MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích, ý nghĩa của khoá luận này 2
3. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu 2
4. Bố cục của của khoá luận 3
CHƯƠNG I 4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1. Khái niệm nghĩa biểu hiện và các kiểu nghĩa biểu hiện của câu 4
1.1. Khái niệm nghĩa biểu hiện của câu 4
1.2. Các kiểu nghĩa biểu hiện của câu 9
2. Sự tình động và các kiểu câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong tiếng Việt 10
2.1. Sự tình động 10
2.1.1. Sự tình [+động], [+chủ ý] được gọi là hành động 11
2.1.2. Sự tình [+động], [-chủ ý] được gọi là quá trình 14
2.2. Sự tình hoạt động di chuyển (vận động) 15
2.2.1. Khái niệm 15
2.2.2. Đặc điểm chung 16
3. Lý do chọn thơ Xuân Diệu để khảo sát 21
3.1. Một vài nét về thơ Xuân Diệu 21
3.2. Mục đích khảo sát câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong thơ Xuân Diệu 27
CHƯƠNG II 29
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU BIỂU THỊ SỰ TÌNH HOẠT ĐỘNG DI CHUYỂN TRONG TIẾNG VIỆT 29
1. Đặc điểm cấu trúc cú pháp 29
1.1. Cấu trúc cú pháp của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển 29
1.2. Các kiểu cấu trúc cú pháp của sự tình hoạt động di chuyển 29
1.2.1. Cấu trúc D + V 29
1.2.2. Cấu trúc D1 + V + D2 31
1.2.3. Cấu trúc:D1 + V + g + D2 35
2. Đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa 36
2.1. Cấu trúc ngữ nghĩa của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển có hướng 36
2.1.1. Sự tình là hành động di chuyển có hướng 37
2.1.1.1. Sự tình là hành động di chuyển hướng đích 37
2.1.1.2. Sự tình là hành động di chuyển hướng nguồn 38
2.1.2. Sự tình là quá trình di chuyển có hướng 39
2.1.2.1. Sự tình là quá trình di chuyển hướng đích 40
2.1.2.2. Sự tình là quá trình di chuyển hướng nguồn 41
2.2. Cấu trúc ngữ nghĩa của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển vô hướng 41
2.2.1. Sự tình là hành động di chuyển vô hướng 42
2.2.2. Sự tình là quá trình di chuyển vô hướng 43
CHƯƠNG III 46
MỘT VÀI NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU VỀ KIỂU CÂU BIỂU THỊ SỰ TÌNH HOẠT ĐỘNG DI CHUYỂN TRONG THƠ XUÂN DIỆU 46
1. Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945 46
1.1. Khảo sát câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển có hướng 46
1.1.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển có hướng 46
1.1.1.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển hướng đích 46
1.1.1.2. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển hướng nguồn 48
1.1.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển có hướng 49
1.1.2.1. Câu biểu thị quá trình di chuyển hướng đích 50
1.1.2.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển hướng nguồn 51
1.2. Khảo sát câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển vô hướng 52
1.2.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển vô hướng 52
1.2.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển vô hướng 54
2. Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám 1945 56
2.1. Khảo sát câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển có hướng 56
2.1.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển có hướng 56
2.1.1.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển hướng đích 56
2.1.1.2. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển hướng nguồn 58
2.1.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển có hướng 60
2.1.2.1. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển hướng đích 60
2.1.2.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển hướng nguồn 62
2.2. Khảo sát câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển vô hướng 63
2.2.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển vô hướng 63
2.2.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển vô hướng 66
3. Một vài nhận xét 68
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 74
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đặc điểm của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong tiếng Việt và một số nhận xét bước đầu về kiểu câu này trong thơ Xuân Diệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
D1
V(x)
D2
(58) Bà cụ bước xuống cầu thang
(59) Vị khách bước ra cửa
(60) Khách hàng bước vào nhà
(61) Người công nhân bước tới phòng giám đốc
(62) Kuyt bước sang phòng cô gái
- Sự tình hoạt động di chuyển vô hướng: trường hợp tiêu biểu nhất là đối với vị từ di chuyển đi. Nếu đứng độc lập, loại vị từ này là vô hướng nhưng nếu kết hợp với các vị từ chỉ hướng khác (đã nêu ở trên) thì nó là có hướng. Ví dụ:
(63)
Anh ta
đi
Pháp
D1
V
D2
Lưu ý: các vị từ chỉ sự di chuyển như chạy, bay, nhảy hoặc bò, bước, xông có thể có các bổ ngữ trực tiếp hay gián tiếp nhưng các bổ ngữ đó không biểu hiện các diễn tố của vị từ, không biểu hiện những đối tượng của hành động. Chẳng hạn trong các ngữ đoạn như nhảy lầu, leo núi, các bổ ngữ trực tiếp chỉ là những trạng ngữ chỉ nơi chốn và ta hoàn toàn có thể thay thể thay thế bằng những giới ngữ:
- Nhảy từ trên lầu
- Leo lên trên núi
Vì vậy đối với các vị từ chỉ sự di chuyển vô hướng này, nhất thiết phải đi kèm với các yếu tố chỉ hướng.
1.2.3. Cấu trúc:D1 + V + g + D2
Đây là mô hình cấu trúc của sự tình hoạt động di chuyển vô hướng. Sự tình mà cấu trúc này biểu thị không nhất thiết phải chỉ hướng và không thể chỉ đích:
- Đối với sự tình là hành động di chuyển: các vị từ phù hợp với mô hình này là chạy, bay, nhảy, đi.
Đây là loại sự tình hành động di chuyển mà nó không tác động đến một mục tiêu nhất định. Fillmore gọi tên là Objective (phân biệt với Agentive của hành động chuyển tác). Ví dụ:
(64)
Đàn gà
chạy
trong
sân
D1
V
g
D2
(65) Con chim bay trên trời
(66) Cô ấy nhảy trên sàn.
(67) Người lữ khách đi trên đường
- Đối với sự tình là quá trình di chuyển, các vị từ phù hợp với kiểu mô hình này là: rơi, rụng, trôi...Ví dụ:
(68)
Cánh bèo
trôi
dưới
nước
D1
V
g
D2
(69) Nhành hoa rơi trên thềm.
(70) Lá rụng trong gió.
2. Đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa
Một sự tình hoạt động di chuyển phải thoả mãn hai đặc điểm: [+động] và [+di chuyển].
- Một hoạt động trong đó chủ thể làm một việc có chủ ý được gọi là hành động. Hành động đó có thể có hướng hay vô hướng.
- Một hoạt động trong đó không có chủ thể nào có chủ ý đuợc gọi là quá trình. Quá trình đó có thể có hướng hay vô hướng.
2.1. Cấu trúc ngữ nghĩa của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển có hướng
Bên cạnh hai đặc điểm là [+động] và [+di chuyển], sự tình này thoả mãn tiêu chí là [+hướng].
2.1.1. Sự tình là hành động di chuyển có hướng
Đặc điểm [+chủ ý] là đặc điểm khu biệt của sự tình hành động di chuyển với sự tình quá trình di chuyển. Còn đặc điểm [+hướng] là đặc điểm khu biệt giữa sự tình hành động di chuyển có hướng với sự tình hành động di chuyển vô hướng.
2.1.1.1. Sự tình là hành động di chuyển hướng đích
- Cấu trúc vị từ tham tố:
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Hành thể
Hành động di chuyển
Đích
- Ngữ nghĩa của vị từ trung tâm: [+động]
[+chủ ý]
[+di chuyển]
[+hướng]
[+đích]
Trong đó đặc điểm [+đích] là đặc điểm khu biệt của sự tình hành động di chuyển hướng đích với hành động di chuyển hướng nguồn.
Các vị từ điển hình cho loại sự tình này là: lên, xuống, ra , vào, đến, tới, sang, về, lại (vị từ đơn) và chạy đến, chạy về, bay lên, nhảy xuống (vị từ phức)...
- Đặc điểm các vai nghĩa:
Dưới sự chi phối của vị từ trung tâm với các vai nghĩa là các tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện, bao gồm:
Hành thể: chủ thể của hành động di chuyển có hướng.
Diễn tố 1 chính là hành thể.
Diễn tố 2: đích đến của hành động di chuyển.
Một số ví dụ:
+ Vị từ đơn:
(71)
Đoàn kiểm tra
lên
Hà Bắc
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Hành thể
Hành động di chuyển
Đích
(72) Bộ y tế xuống nông thôn.
(73) Chúng tôi ra biển.
(74) Hải quân vào đất liền.
(75) Gã cầu thủ đến quán rượu.
(76) Chuyến bay tới Bắc Kinh.
(77) Cô bé sang bên hàng xóm.
(78) Ba tôi về nhà.
(79) Thằng bé lại chỗ tôi.
+ Vị từ phức:
(80) Tên cướp chạy đến nhà tôi.
(81) Phi cơ bay lên không trung.
(82) Bạn tôi đi đến Hải Phòng.
(83) Tên tử tù nhảy xuống sông.
2.1.1.2. Sự tình là hành động di chuyển hướng nguồn
- Cấu trúc vị từ tham tố:
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Hành thể
Hành động di chuyển
Nguồn
- Ngữ nghĩa của vị từ trung tâm: [+động]
[+chủ ý]
[+di chuyển]
[+hướng]
[+nguồn]
Trong đó đặc điểm [+nguồn] là đặc điểm khu biệt của sự tình hành động di chuyển hướng nguồn với hành động di chuyển hướng đích.
Các vị từ điển hình cho loại sự tình hành động di chuyển hướng nguồn này là: rời, bỏ, trốn, vượt (vị từ đơn) và trốn khỏi, vượt khỏi, rời bỏ, đi khỏi (vị từ phức)...
- Đặc điểm các vai nghĩa:
Dưới sự chi phối của vị từ trung tâm với các vai nghĩa là các tham thể của cấu trúc nghĩa biểu hiện, bao gồm:
Hành thể: chủ thể của hành động di chuyển.
Diễn tố 1 chính là hành thể.
Diễn tố 2: xuất phát điểm của hành động di chuyển.
Một số ví dụ:
+ Vị từ đơn:
(84)
Ronaldo
rời
Real Madrid
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Hành thể
Hành động di chuyển
Nguồn
(85) Cô ấy lìa xa tôi.
(86) Tên cướp vượt ngục.
(87) Hắn ta bỏ quê nhà.
(88) Du học sinh từ biệt quê hương.
(89) Anh ấy từ giã cố đô Huế.
(90) Kẻ trộm tránh trụ sở công an.
+ Vị từ phức:
(91) Beckham đi khỏi Manchester.
(92) Công nhân trốn khỏi nhà máy.
2.1.2. Sự tình là quá trình di chuyển có hướng
Đặc điểm [-chủ ý] là đặc điểm khu biệt của sự tình quá trình di chuyển với sự tình hành động di chuyển. Còn đặc điểm [+hướng] là đặc điểm khu biệt giữa sự tình quá trình di chuyển có hướng với sự tình quá trình di chuyển vô hướng.
2.1.2.1. Sự tình là quá trình di chuyển hướng đích
- Cấu trúc vị từ tham tố
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Quá thể
Quá trình di chuyển
Đích
- Ngữ nghĩa của vị từ trung tâm: [+động]
[-chủ ý]
[+di chuyển]
[+hướng]
[+đích]
Trong đó đặc điểm [+đích] là đặc điểm khu biệt giữa sự tình quá trình di chuyển hướng đích với quá trình di chuyển hướng nguồn.
Các vị từ điển hình của loại sự tình này đều là những vị từ phức: bắn vào, bay vào, lan tới, rơi xuống...
- Đặc điểm các vai nghĩa:
Dưới sự chi phối của vị từ trung tâm với các vai nghĩa là các tham thể của cấu trúc nghĩa biểu hiện, bao gồm:
Quá thể: chủ thể của quá trình di chuyển.
Diễn tố 1: chủ thể của quá trình di chuyển.
Diễn tố 2: đích đến của quá trình di chuyển.
Một số ví dụ:
(93)
Hạt mưa
bắn vào
nhà
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Quá thể
Quá trình di chuyển
Đích
(94) Cục đá bay vào đầu cô ấy.
(95) Đám lửa lan tới nhà tổng thống Bush.
(96) Sao băng rơi xuống Trái Đất.
2.1.2.2. Sự tình là quá trình di chuyển hướng nguồn
- Cấu trúc vị từ tham tố:
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Quá thể
Quá trình di chuyển
Nguồn
- Ngữ nghĩa của vị từ trung tâm: [+động]
[-chủ ý]
[+di chuyển]
[+hướng]
[+nguồn]
Trong đó đặc điểm [+nguồn] là đặc điểm khu biệt giữa sự tình quá trình di chuyển hướng nguồn với quá trình di chuyển hướng đích.
Các vị từ điển hình của loại sự tình này là rụng, lìa kh ỏi...
- Đặc điểm các vai nghĩa:
Dưới sự chi phối của vị từ trung tâm với các vai nghĩa là các tham thể của cấu trúc nghĩa biểu hiện, bao gồm:
Quá thể: chủ thể của quá trình di chuyển.
Diễn tố 1: chủ thể của quá trình di chuyển.
Diễn tố 2: điểm xuất phát đến của quá trình di chuyển.
Một số ví dụ:
(97)
Lá
rụng
cành
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Quá thể
Quá trình di chuyển
Nguồn
(98) Đầu lìa khỏi cổ
2.2. Cấu trúc ngữ nghĩa của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển vô hướng
Bên cạnh hai đặc điểm là [+động] và [+di chuyển], sự tình này thoả mãn tiêu chí là [-hướng].
2.2.1. Sự tình là hành động di chuyển vô hướng
- Cấu trúc vị từ tham tố:
Diễn tố
Vị từ
Chu tố
Hành thể
Hành động di chuyển
Vị trí, thời gian...
- Ngữ nghĩa của vị từ trung tâm (V): [+động]
[+chủ ý]
[+di chuyển]
[-hướng]
Trong đó đặc điểm [+chủ ý] là đặc điểm khu biệt của sự tình hành động di chuyển với sự tình quá trình di chuyển. Còn đặc điểm [-hướng] là đặc điểm khu biệt giữa hành động di chuyển vô hướng với sự tình hành động di chuyển có hướng.
Các vị từ điển hình cho loại sự tình này là: đi, chạy, bay, nhảy, bước...
- Đặc điểm các vai nghĩa:
Dưới sự chi phối của vị từ trung tâm, có một tham thể cần yếu, đó là: hành thể: chủ thể của hành động di chuyển vô hướng (Ag). Hành thể có thể là người hay động vật, thoả mãn các đặc điểm của vị từ trung tâm biểu thị.
Diễn tố duy nhất chính là hành thể.
Bên cạnh đó có sự xuất hiện các chu tố (Circumstant) để thoả mãn thuộc tính của hành thể (tham thể duy nhất) và vị từ trung tâm. Có các loại chu tố điển hình bao gồm:
+ Chu tố về vị trí, nơi diễn ra sự tình hành động di chuyển.
+ Chu tố về thời gian: thời điểm diễn ra sự tình hành động di chuyển.
+ Chu tố về cộng cách: đối tượng đồng hành của hành thể.
+ Chu tố về phương cách: phương tiện của hành động di chuyển.
Một số ví dụ:
+ Chu tố về vị trí:
(99)
Tôi
đi
trong gió
Diễn tố 1
Vị từ
Chu tố
Hành thể
Hành động di chuyển
Vị trí
(100) Hắn ta chạy trong sân.
(101) Đàn chim bay trên không trung.
(102) Diễn viên múa nhảy trên sân khấu.
(103) Người ra đi bước trong mưa.
+ Chu tố về thời gian:
(104) Tôi đi lúc 3 giờ.
(105) Phi cơ bay vào lúc 12 giờ đêm.
+ Chu tố về phương tiện.
(106) Tôi đi bằng xe đạp.
(107) Ô tô chạy bằng bốn bánh.
+ Chu tố về cộng cách.
(108) Tôi đến cùng bố tôi.
(109) Cậu ấy nhảy với Micheal Jackson.
2.2.2. Sự tình là quá trình di chuyển vô hướng
- Cấu trúc vị từ tham tố:
Diễn tố
Vị từ
Chu tố
Quá thể
Quá trình di chuyển
Vị trí, thời gian...
- Ngữ nghĩa của vị từ trung tâm: [+động]
[-chủ ý]
[+di chuyển]
[-hướng]
Trong đó đặc điểm [-chủ ý] là đặc điểm khu biệt của sự tình quá trình di chuyển với sự tình hành động di chuyển. Còn đặc điểm [-hướng] là đặc điểm khu biệt giữa sự tình quá trình di chuyển vô hướng với sự tình quá trình di chuyển có hướng.
Các vị từ điển hình cho loại sự tình này là: rơi, trôi, rụng, bay...
- Đặc điểm các vai nghĩa:
Dưới sự chi phối của vị từ trung tâm, có một tham thể cần yếu, đó là: quá thể: chủ thể của quá trình di chuyển vô hướng (Ag). Quá thể có thể là người hay động vật, thoả mãn các đặc điểm của vị từ trung tâm biểu thị.
Diễn tố duy nhất chính là Quá thể.
Bên cạnh đó có sự xuất hiện các Chu tố (Circumstant) để thoả mãn thuộc tính của Quá thể (tham thể duy nhất) và vị từ trung tâm. Có các loại chu tố điển hình bao gồm:
+ Chu tố về vị trí: nơi diễn ra sự tình hành động di chuyển.
+ Chu tố về thời gian: thời điểm diễn ra sự tình hành động di chuyển.
+ Chu tố về cộng cách: đối tượng đồng hành của hành thể.
Một số ví dụ:
+ Chu tố về vị trí:
(110)
Giọt mưa
rơi
bên thềm
Diễn tố 1
Vị từ
Chu tố
Quá thể
Quá trình di chuyển
Vị trí
(111) Lá rụng dưới sân.
(112) Cánh diều bay trong gió.
(113) Cánh hoa đào trôi trong dòng nước.
+ Chu tố về thời gian:
(114) Mưa rơi lúc trời tối.
+ Chu tố về cộng cách:
(115) Giọt nước mắt trôi cùng nỗi nhớ.
Tiểu kết: trên đây chúng tôi đã tiến hành phân tích các sự tình hoạt động di chuyển trên cả hai phương diện cú pháp và ngữ nghĩa, chúng tôi có những nhận xét cơ bản sau:
(a) Dựa vào đặc điểm về cú pháp, chúng tôi có hai mô hình cú pháp chính và một mô hình cú pháp mở rộng và tương ứng là những sự tình hoạt động di chuyển sau:
- N + V: mô hình cú pháp của sự tình hoạt động di chuyển vô hướng và sự tình hoạt động di chuyển có hướng.
- N1 + V + N2: mô hình cú pháp của sự tình hoạt động di chuyển vô hướng và sự tình hoạt động di chuyển có hướng.
- N1 + V + p +N2: mô hình của sự tình hoạt động di chuyển vô hướng
(b) Dựa vào đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa, chúng tôi chia ra làm hai mô hình cấu trúc nghĩa biểu hiện và tương ứng là những sự tình hoạt động di chuyển sau:
- Cấu trúc: Diễn tố 1 + Vị từ (di chuyển) + Diễn tố 2
+ Thoả mãn đặc điểm: [+động], [+di chuyển], [+chủ ý], [+hướng], [+đích] là sự tình hành động di chuyển hướng đích.
+ Thoả mãn đặc điểm: [+động], [+di chuyển], [+chủ ý], [+hướng], [+nguồn] là sự tình hành động di chuyển hướng nguồn.
+ Thoả mãn đặc điểm: [+động], [+di chuyển], [-chủ ý], [+hướng], [+đích] là sự tình quá trình di chuyển hướng đích.
+ Thoả mãn đặc điểm: [+động], [+di chuyển], [-chủ ý], [+hướng], [+nguồn] là sự tình quá trình di chuyển hướng nguồn.
- Cấu trúc: Diễn tố + Vị từ (di chuyển) + Chu tố:
+ Thoả mãn đặc điểm: [+động], [+di chuyển], [+chủ ý], [-hướng] là sự tình hành động di chuyển vô hướng.
+ Thoả mãn đặc điểm: [+động], [+di chuyển], [-chủ ý], [-hướng] là sự tình quá trình di chuyển vô hướng.
Tiếp theo, chúng tôi tiến hành khảo sát kiểu câu này trong thơ Xuân Diệu để qua đó rút ra những sự khác biệt trong cách dùng kiểu câu biểu thị sự tình này trong tiếng Việt (ngôn ngữ đời thường) và một văn bản thơ (ngôn ngữ văn chương nghệ thuật).
CHƯƠNG III
MỘT VÀI NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU VỀ KIỂU CÂU BIỂU THỊ SỰ TÌNH HOẠT ĐỘNG DI CHUYỂN TRONG THƠ XUÂN DIỆU
Trong chương này, chúng tôi khảo sát các đặc điểm của kiểu câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong thơ Xuân Diệu hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám 1945. Tư liệu bao gồm 140 câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong đó: giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945 có 59 câu và giai đoạn sau 1945 có 81 câu.
1. Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945
Trong giai đoạn này tập thơ tiêu biểu nhất cho phong cách ngôn ngữ của Xuân Diệu là hai tập: “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió”. Chúng tôi đã khảo sát được 59 câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển:
1.1. Khảo sát câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển có hướng
1.1.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển có hướng
Số lượng câu mà chúng tôi khảo sát được là 12 câu, chiếm 21% số câu biểu thi sự tình hoạt động di chuyển giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945. Trong số 12 câu biểu thị sự tình hành động di chuyển có 7 câu hành thể là con người, 5 câu hành thể là sự vật đóng vai trò làm diễn tố thứ nhất. Trong 12 câu đó thì 4 câu đích (và nguồn) là chỉ địa điểm, 2 câu đích (và nguồn) chỉ địa danh và có 6 câu đích (và nguồn) chỉ đối tượng cụ thể).
1.1.1.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển hướng đích
D1
V
D2
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Hành thể
Hành động
Đích
Ví dụ trong thơ Xuân Diệu:
(1) Tôi đi nơi gió lồng
Không than cũng không nao;
Tôi đến nơi bờ đến
Lá hồng cùng lá đào.
(Chiếc lá – Thơ thơ)
Tôi đi nơi gió lồng
D1(HT) V D2(Đ)
Tôi đến nơi bờ đến
D1(HT) V D2(Đ)
Có hai câu thơ liên tiếp tác giả sử dụng hai vị từ vận động là đi và đến đóng vai trò vị từ trung tâm chỉ hướng di chuyển. Còn chủ thể của hành động này cũng chính là tác giả, nhân vật tôi. Hai cụm danh ngữ: nơi gió lồng và nơi bờ đến chính là đích của sự di chuyển. Khổ thơ như muốn nói lên những khao khát ngắm nhìn cảnh vật, hưởng thụ cuộc sống của tác giả và ông muốn đến những nơi thật xa xôi để tận hưởng hết những cái hay, sự muôn màu muôn vẻ của cảnh vật mà tác giả chưa từng được chứng kiến.
(2) 10. Tàu đêm nay đi tới Hải Vân Quan
Tàu mai sáng qua xong châu Bố Trạch
Những thắc mắc cho đôi lòng li cách
Chữ ân tình thoắt nở gấm hoa thêu
(Truyện cái thư - Gửi hương cho gió)
Tàu đêm nay đi tới Hải Vân Quan.
D1 (HT) V(x) D2(Đ)
Tàu đêm nay là chủ thể của hành động di chuyển, đi tới là hành động di chuyển còn Hải Vân Quan là địa danh chỉ đích đến của hành động di chuyển. Sự mong đợi một cuộc gặp gỡ sau những chuyến đi tới Hải Vân Quan, Bố Trạch của tác giả được miêu tả khá gấp gáp.
(3) Thuyền mộng hoa không chở kẻ tàn xuân
Hồ thần tiên rầu rĩ bóng tà huân
Ta đau đớn bước lên bờ thực sự
Cô đơn qua, bởi không còn ngươi nữa
(Đẹp - Gửi hương cho gió)
Ta đau đớn bước lên bờ thực sự.
D1(HT) V(x) D2(Đ)
Ta chính là chủ thể của hành động di chuyển, bước lên là hành động di chuyển, còn bờ là đích. Hai cụm từ đau đớn và thực sự đi kèm với chủ thể và đích nhằm tác dụng bộc lộ rõ thêm tâm trạng của nhà thơ buồn bã và cô đơn của nhà thơ khi cảnh đẹp thì có nhưng lại không có nhân vật trữ tình để cùng bầu bạn.
1.1.1.2. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển hướng nguồn
D1
V
D2
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Hành thể
Hành động
Nguồn
Ví dụ trong thơ Xuân Diệu:
(4) Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn
Như hương thấm đậm qua xương tuỷ
Âm điệu, thần tiên, thấm tận hồn.
(Huyền diệu – Thơ thơ)
Trong câu thơ:
Như hương thấm đậm qua xương tuỷ.
D1(HT) V(x) D2(N)
Trong câu thơ này, chúng ta thấy rõ hương là chủ thể của hành động, vị từ qua đóng vai trò làm vị ngữ trung tâm chỉ sự di chuyển còn xương tuỷ đóng vai trò làm diễn tố thứ hai chỉ cái mốc của sự di chuyển. Câu thơ này muốn làm rõ hơn những cảm xúc của Xuân Diệu khi nghe những khúc nhạc du dương, say đắm lòng người. Tác giả như muốn hoà mình vào cái cảm giác đặc biệt đó và ông đã ví xúc cảm của mình như rượu tối tân hôn hay hưong thấm đậm qua xương tuỷ.
(5) Lòng cũng quay theo trục bánh xe
Chở người yểu điệu áo sầu che
Hôm nay, chắc ngựa dừng sau trúc
Bên nọ chân trời chuyển gió xe
(Gặp gỡ - Thơ thơ)
Câu thơ:
Lòng cũng quay theo trục bánh xe.
D1(HT) V(x) D2(N)
Trong trường hợp này, yếu tố theo đi kèm với vị từ quay cũng là một vị từ hành động di chuyển có hướng. Diễn tố thứ 1 - chủ thể hành động là lòng còn diễn tố thứ hai trục bánh xe chỉ cái mốc của sự di chuyển. Khổ thơ này cũng thể hiện rõ tâm trạng bồn chồn của tác giả trước buổi gặp gỡ và tâm trạng đó được thể hiện qua sự so sánh ví von khá đặc sắc: lòng cũng quay theo trục bánh xe.
Ở ví dụ trên nếu vị từ theo chỉ là yếu tố đi kèm thì trong đoạn thơ này:
(6) Thiên hạ về đâu? Sao vội đi
Bao giờ gặp nữa? Có tình chi
- Lòng tôi theo bước người qua ấy
Cho đến hôm nay vẫn chẳng về.
(Tình qua - Gửi hương cho gió)
Câu thơ:
Lòng tôi theo bước người qua ấy
D1(HT) V D2(N)
Chủ thể hành động là lòng tôi, vị từ theo chỉ sự vận động còn bước người qua ấy là chu tố chỉ điểm xuất phát. Câu thơ này tuy không chỉ rõ một hành động di chuyển của một chủ thể nhất định mà ý nghĩa sâu xa của nó chỉ sự vận động của một cái tôi nội tâm khi hướng theo bước chân của một nhân vật trữ tình nào đó.
1.1.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển có hướng
Số lượng câu mà chúng tôi khảo sát được là 20 câu, chiếm 34% số câu biểu thi sự tình hoạt động di chuyển giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945. Trong số 20 câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển có 2 câu hành thể là con người, 18 câu hành thể là sự vật đóng vai trò làm diễn tố thứ nhất. Và trong 20 câu đó thì 15 câu đích (và nguồn) là chỉ địa điểm, có 5 câu đích (và nguồn) chỉ đối tượng cụ thể) và không có trường hợp nào chỉ địa danh.
1.1.2.1. Câu biểu thị quá trình di chuyển hướng đích
D1
V
D2
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Quá thể
Quá trình
Đích
Ví dụ trong thơ Xuân Diệu:
(7) Một tối bầu trời đắm sắc mây
Cây tìm nghiêng xuống nhánh hoa gầy
Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ
Nghiêng xuống làn rêu một tối đầy
( Với bàn tay ấy - Thơ thơ)
Câu thơ thứ ba:
Hoa nghiêng xuống cỏ
D1(QT) V(x) D2(Đ)
Chủ ngữ hoa là chủ thể quá trình di chuyển - diễn tố thứ nhất. Nghiêng xuống là quá trình di chuyển và cỏ là diễn tố thứ hai chỉ đích đến. Câu thơ này tác giả đã miêu tả sự vận động trong không gian của sự vật nhằm làm phong phú thêm chất lãng mạn trong nghệ thuật miêu tả cảnh sắc thiên nhiên của mình.
(8) Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá
Ánh sáng tuôn đầy các lối đi
Tôi với người yêu qua nhè nhẹ
Im lìm, không dàm nói năng chi
(Trăng - Thơ Thơ)
Câu thơ:
Ánh sáng tuôn đầy các lối đi
D1(QT) V(x) D2(Đ)
Ánh sáng là diễn tố thứ nhất và là chủ thể của quá trình di chuyển, tuôn đầy là vị từ chỉ quá trình còn các lối đi là đích đến. Qua câu thơ này, tác giả muốn bày tỏ cảm nhận của mình về sự sống tươi đẹp đang được bày ra trước mắt.
(9) Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao
Cây vàng rung nắng, lá xôn xao
Gió thơm phơi phất bay vô ý
Đem đụng cành mai sát nhánh đào
(Nụ cười xuân - Thơ thơ)
Câu thơ:
Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao
D1(QT) V(x) D2(Đ)
Cũng tương tự như câu thơ ở trên, ánh sáng là chủ thể của quá trình di chuyển, ôm trùm là quá trình di chuyển, còn những ngọn cao là đích. Ánh sáng được tác giả coi là biểu tượng của sự hồi sinh.
(10) Trăng thu gió hè
Đổi bờ thay đê
Nước thuyền xuống biển:
Thuyền không trở về…
(Thời gian – Thơ thơ)
Nước thuyền xuống biển
D1(QT) V D2(Đ)
Nước thuyền là chủ thể của quá trình di chuyển, xuống là quá trình di chuyển còn biển là đích. Sự vận động của cảnh vật trong mắt nhà thơ được mô tả khá sinh động và đượm chất trữ tình.
1.1.2.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển hướng nguồn
D1
V
D2
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Quá thể
Quá trình
Nguồn
Ví dụ:
(11) Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
(Đây mùa thu tới – Thơ thơ)
Hơn một loài hoa đã rụng cành
D1(QT) V(x) D2(N)
Một loài hoa là chủ thể của quá trình di chuyển, đã rụng là quá trình di chuyển còn cành là nguồn, điểm xuất phát. Hình ảnh cánh hoa rụng cành trong mắt tác giả gợi nên một sự đổi thay, sự xuất hiện của một cái gì đó tốt đẹp hơn, tươi mới hơn. Và đó chính hình ảnh của mùa thu đến.
(12) Duyên mỏng bay theo đỡ sắc buồn
Cho mình hoa rụng cứ xinh luôn
Phút giây hoa bướm lìa cây dạo
Đến đất không nghe một tiếng hờn
(Xuân rụng - Gửi hương cho gió)
Phút giây hoa bướm lìa cây dạo
D1(QT) V(x) D2(N)
Hoa bướm là chủ thể của quá trình di chuyển, lìa là quá trình di chuyển còn cây dạo là nguồn, xuất phát điểm của quá trình. Tác giả đang suy nghĩ về sự biến động của thiên nhiên và sự thay đổi của vạn vật qua những cụm “duyên mỏng bay”, “hoa rụng”, “hoa bướm lìa” - những sự thay đổi gợi buồn.
1.2. Khảo sát câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển vô hướng
1.2.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển vô hướng
Số lượng câu mà chúng tôi khảo sát được là 9 câu, chiếm 15% số câu biểu thi sự tình hoạt động di chuyển giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945. Trong số 9 câu biểu thị sự tình hành động di chuyển có 6 câu hành thể là con người, 3 câu hành thể là sự vật đóng vai trò làm diễn tố thứ nhất.
D1
V
g + D2
Diễn tố
Vị từ
Chu tố
Hành thể
Hành động
Vị trí, thời gian...
hoặc:
D
V
Diễn tố
Vị từ
Hành thể
Hành động
Ví dụ trong thơ Xuân Diệu:
(13) Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ
Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ
Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá
Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ
(Trăng – Thơ thơ)
Trong câu đầu tiên của khổ thơ này tác giả viết:
Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ
D1(HT) V(x) (g +D2) (CT)
Vị từ bước cũng có cách dùng tương tự như các vị từ chạy, bay, nhảy: đó là nó không chỉ hướng và không chỉ đích. Xét về cấu trúc nghĩa biểu hiện thì trong ví dụ trên: Chúng tôi là diễn tố thứ nhất đóng vai trò chủ thể của hành động, bước là vị ngữ trung tâm biểu hiện hành động di chuyển, còn trong thơ là chu tố chỉ vị trí của hành động di chuyển.
(14) Thuyền qua mà nước cũng trôi,
Lại thêm mây bạc trời cũng bay;
Tôi đi trên chiếc thuyền này,
Giòng mơ tơ tưởng cũng thay khác rồi.
Cái bay không đợi cái trôi;
Từ tôi phút trước, sang tôi phút này…
(Đi thuyền - Thơ thơ)
Câu thơ:
Tôi đi trên chiếc thuyền này
D1(HT) V (g +D2) (CT)
Tôi là chủ thể hành động di chuyển, đi là hành động di chuyển, còn trên chiếc thuyền này là vị trí, nơi diễn ra quá trình di chuyển. Tác giả đang hồi tưởng về những chuyến đi trên dòng sông thơ mộng thuở nào.
(15) Em nói trong thư: “Mấy bữa rày
Sao mà bươm bướm cứ đùa bay;
“Em buồn, em nhớ, chao! em nhớ!
“Em gọi thầm anh suốt cả ngày.
(Đơn sơ – Thơ thơ)
Sao mà bươm bướm cứ đùa bay
D(HT) V(x)
Bươm bướm là chủ thể của hành động di chuyển, còn cứ đùa bay là hành động di chuyển. Sự vật vận động đem lại màu sắc mới cho cuộc sống Câu thơ này thể hiện rõ niềm tin vào cuộc sống và tình yêu mới chớm nở trong lòng tác giả.
1.2.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển vô hướng
Số lượng câu mà chúng tôi khảo sát được là 18 câu, chiếm 30% số câu biểu thi sự tình hoạt động di chuyển giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945. Trong số 18 câu biểu thị sự tình hành động di chuyển có 1 câu hành thể là con người, 17 câu hành thể là sự vật đóng vai trò làm diễn tố thứ nhất.
D1
V
g + D2
Diễn tố
Vị từ
Chu tố
Quá thể
Quá trình
Vị trí, thời gian...
hoặc
D
V
Diễn tố
Vị từ
Quá thể
Quá trình
(16) Vừa mới khi mai tôi cảm thấy
Trong tay ôm một bó hoa cười
Ngọn gió thời gian không ngớt thổi
Giờ tàn như những cánh hoa rơi…
(Giờ tàn – Thơ thơ)
Ngọn gió thời gian không ngớt thổi
D (QT) V(x)
Ngọn gió thời gian là chủ thể của quá trình di chuyển, không ngớt thổi là quá trình di chuyển. Thời gian đang vận động theo một tốc độ chóng mặt trong mắt tác giả. Và nhừ thơ cũng đã liên tưởng đến những điều không được như mong muốn sẽ xảy ra thể hiện qua câu thơ: Giờ tàn như những cánh hoa rơi.
(17) Hỡi ôi! Nước cuộn lòng sông đỏ
Mây bạc trôi trong nắng gợn trời
Huế chẳng còn tăm, Hà Nội bỏ;
Còn gì đâu nữa, ái tình ôi!
(Kẻ đi đày - Gửi hương cho gió)
Mây bạc trôi trong nắng rợn trời
D1(QT) V (p+D2) (CT)
* Nhận xét về cách sử dụng các kiểu câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945:
- Số lượng câu biểu thị sự tình là quá trình (38 – 64%) vượt trội hơn hẳn sự tình là hành động (21 – 36%). Tác giả chủ ý miêu tả những hoạt động di chuyển mang tính vô ý và thụ động.
- Chủ thể của hoạt động (hành thể và quá thể): chủ thể của hoạt động di
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NN20 (22).doc