Khóa luận Đặc điểm địa hoá các tầng đá mẹ ở lô 15.1 và 15.2 thuộc bồn trũng Cửu Long

MỤC LỤC

PHẦN CHUNG

Chương I: Khái quát về vị trí địa lý và đặc điểm địa chất bồn trũng Cửu Long

I. Vị trí địa lý 1

II. Lịch sử nghiên cứu 2

III. Đặc điểm địa chất và lịch sử phát triển bể cửu long 3

A. Đặc điểm địa chất 3

1) Đặc điểm cấu trúc 3

2) Đặc điểm kiến tạo 7

3) Đặc điểm địa tầng 11

B. Lịch sử phát triển bồn trũng cửu long 17

1) Giai đoạn tạo móng 17

2) Giai đoạn tạo riff 17

3) Giai đoạn tạo lớp phủ 18

IV. Tiềm năng dầu khí 19

1) Đặc điểm tầng sinh 19

2) Đặc điểm tầng chứa 20

3) Đặc điểm tầng chắn 20

ChươngII: Khái quát về đặc điểm địa chất lô 15.1 và 15.2

I. Đặc điểm địa chất lô 15.1 22

1) Cấu trúc kiến tạo 22

2) Địa tầng 23

II. Đặc điểm địa chất lô 15.2 26

1) Vị trí địa lý 26

2) Đặc điểm địa tầng 26

 

 

 

PHẦN CHUYÊN ĐỀ

Chương I: Đá mẹ, các cơ sở đánh giá và các chỉ tiêu địa hoá nghiên cứu tấng đá mẹ

I. Đá mẹ 30

1) Định nghĩa 30

2) Số lượng vất chất hữu cơ 31

3) Chất lượng vật chất hữu cơ 31

4) Sự trưởng thành của vật chất hữu cơ 32

II. Các cơ sở đánh giá tầng đá mẹ 33

1) Cơ sở địa chất – địa hoá 33

2) Tiêu chuẩn của tầng đá sinh dầu 36

3) Các phương pháp nghiên cứu đá mẹ 37

III. Các chỉ tiêu nghiên cứu đá mẹ 44

1) Chỉ tiêu đánh giá số lượng vất chất hữu cơ trong đá mẹ 44

2) Chỉ tiêu đánh giá chất lượng vất chất hữu cơ trong đá mẹ 45

3) Chỉ tiêu đánh giá mức độ trưởng thành của vật chất hữu cơ trong

đá mẹ 46

Chương II: Nhận xét đá mẹ ở các giếng khoan thông qua các chỉ tiêu địa hoá

I. Các giếng thuộc khoan lô 15.1 49

II. Các giếng thuộc khoan lô 15.2 58

Chương III: Lịch sử chôn vùi của các tập trầm tích và xác định đới trưởng thành của đá mẹ

A. Cơ sở lý thuyết 78

1) Vai trò của nhiệt độ và thời gian 78

2) Mô hình Lopatin 80

B. Ưng dụng mô hình Lopatin – lập lịch sử chôn vùi và xác định đới trưởng thành của đá mẹ 82

I. Giá trị TTI của các giếng khoan lô 15.1 83

II. Giá trị TTI của các giếng khoan lô 15.2 89

Kết luận 106

Tài liệu tham khảo 109

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đặc điểm địa hoá các tầng đá mẹ ở lô 15.1 và 15.2 thuộc bồn trũng Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi hạ nhiệt độ từ 5500C xuống 3900C trong dòng oxy. Thông thường lượng tổng tiềm năng Hydrocacbon của tầng đá mẹ gồm S0 + S1 + S2 +S3 . Do lượng S0, S1, S3 không đáng kể vì vậy S2 được coi là phản ánh tiềm năng của đá mẹ. Từ các thông số trên ta tính được các chỉ số: HI : chỉ số Hydrogen HI = x 100 Chỉ số này được sử dụng để đánh giá chất lượng và nguồn gốc đá mẹ PI: chỉ số sản phẩm PI = Chỉ số giúp ta xác định sự có mặt của Hydrocacbon di cư hay đồng sinh Một số các tác giả đã phân loại đá mẹ theo S1, S2, S1 + S2 như sau: Loại đá mẹ S1 (mg/g) S2 (mg/g) S1 + S2 (ppm) Nghèo < 0.5 < 2.5 < 300 Trung bình 0.5 – 1 2.5 – 5 300 – 600 Giàu 1 – 2 5 – 10 600 – 1200 Rất giàu > 2 > 10 > 1200 Phương pháp phản xạ Vitrinit (%R0) Đầu thế kỷ 20, nhà địa chất Mỹ là White đã phát hiện ra dầu mỏ chỉ có thể tìm thấy trong trầm tích chứa than có độ biến chất thấp đến trung bình. Ơû nơi than đá có độ biến chất cao hơn chỉ có khí khô còn nếu cao hơn nữa (than gầy) thì dầu hầu như không có. Tới những năm 60 – 70 của thế kỷ 20 các nhà bác học người Đức, Nga trong nghiên cứu đã phát triển luận điểm trên, đồng thời phát hiện tính hữu hiệu của Vitrinit phản ánh sự trưởng thành của Kerogen. Vitrinit là cấu tử khá phổ biến trong than.Vitrinit dễ gặp trong các đá sét, cacbonat dưới dạng các mảnh nhỏ. Vitrinit bao gồm telenit – chất tạo vỏ tế bào thực vật, konilit – chất lấp đầy trong lòng tế bào. Khả năng phản xạ ánh sáng của Vitrinit tăng lên cùng với sự tiến hoá nhiệt (trưởng thành) của nó nhờ có sự thay đổi cấu trúc Vitrinit được tạo nên từ các vòng nhân Aromatic. Cùng với quá trình tiến hoá nhiệt các vòng Benzen trong các Aromatic càng tập trung hơn, liên kết chặt xít hơn với nhau tạo thành các mảng lớn, các mặt lớn lại chồng chất lên nhau tạo ra các mặt phẳng nhẵn làm tăng độ phản xạ ánh sáng của Vitrinit đồng thời giải phóng H2 cung cấp cho quá trình tạo CnH2n+2. Mẫu được dùng cho phân tích độ phản xạ Vitrinit được lấy từ 10 – 20 g đem nghiền nhỏ loại bỏ các thành phần Cacbonat và Silicat bằng HCl và HF. Sau đó tiến hành tách Kerogen. Kerogen thu được đặt trên bề mặt tấm nhựa hình trụ trong suốt phủ đầy Silicon. Sau khi đông cứng bề mặt mẫu được mài bóng. Mẫu chuẩn bị hoàn chỉnh đem soi trên kính hiển vi chuyên dùng có bộ đo kích thước các cấu tử nhờ photomer và độ phản xạ bằng bộ đo phản xạ được số hoá. Thường thì mỗi mẫu người ta đo 50 – 100 cấu tử để lấy giá rị trung bình và loại trừ các dị chủng bị lẫn vì một lý do nào đó. Kết quả các mẫu được tập hợp trên biểu đồ kết hợp với độ sâu cho phép ta vạch đường tiến hoá nhiệt cho giếng khoan tại điềm đó. Kết hợp với các kết quả đo các giếng ta xác định sự phân bố của các đới trưởng thành của đá mẹ. Biểu đồ thể hiện sự biến đổi trung bình độ phản xạ Vitrinit theo độ sâu, nếu trên trục Ro ta dùng tỷ lệ logarit thì đồ thị là một đường thẳng liên tục, không bị lệch hướng chứng tỏ quá trình trầm tích diễn ra liên tục không bị gián đoạn, hay ảnh hưởng của quá trình magma. Mọi sự lệch hay chuyển hướng đột ngột nói lên quá trình trầm tích bị ngừng trệ hoặc bị ảnh hưởng của quá trình magma. Một số tác giả phân chia độ trưởng thành của đá mẹ phản ánh qua giá trị Ro% Độ trưởng thành %Ro Chưa trưởng thành < 0.6 Trưởng thành 0.6 – 0.8 Trưởng thành muộn 0.8 – 1.35 Biến chất >1.35 Phương pháp phân tích hệ số thời nhiệt TTI Với phương pháp nghiên cứu Vitrinit và xác định Tmax bằng phương pháp nhiệt phân Rock – Eval, người ta đánh giá được độ trưởng thành của đá mẹ thông qua phân tích mẫu khoan và đương nhiên kết quả chỉ có thể biểu thị cho điểm đặt giếng khoan. Vấn đề đặt ra là: đánh giá đá mẹ không thể chỉ thông qua kết quả của một vài giếng khoan mà phải đánh giá cho cả khu vực. Mặt khác các giếng khoan không phải tất cả đều đạt được độ sâu nơi có chiều dày trầm tích lớn nhất (thường chỉ khoan ở phần vòm của cấu tạo). Để khắc phục trở ngại trên, nhà địa hoaÙ Lopatin đã đưa ra phương pháp tính độ trưởng thành của đá mẹ một cách gián tiếp thông qua hệ số thời nhiệt TTI vào năm 1971. Đến năm 1980 Waple phát triển và hoàn chỉnh thêm phương pháp TTI của Lopatin. Theo các ông thời gian và nhiệt độ là hai yếu tố cơ bản nhất chi phối quá trình biến đổi Kerogen thành Hydrocacbon, cơ sở của phương pháp này là phương trình Arrhenius: K = A* e-E/RT. Trong đó: K: hằng số tốc độ phản ứng. A: tần số va chạm của các phần tử để có tốc độ phản ứng. E: năng lượng hoạt động: là năng lượng phân tử chất cần thu để đủ năng lượng để phá cấu tạo phân tử cũ, tham gia phản ứng tạo phân tử mới. R: hằng số khí . T: nhiệt độ tuyệt đối (0K). Kết quả thí nghiệm cho thấy khi nhiệt độ tăng lên 100C thì tốc độ phản ứng hoá học tăng hai lần (tăng theo hàm số mũ) và tỷ lệ tuyến tính với thời gian. Năm 1971 Lopatin đã căn cứ vào bề dày của các thành hệ và nhiệt độ đo được trong thực tế đã tái tạo lịch sử chôn vùi và lịch sử phát triển nhiệt độ trong thành hệ đồng thời ông đưa ra khái niệm và cách tính toán hệ số thời nhiệt TTI là tổng của các tích số giữa thới gian và nhiệt độ mà thành hệ đã trải qua trong từng giai đoạn: TTI = *rn Trong đó: : khoảng thời gian nằm trong khoảng nhiệt độ tính toán. r: là hệ số nhiệt độ phản ánh tốc độ phản ứng gấp đôi(r=2). n: chỉ số tích luỹ (được chọn theo khoảng nhiệt độ) T= 90 – 1000 C n = -1 rn = 2-1 T = 100 – 1100C n = 0 rn = 20 T =110 – 1200C n= 1 rn = 21 ……………… Phương pháp xác định hệ số thời nhiệt TTI có giá trị sát với môi trường ở trong các bể trầm tích Paleozoi và Mezozoi, còn đối với các bể trầm tích Kainozoi thì chỉ tiêu này cần phải được xem xét lại. Đối với các bể trầm tích Kainozoi có tốc độ trầm tích thấp hoặc trung bình thì có thể áp dụng được chỉ tiêu này. Song ở các bể trầm tích Kainozoi có tốc độ tích luỹ trầm tích lớn, đặc biệt nơi có trầm tích trẻ Plioxen – Đệ Tứ có tốc độ tích luỹ lớn thì phương pháp này chưa hoàn toàn sát thực tế. Khi đó thang nhiệt độ được áp dụng cần căn cứ vào nhiệt độ mà vật chất hữu cơ đã trải qua tức là qua chỉ tiêu phản xạ Vitrinit (Ro) Bảng xác định độ trưởng thành của đá mẹ theo hệ số TTI của Waple D.V Độ trưởng thành của đá mẹ TTI Chưa trưởng thành <15 Cường độ sinh dầu mạnh 75 Chấm dứt quá trình sinh dầu 170 Chấm dứt quá trình sinh khí condensat 1500 Sinh khí khô >1500 CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU ĐÁ MẸ Với các phương pháp nghiên cứu và phân tích ở trong chương trước chúng ta đã thu được hàng loạt các tham số địa hoá phản ánh về khía cạnh này hay khía cạnh khác của đá mẹ. Nhưng để có thể đánh giá được đá mẹ ta cần phải phân tích tổng hợp các tham số địa hoá theo một đơn vị nào đó như địa tầng giếng khoan, khu vực… tiếp đến là ta phải đem so sánh chúng với nhau, so với các bảng hay các biểu đồ chuẩn, xác định các chỉ tiêu hữu hiệu nhất để đánh giá đá mẹ cho những đối tượng cụ thể. Các chỉ tiêu hữu hiệu và đặc trưng cần làm rõ là: Chỉ tiêu đánh giá về chất lượng vật chất hữu cơ. Chỉ tiêu đánh giá về chất lượng vật chất hữu cơ. Chỉ tiêu đánh giá về độ trưởng thành vật chất hữu cơ. Chỉ tiêu đánh giá số lượng vật chất hữu cơ trong đá mẹ: Dựa vào chỉ số TOC (tổng hàm lượng cacbon hữu cơ) ta có thể xác định được tầng đá mẹ và mức độ giàu, nghèo của vật chất hữu cơ. %TOC = M0 : khối lượng đá ban đâu Kd : khối lượng mẫu đá đã loại cacbonat Cst : hàm lượng cacbon trong mẫu chuẩn (%) Fco2 hệ số chuyển đổi = 0.2729 Bảng 1: Phân cấp VLHC theo %TOC của Geochem %TOC Đá sét Đá cacbonat Loại sản phẩm < 0.5 < 0.25 Nghèo 0.5 – 1 0.25 – 0.5 Trung bình 1 – 3 0.5 – 1 Tôt 3 – 5 1 – 2 Rất tốt > 5 > 2 Cực tốt Chỉ tiêu đánh giá chất lượng vật chất hữu cơ trong đá mẹ: Chỉ số HI (Hydrogen Index): phản ánh chất lượng của VLHC và nguồn gốc VLHC. HI =*100 Bảng 2: Phân loại Kerogen theo chỉ số HI HI (mg/g) Kerogen Khả năng sinh của đá mẹ 0 – 150 KIII Chỉ sinh khí 150 – 300 KIII – KII Sinh khí và sinh dầu > 300 KI - KII Sinh dầu và sinh khí Chỉ số Pritan/Phytan (Pr/Ph): Chất xanh của lá cây là Phytol. Trong môi trường ôxy hoá thì : Phytol chuyển hoá thành Pritan. Trong môi trường khử thì : Phytol chuyển hoá thành Phytan. Tỷ số Pr/Ph phản ánh loại nguồn gốc của VLHC. Pr/Ph < 1 : VLHC của trầm tích biển sâu và biển nông. Pr/Ph = 1 – 2 : VLHC của trầm tích biển nông, vũng, vịnh, cửa sông, đồng bằng ngập nước. Pr/Ph = 2 – 4 : VLHC của vùng đồng bằng chuyển tiếp. Pr/Ph > 4 : VLHC của trầm tích lục địa. Tỷ số H/C (tỷ số nguyên tử của H và C) và tỷ số O/C (tỷ số nguyên tử của O và C): xác định loại vật chất hữu cơ. Bảng3: Phân loại Kerogen theo chỉ số H/C và O/C Loại Kerogen H/C O/C KI > 1.5 < 0.1 KII 1 – 1.5 0.1 – 0.2 KIII <1 0.2 – 0.3 Chỉ tiêu đánh giá mức độ trưởng thành của VLHC trong đá mẹ: Chỉ tiêu phản xạ Vitrinit (%Ro): đánh giá mức độ trưởng thành của vật liệu hữu cơ trong đá mẹ. Bảng 4: Độ trưởng thành của VLHC theo chỉ số %RO %Ro Mức độ trưởng thành < 0.6 Không trưởng thành 0.6 – 0.8 Trưởng thành 0.8 – 1.35 Trưởng thành muộn > 1.35 Quá trưởng thành Chỉ tiêu Tmax: thông số đánh giá mức độ trưởng thành nhiệt của đá mẹ hay phản ánh độ trưởng thành của VLHC. Bảng 5: Độ trưởng thành của VLHC theo chỉ số Tmax: Tmax Độ trưởng thành của VLHC < 440 Chưa trưởng thành 440 – 446 Trưởng thành 446 – 470 Trưởng thành muộn >470 Quá trưởng thành Chỉ tiêu thời nhiệt TTI: xác định mối quan hệ giữa thời gian và nhiệt độ trong quá trình trưởng thành của vật chất hữu cơ TTI = Bảng 6: Độ trưởng thành của VLHC theo chỉ số TTI: TTI Mức độ trưởng thành của VLHC < 15 Chưa trưởng thành 15 Tạo dầu 75 Đỉnh tạo dầu 160 Kết thúc tạo dầu 10000 Kết thúc sinh khí ướt 45000 Giới hạn trên sinh khí khô Chỉ tiêu PI: chỉ số sản phẩm hay còn gọi là hệ số chuyển đổi Hydrocacbon cơ bản sang Hydrocacbon di cư. PI = Bảng 7: Độ trưởng thành của VLHC theo chỉ số PI: PI Độ trưởng thành của VLHC > 1.6 Chưa trưởng thành 0.6 – 1.6 Trưởng thành < 0.6 Trưởng thành muộn CHƯƠNG II: NHẬN XÉT ĐÁ MẸ CỦA CÁC GIẾNG KHOAN THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU ĐỊA HOÁ CÁC GIẾNG KHOAN LÔ 15.1 Giếng khoan 15G – 1X: Bảng 8: Các thông số địa hoá của giếng khoan 15G - 1X STT Depth TOC% S1( Kg/T) S2 (Kg/T) S1+S2 PI (mg/g) HI (mg/g) Tmax (0C) 1 2320 1.29 0.38 3.25 3.63 0.1 252 434 2 2420 0.82 0.65 1 1.65 0.39 122 433 3 2440 1.09 0.32 2.27 2.59 0.12 208 429 4 2470 1.4 0.52 4 4.52 0.12 286 428 5 2500 1.14 0.75 3.8 4.55 0.16 333 425 6 2510 1.15 0.9 3.6 4.5 0.2 313 420 7 2530 1.3 0.75 2.3 3.05 0.25 177 438 8 2600 1.4 3.1 1.6 4.7 0.66 114 431 9 2620 3.29 1 7.3 8.3 0.12 222 434 10 2670 1.69 1.9 4 5.9 0.32 237 420 11 2690 2.43 1.3 3.8 5.1 0.25 156 430 12 2710 3.48 2.3 5.8 8.1 0.28 167 431 13 2750 1.48 0.6 2 2.6 0.23 135 431 14 2800 1.6 0.6 1.7 2.3 0.26 106 424 15 2810 1.98 1 7.3 8.3 0.12 369 434 16 2830 2.68 1.2 10 11.2 0.11 373 427 17 2850 4.5 1.5 12 13.5 0.11 267 442 18 2870 3.22 0.87 16 16.87 0.05 497 435 19 2900 3.72 0.3 17 0.02 457 443 20 2920 1.01 0.4 2 2.4 0.17 198 430 21 2950 1.33 0.23 3.5 3.73 0.06 263 439 22 2970 1.66 0.6 4 4.6 0.13 241 437 Theo các số liệu địa hoá giếng khoan ta xác định được đá mẹ của giếng khoan này thuộc trầm tích Oligoxen trên và trầm tích Oligoxen dưới ứng với độ sâu giếng khoan từ 2320 – 2870m thuộc trầm tích Oligoxen trên, từ 2900 – 2970m thuộc trầm tích Oligoxen dưới. Trầm tích Oligoxen trên: Về số lượng vật chất hữu cơ: giá trị TOC% thay đổi từ 0.82 – 3.48, trung bình là 2.02% ( trong đó hầu hết các mẫu có giá trị TOC% > 1 ). Từ giá trị TOC% ta thấy đa số các đá mẹ thuộc trầm tích Oligoxen trên chứa vật chất hữu cơ với số lượng từ giàu đến rất giàu ngoại trừ 1 mẫu có TOC% = 0.82 là chứa số lượng vật chất hữu cơ ở mức trung bình. Tiềm năng sinh Hydrocacbon: giá trị S2 từ 1 – 16 Kg/T, trung bình là 5.1 Kg/T. Từ giá trị S2 cho ta thấy: một số mẫu đá mẹ từ độ sâu 2320 – 2800m có tiềm năng sinh Hydrocacbon từ trung bình đến nghèo, các mẫu còn lại có tiềm năng sinh Hydrocacbon từ tốt đến rất tốt. Về chất lượng vật chất hữu cơ: giá trị HI thay đổi từ 122 – 497 mg/g, trung bình là 240 mg/g. Từ giá trị HI ta thấy vật chất hữu cơ trong các đá mẹ thuộc trầm tích Oligoxen thuộc Kerogen loại II và loại III là chủ yếu. Về mức độ trưởng thành của vật chất hữu cơ: giá trị Tmax thay đổi từ 420 -4420C, hầu hết các mẫu có giá trị Tmax < 4400C cho nên vật chất hữu cơ trong hầu hết các đá mẹ chưa trường thành hay mới chuẩn bị bắt đầu bước vào ngưỡng trưởng thành ngoại trừ 1 mẫu ở độ sâu 2850m có giá trị Tmax = 4420C tức là vật chất hữu cơ trong đá mẹ đang trưởng thành. Trầm tích Oligoxen dưới: Về số lượng vật chất hữu cơ: giá trị TOC% thay đổi từ 1.01 – 3.72, trung bình là 1.93%. Từ giá trị TOC% ta thấy các đá mẹ thuộc trầm tích Oligoxen dưới chứa vật chất hữu cơ với số lượng từ giàu đến rất giàu. Tiềm năng sinh Hydrocacbon: giá trị S2 từ 2 – 17 Kg/T, trung bình là 6.62 Kg/T . Trong số 4 mẫu nghiên cứu thì có 3 mẫu có giá trị S2 < 5 chứng tỏ tiềm năng sinh Hydrocacbon của các mẫu này ở mức độ trung bình, chỉ duy nhất 1 mẫu có giá trị S2 = 17 Kg/T là có tiềm năng sinh Hydrocacbon rất tốt. Về chất lượng vật chất hữu cơ: giá trị HI thay đổi từ 198 – 457 mg/g, trung bình là 289.8 mg/g. Từ giá trị HI ta thấy vật chất hữu cơ trong các đá mẹ thuộc trầm tích Oligoxen dưới thuộc Kerogen loại II và loại III là chủ yếu. Về mức độ trưởng thành của vật chất hữu cơ: giá trị Tmax thay đổi từ 430 – 4430C, hầu hết các mẫu có giá trị Tmax < 4400C cho nên vật chất hữu cơ trong hầu hết các đá mẹ chưa trường thành hay mới chuẩn bị bắt đầu bước vào ngưỡng trưởng thành ngoại trừ 1 mẫu ở độ sâu 2900m là có giá trị Tmax = 4430C tức là vật chất hữu cơ trong đá mẹ đang trưởng thành. Tóm lại, đá mẹ của giếng khoan này thuộc trầm tích Oligoxen trên và trầm tích Oligoxen dưới. Trong trầm tích Oligoxen trên đa số các đá mẹ thuộc trầm tích này chứa vật chất hữu cơ với số lượng từ giàu đến rất giàu, tiềm năng sinh Hydrocacbon từ trung bình đến nghèo hoặc tiềm năng sinh Hydrocacbon từ tốt đến rất tốt, vật chất hữu cơ trong các đá mẹ thuộc Kerogen loại II và loại III là chủ yếu, vật chất hữu cơ trong hầu hết các đá mẹ chưa trường thành hay mới chuẩn bị bắt đầu bước vào ngưỡng trưởng thành. Trong trầm tích Oligoxen dưới các đá mẹ chứa vật chất hữu cơ với số lượng từ giàu đến rất giàu, tiềm năng sinh Hydrocacbon ở mức độ trung bình, vật chất hữu cơ trong các đá mẹ thuộc Kerogen loại II và loại III là chủ yếu, vật chất hữu cơ trong hầu hết các đá mẹ chưa trường thành hay mới chuẩn bị bắt đầu bước vào ngưỡng trưởng thành. Giếng khoan 15.1 – SD – 1X: Bảng 9: Các thông số địa hoá của giếng khoan 15.1 - SD - 1X DEPTH TOC% S1(Kg/T) S2 (Kg/T) PI (mg/g) HI (mg/g) Tmax (0C) Ro (%) 2110 2.18 0.74 16.99 0.04 778 437 2115 2.13 0.51 12.7 0.04 596 440 0.29 2130 2.36 0.44 18.85 0.02 799 437 0.32 2166 0.74 0.21 2.23 0.09 303 439 0.39 2170 0.92 0.41 6.35 0.06 688 439 0.41 2200 1.18 0.28 4.87 0.05 412 439 0.42 2220 1.38 0.08 3.12 0.02 226 435 0.4 2225 1.32 0.37 3.05 0.11 232 441 0.37 2230 1.99 2.51 11.48 0.18 577 439 0.4 2235 2.02 0.28 5.68 0.05 281 440 0.4 2250 2.15 0.41 11.9 0.03 553 436 0.35 2300 1.51 0.39 8.75 0.04 579 437 0.41 2328 1.26 0.96 7.2 0.12 570 441 0.38 2350 1.15 0.46 8.2 0.05 713 438 0.43 2358 1.56 0.64 5.11 0.11 328 440 0.37 2404 1.09 0.26 5.43 0.05 500 440 0.4 2450 0.69 0.45 2.38 0.16 344 439 0.55 2490 2.82 0.65 17.92 0.04 636 439 0.49 2495 1.94 1.63 13.17 0.11 678 439 0.45 2500 2.29 2.23 12.76 0.15 557 441 0.38 2500 1.78 0.46 11.96 0.04 673 440 0.46 2510 2.05 0.54 15.08 0.03 736 441 0.46 Theo các số liệu địa hoá giếng khoan ta xác định được đá mẹ của giếng khoan này thuộc trầm tích Oligoxen trên ứng với độ sâu giếng khoan từ 2110 – 2510m. Về số lượng vật chất hữu cơ: giá trị TOC% thay đổi từ 0.69 – 2.82, trung bình là 1.66% ( trong đó hầu hết các mẫu có giá trị TOC% > 1 ). Từ giá trị TOC% ta thấy đa số các đá mẹ thuộc trầm tích Oligoxen chứa vật chất hữu cơ với số lượng từ giàu đến rất giàu ngoại trừ 3 mẫu có TOC% = 0.69 – 0.92 là chứa số lượng vật chất hữu cơ ở mức trung bình. Tiềm năng sinh Hydrocacbon: giá trị S2 từ 2.23 – 18.85 Kg/T, trung bình là 9.3 Kg/T. Trong 22 mẫu nghiên cứu thì có 4 mẫu ở độ sâu 2166 – 2225m là có giá trị S2 10 Kg/T do đó các mẫu này có tiềm năng sinh Hydrocacbon rất tốt, các mẫu còn lại có giá trị S2 > 5 Kg/T cho nên đó các mẫu này có tiềm năng sinh Hydrocacbon tốt. Về chất lượng vật chất hữu cơ: giá trị HI thay đổi từ 223 – 799 mg/g, trung bình là 534.4 mg/g. Từ giá trị HI ta thấy vật chất hữu cơ trong các đá mẹ thuộc trầm tích Oligoxen trên thuộc Kerogen loại I và loại IIø. Về mức độ trưởng thành của vật chất hữu cơ: giá trị Tmax thay đổi từ 435 – 4410C và giá trị R0% thay đổi từ 0.29 – 0.55, nhưng đa số các mẫu có giá trị R0% < 0.55 do đó vật chất hữu cơ trong hầu hết các mẫu chưa trưởng thành hay mới chớm bước vào giai đoạn trưởng thành ngoại trừ mẫu ở độ sâu 2450 m có Tmax = 4390C và R0 = 0.55 thì vật chất hữu cơ trong đá mẹ này đã bước vào ngưỡng trưởng thành. Tóm lại, đá mẹ trong giếng khoan 15.1 – SD – 1X thuộc trầm tích Oligoxen trên có chứa vật chất hữu cơ với số lượng từ giàu đến rất giàu, tiềm năng sinh Hydrocacbon chủ yếu là từ tốt đến rất tốt, vật chất hữu cơ thuộc Kerogen loại I và loại II, vật chất hữu cơ trong hầu hết các mẫu chưa trưởng thành hay mới chớm bước vào giai đoạn trưởng thành. Giếng khoan 15.1 – SD – 2X: Bảng 10: Các thông số địa hoá của giếng khoan 15.1 - SD -2X DEPTH TOC% S1( Kg/T) S2 (Kg/T) PI (mg/g) HI (mg/g) Tmax 2460 1.35 0.06 5.66 0.01 419 437 2520 1.36 0.2 3.48 0.05 256 437 2530 0.81 0.13 2.43 0.05 300 440 2580 1.86 0.13 9.21 0.01 495 434 2630 1.41 0.25 1.83 0.05 343 434 2640 1.11 0.12 1.37 0.08 123 435 2820 1.27 0.24 4.3 0.05 339 437 2880 1.2 0.24 4.04 0.06 337 435 2920 1.48 0.32 6.67 0.05 451 439 2940 1.69 0.35 8.97 0.04 531 436 2960 1.58 0.43 8.12 0.05 514 437 3000 2.3 0.28 11.43 0.02 497 437 Theo các số liệu địa hoá giếng khoan ta xác định được đá mẹ của giếng khoan này thuộc trầm tích Oligoxen trên ứng với độ sâu giếng khoan từ 2400 – 3000m. Về số lượng vật chất hữu cơ: giá trị TOC% thay đổi từ 0.81 – 2.30, trung bình là 1.45% ( trong đó hầu hết các mẫu có giá trị TOC% > 1 ). Từ giá trị TOC% ta thấy đa số các đá mẹ thuộc trầm tích Oligoxen chứa vật chất hữu cơ với số lượng giàu. Tiềm năng sinh Hydrocacbon: giá trị S2 từ 1.37 – 11.43 Kg/T, trung bình là 5.87 Kg/T. Từ giá trị S2 cho ta thấy hầu hết các mẫu đá mẹ có tiềm năng sinh Hydrocacbon từ trung bình tới tốt, ngoại trừ 2 mẫu ở độ sâu 2530m và 2640m là có tiềm năng sinh Hydrocacbon nghèo ( S2 =1.37 – 2.43 Kg/T). Về chất lượng vật chất hữu cơ: giá trị HI thay đổi từ 123 – 531 mg/g, trung bình là 383.8 mg/g. Từ giá trị HI ta thấy vật chất hữu cơ trong các đá mẹ thuộc trầm tích Oligoxen trên thuộc Kerogen loại I và loại IIø. Về mức độ trưởng thành của vật chất hữu cơ: giá trị Tmax thay đổi từ 434 – 4400C . Trong đó đa số các mẫu có Tmax < 4400C do đó vật chất hữu cơ trong hầu hết các mẫu chưa trưởng thành hay mới chớm bước vào giai đoạn trưởng thành ngoại trừ mẫu ở độ sâu 2530m có Tmax = 4400C chứng tỏ vật chất hữu cơ trong đá mẹ đang trưởng thành. Tóm lại, đá mẹ trong giếng khoan 15.1 – SD – 2X thuộc trầm tích Oligoxen trên có chứa vật chất hữu cơ với số lượng giàu, tiềm năng sinh Hydrocacbon từ trung bình tới tốt, vật chất hữu cơ trong các đá mẹ thuộc Kerogen loại I và loại IIø, vật chất hữu cơ trong hầu hết các mẫu chưa trưởng thành hay mới chớm bước vào giai đoạn trưởng thành. Giếng khoan 15.1 – ST – 1X: Bảng 11: Các thông số địa hoá của giếng khoan 15.1 - ST - 1X Độ sâu TOC% S1(Kg/T) S2 (Kg/T) PI (mg/g) HI (mg/g) Tmax (0C) Ro (%) 2640 1.41 0.21 7.4 0.03 525 437 2995 2.36 0.22 13.01 0.02 551 435 0.35 3080 2.14 0.12 1.49 0.07 70 446 0.55 3170 2.18 0.16 9.33 0.02 428 438 0.72 3235 1.19 0.16 3.83 0.04 322 431 0.86 3420 0.85 0.05 2.48 0.02 292 443 0.72 3540 1.19 0.12 4.82 0.02 405 445 0.85 3615 1.94 0.27 3 0.08 155 443 0.6 3685 0.91 0.06 1.12 0.05 123 448 0.67 3705 0.94 0.18 1.59 0.1 169 447 0.52 3735 0.75 0.08 1.39 0.05 185 449 3815 3.44 0.12 14.06 0.01 409 448 0.52 3875 1 0.09 2.34 0.04 234 447 0.85 3940 1.59 0.18 5.72 0.03 360 451 4010 3.66 0.18 5.12 0.03 140 453 0.54 4035 0.58 0.26 1.45 0.15 250 443 4235 2.93 0.13 11.24 0.01 384 445 0.66 4305 0.97 0.54 4.92 0.1 507 428 Theo các số liệu địa hoá giếng khoan ta xác định được đá mẹ của giếng khoan này thuộc trầm tích Oligoxen trên và trầm tích Oligoxen dưới ứng với độ sâu giếng khoan từ 2635 – 3810m thuộc trầm tích Oligoxen trên, từ 3810 – 4300m thuộc trầm tích Oligoxen dưới. Trầm tích Oligoxen trên: Về số lượng vật chất hữu cơ: giá trị TOC% thay đổi từ 0.75 – 3.44, trung bình là 1.44%. Trong 12 mẫu nghiên cứu thì có 4 mẫu có giá trị TOC% = 0.75 – 0.94 cho nên các đá mẹ này chứa hàm lượng vật chất hữu cơ ở mức trung bình, đa số các mẫu rất giàu và giàu vật chất hữu cơ . Tiềm năng sinh Hydrocacbon: giá trị S2 từ 1.12 – 14.06 Kg/T, trung bình là 5.26 Kg/T. Trong đó phần lớn các mẫu ( ở độ sâu 3075 – 3730m ) có tiềm năng sinh Hydrocacbon nghèo ( S2 =1.12 – 4.82 Kg/T). Các mẫu còn lại có tiềm năng sinh Hydrocacbon từ tốt đến rất tốt. Về chất lượng vật chất hữu cơ: giá trị HI thay đổi từ 70 – 551 mg/g, trung bình là 303 mg/g. Trong đó các mẫu ở độ sâu 3075m và 3610 – 3730m có giá trị HI = 70 – 185mg/g chứng tỏ vật chất hữu cơ trong các đá mẹ thuộc Kerogen loại II và loại IIøI, các mẫu còn lại có giá trị HI = 292 – 551mg/g đặc trưng cho vật chất hữu cơ trong các đá mẹ thuộc Kerogen loại I và loại II. Về mức độ trưởng thành của vật chất hữu cơ: giá trị Tmax thay đổi từ 435 – 4490C và giá trị R0% thay đổi từ 0.35 – 0.86. Trong đó phần lớn các mẫu có giá trị Tmax = 438 – 4490C và giá trị R0% = 0.52 – 0.72 cho nên vật chất hữu cơ các trong mẫu này ở giai đoạn trưởng thành, chỉ có mẫu ở độ sâu 2990m có giá trị Tmax = 4350C và giá trị R0% = 0.35 thì vật chất hữu cơ trong mẫu chưa trưởng thành, các mẫu ở độ sâu 32

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDE TAI.doc
  • docLOI NOI DAU.doc
Tài liệu liên quan