giá trị thực tế của phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và giá trị cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá cổ phiếu.
Trên cơ sở vốn điều lệ đã được xác định, cơ quan quyết định cổ phần hóa quyết định cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu, bao gồm: Cổ phần do Nhà nước nắm giữ, cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư khác, cổ phần bán cho tổ chức công đoàn tại ngân hàng cổ phần hóa và cổ phần ưu đãi cho người lao động tại ngân hàng.
Tỉ lệ số cổ phần do Nhà nước nắm giữ được thực hiện theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ công bố trong từng thời kì. Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp mà Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối. Tỉ lệ vốn Nhà nước có thể giảm dần qua nhiều giai đoạn nhưng không thấp hơn 51% vốn điều lệ của ngân hàng.
Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và các nhà đầu tư khác không thấp hơn 25% vốn điều lệ, ngoại trừ trường hợp cơ quan quyết định cổ phần hóa xem xét, quyết định điều chỉnh quy mô vốn điều lệ để giảm cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và các nhà đầu tư thông thường khác thì mức cổ phần tối thiểu bán cho các nhà đầu tư đó không thấp hơn 20% vốn điều lệ. Tỉ lệ số cổ phần bán cho các nhà đầu tư cụ thể sẽ do Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định. ở đây, có phân biệt rõ rệt giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Các nhà đầu tư nước ngoài khi mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam phải tuân thủ các quy định tại Nghị Định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/04/2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phần tại ngân hàng thương mại Việt Nam thì phải tuân thủ nguyên tắc sở hữu cổ phần là: Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan với các nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam; Một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam; Một tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan không sở hữu quá 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam; Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan không sở hữu quá 15% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam, trong trường hợp đặc biệt thì Thủ tướng Chính phủ có thể căn cứ vào đề nghị của Ngân hàng Nhà nước để quyết định tăng mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài lên nhưng không được quá 20% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.
Cổ phần bán cho tổ chức công đoàn tại ngân hàng cổ phần hóa không được vượt quá 3% vốn điều lệ. Số cổ phần này do Tổ chức Công đoàn nắm giữ nhưng không được chuyển nhượng. Bộ Tài Chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc sử dụng nguồn quỹ hợp pháp để mua cổ phần trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi người lao động tại ngân hàng.
Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong ngân hàng được xử lí như sau: người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của ngân hàng tại thời điểm công bố giá trị ngân hàng cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá đấu thành công bình quân khi chào bán cổ phần lần đầu. Trong trường hợp số lượng cổ phần ưu đãi bán cho người lao động trong ngân hàng lớn hơn số lượng cổ phần dự kiến phát hành còn lại thì Thủ tướng Chính Phủ sẽ quyết định xem xét điều chỉnh quy mô vốn điều lệ để tăng số lượng hợp lí cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong ngân hàng. ở đây, có một vấn đề đó là hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về giá trị của một cổ phần cho nên con số 100 trở nên không có ý nghĩa gì. Nhà nước mong muốn cho người lao động nhận được những ưu đãi xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra nhưng nó lại phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị của một cổ phần. Lợi ích mà người lao động nhận được ở đây có thể sẽ cao hoặc thấp hơn lợi ích mà họ xứng đáng được hưởng trong trường hợp giá cổ phiếu cao hoặc thấp. Mặt khác, quy định này cho thấy điều bất hợp lí ở chỗ lượng cổ phần chào bán ra đã không được quyết định bởi quy luật cung cầu của thị trường mà thay vào đó là số lượng người lao động. Điều đó ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới giá trị thực tế của cổ phần ngân hàng thương mại Nhà nước. Thiết nghĩ, ở đây quy định của pháp luật nên linh hoạt hơn theo hướng giảm số cổ phần bán cho một người lao động. Điều này sẽ giúp hạn chế khả năng số lượng cổ phần ưu đãi bán cho người lao động lớn hơn số cổ phần dự kiến phát hành còn lại và Nhà nước sẽ không phải xem xét điều chỉnh quy mô vốn điều lệ của ngân hàng để tăng số lượng hợp lí cổ phần bán ưu đãi cho người lao động.
2.2.2. Bán cổ phần lần đầu ra thị trường
Trước khi chào bán cổ phần lần đầu ra thị trường, ngân hàng thương mại nhà nước phải công bố thông tin rộng rãi. Cụ thể là trước khi chào bán cổ phần lần đầu tối thiểu 20 ngày, Ban chỉ đạo cổ phần hóa ngân hàng phải tiến hành công bố thông tin tại ngân hàng, tại nơi bán đấu giá cổ phần và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các thông tin công bố bao gồm: Thông tin về ngân hàng cổ phần hóa (bao gồm cả kết quả xác định giá trị ngân hàng); Nội dung cơ bản của phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt; Các thông tin có liên quan đến việc chào bán cổ phần (bao gồm cả các thông tin về việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược); Dự thảo Điều lệ của ngân hàng cổ phần. Nội dung cụ thể của việc công bố thông tin sẽ do Bộ Tài chính quy định cụ thể. ở đây, quy định thời hạn công bố thông tin như vậy chưa hẳn đã là hợp lí. Khoảng thời gian tối thiểu 20 ngày dành cho ngân hàng công bố thông tin có thể nói là rất ít. Việc công bố thông tin là nhằm mục đích quảng bá cho công chúng, các nhà đầu tư biết được kế hoạch cổ phần hóa để từ đó xem xét có tham gia vào quá trình này hay không. Sau thời hạn này, ngân hàng phải tiến hành bán cổ phần lần đầu ra thị trường và như vậy liệu các nhà đầu tư đã có đủ thời gian để cân nhắc một cách đúng đắn việc có nên đầu tư hay không? Trong khi đó, bản thân ngân hàng cũng phải chịu sức ép về mặt thời gian và liệu chất lượng thông tin được công bố có được đảm bảo hay không? Mặc dù luật quy định đó là khoảng thời gian tối thiểu nhưng thiết nghĩ nên kéo dài khoảng thời gian đó ra nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện tốt việc công bố thông tin cũng như các nhà đầu tư có thể xử lí thông tin tốt hơn.
Việc bán cổ phần lần đầu ra thị trường của ngân hàng thương mại có thể diễn ra bằng nhiều phương thức khác nhau và giá bán cổ phần cũng được xác định khác nhau tùy và từng phương thức. Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì có ba phương thức chào bán cổ phần lần đầu: Đấu giá, bảo lãnh phát hành và thỏa thuận trực tiếp.
Phương thức thứ nhất là phương thức đấu giá. Nó được áp dụng trong trường hợp bán đấu gía ra công chúng mà không có sự phân biệt nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài. Việc tổ chức đấu giá công khai cổ phần của ngân hàng được thực hiện tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Cơ quan quyết định cổ phần hóa quyết định việc lựa chọn Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán hoặc thuê tổ chức tài chính trung gian để thực hiện đấu giá; Đăng kí kế hoạch đấu giá với Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để quyết định kế hoạch đấu giá trên thị trường chứng khoán. Khi thực hiện bán cổ phần theo phương thức này thì giá bán được xác định là giá đấu thành công của từng nhà đầu tư. Theo đó, các nhà đầu tư trúng thầu ở mức nào thì mua cổ phần ở mức giá đó. Trình tự tổ chức đấu giá bán cổ phần lần đầu cụ thể do Bộ Tài chính quy định. Khi tiến hành đấu giá, nếu nhà đầu tư trúng thầu mà từ chối mua cổ phần thì sẽ bị mất số tiền đặt cọc tương ứng với số cổ phần từ chối mua. Số cổ phần bị từ chối mua đó nếu nhỏ hơn 30% tổng số cổ phần chào bán thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa ngân hàng xem xét và quyết định bán tiếp cho các nhà đầu tư đã tham dự đấu giá có nhu cầu mua tiếp, nếu lớn hơn 30% tổng số cổ phần chào bán thì Ban chỉ đạo tổ chức đấu giá bán tiếp.
Phương thức thứ hai là phương thức bảo lãnh phát hành. Phương thức này được áp dụng trong trường hợp bán cổ phần lần đầu cho một số lượng nhà đầu tư nhất định theo những điều kiện cam kết nhất định sau khi đã tổ chức bán đấu giá công khai. Nó đòi hỏi phải có một tổ chức đứng ra bảo lãnh cho việc phát hành cổ phiếu của ngân hàng thương mại nhà nước. Tổ chức đó phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện: Có chức năng bảo lãnh phát hành cổ phiếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép; Cam kết bán hết số cổ phần nhận bảo lãnh và nếu không bán hết thì phải có trách nhiệm mua hết số cổ phần còn lại theo giá bảo lãnh. Theo phương thức này, giá bán cổ phần được xác định theo kết quả thương thảo giữa Ban Chỉ đạo cổ phần hóa ngân hàng với tổ chức bảo lãnh phát hành và không thấp hơn giá đấu thành công bình quân cổ phần.
Phương thức thứ ba là phương thức thỏa thuận trực tiếp. Nó áp dụng trong hai trường hợp là bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược sau khi đã thực hiện đấu giá ra công chúng và bán cho các nhà đầu tư đã tham dự đấu giá có nhu cầu mua tiếp số lượng cổ phần do các nhà đầu tư khác đã từ chối mua. Trong hai trường hợp đó, cách thức bán cổ phần cũng diễn ra khác nhau. Việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược phải có sự thương thảo giữa Ban chỉ đạo cổ phần hóa ngân hàng và các nhà đầu tư chiến lược để từ đó xác định giá bán của cổ phần. Còn bán cho các nhà đầu tư đã tham dự đấu giá có nhu cầu mua tiếp cổ phần thì thực hiện đấu giá công khai.
Sau khi đã thực hiện bán cổ phần lần đầu theo các phương thức trên, nếu số lượng cổ phần vẫn chưa được bán hết thì ngân hàng phải xử lí chúng. Nếu số lượng cổ phần còn lại dưới 50% số lượng cổ phần chào bán (trừ số lượng cổ phần được bảo lãnh phát hành) thì điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ (tăng phần vốn nhà nước góp tại ngân hàng) để chuyển ngân hàng thành ngân hàng cổ phần. Nếu còn lại từ 50% số lượng cổ phần chào bán trở lên (trừ số lượng cổ phần được phát hành) thì Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh giá khởi điểm( tối đa bằng mệnh giá cổ phần) và tổ chức bán đấu giá số cổ phần còn lại. Trong trường hợp đã điều chỉnh giá khởi điểm bằng mệnh giá cổ phần mà vẫn không bán hết thì lúc đó Thủ tướng Chính phủ sẽ điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ để chuyển ngân hàng thành ngân hàng cổ phần.
Thời hạn để hoàn thành việc bán cổ phần lần đầu nói trên tối đa là 03 tháng.
2.2.3. Quản lí và sử dụng số tiền thu từ cổ phần hóa, ra mắt ngân hàng cổ phần
Tùy thuộc vào hình thức cổ phần hóa mà cách xử lí số tiền thu được từ cổ phần hóa được xử lí theo nhiều cách khác nhau.
Trong trường hợp hình thức cổ phần hóa là bán phần vốn nhà nước tại ngân hàng thì số tiền thu được từ cổ phần hóa được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa và chi phí giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa ngân hàng theo chế độ nhà nước quy định và quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Nếu sau khi đã giải quyết như trên mà vẫn còn thừa thì phải nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp của ngân hàng. Còn nếu số tiền thu được từ cổ phần hóa không đủ để giải quyết chính sách cho người lao động dôi dư thì sẽ được bổ sung từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại ngân hàng.
Trong trường hợp hình thức cổ phần hóa là phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ thì số tiền thu được từ cổ phần hóa để lại ngân hàng phần giá trị tương ứng với số cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá; phần thặng dư vốn (chênh lệch giữa tiền thu từ cổ phần hóa và tổng mệnh giá cổ phần phát hành thêm) được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa và giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư. Nếu thiếu thì được bổ sung từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại ngân hàng. Nếu thừa để lại cho ngân hàng cổ phần theo tỉ lệ tương ứng cổ phần phát hành thêm trong cơ cấu vốn điều lệ, phần còn lại nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc quản lí và sử dụng số tiền để lại cho ngân hàng cổ phần.
Trong trường hợp hình thức cổ phần hóa là bán bớt phần vốn nhà nước kết hợp phát hành thêm cổ phiếu thì số tiền thu được từ cổ phần hóa để lại ngân hàng phần giá trị tương ứng với số cổ phần phát hành thêm theo mệnh giá; Phần thặng dư vốn được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa và giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư. Nếu thiếu được bổ sung từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại ngân hàng. Phần còn lại (nếu có) được nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp.
Các khoản thu từ cổ phần hóa được sử dụng để giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư tại ngân hàng cổ phần hóa được xác định là nguồn thu của Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại nhà nước là quỹ được thành lập để hỗ trợ cho các thành viên, các bộ phận ngân hàng thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu; giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư và xử lí các vấn đề tài chính theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, quỹ này còn dùng để bổ sung vốn điều lệ theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền và đầu tư phát triển ngân hàng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài chính quy định cơ chế quản lí và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp ở đây, kiểm tra và giám sát việc quản lí và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa để hỗ trợ sắp xếp ngân hàng và đầu tư phát triển ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Sau khi kết thúc việc chào bán cổ phần lần đầu ra thị trường, ngân hàng thương mại nhà nước chính thức chuyển thành ngân hàng thương mại cổ phần và tiến hành các thủ tục để ra mắt ngân hàng mới. Đó là thực hiện thông qua Điều lệ của ngân hàng cổ phần, tổ chức Đại hội đồng cổ đông và đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều lệ của ngân hàng cổ phần do Ban Chỉ đạo cổ phần hóa ngân hàng dự thảo và công bố cho các nhà đầu tư trước khi bán cổ phần. Điều lệ ngân hàng cổ phần được Đại hội đồng cổ đông lần đầu thông qua khi được ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của các nhà đầu tư góp vốn mua cổ phần dự họp chấp thuận.
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày hoàn thành việc bán cổ phần, ngân hàng phải tiến hành Đại hội đồng cổ đông lần đầu để chuyển ngân hàng thương mại nhà nước thành ngân hàng cổ phần và đăng kí kinh doanh.
Hồ sơ đăng kí kinh doanh phải bao gồm cả quyết định chuyển thành ngân hàng cổ phần của cơ quan quyết định cổ phần hóa; Điều lệ ngân hàng cổ phần có chữ kí của người đại diện theo pháp luật của ngân hàng cổ phần.
Trong thời hạn tối đa là 15 ngày làm việc, sau khi đã nhận được báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển thành ngân hàng cổ phần, cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị ngân hàng phối hợp với cơ quan tài chính thực hiện kiểm tra, xử lí tài chính ở thời điểm chính thức chuyển thành ngân hàng cổ phần; xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại ngân hàng, tổ chức bàn giao giữa ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng cổ phần; gửi kết quả xác định lại giá trị ngân hàng cho Bộ Tài chính.
2.2.4. Chính sách đối với người lao động trong ngân hàng khi cổ phần hóa
Khi ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện cổ phần hóa, người lao động tại ngân hàng được hưởng một số chính sách ưu đãi nhất định.
Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của ngân hàng tại thời điểm công bố giá trị ngân hàng cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá đấu thành công bình quân khi ngân hàng chào bán cổ phần lần đầu.
Bên cạnh đó, người lao động được chia số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi (bao gồm cả giá trị tài sản dùng trong sản xuất, kinh doanh đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi) để mua cổ phần.
Hơn nữa, người lao động được tiếp tục tham gia và hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo chế độ hiện hành nếu chuyển sang làm việc tại ngân hàng cổ phần mới.
Không chỉ vậy, được hưởng chế độ hưu trí và các quyền lợi theo chế độ hiện hành nếu đã có đủ điều kiện tại thời điểm công bố giá trị ngân hàng.
Cuối cùng, người lao động nếu bị mất việc, thôi việc tại thời điểm công bố giá trị ngân hàng thì được thanh toán trợ cấp mất việc, thôi việc theo quy định của pháp luật.
2.3. Chính sách đối với ngân hàng sau khi cổ phần hóa
Sau khi cổ phần hóa thành công, ngân hàng thương mại cổ phần được hưởng một số chế độ ưu đãi do pháp luật quy định. Những chế độ này là nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng cổ phần bắt đầu bước vào hoạt động dưới tư cách pháp lí mới một cách thuận lợi nhất. Mặt khác, chúng còn nhằm đảm bảo cho người lao động trong ngân hàng được hưởng đầy đủ các quyền lợi trong ngân hàng sau cổ phần. Đó là các chế độ như: Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản lí và sử dụng của ngân hàng thương mại nhà nước thành sở hữu của ngân hàng cổ phần mới; Được miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh khi chuyển từ ngân hàng thương mại nhà nước thành ngân hàng cổ phần; Được kí lại các hợp đồng thuê đất, thuê nhà cửa, vật kiến trúc của các cơ quan nhà nước với các điều khoản áp dụng tương tự cho cho ngân hàng thương mại nhà nước hoặc được ưu tiên mua lại theo giá thị trường tại thời điểm cổ phần hóa để ổn định sản xuất, kinh doanh; Được hưởng các quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; Được duy trì và phát triển Quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật như các công trình văn hóa, câu lạc bộ, bệnh xá, nhà điều dưỡng, nhà trẻ để đảm bảo phúc lợi cho người lao động trong ngân hàng cổ phần và những tài sản đó thuộc sở hữu của tập thể người lao động trong ngân hàng cổ phần quản lí.
Về mặt chiến lược phát triển, theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, sau khi cổ phần hóa các ngân hàng sẽ phát triển theo hướng trở thành các Tập đoàn Tài chính- Ngân hàng. Có thể nói, đây là bước phát triển tất yếu cho các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hóa. Trên thế giới, mô hình Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng không phải là mới nhưng tại Việt Nam thì đây lại là vấn đề hết sức mới mẻ. Tập đoàn Tài chính- Ngân hàng là một chỉnh thể bao gồm nhiều thành viên hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tài chính- ngân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước – thực trạng và giải pháp.doc