MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1. Khái quát chung về tài trợ xuất nhập khẩu 4
1.1.1. Khái niệm tài trợ xuất nhập khẩu 4
1.1.2. Vai trò của tài trợ xuất nhập khẩu 5
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế 5
1.1.2.2. Đối với ngân hàng 6
1.1.2.3. Đối với các doanh nghiệp 8
1.1.3. Vai trò của Ngân hàng Thương mại trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu
9
1.2. Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM 11
1.2.1. Tài trợ nhập khẩu 11
1.2.1.1. Tài trợ phát hành L/C 11
1.2.1.2. Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập 13
1.2.1.3. Bảo lãnh cho hoạt động nhập khẩu 14
1.2.2. Tài trợ xuất khẩu 16
1.2.2.1. Tài trợ trước khi giao hàng 16
1.2.2.2. Tài trợ sau khi giao hàng 21
1.2.2.3. Các hình thức tài trợ xuất khẩu khác 23
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ Xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại 23
1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan 24
1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan 24
1.4. Kinh nghiệm hoạt động tài trợ Xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại một số nước trên thế giới 29
1.4.1. Hoa Kỳ 29
1.4.2. Hàn Quốc 31
1.4.3. Hoạt động tài trợ XNK tại một số nước khác 32
Kết luận chương 1 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM 37
2.1. Khái quát về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 37
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 37
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 38
2.1.2.1. Tình hình huy động vốn 38
2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn 41
2.1.2.3. Các mặt hoạt động kinh doanh khác 43
2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 46
2.2.1. Cơ sở pháp lý và quy chế 46
2.2.2. Hoạt động tài trợ xuất khẩu 47
2.2.2.1. Cho vay sản xuất hàng xuất khẩu 47
2.2.2.2. Nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất 49
2.2.3. Hoạt động tài trợ Nhập khẩu 50
2.2.3.1. Phát hành L/C 50
2.2.3.2. Nghiệp cho vay thanh toán hàng nhập khẩu 53
2.2.4. Các hoạt động tài trợ khác 56
2.3. Đánh giá hoạt động tài trợ Xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 60
2.3.1. Kết quả đạt được 60
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân 62
Kết luận chương 2 65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 66
3.1. Định hướng phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 66
3.1.1. Định hướng chung 66
3.1.2. Định hướng cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu 68
3.2. Giải pháp nhằm đa dạng hoá các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 70
3.2.1. Nhóm giải pháp trực tiếp 70
3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ 74
3.3. Kiến nghị 77
3.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan 77
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước 79
3.3.3. Đối với Ngân hàng Ngoại Thương 80
3.3.4. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 81
Kết luận chương 3 83
KẾT LUẬN. 84
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4600 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đa dạng hoá các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nghệ, kinh tế và thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính với nước ngoài.
Các nghiệp vụ chính của Eximbank Trung Quốc nhằm tài trợ cho hoạt động XNK bao gồm: Tín dụng XK cho nhà NK, tín dụng cho nhà XK, bảo hiểm tín dụng, mua bán các chứng từ có giá…
Tại Thái Lan
Eximbank Thái Lan được thành lập nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh của các doanh nhân Thái Lan trong việc kinh doanh trên thị trường quốc tế. Eximbank không chỉ cung cấp các dịch vụ tài chính có tác dụng hỗ trợ trực tiếp đến việc kinh doanh XK mà còn gián tiếp tăng cường khả năng XK của Thái Lan bằng việc hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Thái Lan.
Eximbank thực hiện các chính sách hỗ trợ XNK thông qua cung cấp một số dịch vụ tài chính như: nghiệp vụ cho vay trước khi giao hàng bằng đồng Baht hoặc bằng USD hay JPY, nghiệp vụ tín dụng trọn gói trực tiếp, cho vay thời hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh, tín dụng tài trợ cho XK tư liệu sản xuất, nghiệp vụ tín dụng hợp đồng nước ngoài, nghiệp vụ tín dụng thanh toán các hối phiếu XK, nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng XK…
Như vậy, qua nghiên cứu kinh nghiệm các nước có thể rút ra một số kinh nghiệm mà các NHTM Việt Nam có thể nghiên cứu và vận dụng nhằm hỗ trợ hoạt động XNK của quốc gia:
- Các NHTM phải đa dạng hoá các công cụ tài trợ XNK. Việc đa dạng hoá sẽ giúp đáp ứng tốt các nhu cầu ngày càng phong phú của các doanh nghiệp XNK và đó cũng là biện pháp rất hữu hiệu để phòng chống rủi ro.
- Các NHTM phải căn cứ vào bối cảnh kinh tế – xã hội từng thời kỳ để đưa các công cụ tài trợ cho phù hợp. Thực tế cho thấy, các công cụ tài trợ XNK rất đa dạng song nhu cầu của khách hàng đối với các công cụ này lại tuỳ thuộc vào từng thời kỳ phát triển, do vậy các NHTM cần căn cứ vào nhu cầu của khách hàng để đưa ra các công cụ tài trợ phù hợp.
- Sử dụng các công cụ tài trợ phải bảo đảm lợi ích giữa ngân hàng với khách hàng là nhà XNK, giảm thiểu rủi ro. Thương mại quốc tế luôn tiềm ẩn rủi ro, chính vì thế mà các NHTM phải lựa chọn các công cụ phù hợp nhằm một mặt phục vụ nhu cầu của khách hàng, mặt khác phải bảo đảm lợi ích của ngân hàng, giảm thiểu rủi ro có thể phát sinh khi áp dụng nghiệp vụ tài trợ cho các doanh nghiệp.
- Sử dụng các công cụ tài trợ phải kết hợp giữa tài trợ của NHTM và của Chính phủ để nâng cao hiệu quả quá trình tài trợ, tránh tình trạng chồng chéo, từ đó, tạo điều kiện để các doanh nghiệp XNK có thể phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đẩy hoạt động XNK, tăng thu nhập quốc dân và tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, khoá luận đã đề cập tới những vấn đề lý luận cơ bản sau:
Một là, đưa ra khái niệm và phân tích vai trò của hoạt động tài trợ XNK đối với nền kinh tế, đối với các NHTM cũng như đối với các bản thân các doanh nghiệp XNK để từ thấy được những ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như việc cần thiết phải có hoạt động tài trợ ngoại thương trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay.
Hai là, khoá luận đưa ra những hình thức tài trợ XNK chủ yếu của các NHTM đang được sử dụng hiện nay.
Ba là, hoạt động tài trợ XNK đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, tuy nhiên, đây là một hoạt động rất phức tạp do chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố khác nhau. Chính vì vậy, khoá luận đưa ra một vài nhân tố chủ quan và khách quan có tác động đến hoạt động tài trợ XNK của NHTM và kinh nghiệm cũng như bài học của NHTM các nước nhằm nâng cao hoạt động tài trợ XNK của nước ta.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Ngày 1/4/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT VN) được thành lập theo quyết định 115/CP ngày 30/10/1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối Ngân hàng TW (nay là NHNN) hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của NHNN với chức năng là ngân hàng duy nhất phục vụ kinh tế đối ngoại và cho vay XNK của cả nước.
Theo nghị định 53/HĐBT do Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 26/3/1988 về cải tổ bộ máy NHNN Việt Nam thành hệ thống ngân hàng hai cấp và đặc biệt là từ năm 1990 thực hiện cải tổ ngân hàng theo Pháp lệnh ngân hàng, NHNT đã được tổ chức lại cho phù hợp với tính chất và chức năng của một NHTM quốc doanh. Từ vai trò độc quyền về kinh doanh ngoại hối chuyển vào môi trường tự do cạnh tranh với các NHTM khác, NHNT tiến hành hoạt động như một ngân hàng đa năng cạnh tranh với các NHTM khác bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh. Nhằm đẩy mạnh hoạt động của mình, NHNT đã phát triển mạng lưới chi nhánh trong nước và nước ngoài, mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới.
Sở giao dịch của NHNT được thành lập từ ngày 25/03/1991 theo quyết định 34/TCCB của tổng giám đốc NHNT VN và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1991. Theo quyết định thành lập, SGD sẽ hoạt động với chức năng là một bộ phận trực tiếp kinh doanh và thực hiện các nghiệp vụ đầu mối với các chi nhánh trong toàn hệ thống NHNT VN. Sự ra đời của SGD đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của NHNT theo cơ chế thị trường. Hoạt động của SGD là nơi thể hiện rõ nhất hiệu quả thực thi các chính sách của ban lãnh đạo NHNT. Đồng thời SGD, với vai trò của mình cũng góp phần quan trọng trong việc tăng cường khả năng cạnh tranh của hệ thống NHNT Việt Nam, nhờ đó thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng.
Từ khi thành lập đến nay, SGD đã không ngừng phát triển, nâng cao cả về mặt quy mô lẫn chất lượng các dịch vụ ngân hàng. Sau một thời gian hoạt động, không ngừng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, hiện nay SGD có 18 phòng nghiệp vụ thực hiện tất cả các nghiệp vụ của một NHTM kinh doanh đa năng. Bên cạnh đó, SGD cũng đã phát triển được 17 phòng giao dịch trên phạm vi cả nước với nhiệm vụ huy động vốn, phát hành thẻ và cho vay tín dụng… với cả khách hàng trong và ngoài nước.
Với việc cung cấp đầy đủ các nghiệp vụ của một NHTM, mỗi nghiệp vụ đều được phát triển khá hoàn thiện, SGD của NHNT đang từng bước khẳng định vai trò của mình, sẵn sàng tham gia vào công cuộc cải tổ ngân hàng, nhằm đưa NHNT trở thành một trong những ngân hàng có uy tín cuả khu vực Đông Nam Á.
2.1.2. Hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
2.1.2.1. Tình hình huy động vốn
Nguồn vốn là toàn bộ giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập hoặc huy động dưới các hình thức khác nhau, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nguồn vốn có vai trò quan trọng vì nó là cơ sở tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, quyết định tới quy mô hoạt động, khả năng thanh toán, chi trả cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Chính vì vậy, SGD – NHNT luôn quan tâm mở rộng và tăng cường nguồn vốn của mình.
Tính đến cuối tháng 12/2006, tổng nguồn vốn NHNT đạt 171.862 tỷ quy đồng, tăng 23,3% so với cuối năm 2005 – vượt chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tổng nguồn vốn và tăng gần 76,6% so với năm 2003. Đây là tín hiệu đáng mừng cho NHNT để có thể mở rộng và nâng cao hơn nữa các hoạt động kinh doanh của mình.
Bảng 2.1: Doanh số tổng nguồn vốn và vốn huy động của NHNT VN trong 2003-2006
Đơn vị: tỷ VND
Năm
Tổng nguồn vốn
Vốn huy động
Doanh số
Tốc độ tăng
Doanh số
Tốc độ tăng
2003
97.320
88.446
2004
121.200
24,54%
110.142
24,53%
2005
136.385
15,00%
125.622
14,09%
2006
171.862
23,3%
155.067
23,4%
( Nguồn: Báo cáo thường niên NHNT năm 2003-2006)
Tình hình huy động vốn của NHNT cũng khởi sắc thể hiện ở doanh số huy động của năm sau luôn cao hơn năm trước, đây là thành tích rất đáng ghi nhận của ngân hàng qua những biến động trên thị trường tiền tệ do sự tăng lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế và cuộc chạy đua lãi suất đồng Việt Nam tại thị trường trong nước những năm vừa qua. Vốn huy động tăng trưởng tính đến cuối năm 2006 là 155.067 tỷ quy đồng, tăng 23,4% so với năm 2005 và tăng 75,32% so với năm 2003. Cơ cấu vốn VND/ngoại tệ trong tổng nguồn vốn huy động trên thị trường tiếp tục thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng của đồng nội tệ và giảm đồng ngoại tệ (54/46), đáng chú ý là vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng tăng gấp 2 lần so với năm 2005, đạt hơn 32.000 tỷ đồng.
Năm 2006 cũng là năm đầu tiên SGD tách ra hoạt động độc lập, bên cạnh những thuận lợi về thương hiệu và ưu thế của SGD trước đây, SGD cũng gặp nhiều khó khăn do xáo trộn về mặt tổ chức, nhiều nghiệp vụ mới được đưa vào thực hiện, khách hàng lớn chuyển lên TW quản lý khiến cho xuất phát điểm của SGD tính đến cuối năm 2005 là thấp.
Tổng nguồn vốn quy VND của SGD đến 31/12/2006 đạt 36.095,59 tỷ VND, tăng 25,78% so với cuối năm 2005, trong đó nguồn vốn VND đạt 16.242,32 tỷ VND tăng 35,86% và ngoại tệ quy USD đạt 1.233,81 triệu USD tăng 16,99%. Nguồn vốn bằng ngoại tệ của SGD cuối năm 2006 chiếm tỷ trọng là 55% tổng nguồn vốn của SGD.
Bảng 2.2. Cơ cấu huy động vốn theo nguồn của SGD năm 2006
Đơn vị: tỷ VND, triệu USD
Chỉ tiêu
29/12/06
Tăng/giảm so với 31/12/05
VND
USD
Quy VND
VND
(%)
USD
(%)
Quy VND(%)
I-HĐ từ LNH
II-HĐ từ nền KT
14.947,10
1.231,42
34.761,81
25,03
16,77
21,13
1. TG của TCKT
11.124,89
439,71
18.200,31
30,29
46,12
36,68
1.1. TG KKH
4.070,31
398,77
10.486,96
-45,81
53,09
-9,96
1.2. TG CKH
7.054,58
40,94
7.713,35
587,13
1,22
362,22
2. Tkiệm & KP, TrP
3.822,21
791,7
16.561,50
11,86
5,05
7,67
2.1. Tiết kiệm
3.409,72
717,29
14.951,68
16,26
0,75
5,03
trđó: TK KKH
29,58
9,55
183,20
59,88
-18,32
-10,22
TKKH < 12T
1.888,73
216,77
5.376,84
21,38
14,29
17,73
TKKH > 12T
1.491,41
490,97
9.391,64
9,79
-3,85
-0,77
2.2. KP, TrP
412,49
74,41
1.609,83
-14,76
78,43
40,48
(Nguồn: Báo cáo tín dụng SGD-NHNT năm 2006)
Việc tách ra hoạt động độc lập không làm cho hoạt động huy động vốn của SGD kém hiệu quả. Đến cuối năm 2006, nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của SGD quy VND đạt 34.761,81 tỷ VND, tăng 21,13% so với năm 2005 và hoàn thành kế hoạch huy động vốn TW đã giao.
Về huy động vốn VND tính đến 31/12/2006 đạt 14.974,10 tỷ VND tăng 25,03% so với cuối năm 2005 là do SGD đã tăng cường việc tiếp xúc khách hàng để thu hút tiền gửi. Các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn duy trì ổn định quan hệ tiền gửi với SGD và sử dụng nhiều dịch vụ giao dịch tài khoản thanh toán. Tiền gửi của TCKT và dân cư đều tăng so với 2005. Riêng tiền gửi của TCTD khác tại SGD chưa phát sinh do toàn bộ khách hàng là TCTD sau này 31/12/2005 đã chuyển lên TW.
Số dư huy động vốn bằng ngoại tệ quy USD cuối năm 2006 đạt 1.231,42 triệu USD, tăng 16,77% so với năm 2005. Tiền gửi của TCKT tăng 46,12% so với 2005 do nhiều công ty chuyển về SGD để thực hiện dịch vụ thanh toán ngoài ra SGD còn thu hút được các khách hàng là các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các ban quản lý dự án, bảo hiểm Việt Nam, các doanh nghiệp liên doanh… Tiền gửi của dân cư ước đạt 717,29 triệu USD, tăng 0,75% so với 2005 do lãi suất tiết kiệm USD trong năm 2006 liên tục tăng. Với sự ra đời của hàng loạt chi nhánh ngân hàng cổ phần tại Hà Nội nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc huy động vốn sẽ khốc liệt hơn và hoạt động huy động vốn từ nền kinh tế của SGD sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong năm tới.
2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn
Trong quá trình hình thành và phát triển, NHNT cũng ngày càng quan tâm hơn tới hoạt động tín dụng – lĩnh vực mang tới nguồn thu khá lớn cho ngân hàng. Đi đôi với sự tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng của NHNT cũng được cải thiện đáng kể và ngày càng được nâng cao, điều này thể hiện rõ qua dư nợ tín dụng ngày càng giảm xuống và đạt ở mức ngân hàng có thể kiểm soát được.
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động tín dụng của NHNT năm 2003-2006
Đơn vị: tỷ VND
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ
Tốc độ tăng
Nợ quá hạn
Tỷ trọng nợ quá hạn
2003
39.630
872
2.2%
2004
51.773
30,64%
1.451
2,8%
2005
61.044
17,91%
1.148
1,88%
2006
67.942
11,3%
1.155
1,7%
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNT năm 2003-2006)
Đến cuối năm 2006, dư nợ tín dụng hiện hành của SGD quy VND đạt 2.449,08 tỷ VND, tăng 8,1% so với năm 2005, đạt 94,2% so với kế hoạch TW giao. Trong đó cho vay ngắn hạn đạt 2.081,37 tỷ VND tăng 217,61 tỷ VND và trung dài hạn đạt 367,45 tỷ VND, giảm 34,14 tỷ VND so với cuối năm 2005. Dư nợ cho vay nền kinh tế của SGD đến cuối năm 2006 chỉ chiếm 6,96% tổng nguồn vốn của SGD.
Dư nợ tín dụng trung dài hạn quy VND đạt 367,35 tỷ VND, giảm 8,5% so với năm 2005. Năm 2006, SGD đã ký được nhiều hợp đồng cho vay trung dài hạn có giá trị lớn nhưng chưa giải ngân được nhiều do đó mà dư nợ trung dài hạn của SGD năm 2006 không tăng và theo kế hoạch các hợp đồng sẽ giải ngân nhiều trong năm 2007.
Một số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại SGD đang gặp những khó khăn tạm thời vì thu tiền hàng chưa về kịp nên phát sinh nợ quá hạn, ngoài ra còn một số khoản nợ quá hạn phát sinh từ những năm trước. Nợ quá hạn đến 31/12/2006 là 50,2tỷ VND chiếm 2% tổng dư nợ tín dụng. Trong năm 2006, SGD đã cố gắng tiến hành các biện pháp để tận thu nợ tồn đọng và đã thu được 29.195 triệu VND và 257 ngàn USD. Tuy nhiên trong những năm tới, SGD cũng cần có những biện pháp thích hợp và linh hoạt hơn nữa để luôn đạt được sự tăng trưởng bền vững trong hoạt động tín dụng.
2.1.2.3. Các mặt hoạt động kinh doanh khác
Hoạt động thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán Quốc tế là mảng hoạt động truyền thống và là thế mạnh của NHNT. Trong suốt những năm hoạt động, NHNT luôn giữ vị trí hàng đầu trong thanh toán XNK và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch XNK và thị phần XNK của cả nước.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của ngành ngân hàng như hiện nay, thị phần XNK của NHNT vẫn luôn được duy trì ở mức cao và có xu hướng tăng, đây là một thành công đáng ghi nhận của NHNT trong thời gian qua.
Biểu đồ 2.1. Thị phần thanh toán XNK của NHNT qua các năm
Trong những năm qua, kim ngạch thanh toán XNK của NHNT luôn tăng trưởng ở mức trên dưới 30%, nhìn chung là ổn định và cao hơn mức tăng tổng kim ngạch XNK của cả nước. Từ năm 2000 đến 2003, tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm dần, song đến năm 2004 và 2006 đã tăng mạnh trở lại, trong đó thanh toán NK có xu hướng tăng nhanh hơn thanh toán XK. Không những thế, NHNT còn được đánh giá là ngân hàng chuyển tiền lớn nhất ở Việt Nam, là trung tâm bù trừ chuyển tiền ngoại tệ cho các định chế tài chính ở nước ta.
Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch TTXNK
Năm 2006 là năm kim ngạch XK của cả nước tăng mạnh, nhưng lại là năm tương đối khó khăn đối với hoạt động thanh toán hàng xuất của SGD. Về thanh toán L/C và nhờ thu, năm 2006 doanh số đạt khoảng 459 triệu USD, tăng 63,68% so với năm 2005. Doanh số chiết khấu chứng từ đạt 17,4 triệu USD, tăng 0,06%. Song doanh số thông báo L/C lại giảm 18,9%, đạt khoảng 338,22 triệu USD. Số lượng chứng từ xuất trình giảm 10,68% và doanh số chuyển tiền giảm 63,68%.
Tuy nhiên, doanh số thông báo L/C và xuất trình chứng từ lại giảm so với năm ngoái. Điều này một phần là do kể từ khi tách sở, hầu hết các L/C có giá trị lớn của các khách hàng lớn (các tổng công ty 90, 91) và các L/C thông báo qua ngân hàng kể từ tháng 10/2006 đã được chuyển sang về TW. Hơn nữa, một số khách hàng chuyển sang giao dịch tại ngân hàng khác, một số lại chuyển sang phương thức giao dịch chuyển tiền và một số khách thì chia sẽ lượng chứng từ xuất trình và thông báo L/C ra nhiều ngân hàng khác nhau.
Bảng 2.4. Doanh số TT XNK của SGD năm 2005-2006
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu
2005
2006
Tăng trưởng
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Số món (%)
Số tiền (%)
Xuất
khẩu
27.720
1.067.742.641
23.818
1.239.636.192
-14,08
16,10
Nhập khẩu
35.080
4.034.653.454
17.242
2.051.691.532
-50,85
-49,15
(Nguồn: Báo cáo tín dụng SGD – NHNT năm 2005-2006)
Trong khi đó, việc tách sở đã dẫn đến một số thay đổi về tình hình thanh toán hàng NK của SGD do các đơn vị có kim ngạch thanh toán hàng NK lớn của SGD được giữ lại TW (chiếm khoảng 45,87% tổng kim ngạch thanh toán hàng NK và khoảng 20% số lượng giao dịch của SGD năm 2005). Chính vì thế mà tổng kim ngạch thanh toán NK của cả 3 phương thức tại SGD tính đến cuối năm 2006 đạt trên 2 tỷ USD, giảm khoảng 49,15% so với năm 2005 (bao gồm cả khách hàng của TW). Do vậy nếu tách riêng doanh số của các khách hàng của SGD trong năm 2005 thì kim ngạch thanh toán NK trong năm 2006 tăng 21%, nhưng số lượng giao dịch L/C thực tế giảm 10%, nhờ thu giảm 7%, số món chuyển tiền tăng khoảng 6%.
Hoạt động Thẻ
Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế trong năm 2006 đạt 80,86 triệu USD trong đó số lượng thẻ tín dụng phát hành đạt 7.034 giảm15,93% so với năm 2005, số lượng thẻ ATM phát hành trong năm 2006 giảm 1.062 thẻ so với năm 2005. Số lượng máy ATM trong năm 2006 được lắp đặt là 20 máy, đưa tổng số máy ATM tại SGD lên 115 máy. Với số lượng máy ATM lớn, doanh số hoạt động hơn 4.608 tỷ VND chứng tỏ sản phẩm thẻ Connect 24 đã đáp ứng được nhu cầu của nhiều thành phần, đối tượng khách hàng. Sản phẩm thẻ MTV mới hoạt động được 6 tháng nhưng đã đạt được chỉ tiêu như đã đề ra trong năm 2005.
Kinh doanh ngoại tệ
Năm 2006 là một năm tương đối thuật lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của SGD. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ tại SGD năm 2006 đạt 1.954 triệu USD. Trong năm 2006, trạng thái ngoại tệ của SGD luôn duy trì cân bằng. Trạng thái ngoại tệ đến 31/12/2006 của SGD đối với các loại ngoại tệ khách quy USD là 186.062,84 USD. Chênh lệch tỷ giá mua bán chuyển khoản USD/VND luôn được duy trì ở mức 2 VND/USD. Tuy nhiên, từ 15/11/2006 đến 25/12/2006 chênh lệch tỷ giá mua bán chuyển khoản USD của SGD được điều chỉnh dao động ở mức 3-30 VND/USD (cao nhất trong năm 2006) và tỷ giá bán chuyển khoản USD của SGD thấp hơn tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng NHNN công bố do NHNT có nguồn ngoại tệ nhiều để bán cho khách hàng.
2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2.2.1. Cơ sở pháp lý và quy chế
Hiện nay, các văn bản được áp dụng trong phương thức thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động tài trợ XNK nói riêng bao gồm có: Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, bản sửa đổi năm 1993 do Phòng thương mại quốc tế ban hành (UCP 500), Quy tắc thống nhất về nhờ thu, Quy tắc thống nhất vè hoàn trả tiền giữa ngân hàng theo tín dụng chứng từ, Các quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu, Luật điều chỉnh hối phiếu…
Để định hướng cho hoạt động tài trợ XNK tại các NHTM, Chính phủ và NHNN đã ban hành một số văn bản pháp lý sau:
- Nghị định 63/1998/NĐ - CP, ngày 17/08/1998 về quản lý ngoại hối.
- Quyết định 133/2001/QĐ - TTG, ngày 10/09/2001 về quy chế hỗ trợ tín dụng XNK.
- Quyết định 386/2001/QĐ - NHNN14 về sửa đổi bổ sung một điều trong quy chế bảo lãnh ngân hàng kèm theo quyết định QĐ 283/2002/QĐ - NHNN14 ngày 25/08/2000.
- Quyết định số 711/2001/QĐ - NHNN, ngày 25/05/2001 về việc ban hành thư tín dụng nhập hàng trả chậm.
- Quyết định số 46/2001/QĐ - TTG về quản lý XNK hàng hoá thời kỳ 2001-2005.
- Quyết định số 61/2001/QĐ - TTG, ngày 25/4/2001 về nghĩa vụ người bán và quyền mua ngoại tệ đối với người cư trú là tổ chức.
- Quyết định 1627/QĐ - NHNN, ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay đối với khách hàng và quyết định 407/ QĐ-NHNT-HĐQT ngày 29/03/2002, hướng dẫn của NHNT về quy chế cho vay đối với khách hàng.
- Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về đảm bảo tiền vay, thông tư 06/2000/TT-NHNN1 ngày 04/04/2000, nghị định 08/2000/NĐ-CP ngày 10/03/2000.
- Nghị định 165/1999/NĐ-CP về giao dịch đảm bảo ngày 19/11/1999.
- Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành ngày 06/09/2004 về việc ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các TCTD.
2.2.2. Hoạt động tài trợ xuất khẩu
2.2.2.1. Cho vay sản xuất hàng xuất khẩu
Trong thời gian qua, mặc dù hàng XK của chúng ta còn bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường về giá cả cũng như chịu sự kiểm soát khắt khe về chất lượng của các thị trường khó tính nhưng kim ngạch XK vẫn không ngừng tăng lên. Năm 2003, kim ngạch XK tăng 20% so với năm 2002, năm 2004 tăng 31% so với năm 2003, năm 2005 tăng 30% và tính đến 31/12/2006 thì kim ngạch XK tăng 23% so với cuối năm 2005. Tuy sự tăng trưởng đó chưa thật xứng với tiềm năng vốn có của Việt Nam nhưng nó chứng tỏ hoạt động XK của chúng ta đang có những bước phát triển vững chắc. Cùng với sự tăng trưởng của XK, nhu cầu về tài trợ của lĩnh vực này cũng ngày càng tăng. Để phục vụ tốt nhu cầu đó, trong những năm qua, SGD đã đặt chủ trưởng “mở rộng cho vay đối với các mặt hàng XK”. Do vậy, dư nợ cho vay XK của SGD liên tục tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng. Ta có thể nhận thấy rõ điều này qua bảng sau:
Bảng 2.5. Tình hình cho vay XK tại SGD – NHNT VN năm 2003-2006
Đơn vị: tỷ VND
Năm
Tổng dư nợ ngắn hạn
Cho vay XK
Doanh số
Tỷ trọng
Tốc độ tăng
2003
1.585
241
15,2%
2004
2.297
389
16,94%
61,4%
2005
2.645
735
27,8%
89%
2006
2.862,61
896
31,3%
21,9%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của SGD – NHNT năm 2003-2006)
Tổng dư nợ ngắn hạn qua các năm cho hoạt động XNK đều có sự tăng trưởng. Năm 2003, tổng dư nợ là 1.585 tỷ VND, năm 2004 là 2.297 tỷ VND, năm 2005 là 2.645 tỷ VND, tăng 15,15% so với năm 2004, đến năm 2006 thì con số này là 2.862,61 tỷ VND, tăng 8,23% so với năm 2005 và tăng 80,6% so với năm 2003. Trong đó, tỷ trọng tín dụng dành cho XK cũng tăng theo từng năm. Năm 2003, doanh số cho vay XK là 241 tỷ VND, chiếm 15,2% tổng dư nợ ngắn hạn, năm 2004 là 389 tỷ VND với tỷ trọng tương ứng là 16,94%, năm 2005 doanh số là 735 tỷ VND, chiếm 27,8% dư nợ ngắn hạn. Năm 2006, doanh số tăng lên là 869 tỷ VND, chiếm 31,3% trong tổng dư nợ.
Điều này chứng tỏ là ngày càng có nhiều doanh nghiệp tin tưởng và chọn SGD là nơi tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh sự tăng trưởng về doanh số cho vay qua các năm thì cũng phải nhìn nhận một thực tế là tỷ trọng cho vay XK của SGD trên tổng nguồn vốn cho vay ngắn hạn vẫn còn thấp và chưa xứng với tiềm năng hiện có của SGD. Chính vì vậy mà trong những năm tới thì SGD cần phải có những biện pháp để tăng doanh số cho vay XK để phần nào phục vụ được nhiều nhu cầu vay của doanh nghiệp XK, phù hợp với chủ trương khuyến khích XK của cả nước.
2.2.2.2. Nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất
Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, khi xuất trìn bộ chứng từ tại SGD, nếu nhà XK có nhu cầu, anh ta cần làm đơn yêu cầu chiết khấu. Nhận được đơn xin chiết khấu của khách hàng, ngân hàng sẽ xem xét rồi quyết định áp dụng một trong hai hình thức chiết khấu: chiết khấu có truy đòi hoặc chiết khấu miễn truy đòi. Thực tế hiện nay, SGD chủ yếu thực hiện theo hình thức chiết khấu truy đòi, còn chiết khấu miễn truy đòi chỉ sử dụng trong những trường hợp đặc biệt do tính rủi ro cao của nó. Lãi suất chiết khấu được quy định trong bảng suất của từng chi nhánh trong từng thời kỳ.
Đối với phương thức nhờ thu, việc chiết khấu bộ chứng từ được thực hiện với những điều kiện giống như chiết khấu truy đòi bộ chứng từ L/C. Thực tế, SGD rất ít khi thực hiện chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu.
Bảng 2.6. Hoạt động chiết khấu chứng từ XK tại SGD năm 2003-2006
Đơn vị: triệu USD
Năm
Doanh số
Tốc độ tăng
2003
13,62
2004
14,63
7,42%
2005
15,02
2,67%
2006
17,4
15,9%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của SGD – NHNT năm 2003-2006)
Trong những năm gần đây, hoạt động chiết khấu chứng từ tại SGD tăng lên, năm 2003 doanh số chiết khấu chứng từ XK là 13,62 triệu USD, năm 2004 là 14,63 triệu USD, tăng 7,42% so với năm 2003, năm 2005 là 15,02 triệu USD, tăng 2,67% so với năm 2004. Đến năm 2006 thì con số này là 17,4 triệu USD, tăng 15,9% so với năm 2005. Như vậy, doanh số chiết khấu tại SGD đã có sự tăng trưởng là do trong những năm qua SGD đã tiến hành mở rộng hình thức cho vay chiết khấu chứng từ hàng xuất đối với các công ty có doanh số thanh toán XK tại SGD nhiều và tình hình hoạt động tốt. Từ tháng 10/2006, SGD đã tiến hành cho vay chiết khấu bằng VND đối với các bộ chứng từ XK thanh toán bằng nguồn vay JBIC.
Tuy nhiên tỷ trọng của hoạt động chiết khấu trong doanh số XK của SGD hiện nay vẫn còn rất thấp, sở dĩ có tình trạng trên nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp XK Việt Nam còn chưa có kinh nghiệm trong quan hệ thương mại với các đối tác nước ngoài, nhiều khi ký các hợp đồng với những điều khoản bất lợi dẫn đến hậu quả là không lập được bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C hoặc nếu xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng xin chiết khấu thì bộ chứng từ lại không hoàn hảo, rủi ro không được thanh toán là rất cao và SGD không thể chấp nhận chiết khấu. Bên cạnh đó, SGD còn bị cạnh tranh mạnh từ các TCTD khác trên cùng địa bàn, vị thế độc quyền về TTQT đã không còn. Các mặt hàng XK chủ yếu hiện nay ngoài dầu thô, giày dép, may mặc thì chủ yếu là nông sản, mà việc tài trợ trong lĩnh vực này là thế mạnh của NHNo & PTNT VN. Ngoài ra, còn một số lý do là việc tăng tỷ trọng các phương thức thanh toán khác ngoài L/C. Các doanh nghiệp Việt Nam đã dần tạo lập được mối quan hệ tín nhiệm đối với người mua, vì vậy, các doanh nghiệp đã chuyển sang phương thức thanh toán chuyển tiền đơn giản nhanh chóng lại tiết kiệm chi phí.
Trong thời gian tới, khi đã có một hành lang pháp lý đồng bộ và hoàn thiện, chắc chắn nghiệp vụ này
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đa dạng hoá các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.doc