MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I :
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THU BHXH 3
1. Một số khái niệm . 3
1.1. Khái niệm về BHXH. 3
1.2. Khái niệm thu BHXH. 4
1.3. Khái niệm thu BHXH của DNNQD . 5
1.3.1. Khái niệm về DNNQD và thành phần kinh tế của DNNQD. 5
1.3.1.1. Khái niệm về DNNQD. 5
1.3.1.2. Các thành phần kinh tế của DNNQD. 5
1.3.2. Khái niệm thu BHXH của DNNQD. 7
2. Vai trò của thu BHXH. 7
3. Nội dung thu BHXH. 8
3.1. Đối tượng tham gia BHXH. 8
3.2. Mức đóng và phương thức đóng. 9
3.3. Tổ chức thu BHXH. 13
3.3.1. Phân cấp thu. 13
3.3.2. Lập và giao kế hoạch thu hàng năm. 13
3.3.3. Quy trình thu. 14
3.3.4. Quản lý tiền thu. 15
3.3.5. Thông tin báo cáo thu. 15
3.3.6. Quản lý hồ sơ, tài liệu thu. 16
3.3.7. Truy thu. 17
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH nói chung và công tác thu BHXH ở DNNQD nói riêng. 17
4.1. Chính sách tiền lương. 17
4.2. Cơ cấu dân số. 18
4.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế. 19
4.4. Công tác thông tin tuyên truyền. 19
CHƯƠNG II :
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC CỦA KHỐI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI BHXH QUẬN BA ĐÌNH 20
1. Đặc điểm tình hình thực hiện chính sách BHXH tại BHXH
quận Ba Đình. 20
1.1. Khái quát về quận Ba Đình. 20
1.2. Khái quát về đơn vị BHXH quận Ba Đình. 20
1.2.1. Vị trí, chức năng. 21
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH quận Ba Đình. 22
1.2.3.Cơ cấu tổ chức. 23
1.3. Đội ngũ cán bộ, lao động của đơn vị. 24
2. Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc của khối DNNQD
tại BHXH quận Ba Đình. 25
2.1. Tổ chức thu. 25
2.1.1. Tổ chức lực lượng thu. 25
2.1.2. Lập kế hoạch thu. 26
2.1.3. Quy trình thu. 31
2.1.4. Quản lý tiền thu. 34
2.2. Kết quả thu BHXH của khu vực ngoài quốc doanh tại BHXH Quận
Ba Đình giai đoạn năm 2007 - 2010 và số người tham gia. 35
2.2.1. Số đơn vị và số lao động tham gia BHXH. 35
2.2.2. Số tiền thu. 37
2.2.3. Tình hình nợ đọng. 39
2.3. Đánh giá chung về công tác thu BHXH bắt buộc của khối DNNQD
tại BHXH Ba Đình trong giai đoạn 2007 - 2010. 44
2.3.1. Ưu điểm. 44
2.3.2. Tồn tại. 45
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại. 48
2.3.3.1. Về phía doanh nghiệp. 48
2.3.3.2. Về phía người lao động. 48
2.3.3.3. Về phía tổ chức công đoàn. 48
2.3.3.4. Về phía nhà nước. 49
2.3.3.5. Về phía cơ quan BHXH. 50
2.3.3.6. Một số nguyên nhân khác . 50
CHƯƠNG III :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC CỦA KHỐI DNNQD
TẠI BHXH QUẬN BA ĐÌNH
51
1. Định hướng phát triển công tác thu BHXH bắt buộc trong thời gian
tới tại BHXH quận Ba Đình. 51
2. Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện tốt công tác thu
BHXH của khối DNNQD tại BHXH Quận Ba Đình. 52
2.1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH. 52
2.2. Quản lý tốt đối tượng tham gia BHXH của khối DNNQD. 54
2.3. Hoàn thiện và hiện đại hóa công nghệ thông tin trong công tác thu BHXH. 55
2.4. Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng cán bộ thu. 56
2.5. Tăng cường công tác thanh kiểm tra việc thực hiện chế độ BHXH,
đốc nợ tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; xử lý nghiêm đối
tượng vi phạm. 57
3. Một số khuyến nghị. 58
3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước. 58
3.2. Đối với BHXH Việt Nam. 59
3.3. Với các sở có liên quan. 59
KẾT LUẬN 62
PHỤ LỤC
67 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6950 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại bảo hiểm xã hội quận Ba Đình: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung của tất cả các đối tượng tham gia BHXH tại quận Ba Đình. Kế hoạch thu BHXH bắt buộc của khối DNNQD cũng nằm trong kế hoạch này.
Phương pháp lập kế hoạch thu được thực hiện dựa trên số thu của năm trước và khả năng mở rộng đối tượng tham gia của năm tới, dự tính số người tham gia và số thu. Việc này được thực hiện trên một số cơ sở sau:
* Xác định đối tượng thu
Đối tượng thu BHXH tuân theo Luật BHXH ( điều 2). DNNQD là một trong các đối tượng đó. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tại quận Ba Đình, số lượng DNNQD đều tăng qua mỗi năm. Đây là một khối có tiềm năng thu rất lớn.
Tất cả các DNNQD khi thực hiện đăng ký kinh doanh với Sở kế hoạch và Đầu tư Quận Ba Đình và được cấp phép kinh doanh trên địa bàn Quận Ba Đình đều có trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động của mình tại BHXH quận Ba Đình. BHXH quận Ba Đình dựa trên giấy phép kinh doanh, bản đăng ký tham gia BHXH của doanh nghiệp để thực hiện việc tiếp nhận quản lý các vấn đề liên quan đến BHXH cho doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp đang hoạt động tại Quận Ba Đình mà chuyển trụ sở sang địa bàn khác nhưng vẫn có nguyện vọng được tham gia BHXH tại Ba Đình thì sẽ vẫn tiếp tục được BHXH Quận Ba Đình quản lý.
Hàng năm, Sở kế hoạch và đầu tư cung cấp cho cơ quan BHXH Ba Đình danh sách các DNNQD mới thành lập và đang hoạt động trên địa bàn quận để BHXH Ba Đình nắm được tình hình tham gia BHXH của các doanh nghiệp. Qua đó, nhìn nhận được xem tình hình tham gia BHXH tại quận đã tốt hay chưa để có những kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc tham gia BHXH của các DNNQD.
* Xác định mức thu
Mức thu BHXH đối với các DNNQD tại BHXH quận Ba Đình dựa trên mức đóng mà Luật BHXH đã quy định đối với các doanh nghiệp này.
Theo điều 91, 92 Luật BHXH, hiện nay người sử dụng lao động đóng 16% tổng quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH; người lao động đóng 6% mức tiền lương tiền công vào quỹ hưu trí, tử tuất.
Theo Luật BHYT, thì mức đóng BHYT của người lao động và người sử dụng lao động trong khối DNNQD hiện nay là 4,5% trên mức tiền lương, tiền công hàng tháng của người lao động.
Vì vậy, Luật BHXH là một căn cứ để xác định mức thu BHXH đối với các DNNQD tại Ba Đình.
Theo như luật quy định, mức tiền lương tiền công tháng của người lao động là căn cứ đóng BHXH của DNNQD. Do vậy, mức lương ghi trên HĐLĐ là căn cứ thứ 2 để xác định mức thu BHXH.
Quận Ba Đình thuộc Thành phố Hà Nội là vùng I theo quyết định 108. Do vậy các DNNQD trên địa bàn quận phải trả lương theo cho người lao động theo mức sau :
- Mức lương tối thiểu đối với lao động làm việc trong điều kiện bình thường là 1.350.000/tháng.
- Đối với lao động đã qua đào tạo làm việc trong điều kiện bình thường, mức lương tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu vùng.
Đây là cơ sở để BHXH Quận Ba Đình xác định được mức lương tối thiểu chuẩn của các DNNQD. Mức lương thấp nhất của các DNNQD phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng mức lương theo Luật định. Các đơn vị khi lên thực hiện giao dịch lần đầu phải xuất trình bảng lương hoặc nếu có lao động mới tăng trong tháng thì phải mang HĐLĐ lên để cán bộ thu đối kiểm tra mức lương thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu mức lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu đã quy định thì cán bộ thu sẽ không thực hiện giao dịch với đơn vị và sẽ yêu cầu đơn vị sửa lại hợp đồng đối với các trường hợp tăng mới hoặc làm quyết định nâng lương cho người lao động đang làm việc nhưng mức lương chưa được điều chỉnh kịp thời với quy định tăng lương của nhà nước.
Bên cạnh đó, các DNNQD trả lương cho người lao động theo mức lương chứ không theo hệ số. Mỗi người lao động tùy thuộc vào trình độ và vị trí công việc mà có một mức lương khác nhau. Do đó mức đóng BHXH cũng là khác nhau. Vì vậy để xác định được chính xác mức thu BHXH quận Ba Đình phải căn cứ trên mức lương được ghi trên HĐLĐ mà đơn vị gửi lên.
Bảng 1 : Tiền lương, tiền công làm căn cứ thu BHXH, BHYT
Đơn vị : đồng
Năm
2007
2008
2009
2010
Tổng quỹ lương (đồng)
328.986.486.395
514.692.785.908
680.434.847.025
720.163.872.196
Lượng tăng giảm tuyệt đối (đồng)
185.706.299.188
165.742.061.117
39.729.025.171
Tốc độ tăng giảm (%)
56,45
32,2
5,83
Nguồn: BHXH Quận Ba Đình
Tổng quỹ lương của doanh nghiệp là một cơ sở để tính mức thu BHXH một cách chung nhất. Từ năm 2007 đến 2010, tổng quỹ lương của các DNNQD liên tục tăng. Cụ thể, năm 2007, tổng quỹ lương của toàn khối là 328.986.486.395 đồng, đến năm 2008 con số này tăng lên đến 514.692.785.908 đồng tức là tăng 56,45% tương ứng với 185.706.299.188 đồng. Vào năm 2009, tổng quỹ lương đã tăng lên 680.434.847.025 đồng tương ứng với 32,2% (165.742.061.117) so với năm 2009. Tổng quỹ lương đạt mức cao nhất trong vòng 4 năm với 720.163.872.196 đồng, tăng 5,83% so với năm 2009 (tương ứng 39.729.025.171 đồng)
Tổng quỹ lương tăng do các nguyên nhân:
- Từ năm 2008 đến năm 2010, Nhà nước đã có 4 lần tăng lương tối thiểu trong doanh nghiệp
01.01.2008: 620.000 đồng
01.01.2009: 860.000 đồng
01.01.2010: 1.050.000 đồng
Quy định tăng lương tối thiểu bắt buộc các doanh nghiệp phải tăng lương cho người lao động của mình. Việc này làm cho tổng quỹ lương của các doanh nghiệp tăng lên.
- Số lượng các DNNQD tăng qua mỗi năm và số lượng lao động tăng lên cũng làm tổng quỹ lương chung của toàn khối tăng lên.
Bảng 2: Số lao động và số DNNQD
Năm
Số đơn vị
(đơn vị)
Lượng tăng giảm tuyệt đối
(người)
Tốc độ tăng trưởng liên hoàn
(%)
Số lao động (người)
Lượng tăng giảm tuyệt đối
(người)
Tốc độ tăng trưởng liên hoàn
(%)
2007
1.030
22.000
2008
1.335
305
29,61
31.062
9.062
41,19
2009
1.541
206
15,43
34.602
3.540
11,39
2010
1.735
194
12,59
39.359
4.757
13,74
Nguồn: BHXH Quận Ba Đình
Năm 2008, số đơn vị ngoài quốc doanh tăng lên 305 đơn vị (tăng 29,61%) so với năm 2007, đồng thời số lao động tăng lên 9.062 (tương ứng 41,19%) đã làm cho tổng quỹ lương của toàn khối tăng lên 56,45%. Năm 2009 việc số đơn vị tăng15,43% và số lao động tăng 11,39% so với năm 2008 đã làm cho tổng quỹ lương tăng thêm 165.742.061.117 đồng. Đến năm 2010, tổng quỹ lương đạt mức 720.163.872.196 đồng là do số đơn vị tăng thêm 194 đơn vị và số lao động tăng thêm 4.757 người so với năm 2009.
Có thể thấy lượng đơn vị và lượng lao động biến động qua các năm có ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tổng quỹ lương của khối ngoài quốc doanh.
Khi nắm rõ được tất cả các yếu tố này cùng với việc nhận định khả năng mở rộng đối tượng tham gia, BHXH quận có thể lập được dự toán thu cụ thể, phù hợp với khả năng để gửi lên BHXH thành phố.
Hình 3 : Biểu đồ số kế hoạch thu BHXH bắt buộc của khối DNNQD
Nguồn : BHXH quận Ba Đình
Qua biểu đồ trên ta thấy, số kế hoạch thu qua các năm đều tăng. Năm 2007, số thu là 71.634.789.376 đồng thì năm 2008 số thu kế hoạch được đặt ra là 127.356.478.345 đồng ( tăng 55.721.688.969 đồng). Số thu kế hoạch năm 2009 là 132.789.098.789 đồng ( tăng 5.432.620.444 đồng so với 2008). Đến năm 2010, số thu kế hoạch đã tăng thêm 6.896.859.554 đồng so với năm 2009 (đạt 139.685.958.343 đồng). Nguyên nhân là do số đối tượng tham gia, mức lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động cũng liên tục tăng lên từ năm 2007 đến 2010. Căn cứ trên các cơ sở đó mà BHXH quận Ba Đình cũng đưa ra mức thu kế hoạch tăng phù hợp với các yếu tố trên.
2.1.3. Quy trình thu.
Quy trình thu BHXH bắt buộc của khối DNNQD tại BHXH quận Ba Đình được thể hiện qua sơ đồ sau.
Hình 4: Quy trình thu BHXH, BHYT bắt buộc
Doanh nghiệp
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
BHXH quận Ba Đình
(1)
(2)
(3)
(1) Hàng tháng, doanh nghiệp sẽ chuyển tiền vào tài khoản chuyên thu của BHXH Ba Đình tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
(2) Ngân hàng sẽ gửi thông báo về cho BHXH Ba Đình về số tiền thu của doanh nghiệp.
(3) BHXH quận Ba Đình sẽ in bản 02 bản thông báo bao gồm tờ Thông báo và biểu mẫu 02a-TBH và 03a-TBH. 01 bản lưu lại BHXH, 01 bản trả cho đơn vị
Đây là quy trình chuẩn, khi các đơn vị đóng BHXH của tháng đúng hạn theo Luật định là trước ngày cuối cùng của tháng đó.
Tuy nhiên, hàng tháng, cơ quan BHXH sẽ thực hiện quyết toán số thu BHXH tháng trước của doanh nghiệp vào ngày mùng 10 tháng liền kề.
Tuy nhiên nếu đơn vị không có sự thay đổi về số lao động trong tháng và đã nộp tiền đầy đủ của tháng đó vào tài khoản ngân hàng của BHXH Ba Đình thì cơ quan BHXH có thể thực hiện quyết toán ngay tháng đó và in Thông báo cho đơn vị.
Nếu hết ngày mùng 10 tháng đó mà đơn vị không lên cơ quan BHXH thực hiện giao dịch thì cán bộ thu sẽ tự động quyết toán của tháng trước và coi như tháng đó doanh nghiệp không có sự biến động nào.
Sau ngày mùng 10 đơn vị mới lên thực hiện giao dịch của tháng trước đó thì những biến động phát sinh của tháng đó mà đơn vị báo cáo để sẽ được chuyển vào tháng sau để thực hiện điều chỉnh.
*Đối với người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT lần đầu
Trường hợp này, trước hết người sử dụng lao động phải thực hiện đăng ký tham gia BHXH theo trình tự sau:
Hình 5 : Sơ đồ Trình tự thủ tục tham gia BHXH
Người tham gia BHXH-BHYTà Hồ sơ, biểu mẫu à Cơ quan BHXH à SMS à Sổ BHXH, thẻ BHYT, Biên bản đối chiếu à Người tham gia BHXH - BHYT
- Người lao động: Căn cứ hồ sơ gốc của mình (quyết định tuyển dụng, quyết định nâng lương hoặc HĐLĐ...) kê khai 03 bản “Tờ khai tham gia BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 01-TBH) nộp cho người sử dụng lao động; trường hợp đã được cấp sổ BHXH thì không phải kê khai mà chỉ nộp sổ BHXH.
- Người sử dụng lao động :
+ Kiểm tra, đối chiếu Tờ khai tham gia BHXH với hồ sơ gốc của từng người lao động; ký xác nhận và phải chịu trách nhiệm về những nội dung trên Tờ khai của người lao động.
+ Lập 02 bản “Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 02a-TBH) và bản sao quyết định thành lập hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì nộp bản HĐLĐ và nộp cho cơ quan BHXH Ba Đình.
- Cơ quan BHXH quận Ba Đình:
+ Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số lượng, tính hợp pháp của các loại giấy tờ, đối chiếu với hồ sơ của người lao động; ghi mã số quản lý đơn vị và từng người lao động trên danh sách và trên Tờ khai tham gia BHXH bắt buộc (mã đơn vị và người lao động ghi theo quy định của BHXH Việt Nam). Trường hợp hồ sơ chưa đủ, cơ quan BHXH sẽ hướng dẫn cụ thể để đơn vị hoàn thiện.
+ Ký, đóng dấu vào "Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc" (Mẫu số 02a-TBH); trả lại đơn vị 01 bản Danh sách để đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, cơ quan BHXH lưu 01 bản Danh sách; riêng 03 Tờ khai (Mẫu số 01-TBH) của người lao động sau khi cấp sổ BHXH hoàn chỉnh thì trả lại đơn vị 02 Tờ khai cùng với sổ BHXH.
+ Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho người lao động.
Sau khi đã đăng ký thì hàng tháng các doanh nghiệp sẽ thực hiện nộp BHXH theo quy trình như hình 3.
* Đối với người sử dụng lao động đang tham gia BHXH, BHYT
- Tăng, giảm lao động hoặc thay đổi căn cứ đóng BHXH, BHYT trong tháng.
Trường hợp này thì người sử dụng lao động cũng sẽ tuân theo quy trình ở hình 4. Nhưng cần lưu ý một số điểm:
+ Người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động: Lập danh sách theo mẫu (02a-TBH) nếu tăng lao động; nếu giảm lao động hoặc điều chỉnh tiền lương, mức đóng BHXH, BHYT theo mẫu (03a-TBH), nếu đồng thời có cả các biến động trên thì lập cả mẫu (02a-TBH) và mẫu (03a-TBH), mỗi mẫu 01 bản kèm theo hồ sơ như : Tờ khai, quyết định tuyển dụng,
thuyên chuyển, nghỉ việc, thôi việc hoặc hợp đồng lao động, quyết định tăng, giảm lương và thẻ BHYT (nếu có), nộp cho cơ quan BHXH Ba Đình trước ngày 20 của tháng. Các trường hợp tăng, giảm từ ngày 16 của tháng trở đi thì lập danh sách và thực hiện vào đầu tháng kế tiếp.
+ Cơ quan BHXH Ba Đình: Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ; ký, đóng dấu vào danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT; các Tờ khai (nếu có), thông báo cho đơn vị đóng BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT kịp thời cho người lao động.
Sau đó đơn vị cũng tiến hành nộp BHXH theo quy trình như ở hình 3.
2.1.4. Quản lý tiền thu.
Tại BHXH Ba Đình, việc quản lý tiền thu BHXH được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thu BHXH được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản. Trường hợp cá biệt phải thu bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH Ba Đình sẽ nộp tiền vào ngân hàng ngay trong ngày.
Tiền thu BHXH không được sử dụng để chi cho bất kỳ việc gì ngoài dùng để chi trả cho đối tượng hưởng và một số đầu tư sinh trưởng khác theo quy định của pháp luật; không áp dụng hình thức gán thu bù chi tiền BHXH đối với các đơn vị. Mọi trường hợp thoái thu, truy thu BHXH để cộng nối thời gian công tác chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của BHXH Việt Nam.
BHXH Quận Ba Đình có quyền yêu cầu kho bạc ngân hàng trích từ tài khoản của đơn vị vào tài khoản của cơ quan BHXH khoản tiền phải nộp (kể cả lãi do chậm nộp) mà không cần có sự chấp thuận thanh toán của đơn vị. Tuy nhiên hiện nay việc nay chưa thực hiện được. Bởi về phía ngân hàng, nếu làm như vậy họ sẽ làm ảnh hưởng đến khách hàng của mình và nguy cơ mất khách là có thể xảy ra. Như vậy, mặc dù thực hiện theo quy định, phối hợp với BHXH làm việc này song ngân hàng sẽ là bên bị thiệt. Do vậy, hiện nay, các ngân hàng vẫn chưa thống nhất hỗ trợ BHXH để thực hiện việc này và như vậy cơ quan BHXH không thể nào trích được tiền thu BHXH từ ngân hàng mặc dù họ được phép.
BHXH Quận Ba Đình chuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu của BHXH thành phố Hà Nội vào ngày 10 và 25 hàng tháng. Riêng tháng cuối năm chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH của quận về BHXH thành phố Hà Nội trước 24 giờ ngày 31/12.
2.2. Kết quả thu BHXH của khu vực ngoài quốc doanh tại BHXH Quận Ba Đình giai đoạn năm 2007 - 2010 và số người tham gia.
2.2.1. Số đơn vị và số lao động tham gia BHXH.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tại Quận Ba Đình, số lượng DNNQD đều tăng qua mỗi năm. Trong các khối tham gia BHXH tại địa bàn quận Ba Đình thì khối DNNQD luôn là khối chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này cho thấy khối DNNQD là khối có tiềm năng thu rất lớn, sẽ là một nguồn thu chủ yếu cho quỹ BHXH. Cần phải tập trung vào phát triển công tác thu của khối này.
Bảng 3: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của khối DNNQD
Năm
Số DNNQD (đơn vị)
Tổng số đơn vị tham gia BHXH
(đơn vị)
Tỷ
trọng
(%)
Lượng tăng giảm tuyệt đối
(đơn vị)
Tốc độ tăng trưởng liên hoàn
(%)
2007
1.030
1.570
65,6
2008
1.335
1.970
67,76
305
29,61
2009
1541
2.139
72,04
206
15,43
2010
1.735
2.324
74,65
194
12,59
Nguồn: BHXH Quận Ba Đình
Có thể thấy, từ năm 2007 đến năm 2010, số lượng DNNQD liên tục tăng dù tốc độ tăng là giảm dần. Năm 2007, toàn quận mới chỉ có 1.030 đơn vị ngoài quốc doanh, chiếm 65,6% tổng số đơn vị tham gia BHXH của quận nhưng đến năm 2008, với tốc độ tăng 29,61% tương ứng 305 đơn vị, con số này đã lên đến 1.335 doanh nghiệp, đạt tỷ trọng 67,76%. Năm 2009, với tốc độ tăng 15,43% tương ứng 206 đơn vị, số DNNQD đã chiếm đến 72,04% tổng số đơn vị tham gia BHXH tại Ba Đình. Đến năm 2010, nền kinh tế Việt Nam phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng số lượng các DNNQD tại Ba Đình vẫn tiếp tục tăng. Toàn quận có 1.735 DNNQD, chiếm 74,65% tổng số đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn quận. So với năm 2009, số doanh nghiệp đã tăng 12,59% tương ứng với 194 đơn vị. Mặc dù tốc độ tăng có giảm nhưng tỷ trọng và số lượng DNNQD vẫn là khá lớn.
Như vậy, số lượng DNNQD tham gia BHXH ngày càng tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do thủ tục tham gia BHXH đã ngày càng được đơn giản hóa, công tác tuyên truyền về BHXH đến các doanh nghiệp được thực hiện tốt nên ý thức tham gia BHXH của họ tăng lên. Bên cạnh đó, cơ chế thành lập doanh nghiệp được mở rộng cũng khiến cho số lượng doanh nghiệp mới được thành lập ngày càng nhiều góp phần làm tăng số lượng doanh nghiệp tham gia BHXH tại Quận Ba Đình. Ngoài ra, với vị trí địa lý thuận lợi, là nơi tập trung đông dân cư, tình hình an ninh trật tự ổn định thì quận Ba Đình cũng là một địa điểm lý tưởng thu hút các công ty đặt trụ sở kinh doanh của mình.
Hình 6 : Biểu đồ số lao động trong DNNQD
Nguồn: BHXH Quận Ba Đình
Số lượng doanh nghiệp tham gia BHXH ngày càng tăng tức là tổng số lao động làm việc tại các đơn vị này cũng tăng cao làm gia tăng số lượng đối tượng tham gia BHXH qua các năm. Năm 2007, toàn khối mới chỉ có 22.000 người lao động được tham gia BHXH. Nhưng đến năm 2008, con số này đã là 31.062 người, năm 2009 là 34.602 người và đến năm 2010, tổng số người lao động được tham gia BHXH trong khối DNNQD tại quận Ba Đình là 39359 người. Như vậy, đối tượng tham gia ngày càng được mở rộng. BHXH Ba Đình đang cố gắng khai thác một cách tối đa nguồn thu từ khối DNNQD vì đây là một nguồn thu lớn cho quỹ BHXH.
2.2.2. Số tiền thu.
Là một trong ba Quận lớn của Thành phố Hà Nội với diện tích rộng và số lượng doanh nghiệp lớn, hàng năm số thu BHXH bắt buộc của các DNNQD tại Ba Đình là rất lớn. Từ năm 2007 đến 2010, số thu này liên tục tăng lên.
Bảng 4 : Số thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2007 - 2010 của khối DNNQD
Đơn vị: Đồng
Năm
2007
2008
2009
2010
BHXH
75.623.380.831
130.009.675.982
136.674.985.008
141.203.818.365
Lượng tăng giảm tuyệt đối (đồng)
54.386.295.151
6.665.309.026
4.348.833.357
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
71,97
5,12
3,31
Nguồn: BHXH Quận Ba Đình
Năm 2008, số thu đạt mức 130.009.675.982 đồng, tăng 71,97% (tương ứng với 54.386.295.151 đồng) so với 2007. Đây là năm có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất.
So với năm 2008, năm 2009 số thu có tăng (5,12% tương ứng 6.665.309.026 đồng).
Đến năm 2010, số thu BHXH bắt buộc của các DNNQD tại BHXH Quận Ba Đình đạt 141.203.818.365 đồng, tăng 3,31% so với năm 2008.
Số thu BHXH bắt buộc tăng trong giai đoạn 2007 - 2010 là do:
- Sự điều chỉnh của mức lương tối thiểu của Nhà nước đối với các DNNQD. Trong vòng 4 năm, Nhà nước ta đã thực hiện 3 lần tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động trong khối ngoài quốc doanh từ mức 620.000 đồng lên mức 1.050.000 đồng. Việc tăng lương này nhằm mục đích đảm bảo mức sống của người lao động trước các biến động của nền kinh tế như lạm phát, khủng hoảng kinh tế.... Mà mức thu BHXH dựa trên mức tiền lương tiền công của người lao động. Do đó, khi mức lương tối thiểu vùng tăng lên làm mức lương của người lao động tăng lên thì số thu BHXH bắt buộc cũng tăng lên.
- Sự tăng lên của số lượng DNNQD và số lao động qua từng năm cũng làm cho số thu BHXH bắt buộc tăng lên. Số người tham gia càng nhiều thì số tiền nộp BHXH sẽ càng lớn.
- Sự gia tăng của mức đóng theo quy định của Luật BHXH. Trước năm 2010, người lao động đóng 5% mức tiền lương tiền công hàng tháng, người sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ lương. Nhưng từ năm 2010, mức đóng của người lao động tăng lên 6% và người sử dụng lao động tăng lên 16%, mức đóng BHYT tăng từ 3% lên 4,5%. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần làm tăng số thu BHXH bắt buộc.
Bảng 5 : Kết quả thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc Quận Ba Đình
Đơn vị tính: đồng
Năm
Số kế hoạch
Số thực hiện
Tỷ lệ %
2007
71.634.789.376
75.623.380.831
105.56
2008
127.356.478.345
130.009.675.982
102.83
2009
132.789.098.789
136.674.985.008
102.92
2010
139.685.958.343
141.203.818.365
101.08
Nguồn: BHXH quận Ba Đình
Qua bảng trên có thể thấy, số thu BHXH bắt buộc của DNNQD qua các năm đều vượt mức chỉ tiêu kế hoạch. Năm 2007 vượt 5.56%, năm 2008 vượt 2,83%, năm 2009 vượt 2,92% và năm 2010 vượt 1,08%. Đây là một kết quả đáng khích lệ cho các bộ cán bộ thu nói chung và toàn thể cán bộ BHXH Ba Đình nói riêng. Ở đây kế hoạch đặt ra là hoàn toàn hợp lý, khoa học như đã phân tích ở phần Lập hoạch thu. Số kế hoạch lập ra hoàn toàn sát với tình hình thực tế. Việc số thu luôn vượt mức chỉ tiêu là kết quả của sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ thu cũng như Ban Lãnh Đạo BHXH quận Ba Đình.
2.2.3. Tình hình nợ đọng.
Hình 7: Biểu đồ Số liệu nợ đọng BHXH của khối DNNQD
Bảng 6 : Số liệu nợ đọng của khối DNNQD giai đoạn 2007 - 2010
Đơn vị: Đồng
Năm
2007
2008
2009
2010
BHXH
8.171.903.450
6.894.372.986
4.578.368.098
3.218.001.636
Lượng tăng giảm tuyệt đối (đồng)
-1.277.530.464
-2.316.004.888
-1.360.366.462
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
-15,63
-33,59
-29,71
Nguồn: BHXH Quận Ba Đình
Có thể thấy, từ năm 2007 đến năm 2010, số tiền nợ đọng của các DNNQD ngày càng giảm dần. Năm 2007, tổng số nợ BHXH bắt buộc của khối là 8.171.903.450 đồng thì năm 2008 đã giảm xuống 15,63%(tương ứng 1.277.530.464) còn 6.894.372.986 đồng.
Năm 2009, với mức giảm 33,59% so với năm 2008 (tương ứng 2.316.004.888 đồng), số nợ của toàn khối DNNQD tại quận Ba Đình chỉ còn 4.578.368.098 đồng.
Tính đến hết năm 2010, tổng số nợ BHXH bắt buộc của các DNNQD chỉ còn 3.218.001.636 đồng, giảm 29,71% so với năm 2009.
Nợ đọng BHXH sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn quỹ BHXH. Nếu các doanh nghiệp nợ trong thời gian dài, với số tiền lớn thì sẽ làm thâm hụt quỹ. Điều này sẽ làm giảm khả năng chi trả chế độ cho người lao động của quỹ BHXH do thu không đủ chi và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Bên cạnh đó, nguồn thu không đủ làm cho hệ thống BHXH không có đủ kinh phí để hoạt động, không thể tổ chức được nhiều các hoạt động nâng cao chất lượng công việc của cả hệ thống BHXH trong đó có cả công tác thu làm cho số thu sẽ càng ít đi.
Nợ đọng không chỉ ảnh hưởng đến quỹ BHXH, người lao động mà còn có tác động xấu đến chính bản thân doanh nghiệp.
Trước năm 2007, thì chưa có luật quy định về việc tính lãi số tiền đóng chậm. Nhưng từ quý 4 năm 2007, cơ quan BHHXH Quận Ba Đình đã thực hiện tính lãi theo quy định của Nhà nước. Vì vậy mà càng nộp chậm với số tiền ngày càng nhiều thì số lãi mà doanh nghiệp phải nộp sẽ ngày càng lớn. Việc này sẽ khiến cho doanh nghiệp mất nhiều chi phí hơn làm lợi nhuận giảm đi.
* Các trường hợp tính lãi
- Số tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng tính theo kỳ hạn đóng theo định kỳ (đóng hàng tháng hoặc đóng theo quý);
- Số tiền chưa đóng, chậm đóng phải truy đóng do người sử dụng lao động vi phạm các quy định tại điều 134 Luật BHXH như không đóng, đóng không đúng thời gian quy định, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc;
- Số tiền BHXH 2% người sử dụng lao động được giữ lại lớn hơn số tiền được quyết toán phải đóng vào tháng đầu của quý sau nhưng không đóng.
* Cách tính số tiền chậm nộp phải chịu tính lãi:
Gọi số tiền chậm nộp phải chịu tính lãi tháng này là D:
D
=
Tổng số tiền nợ BHXH của tháng trước liền kề
-
Số phải nộp phát sinh BHXH của tháng trước liền kề
-
Số tiền BHXH 2% để lại đơn vị phát sinh từ đầu quý
Trường hợp đơn vị có Phiếu đăng ký không giữ lại 2%:
D
=
Số phải nộp phát sinh BHXH của tháng trước liền kề
-
Số tiền BHXH 2% để lại
đơn vị phát sinh từ đầu quý
* Thời gian chậm nộp phải chịu tính lãi:
- Thời hạn nộp tiền BHXH: Hằng tháng chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đơn vị phải nộp tiền BHXH phát sinh trong tháng.
- Thời điểm tính lãi: Sau 01 tháng kể từ ngày quá hạn phải nộp BHXH. - Thời gian chậm nộp phải chịu tính lãi: Kể từ tháng đầu tiên sau thời hạn nộp tiền.
* Công thức tính lãi:
L = D x (K/12)
Trong đó: L : Số tiền lãi phải nộp phát sinh. D : Số tiền chậm nộp phải chịu tính lãi (tính theo tháng). K : Tỷ lệ % lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm.
* Lãi suất hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH:
- Tháng 01/2007 - 12/2007 là 8,40% / 1 năm = > 0,70% / tháng. - Tháng 01/2008 - 05/2008 là 8,76% / 1 năm = > 0,73% / tháng. - Tháng 06/2008 - 12/2008 là 14% / 1 năm = > 1,167% / tháng. - Tháng 01/2009 - 05/2009 là 8% / 1 năm = > 0,667% / tháng.
* Một số lưu ý :
- Lãi chậm nộp chỉ tính trên số tiền chậm nộp BHXH khi đã chậm từ 1 tháng trở lên. Như vậy lãi chậm nộp được ghi nhận theo nguyên tắc: tiền chậm nộp tháng 01/2008 sẽ phát sinh lãi chậm nộp tháng 02/2008 và được ghi thu vào kỳ thông báo tháng 03/2008, tương tự tiền chậm nộp tháng 02/2008 sẽ phát sinh lãi chậm nộp tháng 03/2008 và được ghi thu vào kỳ thông báo tháng 04/2008 v.v…
- Theo quy định của BHXH Việt Nam số tiền thực đóng BHXH, BHYT trong kỳ của mỗi đơn vị được phân bổ theo thứ tự sau:
- Tiền nợ BHYT kỳ trước chuyển sang (nếu có).
- Tiền BHYT phải đóng kỳ này.
- Tiền lãi do chậm đóng đến kỳ này (nếu có).
- Tiền nợ BHXH kỳ trước chuyển sang (nếu có).
- Tiền BHXH phải đóng kỳ này.
* Luật BHXH quy định đơn vị sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản… cho người lao động; Do đó, nếu đơn vị đã chọn phương án nộp đủ BHXH, BHYT thì phải có phiếu đăng ký “không giữ lại 2%” nộp cho Cơ quan BHXH trước ngày đầu quý (trường hợp đơn vị không nộp phiếu đăng ký xem như chọn phương án giữ lại 2%), khi có quyết toán các chế độ ốm đau, thai sản… cơ quan BHXH sẽ chuyển đủ số tiền cho đơn vị theo quyết toán được duyệt; Nếu đơn vị đã đăng ký “không giữ lại 2%” nhưng không thực hiện đúng; số tiền nộp thiếu (2%) sẽ bị tính lãi chậm nộp theo quy định.
Ví dụ:
Công ty ABC có số liệu về tình hình đóng BHXH, BHYT tháng 01/2009 như sau :
Tổng số lao động : 100 người
Mức lương tham gia BHXH - BHYT : 1.000.000 đồng / người
Tổng quỹ lương tham gia BHXH - BHYT tháng 01/2009 là 100.000.000 đồng.
Số
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình Thực trạng và giải pháp.doc