Khóa luận Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ở bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2007-2010: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH 3

1.1. Khái quát chung về BHXH 3

1.1.1. Khái niệm BHXH 3

1.1.2. Vai trò của BHXH đối với đời sống kinh tế xã hội 4

1.1.2.1. Đối với người lao động 4

1.1.2.2. Đối với tổ chức sử dụng lao động 4

1.1.2.3. Đối với xã hội 5

1.1.3. Quỹ BHXH 6

1.2. Vai trò của công tác quản lý thu BHXH 7

1.2.1. Khái niệm quản lý thu BHXH 7

1.2.2. Vai trò công tác quản lý thu BHXH 8

1.2.2.1 Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu BHXH 8

1.2.2.2. Đảm bảo thu BHXH ổn định, bền vững, hiệu quả 9

1.2.2.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động thu BHXH 10

1.2.2.4. Tăng thu, bảo đảm cân đối quỹ BHXH 10

1.3. Nội dung công tác quản lý thu BHXH 11

1.3.1. Quản lý đối tượng tham gia BHXH 11

1.3.2. Quản lý mức thu BHXH 13

1.3.3. Tổ chức thu BHXH 15

1.3.3.1. Phân cấp thu một cách hợp lý 15

1.3.3.2. Lập và xét duyệt kế hoạch thu BHXH hàng năm 16

1.3.3.3. Quản lý tiền thu 17

1.3.3.4. Thông tin báo cáo 18

1.3.3.5. Quản lý hồ sơ, tài liệu 18

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH 18

1.4.1. Trình độ dân trí 19

1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 19

1.4.3. Chính sách tiền lương - tiền công 19

1.4.4. Trình độ của nhà làm công tác quản lý 20

Chương 2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2007 – 2010 21

2.1. Giới thiệu chung về bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Hào 21

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Mỹ Hào 21

2.1.2. Vài nét về cơ quan BHXH huyện Mỹ Hào 22

2.1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện Mỹ Hào 22

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện Mỹ Hào 22

2.1.2.3. Hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH huyện Mỹ Hào 23

2.2. Thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội ở BHXH huyện Mỹ Hào giai đoạn 2007 – 2010 26

2.2.1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc 26

2.2.1.1. Đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc 26

2.2.1.2. Người lao động tham gia BHXH bắt buộc 30

2.2.2. Quản lý mức thu BHXH 32

2.2.3. Quy trình tổ chức thu BHXH 33

2.2.4. Kết quả thu BHXH ở BHXH huyện Mỹ Hào 35

2.2.4.1. Quỹ tiền lương làm căn cứ thu BHXH bắt buộc 35

2.2.4.2. Kết quả thu BHXH bắt buộc 40

2.2.4.3. Tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội 41

2.2.4.4. Dự báo kết quả thu BHXH bắt buộc trong những năm tới 43

2.2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở BHXH huyện Mỹ Hào 44

2.2.5.1. Kết quả đạt được 44

2.2.5.2. Một số hạn chế 45

2.2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế 47

Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH Ở BHXH HUYỆN MỸ HÀO 49

3.1. Định hướng phát triển chung của BHXH huyện Mỹ Hào năm 2011 49

3.1.1. Định hướng công tác thực hiện chính sách BHXH 49

3.1.2. Định hướng công tác quản lý thu BHXH 50

3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội ở huyện Mỹ Hào 51

3.2.1. Tăng cường quản lý và mở rộng đối tượng tham gia BHXH 51

3.2.2. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH 53

3.2.3. Tăng cường phối kết hợp với các ban ngành liên quan 54

3.2.4. Kiện toàn bộ máy quản lý thu BHXH 56

3.2.5. Cải cách thủ tục hành chính 57

3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu BHXH 58

3.3. Một số khuyến nghị 59

3.3.1. Khuyến nghị với Nhà nước và cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam 59

3.3.1.1. Đối với Nhà nước 59

3.3.1.2. Đối với cơ quan BHXH Việt Nam 59

3.3.2. Khuyến nghị với cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên 60

KẾT LUẬN 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4427 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ở bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2007-2010: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: là người đứng đầu cơ quan BHXH huyện, phụ trách công tác tổ chức, chế độ BHXH, kế toán, giám định BHYT, công tác kiểm tra thi đua khen thưởng, bộ phận sổ thẻ. - Phó giám đốc: phụ trách công tác thu, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, tiếp dân. Khi Giám đốc đi vắng, thay mặt giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động cơ quan. - Bộ phận thu gồm 3 cán bộ, có nhiệm vụ hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH, đôn đốc việc nộp BHXH trên địa bàn theo phân cấp của BHXH tỉnh, lập kế hoạch thu BHXH hàng quý, hang năm, báo cáo kết quả thu BHXH về tỉnh theo quy định. - Bộ phận kế hoạch tài chính gồm 1 cán bộ có nhiệm vụ theo dõi và quản lý hoạt động tài chính của đơn vị, tổ chức hoạch toán, kế toán, hàng tháng tiếp nhận kinh phí và tổ chức chi trả cho đối tượng hưởng các chế độ BHXH, BHYT trên địa bàn huyện. - Bộ phận chế độ chính sách gồm 1 cán bộ, phụ trách chế độ BHXH, chuyên quản chế độ ngắn hạn BHXH, đối tượng hưởng mất sức lao động theo Nghi định 613, bảo hiểm thất nghiệp, thủ quỹ, công tác tuyên truyền. - Bộ phận giám định y tế gồm 2 cán bộ, có nhiệm vụ trực giám định BHYT tại trung tâm y tế Mỹ Hào. Tổng hợp, làm báo cáo tháng, quý giám định BHYT tại trung tâm y tế Mỹ Hào - Bộ phận sổ thẻ gồm 2 cán bộ, phụ trách sổ BHXH và thẻ BHYT. Tổng hợp báo cáo tình hình cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT trên địa bàn theo đúng quy định. - Bộ phận giao dịch một cửa nhận giải quyết hồ sơ gồm 2 cán bộ tổ chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết, tư vấn chế độ chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý và lưu trữ hồ sơ tài liệu. Sơ đồ 1: Hệ thống bộ máy tổ chức BHXH Mỹ Hào Giám đốc Phó giám đốc Phòng thu Phòng kế toán Phòng chế độ, chính sách Phòng sổ thẻ Phòng tiếp nhận, trả kết quả Phòng giám định BHYT (Nguồn: BHXH huyện Mỹ Hào) Có thể nói trong hệ thống bộ máy hoạt động BHXH thì phòng thực hiện nghiệp vụ thu BHXH là phòng phải đảm nhiệm nhiều công việc nhất. Phòng này có chức năng tổ chức thu BHXH, BHYT, BHXH thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, tiến hành kiểm tra, đôn đốc, quản lý công tác thu BHXH, BHYT tại các đơn vị tham gia trên địa bàn huyện Mỹ Hào. Căn cứ vào kế hoạch thu hàng năm, sự phát triển đối tượng tham gia trên địa bàn huyện, đồng thời nhằm năng cao hiệu quả công tác quản lý thu, Giám đốc BHXH Mỹ Hào đã thành lập bộ phận thu bao gồm 03 đồng chí. Mỗi đồng chí chuyên trách thu một khối, ngành khác nhau. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH huyện Mỹ Hào cũng không ngừng được cải tiến. Hiện nay, với dãy nhà ba tầng khang trang, các phòng ban đã được trang bị hệ thống máy in, máy tính có kết nối mạnh internet, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ dễ dàng tiếp cận thông tin mới, mở mang vốn kiến thức chuyên môn. Riêng đối với phòng quản lý thu, BHXH huyện cũng đã trang bị 03 máy tính cùng với 01 máy in để phục vụ cho công tác nghiệp vụ được thực hiện nhanh gọn, dễ dàng. 2.2. Thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội ở BHXH huyện Mỹ Hào giai đoạn 2007 – 2010 2.2.1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc 2.2.1.1. Đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo địa bàn hành chính huyện là việc làm rất cần thiết. Trên cơ sở đó thì mới tiến hành các nghiệp vụ tiếp theo của công tác thu. Muốn nắm bắt được sự tăng, giảm số lao động tham gia BHXH cần phải xác định được đơn vị SDLĐ nào thuộc diện phải tham gia, đơn vị nào còn đang hoạt động và đơn vị nào đã giải thể… Trên địa bàn huyện Mỹ Hào hiện nay có khá nhiều tổ chức, đơn vị SDLĐ đang hoạt động. Mọi thông tin chủ yếu vẫn do sự tự giác khai báo cáo các đơn vị nộp lên BHXH. Bên cạnh đó, BHXH huyện cũng tiến hành phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp giấy phép hoạt động sản xuất DN cho các đơn vị, DN trên địa bàn quản lý. Chính nhờ những nguồn thông tin này BHXH huyện có thể nắm được cụ thể số đơn vị trong huyện có SDLĐ để tiến hành khai báo và quản lý đối tượng này một cách hiệu quả nhất. Theo đúng quy định của các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách BHXH tại các cơ sở, mỗi đơn vị SDLĐ tham gia BHXH người SDLĐ đều đã được mã hóa thành những dãy số cụ thể do BHXH tỉnh cấp. Việc này đã tạo điều kiện cho công tác quản lý thu BHXH đối với các đơn vị SDLĐ trở nên đơn giản gọn nhẹ hơn. Đến định kỳ quyết toán, BHXH huyện Mỹ Hào cũng tiến hành gửi thông báo chi tiết, cụ thể theo mẫu số 08 - TBH về tình hình thu nộp BHXH của từng đơn vị đến trụ sở của đơn vị đó. Để mỗi đơn vị SDLĐ nắm được tình hình thu nộp BHXH của đơn vị mình. Thông qua công tác nghiệp vụ này đã tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa tổ chức SDLĐ và cơ quan BHXH. Trong mấy năm gần đây số đơn vị tham gia BHXH không ngừng tăng lên. Số liệu cụ thể được thể hiện chi tiết qua bảng số liệu sau: Bảng 1: Đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2007 – 2010 S T T Loại đơn vị 2007 2008 2009 2010 Số ĐV phải TG Số ĐV đã TG Số ĐV phải TG Số ĐV đã TG Số ĐV phải TG Số ĐV đã TG Số ĐV phải TG Số ĐV đã TG 1 DNNN 7 7 7 7 7 7 7 7 2 DN có vốn ĐTNN 2 2 6 6 11 11 13 13 3 DN NQD 109 64 137 78 168 93 227 111 4 HCSN, Đảng, Đoàn thể 46 46 47 47 47 47 48 48 5 Ngoài công lập 93 14 93 14 92 13 92 13 6 HTX, Quỹ tín dụng 15 15 15 15 15 15 16 16 7 Xã, phường, thị trấn 13 13 13 13 13 13 13 13 8 Tổ chức khác và cá nhân 216 3 223 4 262 5 262 5 9 Tổng 501 164 541 184 615 204 678 226 (Nguồn: BHXH huyện Mỹ Hào) Qua bảng số liệu cho thấy, số đơn vị tham gia đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ tăng dần theo từng năm. Năm 2007 có 164 đơn vị tham gia, năm 2008 tăng lên 184 đơn vị (tăng 20 đơn vị so với năm 2007, tương ứng tăng 12,2%) và đến năm 2009 đã tăng lên 204 đơn vị (tăng 40 đơn vị, tương ứng tăng 24,39% so với năm 2007). Năm 2010 có 226 đơn vị tham gia đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ (tăng 10,78% so với năm 2009 và tăng 37,8% so với năm 2007). Trong tổng số đơn vị SDLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc trên thì số đơn vị SDLĐ thuộc khối DN ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể, năm 2007 chiếm 39,02 %, năm 2008 chiếm 42,39%, năm 2009 chiếm 45,59%, năm 2010 chiếm 49,12% và trong tương lai con số này còn có thể cao hơn nữa. Bên cạnh đó số đơn vị SDLĐ thuộc DN có vốn đầu tư nước ngoài cũng có sự gia tăng mạnh mẽ (năm 2007 chỉ chiếm 1,22%, năm 2008 tăng lên 3,26%, đến năm 2009 đã tăng lên là 5,39% và năm 2010 tăng lên là 5,75%). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng DN ngoài quốc doanh giữ vai trò chủ đạo và DN có vốn đầu tư nước ngoài có sự gia tăng đột biến trong tổng số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc là do: Từ năm 2007 Luật BHXH đi vào thực hiện trong đó có quy định bất cứ đợn vị SDLĐ nào có SDLĐ ký hợp đồng lao động từ đủ ba tháng trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn (mà không cần căn cứ vào số lượng lao động của đơn vị như trước kia) đều phải tham gia BHXH cho NLĐ. Từ đó làm cho tổng số đơn vị tham gia BHXH của khối này ngày càng phát triển. Năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO. Kết quả của sự gia nhập này đã tạo nên hành lang pháp lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam nói chung và các địa phương trong cả nước nói riêng phát triển kinh tế. Huyện Mỹ Hào vốn có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi nên thu hút được khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào huyện mở DN hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó làm cho số lượng đơn vị SDLĐ thuộc diện phải tham gia BHXH tăng lên đáng kể. Hiện nay ở huyện Mỹ Hào đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. Từ một huyện thuần nông như trước kia (nông nghiệp chiếm tới 61% tỷ trọng năm 1999), hiện nay ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã vượt lên giữ vai trò chủ đạo với 63,3% tỷ trọng, hình thành lên một số KCN lớn như: KCN Phố Nối A, KCN Phố Nối B, KCN Minh Đức… Đặc biệt huyện Mỹ Hào đang phấn đấu trở thành thị xã công nghiệp của tỉnh Hưng Yên. Do đó số lượng DN ngoài quốc doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên qua các năm là một tất yếu. Trong khi khối DN ngoài nhà nước có sự gia tăng mạnh mẽ thì khối DN nhà nước lại có xu hướng chững lại và có thể sẽ giảm dần. Bởi vì theo chương trình cải tổ lại, cổ phần hoá DN nhà nước, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước thì khối này đang có xu hướng chững lại, dần giảm đi tỷ trọng trong cơ cấu khối ngành kinh tế tham gia. Cụ thể năm 2007 chỉ chiếm 4,27%, năm 2008 giảm xuống 3,80% và năm 2009 còn 3,43% và đến năm 2010 chỉ còn 3,1% mặc dù số lượng không thay đổi qua các năm. Bên cạnh đó, các khối ngành thuộc khu vực mang tính chất HCSN cũng có những biến động không lớn do tính chất khối ngành ít thay đổi, thường là không tăng hoặc có tăng cũng ở mức rất nhỏ và tỷ lệ tham gia đạt 100%. Tuy nhiên số đơn vị có SDLĐ đã tham gia so với số đơn vị thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ trong các năm vẫn còn thấp. Năm 2007 số đơn vị đã tham gia so với số đơn vị thuộc diện tham gia là 34,82%, năm 2008 là 36,81%, năm 2009 là 35,78%, năm 2010 là 40,84%. Vẫn còn nhiều đơn vị sử dụng lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc, còn né tránh không đóng BHXH cho NLĐ, hầu hết tập trung ở các cơ sở kinh tế tư nhân, ngoài công lập và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do một số nguyên nhân sau đây: Các cơ sơ kinh tế tư nhân chủ yếu hoạt động với quy mô nhỏ, khả năng tài chính có hạn, sử dụng ít lao động và lao động lại không ổn định, thường xuyên biến động. Hơn nữa, nhận thức về BHXH của NLĐ và NSDLĐ thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn nhiều hạn chế, NSDLĐ và NLĐ chưa nhận thức đúng đắn về BHXH, chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, vẫn cố tình trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho NLĐ. Ngoài ra, một số doanh nghiệp làm ăn không đạt kết quả như mong muốn, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn làm ăn thua lỗ, lâm vào cảnh nợ nần và tìm cách trốn đóng BHXH cho NLĐ. 2.2.1.2. Người lao động tham gia BHXH bắt buộc Bảng 2: Người lao động tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2007 – 2010 S T T Loại đơn vị 2007 2008 2009 2010 LĐ phải TG LĐ đã TG LĐ phải TG LĐ đã TG LĐ phải TG LĐ đã TG LĐ phải TG LĐ đã TG 1 DNNN 305 305 323 323 315 315 309 309 2 DN có vốn ĐTNN 31 31 182 182 296 296 737 737 3 DNNQD 13.792 7.820 14.796 8.398 17.756 9.306 18.243 9.393 4 HCSN, Đảng, Đoàn thể 1.242 1.242 1.373 1.373 1.509 1.509 1.599 1.599 5 Ngoài công lập 2.466 137 2.468 133 2.969 149 3.052 157 6 HTX, Quỹ tín dụng 158 158 159 159 163 163 170 170 7 Xã, Phường, thị trấn 205 205 210 210 218 218 218 218 8 Tổ chức khác và cá nhân 867 13 1.134 17 1.334 28 1.339 29 9 Tổng 19.066 9.911 20.645 10.786 24.560 11.984 25.667 12.612 (Nguồn: BHXH huyện Mỹ Hào) Qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động tham gia BHXH bắt buộc ở huyện Mỹ Hào đã có những chuyển biến đáng kể và không ngừng tăng lên. Năm 2007 có 9.911 người tham gia BHXH bắt buộc, sang năm 2008 có 10.786 người tham gia (tăng 8,83% so với năm 2007), sang năm 2009 có 11.984 người tham gia (tăng 20,92% so với năm 2007, tương ứng với tăng 2073 người và tăng 11,11% so với năm 2008). Đến năm 2010, số người tham gia đã đạt 12.612 người (tăng 27,25% so với năm 2007, tương ứng với 2.701 người). Trong đó, khu vực DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng trong số lao động đã tham gia BHXH lớn nhất. Cụ thể; năm 2007 chiếm 78,9%, năm 2008 chiếm 77,86%, năm 2009 chiếm 77,65% và năm 2010 chiếm 74,48%. Một số trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do ảnh hưởng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng đang diễn ra mạnh mẽ kết hợp với sự cố gắng nỗ lực trong công tác quản lý đối tượng của BHXH huyện, đặc biệt là quản lý đơn vị SDLĐ. Tuy nhiên, hiện nay số lao động đã tham gia so với số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp, chỉ chiếm khoảng 50% tổng lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, hầu hết tập trung ở các cơ sở kinh tế tư nhân, các đơn vị ngoài công lập và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do một số nguyên nhân sau đây: NLĐ làm việc ở khu vực này có tư tưởng không gắn bó lâu dài nên cũng không muốn tham gia đóng BHXH. Hiện nay, các cơ sở ngoài công lập (hay cụ thể hơn là các trường mầm non xã) tiền lương của giáo viên mầm non rất thấp, không đủ chi trả cho cuộc sống thường ngày. Trong khi đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ chưa thực sự đến tay NLĐ. Do đó việc đảm bảo đủ kinh tế để tham gia BHXH là rất khó khăn. Số lượng người đã tham gia ở khu vực này chủ yếu là những người đứng đầu các trường mầm non, những người đã làm việc lâu năm hoặc các cá nhân có điều kiện kinh tế tốt, đủ khả năng tham gia. Đây là vấn đề nan giải, gây khó khăn cho BHXH huyện trong việc đảm bảo mục tiêu thu đúng, thu đủ BHXH bắt buộc tại địa bàn quản lý. Mặt khác, một số doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng lao động tượng trưng đối với lao động quản lý chủ chốt của doanh nghiệp, khai giảm số lao động hoặc hoàn toàn không ký hợp đồng lao động với NLĐ. Như vậy, xét một cách toàn diện số lao động đã tham gia BHXH bắt buộc so với tổng số người trong độ tuổi lao động của huyện Mỹ Hào vẫn chưa cao. Tỷ lệ tham gia BHXH cao nhất năm 2010 cũng chỉ đạt 27,12%. Thực trạng này phần nào thể hiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại Mỹ Hào còn một số hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới. Chức năng chính của BHXH Mỹ Hào vốn là một đơn vị tổ chức thực hiện nên khi muốn quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia phụ thuộc nhiều vào các ban ngành liên quan. 2.2.2. Quản lý mức thu BHXH Hiện nay, hàng tháng tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc là 22% mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH của NLĐ (áp dụng trong năm 2010). Cụ thể: người lao động đóng 6% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau: - 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để chi trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ theo quy định và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội; - 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - 12% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Một trong những căn cứ quan trọng để tổ chức BHXH tiến hành nghiệp vụ thu của mình là tiền lương của NLĐ tham gia BHXH. Để đảm bảo mọi quyền lợi cho đối tượng tham gia cũng như chính sách BHXH được hoạt động thông suốt, có hiệu quả. Nhiệm vụ của nhà làm công tác quản lý phải theo dõi thường xuyên, liên tục, chặt chẽ những diễn biến của tiền lương - tiền công của NLĐ và tổng quỹ tiền lương của từng đơn vị SDLĐ tham gia. Trước mắt cán bộ thu và các cán bộ làm công tác kiêm nhiệm BHXH tại đơn vị SDLĐ cần phải nắm chắc tiền lương tối thiểu chung, vùng do Chính phủ ban hành để tiến hành quản lý mức tiền lương và trích nộp theo đúng quy định. Cụ thể tiền lương tối thiểu chung, vùng áp dụng cho những đối tương làm việc trên địa bàn huyện Mỹ Hào được xác định cụ thể như sau: Bảng 3: Bảng lương tối thiểu chung giai đoạn 2007 – 2010 (đơn vị: triệu đồng) STT Tiền lương tối thiểu Từ 01/01/2007 đến 31/12/2007 Từ 01/01/2008 đến 30/04/2009 Từ 01/05/2009 đến 30/04/2010 Từ 01/05/2010 đến 31/12/2010 1 Đối với NLĐ làm việc theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định 0,45 0,54 0,65 0,73 2 Đối với NLĐ làm việc tại DN hoạt động theo Luật DN, tổ chức của Viêt Nam 0,45 0,54 0,69 0,81 3 Đối với NLĐ làm việc làm việc tại DN, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 0,45 0,8 0,95 0,104 (Nguồn: BHXH huyện Mỹ Hào) 2.2.3. Quy trình tổ chức thu BHXH Theo sự phân cấp chức năng quản lý của BHXH Việt Nam, BHXH Mỹ Hào cũng đang quản lý các đơn vị tham gia BHXH thuộc các khối ngành kinh tế đó là: - DN nhà nước - DN có vốn đầu tư nước ngoài - DN ngoài quốc doanh - Hộ KD cá thể và tổ hợp tác - HCSN, Đảng, đoàn thể - Ngoài công lập - Quỹ tín dụng, HTX - Xã, phường, thị trấn Dựa vào kế hoạch thu hàng năm do BHXH tỉnh giao, sự phát triển đối tượng tham gia trên địa bàn huyện, Giám đốc BHXH Mỹ Hào đã thành lập bộ phận thu bao gồm 03 đồng chí. Mỗi đồng chí chịu trách thu một khối, ngành khác nhau. Việc này phần nào đã chia sẻ khối lượng công việc cho tất cả các cán bộ trong bộ phận thu, tránh tình trạng né tránh trách nhiệm, chồng chéo công việc lẫn nhau. Tuy nhiên, vì các đơn vị thuộc các khối ngành kinh tế có địa bàn hoạt động tại những địa điểm không đồng nhất nên trong công tác quản lý đơn vị SDLĐ gặp rất nhiều khó khăn, phạm vi trải rộng trên toàn huyện. Căn cứ vào danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị và đối tượng tham gia do BHXH huyện quản lý, thực hiện kiểm tra, đối chiếu, BHXH Mỹ Hào tiến hành tổng hợp và lập 02 bản kế hoạch thu BHXH năm sau. Một bản được lưu lại BHXH huyện, một bản được gửi lên BHXH tỉnh trước ngày 20/10 hàng năm nhằm đảm bảo thời gian để BHXH tỉnh tổng hợp lại và lập kế hoạch gửi lên BHXH Việt Nam. Riêng đối với các đơn vị SDLĐ có NLĐ tham gia BHXH, các cán bộ phụ trách thu BHXH của các đơn vị này cũng lên kế hoạch đối chiếu số lao động, tổng quỹ tiền luơng - tiền công của toàn đơn vị… từ đó có kế hoạch thu cho phù hợp. Thực tế hiện nay, việc lập kế hoạch thu gửi lên BHXH Tỉnh vẫn chưa sát với những diễn biến thực tế, chủ yếu chỉ dựa vào những kết quả thu của năm trước mà chưa dự tính được khả năng phát triển của năm hiện tại. Về vấn đề quản lý tiền thu BHXH, mọi giao dịch thu nộp BHXH đều được thực hiện thông qua tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH huyện tại Kho bạc Nhà nước huyện Mỹ Hào và tài khoản khác mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyên Mỹ Hào. Tiền đóng BHXH do đơn vị SDLĐ nộp lên cũng sẽ được BHXH huyện quyết toán và gửi lên BHXH tỉnh thông qua các giao dịch tại ngân hàng vào ngày mùng 10 và 25 hàng tháng. Riêng tháng cuối năm BHXH sẽ chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH của huyện về BHXH tỉnh trong ngày 31/12. Đối với một số trường hợp đơn vị SDLĐ chậm nộp BHXH từ 30 ngày trở lên so với quy định thì ngoài việc phải nộp số tiền chậm nộp và nộp phạt hành chính theo quy định hiện hành, những đơn vị này còn phải nộp tiền vay quá hạn do ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm truy nộp. Cơ quan BHXH huyện sẽ đảm nhiệm công tác tính tiền lãi chậm đóng này và gửi thông báo nợ đến từng đơn vị thuộc phạm vị quản lý. Tuy nhiên, lãi suất ngân hàng Nhà nước ấn định thường thấp hơn lãi suất mà doanh nghiệp, tổ chức SDLĐ đi vay nên các doanh nghiệp, tổ chức này sẵn sàng chịu nộp phạt để chiếm dụng khoản tiền đó làm vốn kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, chính vì mọi giao dịch thu nộp đều được thực hiện qua ngân hàng, cán bộ thu chỉ tiến hành kiểm tra lại sau khi có thông báo từ phía ngân hàng nên trong trường hợp đơn vị SDLĐ chưa nắm rõ chính sách, chế độ đóng thừa, thiếu BHXH huyện lại phải yêu cầu đơn vị tham gia trích nộp lại, tạo ra độ trễ trong quá trình thu, nộp BHXH. Bên cạnh đó vấn đề thông tin, lưu trữ hồ sơ thu cũng được BHXH huyện quan tâm. Do mỗi đơn vị SDLĐ khi tham gia BHXH đều đã được mã hoá thành nhưng dãy số khác nhau theo quy định của BHXH tỉnh nên trong qúa trình lưu trữ hồ sơ, cán bộ thu cũng tiến hành sắp xếp theo từng khối khác nhau dựa vào kí hiệu đầu của mã số ví dụ như: khối DN nhà nước là QE, DN ngoài quốc doanh là TE… Hồ sơ thu vốn rất nhiều giấy tờ liên quan trong khi đó việc sắp xếp giấy tờ còn tồn tại một số sai sót, nhầm lẫn. Mặt khác, hiện nay BHXH huyện chưa có phòng lưu trữ hồ sơ chung, giấy tờ thuộc chuyên môn phòng nào phòng đó tự quản lý, chưa có sự tập trung, thống nhất nên khi cần sử dụng phải thông qua các bộ phận quản lý khác 2.2.4. Kết quả thu BHXH ở BHXH huyện Mỹ Hào 2.2.4.1. Quỹ tiền lương làm căn cứ thu BHXH bắt buộc Để đảm bảo cho quá trình khai báo thông tin về tiền công, tiền lương của NLĐ được đầy đủ chính xác, cơ quan BHXH huyện đã thực hiện công tác khai báo, hướng dẫn cụ thể những quy định về tiền lương tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH tới từng đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc thông qua người chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện chính sách của đơn vị đó. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc quản lý tiền công, tiền lương là căn cứ đóng BHXH của tổ chức SDLĐ đặc biệt là DN ngoài quốc doanh, DN có vốn đầu tư nước ngoài, tiền lương tiền công của NLĐ do chủ SDLĐ quyết định gặp rất nhiều khó khăn. Bởi các đơn vị này thường không tuân thủ hoặc rất chậm tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động. Nhiều DN tiến hành ký hợp đồng với NLĐ thành hai, ba loại hợp đồng khác nhau: hợp đồng ghi chính xác mức lương NLĐ được hưởng, hợp đồng làm căn cứ đóng thuế thu nhập và hợp đồng làm căn cứ đóng BHXH nhằm giảm số tiền phải đóng góp vào quỹ BHXH. Dưới đây là một số kết quả về diễn biến tổng quỹ lương tổng quát của các doanh nghiệp và phân theo khối ngành kinh tế tham gia BHXH ở BHXH huyện Mỹ Hào: Bảng 4: Quỹ tiền lương làm căn cứ thu BHXH bắt buộc giai doạn 2007 – 2010 (đơn vị: triệu đồng) STT Năm Số ĐV đã TG Số LĐ đã TG Quỹ lương 1 2007 164 9.911 93.795 2 2008 184 10.786 132.432 3 2009 204 11.984 166.076 4 2010 226 12.612 211.307 (Nguồn: BHXH huyện Mỹ Hào) Trong đó: ĐV: Đơn vị TG: Tham gia Qua bảng số liệu trên cho thấy, quỹ tiền lương của các đơn vị lấy làm căn cứ trích nộp BHXH bắt buộc cho NLĐ tăng rõ rệt qua các năm. Quỹ tiền lương của năm 2007 là 93.795 triệu đồng lên 132.432 triệu đồng năm 2008 (tăng 41,19% so với 2007) và tăng lên 166.076 triệu đồng năm 2009 (tăng 25,4% so với năm 2008, tương ứng tăng 33.644 triệu đồng và tăng 77,06% so với năm 2007); đến năm 2010, quỹ lương đã là 211.307 triệu đồng (tăng 27,24% so với năm 2009 và tăng 125,29% so với năm 2007). Quỹ tiền lương làm căn cứ trích nộp BHXH bắt buộc tăng là do số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ trên địa bàn huyện Mỹ Hào tăng khá nhanh, từ 164 đơn vị năm 2007 lên 226 đơn vị năm 2010, số đơn vị tăng kéo theo số lao động tham gia cũng tăng nhanh theo các năm. Năm 2007 có 9.911 người tham gia, đến năm 2010 số người tham gia đã đạt 12.612 người. Do tiền lương của người lao động cũng tăng theo do mức lương tối thiểu chung được Chính phủ điều chỉnh tăng qua các năm từ 450.000 đồng/tháng (năm 2007), lên 540.000 đồng/tháng (năm 2008), lên 650.000 đồng/tháng (từ tháng 5/2009) và lên 730.000 đồng/tháng (từ tháng 5/2010). Sự nỗ lực chung của toàn cơ quan BHXH huyện kiên quyết bám sát các đơn vị SDLĐ, nắm bắt diễn biến tiền lương, tiền công của các đơn vị tham gia. Kinh tế huyện Mỹ Hào đang ngày càng phát triển, đời sống người dân đặc biệt là NLĐ không ngừng được cải thiện về nhiều mặt. Cùng với đó, thu nhập của NLĐ tăng mạnh làm cho tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của những đối tượng này tăng lên đáng kể. Bảng 5: Quỹ lương BHXH bắt buộc theo khối loại hình quản lý giai đoạn 2007 – 2010 (đơn vị: triệu đồng) Khối loại hình quản lý 2007 2008 2009 2010 TQL TLBQ TQL TLBQ TQL TLBQ TQL TLBQ DNNN 4.365 1,193 6.457 1,666 6.844 1,811 7.849 2,117 DN có vốn ĐTNN 265 0,712 2.213 1,013 6.256 1,761 12.144 1,373 DNNQD 63.822 0,680 91.274 0,906 116.356 1,042 144.305 1,280 HCSN, Đảng, Đoàn 21.243 1,425 27.357 1,660 30.724 1,697 38.975 2,031 Ngoài công lập 739 0,450 970 0,608 1.264 0,707 1.677 0,890 HTX, Quỹ tín dụng 983 0,518 1.204 0,631 1.516 0,775 2.140 1,049 Xã, phường, thị trấn 2.239 0,910 2.770 1,099 2.876 1,099 3.863 1,477 Hộ KD cá thể và tổ hợp tác 139 0,891 187 0,917 240 0,714 354 1,017 Tổng 93.795 6,779 132.432 8,500 166.076 9,606 211.307 11,234 (Nguồn: BHXH huyện Mỹ Hào) Trong đó: TQL: Tổng quỹ lương làm căn cứ thu BHXH bắt buộc TLBQ: Tiền lương bình quân (triệu đồng/người/tháng) Bảng số liệu trên đã thể hiện kết quả của công tác quản lý tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Nhìn chung tổng quỹ lương làm căn cứ thu BHXH bắt buộc của tất cả các khối ngành kinh tế trong huyện đều phát triển theo xu hướng tăng lên. Qua bảng số liệu về diễn biến tiền lương trên có thể nhận thấy khối DN vẫn là khối kinh tế có tổng quỹ lương cùng tiền lương bình quân khá cao (năm 2010 khu vực DN Nhà nước là 2,117 triệu đồng/người/tháng; DN có vốn đầu tư nước ngoài là 1,373 triệu đồng/người/tháng và DN ngoài quốc doanh là 1,28 triệu đồng/người/tháng). Trong khi đó khối ngoài công lập tiền lương bình quân mới chỉ đạt 0,89 triệu đồng/người/tháng năm 2010. Như vậy, tiền lương bình quân giữa các khu vực có sự chênh lệch khá rõ rệt, nhất là khoảng các giữa khu vực phát triển nhất và khu vực kém phát triển nhất. Bên cạnh đó, xét trong tổng thể các khối ngành thì khu vực DN ngoài quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng quỹ lương làm căn cứ thu BHXH của toàn huyện (năm 2007 chiếm 58,01%, năm 2008 chiếm 61,89%, năm 2009 chiếm 59,7% và năm 2010 chiếm 41,8%). Kết quả này được xem là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Hào hiện nay đã và đang thu hút một lượng không nhỏ vốn đầu tư vào sản xuất KD. Tuy nhiên, bên cạnh số đông các đơn vị, DN tham gia thực hiện tốt BHXH vẫn còn một số DN chưa khai thác hết quỹ lương của mình do khai giảm tiền lương cuả NLĐ, hoặc chỉ tham gia BHXH cho một lượng lao động đã làm việc lâu năm tại đơn vị nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp BHXH cho NLĐ. Mặt khác, hiện nay tại các DN tình trạng làm tăng ca, làm thêm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ở bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2007 – 2010.doc
Tài liệu liên quan