Khóa luận Công đoàn Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội thuộc Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội với việc tham gia tổ chức, sắp xếp lại lao động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Công đoàn XNVDTXK Hà Nội được thành lập cùng với sự ra đời của XNVDTXK Hà Nội, là công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội. Qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, Công đoàn Xí nghiệp đã ngày càng trưởng thành và vững mạnh, thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình.

Tổ chức bộ máy Công đoàn gắn liền với quy mô tổ chức bộ máy toàn Xí nghiệp, gồm 14 công đoàn bộ phận và 118 tổ công đoàn, với số đoàn viên là 2040 người, trong đó nữ đoàn viên là 567 người (chiếm 27,8%), nam đoàn viên là 1473 người (chiếm 72,2%).

 

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Công đoàn Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội thuộc Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội với việc tham gia tổ chức, sắp xếp lại lao động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng, chất lượng và điều phối hợp lý số toa xe khách thuộc Xí nghiệp quản lý nhằm khai thác số toa xe vận dụng với hiệu quả cao nhất. Quản lý hồ sơ kỹ thuật, lýlịch toa xe, máy móc thiết bị. Lập sổ theo dõi định kỳ sửa chữa toa xe của Xí nghiệp để có số liệu điều xe di sửa chữa hàng tháng. Tham mưu cho Xí nghiệp công tác thanh lý, đóng mới toa xe khách. Chỉ đạo thực hiện công tác khám chữa chỉnh bị toa xe trong nội bộ Xí nghiệp theo quy trình, quy tắc hiện hành. Tham gia tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy trình quy trình, quy tắc thường xuyên hoặc đột xuất đối với công nhân khám chữa chỉnh bị và áp tải kỹ thuật toa xe. Tham mưu cho hội đồng giám định sự cố, tai nạn và chất lượng toa xe trong quá trình sửa chữa, giao nhận, vận dụng. Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng sản phẩm vật tư, phụ tùng đặt hàng, gia công chế tạo tại các đơn vị bạn và của phân đoạn khám chữa chỉnh bị sản xúât. Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng sản phẩm vật tư thiết bị mua sắm nhập kho Xí nghiệp. Lập sổ theo dõi, quản lý toàn bộ trang thiết bị toa xe của từng toa xe để có cơ sở quy trách nhiệm mất mát thiết bị toa xe. Trạm công tác trên tàu: Là đơn vị trực thuộc và chịu sự lãnh đạo toàn diện của Giám đốc XNVDTXK. Hiện nay, Xí nghiệp gồm có các trạm công tác trên tàu: Thống nhất và Liên vận Quốc tế, Hà Nội, Yên Bái, Thanh Hoá, Vinh và đội tàu Hải Phòng. Trạm công tác trên tàu có chức năng quản lý, bảo quản tốt các toa xe vận dụng và trang thiết bị phục vụ hành khách. Quản lý, điều hành lao động theo đúng luật lao động và quy định của ngành, của Xí nghiệp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Chỉ đạo các tổ tàu hoàn thành nhiệm vụ chạy tàu, phục vụ hành khách theo quy định của ngành, của Công ty và của Xí nghiệp đảm bảo an toàn các mặt, chất lượng phục vụ, đạt và vượt mức doanh thu. Chỉ đạo, tổ chức, theo dõi, quản lý, tổng hợp, phân tích thực hiện tốt công tác khoán doanh thu trên các đoàn tàu do trạm quản lý. Trực tiếp tổ chức, hướng dẫn nghiệp vụ và công tác bảo hộ lao động cho CBCNV của trạm. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các tổ trưởng sản xuất và người lao động chấp hành nội quy lao động, kỷ luật lao động, quy trình, quy phạm, biện pháp làm việc an toàn, đặc biệt là an toàn chạy tàu, an toàn hành khách, hành lý và an toàn cháy nổ. Phân tích và trả lời đơn khiếu tố, khiếu nại, phân tích xử lý kỷ luật lao động tổng hợp báo cáo Xí nghiệp…Ngoài các nhiệm vụ chung nêu trên, Xí nghiệp còn giao thêm một số nhiệm vụ cụ thể đối với từng trạm công tác trên tàu. Phân đoạn khám chữa chỉnh bị: Là một đơn vị trực thuộc và chịu sự lãnh đạo toàn diện của Giám đốc Xí nghiệp. Phân đoạn có chức năng tổ chức thực hiện công tác khám chữa các đoàn tàu khách tại ga Hà Nội, ga Long Biên. Sửa chữa, chỉnh bị các ram tàu do Xí nghiệp quản lý và một số ram tàu khác do đơn vị khác quản lý khi có yêu cầu của Xí nghiệp đúng quy trình, quy phạm, chỉ thị và các quy định của Ngành, của Công ty, của Xí nghiệp (có liên quan đến công tác khám chữa, chỉnh bị toa xe). Tham mưu đề xuất các biện pháp tổ chức sản xuất cho Giám đốc Xí nghiệp để thực hiện tốt công tác khám chữa, chỉnh bị toa xe với mục tiêu đảm bảo tuyệt đối an toàn các mặt, duy trì và nâng cao chất lượng trang thiết bị phục vụ hành khách, đáp ứng đầy đủ đầu xe vận dụng theo yêu cầu vận tải. Trông coi, bảo quản, giao nhận các toa xe chờ vận dụng tại khu vực ga Hà Nội. Đưa và nhận lại các toa xe sửa chữa định kỳ tại các đơn vị sửa chữa toa xe trong ngành… Đội bảo vệ- quân sự: Đội bảo vệ là một đơn vị trực thuộc và chịu sự lãnh đạo toàn diện của Giám đốc Xí nghiệp. Đội là bộ phận tham mưu cho Giám đốc về công tác Bảo vệ- Quân sự- Phòng chống cháy nổ trong toàn Xí nghiệp. Tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án, biện pháp bảo vệ tài sản của Xí nghiệp, của CBCNV và hành khách đi tàu. Tổ chức phong trào bảo vệ An ninh- Chính trị nội bộ. Xây dựng và thực hiện các phương án phòng chống cháy nổ, tuần tra canh gác bảo vệ sản xuất, bảo vệ phương tiện thiết bị, bổ sung kịp thời các nội quy, quy chế đảm bảo an toàn cơ quan, khu vực sản xuất, trật tự trên các đoàn tàu, an toàn đường sắt. Đề xuất, tham mưu cho Giám đốc Xí nghiệp về việc giải quyết các vướng mắc ở hiện trường có liên quan đến công tác bảo vệ trong phạm vi Xí nghiệp. Ngoài các phòng ban, bộ phận trên, Xí nghiệp còn có một số phân xưởng, đội với các chức năng, nhiệm vụ cụ thể được quy định riêng cho từng bộ phận. Như vậy, với đặc điểm là một xí nghiệp vận tải đường sắt, XNVDTXK Hà Nội có cơ cấu tổ chức tương đối phức tạp. Hiện nay, Xí nghiệp đang từng bước tổ chức hệ thống quản lý và sản xuất nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất mà Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội giao cho. 2.1.3 Đặc điểm đội ngũ công nhân lao động Con người là nguồn lực khởi đầu của mọi nguồn lực. Vì vậy, việc đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn nhân lực được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của mỗi đơn vị kinh tế. Là một thành viên của Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội nhưng có đặc thù ngoài việc quản lý toàn bộ số toa xe thuộc cấp quản lý của mình thì Xí nghiệp còn quản lý cả một lực lượng lao động lớn. Do đó, XNVDTXK Hà Nội là một đơn vị có số lượng CBCNV đông đảo. Hiện nay, tổng số CBCNV chức của toàn Xí nghiệp là 2040 người, được chia thành 14 đơn vị trong đó khối cơ quan có 100 người làm nhiệm vụ bổ trợ, chủ yếu ban hành cơ chế và chỉ đạo thực hiện cơ chế. Khối vận tải gồm có 1283 người, chiếm 62,8% tổng số CBCNV toàn Xí nghiệp. Đây là nguồn nhân lực chính của Xí nghiệp bao gồm toàn bộ nhân viên phục vụ trên tàu (nhân viên làm công tác vận tải và nhân viên cung ứng phục vụ ăn uống cho hành khách đi tàu). Lực lượng này cũng có thể được xem là bộ mặt của Ngành Đường sắt và là lực lượng đại diện cho Ngành Đường sắt trực tiếp tiếp xúc với hành khách đi tàu. Nhận thức được tầm quan trọng đó cho nên Xí nghiệp luôn luôn coi trọng công tác tuyển dụng, đào tạo nhằm xây dựng được một đội ngũ nhân viên phục vụ có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của sản xuất, kinh doanh nói chung và những nhu cầu của hành khách nói riêng. Bên cạnh khối vận tải được xem là khối trực tiếp sản xuất thì Xí nghiệp còn có một khối phục vụ sản xuất (657 người- chiếm 32,2% tổng số CBCNV) bao gồm các đội dịch vụ, phân xưởng chế biến sẵn thức ăn trên tàu, phân xưởng cơ điện lạnh, phân đoạn khám chữa chỉnh bị các toa xe nhằm phục vụ cho hoạt động vận chuyển hành khách được đảm bảo an toàn, chất lượng. Do đặc thù của Ngành Đường sắt đòi hỏi lao động phải làm việc theo ban, kíp, phân tán lưu động xa nhà thường xuyên nên số lượng lao động nam giới là chủ yếu (1473 người- chiếm 72,2%) so với tỷ lệ lao động nữ là 27,8% (567 người). Nhìn chung, trình độ lao động của Xí nghiệp là tương đối cao. Xí nghiệp có 195 người có trình độ đại học, 250 người có trình độ trung cấp, 152 người có trình độ sơ cấp, còn lại là số công nhân, thợ có trình độ tay nghề chuyên môn. Hiện nay, Xí nghiệp còn thường xuyên cử người đi học các lớp đào tạo dài hạn và ngắn hạn về nghiệp vụ chuyên môn tại trường Đại học GTVT, trường Trung cấp Đường sắt, đào tạo nghiệp vụ quản lý cho nhân viên văn phòng…Hàng năm, Xí nghiệp cũng tổ chức học, kiểm tra tay nghề, trình độ chuyên môn đối với công nhân, nhân viên đi tàu. Như vậy, Xí nghiệp đã rất chú trọng đến vấn đề chất lượng trong khâu tuyển dụng cũng như công tác đào tạo, đào tạo lại lao động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của toàn đơn vị. Đặc biệt, Xí nghiệp có một đội ngũ CBCNV có cơ cấu tuổi đời khá hợp lý: Từ 18 đến 30 tuổi : 275 người. Từ 31 đến 40 tuổi : 632 người Từ 41 đến 50 tuổi : 860 người Từ 51 đến 60 tuổi : 273 người Với cơ cấu như vậy, Xí nghiệp có một lực lượng lao động lớn tư 31 đến 50 tuổi. Đây là nguồn nhân lực chính, có đủ sức khoẻ, kinh nghiệm làm việc tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp. Bên cạnh đó còn có một lực lượng lao động trẻ mới ra trường bổ sung thêm nguồn nhân lực của Xí nghiệp hàng năm. Còn số lượng lao động ngoài 50 tuổi thường được bố trí làm các công việc ở dưới mặt đất. Điều đó cho thấy Xí nghiệp rất quan tâm tới công tác sắp xếp, bố trí lao động cho phù hợp với trình độ chuyên môn, sức khoẻ của người lao động. Như vậy, xét một cách toàn diện, cơ cấu đội ngũ công nhân viên lao động của XNVDTXK Hà Nội là khá hợp lý. Về cơ bản công nhân lao động đều có việc làm, thu nhập ổn định, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng cho CBCNV trong Xí nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. 2.1.4 Tình hình sản xuất, kinh doanh của Xí nghiệp năm 2003 Trong năm 2003 với yêu cầu nhiệm vụ được giao ngày một tăng, nhiều công việc đột xuất đòi hỏi hết sức khẩn trương, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Xí nghiệp và sự nỗ lực phấn đấu của hơn 2000 CBCNV trong toàn Xí nghiệp đã khắc phục được mọi khó khăn, trong suốt 365 ngày đêm đã hoàn thành toàn diện trên tất cả các mặt công tác. Các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch tăng trưởng cao so với năm 2002, mà nổi bật là: đảm bảo giữ vững an toàn các mặt, thường xuyên cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, các mặt quản lý được coi trọng, mọi người có đủ việc làm, đời sống CBCNV được cải thiện. Có thể nói rằng năm 2003 là một năm thắng lợi của XNVDTXK Hà Nội. Điều đó được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: (Biểu 1) Biểu 1: Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2003 Tt Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch năm 2003 Thực hiện 2003 So với kế hoạch năm (%) So với năm 2002(%) 1 Xe vận dụng tàu TN+ LVQT Lượt xe/năm 52.840 55.480 105 104 2 Xe vận dụng tàu địa phương Lượt xe/năm 55.071 64.324 116,8 113 3 Xe dự trữ tàu TN+ LVQT Lượt xe/năm 27.295 31.390 115 113 4 Xe dự trữ tàu địa phương Lượt xe/năm 7.423 8.760 118 114 5 Xe km tàu địa phương Xe km/năm 17.101.911 21.326.084 124,7 118 6 Số xe cắt trong năm Lượt xe/năm 27 xe Xe cắt móc khu gian Xe/ngày 0,5 0,07 -0,43 -0,08 7 Hành khách lên tàu Lượt hành khách 3.654.041 3.800.203 104 125,9 8 Chống thất thu tàu TN 1000đ 588.960 854.001 145 157,8 9 Chống thất thu tàu địa phương 1000đ 1.127.600 1.303.505 115,6 131,1 10 Tổng doanh thu tàu TN+ ĐP 1000đ 486.788.116 138 Nguồn: [15] Năm 2003, thực hiện kế hoạch liên tịch số 50 LT/LHI ngày 06/01/2003 của Tổng Giám đốc và Ban thường vụ Công đoàn Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội, Xí nghiệp đã cụ thể hoá bằng kế hoạch liên tịch số 229 LT/XK ngày 27/01/2003 với mục tiêu “Chất lượng, hiệu quả, việc làm,tăng thu nhập và phát triển”. Qua một năm cán bộ, công nhân viên toàn Xí nghiệp đã nỗ lực phấn đấu đạt được kết quả toàn diện với sự tăng trưởng cao. Xe vận dụng tàu Thống nhất và Liên vận Quốc tế đạt 105% so với kế hoạch; Xe vận dụng tàu địa phương đạt 116,8%; Xe dự trữ tàu thống nhất đạt 115%; Xe dự trữ tàu địa phương đạt 118%; Xe Km tàu địa phương đạt 124,7%; Lượt hành khách lên tàu đạt 114%. Qua đó cho thấy số lượng tàu phục vụ hành khách trong năm 2003 tăng cao, thời gian quay vòng nhanh, cường độ hoạt động của các toa xe đều vượt mức so với kế hoạch. Nhờ vậy, tổng doanh thu tàu Thống nhất và tàu Địa phương đã đạt là 486.788.116 nghìn đồng, đạt 138% so với năm 2002. Tuy số lượng tàu vận hành tăng, thời gian quay vòng nhanh nhưng do làm công tác khám chữa chỉnh bị toa xe được tiến hành gấp rút, kịp thời nên chất lượng toa xe luôn được đảm bảo. Vì vậy, số xe cắt móc khu gian để sửa chữa giảm 0,43 xe/ngày so với kế hoạch, chỉ còn 0,07 xe/ngày. Năm 2003 còn được ghi nhận là một năm Xí nghiệp đã giữ vững an toàn chạy tàu, hành khách, lao động, cháy nổ và an toàn vệ sinh thực phẩm trên tàu. Không có tai nạn nặng, tai nạn nghiêm trọng do chủ quan. Phòng trào thi đua ra quân đầu xuân phục vụ hành khách trong dịp Tết Quý Mùi và chiến dịch phục vụ hành khách trong dịp hè đảm bảo an toàn các mặt 100%, đã được Công ty và Tổng Công ty biểu dương khen thưởng. Chất lượng phục vụ hành khách, phục vụ ăn uống, công tác tiếp thị được nâng dần lên (đặc biệt trên các đoàn tàu E1/2, S1/2, LC5/6, SP1/2- đoàn tàu kéo đẩy hành trình 7 giờ). Một số mặt đã có chuyển biến tích cực như : giao tiếp với khách, phát thanh tuyên truyền trên các đoàn tàu, vệ sinh, trật tự, điện, nước, xuất ăn chế biến sẵn đủ định lượng, số lượng và chất lượng v..v… Công tác sản xuất phụ dịch vụ ngoài vận tải, tại các đơn vị, trên các đoàn tàu được quan tâm đầu tư phát triển theo hướng gắn với vận tải và phục vụ vận tải, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động. Thông qua phong trào lao động sản xuất như phong trào thi nước rút quý IV đảm bỏ an toàn các mặt và hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh cả năm 2003. Cùng với phong trào thi đua, phong trào phát huy sáng kiến cải tiến hợp lý hoá sản xuất được quan tâm, đã xét 52 sáng kiến với tổng số tiền làm lợi hơn 700 triệu đồng… Các hoạt động trên đã tác động một phần quan trọng trong việc thúc đẩy kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống, việc làm và tăng thu nhập cho CBCNV. Với những kết quả đạt được trong năm 2003, XNVDTXK Hà Nội đã đạt danh hiệu là “đơn vị tiên tiến của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam” và đạt “ đơn vị an toàn chạy tàu khá nhất của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam”. Để đạt được những kết quả đó cũng một phần là do Ban lãnh đạo Xĩ nghiệp đã làm tốt công tác bố trí, sắp xếp lao động một cách hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, nhu cầu, nguyện vọng của từng người lao động. Do đó, dễ dàng phát huy được sức mạnh đoàn kết, nhất trí của cả tập thể nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn đơn vị. 2.1.5 Đặc điểm chủ yếu của vận tải đường sắt ảnh hưởng đến tổ chức lao động. Vận tải là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân. Nó thực hiện chức năng vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân (vận chuyển hành khách). Trong các loại vận tải, vận tải đường sắt đóng vai trò quan trọng, vì so với các phương tiện khác, nó có những điểm ưu tiên hơn: Khối lượng vận chuyển lớn, có thể vận chuyển hàng hoá và hành khách liên tục không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu. Thời gian vận chuyển hàng hoá và hành khách nhanh hơn vận chuyển bằng đường thuỷ, giá thành vận chuyển không lớn. Chính vì những ưu điểm đó mà vận tải đường sắt ngày càng được phát triển và chiếm vị trí trong yếu trong việc vận chuyển hàng hoá và hành khách. Để có thể tổ chức lao động một cách có hiệu quả, chúng ta phải nghiên cứu các đặc điểm, đặc thù sản xuất vận tải đường sắt: Đối tượng vận chuyển là hàng hoá và hành khách, nhưng hàng hoá và hành khách không đều, có lúc dồn dập, thiếu phương tiện vận chuyển, nhưng có lúc lại thiếu hành khách và hàng hoá để vận chuyển. Đặc điểm này đòi hỏi tổ chức lao động phải điều tra nghiên cứu sự biến động của hàng hoá và hành khách để có biện pháp linh hoạt trong tổ chức sản xuất, tổ chức lao động. Đối với Đường sắt, cường độ hoạt động lao động sản xuất tập trung đặc biệt mạnh mẽ vào các chiến dịch Tết và Hè. Vì vậy, trong các chiến dịch này, XNVDTXK Hà Nội- đơn vị trực tiếp quản lý số lượng toa xe và nhân viên phục vụ trên tàu. Cần phải có kế hoạch, biện pháp, bố trí, điều động, bổ xung lao động cho hợp lý. Quá trình sản xuất là sự kết hợp nhiều loại lao động khác nhau: công nhân đầu máy, nhân viên toa xe, nhà ga, điện vụ…các loại lao động này do các bộ phận khác nhau quản lý. Đặc điểm này đòi hỏi tổ chức lao động phải đặc biệt chú ý tới sự phân công lao động hợp lý và hiệp tác lao động chặt chẽ, để đảm bảo vận chuyển an toàn và liên tục. Địa bàn hoạt động rải rác trên các tuyến đường, CBCNV đông, làm việc theo ban, kíp phân tán, công việc đột xuất nhiều. Đặc điểm này đòi hỏi phải chú ý tới sự phân công và hiệp tác lao động, áp dụng những biện pháp nhằm tăng cường kỷ luật lao động đảm bảo có sự lãnh đạo tập trung và thống nhất. Xí nghiệp cần phải xây dựng ban hành nhiều quy chế mới, bổ sung các quy chế cũ không còn phù hợp. Có như vậy thì mới quản lý tốt đội ngũ CBCNV của Xí nghiệp. Nếu biết nắm vững các đặc thù của sản xuất đường sắt thì sẽ có phương án tổ chức, sắp xếp lao động một cách khoa học và hiệu quả. Tổ chức lao động có hiệu quả lại là một trong những nhân tố thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2 Công đoàn XNVDTXK Hà Nội tham gia tổ chức, sắp xếp lại lao động. 2.2.1 Hệ thống tổ chức Công đoàn XNVDTXK Hà Nội Công đoàn XNVDTXK Hà Nội được thành lập cùng với sự ra đời của XNVDTXK Hà Nội, là công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội. Qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, Công đoàn Xí nghiệp đã ngày càng trưởng thành và vững mạnh, thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình. Tổ chức bộ máy Công đoàn gắn liền với quy mô tổ chức bộ máy toàn Xí nghiệp, gồm 14 công đoàn bộ phận và 118 tổ công đoàn, với số đoàn viên là 2040 người, trong đó nữ đoàn viên là 567 người (chiếm 27,8%), nam đoàn viên là 1473 người (chiếm 72,2%). Ban chấp hành Công đoàn Xí nghiệp gồm có 15 đồng chí, bao gồm 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 13 uỷ viên, đều là những cán bộ có năng lực, nhiệt tình với công tác Công đoàn. Ban chấp hành Công đoàn có nhiệm vụ điều hành hoạt động của Công đoàn Xí nghiệp giữa hai kỳ đại hội. Ban thường vụ Công đoàn gồm có 5 đồng chí có nhiệm vụ điều hành công việc thường ngày khi Ban chấp hành có chủ trương. Ban thường vụ trực tiếp phụ trách 3 ban: ban tài chính, ban tổ chức và ban nữ công. Uỷ ban kiểm tra gồm 3 đồng chí có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động của Ban chấp hành, ban thường vụ Công đoàn Xí nghiệp, ban tài chính. Trong kỳ đại hội CNVC hàng năm, uỷ ban kiểm ra phải báo cáo trình đại hội về những hoạt động kiểm tra của mình. Hệ thống tổ chức Công đoàn Xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ 2 sau đây: Hiện nay, Công đoàn Xí nghiệp có 3 cán bộ chuyên trách đều đã qua các lớp, khoá huấn luyện nghiệp vụ Công đoàn, các lớp chính trị cao cấp và có bằng đại học chuyên môn. Còn lại 12 đồng chí trong Ban chấp hành là những cán bộ chuyên trách vừa tham gia hoạt động chuyên môn vừa tham gia công tác Công đoàn. Công đoàn Xí nghiệp đã tổ chức triển khai các chỉ thị, Nghị quyết chủ trương công tác của Công đoàn ngành, Công đoàn Công ty, của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Nghị quyết của Đại hội Công đoàn Xí nghiệp, các Nghị quyết của Đảng uỷ. Công đoàn đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn thông qua các hoạt động tham gia quản lý, tổ chức các phong trào thi đua có tác động tích cự đến sản xuất, kinh doanh và các mặt công tác. Hàng năm, Công đoàn còn phối hợp với chuyên môn chăm lo đời sống, giải quyết việc làm ổn định cho công nhân lao động; tăng cường các hoạt động giám sát thực hiện chế độ chính sách và phát triển các hoạt động xã hội. Công đoàn Xí nghiệp cũng tập trung giáo dụ chính trị- tư tưởng, xây dựng đội ngũ công nhân giác ngộ về giai cấp, vững vàng về chính trị tư tưởng, gioit về chuyên môn nghiệp vụ. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn, xây dựng Công đoàn bộ phận, Công đoàn Xí nghiệp vững mạnh, có vị trí xứng đáng trong đơn vị và là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên. Trong công tác chỉ đạo của Ban chấp hành đã thực hiện phương châm: Sau sản xuất, sát công nhân. Duy trì tốt mối quan hệ với chuyên môn và Đoàn thanh niên thông qua các quy chế đã xây dựng. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, cá nhân đề xuất và chịu trách nhiệm. Tiếng nói của Công đoàn là tiếng nói đại diện cho công nhân, phản ánh kịp thời được tâm tư nguyện vọng đời sống sinh hoạt của CNVC . Nhờ vậy mà tổ chức Công đoàn ngày càng thu hút được đông đảo đoàn viên, CNVC tin tưởng ủng hộ và tham gia hoạt động Công đoàn. Ban thường vụ và Ban chấp hành Công đoàn Xí nghiệp đã tổ chức và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hộ Công đoàn Xí nghiệp, duy trì dinh hoạt và thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động Công đoàn với Đảng uỷ Xí nghiệp, với Công đoàn cấp trên, thông báo kịp thời các Nghị quyết của Đảng, Công đoàn vào thực tế nhằm hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của Xí nghiệp. 2.2.2 Hoạt động của Công đoàn XNVDTXK Hà Nội trong việc tham gia tổ chức, sắp xếp lại lao động. Xác định tầm quan trọng của vấn đề tham gia tổ chức, sắp xếp lao động trong đơn vị vận tải Đường sắt, Công đoàn XNVDTXK Hà Nội đã coi đây là một trong những mặt công tác quan trọng trong toàn bộ nội dung hoạt động Công đoàn của Xí nghiệp. Trong thời gian qua, Công đoàn Xí nghiệp đã có nhiều hoạt động với nội dung phong phú, nhằm tham gia với chuyên môn, tìm các giải pháp hữu hiệu tạo ra một cơ cấu tổ chức lao động hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, chăm lo bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVC và lao động trong Xí nghiệp. Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Kế hoạch sản xuất, kinh doanh là một định hướng chiến lược luôn được Xí nghiệp đặt lên hàng đầu. Có thể hiểu kế hoạch sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp là tập hợp những ý đồ, mục tiêu và nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp để xác định những giải pháp trong một thời gian nhất định với hiệu quả kinh tế cao nhất. Để đảm bảo sản xuất, kinh doanh có hiệu quả thì việc xây dựng phương hướng, kế hoạch cụ thể cho từng thời kỳ, từng giai đoạn là hết sức quan trọng. Trên cơ sở nắm vững tình hình sản xuất, kinh doanh của Xí nghiệp, nhu cầu của khách hàng, căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh của năm trước, của quý trước, Công đoàn Xí nghiệp đã chủ động rà soát, phân rích cụ thể từng phần việc đã làm được và chưa làm được, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm. Công đoàn đã thu thập ý kiến của các chuyên gia, của cán bộ Công doàn ở cơ sở, căn cứ vào tình hình thực tế của Xí nghiệp để tham gia với chuyên môn xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho năm mới, quý mới. Kế hoạch được lập ra theo từng tháng, từng quý. Công tác điều hành được tăng cường tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất, các phòng chức năng, các tổ công tác trên tàu thực hiện được nhiệm vụ cụ thể. Công đoàn cử cán bộ tham gia vào công tác nghiệm thu, đánh giá chất lượng các toa xe, trang thiết bị trên tàu…để từ đó tham gia xây dựng phương án nâng cao chất lượng phục vụ vận tải một cách an toàn, hiệu quả, thu hút đông đảo lượt khách lên tàu nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, chăm lo bảo vệ quyền lợi của người lao động. Thực hiện hướng dẫn số 147/TLĐ của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, nghị định 07/CP và nghị định 71/CP của Chính phủ về tổ chức và thực hiện quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, Công đoàn tập trung chỉ đạo cho các Công đoàn bộ phận tham gia tổ chức các hoạt động tổng kết đánh giá kết quả sản xuất, kinh doanh, tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất- kinh doanh của đơn vị. Đây là một hình thức nhằm phát huy quyền làm chủ của người lao động. Thông qua việc tổng kết đánh giá đó đã góp phần tháo gỡ khó khăn, tổng hợp kết quả để đề ra các nhiệm vụ một cách sát thực nhằm đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, chăm lo đời sống CNVC tốt hơn. Công đoàn phối hợp với chuyên môn đơn vị tổ chức thành công các đợt hội thảo chuyên đề như: “Nâng cao chất lượng phục vụ hành khách và chống thất thu trên tàu”; “Nâng cao chất lượng quản lý của Trưởng tàu”; “Nâng cao chất lượng khám chữa toa xe”; “Hội thảo về đơn giá tiền lương Xí nghiệp”. Thông qua hội thảo, toạ đàm đã khai thác trí tuệ, tài năng của đội ngũ CBCNV, cán bộ quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, áp dụng vào sản xuất linh hoạt đem lại hiệu quả cao. Công đoàn tham gia với chuyên môn đưa ra các biện pháp sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, thiết bị toa xe. Công đoàn đã tổ chức lấy ý kiến tham gia của tập thể CBCNV đảm bảo dân chủ công khai. Trên cơ sở đó tham mưu cho Xí nghiệp xây dựng và ban hành các quy chế mới, bổ sung nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, sửa đổi một số nội dung quy chế cũ không còn phù hợp với tình hình mới. Sau khi đã có kế hoạch sản xuất, kinh doanh, Ban chấp hành Công đoàn Xí nghiệp tổ chức họp Ban chấp hành mở rộng, xây dựng nghị quyết và đề ra phương hướng, nhiệm vụ của Công đoàn nhằm tham gia tổ chức thực hiện kế hoạch, có văn bản hướng dẫn thực hiện cho từng đơn vị bộ phận. Có thể khẳng định rằng việc Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh tức là Công đoàn đã thực hiện được chức năng tham gia quản lý của mình đã được quy định trong Luật Công đoàn. Thực hiện tốt chức năng này là Công đoàn đã góp phần to lớn vào việc tổ chức, sắp xếp lao động phù hợp với kế hoạch kinh doanh đã được đặt ra nhằm nâng cao sản xuất của đơn vị. Đồng thời, vấn đề Công đoàn tham gia vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh cũng nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động, tránh được tình trạng khi thì thất nghiệp, khi thì lại lao động dồn dập ảnh hưởng đến sưc khoẻ, chất lượng công tác. Công đoàn tham gia xây dựng tiêu chuẩn lao động và phân loại lao động. Để tạo động lực cho sản xuất, đảm bảo hợp lý giữa trình độ cấp bậc với công việc, việc bố trí lao động cho phù hợp với quy mô trình độ sản xuất là hết sức phức tạp. Công đoàn Xí nghiệp đã chủ động tham gia với chuyên môn bố trí sắp xếp lại lao động. Để có thể bố trí lao động cho phù hợp, Công đoàn đã tham gia cùng với lãnh đạo các bộ phận chức năng xây dựng tiêu chuẩn lao động và phân loại lao động nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và tự học hỏi củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33822.doc
Tài liệu liên quan