Khóa luận Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005)

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1. Nhận thức chung về công ty và công ty trách nhiệm hữu hạn

do một cá nhân làm chủ 2

1.1. Quan niệm chung về công ty 2

1.2. Các loại hình công ty theo pháp luật Việt Nam hiện hành 6

1.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một cá nhân

làm chủ 11

Chương 2. Quy định của luật doanh nghiệp (2005) về công ty trách

nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ 19

2.1. Quy chế thành lập và đăng ký kinh doanh, tổ chức lại, giải thể

công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ 19

2.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá

nhân làm chủ 33

2.3. Chế độ tài chính và vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn do một

cá nhân làm chủ 34

2.4. Quyền và nghĩa vụ của công ty, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu

hạn do một cá nhân làm chủ 35

Chương 3. Thực tiễn thi hành và một số kiến nghị nhằm thực thi luật

doanh nghiệp (2005) về công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ 40

3.1. Thực tiễn thi hành đối với công ty trách nhiệm hữu hạn do một

cá nhân làm chủ 40

3.2. Một số kiến nghị nhằm thực thi luật doanh nghiệp (2005) về công ty

trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ 46

KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2008 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam; - Cán bộ lãnh đạo, quản lí nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lí phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác; - Người chưa thành niên, người thành niên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; - Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh; - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp. Bên cạnh con đường thành lập mới, công ty TNHH do một cá nhân làm chủ còn được thành lập thông qua con đường chuyển đổi doanh nghiệp.Vấn đề chuyển đổi công ty TNHH do một cá nhân làm chủ được quy định tại Điều 155 Luật doanh nghiệp (2005). Cá nhân muốn thành lập công ty TNHH một thành viên phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Đăng kí kinh doanh là thủ tục luật định nhằm khai sinh tư cách pháp lí cho công ty, đồng thời xác lập thẩm quyền hoạt động thương mại cho công ty kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, trừ trường hợp ngành nghề kinh doanh là ngành nghề có điều kiện. Theo pháp luật Việt Nam, việc đăng kí kinh doanh cho công ty TNHH do một cá nhân làm chủ được thực hiện tại phòng đăng kí kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư nơi dự định đặt trụ sở chính của công ty (gọi là phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh) Người thành lập công ty phải lập và nộp đủ hồ sơ đăng kí kinh doanh hợp lệ tại phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng kí kinh doanh. Hồ sơ đăng kí kinh doanh của công ty TNHH do một các nhân làm chủ, bao gồm: - Giấy đề nghị đăng kí kinh doanh (theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng kí kinh doan h có thẩm quyền quy định); - Dự thảo điều lệ công ty; - Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người thành lập công ty Theo Điều 18 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh, các giấy tờ chứng thực cá nhân, bao gồm: 1. Giấy CMND còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam ở trong nước. 2. Một trong số các giấy tờ còn hiệu lực đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài sau đây: a) Hộ chiếu Việt Nam; b) Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ còn hiệu lực như: Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; Giấy xác nhận đăng ký công dân; Giấy xác nhận gốc Việt Nam; Giấy xác nhận có gốc Việt Nam; Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam; Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật. 3. Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam. 4. Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam. ; - Xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định; - Chứng chỉ hành nghề của giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân khác nếu công ty kinh doanh ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định; Khi tiếp nhận hồ sơ, phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh phải trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho công ty nếu xét thấy công ty có đủ các điều kiện theo quy định về đăng kí kinh doanh tại điều 24 Luật doanh nghiệp (2005). Theo Điều 24 Luật doanh nghiệp (2005), điều kiện để công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bao gồm: - Ngành nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh; - Có hồ sơ đăng kí kinh doanh hợp lệ; - Tên công ty được đặt đúng theo quy định của Luật doanh nghiệp; - Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật doanh nghiệp; - Nộp đủ số lệ phí đăng kí kinh doanh theo quy dịnh của pháp luật Lệ phí đăng kí kinh doanh được xác định căn cứ vào số lượng nghành, nghề đăng kí kinh doanh. Theo Luật doanh nghiệp (1999), lệ phí đăng ký kinh doanh không phụ thuộc số lượng ngành nghề kinh doanh nên các DN thường đăng ký kinh doanh đa ngành nghề để “dự phòng” mà thực chất lại không hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề đó. . Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp được đặt không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Luật doanh nghiệp (2005) rút ngắn thời hạn xem xét, cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp. Theo Điều 15 Luật doanh nghiệp (2005) trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Nếu sau 10 (mười) ngày làm việc mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề phải có điều kiện. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, công ty TNHH do một cá nhân làm chủ phải đăng bố cáo thành lập nhằm công khai hoá sự ra đời của công ty, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về công ty cho công chúng. Theo luật doanh nghiệp (1999) doanh nghiệp chỉ có hai sự lựa chọn là đăng bố cáo thành lập trên báo trung ương hoặc báo địa phương. Theo luật doanh nghiệp (2005), doanh nghiệp có thể đăng bố cáo thành lập trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp. Thời hạn đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp là 30 này kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nội dung đăng bố cáo thành lập theo điều 28 Luật doanh nghiệp (2005). Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố nội dung những thay đổi đó trong thời hạn và phương thức như trên. (ii). Tổ chức lại công ty Việc tổ chức lại công ty được quy định khá cụ thể trong Luật doanh nghiệp (2005). Mục đích và ý nghĩa của Luật doanh nghiệp (2005) khi quy định về các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp là nhằm tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho nhà đầu tư. Bởi vì, cùng một loại hình kinh doanh, tại giai đoạn này thì phù hợp nhưng sang giai đoạn khác không còn phù hợp nữa. Do đó, quy định các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp đã tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư thay đổi hình thức kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, tránh tình trạng giải thể hay phá sản một cách không cần thiết. Hơn nữa, việc đưa ra một khung pháp lí để tổ chức lại doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, bảo vệ lợi ích của các bên liên quan như chủ nợ, người lao động, lợi ích nhà nước... là vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa thiết thực trong việc tạo lập và ổn định môi trường kinh doanh. Các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp cũng phong phú và đa dạng, gồm: sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, và chuyển đổi hình thức pháp lí của doanh nghiệp. Thứ nhất, chia công ty Pháp luật hiện hành cho phép công ty TNHH một thành viên có thể được chia thành một số công ty cùng loại. Quy định này hợp nguyên lý, song không có nhiều ý nghĩa thực tiễn, bởi công ty này chỉ có một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu. Sau khi chia công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ thì chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên bị chia vẫn là chủ sở hữu của các công ty TNHH một thành viên mới được hình thành. Việc chia công ty được thông qua quyết định của chủ sở hữu công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp (2005) và điều lệ công ty. Quyết định chia công ty phải có các nội dung chủ yếu sau: tên, trụ sở công ty bị chia, tên các công ty sẽ thành lập, nguyên tắc và thủ tục chia tài sản của công ty, phương án sử dụng lao động, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, nguyên tắc giải quyết các nghiã vụ của công ty bị chia, thời hạn thực hiện chia công ty. Quyết định chia công ty được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua quyết định. Chủ sở hữu công ty mới được thành lập có thể đảm nhận hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng kí kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp (2005). Hồ sơ đăng kí kinh doanh phải kèm theo quyết định chia công ty. Sau khi đăng kí kinh doanh các công ty mới, công ty bị chia chấm dứt tồn tại. Các công ty mới được thành lập từ công ty bị chia đều phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia, trừ trường hợp chủ nợ và công ty mới được thành lập từ công ty bị chia có thoả thuận khác. Khi các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì chủ nợ có quyền yêu cầu một trong các công ty mới được thành lập từ công ty bị chia thanh toán các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản này. Công ty được yêu cầu phải thanh toán khoản nợ đến hạn đó, đồng thời có quyền yêu cầu các công ty còn lại hoàn trả lại phần tương ứng mà họ phải gánh chịu. Thứ hai, tách công ty Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có ( gọi là công ty bị tách), để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại ( công ty được tách ) chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. Tương tự như chia công ty, quy định của pháp luật về tách công ty là hợp nguyên lý, song không có nhiều ý nghĩa thực tiễn, bởi công ty này chỉ có một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu. Thủ tục tách công ty TNHH một thành viên được quy định như sau: Chủ sở hữu công ty thông qua quyết định tách công ty theo quy định tại Luật doanh nghiệp (2005) và điều lệ công ty. Quyết định tách công ty phải có các nội dung chủ yếu sau: Tên, trụ sở công ty bị tách, tên công ty được tách, phương án sử dụng lao động giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách, thời hạn thực hiện tách công ty. Quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua quyết định. Thứ ba, hợp nhất công ty Sau khi tách, công ty được tách phải tiến hành đăng kí kinh doanh theo luật định. Sau khi đăng kí kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty có thoả thuận khác. Tương tự như trường hợp chia công ty, sau khi tách công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ thì chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên bị tách vẫn là chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên mới được tách. Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ có thể hợp nhất với một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) thành công ty TNHH mới ( gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt hoạt động của các công ty bị hợp nhất. Hợp nhất công ty thuộc nhóm các hành vi tập trung kinh tế, là đối tượng điều chỉnh của Luật cạnh tranh. Bởi vây, khoản 3 điều 152 Luật doanh nghiệp quy định: “ Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung sau: Tên, trụ sở các công ty bị hợp nhất, tên, trụ sở các công ty hợp nhất, thủ tục và điều kiện hợp nhất, phương án sử dụng lao động, thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp của công ty hợp nhất, thời hạn thực hiện hợp nhất, dự thảo điều lệ công ty hợp nhất. Chủ sở hữu các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, §iều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng kí kinh doanh công ty hợp nhất theo quy định của Luật doanh nghiệp. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng kí kinh doanh phải kèm theo hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua. Sau khi đăng kí kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại, công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị hợp nhất. Theo Luật doanh nghiệp (2005), việc hợp nhất chỉ áp dụng đối với các công ty cùng loại. Vậy công ty cùng loại trong trường hợp này được hiểu như thế nào, đây là vấn đề chưa có sự đồng nhất trong thực tiễn áp dụng. Chẳng hạn, chỉ có các công ty TNHH một thành viên tham gia hợp nhất, trong đó vừa có công ty do một cá nhân làm chủ, vừa có công ty do một tổ chức làm chủ sở hữu, hoặc chỉ có các công ty TNHH tham gia hợp nhất, trong đó có công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên có được coi là cùng loại để hợp nhất hay không? Chúng tôi cho rằng, nếu hiểu công ty cùng loại là công ty TNHH một thành viên đều do một cá nhân làm chủ là quá hạn hẹp. Hai công ty TNHH một thành viên muốn tham gia hợp nhất mà chỉ vì một công ty do một cá nhân làm chủ, còn công ty kia do một tổ chức làm chủ nên không thể hợp nhất được do không được coi “ công ty cùng loại” là điều bất hợp lý. Trong những trường hợp trên, cần được quan niệm đều là công ty cùng loại (công ty TNHH) để được tham gia hợp nhất. Về lý luận cũng như thực tiễn chẳng có khó khăn, vướng mắc gì cản trở quá trình hợp nhất của những công ty này. Vì vậy, khi công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ tham gia vào trình hợp nhất thì công ty sau hợp nhất có thể là công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên. Thứ tư, sáp nhập công ty Một hoặc một số công ty cùng loại ( sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác ( sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập Khoản 1 Điều 153 Luật doanh nghiệp (2005) Các công ty có liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và sự thảo điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu sau: tên, trụ sở công ty bị sáp nhập, thủ tục và điều kiện sáp nhập, phương án sử dụng lao động, thủ tục, điều kiện và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi góp vốn, thời hạn thực hiện sáp nhập. Thủ tục đăng kí kinh doanh công ty nhận sáp nhập phải tuân theo các quy định của luật doanh nghiệp. Hồ sơ đăng kí kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải đươc gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 này kể từ ngày được thông qua. Sau khi đăng kí kinh doanh, công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Tương tự như trường hợp hợp nhất, trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. Cấm các trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. Thứ năm, chuyển đổi công ty Chuyển đổi doanh nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp. Sau quá trình chuyển đổi doanh nghiệp, công ty chuyển đổi mang một diện mạo, một sắc thái mới khác biệt so với loại hình tổ chức trước khi chuyển đổi. Về phương diện lý luận, chuyển đổi công ty TNHH do một cá nhân làm chủ, có thể bao gồm: * Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần và ngược lại. * Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên do một tổ chức làm chủ và ngược lại; * Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ thành doanh nghiệp tư nhân và ngược lại. Pháp luật Việt Nam hiện hành mới quy định các hình thức chuyển đổi sau Xem: Điều 155,Luật doanh nghiệp (2005); các điều 19, 20,21, 24 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 hướng dẫn Luật doanh nghiệp : - Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ chuyển đổi thành công ty trách nhiệm 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần; - Công ty TNHH một thành viên là tổ chức chuyển đổi thành công ty TNHH do một cá nhân làm chủ; - Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên chuyển đổi thành công ty TNHH do một cá nhân làm chủ; - Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH do một cá nhân làm chủ. Như vậy, pháp luật hiện hành của Việt Nam còn khuyến khuyết khi chưa quy định các hình thức chuyển đổi từ công ty TNHH do một cá nhân làm chủ thành công ty TNHH một thành viên do một tổ chức làm chủ hoặc chuyển đổi từ công ty TNHH do một cá nhân làm chủ thành doanh nghiệp tư nhân. Về thủ tục chuyển đổi, Điều 154 Luật doanh nghiệp (2005) quy định, chủ sở hữu công ty TNHH do một cá nhân làm chủ thông qua quyết định chuyển đổi và Điều lệ công ty chuyển đổi. Quyết định chuyển đổi phải có các nội dung chủ yếu sau: Tên, trụ sở công ty chuyển đổi, tên, trụ sở công ty được chuyển đổi, thời hạn và điều kiện chuyển tài sản, phần vốn góp cuả công ty chuyển đổi, phương án sử dụng lao động, thời hạn thực hiện chuyển đổi. Quyết định chuyển đổi phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua quyết định. Khi chuyển đổi, công ty được chuyển đổi phải tiến hành đăng kí kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp (2005). Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển một phần vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chuyển nhượng, chủ sở hữu công ty và người nhận chuyển nhượng phải đăng kí việc thay đổi số lượng thành viên với cơ quan đăng kí kinh doanh. Kể từ ngày đăng kí thay đổi theo quy định này, công ty được quản lí và hoạt động theo các quy định về công ty TNHH có hai thành viên trở lên. Trường hợp chủ sở hữu chuyển toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục chuyển nhượng, người nhận chuyển nhượng phải đăng kí thay đổi chủ sở hữu công ty và tổ chức quản lí, hoạt động theo quy định về công ty TNHH một thành viên. Như vậy, có thể nói các mô hình kinh doanh đa dạng theo Luật doanh nghiệp(2005) đã đáp ứng được các nhu cầu khác nhau tuỳ thuộc vào khả năng và điều kiện của từng người kinh doanh, góp phần khuyến khích công dân bỏ vốn nhàn rỗi và tài sản vào hoạt động kinh doanh sinh lời. Việc quy định cho công ty TNHH do một cá nhân làm chủ được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi công ty đã tạo cho công ty cơ hội và khả năng linh hoạt trong mở rộng quy mô, ngành, nghề kinh doanh cũng như linh hoạt chuyển đổi hình thức pháp lý để thích ứng với yêu cầu phát triển kinh doanh, mở ra cho công ty cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh đa dạng, có hiệu quả. Đồng thời, Luật doanh nghiệp đã chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi của chủ nợ và các bên có liên quan khác trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi công ty. Điều này thể hiện ở quy định quyết định tổ chức lại doanh nghiệp phải gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua quyết định và cách thức xử lí các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán. (iii). Giải thể công ty Theo Điều 157 Luật doanh nghiệp (2005), công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ giải thể trong các trường hợp sau: - Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ mà không có quyết gia hạn; - Theo quyết định của chủ sở hữu công ty; - Công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Theo Điều 158, Luật doanh nghiệp (2005), trình tự giải thể bao gồm: Thứ nhất, chủ sở hữu công ty thông qua quyết định giải thể công ty. Quyết định giải thể phải có các nội dung chủ yếu: Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lí hợp đồng và thanh toán các khoản nợ; thời hạn thanh toán nợ, thanh lí hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể; phương án xử lí các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động; họ tên và chữ kí của người đại diện theo pháp luật của công ty. Chủ sở hữu công ty trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh ký riêng. Thứ hai, trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp. Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp. Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ. Thứ ba, thanh toán theo thứ tự sau đây: - Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; - Nợ thuế và các nợ khác. Sau khi thanh toán hết các khoản nợ và chi phái giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu công ty. Thứ tư, Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh Trường hợp công ty TNHH do một cá nhân làm chủ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thì công ty phải giải thể trong vòng 6 tháng kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Trình tự, thủ tục giải thể tiến hành như trên. Quá 6 tháng mà cơ quan đăng kí kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể công ty thì công ty đó được coi như đã giải thể và cơ quan đăng kí kinh doanh xoá tên công ty trong sổ đăng kí kinh doanh. Chủ sở kữu công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán hết. Ngoài ra, Luật doanh nghiệp ( 2005) còn quy định thêm các hoạt động bị cấm kể từ khi công ty có quyết định giải thể. Chủ sở hữu công ty không được cất giấu, tẩu tán tài sản, từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ, chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của công ty, không được kí kết các loại hợp đồng mới trừ hợp đồng nhằm thực hiện giải thể, hay cầm cố, thế chấp, tặng, cho, cho thuê tài sản, huy động vốn dưới mọi hình thức, chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực. 2.2 Cơ cấu tổ chức, quản lí công ty TNHH do một cá nhân làm chủ Cơ cấu tổ chức, quản lí công ty TNHH do một cá nhân làm chủ gồm có Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch công ty. Theo Luật doanh nghiệp (2005), Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều lệ công ty hoặc tại hợp đồng lao động mà Chủ tịch công ty kí với họ. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền, như: tổ chức thực hiện quyết định của Chủ tịch công ty; quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; ban hành quy chế quản lí nội bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lí trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty; kí kết các hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty; kiến nghị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005).doc
Tài liệu liên quan