Khóa luận Công tác nghiên cứu và phát triển thị trường nhập khẩu sách báo của Công ty Xuất nhập khẩu sách báo Xunhasaba

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Chương I Công tác nghiên cứu và phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2

I - Khái quát công tác nghiên cứu thị trường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2

1. Một số nét chung về thị trường và nghiên cứu thị trường 2

2. Nội dung nghiên cứu thị trường 10

3. Quy trình nghiên cứu thị trường 14

4. Phương pháp nghiên cứu thị trường 15

II - Công tác phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 16

1. Chiến lược thị trường và ý nghĩa của nó trong kinh doanh 16

2. Chiến lược phát triển thị trường theo chiều rộng 18

3. Chiến lược phát triển thị trường theo chiều sâu 19

4. Các phương thức phát triển và củng cố thị trường 21

Chương II Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu sách báo và công tác nghiên cứu, phát triển thị trường nhập khẩu sách báo của Công ty Xunhasaba 25

I - Khái quát về Công ty Xunhasaba 25

1. Sù ra đời và quá trình phát triển 25

2. Chức năng và nhiệm vụ 26

3. Cơ cấu tổ chức 27

II - Khái quát hoạt động kinh doanh nhập khẩu sách báo của Công ty Xunhasaba. 30

1. Những đặc điểm chủ yếu trong kinh doanh nhập khẩu sách báo của Xunhasaba. 30

2. Khái quát hoạt động kinh doanh nhập khẩu sách báo của Xunhasaba trong những năm gần đây 35

3. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Xunhasaba những năm qua. 40

III - Thực trạng hoạt động nghiên cứu thị trường nhập khẩu sách báo của Công ty Xunhasaba 43

1. Vị trí của Xunhasaba trên thị trường nhập khẩu sách báo 43

2. Nghiên cứu môi trường và thị trường nhập khẩu sách báo của Xunhasaba 44

IV - Thực trạng hoạt động phát triển thị trường nhập khẩu sách báo của Xunhasaba 50

1. Giao dịch trực tiếp theo truyền thống 50

2. Tổ chức, tham dự các hội chợ, triển lãm sách trong và ngoài nước 50

3. Tổ chức hội nghị khách hàng 52

4. Tuyên truyền, quảng cáo 52

5. Nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng 54

6. Liên doanh, liên kết trong và ngoài nước 55

7. Đánh giá chung 56

Chương III Giải pháp hoàn thiện công tác nghiên cứu và phát triển thị trường nhập khẩu sách báo của Xunhasaba 58

I - Triển vọng và định hướng nhập khẩu của Công ty trong tương lai 58

1. Dự báo về thị trường nhập khẩu sách báo trong thời gian tới 58

2. Định hướng nhập khẩu của Công ty trong thời gian tới 61

II - Giải pháp phát triển thị trường nhập khẩu sách báo của Xunhasaba trong tương lai 63

1. Nhóm giải pháp về nghiên cứu và phát triển thị trường nhập khẩu sách báo 63

2. Nhóm giải pháp phát triển thị trường nhập khẩu sách báo của Xunhasaba 66

3. Nhóm giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sách báo nhập khẩu trong nước của Xunhasaba 68

III - Mét số kiến nghị cụ thể 73

1. Những kiến nghị đối với Nhà nước 73

2. Những kiến nghị đối với Công ty 76

Kết luận 79

Tài liệu tham khảo

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2432 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Công tác nghiên cứu và phát triển thị trường nhập khẩu sách báo của Công ty Xuất nhập khẩu sách báo Xunhasaba, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xunhasaba đã gặp nhiều khó khăn khi xuất hiện những đối thủ trên thị trường. Tuy nhiên, Công ty đã nhanh chóng thích ứng với hoàn cảnh mới, kịp thời đưa ra những biện pháp thích hợp để khuyến khích khách hàng như ưu đãi về giá hay dịch vụ, kết quả là đạt được những thành tích rất đáng tự hào. Xem biểu kim ngạch và doanh thu nhập khẩu để thấy rõ hơn điều đó: Biểu 1 - Kim ngạch (KN) và doanh thu (DT) nhập khẩu của Xunhasaba trong 3 năm qua. Năm Chỉ tiêu 2000 2001 6 tháng đầu năm 2002 2001/2000 (%) KNNK (USD) 2.017.179 2.417.984 1.053.712 119,87 DTNK (1000đ) 36.630.767 41.394.033 17.957.667 113,00 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2000 - 2002 của Xunhasaba) Biểu trên đã cho thấy kim ngạch nhập khẩu liên tục tăng: năm 2001 tăng 19,87% so với năm 2000; chỉ 6 tháng đầu năm 2002 đã đạt kim ngạch 1.053.712 USD tương đương 42% chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Doanh thu nhập khẩu còn có những kết quả đáng mừng hơn nhiều. Năm 2000 đạt gần 37 tr.đ, tăng 8% so với năm 1999 (33.920 tr.đ) và năm 2001 tăng 13% so với năm 2000; chỉ 6 tháng đầu năm 2002 đã đạt mức doanh thu tiêu thụ hàng nhập khẩu là 17.957,667 (tr.đ) mặc dù thị trường tiêu thụ sách báo nhập khẩu đa số là các cơ quan Đảng, Nhà nước, các Bộ, Vụ, Viện,... chỉ thực sự nhén nhịp vào 6 tháng cuối năm. Kết quả này phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phải tính đến yếu tố tỷ giá, nhưng điều quan trọng là những nỗ lực của Công ty trong việc khuếch trương hoạt động kinh doanh, mở rộng mạng lưới khách hàng, tăng cường đội ngò cán bộ và trang bị kiến thức cho họ. 2.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Hàng nhập khẩu của Xunhasaba gồm hai nhóm chủ yếu là sách và báo, tạp chí. Ngoài ra, Công ty còn nhập một số sách báo dưới dạng CD-ROM, cơ sở dữ liệu, tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu của dạng sách báo này không đáng kể. Kim ngạch nhập khẩu của báo, tạp chí chiếm tỷ trọng cao nhất. Điều này được giải thích rằng các cơ quan đặt mua báo, tạp chí hầu hết bằng nguồn vốn ngân sách - hầu như là khiêm tốn so với nhu cầu mua sắm tài liệu phục vụ nghiên cứu, trong khi giá của một tờ báo, tạp chí nhập khẩu thông thường rẻ hơn một cuốn sách phục vụ cho cùng một nội dung nghiên cứu tới 6-10 lần, chưa tính cước chuyển gửi. Theo nhu cầu của khách hàng trong nước, hàng năm Công ty nhập về khoảng 3000 loại báo, tạp chí từ nhiều nước trên Thế giới với số lượng từ 90-120 vạn tờ/năm. Có thể chia báo, tạp chí nhập khẩu thành hai loại báo tin nhanh và báo, tạp chí chuyên nghành. Báo tin nhanh là những tờ báo ra hàng ngày và hàng tuần. Đây là những tờ báo phản ánh đời sống chính trị, kinh tế và xã hội hàng ngày, đòi hỏi phải đưa đến độc giả kịp thời mới có giá trị. Hiện nay, Công ty nhập về 49 loại báo tin nhanh phục vụ cho các công ty nước ngoài, văn phòng đại diện, sứ quán có trụ sở ở Việt Nam. Loại báo, tạp chí này Công ty phải vận chuyển bằng đường hàng không để đảm bảo an toàn và kịp thời. Báo, tạp chí chuyên nghành do Công ty nhập về thường để cung cấp cho các thư viện, các viện nghiên cứu, các cơ quan đặt mua. Chúng chủ yếu thuộc các lĩnh vực như tin học, kỹ thuật, y sinh học, kinh tế, văn hoá, điện ảnh,... Xem biểu cơ cấu hàng nhập khẩu của Xunhasaba dưới đây ta sẽ thấy báo, tạp chí là mặt hàng chiếm ưu thế của Công ty: Biểu 2 - Cơ cấu hàng nhập khẩu trong kim ngạch nhập khẩu (KNNK) sách báo của Xunhasaba 2000-2002. Mặt hàng NK Năm Sách Báo, tạp chí Tổng KNNK (1000 USD) Lượng (cuốn) Kim ngạch (1000 USD) Tỷ trọng (%) Lượng (tê) Kim ngạch (1000 USD) Tỷ trọng (%) 2000 26.492 277,504 13,75 1.146.765 1.739,675 86,24 2.017,179 2001 57.653 342,138 13,40 990.948 2.075,846 85,85 2.417,984 6 tháng đầu 2002 128.746 289,81 27,50 397.186 763,90 72,50 1.053,712 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2000 - 2002 của Xunhasaba) Biểu bảng trên cho thấy, kim ngạch nhập khẩu báo, tạp chí luôn chiếm hơn 70% so với tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn Công ty. Mặc dù vậy, kim ngạch nhập khẩu sách cũng đang tăng dần lên. Điều này là đáng mừng xét dưới góc độ trình độ dân trí chung của độc giả cũng như góc độ kinh doanh của Công ty, vì lãi thu được từ sách nhập khẩu lớn hơn nhiều so với báo, tạp chí. Thật vậy, Công ty thường được hưởng tỷ lệ chiết khấu là 25-30% đối với sách nhập khẩu trong khi báo, tạp chí chỉ ở mức 5-10%. Hơn nữa điều kiện thanh toán của sách nhập khẩu tương đối dễ chịu, Công ty thường được hưởng khoản tín dụng trả chậm từ 60 đến 90 ngày từ nhà cung cấp, trong khi báo, tạp chí nhập khẩu đều phải thanh toán trước khi nhận hàng. Cũng cần phải nói rằng, đại đa số sách báo do Công ty nhập khẩu hiện nay thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật (KH-KT) (chiếm 80- 85%), số còn lại thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, kinh tế, giáo khoa,... Sách báo thuộc lĩnh vực văn học, phục vụ giải trí đơn thuần chỉ chiếm từ 3-5%, còn lại là sách báo phục vụ cho thiếu nhi. 2.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu sách báo Thị trường nhập khẩu sách báo theo khái niệm truyền thống gồm thị trường cung cấp nguồn hàng (thị trường mua) và thị trường tiêu thụ (thị trường bán). Do đó, nghiên cứu cơ cấu thị trường nhập khẩu sách báo là xem xét cơ cấu của cả hai thị trường trên. Trước tiên, ta hãy xem xét biểu cơ cấu thị trường mua của Xunhasaba từ năm 2000 trở lại đây: Biểu 3 - Tình hình nhập khẩu của Xunhasaba từ các nước chủ yếu trong 2 năm qua. 2000 2001 Số lượng (cuốn) Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) Số lượng (cuốn) Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) TỔNG GIÁ TRỊ 2.017,179 2.417,984 Chia theo nước * Sách 26.492 277,504 100 57.653 342,138 100 1. Anh 824 10,465 3,77 10.173 33,238 9,71 2. Đức 2.234 50,342 18,14 349 43,420 12,69 3. Singapo 2.116 35,428 12,76 11.188 75,654 22,11 4. Mỹ 5.407 133,204 48 727 19,198 5,61 5. Pháp 320 2,913 1,05 02 0,826 0,24 6. Trung Quốc 13.302 34,973 12,6 32.384 116,660 34,09 7. Nga 1.886 8,685 3,13 911 9,857 2,88 8. Hàn Quốc - - - 769 7,123 2,08 9. Các nước khác 403 1,494 6,54 1.150 36,162 10,57 *Báo 1.146.765 1.739,675 100 990.948 2.075,846 100 1. Nhật 155.840 169,936 9,77 139.145 324,820 15,64 2. Hồng kông 234.309 301,933 17,36 271.838 406,9446 19,6 3. Thái Lan 71.706 80,624 4,63 52.343 58,178 2,8 4. Singapo 88.558 96, 959 5,57 69.065 127,218 6,13 5. Mỹ 186.591 242,547 13,94 25.506 221,756 10,68 6. Pháp 36.859 231,096 13,28 42.114 268,204 12,92 7. Trung Quốc 22.740 67,788 3,89 15.704 49,134 2,37 8. Nga 33.607 92,969 5,34 36.010 100,794 4,9 9. Hàn Quốc 132.389 204,069 11,73 142.744 152,667 7,4 10. Đài Loan 180.000 240,000 13,79 180.000 218,000 10,5 11. Đức - - - 3.774 31,992 1,54 12. Các nước khác 4.166 29,754 1,71 9.705 116,137 5,6 (Nguồn: Tổng kết nhập khẩu trực tiếp cuối năm 2000 - 2002 của Xunhasaba) Nhìn vào biểu bảng trên có thể nhận thấy, sách báo được Xunhasaba nhập chủ yếu từ châu Á và châu Âu. Về nguồn hàng ở châu Á, Xunhasaba chủ yếu nhập sách của Trung Quốc, Singapo. Mặt hàng sách nhập về 2 năm qua tăng với mức độ lớn cả về số lượng và giá trị. Ở châu Âu, Đức là thị trường cung cấp lớn nhất, sau đó là Anh, mặc dù năm 2001 số lượng đầu sách nhập của Anh tăng rất ngoạn mục nhưng tỷ trọng về giá trị nhập vẫn phải xếp sau Đức. Ở châu Mỹ, Mỹ là thị trường cung cấp dồi dào nhưng do những bất ổn về kinh tế và chính trị hai năm gần đây nên lượng sách nhập khẩu từ nước này đang giảm xuống. Về mặt hàng báo, tạp chí nhập khẩu, ở khu vực châu Á, hiện nay Hồng Kông là thị trường cung cấp đứng đầu cả về số lượng lẫn kim ngạch; tiếp đến là Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc. Tại khu vực châu Âu, báo, tạp chí nhập từ Pháp không nhiều về số lượng nhưng đạt kim ngạch tương đối lớn; Đức là thị trường mới, chỉ từ 2001 mới thực hiện giao dịch nên trị giá nhập khẩu chưa cao. Tại khu vực châu Mỹ, kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu báo, tạp chí hai năm qua, tuy nhiên có thể nhận thấy số lượng nhập đã giảm đi đáng kể năm 2001 so với năm 2000. Về thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu, Công ty thực hiện hai phương thức bán hàng: bán buôn và bán lẻ. Tương ứng với hai phương thức này là những nhóm khách hàng khác nhau, từ đó mà quy định nên cơ cấu thị trường bán trong nước. Phương thức đầu phục vụ cho nhóm khách hàng tập trung còn gọi là nhóm 1: đó là các cơ quan, đoàn thể Nhà nước, các vụ viện nghiên cứu, các dự án cấp Bộ, Nhà nước, các trường đại học, các thư viện, các tổ chức, công ty nước ngoài tại Việt Nam, các nhà buôn trong nước. Phương thức thứ hai phục vụ cho các cá nhân, nhóm 2, có nhu cầu về sách báo ngoại văn để học tập, nghiên cứu, giải trí. Với đặc điểm khách hàng như vậy nên tỷ trọng doanh thu của hai nhóm khách hàng này có sự chênh lệch đáng kể, thể hiện ở biểu sau: Biểu 4 - Thị trường tiêu thụ trong nước của Xunhasaba theo các nhóm khách hàng . Khách hàng 2000 2001 6tháng đầu 2002 DT (trđ) TT (%) DT (trđ) TT (%) DT (trđ) TT (%) Nhóm 1 38.800 97 44.583 95,23 9.073 45,2 Nhóm 2 1.200 3 2.234 4,77 11.000 54,8 Tổng DT 40.000 100 46.817 100 20.073 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2000 - 2002 của Xunhasaba) Số liệu thống kê biểu 4 cho thấy, nhóm 1 chiếm tỷ trọng doanh thu rất lớn, thường là 80-90% doanh số bán hàng của Công ty. Thị trường bán buôn chỉ thực sự sôi động vào những tháng cuối năm, do việc những đơn vị mua sách bằng nguồn ngân sách Nhà nước chỉ được rót tiền vào khoảng thời gian này. Đó là lý do doanh thu 6 tháng đầu năm 2002 chỉ ở mức 9.073 (tr.đ). Nhóm 2 đạt doanh thu tương đối khiêm tốn, song có thể nhận thấy mức tăng trưởng qua các năm là rất cao. Đặc biệt chỉ 6 tháng đầu năm 2002 doanh thu bán lẻ lên tới 11.000 (tr.đ), một con số khá ngoạn mục. Điều đó chứng tỏ nhu cầu đối với sách báo ngoại văn của người dân đang tăng lên rõ rệt và thị trường bán lẻ này còn nhiều triển vọng đáng kể, bởi lẽ trình độ học vấn của người dân được nâng cao và mức thu nhập của họ ngày càng được cải thiện. Nó cũng chứng tỏ rằng Xunhasaba đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm và thoã mãn nhu cầu của thị trường. 3. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Xunhasaba những năm qua. Xunhasaba từ năm 1999 đã không còn là doanh nghiệp độc quyền trong kinh doanh xuất nhập khẩu sách báo. Điều này gây ra một số khó khăn cho Công ty nhưng cũng mang lại những thay đổi đáng kể. Đó cũng là kết quả đáng mừng trong định hướng hoạt động kinh doanh đúng đắn của Xunhasaba. Công ty chuyển hướng kịp thời để thích ứng và đáp ứng tích cực hơn nữa nhu cầu của người tiêu dùng. Vì có nhận thức đúng đắn như vậy nên những năm qua, Công ty hoạt động tương đối hiệu quả. Kim ngạch cũng như doanh thu xuất nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu, luôn vượt mức kế hoạch đề ra và đạt mức tăng trưởng khả quan. Lợi nhuận thu được trong thời gian qua tuy chưa được cao như thời kỳ độc quyền nhưng Công ty vẫn luôn là doanh nghiệp đứng đầu trong Tổng công ty về mức nép ngân sách cho Nhà nước và mang lại cho người lao động một nguồn thu nhập có thể nói là đáng kể so với các doanh nghiệp Nhà nước khác. Trên thực tế, mức thu nhập hàng năm bình quân đầu người năm 2002 đạt 1,252 tr.đ; năm 2001: 1,556 tr.đ và năm 2002: 1,619 tr.đ. Hoạt động nhập khẩu đã đóng góp phần xứng đáng vào kết quả cũng như hiệu quả kinh doanh của Công ty. Hoạt động này ngày càng được khai thác và phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Thị trường nguồn hàng nhập khẩu chủ yếu là châu Á và châu Âu, dần được mở rộng sang châu Mỹ, châu Óc. Công ty hiện nay có quan hệ giao dịch với hơn 50 nước trên Thế giới và mở văn phòng đại diện tại Liên bang Nga. Thị trường bán hàng nhập khẩu cũng rất sôi động, một mặt tập trung vào lượng khách hàng nhóm 1, mặt khác tăng cường hiệu quả của hệ thống bán lẻ và kết quả là doanh thu từ nhóm khách hàng này đã tăng dần lên. Về chủng loại mặt hàng nhập khẩu, ngoài những mặt hàng truyền thống như sách báo dưới hình thức in Ên, Công ty đã có những thành công bước đầu đáng khích lệ trong nhập khẩu các mặt hàng sách báo dưới dạng cơ sở dữ liệu, băng đĩa CD- ROM, hay nhập khẩu các văn hoá phẩm khác như tem chơi, bưu thiếp,... Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn tồn tại những khó khăn, bất cập trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng. Có thể nêu ra đây một số vấn đề tiêu biểu. Thứ nhất, giá sách báo nhập khẩu vẫn còn là quá cao so với thu nhập của người dân Việt Nam. Tình trạng tài chính có hạn là một trong những nguyên nhân chủ yếu hạn chế sức mua của độc giả, đặc biệt là những cá nhân sử dụng tiền tói để mua sách báo ngoại văn. Giá sách báo nhập khẩu đã cao, nhưng giá sách nhập khẩu còn cao hơn nhiều so với giá báo, tạp chí nhập khẩu. Từ đó gây ra tình trạng mất cân đối giữa sách và báo, tạp chí nhập khẩu. Có thể thấy một số lượng lớn và đa dạng các loại báo, tạp chí được xuất bản tại Hồng Kông, Singapo, Anh, Pháp, Mỹ,... ở các cửa hàng sách báo ngoại văn nhưng thật không dễ dàng tìm sách ngoại văn chuyên ngành ở đó. Do đó, vấn đề đặt ra cho Công ty là phải tìm được nguồn hàng có chất lượng tốt, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu và tương thích với thu nhập của người tiêu dùng. Thứ hai, đó là tình trạng vi phạm bản quyền trong lĩnh vực xuất bản, phát hành gây không Ýt trở ngại cho hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ sách báo nhập khẩu của Xunhasaba. Bất chấp luật bản quyền, hay hiệp định về bản quyền được ký song phương giữa Việt Nam và Mỹ, vi phạm bản quyền hiện nay ở nước ta rất đáng báo động. Thật vậy, một số nhà xuất bản như nhà xuất bản Văn hoá, nhà xuất bản Trẻ, Công ty phát hành sách thành phố Hồ Chí Minh, và nhiều nhà xuất bản phía Nam đã biên soạn lại sách nước ngoài (thực chất là chỉ dịch ra tiếng Việt), đưa đi in rồi phát hành mà phớt lờ việc mua bản quyền. Điều này gây ra sự phản ứng gay gắt từ phía nước ngoài. Tình trạng vi phạm bản quyền còn đặc biệt nghiêm trọng với loại sách photo (sách sao y bản chính bằng công nghệ photocopy). Phần lớn các giáo trình giảng dạy ngoại ngữ ở các trung tâm ngoại ngữ, các trường đại học,... đều sử dụng loại sách này. Trên thực tế, do có các loại sách này mà đa số người dân có thể mua được những tài liệu học tập, nghiên cứu của nước ngoài với giá chỉ bằng 1/10 so với giá sách nhập khẩu cùng loại. Tuy nhiên, xét trên phương diện lợi Ých lâu dài của Quốc gia, thiết nghĩ nên giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt. III - Thực trạng Hoạt động nghiên cứu thị trường nhập khẩu sách báo của Công ty Xunhasaba 1. Vị trí của Xunhasaba trên thị trường nhập khẩu sách báo Hoạt động xuất nhập khẩu sách báo đã được thực hiện ở Việt Nam từ khi miền Bắc giải phóng. Khi đó, Xunhasaba là đơn vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực này. Nhiệm vụ của xuất nhập khẩu sách báo lúc đó là phục vụ tuyên truyền đối ngoại, giao lưu quốc tế giữa Việt Nam và bè bạn Thế giới. Ngày nay, nước ta thực hiện đường lối mở cửa, bên cạnh nhiệm vụ hàng đầu trên Xunhasaba cũng là một đơn vị kinh tế, cho nên cũng phải thực hiện hoạt động kinh doanh vì mục đích lợi nhuận. Giai đoạn độc quyền trước 1999 trong kinh doanh xuất nhập khẩu sách báo trực tiếp đã đem lại cho Xunhasaba lợi Ých kinh tế không nhỏ song nó cũng tạo cho Công ty tính thụ động. Xunhasaba không cần tìm khách hàng, kém năng động trong việc tìm kiếm những nguồn hàng mới mà chỉ sẵn sàng trông đợi vào những đơn đặt hàng lớn của các đơn vị được Nhà nước cấp ngân sách, ngại phục vụ những khách hàng lẻ với giá trị thấp. Điều này đã gây nên tình trạng lúng túng khi bắt đầu chuyển sang thời kỳ cạnh tranh sau này. Cũng cần phải nói rằng, ngay cả trong thời kỳ độc quyền của Xunhasaba, cạnh tranh đã bước đầu xuất hiện, bởi lẽ một số công ty phát hành sách cũng đã kinh doanh sách báo nhập khẩu. Họ chủ yếu nhập uỷ thác qua Xunhasaba hoặc nhập theo con đường phi mậu dịch. Đến 1999, thị trường nhập khẩu sách báo Việt Nam nhén nhịp hẳn lên khi Nhà nước cho phép 3 công ty khác được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu sách báo trực tiếp, đó là: FAHASA thành phố HCM thuộc Sở văn hoá TPHCM; Công ty đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật CINDEMEX thuộc Bộ văn hoá; FAHASA Hà Nội thuộc Sở văn hoá Hà Nội. Những công ty này có những thuận lợi hơn hẳn Xunhasaba về hệ thống giới thiệu sản phẩm hay hệ thống cửa hàng rộng rãi, mặt khác trách nhiệm về tuyên truyền chính trị không phải là nhiệm vụ hàng đầu của họ, họ cũng mạnh dạn thử sức trong lĩnh vực mới này mà không sợ thua lỗ vì đã có lãi thu được từ sách quốc văn bù lỗ. Với những thuận lợi như vậy, các công ty này trong tương lai gần sẽ trở thành những đối thủ mạnh của Xunhasaba. Đến thời điểm hiện tại, Xunhasaba vẫn là doanh nghiệp đứng đầu trên thị trường nhập khẩu sách báo nhờ uy tín và kinh nghiệm của 45 năm hoạt động trong lĩnh vực này, nhưng Xunhasaba cần phải xây dùng cho mình những chiến lược lâu dài để đối mặt với những thách thức của thị trường tương lai cũng như giữ vững vị thế trên thị trường. 2. Nghiên cứu môi trường và thị trường nhập khẩu sách báo của Xunhasaba Với tư cách là một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, Xunhasaba luôn phải coi trọng công tác nghiên cứu và phát triển thị trường. Bản thân Công ty những năm qua đã rất nỗ lực trong nghiên cứu môi trường và thị trường để củng cố và mở rộng phạm vi kinh doanh của mình. 2.1. Nghiên cứu môi trường Hoạt động nhập khẩu sách báo chịu tác động của nhiều yếu tố môi trường: đó là môi trường kinh tế, chính trị-pháp luật, văn hoá-xã hội, công nghệ, cạnh tranh, nhân khẩu học, địa lý,.... Khoá luận chỉ xin trình bày về một số yếu tố môi trường chủ đạo ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của Xunhasaba. * Môi trường văn hoá - xã hội. Trình độ dân trí là nhân tố cực kỳ nhạy cảm với kinh doanh sách báo, đặc biệt là sách báo ngoại văn. Khách hàng của Xunhasaba, như đã trình bày, thường là người có trình độ văn hoá cao, chuyên môn vững vàng và một trình độ ngoại ngữ khá. Đối với nước ta, một nước đang thực hiện CNH-HĐH đất nước, nên Nhà nước rất chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Nhu cầu về sách báo nhập khẩu do đó, sẽ ngày càng tăng. Về mặt xã hội, các yếu tố như lối sống, tập quán, tôn giáo,... ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng. Người tiêu dùng, do bị chi phối bởi những yếu tố này, sẽ chỉ quan tâm đến những sách báo phù hợp với những tiêu chí đó. Điều quan trọng là Xunhasaba phải phân đoạn thị trường rõ ràng để thoả mãn tối đa khách hàng. Tóm lại, các nhân tố thuộc môi trường văn hoá-xã hội hình thành nên các nhu cầu khác nhau của thị trường. Vấn đề đặt ra là Xunhasaba phải nghiên cứu các yếu tố đó để đưa ra những quyết định nhập khẩu xuất bản phẩm thích hợp. Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu xuất bản phẩm nói chung hay Xunhasaba nói riêng chỉ có thể thành công khi có những hiểu biết đầy đủ về môi trường văn hoá - xã hội. * Môi trường kinh tế. Tình hình kinh tế có những ảnh hưởng đầu tiên đến nhu cầu sách báo nhập khẩu. Từ khi nước ta chuyển đổi cơ chế làm ăn, mở cửa hội nhập, tăng cường giao lưu kinh tế và văn hoá thì nhu cầu sách báo nhập khẩu tăng đáng kể. Đó là những nhu cầu cấp thiết về kiến thức KH-KT để phục vụ cho mục tiêu CNH-HĐH nước nhà, nhu cầu tìm hiểu đất nước, con người, văn hoá của các dân téc trên Thế giới. Tóm lại, đó là nhu cầu thông tin của mỗi con người trong một xã hội phát triển. Nghiên cứu môi trường kinh tế, Xunhasaba cần tìm hiểu các tiêu thức cơ bản của nền kinh tế như tổng sản phẩm quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, giá cả trong nước,... ngoài ra còn phải phân tích và dự đoán tình hình kinh tế. Nước ta những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế đạt từ 6-8%, mét con số khả quan nhưng xét toàn cục thì nền kinh tế nước ta vẫn còn ở trình độ phát triển thấp trong khi đó dân số lại quá đông, do đó thu nhập bình quân đầu người vẫn ở mức thấp so với Thế giới. Đây thực sự là trở ngại cho tiêu thụ sách báo nhập khẩu. Điều quan trọng đối với Xunhasaba là tìm cách hạ thấp giá bán sách báo ngoại văn, hoặc có những chính sách giá phù hợp cho từng đối tượng tiêu dùng. Muốn vậy, Xunhasaba cần tìm kiếm những nguồn hàng rẻ mà vẫn phải đảm bảo chất lượng, có nghĩa là đúng tiêu chuẩn sách báo ngoại nhập và nội dung đúng yêu cầu của người đọc. Chính vì vậy mà những năm gần đây, Xunhasaba rất tích cực trong việc chọn lùa các nhà cung cấp, phát triển thị trường nguồn hàng. * Môi trường chính trị - pháp luật. Luật pháp chi phối mạnh mẽ hoạt động kinh doanh của Công ty. Mọi doanh nghiệp đều phải hoạt động trong một khuôn khổ pháp lý nhất định. Hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu của Xunhasaba chịu sự quản lý của Bộ văn hoá thông tin, Cục xuất bản về việc xin cấp giấp phép, hạn nghạch nhập khẩu; của Bộ thương mại về tình hình kinh doanh và tài chính; của hải quan khi giao nhận hàng hoá. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của Xunhasaba còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật như: luật xuất bản, các quy định về in Ên, phát hành sách, các quy định về bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, những quy định về nội dung sách báo nhập khẩu, quy định về thuế đối với sách báo nhập khẩu. 2.2. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu sách báo Quan niệm về nghiên cứu thị trường nhập khẩu sách báo của Xunhasaba theo phương pháp truyền thống là nghiên cứu, tìm hiểu cả về thị trường nguồn hàng và thị trường bán hàng nhập khẩu. Cả hai thị trường này đều được đề cập một chút trong phần cơ cấu thị trường nhập khẩu sách báo của Xunhasaba. Sau đây, khoá luận xin trình bày cụ thể hơn nữa những nghiên cứu của Công ty, đúc kết được trong quá trình hoạt động, về hai mảng thị trường này. * Thị trường nguồn hàng. Trước đây, Xunhasaba chủ yếu nhập sách báo từ Liên Xô cũ và Trung Quốc. Sau năm 1979 do quan hệ ngoại giao căng thẳng dẫn tới quan hệ hợp tác kinh tế Việt - Trung bị gián đoạn. Sau đó vào những năm đầu thập kỷ 90, Liên Xô và hàng loạt các nước XHCN tan rã, Việt Nam không còn được hưởng những ưu đãi của các chính phủ mới lên cầm quyền, việc buôn bán trao đổi hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Xunhasaba phải tìm kiếm những thị trường cung ứng mới. Ngày nay, Công ty đã xây dùng cho mình một hệ thống các nhà cung cấp ở nhiều nước trên Thế giới và bằng sự nghiêm túc trong hoạt động kinh doanh, Xunhasaba đã dành được lòng tin và sự tín nhiệm của họ. Công ty có quan hệ thương mại với hầu hết các toà soạn báo chí, nhà xuất bản, tập đoàn xuất bản, các hãng kinh doanh sách báo lớn trên Thế giới của Nga, Anh, Pháp, Đức,Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Ên Độ, Ôxtrâylia,... đảm bảo nguồn sách báo nhập khẩu phong phú, thuộc mọi lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước. Nhà cung cấp nước ngoài của Xunhasaba thường là các nhà xuất bản, những công ty, cửa hàng kinh doanh xuất bản phẩm có khả năng cung cấp tổng hợp nhiều chủng loại xuất bản phẩm, đặc biệt là những xuất bản phẩm mang tính chuyên môn và ứng dụng cao. Để tiện cho việc chào hàng với khách hàng trong nước và đặt hàng, Công ty phân loại các nhà cung cấp của mình theo chủng loại sách báo mà họ có khả năng cung ứng như: Sách nhiều chủng loại: các nhà cung cấp Barker&Taylor (Mỹ), CIBTC (Trung quốc), Bookazine (Anh), Laufersweiler (Đức),.... Sách kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thật: nhà xuất bản Pearson, Mcgraw Hill, John wiley (Mỹ), Hachette (Pháp),... Sách chính trị, xã hội: APD (Singapo), Hemisphere Publications Service(Singapo), CIBTC (Trung quốc),... Sách y học, khoa học kỹ thuật cao cấp: Springer (Đức), Elservier (Hà Lan), McGraw Hill, John wiley&Sons (Mỹ),... Sách học ngoại ngữ: Oxfort, Cambridge, Longman (Anh), Heineman (Đức), Happer Collins, ... Sách môi trường: United Nations Publications, Random House, Routledge, Red Elservier,... Sách kiến trúc, hội hoạ: CA (Hàn Quốc), GA (Nhật Bản), Birkhauser (Đức),... Để giảm chi phí, Xunhasaba thường đặt mua trực tiếp từ các nhà kinh doanh sách này chứ không qua trung gian. Song đối với mặt hàng báo và tạp chí nhập khẩu, việc đặt hàng tập trung là cần thiết nhằm tránh thất thoát, do báo chí có số lượng và tổng giá trị tương đối nhỏ dễ bị thất lạc trong quá trình vận chuyển. Ngoài xuất bản phẩm, một số nhà cung cấp của Xunhasaba còn đồng ý nhận Công ty làm đại lý bán hàng cho họ. Tuy nhiên, đáng tiếc hình thức kinh doanh mới này chỉ giới hạn cho báo và tạp chí còn đối với mặt hàng sách, mặc dù đã có nhiều cuộc thương lượng, đàm phán được mở ra nhưng chưa có kết quả. Trong bối cảnh hiện nay cũng như sau này, có thể nhận thấy hoạt động nhập khẩu của Công ty phụ thuộc chủ yếu vào các đơn đặt của khách hàng trong nước, việc chủ động nhập để bán lẻ, nhất là đối với các loại sách khoa học thuộc các lĩnh vực còn hạn chế. Xunhasaba đã ý thức được sự cần thiết của phương thức kinh doanh đại lý này và đang tìm kiếm giải pháp để có thể hợp tác với các nhà cung cấp nước ngoài. Đến thời điểm này, Xunhasaba đã có quan hệ tốt với hơn 160 nhà cung cấp nước ngoài và là đại lý phân phối cho hơn 10 tờ báo của nước ngoài tại Việt Nam. * Thị trường bán. Trước khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, khách hàng chủ yếu của Xunhasaba là hệ thống công ty phát hành sách Hà Nội từ Trung ương tới các địa phương. Với hình thức phân phối XHCN, Công ty không bao giê phải lo tìm kiếm khách hàng mà ngược lại, các "thượng đế " phải tự tìm con đường ngắn nhất đến với Công ty, và mặc nhiên họ quen mua sách báo theo giá "bán như cho". Các thư viện Trung ương, thư viện đầu ngà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc0 81.doc
Tài liệu liên quan