MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.2
PHẦN I :
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỒN TRŨNG CỬU LONG
Chương I:
Sơ lược lịch sử nghiên cứu bồn trũng Cửu Long.4
Chương II:
Đặc điểm bồn trũng Cửu Long
1. Đặc điểm về điều kiện địa lý tự nhiên bồn trũng Cửu Long.6
2. Đặc điểm kiện tạo .9
3. Đặc điểm địa tầng .21
4. Đặc điểm đá sinh , đá chứa , đá chắn.26
PHẦN II : CHUYÊN ĐỀ
Chương I :
BỒN ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN.29
Chương II:
Vai trò của nước vỉa ảnh hưởng đến sự hình thành và phá huỷ các tích tụ dầu khí .31
ChươngIII :
Đặc điểm các phức hệ chứa nước ở phần Nam bể Cửu Long.47
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2494 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đặc điểm địa chất thủy văn phần nam bể Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gắn kết kém với các lớp sét vôi màu xanh thẫm , đôi chổ gặp các lớp than và dolomite .
Trầm tích của điệp được thành taọ chủ yếu trong môi trường ven bờ và có mặt đầy đủ trên toàn bộ bồn trũng Cửu Long .
* Trầm tích Mioxen thượng – điệp Đồng Nai (N13 đn ):
Trầm tích được phân bố trên toàn bộ bồn trũng Cửu Long và một phần của đồng bằng sông Cửu Long ( ở giếng khoan Cửu Long 1 ) .Trầm tích của điệp này nằm bất chỉnh hợp trên trầm tích điệp Côn Sơn .Trầm tích phần dưới gồm những lớp cát xen lẫn lớp sét mỏng , đôi chổ lẫn với cuội , sạn kích thước nhỏ .
* Trầm tích Plioxen – Đệ Tứ – điệp Biển Đông ( N2 – Q bđ ):
Trầm tích của điệp này phủ bất chỉnh hợp lên trầm tích Miocene . Trầm tích của điệp này đánh dấu một giai đoạn mới của một sự phát triển trên toàn bộ trũng Cửu Long , tất cả bồn trũng được bao phủ bởi biển .
IV ĐẶC ĐIỂM ĐÁ SINH , ĐÁ CHỨAVÀ ĐÁ CHẮN
1/ Đ ặc điểm đá sinh
Trầm tích Kainozoi ở bồn trũng Cửu Long có bề dày khá lớn và được phát triển liên tục .Các thành tạo trầm tích chủ yếu là sét kết , bột kết được lắng đọng trong môi trường hồ nước ngọt – hoặc vùng đầm lầy ven sông trong vùng địa lý khí hậu nhiệt đới gió mùa trong suốt thời kỳ Đệ Tam chứa rất giàu vật chất hữu cơ với điều kiện dày tương đối yên tĩnh và thiếu oxi là các đối tượng cần nghiên cứu chi tiết cho đá mẹ có khả năng sinh dầu trong mặt cắt trầm tích .
Các thành tạo trầm tích có tuổi Oligoxen sớm và Mioxen muộn được lắng đọng chủ yếu trong điều kiện đồng bằng sông rất nghèo vật chất hữa cơ .Tuy nhiên , trong mặt cắt trầm tích có những khoảng được lắng đọng trong môi trường đầm lầy ven sông với các thành tạo sét kết , bột kết chứa tướng hữu cơ tổ hợp Kerogen loại I , II ,III nhưng diện phân bố mang tính địa phương cục bộ . Các thành tạo này chính là các tầng đá mẹ lý tưởng nhưng qui mô không lớn .
Các thành tạo trầm tích sét kết , bột kết tuổi Oligocene muộn được thành tạo trong môi trường hồ nước ngọt xen kẽ luân phiên theo lịch sử phát triển bề mặt trầm tích Cửu Long .Hàm lương vật chất hữu cơ chủ yếu là sapropel/amorphus (Kerogen loại I-II ) ở trung tâm bể và giảm dần khi ra ven rìa đồng thời thành phần humic ( Kerogen loại III ) cũng tăng lên tương đối . Hàm lượng vật chất hữu cơ khoảng 1.0-.7% và có những tập trầm tích đạt giá trị cao hơn .Các thành tạo này là nguồn đá mẹ chính và lý tưởng với bề dày trầm tích khá lớn và chúng là nguồn đá mẹ chính cho sinh thành HC của bồn trũng Cửu Long .
Các thành tạo trầm tích tuổi Mioxen sớm được thành tạo trong môi trường hồ nước ngọt xen kẽ luân phiên nhau theo lịch sử phát triển bồn trầm tích Cửu Long .
Hàm lượng vật chất hữu cơ humic thuộc Kerogen loại III là chính , nhưng các tảo Botryococus , Pediastrum giàu chất béo rất phong phú được xếp vào Kerogen loại II .Tầng sét biển chứa sapropel /amorphus ( Kerogen loại I- II ) có bề dày 30 – 50 m và diện phân bố rộng khắp bồn Cửu Long có vai trò làm tầng chắn khu vực tốt .
Mức độ trưởng thành của vật liệu hữu cơ
Vật liệu hữu cơ trong trầm tích Eoxen và Oligoxen đã qua pha chủ yếu sinh dầu hoặc đang nằm trong pha trưởng thành muộn .Vì vậy lượng dầu khí được tích ở các bẫy được đưa đến từ đới trưởng thành muộn của vật liệu hữu cơ . Còn phần lớn vật liệu hữu cơ trong trầm tích Oligocene thượng đang trong giai đoạn sinh dầu mạnh , nhưng chỉ mới giải phóng một phần HC vào đá chứa .Còn vật liệu hữu cơ của trầm tích Miocen hạ chưa nằm trong điều kiện sinh dầu ,chỉ có một phần nhỏ ở đáy Mioxen hạ đã đạt đến ngưỡng trưởng thành .
2/ Đặc điểm đá chứùa
Đá móng kết tinh trước Kainozoi là đối tượng chứa dầu khí rất quan trọng ở bồn Cửu Long .Hầu hết các đá này đều cứng dòn , độ rỗng nguyên sinh thường nhỏ , dầu chủ yếu được tàng trữ trong các khe nứt đó là những lỗ rỗng thứ sinh .Quá trình hình thành tính thấm chứa trong đá móng là do các tác động đồng thời của nhiều yếu tố địa chất khác nhau . Độ rỗng thay đổi từ 1 – 5% , độ thấm có thể đạt tới 1 Darcy .
3/ Đặc điểm đá chắn
Trong bồn trầm tích Cửu Long , các thành tạo sét có bề dày khá lớn của điệp Trà Tân và phụ điệp Bạch Hổ có diện phân bố khá rộng lớn .Chúng vừa có vai trò là đá sinh dầu và vừa là tầng chắn rất hiệu quả .Tập sét Rotalit là tầng chắn khu vực rất tốt , hầu hết đều là tầng chắn ở các mỏ ( Bạch Hổ , Ruby , Rồng , Bò Cạp Đen … ) với hàm lượng sét 90 – 95% , kiến trúc phân tán với cỡ hạt <0.001 mm .Thành phần khoáng sét chủ yếu là montmorilonit .Đây là tầng chắn tốt cho cả dầu và khí .
PHẦN II : CHUYÊN ĐỀ
Chương I :
BỒN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
Nước , các dung dịch nước trong thạch quyển được đặc trưng bởi các điều kiện thế nằm và vận động liên quan chặt chẽ với nhau .
Điều kiện thế nằm – là hình thái tích tụ nước , dạng phân bố của chúng trong thạch quyển .
Điều kiện vận động – được quyết định bởi tập hợp các nhân tố và đôi khi không phụ thuộc vào hình thái tích tụ nước thạch quyển .Đây chính là nguyên nhân phân hóa khái niệm về tích tụ và hệ thống nước thạch quyển .Nó đặc trưng cho điều kiện thế năng và vận động của nước .
Tích tụ nước lớn nhất trong vỏ Trái đất là bồn địa chất thủy văn .Các bồn địa chất thủy văn được chia ra thành : bồn nước vỉa , bồn actezi , bồn nước khe nứt , mạch – khe nứt .
Bồn địa chất thủy văn
Bồn nước vỉa Bồn nước khe nứt
Mạch – khe nứt
Phụ bồn nước ngầm Bồn nước có áp
Bồn nước vỉa : là bồn trũng lớn , võng , nếp lõm , chủ yếu cấu tạo từ đá trầm tích phân bố trên đá móng , trong đó có các vỉa cách nước và chứa nước . Bồn này đặc trưng cho điều kiện miền nền cũng như võng trước núi và giữa núi . Theo dạng kênh dẫn , trong đó có thể là nước lỗ hổng – vỉa , khe nứt – vỉa …
Khi có mặt các tầng cách nước dày ở trên và dưới , hay chỉ ở dưới trong mặt cắt , bồn nước đó có thể chia thành các tầng địa chất thủy văn .
Phụ bồn nước ngầm : nằm ở phía trên của bồn với bề mặt thoáng tự do và phần chính còn lại bị nước có áp chiếm chỗ.
Bồn nước khe nứt và mạch – khe nứt thường phân bố ở miền uốn nếp và các khiên kết tinh .Các tích tụ nước liên quan với đới khe nứt .Trong lớp phủ thường có nước lỗ hổng vỉa . Bồn nước khe nứt thường nằm cả ở móng bồn nước vỉa .
Ngoài ra , dựa vào kích thước và cấu tạo , những bồn địa chất thủy văn có kích thước lớn và có cấu tạo phức tạp gọi là siêu bồn địa chất thủy văn .
Trong các bồn chứa nước dưới đất , dựa vào sự có mặt hay vắng mặt của áp lực , bồn địa chất thủy văn được chia thành bồn nước ngầm và bồn nước có áp .
Chương II :
VAI TRÒ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN TRONG HÌNH THÀNH VÀ PHÁ HỦY TÍCH TỤ DẦU KHÍ
Điều kiện địa chất thủy văn đóng vai trò to lớn trong hình thành , di trú và phá hủy các tích tụ dầu khí trong các bồn chứa dầu khí .Các quá trình sinh thành , di chuyển , tích tụ , phân tán và phân hủy cacbuahydro từ đầu đến cuối diễn ra trong môi trường với một thành phần rất quan trọng là nước thạch quyển . Vai trò nước như một nhân tố kiến tạo và phá hủy tích tụ dầu và khí rất to lớn và đôi khi có thể coi như quyết định . Sản phẩm phá hủy tích tụ dầu và khí trở thành hợp phần của dung dịch nước thạch quyển .Khi tương tác với các thành phần khác của nước có thể sẽ diễn ra sự phá hủy bản thân vật chất của cacbuahydro (cũng như vậy đối với một vài khí khác tạo thành tích tụ sulfurhydro ).Đôi khi điều kiện địa chất thủy văn ( thủy động lực ) đóng vai trò thứ nhất trong các quá trình tích tụ dầu và khí .Trong những trường hợp như vậy người ta nói về bẫy và màn chắn thủy động lực của các vỉa dầu khí .
I .ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN DI CHUYỂN VÀ TÍCH TỤ DẦU KHÍ
Khi xét điều kiện địa chất thủy văn di chuyển và tích tụ dầu khí cần phải chia ra vai trò tích cực và thụ động của các điều kiện này , hay nói chính xác hơn , vai trò của dung dịch thạch quyển trong các quá trình đó .Vai trò thụ động của điều kiện địa chất thủy văn ở chỗ dung dịch nước thạch quyển là môi trường nơi diễn ra các quá trình di chuyển và tích tụ cacbuahydro và các vật chất khác . Tuy nhiên , cần lưu ý rằng việc coi môi trường là thụ động chỉ là quy ước bởi môi trường này có thể tác động , ví dụ , một chất hóa học tham gia phản ứng . Vai trò tích cực của điều kiện địa chất thủy văn trong tích tụ dầu khí là ở chỗ nước thạch quyển như một chất vận tải ( đôi khi là giữ lại ) quyết định sự di chuyển của dầu và khí , tiếp theo là tích tụ chúng .
Hiện nay , hầu hết đều công nhận quan điểm về tính chôn vùi của dung dịch nước thạch quyển tạo nên môi trường thành tạo và tích tụ dầu khí .Thêm nữa , bên cạnh nước chôn vùi còn có nước nguồn gốc thạch quyển xuất hiện chủ yếu do khư ûthủy hóa các khoáng vật sét .Nơi chứa chúng chủ yếu là hệ thống thủy động lực thấm ép và cả khử thủy hóa nhiệt , nơi mà sự tạo nên áp lực trong tầng kênh dẫn chứa nước là do xuất hiện nước khử thủy hóa được tách ra từ khoáng vật dưới tác dụng của nhiệt độ cao (100 – 1500 C ).
Phức tạp hơn cả là vấn đề về vai trò tích cực , tức vai trò vận tải của dung dịch nước khi di chuyển cacbuahydro .Vai trò vận tải tích cực của dung dịch nước trong di chuyển cacbuahydro biểu hiện trong các dạng sau : hòa tan , nhũ tương và cuối cùng là vận chuyển cacbuahydro trong thành phần dòng hai hay ba pha , nơi pha chính và nhân tố quyết định là nước do ưu thế của nó trước các pha khí và lỏng khác trong bồn chứa dầu khí .
Không có cơ sở để cho rằng di chuyển cacbuahydro dầu dưới dạng hòa tan trong nước là duy nhất .Các tính toán của A.A.Karsev cho thấy lượng cacbuahydro dầu được vận chuyển ở dạng hòa tan trong nước theo kênh dẫn rất lớn , song vẫn không đủ để tạo nên các mỏ dầu nổi tiếng , cả các mỏ chưa phát hiện hay đã biến mất trong quá khứ .
Cần lưu ý tới ý nghĩa đặc biệt của nước tái sinh hình thành do khử thủy hóa các khoáng vật sét .Các số liệu của V.F . Simonenco và một số người khác đã chứng minh rằng nước được giải phóng khi cải tổ cấu trúc của khoáng vật sét có khả năng hòa tan dị thường , trong đó kể cả đối với các hợp chất hữu cơ không phân cực và có thể “ di tản “ một khối lượng lớn cacbuahydro từ đá sinh dầu .Nước nguồn gốc này có một khối lượng đáng kể ngay khi lớp trầm tích lún chìm xuống độ sâu 2 – 3 km .Khối lượng của chúng , theo tính toán , có thể vượt thể tích không gian lỗ hổng của kênh dẫn .
Thành phần cacbuahydro trong chất được gọi là dạng tiền bitum ( chất tách ra từ nước bởi dung môi hữu cơ ) , được A.E.Kontorovich nghiên cứu , rất giống thành phần dầu .Sự kiện này có ý nghĩa lớn khi đánh giá vai trò dạng di chuyển nước của dầu .Sự phát hiện trong nước vỉa cacbuahydro naften và metan trong tương quan giữa ba nhóm chính cũng tương tự như trong dầu là khẳng định của những điều đã nêu dự báo việc phát hiện những chất này trong nước .Thật vậy , đã có sự nghi ngờ về trạng thái dung dịch thật của tất cả các chất này trong nước . Song dạng tồn tại ( dung dịch thật , dung dịch keo , nhũ tương ) đối với sự di chuyển dầu chỉ đóng vai trò thứ yếu .
Cũng cần phải dừng lại ở quan điểm của A.M.Blokh về khả năng hòa tan cao dị thường của tất cả các loại nước trong sét ( “dung dịch vi lỗ hổng “) và các hiệu quả của chúng .Quan điểm này dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý thuyết cơ bản và thực nghiệm .Theo quan điểm này , khả năng hòa tan của nước khi tách chúng từ lớp sét lớn hơn 2- 3 lần so với bình thường và chúng có thể bao toàn bộ “ phần thiếu ‘ dung môi .Nguyên nhân của khả năng hòa tan dị thường của “ dung dịch vi lỗ hổng “ là không gian lỗ hổng nhỏ ( đường kính dưới 1 cm ) , nước có cấu trúc không phải tứ diện như nước tự do bình thường mà là những tập hợp nhỏ hơn với liên kết hydro mạnh hơn giữa các phân tử ; sự gia tăng của mối liên kết này , theo A.M.Blokh , làm gia tăng đột ngột khả năng hòa tan các hợp phần .
Chúng ta xét mô hình lý thuyết vận chuyển khối lượng của cacbuahydro từ đá sinh dầu vào kênh dẫn nhờ dung dịch nước vi lỗ hổng với khả năng hòa tan cao dị thường .
Giả sử rằng , tầng sét dày 100 m với diện tích phân bố 10.000 m2 và chứa các lớp cát với tổng bề dày 10 m khi lún chìm từ độ sâu 2 km tới độ sâu 3 km , độ lỗ hổng của sét giảm từ 18% tới còn 10% , nghĩa là gần một nửa .Thể tích tương ứng của nước chuyển từ sét vào kênh dẫn phải đạt 1011m3.Nếu coi độ lỗ rỗng của cát là 10% và bỏ qua sự suy giảm của nó khi lún chìm , thì tổng thể tích lỗ hổng các lớp cát của tầng là 1010 m3 .So sánh các giá trị nhận được ta thấy không gian lỗ hổng của cát trong quá trình thấm ép cần được chiếm chổ nhiều lần ( mười lần ) bởi nước thoát ra từ sét , nghĩa là nước có các tính chất đã nêu của dung dịch vi lỗ hổng .Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu nêu ra trước đây.
Nếu cho rằng một nửa cacbuahydro dầu di chuyển ra từ sét cùng dung dịch nước bị rơi vào cái gọi là bão hòa tĩnh ( váng dầu phân tán trong đá không có khả năng nổi trong nước ).Khi đó , có thể tính rằng ( tương ứng với các số liệu đưa ra ) trên diện tích mô hình của chúng ta nghiên cứu ( 10000 m2 ) tích tụ tới 200 triệu tấn dầu . Trong trường hợp như vậy , trên khu vực này có thể phân bố bốn vỉa , mỗi vỉa có đường kính 20 km với trữ lượng 50 triệu tấn ; khoảng cách giữa ranh giới các vỉa và ranh giới ngoài của toàn bộ khu vực là 20 km .Hàm lượng dầu như vậy trên diện tích là bình thường và đặc trưng cho các vùng với tỉ trọng trữ lượng trung bình và cao .
Như vậy , nếu tính đến hàng loạt nhân tố nêu trên , có thể cho rằng di chuyển nguyên sinh của cacbuahydro dầu ( thêm nữa là các dạng đơn giản hơn – metan , etan ) cùng với dung dịch nước có quy mô đủ để hình thành , trong vài trường hợp , các tích tụ công nghiệp .
Vấn đề về vai trò của nước trong di chuyển dầu theo kênh dẫn phức tạp hơn .Nước chuyển từ sét vào kênh dẫn , rõ ràng , phải mất tính chất dị thường của mình , một phần đáng kể nếu không nói là chính các cacbuahydro chứa trong dung dịch phải bị tách ra là sa lắng .Bởi vậy , trong mọi trường hợp phải tiếp cận vấn đề như sau : nước – cacbuahydro từ đá sinh dầu ( di chuyển nguyên sinh ) đóng vai trò kém hơn so với nước “ di tản “ cacbuahydro từ đá sinh dầu ( di chuyển nguyên sinh ) ; trong kênh dẫn , sự vận chuyển cacbuahydro ở pha tự do trong thành phần dòng nhiều ( hai ) pha cũng như bằng con đường trôi nổi có ý nghĩa lớn hơn .
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là dạng di chuyển hòa tan trong nước của cacbuahydro dầu ( không kể metan ) theo kênh dẫn không đóng vai trò gì . Ở trên đã nêu rõ sự phát hiện nước vỉa hàm lượng cảm nhận được của các nhóm cacbuahydro chính đặc trưng trong dầu .Các tính toán của A.A.Kasev đã cho thấy rằng hàm lượng benzol và đồng đẳng quan sát được trong nước vỉa nhìn chung đủ để có thể hình thành vỉa dầu với trữ lượng trung bình .Bây giờ có thể dựa vào những tính toán như vậy trên số liệu của các cacbuahydro dầu khác . Như vậy vai trò căn bản của di chuyển thứ sinh của dầu trong dung dịch nước hay nhũ tương nước đã được khẳng định .
Tuy nhiên , quy mô di chuyển mà được quyết định trên cơ sở hàm lượng xác định không thể so sánh với quy mô di chuyển do độ hòa tan dị thường đối với giai đọan di chuyển trước đó – di chuyển nguyên sinh .Song có một vài nhân tố cho ta thấy rằng khi di chuyển theo kênh dẫn , vai trò dạng vận chuyển hòa tan trong nước đối với dầu vẫn không đáng kể .Trong số các nhân tố này có , thứ nhất , sự có mặt trong đá kênh dẫn các “vi lỗ hổng “, tức các kênh lỗ hổng với đường kính nhỏ ( dưới 1cm ) mà trong đó chứa nước với tính chất “ dung dịch vi lỗ hổng “ cùng độ hòa tan cao dị thường ; như vậy ,khi độ lỗ hổng chung của cát gần 20% , thường bán kính nhỏ hơn 1 cm .Thứ hai , như đã nói trên , tồn tại khả năng vận tải dầu bởi nước ở dạng vi nhũ tương ,nghĩa là nhũ tương với kích thước giọt cầu cũng cỡ dưới 1 cm , và như vậy các misel phi ion có thể di chuyển tự do ngay cả trong môi trường “ vi lỗ hổng.
Cuối cùng , một lần nữa cần phải nói về sự di chuyển cacbuahydro trong thành phần dòng hai hay ba pha , nơi vai trò pha nước coi là tích cực bởi chính nước vượt trội về khối lượng và đặc trưng trường thủy động lực .Vai trò quan trọng của dạng di chuyển này được L.N. Kapchenco nêu rõ trong công trình của mình .
Sự tích tụ cacbuahydro diễn ra chủ yếu ( chi ít cũng ở di chuyển nguyên sinh ) trong hệ thống nước có áp thấm ép .Sự nâng cục bộ một khoảnh với áp lực cực tiểu ( hình thành bẫy ) có ý nghĩa to lớn .Từng khoảnh riêng của bồn trong giai đoạn lún chìm chung phải chịu sự nâng tương đối ( lún chìm chậm hơn ) ; ở đó diễn ra sự hình thành các dạng kiến tạo dương mà sau này trở thành bẫy nước , dầu , khí .Do ở các khoảnh này tải trọng địa tĩnh chung thấp , áp lực tương đối giảm và xuất hiện áp lực cực tiểu .Nước chôn vùi hướng về các khoảnh này , nơi tạo thành các lò với sự thoát kín rất chậm chạp qua lớp phủ cách nước .Do tính kế thừa phổ biến rộng rãi của sự phát triển kiến tạo , những đặc trưng địa chất thủy văn tương tự có thể tồn tại ( đôi khi có gián đọan ) trong suốt các giai đọan lịch sử địa chất lâu dài .
Sự phân bố của các dao động địa chấn trên hàng nghìn kilômét đảm bảo cho dự di chuyển của cacbuahyđrô (ở dạng quá trình nhịp và nhiều giai đoạn) trên tất cả thời gian phát triển kênh dẫn .Khoảng cách này, dĩ nhiên, có thể không lớn song không làm giảm tính quan trọng của hướng vận chuyển vật chất theo phương thẳng đứng đối với đới biến tính.
Hàm lượng tăng cao của các hợp phần khác nhau trong dung dịch nước khi có dao động địa chấn, ví dụ, CO2 tăng gấp ba lần, đồng đẳng metan-đôi khi tăng đáng kể, đã chứng minh rằng trong hệ thống thủy động lực nhiều chất khác nhau, trong đó có cả cacbonhydro đã chuyển vào dung dịch hay nhũ tương nước và dịch chuyển cùng pha nước. Điều này liên quan tới chuyển động của dòng cacbonhydro-nước hai hay ba pha. Như vậy , hiện tượng địa chấn có ảnh hưởng lớn đến điều kiện địa chấn thủy văn của bồn.
Sự tích tụ dầu và khí, nghĩa là sự tập trung của pha cacbuahydro riêng ( một phần cùng với khí cacbuahydro) và lưu giữ nó trong bẫy , hiện là khâu được nghiên cứu ít nhất của quá trình di chuyển nước , đặc biệt là đối với dầu .Khi di chuyển ngay cả ở dạng dòng nhiều pha, vấn đề này được giải quyết dễ hơn.
Trong những nhân tố có khả năng tách cacbuahydro từ dung dịch nước trong kênh dẫn và tạo khả năng “trôi nổi “ khối lượng cacbuchydro là:
- Thay đổi đặc điểm kênh lỗ hổng , chuyển từ vi lỗ hổng thành lỗ hổng lớn hơn, điều này dẫn tới thay đổi khả năng hòa tan của nước như đã nêu trên.
- Lọc phân tử ( hiệu quả rây).
Mặc dù cơ chế tách pha cacbuahydro trong dung dịch nước tự nhiên chưa được nghiên cứu đầy đủ song có thể nói các quá trình này (tất cả hay một vài quá trình) phải đảm bảo hình thành khối lượng cacbuchydro tự do có khả năng tích tụ trong bẫy .
Quá trình tách trực tiếp cacbuahydro dầu từ dung dịch ( hay từ vi nhũ tương) trong bản thân bẫy khó có thể trả lời cho các trường hợp tích tụ dầu chính (đối với khí, có thể vấn đề khác hơn) rất có thể sự tách như vậy diễn ra ngay trên “đường tới” bẫy, còn sự di chuyển tiếp theo của cacbuahydro để sơ bộ hình thành vỉa diễn ra ở dạng dòng hai hay ba pha bằng phương thức trôi nổi trong môi trường nước. Tuy nhiên, có thể có trường hợp khác. Theo số liệu của J. Rumo và S .Sureess, nước được ép ra từ sét vào kênh dẫn cacbonat sót nằm dưới có thể tách trực tiếp cacbuahydro trong cacbonat sót là bẫy đó. Điều này hoàn toàn đáng chú ý , nó nói lên ý nghĩa quan trọng của dạng di chuyển nước của cacbuahydro và vai trò tối quan trọng của điều kiện địa chất thủy văn trong quá trình tích tụ chúng .
Cần đặc biệt lưu ý tới tác động của các dao động địa chấn trực tiếp tới sự trôi nổi của cacbuahydro trong môi trường bão hòa nước của kênh dẫn ,nó kết thúc quá trình di chuyển thứ sinh và đảm bảo cho sự tích tụ cacbuahydro trong bẫy .Sự trôi nổi này phải thắng được lực mao dẫn , còn dao động địa chấn có thể thúc đẩy nó . Có hai mặt của hiệu ứng này . Một mặt , áp lực địa động làm tăng kích thước lỗ hổng .Độ thấm của đá , bản thân nó , một phần có thể xem như đóng vai trò lan truyền sóng địa chấn ; nó làm giảm ảnh hưởng của lực mao dẫn ( và tăng vận tốc và khối lượng chất lưu thấm qua ). Mặt khác , khi làm tăng , giảm lực Ac-si-mét, áp lực địa động theo nhịp có khả năng liên kết từng giọt , từng bong bóng riêng của pha cacbuahydro với nhau .Khi giảm khoảng cách giữa các giọt có thể diễn ra sự liên kết chúng , sau đó nếu tăng khoảng cách , các giọt liên kết sẽ không bị tách ra .Bằng cách đó , độ bão hòa dầu chung của các lỗ hổng sẽ tăng , độ thấm pha đối với cacbuahydro tăng , sức cản của lực mao dẫn giảm .Nói chung , tác động của hiệu quả áp lực địa động đối với sự trôi nổi của pha cacbuahydro trong kênh dẫn bão hòa nước , đối với quá trình tích tụ dầu và khí luôn mang tính tích cực .
Như vậy , ảnh hưởng của hiện tượng kiến tạo địa chấn có thể làm tăng đáng kể vận tốc và qui mô di chuyển và tích tụ của dầu và khí .
Những điều đã nêu chứng minh rằng , điều kiện địa chất thủy văn để tích tụ dầu khí rất quan trọng , ở mức độ lớn nó liên quan với vai trò vận chuyển tích cực của dung dịch nước trong quá trình di chuyển cacbuahydro .Điều này được khẳng định bởi ứng dụng thực tiễn rộng rãi và thành công các dấu hiệu địa chất thủy văn và cổ địa chất thủy văn trong tìm kiếm dầu khí ,kể cả khi đánh giá trữ lượng dự báo của các loại khoáng sản này .
II . ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN ĐỂ BÀO TỒN VÀ PHÁ HỦY CÁC VỈA DẦU HAY KHÍ
Sự bảo tồn cũng như phá hủy các vỉa dầu khí diễn ra trong môi trường nước , còn bản thân nước thạch quyển cùng với vài chất hòa tan trong nó là nhân tố chính phá hủy vỉa .Nước phá hủy vỉa và mỏ dầu khí bằng con đường cơ học , hóa lý , hóa học và sinh hóa .Phá hủy cơ học vỉa là dầu và khí bị nước mang đi ở trạng thái lơ lửng trong thành phần của dòng nhiều pha . Sự phá hủy hóa lý vỉa là hòa tan dầu vào nước khi có sự thay đổi điều kiện phù hợp . Vỉa dầu khí về mặt hóa học có thể bị phá hủy do oxy hóa cacbuahydro bởi vật chất hòa tan trong nước , chủ yếu là oxy và các sulfat .Cuối cùng phá hủy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đặc điểm địa chất thủy văn phần nam bể cửu long.doc