MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục i
Danh mục viết tắt iv
Danh sách sơ đồ, biểu đồ, bảng vi
Lời mở đầu 1
Chương 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GTGT –
CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT
1.1 Thuế giá trị gia tăng 4
1.1.1 Khái niệm thuế GTGT 4
1.1.2 Bản chất của thuế GTGT 6
1.1.3 Đặc trưng của thuế GTGT 7
1.1.4 Phương pháp tính thuế GTGT 9
1.1.5 Vai trò của thuế GTGT 12
1.2 Nội dung công tác quản lý thuế GTGT 15
1.2.1 Sự cần thiết và khái niệm của công tác quản lý thuế GTGT 15
1.2.2 Quy trình, nội dung công tác quản lý thuế GTGT 17
1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý thuế GTGT 27
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT 34
a. Các chính sách quản lý của Nhà nước 34
b. Tổ chức bộ máy quản lý 35
c. Nhân lực 35
d. Điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất 36
e. Tình hình kế toán, tài chính, quan hệ thanh toán 37
f. Sự hiểu biết của người dân đối với thuế GTGT 38
g. Công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước 38
Chương 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT
TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 2
2.1 Khái quát về Chi Cục Thuế Quận 2 40
2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Chi Cục Thuế Quận 2 40
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi Cục Thuế Quận 2 41
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính Chi Cục Thuế Quận 2 43
2.2 Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại Chi Cục Thuế Quận 2 51
2.2.1 Công tác tổ chức, quản lý thuế GTGT 51
2.2.1.1 Tình hình quản lý đối tượng nộp thuế 51
2.2.1.2 Tình hình quản lý thu tính thuế GTGT 60
2.2.1.3 Tình hình nợ đọng thuế GTGT của các doanh nghiệp 61
2.2.2 Kết quả thu thuế GTGT 65
2.2.2.1 Kết quả thu ngân sách 65
2.2.2.2 Kết quả thu thuế GTGT qua các năm 2008-2010 67
2.2.2.3 Công tác giải quyết nợ đọng thuế 69
2.2.3 Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT 71
2.3 Phân tích & đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại Chi Cục Thuế Quận 2 74
2.3.1 Những kết quả đạt được 74
2.3.2 Những hạn chế 80
2.3.3 Nguyên nhân 85
a. Các nguyên nhân chủ quan 85
b. Các nguyên nhân khách quan 91
Chương 3:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT
TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 2
3.1 Phương hướng, nhiệm vụ của Chi Cục Thuế Quận 2 trong thời gian tới 96
3.2 Các giải pháp 98
3.2.1 Tăng cường cải cách quy trình quản lý thuế GTGT 98
3.2.2 Tăng cường công tác quản lý và thu thuế GTGT 100
3.2.3 Tăng cường công tác quản lý ấn chỉ, hoá đơn, chứng từ 102
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra 102
3.2.5 Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng 103
3.2.6 Tăng cường việc áp dụng tin học vào công tác quản lý thuế GTGT 104
3.2.7 Tăng cường công tác đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ 104
3.2.8 Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn thuế GTGT 105
3.2.9 Góp phần hoàn thiện luật thuế GTGT 106
3.3 Kiến nghị 107
3.3.1 Các cơ quan hữu quan cần giúp đỡ cơ quan thuế 107
3.3.2 Cải thiện môi trường quản lý 108
3.3.3 Tăng cường công tác quản lý trên máy tính 108
3.3.4 Kiến nghị thay đổi 1 số vấn đề về luật thuế GTGT 109
Kết luận 111
Danh mục tài liệu tham khảo
113 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10537 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Công tác quản lý thuế gía trị gia tăng tại chi cục thuế quận 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được giao. Số lượng cán bộ trẻ dưới 30 tuổi trong Chi cục thuế cũng tương đối nhiều (chiếm trên 10%), là tiềm năng dồi dào để thay thế và trẻ hoá đội ngũ cán bộ trong vài năm tới, đặc biệt những cán bộ trẻ này đều có trình độ cao. Cán bộ công chức trong Chi cục thuế Quận 2 có trình độ khá cao và đồng đều, chủ yếu là đại học và trên đại học nên đảm bảo được chất lượng cho công tác quản lý thu ngân sách (trên 85% cán bộ trong Chi cục thuế có trình độ đại học và trên đại học, trong đó có 3 thạc sĩ và 65 cử nhân). Số người chỉ có trình độ phổ thông rất ít, chỉ chưa đến 5%, chủ yếu là bảo vệ, lái xe và nhân viên tạp vụ. Một số ít cán bộ còn lại mới được đào tạo đến trình độ trung cấp, Chi cục thuế đang có kế hoạch bồi dưỡng thêm hoặc thay thế, tinh giảm biên chế.
Tình hình bố trí nhân sự ở Chi cục thuế Quận 2 khá đồng đều cả về số lượng và chất lượng. Tập trung chú trọng cho các đội có chức năng nhiệm vụ nặng nề, phức tạp và khối lượng công việc lớn. Đội ngũ lãnh đạo được giao cho những cán bộ giỏi, lâu năm...
Trong những năm qua, Chi cục thuế Quận 2 đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, chăm lo đúng mức đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của ngành cả về số lượng và chất lượng. Đồng thời Chi cục cũng đã khẩn trương sắp xếp lại đội ngũ cán bộ hiện có và tổ chức bộ máy theo hệ thống chuyên ngành từ Chi cục thuế, các đội thuế theo đúng quy định và hướng dẫn của Cục thuế, Tổng cục thuế và Bộ Tài chính. Do đó công tác quản lý thuế của Chi cục thuế Quận 2 đã gặt hái được nhiều thành công đáng khích lệ.
2.2 Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế Quận 2
2.2.1 Công tác tổ chức, quản lý thuế GTGT
2.2.1.1 Tình hình quản lý đối tượng nộp thuế
Sơ đồ 2.2: Quy trình quản lý ĐTNT thuế GTGT
Kê khai thuế ban đầu
Quản lý hoá đơn, chứng từ
Xét miễn giảm thuế, tạm giảm thuế
Xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế và xác định, ấn định số thuế phải nộp
Quản lý việc nộp thuế của ĐTNT
Chi Cục Trưởng
ưởng
TNT
Xử lý hoàn thuế và kiểm tra, thanh tra hoàn thuế
Xử lý quyết toán thuế
Quản lý hồ sơ ĐTNT
Nội dung công tác quản lý thuế GTGT:
* Tổ chức kê khai ban đầu:
- Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh của Sở Kế Hoạch & Đầu tư và phiếu chuyển quản lý của ĐTNT từ Cục thuế TP.HCM. ĐTNT thực hiện kê khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế Quận 2 - Cụ thể đội TT-HT
- Căn cứ vào giấy quyết định và phiếu chuyển quản lý cán bộ đội TT-HT, đối tượng TNT hướng dẫn bổ sung thêm các giấy tờ sau:
+ Quyết định bổ nhiệm Giám Đốc
+ Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng
+ Bản đăng ký trích KHTS
+ Bản đăng hình thức ghi sổ
+ Bản đăng hình thức kế toán
- Sau khi đầy đủ hồ sơ cán bộ thuế đội TT-HT sẽ chuyển hồ sơ bản chính sang đội kiểm tra thuế.
* Quản lý hoá đơn, chứng từ
Việc tổ chức quản lý hoá đơn, chứng từ được thực hiện bởi: đội quản lý ấn chỉ và đội quản lý thu.
Nhận và cấp phát hoá đơn: Cục thuế nhận hoá đơn do Tổng cục thuế cấp phát, chuyển cho các Chi cục thuế và tổ chức bán hoá đơn GTGT cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nhận hồ sơ đăng ký mua hoá đơn của các ĐTNT và mở sổ kế toán ấn chỉ theo dõi. Chuyển số tiền bán hoá đơn của tháng về Tổng cục thuế, quyết toán số hoá đơn đã bán, đã cấp phát, số tiền bán hoá đơn và tổng hợp tình hình sử dụng hoá đơn trên địa bàn Quận với Cục thuế. Công việc này do đội quản lý ấn chỉ thực hiện.
Quản lý in hoá đơn: Đối với các ĐTNT sử dụng hoá đơn tự in thì phải hướng dẫn các ĐTNT thiết kế mẫu hoá đơn phù hợp với chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn của Nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh của ĐTNT đó. Nhận hồ sơ đăng ký sử dụng hoá đơn tự in của ĐTNT và gửi lên Cục thuế. Quản lý quá trình in hoá đơn của ĐTNT, theo dõi việc đăng ký, sử dụng hoá đơn. Thanh, quyết toán tình hình sử dụng hoá đơn với Cục thuế.
Xử lý vi phạm: Khi phát hiện có vi phạm trong quá trình in và sử dụng hoá đơn thì Chi cục xin ý kiến của Cục thuế xin ý kiến của Tổng cục huỷ hiệu lực của hoá đơn đó và xử lý theo quy định, nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra việc thực hiện chế độ phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ ở các cơ quan thuế cũng như ĐTNT, tổ chức xác minh hoá đơn và trả lời các cơ quan, các cấp, các ngành, các Chi cục trên địa bàn về các vấn đề liên quan đến hoá đơn. Công tác này do cả hai đội phối hợp thực hiện.
* Xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế và xác định-ấn định thuế GTGT
Công tác này do: đội HCQT, đội quản lý thu, đội TT-TH, đội kiểm kê-kế toán thuế-tin học (KK-KTT-TH), đội kiểm tra thuế phối hợp thực hiện.
Hướng dẫn ĐTNT lập tờ khai thuế: Đội quản lý thu hướng dẫn ĐTNT lập tờ khai thuế trong vòng 20 ngày đầu tháng và nộp cho Chi cục thuế.
Tiếp nhận tờ khai thuế: Đội HCQT tiếp nhận tờ khai thuế, ghi vào sổ theo dõi và chuyển cho các đội quản lý thu.
Tiến hành kiểm tra tờ khai: Đội quản lý thu tiến hành kiểm tra tờ khai ban đầu, nếu phát hiện lỗi thì phải liên hệ với ĐTNT để chỉnh sửa, sau đó phân loại và đóng tệp tờ khai theo ngày kiểm tra và chuyển cho đội KK-KTT-TH.
Chỉnh sửa tờ khai: Đội KK-KTT-TH nhập tờ khai vào máy tính và sửa các lỗi mà máy tính phát hiện ra, in danh sách ĐTNT kê khai sai và liên hệ với ĐTNT yêu cầu chỉnh sửa.
ấn định thuế: Đối với các ĐTNT không nộp tờ khai hoặc nếu đến ngày 25 hàng tháng mà chưa chỉnh sửa xong tờ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế thì đội quản lý thu tiến hành ấn định thuế theo luật định, lập danh sách ấn định thuế và gửi cho đội KTT để tính thuế (nếu sau khi phát hành thông báo thuế, ĐTNT mới nộp tờ khai thì số thuế chênh lệch ấn định thuế với tờ khai sẽ được điều chỉnh vào kỳ sau).
Tính thuế và in thông báo thuế: Đội KTT tính nợ thuế kỳ trước chuyển sang và tính số thuế phải nộp kỳ này để in thông báo thuế lần một trình lãnh đạo Chi cục thuế rồi chuyển cho ĐTNT.
Theo dõi và xử lý tình hình nộp thuế: Đội quản lý thu lập danh sách các ĐTNT quá hạn trên thông báo thuế lần một mà chưa nộp thuế gửi cho đội KK-KTT-TH và đội TT-TH để phát hành thông báo thuế lần hai với số tiền phải nộp bao gồm cả tiền thuế phải nộp và tiền phạt nộp chậm. Theo dõi tình hình nợ đọng thuế và lập danh sách và phát hành lệnh thu. Nếu lệnh thu không được thực hiện và ĐTNT vi phạm luật thuế với tình tiết tăng nặng thì phải lập hồ sơ và chuyển sang cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để truy tố theo pháp luật.
Xử lý đối tượng nộp chậm: Đội QL-CCN lập danh sách đối tượng nộp chậm thuế và lập dự thảo quyết định phạt hành chính trình lãnh đạo Chi cục duyệt.
Lập kế hoạch kiểm tra: Đội TT-TH nhận và lưu giấy nộp tiền (chứng từ nộp thuế) của ĐTNT tại kho bạc và nhập số liệu vào máy tính, phối hợp với các đội quản lý thu lập danh sách ĐTNT có dấu hiệu nghi ngờ về kê khai thuế để lập kế hoạch kiểm tra trình lãnh đạo duyệt.
Thực hiện kiểm tra tại cơ sở: Đội KK-KTT-TH kết hợp với các đội quản lý thu thực hiện kiểm tra tại cơ sở đối với các đối tượng có dấu hiệu nghi ngờ và gửi kết quả kiểm tra về đội TT-TH và đội KTT để điều chỉnh số thuế phải nộp.
Điều chỉnh số thuế phải nộp: Đội TT-TH nhập kết quả sau kiểm tra và điều chỉnh số thuế phải nộp của ĐTNT. Đội KK-KTT-TH lập và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch của các đội.
* Xử lý hoàn thuế và kiểm tra thuế
Công tác này do: đội HCQT, đội quản lý thu, đội TT-TH, đội KK-KTT-TH , đội KTT và đội nghiệp vụ thuế (NVT) thực hiện.
Hướng dẫn lập hồ sơ: Đội quản lý thu hướng dẫn ĐTNT lập và gửi đơn, hồ sơ đề nghị hoàn thuế cho Chi cục thuế, nếu có sai sót thì phải bổ sung, chỉnh sửa và giải trình kịp thời, nếu không giải trình được thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về thuế hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ mức độ vi phạm.
Tiếp nhận hồ sơ: Đội HCQT tiếp nhận hồ sơ, ghi vào sổ theo dõi và chuyển cho các đội quản lý thu ngay trong ngày.
Kiểm tra hồ sơ và xác định số thuế được hoàn: Đội quản lý thu kiểm tra thủ tục, hồ sơ hoàn thuế, kiểm tra đối tượng, trường hợp và các số liệu trên hồ sơ. Phân loại đối tượng hoàn thuế và kiểm tra xác định số thuế được hoàn: đối với các đối tượng áp dụng hoàn thuế trước kiểm tra sau thì đội quản lý thu thực hiện kiểm tra, xác định số thuế được hoàn (đối chiếu các số liệu liên quan với số thuế đề nghị hoàn) nếu có sai lệch thì phải trình lãnh đạo Chi cục để ra thông báo cho ĐTNT nộp thuế biết để giải trình, bổ sung, nếu không giải trình được thì Chi cục thông báo chưa đủ căn cứ để hoàn thuế.
Sau đó xác định số thuế GTGT được hoàn trình lãnh đạo Chi cục quyết định. Đối với đối tượng phải kiểm tra trước khi hoàn thuế (các cơ sở mới thành lập dưới một năm, đề nghị hoàn thuế lần đầu hoặc đã có vi phạm gian lận về thuế) thì đội quản lý thu kết hợp với đội KTT tiến hành kiểm tra, dựa vào kết quả kiểm tra, thanh tra, quyết định xử lý vi phạm và việc thực hiện quyết định đó của ĐTNT (nếu có) để trình lãnh đạo Chi cục ra quyết định hoàn thuế theo số thuế được hoàn xác định sau kiểm tra.
Quyết định hoàn thuế: Lãnh đạo Chi cục ra quyết định hoàn thuế căn cứ theo hồ sơ của đội quản lý thu và đội NVT trình lên, gửi cho các đội, các Chi cục thuế và ĐTNT có liên quan để thực hiện hoàn thuế.
Hoàn thuế: Đội KK-KTT-TH lập chứng từ uỷ nhiệm chi hoàn thuế gửi Kho bạc Nhà nước Quận để tiến hành hoàn thuế.
Điều chỉnh số thuế phải nộp: Đội quản lý thu và đội NVT lập danh sách đối tượng được hoàn thuế và chuyển cho đội KTT nhận chứng từ hoàn thuế từ kho bạc, nhập vào máy tính, hạch toán, kế toán số thuế đã hoàn và lập báo cáo.
Kiểm tra hoàn thuế: Đội quản lý thu lập danh sách các cơ sở cần kiểm tra, thanh tra, lập kế hoạch và dự thảo quyết định kiểm tra, thanh tra trình lãnh đạo Chi cục phê duyệt. Thành lập đoàn kiểm tra gồm cán bộ của các đội: đội quản lý thu, đội KTT, đội quản lý ấn chỉ, trong đó đội quản lý thu chủ trì, trừ trường hợp thanh tra thì đội KTT chủ trì.
Thông báo quyết định kiểm tra hoàn thuế cho ĐTNT trước khi tiến hành kiểm tra là 3 ngày. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, thanh tra hoàn thuế tại cơ sở, yêu cầu ĐTNT cung cấp các tài liệu liên quan và đối chiếu số liệu trên hồ sơ hoàn thuế của ĐTNT và yêu cầu ĐTNT giải trình rõ mọi nghi vấn và xuất trình các hoá đơn, chứng từ có liên quan. Lập biên bản kiểm tra, thanh tra và đưa ra kiến nghị hoàn thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) trình lãnh đạo Chi cục ký, chuyển cho đội HCQT đóng dấu và gửi cho ĐTNT thực hiện. Gửi danh sách kết quả kiểm tra, thanh tra hoàn thuế cho đội KK-KTT-TH và đội KTT để điều chỉnh số thuế phải nộp của ĐTNT.
Lưu hồ sơ: Đội quản lý thu lưu hồ sơ và các quyết định liên quan về hoàn thuế.
* Xét miễn, giảm thuế và lập báo cáo kế toán thống kê thuế
Công việc này do: đội KT-NB, đội quản lý thu, đội TT-TH, đội KK-KTT-TH và đội KTT thực hiện.
Hướng dẫn lập hồ sơ: Đội quản lý thu hướng dẫn ĐTNT lập hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế gửi đến Chi cục thuế.
Tiếp nhận hồ sơ: Đội KT-NB tiếp nhận hồ sơ, ghi vào sổ theo dõi và chuyển đến các đội quản lý thu.
Kiểm tra hồ sơ: Đội quản lý thu kiểm tra thủ tục, hồ sơ xin miễn, giảm thuế, nếu có sai sót thì yêu cầu ĐTNT chỉnh sửa kịp thời, nếu trường hợp không thuộc đối tượng miễn, giảm thì phải thông báo và giải thích rõ cho ĐTNT, nếu số thuế đề nghị lớn hơn thẩm quyền xét duyệt của lãnh đạo Chi cục thì phải trình lãnh đạo Cục thuế duyệt. Xác định số thuế được miễn, giảm và trình lãnh đạo ra quyết định. Nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ thì đội quản lý thu phải phối hợp với đội KTT lập kế hoạch kiểm tra trình lãnh đạo Chi cục duyệt và tiến hành kiểm tra tại cơ sở.
Quyết định miễn, giảm thuế: Lãnh đạo Cục duyệt hồ sơ, ký quyết định và chuyển cho đội KT-NB để đóng dấu, gửi đến đội quản lý thu và ĐTNT.
Điều chỉnh số thuế phải nộp và lập báo cáo kế toán thống kê thu ế: Đội quản lý thu lập danh sách miễn, giảm thuế chuyển cho đội TT-TH để điều chỉnh số thuế phải nộp và lưu giữ hồ sơ về ĐTNT.
* Xử lý quyết toán thuế
Công việc này do: đội KT-NB, đội quản lý thu, đội TT-TH và đội KTT thực hiện.
Hướng dẫn lập quyết toán thuế: Đội quản lý thu hướng dẫn ĐTNT lập quyết toán thuế và gửi đến cơ quan thuế, lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
Nhận quyết toán: Đội KT-NB nhận quyết toán thuế, ghi vào sổ theo dõi và chuyển cho các đội quản lý thu.
Kiểm tra kê khai quyết toán thuế: Đội quản lý thu kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trên quyết toán thuế như: mã số thuế, tên cơ sở kinh doanh… và kiểm tra tính chính xác của các số liệu trên quyết toán thuế, nếu có sai sót thì liên hệ với ĐTNT để chỉnh sửa và yêu cầu giải trình, đồng thời yêu cầu ĐTNT nộp số thuế còn thiếu theo báo cáo quyết toán (nếu có). Nếu ĐTNT không giải trình được theo yêu cầu của Chi cục thuế hoặc trường hợp nhận được đơn tố cáo ĐTNT có hành vi gian lận trốn thuế thì đội quản lý thu lập danh sách các ĐTNT cần phải kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế và chuyển cho đội KTT để lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra trình lãnh đạo quyết định.
Xác định kết quả quyết toán thuế: Đội quản lý thu xác định số thuế còn thừa hoặc thiếu sau quyết toán của từng ĐTNT và xử lý số thuế đó. Lập và chuyển danh sách kết quả quyết toán thuế cho đội KK-KTT-TH.
Điều chỉnh số thuế phải nộp: Đội KK-KTT-TH nhập danh sách vào máy tính và điều chỉnh số thuế phải nộp.
Tiến hành kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế tại cơ sở: Trừ trường hợp kiểm tra bất thường khi xảy ra vi phạm, còn lại cơ quan thuế phải thông báo quyết định kiểm tra cho ĐTNT 3 ngày trước khi tiến hành kiểm tra.
Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế tại cơ sở, yêu cầu ĐTNT cung cấp các tài liệu liên quan và kiểm tra, đối chiếu số liệu còn nghi vấn trên báo cáo quyết toán thuế với các tài liệu đó. Nếu có sai sót thì yêu cầu ĐTNT giải trình rõ và xuất trình các chứng từ, hoá đơn có liên quan. Lập biên bản kiểm tra, thanh tra, báo cáo kết quả và dự thảo quyết định xử lý vi phạm (nếu có) trình lãnh đạo Chi cục ký, chuyển cho đội HCQT đóng dấu và gửi cho các cơ sở thực hiện. Đồng thời gửi danh sách kết quả kiểm tra quyết toán thuế cho đội KK-KTT-TH và đội KTT để điều chỉnh số thuế phải nộp của ĐTNT, gửi hồ sơ, biên bản kiểm tra về đội quản lý thu để lưu vào hồ sơ của ĐTNT.
Nếu ĐTNT có khiếu nại về kết luận kiểm tra thì đội KTT chủ trì trình lãnh đạo Chi cục giải quyết theo quy định.
Lưu giữ hồ sơ doanh nghiệp: Đội quản lý thu lưu hồ sơ và các biên bản quyết định liên quan về quyết toán thuế.
* Quản lý hồ sơ ĐTNT
Công việc này do: Đội quản lý thu và đội KK-KTT-TH thực hiện.
Đội quản lý thu lập và quản lý hồ sơ của ĐTNT, gồm: đăng ký thuế, thông báo thuế, các hồ sơ và quyết định miễn, giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế, biên bản kiểm tra, thanh tra, quyết định xử lý kiểm tra, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp... Thời hạn lưu giữ hồ sơ là 10 năm sau khi doanh nghiệp phá sản, giải thể.
Đội KK-KTT-TH lưu giữ các tờ khai, bảng kê, chứng từ nộp thuế (thời hạn là 5 năm).
2.2.1.2 Tính hình quản lý doanh thu tính thuế GTGT
Công tác tổ chức kiểm tra được xác định như sau:
Đối chiếu số liệu giữa tờ khai thuế giá trị gia tăng với bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào; bảng phân bổ số thuế giá trị được khấu trừ trong kỳ, bảng kê khác…để phát hiện sự mâu thuẫn giữa các số liệu.
Đối với bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra cần kiểm tra
+ Tính liên tục của hàng hóa dịch vụ bán ra
+ Doanh số chưa có thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra có so sánh đối chiếu với doanh số chưa có thuế của hàng hóa dịch vụ cùng loại được phản ánh trong bảng kê của tháng trước
+ Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ bán ra có phù hợp với chính sách quy định và từng bảng kê của tháng trước.
- Đối với bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào cần kiểm tra:
Ngày, tháng, năm phát hành hóa đơn để phát hiện những hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào kê khai quá thời hạn kê khai thuế.
+ So sánh doanh số mua hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế và mức thuế suất của cùng người bán được kê khai trong bảng kê các tháng để phát hiện những mâu thuẫn về giá cả và mức thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào.
+ Kiểm tra bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ mua vào được khấu trừ trong kỳ.
+ Kiểm tra phần A bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong kỳ cần đối chiếu với bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào để xác định các chỉ tiêu sau:
+ Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
+ Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế.
+ Kiểm tra phần B bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ cần đối chiếu với bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra để xác định chính xác các chỉ tiêu:
+ Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ
+ Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế trong kỳ
+ Từ hai chỉ tiêu trên để xác định tỷ lệ trong kỳ và thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong kỳ
2.2.1.3 Thực hiện công tác quản lý nợ đọng thuế GTGT
(theo quyết định 477/QĐ-TCT, ngày 15/5/2010 của tổng cục thuế.)
Công tác triển khai thực hiện
Căn cứ tình hình nợ đọng tiền thuế, tiền phạt NQD của Chi cục Thuế quận 2, đội QLN & CCNT lập chỉ tiêu kế hoạch dự kiến phân bổ cho cán bộ công chức trong đội với số liệu cụ thể như phải thu 100% nợ có khả năng thu, tiến hành kiểm tra các nhóm nợ khó thu, nhóm nợ chờ xử lý, nhằm làm giảm tỉ lệ nợ đọng tối đa, góp phần hoàn thành kế hoạch dự toán thu ngân sách. Từ đó:
Lập kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu thu phát sinh, phân bổ chỉ tiêu nợ đọng & thu hồi nợ đọng tiền thuế, tiền phạt của người nộp thuế còn nợ nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Kế hoạch phân bổ chỉ tiêu thu phát sinh, phân bổ chỉ tiêu nợ đọng và thu hồi nợ đọng tiền thuế, tiền phạt của người nộp thuế được áp dụng cho các Đội Kiểm tra thuế, các Đội Quản lý thuế liên phường, chợ, Đội Nghiệp vụ-Dự toán, Đội thu phí & lệ phí trước bạ, Đội Kê khai-kế toán thuế & Tin học có trách nhiệm triển khai, phối hợp, thực hiện.
Căn cứ vào số tiền thuế, tiền phạt còn nợ của người nộp thuế từ Đội Kê khai kế toán thuế & Tin học chuyển cho các Đội Quản lý thuế tiến hành phân loại nợ thuế theo các tiêu thức sau:
- Nhóm nợ khó thu: Nợ của người nộp thuế lâm vào tình trạng giải thể, phá sản, bỏ trốn, mất tích, khởi tố, ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh, chờ giải quyết theo luật phá sản có hoặc không làm các thủ tục, trình tự đúng pháp luật;
- Nhóm nợ chờ xử lý: Nợ của người nộp thuế đang chờ xử lý bao gồm nợ: Chờ điều chỉnh . . . , chờ xoá, miễn, giảm, khoanh nợ giản nợ, gia hạn nợ, thoái trả tiền thuế đang có khiếu nại, đang xử lý miễn giảm, đang chờ xóa nợ, đang được gia hạn, được khoanh nợ giản nợ hoặc đang xử lý hoàn thuế;
- Nhóm nợ có khả năng thu: Nợ của người nộp thuế đang hoạt động kinh doanh được xác định phải nộp vào Ngân sách Nhà nước nhưng đã hết hạn nộp theo quy định của pháp luật về thuế mà chưa nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Nợ có khả năng thu được phân loại như sau:
- Nợ thuế chậm nộp dưới 30 ngày.
- Nợ thuế chậm nộp từ 30 ngày đến 90 ngày.
- Nợ thuế chậm nộp quá 90 ngày.
Tình hình tổ chức công tác quản lý nợ thuế trong năm 2010:
Ngoài công tác trên, đội QLN & CCNT đã thực hiện một số việc như sau:
Phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng viên chức trong đội:
Đội trưởng chịu trách nhiệm chung cùng với trách nhiệm chính trong việc điều hành, phân công, điều động nhân sự và xin ý kiến chỉ đạo kịp thời của Ban Lãnh đạo nếu có vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Đội phó chịu trách nhiệm phân tích, tổng hợp, báo cáo, hổ trợ đội trong việc xử lý, giải quyết, kiểm tra nợ đọng tiền thuế, tiền phạt của doanh nghiệp và người nộp thuế.
Viên chức còn lại ba người phân thành 2 tổ kiểm tra đi trực tiếp xuống địa bàn kinh doanh hộ cá thể để kiểm tra và 1 tổ tại đội lập thư mời các đơn vị, doanh nghiệp lên giải quyết về tiền thuế, tiền phạt.
Với mục tiêu và công việc cụ thể:
Kiểm tra người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt của các đội kiểm tra thuế, các đội quản lý liên phường, chợ.
In phiếu sưu tra tình trạng nợ thuế cho từng người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt để làm căn cứ kiểm tra.
Lập danh sách theo mẫu 04/QTR-QLN theo dõi tình hình nợ đọng tiền thuế, tiền phạt cho từng người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt theo phường, theo đội quản lý.
Hàng tháng các tổ kiểm tra có trách nhiệm lên kế hoạch mỗi ngày đi kiểm tra thực tế tại nơi đăng ký kinh doanh của người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, việc kiểm tra này phải đạt được kết quả mà mục tiêu đã đề ra (mỗi tháng lập kế hoạch kiểm tra từ 50 doanh nghiệp và 100 hộ kinh doanh cá thể).
Sau khi đã kiểm tra các tổ kiểm tra có nhiệm vụ xử lý, giải quyết và theo dõi số tiền thuế, tiền phạt của người nộp thuế đã nộp vào ngân sách Nhà nước.
Hàng tuần các tổ phải lập danh sách, phân tích, thống kê kết quả kiểm tra cho đội trưởng đội QLN & CCNT để tổng hợp, báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo kịp thời nếu có vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm tra.
Đối với hộ kinh doanh cá thể:
Mỗi ngày có hai nhóm đi kiểm tra thực tế tại các hộ kinh doanh cá thể, lập biên bản, mời lên tại đội QLN & CCNT để trao đổi thông tin và động viên, giải thích cho hộ làm tròn nghĩa vụ nộp thuế của mình, đối với một sộ hộ có biểu hiện chây lỳ, không tuân thủ pháp luật, mời và lập biên bản, ra thông báo, quyết định vi phạm hành chính thuế...không quá 3 lần thì sẽ lập hồ sơ pháp lý để ra quyết định cưỡng chế.
Đối với các đơn vị, doanh nghiệp:
Hàng tháng lên kế hoạch mời từ 30 đến 50 doanh nghiệp có số nợ đọng tương đối lớn và kéo dài nhiều tháng liền, để trao đổi thông tin, nắm bắt được nguyên nhân, tình trạng gây nên nợ đọng, đôn đốc , nhắc nhở doanh nghiệp làm tốt nghĩa vụ nộp thuế của minh. Kiên quyết xử phạt chậm nộp theo đúng quy định. Đối với nợ chây ỳ, nợ lớn do tài chính khó khăn thì mời lên lập biên bản, cam kết nộp theo tiến độ và phải tính phạt, nếu cố tình chây ỳ thì cưỡng chế bằng lệnh thu, thông báo.
Tham mưu, đề xuất xử lý các hồ sơ xin khoanh nợ, giản nợ, gia hạn thời gian nộp thuế, xóa nợ thuế và giải quyết các hồ sơ xử lý khác về nợ thuế, thẩm định và chuyển hồ sơ về nợ thuế lên cơ quan cấp trên và các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện các biện pháp xử lý nợ và thu hồi nợ thuế.
Thường xuyên theo dõi xử lý nợ đối với người nộp thuế để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.
Tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ các hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực của đội QLN & CCNT theo quy định.
Ngoài ra, căn cứ quy chế phối hợp thực hiện quản lý thu nợ & cưỡng chế nợ thuế số 769/QCPH-CCT ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Chi cục Thuế quận 2 và căn cứ sự chỉ đạo của BLĐ Chi cục Thuế quận 2, Đội QLN & CCNT được phân công phân bổ kế hoạch thu nợ đọng tiền thế, tiền phạt cho các đội quản lý thuế trong năm. Từ đó căn cứ theo số nợ tiến thuế, tiền phạt đã được phân loại cụ thể, lập kế hoạch phân bổ chỉ tiêu dự kiến thu phát sinh trong năm là phải trên 95%, nợ đọng có khả năng thu quá 90 ngày là 50% cho các Đội Kiểm tra thuế, các Độ Quản lý liên phường, chợ. Còn lại 50% nợ đọng quá 90 ngày phân bổ cho viên chức trong Đội QLN & CCNT. Thường xuyên phối hợp với các đội Kê khai -kế toán thuế & tin học, để nhận thông tin về người nộp thuế, tình trạng nợ đọng thuế..., các Đội Kiểm tra thuế, các Đội Quản lý liên phường, chợ để cùng nhau phối hợp công tác quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế.
Qua 14 năm thực hiện luật thuế GTGT, việc triển khai thực hiện đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.2.2. Kết quả thu thuế GTGT
2.2.2.1 Kết quả thu ngân sách
Những thành tựu về KT-XH đạt được trong những năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và kế hoạch phát triển KT-XH 3 năm 2008-2010 đã tạo nhiều thuận lợi cơ bản cho công tác quản lý thuế của Chi cục thuế Quận 2, do đó góp phần tăng thu ngân sách trên địa bàn Quận.
Kết quả cụ thể từng khoản thu trên địa bàn Quận 2 được trình bày trong Bảng 2.1:
Bảng 2.1 : Kết quả thu NSNN 2008 – 2010.
Đvt: Tỷ đồng
Số
TT
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
TH 2010 so TH 2009
KH
TH
KH
TH
KH
TH
%
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Tổng cộng
254.000
399.451
346.300
508.803
509.000
701.563
138
1
Thuế CTN NQD
120.000
158.862
145.000
173.677
230.000
311.094
179
2
Thuế nhà đất
2.700
4.764
2.800
3.305
3.000
3.557
108
3
Phí và lệ phí
2.000
9.247
2.400
11.775
4.000
13.527
115
4
Thu khác NS
4.000
3.081
2.000
4.843
2.000
5.324
110
5
Lệ phí trước bạ
61.500
62.675
46.000
85.687
90.000
86.648
101
6
Tiền thuê đất
11.300
9.575
13.500
12.560
20.000
37.650
300
7
Tiền SD đất
30.000
137.552
110.000
148.502
80.000
123.570
83
8
Thuế CQ SDĐ
20.000
9.417
0
744
0
0
9
Thuế TNCN
2.500
4.278
24.600
67.710
80.000
120.193
178
(Nguồn: Chi cụ