Khóa luận Công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

MỤC LỤC

MỤC LỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÝ CHI TRẢ BHXH . 3

1.1. Tổng quan về BHXH. . 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Vai trò của BHXH 4

1.1.3 Hệ thống các chế độ BHXH 5

1.1.4 Quỹ BHXH 6

1.1.4.1. Khái niệm 6

1.1.4.2. Đặc điểm 7

1.2. Khái niệm, vai trò và nguyên tắc của quản lý chi trả BHXH 8

1.2.1. Khái niệm 8

1.2.2. Vai trò của quản lý chi trả chế độ BHXH 8

1.2.3. Nguyên tắc chi trả các chế độ BHXH 9

1.3. Nội dung quản lý chi BHXH bắt buộc . .10

1.3.1. Quản lý đối tượng được hưởng các chế độ BHXH bắt buộc 10

1.3.2. Quản lý điều kiện hưởng và mức hưởng BHXH bắt buộc . 13

1.3.3. Quản lý việc chi trả các chế độ cho người được thụ hưởng 13

1.3.4. Lập báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình hình chi trả chế độ theo quy định của Luật Kế toán và Luật Thống kê. 16

1.4. Quy trình quản lý chi trả BHXH bắt buộc . 16

1.4.1. Phân cấp quản lý chi 18

1.4.2. Lập, xét duyệt dự toán chi BHXH 18

1.4.3. Tổ chức chi trả BHXH 19

1.4.3.1. Các phương thức chi trả BHXH 19

1.4.3.2. Trách nhiệm tổ chức chi trả các chế độ BHXH 21

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả chế độ BHXH . 22

1.5.1. Nhóm yếu tố về thu 22

1.5.2. Nhóm các yếu tố sinh học 23

1.5.3. Nhóm yếu tố về quản lý tài chính BHXH 24

1.5.4. Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội 24

Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2007-2010 25

2.1 Khái quát chung về đặc điểm KT- XH của tỉnh Tuyên Quang và công tác BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Tuyên Quang . 25

2.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang 25

2.1.2. Khái quát chung về BHXH tỉnh Tuyên Quang 26

2.2 Tình hình thực hiện công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Tuyên Quang .27

2.2.1. Công tác quản lý đối tượng hưởng và mức hưởng 27

2.2.2. Công tác kế hoạch tài chính và chi trả BHXH 29

2.2.2.1. Công tác kế hoạch tài chính .29

2.2.2.2. Công tác chi trả BHXH. . .31

2.2.3. Công tác quản lý chế độ chính sách 37

2.2.4. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại . . . . .40

2.2.5. Thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc .40

2.2.5.1. Thực trạng chi trả chế độ ốm đau, thai sản,DS-PHSK 40

2.2.5.2. Thực trạng chi trả chế độ TNLĐ - BNN 42

2.2.5.3. Thực trạng chi trả chế độ hưu trí, tử tuất 43

2.3. Đánh giá chung tình hình thực hiện chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang. 44

2.3.1.Những mặt đạt được 44

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 45

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH TUYÊN QUANG 48

3.1. Định hướng phát triển BHXH tỉnh trong thời gian tới.48

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang 49

3.2.1 Củng cố và hoàn thiện các mô hình chi trả đang được thực hiện 50

3.2.2 Đào tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn cán bộ làm công tác quản lý chi trả 52

3.2.3 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình và thủ tục trong công tác chi trả 53

3.2.4 Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền 55

3.2.5 Đầu tư phương tiện tin học, nối mạng trong toàn ngành BHXH để nâng cáo chất lượng quản lý các hoạt động BHXH 55

3.2.6 Bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH 56

3.2.7 Đầu tư cho phương tiện đi lại và công tác đảm bảo an toàn tiền mặt trong quá trình chi trả 57

3.1.8 Hoàn thiện công tác cấp sổ BHXH 57

3.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác quản lý chi trả BHXH .58

3.3.1 Đối với Nhà nước 58

3.3.1.1.Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về BHXH 58

3.3.1.2. Cân đối lại nguồn quỹ BHXH 59

3.3.1.3. Hoàn thiện về mặt chế độ, chính sách 59

3.3.2. Đối với cơ quan BHXH 65

3.3.3. Đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương .68

KẾT LUẬN .69

PHỤ LỤC MỘT SỐ CHẾ ĐỘ HƯỞNG BHXH TẠI BHXH TỈNH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 8758 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án chi BHXH giữa BHXH cấp tỉnh và BHXH cấp huyện, giữa BHXH tỉnh với các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở khám chữa bệnh do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý; chi trả trực tiếp cho những người được hưởng các chế độ BHXH. - Bên có phản ánh: + Nhận kinh phí chi BHXH do BHXH Việt Nam chuyển về; + Nhận tiền do các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở khám chữa bệnh, các đối tượng hưởng BHXH trả lại; + Nhận lãi từ số dư trên tài khoản tiền gửi chi BHXH do chi nhánh NHNo&PTNT trả; + Nhận các khoản chi hộ để chi cho các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH (nếu có) - Bên nợ phản ánh: + Chuyển kinh phí chi BHXH cho BHXH huyện; + Chuyển kinh phí chi BHXH cho các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở khám chữa bệnh do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý; + Chi trả trực tiếp cho những đối tượng hưởng BHXH qua tài khoản thẻ ATM; + Rút tiền mặt về quỹ để chi trả trực tiếp cho đối tượng hưởng BHXH; + Chuyển lãi tiền gửi về BHXH Việt Nam; + Thanh toán cho các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH các khoản nhận chi hộ (nếu có) + Thanh toán các khoản chi hộ cho các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH (nếu có) Số dư: Tài khoản này có số dư có, phản ánh số kinh phí chi BHXH của BHXH tỉnh còn gửi tại Chi nhánh NHNo&PTNT. Chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng của BHXH tỉnh vẫn tồn tại một quy trình đã duy trì từ thời bao cấp: lập danh sách người nhận, nhận tiền từ ngân hàng về cơ quan BHXH, chuyển tiền cho các ban đại diện chi trả ở phường -xã, thông báo cho người tới nhận. Sau khi chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH xong, ban đại diện chi trả quyết toán số thực chi và chuyển lại những trường hợp chưa nhận về cơ quan BHXH. Quy trình này tốn rất nhiều thời gian công sức của nhiều người, đã bộc lộ nhiều hạn chế bất cập. Dễ phát sinh rủi ro, thậm chí tiêu cực, mất tiền bạc trong quá trình vận chuyển hoặc trong khi cất giữ và cấp phát. 2.2.2.2. Công tác chi trả BHXH Trong giai đoạn 2007 – 2010, kết quả chi trả các chế độ BHXH được thể hiện như sau: Bảng 1: Kết quả chi trả các chế độ BHXH bắt buộc giai đoạn 2007- 2010 Đv: triệu đồng Nguồn Năm Nguồn NSNN Nguồn quỹ BHXH Tổng chi Số người Số tiền Số người Số tiền Số người Số tiền 2007 21,665 217,712 6,658 113,974 28,623 331,687 2008 23,229 265,118 8,318 167,030 31,547 432,149 2009 24,137 307,009 9,775 234,576 33,912 541,585 2010 26,975 323,004 11,307 289,003 38,282 612,007 (Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tài chính – BHXH tỉnh Tuyên Quang) Nguồn Năm Tốc độ pt nguồn NSNN Tốc độ pt nguồn quỹ BHXH Tốc độ pt tổng chi Số người Số tiền Số người Số tiền Số người Số tiền 2007 - - - - - - 2008 5,7 21,7 24,9 46,5 10,2 30,2 2009 3,9 15,8 17,5 40,4 7,4 25,3 2010 11,7 5,2 15,6 23,2 12,8 13 Bảng 2: Phân tích tốc độ phát triển và tỷ trọng chi các nguồn tài chính BHXH giai đoạn 2007- 2010 Đv: % (Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tài chính – BHXH tỉnh Tuyên Quang) Qua 2 bảng số liệu trên ta có thể thấy, trong 4 năm từ 2007 đến 2010 tổng số người được hưởng và tổng số tiền chi trả trợ cấp BHXH qua các năm đều tăng cao, với tốc độ tăng thay đổi qua các năm. - Tổng số người được hưởng trợ cấp BHXH hàng năm tăng lên khá cao từ 28.623 người (năm 2007) lên 38.282 người (năm 2010) tăng 9.659 người tương đương 1,33 lần, với tốc độ phát triển bình quân là 10% năm. Điều này là tổng hợp sự tác động của 2 nhân tố chính: thứ nhất, do số người được hưởng trợ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm đều tăng, cao nhất là 11,7% năm 2010, trong đó từ 21.665 người (2007) lên 26.975 người (2010) tăng 5.310 người; thứ hai, do số người được hưởng trợ cấp từ nguồn quỹ BHXH hàng năm cũng tăng đều từ 6.658 người (2007) lên 11.307 người (2010) tăng 4649 người, cao nhất là năm 2008 tốc độ phát triển là 24,9%. - Tổng số tiền chi trả cho các chế độ trợ cấp cũng đều tăng lên với tỷ lệ tương đối cao, nếu năm 2007 mới là 331 tỷ đồng thì đến năm 2010 đã tăng lên 612 tỷ đồng tăng 281 tỷ đồng xấp xỉ 1,85 lần. Trong đó số tiền chi từ nguồn ngân sách nhà nước luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn từ nguồn quỹ BHXH. Chi từ nguồn NSNN từ 217 tỷ đồng (2007) lên 323 tỷ đồng năm 2010 tăng 106 tỷ đồng gần 1,5 lần, năm có tốc độ phát triển cao nhất là 2008 với 21,7 %. Chi từ nguồn quỹ BHXH từ 2007- 2010 là 113 tỷ đồng lên 289 tỷ đồng tăng 176 tỷ đồng tương đương tăng 2,5 lần, năm 2008 cũng là năm có tốc độ phát triển cao nhất 46,5 %. Bảng 3: Tỷ trọng các nguồn chi giai đoạn 2007- 2010 Đv: % Nguồn Năm Số tiền Số người NSNN Quỹ BHXH NSNN Quỹ BHXH 2007 65.5 34,5 76,7 23,3 2008 61,3 38,7 73,6 26,4 2009 56,7 43,3 71,2 28,8 2010 52,8 47,2 70,5 29,5 (Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tài chính – BHXH tỉnh Tuyên Quang) Xét về cơ cấu 2 nguồn chi trả cho các chế độ ta có thể dễ dàng nhận thấy đang có sự thay đổi rõ nét trong tỷ trọng cơ cấu giữa nguồn chi từ ngân sách nhà nước với nguồn chi từ quỹ BHXH. Nếu như số tiền chi tuyệt đối vẫn tăng đều trên cả 2 nguồn thì xét về tỷ trọng cơ cấu trên tổng số tiền chi trả và số người được chi trả nguồn chi từ ngân sách nhà nước đang có xu hướng giảm dần qua các năm (quỹ tiền: từ 65,5% năm 2007 giảm xuống 52,8% năm 2010, giảm 12,7%; quỹ người: từ 76,7% năm 2007 xuống còn 70,5% năm 2010, giảm 6,2%) đồng nghĩa với việc tỷ trọng nguồn chi từ nguồn quỹ BHXH đang tăng lên (quỹ tiền: 34,5% năm 2007 lên 47,2% năm 2010, tăng 12,7%; quỹ người: 23,3% năm 2007 lên 29,5% năm 2010, tăng 6,2%). Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là do số người hưởng BHXH từ năm 1995 trở về trước đang giảm dần theo tuổi tác trong khi số người hưởng BHXH từ năm 1995 trở đi vẫn liên tục được bổ sung. Điều này cũng cho thấy, quỹ BHXH đang ngày càng lớn mạnh để đủ sức đáp ứng nhu cầu chi trả cũng như ngày càng độc lập hơn so với nguồn ngân sách Sau đây là bảng tổng hợp chi tiết kết quả chi trả BHXH bắt buộc từ 2 nguồn ngân sách và quỹ BHXH trong giai đoạn 2007- 2010: Bảng 4: Kết quả chi trả BHXH bắt buộc từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007- 2010 Đv: triệu đồng NSNN Lương hưu Mất sức lao động Trợ cấp 91 TNLĐ BNN Mai táng phí Tử tuất Lệ phí chi trả Khác Tổng TCkv1 lần TC 613 2007 178,345 33,163 237 331 1,034 2,982 1,620 217,712 2008 216,633 40,216 296 389 1,684 3,927 1,973 265,118 2009 239,484 44,187 318 434 1,914 4,723 2,285 13,662 307.007 2010 261,387 47,081 343 480 2,002 5,452 2,404 1,447 2,404 323.000 (Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tài chính – BHXH tỉnh Tuyên Quang) Theo kết quả chi trả BHXH bắt buộc từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thì ngân sách nhà nước hiện nay vẫn phải gánh một khối lượng khá lớn các chế độ trợ cấp chi trả cho người lao động như: + Chi trả chế độ hưu trí từ 178.345 triệu đồng (2007) lên 261.387 triệu đồng (2010) tăng 83.042 triệu đồng. + Chi trả chế độ trợ cấp mất sức lao động từ 33.163 triệu đồng (2007) lên 47.081 triệu đồng (2010) tăng 13.918 triệu đồng. + Chi trả chế độ trợ cấp theo nghị định số 91 từ 237 triệu đồng (2007) lên 323 triệu đồng (2010) tăng 106 triệu đồng. + Chi trả chế độ TNLĐ – BNN từ 331 triệu đồng (2007) lên 480 triệu đồng (2010) tăng 149 triệu đồng. + Chi trả chế độ mai táng phí từ 1.034 triệu đồng (2007) lên 2.002 triệu đồng (2010) tăng 968 triệu đồng. + Chi trả chế độ tử tuất từ 2.982 triệu đồng (2007) lên 5.452 triệu đồng (2010) tăng 2.470 triệu đồng. + Chi trả lệ phí chi trả từ 1.620 triệu đồng (2007) lên 2.404 triệu đồng (2010) tăng 784 triệu đồng. + Ngoài ra, từ 01/01/2009 bắt đầu chi trả chế độ trợ cấp khu vực một lần đối với người lao động nghỉ việc đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc BHXH 1 lần kể từ ngày 01/01/2007 trở đi mà trước đó đã có thời gian đóng BHXH bao gồm phụ cấp khu vực thì ngoài hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH 1 lần còn được hưởng trợ cấp 1 lần tương ứng với thời gian và số tiền trợ cấp khu vực đã đóng; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp TNLĐ –BNN hàng tháng trước ngày 01/01/2007 cư trú tại nơi có phụ cấp khu vực được hưởng phụ cấp khu vực theo mức hiện hưởng (không điều chỉnh theo mức lương tối thiểu chung). Năm 2009, chi 13.662 triệu đồng đến năm 2010 là 1.447 triệu đồng. sở dĩ có sự sụt giảm là do năm 2009 phải trả truy lĩnh cho thời gian từ năm 2007 đến 2009. Từ 01/5/2010 những người hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng đã hết hạn hưởng trợ cấp có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 613/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2010 toàn tỉnh đã chi 2.404 triệu đồng cho loại trợ cấp này. Bảng 5: Kết quả chi trả BHXH bắt buộc từ nguồn quỹ BHXH giai đoạn 2007- 2010 Quỹ BHXH Hưu trí- Tử tuất TNLĐ- BNN Ốm đau- Thai sản Tổng Số người (người) Số tiền (trđ) Số người (người) Số tiền (trđ) Số người (người) Số tiền (trđ) Số người (người) Số tiền (trđ) 2007 6,525 101,437 133 573 16,541 11,964 6,658 113,974 2008 8,199 152,342 119 685 16,365 14,003 8,318 167,030 2009 9,643 217,144 132 685 19,594 16,747 9,775 234,576 2010 11,050 268,979 162 1,345 29,935 18,679 11,307 289,003 (Nguồn : Phòng Kế hoạch- Tài chính - BHXH tỉnh Tuyên Quang) Chi trả các chế độ BHXH bắt buộc từ nguồn quỹ BHXH trên điạ bàn tỉnh giai đoạn 2007-2010 chủ yếu được chia về 3 quỹ: hưu trí – tử tuất; TNLĐ – BNN; ốm đau – thai sản với số người và số tiền tăng đều theo từng năm như bảng số liệu thống kê trên. Trong đó nhìn chung số tiền chi và số người hưởng các chế độ tăng đều qua các năm. Chi cho quỹ hưu trí – tử tuất vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (93%/tổng quỹ), tiếp sau đó là quỹ ốm đau – thai sản (6,4%), còn lại là quỹ TNLĐ – BNN. Đặc điểm chính cần quan tâm trong công tác chi trả hiện nay là hầu hết việc chi trả các chế độ BHXH cho người được hưởng các chế độ BHXH là bằng tiền mặt, khối lượng tiền mặt chi trả hàng tháng là tương đối lớn, địa bàn chi trả BHXH lại tương đối rộng lớn, thời gian chi trả lại tương đối ngắn (thường từ 1 đếm 5 ngày trong tháng). Vấn đề quản lý mô hình chi trả và phương thức chi trả phải đặt ra ở đây là phải lựa chọn mô hình, phương thức chi trả nào cho thật phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương nhưng lại đảm bảo nguyên tắc chi trả BHXH đã đặt ra, mô hình chi trả và nguyên tắc chi trả có tác động rất lớn tới công tác chi trả BHXH. BHXH tỉnh Tuyên Quang thực hiện việc chi trả trực tiếp cho các đối tượng hưởng trợ cấp như trợ cấp BHXH một lần, trợ cấp ốm đau, hoàn phí BHYT, trả lương hưu…Chi trả gián tiếp thông qua các đại lý chi trả xã, phường để chi trả lương hưu và các trợ cấp BHXH cho các đối tượng hưởng tại xã, phường. Ngoài ra, việc thực hiện chi trả trợ cấp ngắn hạn như trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức, TNLĐ –BNN thông qua đại diện của các đơn vị (thường là bộ phận kế toán ở đơn vị), ngoài ra hình thức chi trả qua thẻ ATM cũng bước đầu được áp dụng để chi trả lương hưu cho các đối tượng thuộc khu vực trung tâm thành phố, huyện lỵ khá thành công. Như vậy, trong 4 năm qua công tác chi trả và quản lý chi trả các chế độ BHXH bắt buộc đã và đang được cán bộ ở BHXH tỉnh Tuyên Quang thực hiện rất tốt trên tinh thần tích cực, có trách nhiệm cao. Để đạt được mục tiêu chi trả kip thời, đầy đủ cho các đối tượng được hưởng chế độ BHXH; một yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo đủ nguồn kinh phí này phải được phân bổ và điều hành một cách khoa học, do đó công tác lập kế hoạch chi trả phải được đặt lên hàng đầu, kế hoạch chi trả phải phù hợp với từng nhu cầu chi tiêu từng đối tượng hưởng trợ cấp địa phương, vừa đảm bảo nhu cầu người được hưởng BHXH và tránh những thất thoát không đáng có củ nguồn kinh phí chi trả BHXH. Để thực hiện công tác quản lý kinh phí chi trả BHXH thì các đơn vị tiến hành công tác chi trả được mở một tài khoản chuyên chi BHXH ở hện thống ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, các đơn vị này chỉ được rút tiền từ tài khoản trên để chi trả cho chế độ BHXH, ngoài ra thì không được phép rút tiền để chi trả bất kì một mục đích nào khác, nhờ đó mà đơn vị cấp trên có thể quản lý và kiểm tra được số kinh phí đã sử dụng và số kinh phí còn dư trên tài khoản của các đơn vị cấp dưới dễ dàng và thuận tiện. 2.2.3 Công tác quản lý chế độ chính sách Từ 2007- 2010, công tác quản lý chi trả các chế độ, chính sách BHXH ở BHXH tỉnh Tuyên Quang luôn được thực hiện theo đúng quy trình quản lý. Công tác quản lý từ khâu xét duyệt, giám định, thẩm định đến việc lập phiếu chi trả và tiến hành chi trả đều được cán bộ phụ trách của BHXH tỉnh thực hiện cẩn trọng, nguyên tắc, đảm bảo cho việc chi đúng, chi đủ, kịp thời và an toàn số tiền chi trả cho đối tượng được hưởng. Đơn vị thực hiện quản lý chặt chẽ các đối tượng hưởng BHXH hàng tháng; triển khai, tổ chức tốt công tác lưu trữ hồ sơ đối tượng; tiến hành báo cáo tổng hợp tình hình chi trả theo định kỳ tháng, quý, năm theo đúng quy định. - Riêng đối với chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe tại BHXH tỉnh Tuyên Quang thực hiện nhất quán việc để người SDLĐ giữ lại 2% trên tổng quỹ lương đơn vị thanh quyết toán chế độ ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức hàng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội. Để thuận lợi cho các đơn vị thực hiện việc thanh quyết toán, Bảo hiểm xã hội Tỉnh hướng dẫn các đơn vị cụ thể như sau: + Căn cứ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe của người lao động, người sử dụng lao động sử dụng nguồn kinh phí của quỹ BHXH bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được giữ lại để chi trả kịp thời cho người lao động có đủ điều kiện hưởng và lưu giữ hồ sơ, chứng từ  theo qui định. Hàng quý (tháng) lập danh sách theo mẫu số C66a-HD, C67a-HD, C68a-HD, C69a-HD, C70a-HD, kèm theo hồ sơ của từng người lao động, file dữ liệu gửi cho cơ quan BHXH để quyết toán kinh phí ốm đau, thai sản, dưỡng sức. + Phương thức thanh toán kinh phí giữa cơ quan BHXH và đơn vị sử dụng lao động: Hàng quý, cơ quan BHXH sẽ tổng hợp số chi BHXH cho người lao động đã được duyệt theo các mẫu: C66b-HD, C67b-HD, C68b-HD, C69b-HD, C70b-HD, để lập thông báo quyết toán chi các chế độ BHXH tại đơn vị sử dụng lao động theo mẫu C71-DH gửi về đơn vị sử dụng lao động 01 bản để làm cơ sở thanh toán: •Trường hợp số chi BHXH cao hơn 2% giữ lại bao gồm cả tạm ứng (nếu có) thì cơ quan BHXH sẽ chuyển trả cho đơn vị trong 30 ngày đầu của quý sau. •Trường hợp số chi BHXH thấp hơn 2% giữ lại bao gồm cả tạm ứng (nếu có) hoặc không sử dụng đơn vị phải nộp số chênh lệch thừa về cơ quan BHXH trong 30 ngày đầu của quý sau. Hết thời hạn này, nếu không nộp, đơn vị phải chịu lãi chậm đóng theo quy định. - Trường hợp kinh phí 2% để lại không đủ chi, đơn vị gửi văn bản đề nghị cơ quan BHXH tạm ứng kinh phí bổ sung để chi trả kịp thời cho người lao động. Điều kiện tạm ứng: - Công văn đề nghị tạm ứng (theo mẫu đính kèm) gửi về cơ quan BHXH, nơi đóng BHXH (Phòng Kế hoạch Tài chính – Bảo hiểm xã hội Thành phố hoặc bộ phận kế toán của BHXH quận huyện); - Số phát sinh thực chi ốm đau, thai sản và dưỡng sức phục hồi sức khỏe đã được duyệt cao hơn số kinh phí 2% để lại đơn vị; - Đơn vị không nợ tiền đóng BHXH đến thời điểm tạm ứng; - Số tiền tạm ứng bằng hoặc nhỏ hơn số chênh lệch giữa tổng số chi các chế độ BHXH đã được duyệt và 2% để lại (tính đến tháng đề nghị tạm ứng); - Kinh phí tạm ứng sẽ được cấp chậm nhất là 07 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được văn bản đề nghị của đơn vị. Công tác quản lý chế độ chính sách của BHXH tỉnh Tuyên Quang hiện nay vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định mà chủ yếu là do ý thức chấp hành điều lệ về BHXH của chủ các đơn vị sử dụng lao động, các cơ quan chức năng trong tỉnh. Cụ thể một số trường hợp đã xảy ra như sau: - Các đơn vị kê khai, thống kê chưa đầy đủ số lao động làm việc trong cơ quan mình, nhất là những lao động mới được tuyển vào làm việc hoặc những người trong thời gian thử việc bị kéo dài thời gian một cách bất hợp lý nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động; đồng thời làm giảm số thu của BHXH, tăng thêm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước. Một số khác lại chưa kịp thời hoặc không báo cáo với cơ quan BHXH các trường hợp ảnh hưởng tới nguồn thu chi như: Đối tượng bị chết, mất việc làm do hết hợp đồng hoặc không còn đủ trình độ làm việc nữa. - Đơn vị không đưa ra khoản phụ cấp khu vực của người lao động, không báo cáo tăng mức nộp BHXH với cơ quan BHXH ngay khi người lao động được nâng bậc lương hoặc không tiến hành thi tay nghề nâng bậc lương cho người lao động một cách thường xuyên như quy định. Có người lao động hàng chục năm liền không được nâng bậc lương, không thay đổi mức đóng góp BHXH. - Một số đơn vị thực hiện hoạch toán thu chi sai so với quy định của điều lệ BHXH và các văn bản pháp quy về chế độ kế toán thống kê: đơn vị thu 6% tiền lương của người lao động, nhưng không đưa những người đó vào danh sách đóng BHXH mà sử dụng số tiền này vào mục đích khác, trong khi đó người lao động vẫn tưởng rằng mình tham gia BHXH. Đối với lao động mang tính thời vụ, không đưa vào danh sách đóng BHXH, doanh nghiệp cũng không thanh toán trả 17% tiền lương của họ cùng với tiền lương theo quy định của Bộ luật lao động. - Đơn vị không bố trí được việc làm cho người lao động, để người lao động nghỉ tự túc mà đơn vị vẫn thu tiền BHXH của những người lao động này. - Một số doanh nghiệp trích thừa phải nộp BHXH khi hạch toán kế toán và sử dụng phần chênh lệch vào mục đích khác. - Số ít cán bộ làm việc không thực sự nhiệt tình, nên việc chi trả BHXH đôi khi còn bị chậm trễ, có trường hợp phải vài tháng mới lĩnh được tiền hưởng BHXH. BHXH tỉnh Tuyên Quang đã và đang cố gắng khắc phục các tình trạng nói trên bằng mọi cách, đảm bảo mức thu luôn ngày càng tăng lên. Để thực hiện tốt chính sách BHXH không chỉ cần đến sự nỗ lực riêng của ngành BHXH , mà các cấp, các ngành và các đơn vị cũng phải nhận thức đúng đắn chính sách này. 2.2.4. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại Là một ngành trực tiếp tực hiện Luật BHXH, BHYT. Việc bố trí công tác tiếp dân và giải quyết kịp thời những vướng mắc của công dân được Đảng ủy và Ban lãnh đạo BHXH tỉnh đặc biệt quan tâm và thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật. - Năm 2008 tiếp nhận 100 đơn thư ( khiếu nại là 95 đơn, tố cáo là 05 đơn) chủ yếu đề nghị, khiếu nại về chế độ mất sức lao động đã cắt trợ cấp, chế độ cán bộ xã, phường chưa giải quyết hưởng BHXH, chế độ phụ cấp thâm niên. - Năm 2009, tiếp nhận 61 lượt công dân đảm bảo đúng quy định; tiếp nhận và giải quyết kịp thời 35 đơn thư khiếu nại, …Sau khi tiếp nhận đã giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, không để tồn đọng. Trong năm 2010, BHXH tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức tiếp 144 lượt công dân đến đề nghị, khiếu nại, tố cáo, so với cùng kỳ năm trước tăng 75 lượt công dân. Trong đó BHXH tỉnh tiếp 86 lượt, BHXH huyện, thành phố tiếp 58 lượt. Tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo đã tiếp nhận là 57 đơn so với cùng kỳ năm trước tăng 18 đơn. Nội dung đơn thư chủ yếu có liên quan đến việc giải quyết chế độ BHXH của người lao động và những đối tượng đang nghỉ hưởng chế độ BHXH, BHYT. Mọi đơn thuộc thẩm quyền đều được giải quyết triệt để, thỏa đáng, đúng trình tự, không để tồn đọng theo đúng trình tự quy định của Luật khiếu nại - tố cáo; những đơn thư không thuộc thẩm quyền đã được chuyển cho các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật. 2.2.5. Thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc ở BHXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010 2.2.5.1. Thực trạng chi trả chế độ ốm đau, thai sản, DS-PHSK. Trong giai đoạn 2007 – 2010, BHX tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện chi trả chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo đúng quy định và đạt được kết quả như sau: Bảng 6: Kết quả chi trả chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK giai đoạn 2007- 2010 Chi Quỹ Ốm đau- Thai sản- DSPHSK Tổng chi (trđ) Ốm đau Thai sản DSPHSK Số lượt người (lượt người) Số ngày (ngày) Số tiền (trđ) Số lượt người (lượt người) Số ngày (ngày) Số tiền (trđ) Số lượt người (lượt người) Số ngày (ngày) Số tiền (trđ) 2007 14,314 110,195 4,079 1,872 191,181 7,665 355 1,950 219 11,963 2008 13,773 106,005 4,402 2,102 210,348 9,239 490 2,692 361 14,002 2009 16,528 120,283 5,572 2,282 214,884 10,524 784 4,339 649 16,745 2010 26,579 109,908 5,729 2,443 217,629 12,067 913 5,073 883 18,679 (Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tài chính – BHXH tỉnh Tuyên Quang) Đây là quỹ chủ yếu do đơn vị sử dụng lao động quản lý và chi trả trên 2% tổng quỹ lương tham gia BHXH cho người lao động được giữ lại. Tuy nhiên lại rất khó để có thể dự báo và xây dựng kế hoạch chi cho quỹ này, xong nhìn chung xu hướng chi qua các năm trên địa bàn tỉnh tăng đều (năm 2007 là 11.963 triệu đồng, năm 2008 là 14.002 triệu đồng, năm 2009 là 16.745 triệu đồng đến năm 2010 là 18.679 triệu) từ năm 2007 đến 2010 tăng 6.716 triệu đồng. Trong đó quỹ ốm đau – thai sản là quỹ thành phần chiếm đa số trong tổng chi. Về số lượt người và số ngày nghỉ hưởng các chế độ thì ở chế độ hưởng thai sản và dưỡng sức phục hồi sức khỏe nhìn chung tăng đều theo các năm, không có biến động gì nhưng ở chế độ hưởng ốm đau lại có biến động không đều, giảm nhẹ trong năm 2008 từ 14.314 lượt người xuống 13.773 lượt người sau đó lại tăng mạnh đến năm 2010 đã là 26.579 lượt người. cùng với đó là số ngày nghỉ hưởng cũng có dao động cao nhất là năm 2009 với 120.283 ngày và thấp nhất là năm 2008 với 106.005 ngày. Tuy nhiên số tiền chi trả lại tăng đều trên tất cả các quỹ thành phần: quỹ ốm đau từ 4.079 triệu đồng (2007) lên 5.729 triệu đồng (2010); quỹ thai sản từ 7.665 triệu đồng (2007) lên 12.0067 triệu đồng (2010); quỹ dưỡng sức từ 219 triệu đồng (2007) lên 883 triệu đồng (2010). Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự gia tăng của số lượng lao động tham gia BHXH theo thời gian trên địa bàn tỉnh cũng như nhận thức của họ về quyền lợi của mình khi bị ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK. 2.2.3.3. Thực trạng chi trả chế độ TNLĐ - BNN Bảng 7: Kết quả chi trả chế độ TNLĐ- BNN giai đoạn 2007- 2010 Đv: triệu đồng Chi Quỹ TNLĐ- BNN Tổng chi TC hàng tháng TC 1 lần DSPHSK TC phục vụ Lệ phí chi 2007 402 167 3 - 4,5 576,5 2008 552 133 - - 5,4 690,4 2009 668 406 1 11 5,4 1,091,4 2010 1.085 209 0,8 49 11,6 1,355,4 (Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tài chính –BHXH tỉnh Tuyên Quang) Chi trả chế độ TNLĐ – BNN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007 – 2010 được nhìn nhận là có mức chi tương đối lớn với tốc độ tăng gần gấp đôi, từ 577 triệu đồng (2007) lên 1.357 triệu đồng (2010) tăng 780 triệu đồng. Trong đó: + Chi trả trợ cấp hàng tháng tăng từ 402 triệu đồng lên 1.085 triệu đồng, tăng 683 triệu đồng, gấp 2,7 lần. + Chi trả trợ cấp 1 lần biến động không đều qua các năm, từ 167 triệu đồng (2007) giảm 133 triệu đồng (2008) rồi tăng đột ngột lên 406 triệu đồng (2009) và 2010 là 206 triệu đồng. Do đây là chế độ phụ thuộc vào số lượng người thuộc điều kiện hưởng. + Chi chế độ DSPHSK nhìn chung không nhiều và theo chiều giảm dần năm 2007 là 3 triệu đồng sang năm 2008 không phải chi trả năm 2009 là 1,1 triệu đồng, năm 2010 chỉ có 812 nghìn đồng. + Chi trả trợ cấp phục vụ trong 2 năm 2007-2008 không phải chi năm 2009 là 11 triệu đồng sang năm 2010 là 49 triệu đồng, tăng 38 triệu đồng. + Lệ phí chi là một khoản không nhỏ được tính vào tổng chi và tăng dần theo các năm 4,5 triệu (2007) lên 11,6 triệu (2010) tăng 7,1 triệu đồng. 2.2.3.4. Thực trạng chi trả chế độ hưu trí, tử tuất Bảng 8: Kết quả chi trả chế độ hưu trí, tử tuất giai đoạn 2007- 2010 Đv: triệu đồng Chi Quỹ Hưu trí- Tử tuất Tổng chi Lương hưu TCCB xã phường Mai táng phí Tử tuất Lệ phí chi 2007 97,236 767 391 3,034 811 102,239 2008 146,546 1,014 583 4,186 1,218 153,547 2009 201,175 1,167 711 4,927 1,737 209,717 2010 260,138 1,231 786 6,802 2,156 271,113 (Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tài chính - BHXH tỉnh Tuyên Quang) Chi trả chế độ hưu trí và tử tuất là 2 quỹ chi thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi BHXH. Từ năm 2007- 2010 trên địa bàn tỉnh số chi quỹ này đã tăng lên nhanh chóng từ 102.239 triệu đồng (2007) lên 271.113 triệu đồng (2010) tăng 168.874 triệu đồng, tăng gấp 2,65 lần. Trong đó: + Chi lương hưu chiếm đa số từ 97.236 triệu đồng (2007) lên 260.138 triệu đồng (2010) tăng 162.902 triệu đồng, tăng gấp 2,67 lần. + Chi trợ cấp cán bộ xã phường từ 767 triệu đồng (2007) lên 1.231 triệu đồng (2010) tăng 464 triệu đồng, tăng gấp 1,6 lần. + Chi trả mai táng phí từ 391 triệu đồng (2007) lên 786 triệu đồng (2010) tăng 395 triệu đồng, tăng gấp 2 lần. + Chi trả chế độ tử tuất từ 3.034 triệu đồng (2007) lên 6.802 triệu đồng (2010) tăng 3.768 triệu đồng, tăng gấp 2,2 lần. + Lệ phí chi trả từ 811 triệu đồng (2007) lên 2.156 triệu đồng (2010) tăng 1.345 triệu đồng, tăng gấp 2,7 lần. Tương đương với số lượng người và số lượng tiền chi trả tăng theo các năm. 2.3. Đánh giá chung tình hình thực hiện chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang. 2.3.1.Những mặt đạt được - Bước đầu BHXH tỉnh đã kiên quyết đưa việc lập danh sách chi trả từ cấp huyện về tỉnh để thống nhất quản lý, có cơ chế quản lý liên thông trong mạng lưới BHXH toàn tỉnh, mạng lưới các cơ quan ban ngành liên quan. Nhờ đó mà công tác quản lý đối tượng, quản lý chi trả các chế độ cho người lao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010 Thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan