MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Danh mục các từ viết tắt 3
Danh mục bảng biểu 4
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 6
1.1. Lý luận chung về khủng hoảng tài chính 6
1.1.1. Khái niệm khủng hoảng tài chính 6
1.1.2. Lịch sử một số cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới 8
1.1.3. Đặc điểm của khủng hoảng tài chính 24
1.2. Tác động của khủng hoảng tài chính tới hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng 27
CHƯƠNG 2. CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 30
2.1. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 30
2.1.1. Diễn biến của cuộc khủng hoảng 30
2.1.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 41
2.1.3. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 50
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam dưới tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ 60
2.2.1. Thực trạng huy động vốn của các Ngân hàng thương mại dưới tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ 60
2.2.2. Thực trạng cấp tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 67
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 73
3.1. Dự báo về xu hướng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 73
3.2. Định hướng hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 74
3.3. Một số giải pháp cho hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới 75
3.3.1. Chính sách lãi suất hợp lý 76
3.3.2. Thắt chặt quản lý rủi ro tín dụng 77
3.3.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng 80
3.3.4. Phát triển công nghệ ngân hàng và xây dựng hệ thống thông tin tín dụng 81
3.3.5. Chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất, xuất khẩu, phát triển nông nghiệp nông thôn 83
3.3.6. Kết hợp hoạt động tín dụng và bảo hiểm tín dụng 84
3.3.7. Củng cố niềm tin đối với người gửi tiền 86
Kết luận 89
Tài liệu tham khảo 90
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4644 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận được cổ phiếu ưu đãi của các ngân hàng này. Đây là bước thay đổi lớn trong chiến lược giải cứu, vì trong kế hoạch ban đầu, Chính phủ vẫn hướng đến giải pháp mua lại nợ xấu ngân hàng, không mua cổ phần. Thêm vào đó, Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng thực hiện bơm tiền hỗ trợ hàng loạt nền kinh tế.
Ngày 5/11/2008: Ông Barack Obama đắc cử Tổng thống Mỹ, với đường lối kinh tế được cả thế giới kỳ vọng sẽ thay đổi hiện trạng kinh tế Mỹ và toàn cầu.
Cuối năm 2008, Mỹ và 1 số quốc gia tiếp tục đưa ra các gói kích thích nền kinh tế đang suy thoái. Cụ thể là: Trung Quốc chi gần 600 tỷ USD, Mỹ chi thêm 800 tỷ USD kích thích nền kinh tế.
Tuy nhiên, diễn biến khủng hoảng tài chính vẫn chưa chấm dứt. Vụ lừa đảo 50 tỷ USD của Bernard Madoff và ngân hàng Stanford International Bank (SIB) vỡ lở, với hàng nghìn nạn nhân càng làm cho hệ thống tài chính Mỹ thêm rối loạn. Tình trạng phá sản trong hệ thống ngân hàng Mỹ có chiều hướng tiếp tục gia tăng. Kết thúc năm 2008, cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục, kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu.
Đầu năm 2009, ngân hàng Bank of America Corp. thông báo hoàn tất việc mua lại toàn bộ số cổ phiếu của ngân hàng Merrill Lynch & Co. với tổng trị giá 19,4 tỷ USD. Sau khi tiếp quản ngân hàng Merrill Lynch & Co., ngân hàng Bank of America đã vượt JPMorgan Chase & Co. và Citigroup Inc. để trở thành ngân hàng lớn nhất nước Mỹ với tổng giá trị tài sản lên tới 2.700 tỷ USD.
Ngân hàng Wells Fargo & Co. cũng thông báo hoàn thành phi vụ mua lại ngân hàng Wachovia Corp. với tổng giá trị cổ phiếu 12,7 tỷ USD.
* Tháng 1/2009: Ngân hàng National Bank of Commerce ở bang Illinois và Ngân hàng Bank of Clark County ở bang Washington của Mỹ đã trở thành hai ngân hàng đầu tiên bị các nhà chức trách tiếp quản trong năm 2009.
National Bank of Commerce có tổng tài sản 430,9 tỷ USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 402,1 triệu USD. Ngân hàng Republic Bank of Chicago sẽ tiếp quản toàn bộ lượng tiền gửi của khách hàng và sẽ mua lại khoảng 366,6 triệu USD tài sản của National Bank of Commerce với mức chiết khấu 44,9 triệu USD. FDIC FDIC-Federal Deposit Insurance Corporation -
sẽ nắm giữ phần tài sản còn lại của ngân hàng bị đóng cửa để bán lại sau.
Ngân hàng Bank of Clark County ở bang Washington có tài sản 446,5 triệu USD và lượng tiền gửi của khách là 366,5 triệu USD, trong đó có 39,5 triệu USD tiền gửi không nằm trong diện bảo hiểm của FDIC. Ngân hàng Umpqua Bank of Roseburg của bang Oregon sẽ tiếp quản lượng phần lớn tiền gửi được bảo hiểm tại ngân hàng bị đóng cửa này. Năm 2008, các ngân hàng bị đóng cửa tại Mỹ tập trung chủ yếu ở các bang có giá nhà giảm mạnh nhất như Florida, California, Georgia…
Ngay sau National Bank of Commerce và Bank of Clark County, 4 ngân hàng Suburban Federal Savings Bank, Ocala National Bank, Magnet Bank, 1st Centennial Bank tiếp tục bị đóng cửa.
* Trong tháng 2/2009: Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật kích thích kinh tế. Hệ thống chính trị Mỹ nhường bước cho chính sách kinh tế khủng hoảng. Tổng thống Obama đưa ra trước Quốc hội Mỹ về những vấn đề khẩn cấp cần phải thực hiện trong chương trình và kế hoạch giải cứu nền kinh tế của Mỹ. Ông kêu gọi công dân Mỹ và hệ thống chính trị Mỹ ủng hộ.
* Ngày 16/2/2009: tại Rome – Italy, các bộ trưởng tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương của G7 nhóm họp đồng tình với kế hoạch mới của bộ trưởng Tài chính Mỹ và trông mong vào các giải pháp kinh tế của Mỹ.
* Theo số liệu thống kê của FDIC trong 5 tháng đầu năm 2009, số ngân hàng Mỹ phải đóng cửa đã lên tới con số 30 ngân hàng Nguồn: “Mỹ đóng cửa ngân hàng thứ 30 trong năm 2009”- (Theo Reuters, CNN)
. Trong đó có các ngân hàng First Bank Financial Services, Alliance Bank và County Bank, Omni National Bank, American Sterling, Great Basin, First Bank of Idaho, American Southern, First Bank of Beverly Hills và Michigan Heritage, Silverton Bank….
Ngân hàng American Sterling có trụ sở chính tại Missouri, có tổng tài sản 181 triệu USD và lượng tiền gửi 179,9 triệu USD tính đến ngày 20/03/2009. Ngân hàng Metcalf sẽ tiếp quản và mua lại American Sterling Bank với giá 173,6 triệu USD tài sản và theo ước tính của FDIC, vụ sụp đổ này sẽ tiến tốn khoảng 42 triệu USD
.
Ngân hàng Great Basin, có trụ sở ở Elko (Nevada), tính đến cuối 2008, ngân hàng này có tổng tài sản là 270,9 triệu USD và tổng lượng tiền gửi là 221,4 triệu USD sẽ được Nevada State Bank tiếp quản toàn bộ lượng tiền gửi của khách hàng và mua lại 252,3 triệu USD tài sản. Số còn lại FDIC sẽ tiếp quản để xử lý sau. Ước tính FDIC phải chi 42 triệu USD để bù đắp thiệt hại cho vụ sụp đổ này
.
Ngân hàng American Southern thuộc bang Georgia. Trong 4 tháng đầu 2009, bang Georgia đã có 10 ngân hàng phải đóng cửa, như vậy bang này là bang có số lượng ngân hàng bị đóng cửa cao nhất nước Mỹ. Tính đến hết ngày 30/03/2009, ngân hàng American Sounthern có tổng tài sản 112,3 triệu USD, tổng lượng tiền gửi 104,3 triệu USD.
Theo nhận định của tờ Thời báo New York (Mỹ), trong bối cảnh giá nhà đất tiếp tục sụt giảm và nhiều khoản tiền cho vay thế chấp nhà ở không thu hồi được, tình trạng thất nghiệp gia tăng thì khả năng sẽ có thêm một loạt ngân hàng Mỹ bị phá sản trong năm nay. Với những diễn biến nhanh chóng trên thị trường tiền tệ vừa qua, dự báo sẽ có khoảng 150 trong tổng số hơn 7.000 ngân hàng đang hoạt động trên đất Mỹ có thể bị sụp đổ trong năm 2009. Ngoài ra, nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng khác có thể phải đóng cửa bớt chi nhánh của mình hoặc sáp nhập. Theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế, nguy cơ sụp đổ của các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ ở Mỹ tiếp tục tăng.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
Trong năm 2008 bên cạnh cuộc chạy đua vào Nhà Trắng diễn ra hết sức gay cấn, khủng hoảng tài chính là mối quan tâm hàng đầu của dân chúng Mỹ và thế giới. Đứng giữa một nền kinh tế toàn cầu hóa , khủng hoảng tài chính và sự trì trệ của nền kinh tế Mỹ đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến rất nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ đâu. Việc xác định đúng nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hiện nay có một vai trò hết sức quan trọng. Sau đây là một số nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ:
Chứng khoán hóa
Các sản phẩm chứng khoán hóa xuất hiện từ đầu thập niên 1970 và phát triển mạnh trong môi trường chính sách tiền tệ được nới lỏng từ năm 2001. Chứng khoán hóa và việc ra đời các sản phẩm của quá trình này như chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp MBS - Mortgage backed security
(MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản CDO - Collateralized debt obligation
(CDO) và các loại tương tự là dạng phái sinh mới của công cụ tài chính. Đây được xem là một nhân tố trực tiếp hình thành cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.
Có ít nhất tới 4 loại chủ thể kinh tế liên quan đến chứng khoán hóa (thay vì 2 loại chủ thế kinh tế là người thế chấp - đi vay và tổ chức tín dụng cho vay - nhận thế chấp như giao dịch tín dụng truyền thống), vì sự xuất hiện của bảo hiểm cho các sản phẩm chứng khoán hóa như hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng CDS - Credit default swap
(CDS), và sự ra đời của các thể chế như các thể chế mục đích đặc biệt SPV- Special Purpose Vehicle
(SPV) và những công cụ đầu tư kết cấu SIV- Structured Investment Vehicle
(SIV) để mua bán MBS và CDO, nên đã phát sinh những rủi ro hệ thống bao gồm cả rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch. Trong khi đó, mô hình giám sát tài chính của Hoa Kỳ trước khủng hoảng không đủ năng lực giám sát các rủi ro này. Những rủi ro mang tính hệ thống đã tồn tại và một khi sự cố đối với bong bóng thị trường tài sản xảy ra thì những rủi ro này sẽ làm mất lòng tin trầm trọng của các nhà đầu tư. Thêm vào đó, việc thực hiện cho vay liên ngân hàng sẽ làm cho những tổn thất tín dụng lây lan ra toàn hệ thống tài chính; một ngân hàng phá sản sẽ kéo theo nhiều ngân hàng khác phá sản.
Trên thực tế, thị trường nhà ở tại Mỹ bắt đầu tự điều chỉnh từ năm 2005 khiến cho giá nhà đất giảm và chất lượng tài sản đảm bảo cho các MBS và các CDO giảm theo. Rủi ro mang tính hệ thống đã làm cho khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra vào tháng 5 năm 2006 khi mà nhiều tổ chức phát hành MBS và CDO cũng như một số tổ chức tài chính mà trong danh mục tài sản của mình có nhiều MBS và CDO sụp đổ. Tiếp theo đó, khủng hoảng tài chính nổ ra vào tháng 8 năm 2007 khi đến lượt cả các SPV và SIV cũng sụp đổ, rồi phát triển thành khủng hoảng tài chính toàn cầu từ tháng 9/2008 khi cả những tổ chức tài chính khổng lồ như Lehman Brothers sụp đổ.
Sự buông lỏng quản lý hệ thống tài chính của Mỹ
Một nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng là những yêu cầu của pháp luật về sự minh bạch hóa và năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước đã không bắt kịp với những biến đổi sâu rộng của thị trường trong hơn 20 năm qua.
Kể từ thập niên 1980, thị trường tài chính Mỹ và thế giới đã nhanh chóng phát triển các công cụ chứng khoán phái sinh và mở rộng hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ và đầu tư. Chứng khoán phái sinh và chứng khoán hóa, mặc dù giúp tăng nguồn tài chính và phân tán rủi ro, đã dẫn đến việc giá cả của trái phiếu và cổ phiếu ngày càng xa rời giá trị đích thực của tài sản đảm bảo. Không một cơ quan nhà nước, đơn vị kiểm toán nào có đủ thông tin và khả năng phân tích chứng khoán để có thể đánh giá chính xác giá trị và độ rủi ro của các khoản đầu tư và tài sản nằm trên sổ sách của các công ty tài chính và ngân hàng. Thêm vào đó nhiều hoạt động lại được che đậy qua hoạt động đầu cơ của các quỹ phòng hộ (hedge funds), một loại hình quỹ đầu tư nắm giữ tới gần 3000 tỷ USD giá trị tài sản nhưng không hề phải cáo bạch tài sản với công chúng và gần như không chịu sự giám sát của bất kì một cơ quan nhà nước nào.
Trong một tài liệu công bố ngày 6/3/2009, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã lập luận rằng “thủ phạm chính gây ra khủng hoảng chính là tình trạng buông lỏng quản lý hệ thống tài chính, cùng với việc không tuân thủ các qui tắc thị trường của Chính phủ Mỹ trong thời gian vừa qua”. Mà biểu hiện cụ thể chính là tình trạng cho vay dưới chuẩn.
Cho vay dưới tiêu chuẩn (subprime lending) là hình thức cho vay khá phổ biến, đặc biệt là tại Mỹ trong thời gian qua. Thuật ngữ “dưới tiêu chuẩn - subprime” ở đây liên quan đến tư cách của người đi vay. Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính Mỹ năm 2001: “Những người đi vay dưới tiêu chuẩn thường có quá khứ tín dụng yếu kém như thường có những khoản thanh toán quá hạn, và có thể có những vấn đề nghiêm trọng như phải ra tòa, phá sản. Họ cũng có thể có khả năng thanh toán thấp xét trên những chỉ số như điểm tín dụng, tỷ lệ nợ trên thu nhập, hoặc một số tiêu chí khác…”. Không có một tài liệu chính thức nào qui định cụ thể về người đi vay dưới tiêu chuẩn nhưng ở Mỹ hầu hết những người đi vay này có điểm tín dụng thấp hơn 620, chiếm gần 25% dân số Mỹ. Do uy tín của người đi vay thấp và tình hình tài chính không mấy sáng sủa nên nhìn chung các khoản vay dưới tiêu chuẩn có lãi suất cao hơn lãi suất thị trường và điều này lại càng làm tăng thêm khó khăn tài chính cho người đi vay, đặc biệt khi lãi suất thị trường gia tăng.
Cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn (subprime mortgage) là một trong những loại hình thuộc lĩnh vực cho vay dưới tiêu chuẩn và đặc biệt phát triển mạnh từ đầu thế kỉ 21, trở thành “một ngành công nghiệp”. Trong giai đoạn 2004-2006, cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn chiếm khoảng 21% tổng các khoản vay cầm cố, tăng so với mức 9% giai đoạn 1996-2004, trong đó chỉ tính riêng năm 2006 tổng giá trị các khoản vay cầm cố dưới tiêu chuẩn lên đến 600 tỷ USD, bằng 1/5 giá trị thị trường cho vay mua nhà của Mỹ. Sự phát triển mạnh của hình thức cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn đi kèm với sự bùng nổ thị trường nhà đất của Mỹ là hệ quả của việc lãi suất giảm xuống mức thấp kỉ lục, cộng thêm các tiểu chuẩn cho vay nới lỏng và hội chứng “thích mua nhà” của dân Mỹ.
Theo IMF, một vấn đề lớn nữa là hệ thống giám sát tài chính của Mỹ tỏ ra khá lỏng lẻo, bất lực và có quy mô quá hạn chế. Cơ quan này cho rằng, hệ thống tài chính phi ngân hàng (shadow banking system) - một mạng lưới có độ ràng buộc lẫn nhau cao, gồm các ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu cơ, các tổ chức cho vay địa ốc…lại không nằm dưới sự giám sát của các quy chế chặt chẽ (chẳng hạn các quy định về mức độ đủ vốn thường được áp dụng cho các ngân hàng thương mại).
Một trong những lý do dẫn tới tình trạng này là tầm ảnh hưởng của các tổ chức thuộc mạng lưới trên đã không được đánh giá đúng mức như các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, việc các tổ chức trên ở trong tình trạng quản lý lỏng lẻo lại khuyến khích các ngân hàng thương mại trốn tránh các quy định về mức vốn bằng cách đẩy rủi ro vào những tổ chức này. Cuối năm 2007, một số tính toán về tài sản của những tổ chức dạng ngân hàng (bank-like institution) nằm ngoài vòng kiểm soát của các qui định chặt chẽ ở Mỹ đã lên tới gần 10.000 tỷ USD, lớn ngang với giá trị tài sản của hệ thống ngân hàng thương mại có kiểm soát của nước này.
Ngoài ra, những nới lỏng của pháp luật bắt đầu từ thập niên 1980, chẳng hạn như việc hủy bỏ đạo luật Glass-Steagal Đạo luật ngân hàng (Glass-Steagal Act): ra đời năm 1933 nhằm phân biệt rõ ràng giữa hoạt động của ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng đầu tư để minh bạch hóa các hoạt động ngân hàng vì đó là nền tảng của cả một hệ thống ngân hàng ổn định, tạo nên sức mạnh cho hệ thống tài chính và kinh tế phát triển bền vững.
vốn tách biệt ngân hàng thương mại chuyên thực hiện những hoạt động cho vay an toàn với ngân hàng đầu tư chuyên thực hiện những nghiệp vụ đầu tư rủi ro cao, đã góp phần khuyến khích những hoạt động đầu cơ và tạo điều kiện cho xung đột lợi ích phát triển. Chính môi trường thiếu minh bạch và thiếu giám sát đã thổi bùng lên bong bóng đầu cơ bất động sản là tiềm ẩn của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.
Bong bóng thị trường bất động sản.
Nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính lần này là sự sụp đổ của thị trường bất động sản gắn liền với các khoản cho vay thế chấp dưới chuẩn . Ở Mỹ, gần như hầu hết người dân khi mua nhà là phải vay tiền ngân hàng và trả lại lãi lẫn vốn trong một thời gian dài sau đó. Do đó, có một sự liên hệ rất chặt chẽ giữa tình hình lãi suất và tình trạng của thị trường bất động sản. Khi lãi suất thấp và dễ vay mượn thì người ta đổ xô đi mua nhà, đẩy giá nhà ở lên cao; khi lãi suất cao thì thị trường đóng băng, người bán nhiều hơn người mua, đẩy giá nhà xuống thấp.
Có ba yếu tố chính đã khởi tạo nên bong bóng trong thị trường bất động sản.
Thứ nhất, năm 2001 đánh dấu sự hình thành của bong bóng nhà đất trên thị trường Mỹ sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất nhằm vực dậy nền kinh tế đang trên đà suy thoái sau sự sụp đổ của ngành công nghiệp Dot-com. Chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 12 năm 2002, lãi suất liên ngân hàng giảm 11 đợt từ 6,5% xuống còn 1,75%.
Việc cắt giảm lãi suất cơ bản của FED đã dẫn tới việc các ngân hàng cũng hạ lãi suất cho vay tiền mua bất động sản. Điều này kích thích sự phát triển của khu vực bất động sản và ngành xây dựng, làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. Trong môi trường tín dụng dễ dãi, những tổ chức tài chính đã có xu hướng cho vay mạo hiểm, kể cả cho những người nhập cư bất hợp pháp vay. Hệ quả là vay và đi vay ồ ạt nhằm mục đích đầu cơ dẫn tới hình thành bong bóng nhà ở.
Biểu 7: Tỷ lệ cho vay cầm cố dưới chuẩn và tỷ lệ sở hữu nhà ở tại Mỹ
Nguồn: US Census Bureau, Housing Vacancy Survey, Inside Mortgage Finance, “2008 Mortgage Market Statistical Annual”
Bắt đầu từ năm 2003, tốc độ phát triển của các khoản cho vay thế chấp dưới tiểu chuẩn tăng vọt để đáp ứng nhu cầu tín dụng nhà ở thứ cấp của bộ phận người dân thu nhập thấp tại Mỹ. Trong vòng 3 năm, tỷ lệ cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn tăng từ 8% lên tới 20%. Tỷ lệ đầu tư bất động sản tại Mỹ cũng tăng từ 64% năm 1994 đến 69,2% năm 2004.
Tháng 8/2005 lãi suất liên ngân hàng của Mỹ (Fed Fund Rate) đạt mức 3,75%/năm. Bong bóng nhà đất phát triển đến mức cực đại và vỡ.
Từ quý IV năm 2005 đến quý I năm 2006, giá nhà tại Mỹ giảm 3,3%. Tổng giá trị lũy tích các khoản tín dụng nhà ở thứ cấp lên đến 600 tỷ USD.
Biểu 8: Tỷ lệ sụt giảm giá nhà tại Mỹ từ 2005
Nguồn: Office of Federal Housing Enterprise Oversight
Năm 2007 thị trường sụt giảm mạnh, chỉ số xây dựng nhà ở tại Mỹ giảm hơn 40% so với cùng kì năm 2005. Các chủ nhà đất lâm vào khó khăn tài chính do cùng với việc lãi suất tăng làm tăng giá trị thanh toán cho khoản vay cầm cố hàng tháng thì giá nhà giảm làm giá trị tài sản cầm cố giảm xuống thấp hơn mức tiền vay gốc để mua nhà. Tỷ lệ vỡ nợ của người vay tăng lên, đặc biệt là những người vay dưới tiêu chuẩn vốn thường xuyên ở trong tình trạng khó khăn tài chính, cùng với nó là sự gia tăng nhanh chóng của hoạt động xiết nợ từ các công ty cho vay.
Biểu 9: Tốc độ tăng nhanh của các khoản nợ quá hạn tại Mỹ năm 2006-2007
Số lượng (hàng nghìn) Tỷ lệ %
Nguồn: US Census Bureau, Housing Vacancy Survey, Inside Mortgage Finance, “2008 Mortgage Market Statistical Annual”
Giá nhà ở giảm nhanh khiến cho các loại giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS) do các tổ chức tài chính phát hành bị giảm giá nghiêm trọng. Kết quả là bảng cân đối tài sản của các tổ chức tài chính cho vay dưới chuẩn xấu đi và xếp hạng tín dụng của họ bị đánh tụt. Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra. Ngành công nghiệp cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn sụp đổ, việc xiết nợ tài sản tăng gấp 2 lần so với năm 2006 song vẫn không thể bù đắp được thua lỗ của những công ty tài chính hoạt động trong lĩnh vực này do giá nhà đã giảm quá mạnh và rất khó khăn để bán nhà thu hồi vốn.
Thứ hai, về phương diện sở hữu nhà ở, chính sách chung của chính phủ Mỹ là khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo và các nhóm dân da màu được vay tiền mua nhà dễ dàng hơn. Việc này phần lớn được thực hiện thông qua hai công ty được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac.
Hai công ty này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại, biến chúng thành các loại chứng từ được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp (MBS), rồi bán lại cho các nhà đầu tư ở Phố Wall, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư khổng lồ như Bear Stearns và Merrill Lynch.
Thứ ba, như đã trình bày ở trên, vì có sự biến đổi các khoản cho vay thành các công cụ đầu tư cho nên thị trường tín dụng để phục vụ cho thị trường bất động sản không chỉ có sự tham gia của các ngân hàng thương mại hoặc các công ty chuyên cho vay thế chấp bất động sản nữa. Nó đã trở nên một sân chơi mới cho các nhà đầu tư, có khả năng huy động dòng vốn từ khắp nơi đổ vào, kể cả dòng vốn ngoại quốc. Việc hình thành, mua bán, và bảo hiểm MBS vô cùng phức tạp cho nên nó diễn ra gần như là ngoài tầm kiểm soát thông thường của chính phủ. Bên cạnh đó, bởi vì có thể bán lại phần lớn các khoản vay để các công ty khác biến chúng thành MBS, các ngân hàng thương mại đã trở nên mạo hiểm hơn trong việc cho vay, bất chấp khả năng trả nợ của người vay.
Tóm lại, bong bóng bất động sản vỡ, giá nhà đất sụt giảm nghiêm trọng là nguyên nhân trực tiếp tạo ra cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp tại Mỹ năm 2007 dẫn tới khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Khủng hoảng niềm tin trầm trọng
Năm 1932, trong bài diễn văn nhậm chức đọc trước một nước Mỹ đang hoảng loạn vì cuộc Đại Suy Thoái, tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã nhận định: “Sự sợ hãi chính là điều duy nhất chúng ta phải sợ”. Và trong suốt 13 năm tiếp theo trên cương vị tổng thống, những cải cách toàn diện và triệt để về pháp luật và bộ máy quản lý kinh tế của ông đã thành công xuất sắc trong việc đưa nước Mỹ vượt qua được “sự sợ hãi”, lấy lại được niềm tin.
Những đạo luật về thị trường chứng khoán và các quỹ đầu tư được thông qua, đặt nền móng cho ba nguyên tắc cơ bản của hệ thống luật chứng khoán Mỹ: minh bạch hóa, chống xung đột lợi ích và chống giao dịch nội gián. Hệ thống an sinh xã hội được thành lập nhằm đem lại những phúc lợi hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp và mất khả năng lao động. Hàng loạt các cơ quan giám sát và hỗ trợ kinh tế được thành lập như Ủy ban chứng khoán Mỹ, Quỹ liên bang bảo lãnh tiền gửi tiết kiệm và Cơ quan hỗ trợ nhà đất liên bang. Những thể chế pháp luật và quản lý hình thành trong những năm 1930 vẫn đang được chính phủ Mỹ sử dụng như bộ khung của hệ thống pháp lí, giám sát và hỗ trợ hệ thống tài chính.
Gần tám mươi năm sau những cải cách của chính phủ Franklin D.Roosevelt, nước Mỹ lại đang đứng trước nguy cơ của một cuộc khủng hoảng niềm tin trầm trọng. Các nhà đầu tư không chỉ lo ngại về môi trường đầu tư mà còn mất niềm tin vào khả năng giám sát thị trường của chính phủ.Thực tế, chính những nhà quản lý và chính khách gia hàng đầu của nước Mỹ cũng bị bất ngờ bởi quy mô và sự nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính. Đến tháng 2 năm 2008, sau sự sụp đổ của Bear Stearns và những cảnh báo liên tục về sự đổ vỡ của thị trường bất động sản, Ben Bernanke, Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ, vẫn tỏ ra tin tưởng vào sự phát triển ổn định của thị trường. Trước khi chính phủ Mỹ buộc phải cứu Fannie Mae và Freddie Mac, Hank Paulson, Bộ trưởng Bộ ngân khố Mỹ còn tuyên bố là hai công ty này có đủ nguồn vốn để chống chọi với khủng hoảng. Vào đúng ngày Lehman Brothers tuyên bố phá sản, thượng nghị sỹ John McCain, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa vẫn nhận định: “Các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Mỹ là hoàn toàn vững vàng”.
Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ diễn ra nhanh chóng trước sự chứng kiến của người dân Mỹ và các nước trên thế giới. Việc một loạt các tổ chức tài chính uy tín lâu năm sụp đổ đã dẫn đến niềm tin vào thị trường bị tuột dốc và “suy nghĩ và hành động bầy đàn” trở nên phổ biến. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho thị trường tài chính càng trở nên hỗn loạn và đẩy cuộc khủng hoảng lan rộng ra toàn thế giới.
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
Đối với Mỹ
Cuộc khủng hoảng tài chính là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái từ tháng 12 năm 2007. Theo Ủy ban nghiên cứu kinh tế Mỹ (NBER) dự đoán đây sẽ là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Mỹ kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng trực tiếp đến rất nhiều nhân tố trong nền kinh tế Mỹ.
Thị trường tài chính Mỹ chao đảo khi liên tục chỉ số công nghiệp Dow Jones tuột dốc thảm hại kể từ quí III năm 2007. Các mã cổ phiếu đồng loạt giảm điểm, trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 14 năm trở lại đây. Đầu tháng 3/2009, chỉ số Dow Jones giảm dưới mốc 7000 điểm, chạm đáy thấp nhất kể từ năm 1997.
Biểu 10: Chỉ số Dow-Jones giảm liên tục từ quý III-2007
Nguồn : Thời báo New York
Hệ thống ngân hàng khủng hoảng nghiêm trọng với các vụ sụp đổ, phá sản của các tập đoàn tài chính lớn. Quỹ tiền tệ IMF ước tính thiệt hại đối với các tập đoàn tài chính (ngân hàng) có thể lên đến 945 tỷ USD. Lợi nhuận của các ngân hàng Mỹ tụt giảm mạnh trong quí III và quí IV năm 2007.
Biểu 11: Lợi nhuận ngành ngân hàng Mỹ từ 2004 đến quí I/2008
Nguồn: FDIC Quarterly Banking Profile Q1, 2008
Cuộc khủng hoảng bất động sản cũng khiến hàng trăm nghìn người mất việc làm. Theo số liệu từ Bộ Lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp trong 4 tháng đầu năm 2009 tiếp tục tăng mạnh đạt 8,9 % - mức cao nhất trong vòng 26 năm qua. Trung bình cứ khoảng 600.000 việc làm bị cắt giảm hàng tháng. Kết quả là kể từ khi cuộc suy thoái xảy ra (12/2007), 5,1 triệu việc làm bị xóa sổ tại Mỹ, trong đó chỉ riêng 4 tháng gần đây, 3,3 triệu việc làm đã biến mất. Tính đến thời tháng 4/2009, số người thất nghiệp chính thức tại Mỹ đạt 13,2 triệu. Theo các chuyên gia kinh tế dự tính tỷ lệ thất nghiệp vào cuối năm 2009 sẽ tăng lên 9,5% và ở mức 9,7% vào năm 2010.
Biểu 12: Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ (2008-2009)
Nguồn: Bureau of Labor Statistics
Từ tháng 8/2007 đến hết tháng 8/2008, trên 770000 căn nhà ở Mỹ bị ngân hàng xiết nợ do các gia đình không đủ khả năng trả nợ tiền vay mua nhà. Tốc độ sụt giảm mạnh giá nhà đất là bằng chứng rõ ràng về cuộc khủng hoảng nhà đất Mỹ nghiêm trọng nhất trong 17 năm qua.
Biểu 13: Tỷ lệ sụt giảm giá nhà đất tại Mỹ từ 2006 đến đầu 2009
Nguồn: Case-Shiller index
Sự mất giá của các tài sản nhà đất cũng sẽ đẩy tỉ lệ nợ trên tài sản sở hữu của người tiêu dùng Mỹ lên cao, bắt buộc họ phải thắt chặt chi tiêu. Sự thắt chặt tiêu dùng tác động lớn lên nền kinh tế Mỹ vốn phụ thuộc chính vào tiêu dùng nội địa, cũng như nền kinh tế của các quốc gia xuất khẩu vào Mỹ.
Các gói cứu trợ 700 tỷ USD và 800 tỷ USD, chưa kể hàng trăm tỷ USD chính phủ Mỹ đã chi trong năm 2008 nhằm cứu nguy cho các công ty bất động sản, tài chính và ngân hàng, sẽ là gánh nặng lớn đối với ngân sách của chính phủ Mỹ trong nhiệm kì tới. Thâm hụt ngân sách trong năm 2008 ước tính lên tới con số 482 tỷ USD, cao nhất trong lịch sử, và số tiền nợ của chính phủ Mỹ đã lên tới con số kỉ lục trên 9.600 tỷ USD, tương đương khoảng 60% tổng thu nhập quốc dân của Mỹ.
Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời bị phá sản đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng khan hiếm tín dụng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc