MỤC LỤC
Lời m ở đầu .1
PHẦ N 1: T ỔNG QUAN. 2
1.1. Lịch s ử hình thành và phát triển rượ u vang . 3
1.2. Thành phần rượ u vang. 3
1.2.1. Nước . 3
1.2.2. Alcohol . 3
1.2.3. Acid . 3
1.2.4. Các chất đườ ng. 4
1.2.5. Các muối khoáng . 4
1.2.6. Các chất tạo hương vị và tạo màu. 4
1.2.7. Các chất tạo mùi. 4
1.2.8. Các sulfites . 4
1.3. Phân lo ại rượ u vang . 4
1.3.1. Phân lo ại theo màu . 4
1.3.2. Phân lo ại theo công dụng. 6
1.4. Mô tả th ực vật – thành ph ần và tính chất c ủa nho . 7
1.4.1. Mô tả th ực vật . 7
1.4.2. Cấu tạo quả nho . 9
1.4.3. Thành phần hóa học. 9
1.5. Kỹ thu ật trồng và chế độ chăm sóc nho . 10
1.5.1. Trồng nho . 10
1.5.2. Chăm sóc. 12
1.6. Phân lo ại nho . 13
1.6.1. Phân lo ại theo di truyền . 13
1.6.2. Phân lo ại theo công dụng. 14
1.6.3. Một số giống nho phổ biến . 15
1.7. Các loại sâu, bệ nh và hiện tượ ng thườ ng gặp ở nho. 15
1.7.1. Các loại sâu . 15
1.7.2. Các loại bệnh . 16
1.7.3. Các hiệ n tượ ng thườ ng gặp ở nho . 18
1.8. Thu ho ạch và bảo quản. 20
1.8.1. Thu ho ạch . 20
1.8.2. Bảo quản bằng phương pháp hóa học . 21
1.8.3. Bảo quản bằng phương pháp k ỹ thuật . 24
1.9. Tìm hiểu v ề nấm me n . 26
1.9.1. Hình dạng và kích thước . 26
1.9.2. Cấu tạo tế bào nấm men . 26
1.9.3. Sự sinh sản c ủa nấm men. 27
1.9.4. Một số lo ại n ấm me n thườ ng gặp trong s ản xuất rượ u vang. 27
PHẦ N 2: PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 32
2.1. Nuôi cấy vi sinh vật . 33
2.1.1. Chuẩn bị môi trườ ng nuôi c ấy nấm me n . 33
2.1.2. Phân l ập nấm men. 35
2.1.3. Phương pháp nhân giống nấm men . 38
2.2. Đo độ đường . 39
2.2.1. Khái niệm. 39
2.2.2. Phương pháp. 39
2.2.3. Thiết b ị và dụng cụ . 39
2.2.4. Hóa chất . 40
2.2.5. Phương pháp tiến hành. 40
2.3. Đo độ cồn rượ u vang . 38
2.3.1. Khái niệm. 42
2.3.2. Thiết b ị và dụng cụ . 42
2.3.3. Hóa chất . 42
2.3.4. Phương pháp tiến hành. 42
2.4. Đo pH . 43
2.4.1. Phương pháp. 43
2.4.2. Thiết b ị và dụng cụ . 43
2.4.3. Phương pháp tiến hành. 43
2.5. Cảm quan . 44
2.5.1. Bằng mắt . 44
2.5.2. Bằng mũi . 45
2.5.3. Bằng vị . 46
2.5.4. Xúc giác . 48
PHẦ N 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT. 52
3.1. Quy trình sản xuất rư ợu vang trắng . 53
3.2. Quy trình sản xuất rư ợu vang đỏ. 54
3.3. Thuyết minh quy trình . 55
3.3.1. Nguyên liệu . 55
3.3.2. Tiếp nhận và phân loại nguyê n liệu. 55
3.3.3. Rửa. 55
3.3.4. Tách c uống . 55
3.3.5. Làm dập, nghiền xé . 55
3.3.6. Suifil . 56
3.3.7. Ép . 57
3.3.8. Lọc – Làm trong. 57
3.3.9. Lên me n - Ủ . 57
3.3.10. Chiết rót, đóng nút, dán nhãn . 57
3.4. Các yế u tố ảnh hưở ng đến quá trình lên men . 58
3.4.1. Ảnh hưở ng của nồng độ đườ ng trong dịc h lên men . 58
3.4.2. Ảnh hưởng c ủa pH . 58
3.4.3. Ảnh hưởng c ủ a nhiệt độ .58
3.4.4. Ảnh hưởng c ủ a oxy trong môi trư ờng d ị ch lên men .59
3.4.5. Ảnh hưởng c ủ a ethanol .59
3.5. Các bi ệ n pháp k ỹ thu ậ t thường dùng trong sả n xu ấ t rượu vang .59
3.5.1. Chố ng oxy hóa nước qu ả .59
3.5.2. Sử dụng n ấ m men thuầ n chủng .59
3.5.3. Lên m en ở nhi ệ t độ thích h ợp .60
3.5.4. Xử lý nhi ệ t trư ớc khi lên men .60
3.6. Các phương pháp làm trong và ổ n đ ịnh rượu vang.60
3.6.1. Để l ắ ng và g ạ n lọc .60
3.6.2. Sử dụng protein tự nhiên.61
3.6.3. Lọc .61
3.6.4. Dùng các bi ệ n pháp v ật lý .61
PHẦN 4: K ẾT LUẬN .62
62 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 8763 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Công nghệ sản xuất rượu vang nho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o thời tiết quá khô hoặc quá ẩm khi mưa lớn (ít xảy ra hơn).
Nứt quả do sâu bệnh phá hại mà chủ yếu là các loại côn trùng và nhện làm
rách bề mặt vỏ quả nho.
Chế độ phân bón (dinh dưỡng) không cân đối, đặc biệt là bón thừa đạm
hoặc tưới nước không đảm bảo.
Bọ trĩ và nhện vàng là 2 đối tượng nguy hiểm. Bệnh gây vỡ quả chủ yếu là
phấn trắng (Uncinula neccator).
Biện pháp xử lý:
Phòng trừ sâu bệnh hợp lý, kịp thời, nên phòng trừ sớm ngay từ khi quả còn
nhỏ là rất cần thiết. Đặc biệt chú ý bệnh phấn trắng (do nấm Uncinnula neccator),
Công nghệ sản xuất rượu vang nho
SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 22
bọ trĩ và nhện vàng. Hạn chế đến mức thấp nhất vết thương trên vỏ quả do các đối
tượng trên tấn công, gây hại vào giai đoạn còn non.
Cần cột cành, tỉa quả,… kịp thời nhằm tránh hiện tượng va chạm làm tổn
thương vỏ quả nho.
Cần bón cân đối dinh dưỡng, chú ý giai đoạn nho bắt đầu chín bói không
nên lợi dụng phân đạm.
Chế độ tưới nước phù hợp, tránh tình trạng để quá khô rồi mới tiến hành
tưới nước cho vườn nho, nhất là giai đoạn quả lớn.
Cần tỉa kịp thời các quả đã bị nứt, tránh sự lây lan.
Có thể dùng chất điều hòa sinh trưởng, phân qua lá để phun nhằm giảm tỷ
lệ nứt quả.Ví dụ, nho giống Cheema Sahebi phun N - 6 - benyl adenine 250 ppm,
NA 50 ppm chống được sự nứt quả với kết quả rất tốt.
1.8. Thu hoạch và bảo quản nho:
1.8.1. Thu hoạch:
Thu hoạch là một khâu rất quan trọng.Vì nho là loại trái mọng nên phương
pháp thu hái không phù hợp có thể làm nho bị hư hỏng, bị thâm do ép chặt, bị va
đập (do bị rơi hoặc do vật khác đập vào), hoặc bị chấn động (do bao gói lỏng lẻo
trong quá trình vận chuyển). Do đó mà trong suốt quá trình thu hoạch nho, những
yếu tố như hình dạng bên ngoài của nho,độ chín, thời gian thu hoạch, cách bao gói,
vận chuyển, quan trọng là phải nhanh và đúng kỹ thuật để có thể hạn chế một cách
tối đa việc thất thoát cũng hư hỏng do quá trình thu hoạch gây ra.
Thời gian thu hái: vào lúc sáng sớm, nhằm tránh sự thoát hơi nước cho nho.
Cách thu hái: dùng kéo hoặc dao cắt cuống chùm dài rời khỏi dây nho và
dùng sọt nhựa có phủ lên trên một lớp vải sạch để chứa.
Làm lạnh: nhiệt độ thấp làm hạn chế hoặc ngừng sự phát triển của vi sinh
vật. Làm lạnh trước (làm lạnh ngay sau thu hoạch) là rất quan trọng đối với hầu
hết các loại rau quả vì tốc độ hư hỏng của chúng trong 1 giờ ở nhiệt độ 320C, trong
một ngày ở 100C, hoặc trong một tuần ở 00C là như nhau. Đối với nho thì làm lạnh
Công nghệ sản xuất rượu vang nho
SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 23
trước giúp làm giảm bớt lượng nhiệt trong sản phẩm nên cũng hạn chế được các
vết thâm do va đập trong quá trình vận chuyển.
Có các phương pháp làm lạnh nho trong quá trình bảo quản như: sử dụng
phòng lạnh (dùng quạt, hoặc không khí lạnh), làm lạnh có nước, làm lạnh bằng cơ
học.
Rửa sạch và cắt tỉa: trước tiên cần dùng nước sạch rửa các dụng cụ như
thùng chứa, thiết bị, đồ dùng thường xuyên tiếp xúc với quả nho, nhằm tránh sự
phát triển và hoạt động của vi sinh vật. Rửa chùm nho bằng nước sạch 3-4 lần cho
hết bụi, lá khô, vật lạ dắt vào chùm nho nếu có. Tiếp đó ta cần phải cắt tỉa, loại bỏ
những quả không đạt yêu cầu, những quả bị sâu bệnh và côn trùng cắn phá.
Lựa chọn và phân loại nho: việc lựa chọn bằng tay hoặc máy móc để loại
bỏ những quả có dấu hiệu hư hỏng do trong quá trình thu hoạch. Những quả đạt
yêu cầu được chia thành hai hay nhiều loại dựa vào màu sắc, trạng thái, khuyết tật
rồi mới phân loại cho phù hợp với nhu cầu của thị trường:
Nho dùng để ăn tươi
Nho dùng để xuất khẩu
Nho dùng để chế biến thành các sản phẩm khác nhau: rượu vang nho, mức
nho, nước ép từ nho,…
Bao gói và vận chuyển nho: nho sau khi thu hoạch sẽ được xử lý và đem đi
đóng thùng, vận chuyển đến nơi tiêu thụ bằng nhiều phương tiện khác nhau.
1.8.2. Bảo quản bằng phương pháp hóa học:
1.8.2.1. Bảo quản bằng muối:
Phun dung dịch NaCl 0.6% trước khi thu hoạch khoảng 10-12 ngày nhằm
tăng thời gian bảo quản cho nho. Hoặc có thể phun dung dịch Nitrat canxi
Ca(NO3)2 10 ngày trước khi thu hoạch để giảm tổn thất về dinh dưỡng và hỏng
thối.
1.8.2.2. Bảo quản bằng cách sử dụng sunfit hóa:
Sunfit hoá là phương pháp bảo quản quả bằng SO2 hoặc H2SO3. Khí SO2 và
H2SO3 là một chất khử mạnh, có tác dụng diệt trùng mạnh, diệt các loại vi sinh vật,
Công nghệ sản xuất rượu vang nho
SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 24
nó có thể làm giảm hàm lượng oxy trong các tổ chức tế bào của nho. H2SO3 tan
vào các phức chất protein, lipit của tế bào vi sinh vật làm chết tế bào, cản trở sự hô
hấp của vi sinh vật, và tham gia vào việc kết hợp với các sản phẩm trung gian cản
trở tới quá trình trao đổi chất của vi sinh vật. Vì thế kìm hãm sự phát triển của vi
sinh vật hiếu khí và kìm hãm hoạt động của men oxy hoá khử.
Tác dụng bảo quản của SO2 và H2SO3 ở nhiệt độ bình thường là ở nồng độ
0,05% - 0,2% khối lượng sản phẩm có tác dụng tốt.
Hiệu quả của SO2 và H2SO3 phụ thuộc vào nồng độ của chúng cao hay thấp
và phụ thuộc vào nhiệt độ khi xử lý:
- Ở t
o
= 75
0
C thì nồng độ SO2 là 0,05%.
- Ở t
o
= 30
0
- 40
0
C thì nồng độ SO2 là 0,1 - 0,15%.
Ngoài ra hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào pH của môi trường tức là phụ
thuộc vào nồng độ ion H+:
- Ở môi trường pH = 7 thì nồng độ SO2 là 0,5% vi sinh vật vẫn hoạt động
được.
- Ở môi trường pH= 3.5 thì nồng độ SO2 là 0,03% - 0,05% đã khống chế
được vi sinh vật.
- Ở môi trường pH = 2,5 thì nồng độ SO2 chỉ cần 0.01% – 0.03% là ức
chế được vi sinh vật.
SO2, H2SO3 là những chất khử mạnh nên dễ làm thay đổi màu sắc của nho.
Đặc biệt là màu đỏ, xanh của nho. Do đó khi bảo quản bằng SO2 phải có quá trình
khử sunfua (Desunfit).
Kỹ thuật sunfit hóa:
Có hai phương pháp sunfit hóa: khô và ướt
- Kỹ thuật sunfit hóa ướt:
Người ta dùng dung dịch SO2 đã được chuẩn bị sẵn trong nước lạnh với
nồng độ 4.5% - 5.5% để hòa dần vào nho bảo quản. Số lượng tùy thuộc vào qui
trình công nghệ với điều kiện sao cho đảm bảo nồng độ SO2 trong nho bảo quản là
0.12% - 0.2%.
Công nghệ sản xuất rượu vang nho
SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 25
- Kỹ thuật sunfit hóa khô:
Tức là xử lý nho đựng trong các hòm kín và thùng khô có chứa SO2 đặt
trong các phòng kín có cấu tạo đặc biệt, hoặc có thể nạp trực tiếp khí SO2 từ các
bình chứa vào trong phòng, hoặc đơn giản hơn là đốt lưu huỳnh trong phòng cũng
sinh ra SO2.
Khử sunfua:
Để khử khí sunfua ra khỏi thành phẩm, người ta có thể dùng nhiệt độ của
hơi nước để xử lý trực tiếp bằng cách cho bán thành phẩm vào nồi, đáy nồi có hệ
thống ống phun hơi nước, được nén ở áp suất 2-2.5 atm. Phương pháp này khử rất
nhanh và sạch nhưng có nhược điểm là do hơi nước phun trực tiếp vào quả nên
làm cho hàm lượng nước trong quả tăng lên và khi cô đặc thì tốn thời gian và có
khi làm cho phẩm chất thành phẩm bị giảm.
1.8.2.3. Bảo quản bằng cách sử dụng Ozon(O3):
Cơ chế: vi khuẩn là tế bào có nhân ở giữa và nước bao quanh, ngoài cùng là
lớp màng bảo vệ rất mỏng. Ở điều kiện bình thường, áp suất của khí quyển tác
dụng lên lớp màng bằng sức căng mặt ngoài của nước trong màng. Khi quanh tế
bào có nước ozon, tức mật độ môi trường lớn hơn trong tế bào, sự cân bằng bị phá
vỡ. Nước ozon sẽ tràn vào tế bào.Tế bào bị teo lại.Vi khuẩn bị tiêu diệt.
Sau ba ngày, kể từ lúc chảy từ máy tạo nước amonit, ozon trong đó sẽ biến
thành phân tử O2. Do đó nơi ở của vi khuẩn là vỏ trái cây hay phía trong vỏ trái
cây một chút chỉ bị cách ly với không khí, mà thực chất là với O2 trong 3 ngày chứ
không bị độc hại. Chính sự cách ly này đã làm chậm quá trình tự chín của nho vì
sự "hô hấp" của nho bị giảm hẳn đi.
Làm chậm sự tự chín của nho tới mức thấp nhất bằng cách đảm bảo nhiệt
độ cân bằng giữa phần ruột của nho và môi trường. Độ ẩm của môi trường và trên
mặt vỏ nho. Quan trọng nhất là quả phải bị cách ly với không khí, tức là cách ly
với oxy. Muốn vậy phải luôn có nước ozon bao quanh nho hoặc khí trơ.
Công nghệ sản xuất rượu vang nho
SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 26
1.8.3. Bảo quản bằng các phương pháp kỹ thuật:
1.8.3.1. Sấy khô:
Trong quả chứa hàm lượng nước rất cao (70% – 90%). Thông qua quá trình
làm giảm phần nước trong quả, giảm hoạt tính của nước nâng cao hàm lượng chất
rắn có thể hòa tan của nguyên liệu khiến vi sinh vật khó tồn tại, nhằm bảo vệ quả.
Phương pháp này gọi là sấy khô
Sau khi tăng nhiệt, thành phần nước trên bề mặt của nho sẽ bốc hơi, nước
trong quả sẽ đi ra ngoài.Trong quá trình sấy khô có 2 dạng khuếch tán: sự khuếch
tán ra ngoài của nước (sự bốc hơi nước của bề mặt quả) và sự khuếch tán bên
trong của nước (sự di chuyển của nước bên trong quả ra ngoài).
Sấy khô chủ yếu có 2 dạng: sấy tự nhiên và sấy nhân tạo.
+ Sấy tự nhiên: tận dụng gió nóng và nhiệt bức xạ của mặt trời để làm khô.
Chọn nơi thoáng, thông gió, bằng phẳng, rải nho lên trên bãi hoặc trước tiên phải
trải chiếu, mền lên mặt đất rồi mới cho nho lên phơi dưới nắng gắt.
+ Sấy nhân tạo: đòi hỏi thiết bị tăng nhiệt và giữ nhiệt phải tốt, bảo đảm
thông gió, hợp vệ sinh, tiện thao tác quản lý.Thường sử dụng lò sấy và phòng sấy.
1.8.3.2. Lạnh đông:
Nhiệt độ thấp làm hạn chế hoặc ngừng sự phát triển của vi sinh vật, bởi ở
nhiệt độ thấp các phản ứng hóa học bị chậm lại, các enzym không hoạt động. Do
đó, nho ít bị hư hỏng.
Công nghệ sản xuất rượu vang nho
SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 27
Sơ đồ bảo quản nho:
Bảo quản
Vận chuyển
Người tiêu dùng
Định lượng
Đóng gói
Thu hoạch
Làm lạnh
Phân loại
Rửa
Xử lý hóa học
Công nghệ sản xuất rượu vang nho
SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 28
1.9. Tìm hiểu về nấm men:
1.9.1. Hình dạng và kích thước:
1.9.1.1. Hình dạng tế bào nấm men:
Nấm men thường có hình dạng khác nhau, thường có hình cầu, hình elip,
hình trứng, hình bầu dục và cả hình dài. Một số loài nấm men có tế bào hình dài
nối với nhau thành những dạng sợi gọi là khuẩn ty (Mycelium) hay khuẩn ty giả
(Pseudo mycelium). Tuy nhiên hình dạng của chúng không ổn định, phụ thuộc vào
tuổi của nấm men và điều kiện nuôi cấy.
1.9.1.2. Kích thước tế bào nấm men:
Tế bào nấm men thường có kích thước lớn gấp từ 5 – 10 lần tế bào vi khuẩn.
Kích thước trung bình:
- Chiều dài: 9 – 10 m
- Chiều rộng: 2 – 7 m
Kích thước cũng thay đổi, không đồng đều ở các loài khác nhau, ở các lứa
tuổi khác nhau và điều kiện nuôi cấy khác nhau.
1.9.2. Cấu tạo tế bào nấm men:
Tế bào nấm men cũng như nhiều loại tế bào khác được cấu tạo chủ yếu từ
các phần cơ bản như sau:
- Thành tế bào: cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau. Trong đó chủ yếu
là: glucan, manan, protein, lipid và một số thành phần nhỏ khác như
kitin, volutin,…
- Màng nguyên sinh chất: gồm các hợp chất phức tạp như protein,
phospholipit, enzyme permeaza…
- Chất nguyên sinh: thành phần cấu tạo chủ yếu là nước, protit, gluxit,
lipit và các muối khoáng, enzyme và có các cơ quan trong đó.
- Nhân tế bào.
Công nghệ sản xuất rượu vang nho
SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 29
1.9.3. Sự sinh sản của nấm men:
Nấm men có một số hình thức sinh sản sau:
- Sinh sản bằng cách nảy chồi.
- Sinh sản bằng cách phân đôi.
- Sinh sản bằng bào tử và sự hình thành bào tử.
1.9.4. Một số loài nấm men thường gặp trong sản xuất rượu vang:
Sau đây là một số loài nấm men thường gặp trong nước quả có vai trò quan
trọng trong nghề làm rượu vang.
1.9.4.1. Saccharomyces cerevisiae:
Đây là tên hiện nay dùng phổ biến, trước đây người ta gọi là
Saccharomyces cerevisiae Meyer hay là S. ellipsoideus theo Lodder là
Saccharomyces vini.
Nấm men này phổ biến trong quá trình lên men nước quả chiếm tới 80%
trong tổng số Saccharomyces có trong nước quả khi lên men. Khả năng kết lắng
của nó phụ thuộc vào từng nòi: các tế bào dạng bụi hoặc dạng bông. Nguồn dinh
dưỡng cacbon của loại này là đường, cồn và acid hữu cơ, những tác nhân sinh
trưởng là acid pantotinic, biotin, mezoinozit, thiamin và piridoxin.
Đa số các tế bào của loài này hình ovan có, sinh sản theo lối nẩy chồi và tạo
thành bào tử. Saccharomyces cerevisiae sinh ra enzyme invectara có khả năng
khử đường sacaroza thành fructoza và glucoza, vì vậy trong lên men ta có thể bổ
sung loại đường này vào dung dịch quả và hàm lượng rượu được tạo thành bình
thường đối với nhiều nòi của nấm men này chỉ đạt được 8 – 10% so với thể tích.
Ở giai đoạn cuối lên men Saccharomyces cerevisiae kết lắng nhanh và làm
trong dịch rượu.
Ở nòi của giống này có đặc tính riêng về khả năng tạo cồn, chịu sunfit, tổng
hợp các cấu tử bay hơi và các sản phẩm thứ cấp tạo ra cho vang có mùi vị đặc
trưng riêng biệt.
Công nghệ sản xuất rượu vang nho
SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 30
Giai đoạn cuối cùng của quá trình lên men các tế bào Saccharomyces
cerevisiae thường bị già, không tiếp tục chuyển đường thành cồn và bị chết rất
nhanh.
1.9.4.2. Saccharomyces uvarum:
Men này được tách từ nước nho, rượu len men tự nhiên. Về hình thái nó
không khác với các loài khác. Khả năng sinh bào tử khá mạnh trên môi trường
thạch – malt. Các nòi của loài này có thể lên men 12 – 130 cồn trong dung dịch
nước nho.
1.9.4.3. Saccharomyces chevalieri:
Theo Lodder là Saccharomyces chevalieri Guilliermond. Nấm men này
được tách từ nước nho lên men tự nhiên, từ rượu vang non được gây men nước
dừa hoặc nước cọ. Saccharomyces chevalieri thuần chủng lên men nước nho có
thể tạo 160 cồn. Nó thường lẫn với Saccharomyces cerevisiae.
1.9.4.4. Saccharomyces oviformis:
Theo Lodder là Sac. Beuanes saccardo. Được tách ra từ nước nho tự lên
men, nhưng loại nấm men này ít hơn so với Sacch. vini. Giống thuần chủng phát
triển tốt trong nước nho và các loại nước quả khác, có khả năng chịu được đường
cao, cồn cao, lên men kiệt đường và tạo thành tới 180 cồn.
Các yếu tố sinh trưởng của loại này giống như Sacch. vini và có khả năng
chịu được cồn cao. Dùng các nòi thuần chủng của giống này lên men dịch quả có
hàm lượng đường cao để chế vang khô cho kết quả tốt.
Có hình dáng giống như Saccharomyces cerevisiae và có thể tạo thành 18%
rượu trong quá trình lên men, giống này tạo thành màng trên dịch quả. S.
oviformis lên men được glucose, fructose, mantose, saccarose, maltose và 1/3
rafinose, không lên men được lactose, pentose. Điều khác nhau cơ bản của S.
oviformis với S. vini là S. oviformis không lên men được galactose và men nổi lên
bề mặt dịch lên men tạo thành màng.
Hai giống sản xuất rượu vang này (S. vini và S. oviformis) có nhiều nòi
được dùng trong sản xuất.
Công nghệ sản xuất rượu vang nho
SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 31
1.9.4.5. Hanseniaspora apiculate – Kloeckera apiculata:
Kloeckera apiculata: kích thước tương đối nhỏ, có hình ovan – elip hoặc
hình quả chanh, tế bào có một đầu nhỏ người ta thường gọi là nấm men hình chùy.
Sinh sản bằng nảy chồi, rất phổ biến ở vỏ quả và nhiễm vào nước quả chiếm đến
90% tổng số men khi bắt đầu lên men. Nó có thể lên men tạo thành 6 – 7
0
cồn,
nhưng tạo ra một loạt các acid bay hơi cũng như các ester của chúng làm cho dịch
có mùi tạp và nó còn kìm hãm các loài nấm men chính trong lên men, K. apiculata
nhạy cảm với SO2.
Trong nghề làm rượu vang người ta không mong muốn loài nấm men này
phát triển, nếu có thì chỉ cần có trong giai đoạn đầu tạo được 3 – 4
0
cồn.
Công nghệ sản xuất rượu vang nho
SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 32
Phần 2
PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Công nghệ sản xuất rượu vang nho
SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 33
2.1. Nuôi cấy vi sinh vật:
2.1.1. Chuẩn bị môi trường nuôi cấy nấm men:
2.1.1.1. Nguyên tắc của việc chế tạo môi trường:
Dựa trên cơ sở nhu cầu về các chất dinh dưỡng và khả năng đồng hóa các
chất dinh dưỡng của từng loại vi sinh vật. Để so sánh đặc tính và tốc độ phát triển
của chúng thì các giống phải được nuôi tăng sinh trong cùng điều kiện để có tính
chất sinh lý giống nhau.
Để đảm bảo sự cân bằng về áp suất thẩm thấu giữa môi trường và tế bào vi
sinh vật nên cần điều chỉnh tỉ lệ và nồng độ các chất trong thành phần môi trường.
Đảm bảo các điều kiện lý hóa cần thiết cho các hoạt động trao đổi chất của
vi sinh vật.
Sơ đồ thực hiện:
Cân
Bình tam giác
Nấu cách thủy
Khử trùng
(1210C, 15 phút)
Nước cất
Bột môi trường
Bảo quản và kiểm tra
môi trường
Công nghệ sản xuất rượu vang nho
SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 34
2.1.1.2. Thuyết minh sơ đồ:
Môi trường sử dụng nuôi cấy nấm men là môi trường Sabouraud, có công
thức chế tạo như sau:
Special peptone 10g/l Glucose 40g
Dextrose 20g/l Nước 1 lít
pH (25
0
C) 5.6-6.0
Cân môi trường nuôi cấy và hòa tan trong nước cất với hàm lượng xác định
như sau:
Bột môi trường 70g
Nước cất 1000ml
Cho hỗn hợp trên vào bình tam giác và nấu cách thủy để các thành phần
trong môi trường hòa tan trong nước.
Dùng bông gòn bịt kín miệng bình tam giác.
Rửa sạch các đĩa Petri, ống nghiệm, pipette. Sau đó dùng giấy bịt kín để
thanh trùng.
Tiệt trùng môi trường, dụng cụ ở nhiệt độ 1210C trong thời gian 15 phút.
Lấy môi trường và dụng cụ ra khỏi nồi tiệt trùng.
Phân phối môi trường từ bình tam giác và dụng cụ. Đối với đĩa petri lượng
môi trường phân phối vào có độ dày khoảng 2 mm. Đối với ống nghiệm lượng
môi trường cho vào bằng 1/3 chiều cao của ống.
Quá trình phân phối môi trường vào dụng cụ chứa phải tuân thủ một số
nguyên tắc cơ bản sau:
- Môi trường khi được phân phối phải ở trạng thái lỏng.
- Các thao tác phân phối cần phải nhanh, gọn, khéo léo để môi trường
không bị dính lên miệng hay thành của dụng cụ chứa và phải hoàn thành
trước khi môi trường hóa rắn.
Bảo quản và kiểm tra môi trường
Công nghệ sản xuất rượu vang nho
SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 35
- Đối với môi trường chưa sử dụng, cần được bảo quản ở chỗ mát, nhiệt
độ thấp (khoảng 20-25 0C), hạn chế tác dụng của ánh sáng và không để
môi trường bị khô.
- Trước khi sử dụng lại để kiểm tra độ vô khuẩn của môi trường, ta
thường đặt chúng vào chỗ ấm ở nhiệt độ 37
0
C trong 42-48 giờ, sau đó
lấy ra quan sát, loại bỏ các ống có vi sinh vật phát triển.
2.1.2. Phân lập nấm men:
2.1.2.1. Mục đích:
Trong dịch lên men, vi sinh vật tồn tại ở dạng hỗn hợp gồm nhiều loài khác
nhau (nấm men, nấm mốc, vi khuẩn). Muốn nghiên cứu những đặc tính sinh lý,
sinh hóa hoặc sử dụng một loài nào đó thì cần phải đưa chúng về dạng thuần khiết.
Phân lập nấm men là quá trình tách riêng các chủng nấm men từ quần thể
ban đầu và đưa về dạng thuần khiết. Nấm men ở dạng thuần khiết là giống nấm
men được tạo ra từ một tế bào ban đầu.
Công nghệ sản xuất rượu vang nho
SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 36
Sơ đồ thực hiện:
Nho
Tạo khuẩn lạc trên đĩa Petri
Tách ròng và nuôi cấy vào ống
nghiệm
Cấy truyền
Nhân giống trong ống
nghiệm
Nước nho
Phối chế
(pH = 4 – 4.3 ; Brix = 22)
Thanh trùng bằng NaHSO3
(122mg/l)
Nhân giống trong bình tam
giác
Xử lí
Công nghệ sản xuất rượu vang nho
SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 37
2.1.2.2. Thuyết minh sơ đồ:
Nho sau khi xử lí rửa sạch, dùng dao cắt đôi thành hai miếng.
Để một nửa trái trên bề mặt của đĩa petri đã được phân phối môi trường vào,
lắc nhẹ cho nửa quả nho chạy đều trên bề mặt đĩa.
Lấy nửa trái nho ra.
Lật úp đĩa và đặt vào tủ ủ vi sinh ở nhiệt độ 370C trong 24 đến 48 giờ cho
khuẩn lạc xuất hiện.
Xác định các chủng nấm men bằng cách quan sát;
+ Hình dạng, kích thước và màu sắc của khuẩn lạc (bằng mắt thường).
+ Quan sát hình dạng và kích thước của tế bào nấm men dưới kính hiển vi.
Chọn ra giống nấm men tiêu biểu đem cấy vào ống nghiệm là giống có
khuẩn lạc trắng trong, tế bào hình trứng lớn.
Lưu ý : Mọi thao tác trên phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng:
+ Tay và bề mặt tiếp xúc trong tủ sấy được khử trùng bằng cồn.
+ Không khí trong tủ được khử trùng bằng tia UV.
+ Dụng cụ phải được khử trùng trên ngọn lửa đèn cồn.
Kiểm tra độ thuần khiết của giống mới vừa phân lập bằng cách kiểm tra vết
cấy, kiểm tra độ thuần chủng của các khuẩn lạc và kiểm tra tế bào nấm men dưới
kính hiển vi.
Cấy truyền để bảo tồn giống vừa phân lập: tay trái cầm hai ống nghiệm
(một ống giống và một ống môi trường), tay phải cầm que cấy và khử trùng trên
ngọn đèn cồn cho đến khi nóng đỏ que cấy. Sau đó, dùng ngón cái và ngón trỏ
xoay nhẹ nút ống nghiệm ra . Tiếp theo hơ nóng để khử trùng không khí ở miệng
hai ống nghiệm. Đợi que cấy vừa nguội, khéo léo đưa que cấy tiếp xúc với khuẩn
lạc trong ống nghiệm. Kế tiếp rút que cấy ra, không để que cấy chạm vào thành
ống nghiệm và đưa vào ống nghiệm chứa môi trường, lướt que cấy trên mặt thạch
theo kiểu hình chữ zic zắc. Cuối cùng, rút que cấy ra, khử trùng lại phần không khí
nơi miệng hai ống nghiệm rồi đậy nắp ống lại và khử trùng lại que cấy sau khi sử
dụng xong.
Công nghệ sản xuất rượu vang nho
SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 38
Nhân giống trong ống nghiệm và trong bình tam giác để phát triển sinh
khối để khảo sát tốc độ lên men của giống nấm men và để giữ giống.
2.1.2.3. Phương pháp thực hiện:
Nho sau khi loại bỏ cuống, rửa sạch cho vào máy ép lấy dịch quả và xác
quả. Tách riêng phần xác quả, lấy dịch trong mang đi phối chế. Sau đó đem đi
thanh trùng bằng NaHSO3 120mg/l, khi NaHSO3 phân hủy hoàn toàn (sau khoảng
30 phút), cho nấm men vào.
+ Phối chế: dùng pH kế và chiết quang kế để điều chỉnh dịch quả pH và độ
Brix đạt yêu cầu, nếu chưa đạt bổ sung đường và acid citric cho đat yêu cầu.
+ Bổ sung nấm men với hàm lượng 2% giống.
+ Khuấy đảo đều, sau đó phân tích mẫu ban đầu N0. Sau khi đã phân tích
mẫu ban đầu, dịch quả đem đi phân phối vào một số chai thủy tinh với hàm lượng
250ml/chai.
+ Dùng bông gòn đậy kín chai.
+ Quan sát quá trình lên men cứ sau 12h lấy mẫu ra phân tích. Mỗi chai
được lấy đem đi phân tích theo thời gian, điều này không gây nhiễm vào các mẫu
khác khi lấy mẫu.
. pH: đo bằng pH kế.
. Tỉ trọng .
. Hàm lượng CO2.
. Độ cồn.
. Độ Brix: đo bằng chiết quang kế.
. Tế bào nấm men.
+ Đếm bằng kính hiển vi.
+ Cấy trên đĩa petri đếm khuẩn lạc.
2.1.3. Phương pháp nhân giống nấm men:
Cần bổ sung Zn và N. Môi trường giống khởi động càng giống môi trường
lên men chính càng tốt. Sục khí hoặc lắc đóng vai trò quan trọng
Công nghệ sản xuất rượu vang nho
SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 39
Môi trường YEPG: yeast extract 5g/l; pepton 10g/l; glucose 20g/l
2.2. Đo độ đường:
2.2.1. Khái niệm:
Lượng đường trong quả nho hoặc nước nho, hoặc vang chiếm phần lớn
lượng chất rắn hòa tan (90 – 94%) có trong nước ép nho. Vì vậy việc đo tổng
lượng chất rắn hòa tan được coi như là đo lượng đường.
2.2.2. Phương pháp:
Có thể dùng hydrometer (đo tỷ trọng của dung dịch) hoặc refractometer (đo
độ phản xạ của ánh sáng khi đi qua dung dịch) để đo chỉ tiêu này.Đơn giản nhất là
dùng refractometer mặc dầu vẫn có sự khác biệt về giá trị đo giữa hai dụng cụ.
Các thiết bị đo các chỉ tiêu theo tính chất vật lý cần sử dụng ở 20oC.
2.2.3. Thiết bị và dụng cụ:
- Hydrometer hoặc Refractometer (0 – 35oBrix).
- Ống đong 250ml.
- Nhiệt kế.
Ống thạch nghiêng (rửa bằng môi
trường vô trùng)
10ml môi trường YEPG – 24h,
20C
100ml môi trường YEPG –
3 ngày lắc, 25C
2l môi trường YEPG – 3 ngày sục
khí, 25C
20l dịch đường – 3 ngày sục khí,
25C
Công nghệ sản xuất rượu vang nho
SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 40
- Phễu lọc.
- Beaker.
2.2.4. Hóa chất:
- 300ml (được lấy ngẫu nhiên từ các vị trí khác nhau rồi trộn lại).
- Cồn 70%.
- Dung dịch sucrose 20%.
- Giấy lau kính.
2.2.5. Phương pháp tiến hành:
2.2.5.1. Hydrometer:
Cho mẫu (đã làm lạnh đến 20
o
C) vào ống đong sạch và khô.
Đặt nhẹ nhàng hydrometer vào, không để cho hydrometer chạm vào thành
và đáy của ống đong.
Để yên vài phút cho dụng cụ đo ổn định. Đọc kết quả.
Dùng nhiệt kế đo lại nhiệt độ của mẫu. Tính kết quả.
Chú ý: làm sạch dụng cụ sau khi sử dụng.
2.2.5.2. Refeactometer:
Làm sạch lăng kính bằng cồn 70
o
trước khi sử dụng.
Lau khô bằng giấy lau kính.
Chú ý, mỗi lần thay dung dịch kiểm tra, đều phải làm sạch và khô lăng kính.
Chỉnh refractometer vào vị trí có thể quan sát được tốt nhất.
Nhỏ nước cất vào lăng kính (tương đương 0Brix).
Nhỏ dung dịch sucrose vào lăng kính (tương đương 20Brix).
Nhỏ dung dịch cần đo vào lăng kính. Đọc kết quả.
Chú ý: không được để lẫn bọt khí vào dịch đo trong quá trình chỉnh dụng cụ và
quá trình đo.
2.2.5.3. Đơn vị đo:
Mỗi vùng sử dụng một đơn vị khác nhau để đo lượng đường. Đức, Áo,
Thụy Sĩ dùng Oechslé. Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Úc, New Zealand
dùng Baumé. Độ Brix (hoặc Balling) được sử dụng tại phần lớn các nước còn lại.
Công nghệ sản xuất rượu vang nho
SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 41
Cần chú ý rằng độ chính xác của phép đo phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ
của mẫu chất lỏng. Do vậy cần chỉnh lý kết quả đo nếu nhiệt độ đo khác với 20C.
Lượng cồn tiềm tàng là lượng cồn có thể chuyển hóa từ lượng đường tương
ứng có trong quả. Được tính theo khả năng chuyển hóa đường thành cồn: 16,83g
đường/L tương đương với 1% alcohol.
2.3. Đo độ cồn rượu vang: