Khóa luận Đặc tính và khả năng sinh dầu khí của trầm tích sét đầm hồ trên thềm lục địa Việt Nam

MỤC LỤC

 

PHẦN I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẶC TÍNH TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ

CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ

I. Đặc Điểm Vô Cơ 7

II. Đặc Điểm Hữu Cơ 7

CHƯƠNG II : NGUỒN GỐC VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH TẠO TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ

I. NGUỒN GỐC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ 9

I.1 Nguồn Vô Cơ 9

I.2 Nguồn Hữu Cơ 10

II. MÔI TRƯỜNG THÀNH TẠO TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ 10

CHƯƠNG III : THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ

I. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ 11

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ 12

II.1 Tính Dẻo 12

II.2 Tính Chịu Nhiệt 12

II.3 Tính Trương Nở Thể Tích 13

II.4 Tính Hấp Thụ Trao Đổi Ion 14

II.5 Tính Phân Tán Và Kết Tụ 16

CHƯƠNG IV : KHẢ NĂNG SINH DẦU KHÍ CỦA TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ

PHẦN II : VAI TRÒ SINH DẦU KHÍ CỦA TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ

CHƯƠNG I : ĐẶC TRƯNG HÌNH THÀNH TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ TRÊN THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM

I. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CHUNG CỦA CÁC BỂ TRẦM TÍCH ĐỆ TAM TRÊN THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM 20

II. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH SÉT ĐẦM HỒ Ở CÁC BỂ TRẦM TÍCH TRÊN THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM 21

II.1 BỂ TRẦM TÍCH SÔNG HỒNG 21

II.2 BỂ TRẦM TÍCH PHÚ KHÁNH 22

II.3 BỂ TRẦM TÍCH CỬU LONG 22

II.4 BỂ TRẦM TÍCH NAM CÔN SƠN 23

II.5 BỂ TRẦM TÍCH MALAY-THỔ CHU 23

CHƯƠNG II : PHÂN BỐ TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ TRÊN THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM

I. BỂ TRẦM TÍCH SÔNG HỒNG 25

II .BỂ TRẦM TÍCH PHÚ KHÁNH 27

III.BỂ TRẦM TÍCH CỬU LONG 30

IV.BỂ TRẦM TÍCH NAM CÔN SƠN 32

V. BỂ TRẦM TÍCH MALAY-THỔ CHU 35

CHƯƠNG III : VAI TRÒ SINH DẦU KHÍ CỦA TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ TRÊN THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM

I. BỂ TRẦM TÍCH SÔNG HỒNG 38

II. BỂ TRẦM TÍCH PHÚ KHÁNH 40

III.BỂ TRẦM TÍCH CỬU LONG 43

IV.BỂ TRẦM TÍCH NAM CÔN SƠN 50

V.BỂ TRẦM TÍCH MALAY-THỔ CHU 57

KẾT LUẬN 60

 

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2722 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đặc tính và khả năng sinh dầu khí của trầm tích sét đầm hồ trên thềm lục địa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mức độ tập trung thấp, bị phân tán. Đá sinh sét đầm hồ là tầng sinh tốt nhất hiện không nằm sâu quá 6000-7000m, điều kiện này liên quan tới gradient nhiệt độ, quyết định các ngưỡng trưởng thành của vật chất hữu cơ. Trầm tích sét đầm hồ chứa một hàm lượng hữu cơ chủ yếu là humic-sapropel hoặc là sapropel-humic là các tàn tích của thực vật, trong đó có thực vật bậc cao và lẫn với tảo nước ngọt Phytoplankton, vi khuẩn, trong một số trường hợp phát triển cả rong đáy. Do đó đá sinh sét đầm hồ chứa vật chất hữu cơ chủ yếu thuộc kerogen loại II (loại hỗn hợp ) đôi khi chứa kerogen loại III, I. Được lắng đọng trong môi trường khử và khử yếu. Vật chất hữu cơ ( kerogen ) trong đá sinh đầm hồ có cấu trúc phân tử chủ yếu là naften (cyclan) và n-alkan và một ít đa vòng aromat, tỷ số giữa hydro/cacbon (H/C) =1.2, O/C=0.1-0.2, chỉ số hydrogen HI=400-700(mghc/corg), độ phản xạ vitrinit cho thấy khả năng bắt đầu sinh hydrocacbon Ro=0.6-0.9%. Vì đá sinh đầm hồ chứa vật chất hữu cơ chủ yếu thuộc dạng kerogen loại II, cho nên sản phẩm chủ yếu là dầu, khí condensat ở nhiệt độ cao khi Ro >1.3%. Tại bể trầm tích Sông Hồng, đá sinh sét đầm hồ chủ yếu thuộc dạng kerogen loại III, ( % wt) TOC=0.64-3.64 % tỉ số pr/ph=3.87-8.64, ngược lại tại bể trầm tích Cửu Long ta thấy đá sinh đầm hồ chủ yếu thuộc dạng kerogen loại II, I. TOC( % wt)=0.9-6.18% đôi nơi tới 11-12%, tỷ số pr/ph=1.73-2.3, còn đối với bể trầm tích Nam Côn Sơn và bể Malay-Thổ Chu thì đá sinh đầm hồ thuộc dạng kerogen loại III, ít loại II. Môi trường phân huỷ vật chất hữu cơ là khử, khử yếu. Như vậy trầm tích sét đầm hồ là đá mẹ có khả năng sinh dầu khí cực tốt, do vậy việc nhận biết đặc điểm trầm tích như thành phần, màu sắc, kiểu phân lớp, các đặc điểm khoáng vật thạch học của hạt vụn, phân tích bào tử phấn và tướng hữu cơ, là công cụ đóng vai trò quan trọng, vấn đề hàng đầu được đặt ra đối với các nhà địa chất hiện nay nhằm để xác định được môi trường thành tạo, phân bố cũng như là vai trò sinh dầu khí của trầm tích sét đầm hồ trên thềm lục địa Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. PHẦN II : CHUYÊN ĐỀ VAI TRÒ SINH DẦU KHÍ CỦA TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ CHƯƠNG I : ĐẶC TRƯNG HÌNH THÀNH TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ TRÊN THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CHUNG CỦA CÁC BỂ TRẦM TÍCH ĐỆ TAM TRÊN THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM. Nhìn chung lịch sử hình thành và phát triển các bể trầm tích Đệ Tam ở thềm lục địa Việt Nam được nghiên cứu tương đối kỹ cho giai đoạn từ Oligocen đến nay. Tuy nhiên giai đoạn trước Oligocen thì còn ít được nghiên cứu do hạn chế về tài liệu, dẫn đến còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về lịch sử địa chất trong giai đoạn này. Dù còn nhiều vấn đề để nghiên cứu, nhưng nhìn chung các bể trầm tích Đệ Tam có những nét chung sau: Tất cả các bể chính đều là những bể nằm trên vỏ lục địa, một số khác như bể Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Khánh là những bể rìa lục địa nằm trên vỏ chuyển tiếp. Do nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Aù nên vùng biển Việt Nam là nơi luôn chịu sự tác động tương hỗ của nhiều yếu tố địa động lực: va chạm, hút chìm, tách giãn đáy biển và xoay vi mảng, nên cơ chế căng giãn tạo bể cũng khác nhau từ bể rift, bể sau cung đến kéo toạc, có tốc độ trầm tích, tướng trầm tích khác nhau. Đặc trưng của quá trình hình thành các bể là sự căng giãn nhiều pha do nhiều tác nhân địa động lực ảnh hưởng đến khu vực này. Tuy nhiên, quá trình tạo bể có thể được chia thành hai giai đoạn chính: giai đoạn đập vỡ đáy bể trầm tích ( giai đoạn này xảy ra trước khi có giãn đáy Biển Đông ) và giai đoạn căng giãn và mở rộng bể trầm tích ( về thời gian giai đoạn này xảy ra đồng thời và sau giãn đáy Biển Đông). Sự trùng hợp hay không trùng hợp về thời gian kết thúc tập đồng tạo rift ở các bể khác nhau so với các pha giãn đáy Biển Đông cho thấy mức độ ảnh hưởng khác nhau của biến cố địa chất này. Do tính không đối xứng về cấu trúc bể, sự khác biệt về thành phần trầm tích và phân bố tướng từ đường bờ về phía biển, nên có sự khác nhau về triển vọng dầu khí trong các bể. Sự kế tiếp của các nhịp trầm tích thuận lợi cho hệ thống dầu khí. Các loạt cát biển tiến nằm dưới và trầm tích biển phát triển rộng rãi vào cuối Micoen sớm có thể tạo nên một chuỗi tầng chứa và chắn khu vực. Các trầm tích Oligocen: phù sa, sông và hồ nằm dưới góp phần như một nguồn hỗn hợp đá mẹ, chứa và chắn trong phạm vi địa phương của mỗi bể. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH SÉT ĐẦM HỒ Ở CÁC BỂ TRẦM TÍCH TRÊN THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM II.1 Bể trầm tích Sông Hồng Miền võng Hà Nội có đặc trưng như một nêm lớn với các đơn nghiêng ở hai rìa (đơn nghiêng Thái Bình tại rìa Tây và nghiêng thoải ở rìa Đông Bắc ). Các dãi nâng Tiên Hưng –Kiến Xương –Tiền Hải được phân cắt bởi các trũng Phượng Ngãi và trũng Đông Quan. Tại trũng sâu này lớp phủ trầm tích Đệ Tam có thể đạt tới 4000 -7000 m. Đặc điểm này không nhận thấy ở ngoài thềm lục địa (ngoài khơi vịnh Bắc Bộ). Với địa hình như trên không loại sự có mặt của sét đầm hồ tại trũng Phượng Ngãi có thể có cả trũng Đông Quan, nhưng nằm ở chiều sâu lớn (trũng Phượng Ngãi). Theo phân bố không gian của đá mẹ, những tập đá mẹ này được thành tạo lắng đọng trong các địa hào và bán địa hào hình thành trong pha rift trong giai đoạn Eocen và Oligocen hay nói một cách khác trầm tích nằm trong tập nằm giữa các bất chỉnh hợp U400 và U300. Kết luận này dựa trên các nghiên cứu và các giai đoạn phát triển về chế độ trầm tích của các rift của Rosendahl (1986) Scott và Rosendahl ( 1989 ) và Alen (1990 ). Các bồn trũng rift mà trầm tích lấp đầy do các quá trình tách giãn kiến tạo gây nên, thì các trầm tích này chủ yếu là trầm tích đầm hồ. Các trầm tích đầm hồ mà chúng lắng đọng trong môi trường nước sâu của bồn trũng chủ yếu diễn ra trong giai đoạn khi mà quá trình sụt lún rift diễn ra mạnh mẽ nhất trong giai đoạn hoạt động của các đứt gẫy thuận. Các giai đoạn tách giãn thứ hai (Creta muộn và Paleocen) và thứ ba (Eocen –Oligocen) trong lô 102 và 106 thỏa mãn để các trầm tích đầm hồ phát triển. Theo các tài liệu địa chấn, các đá mẹ lấp đầy các địa hào và bán địa hào tuổi Eocen – Oligocen tiếp xúc trực tiếp với các địa lũy đá móng cacbonat tạo nên những play dầu khí rất có tiềm năng. II.2 Bể trầm tích Phú Khánh Quá trình hút chìm của Biển Đông cổ dọc theo mãng Bắc Borneo tiếp diễn, tạo ra các ứng suất căng giãn trong mãng hút chìm làm tăng thêm sức kéo căng của rìa Indochina và đỉnh cao nhất của hoạt động này là tạo ra sự giãn đáy biển ở vùng nước sâu của Biển Đông vào giữa Oligocen. Đây là pha hoạt động tách giãn mạnh nhất, diễn ra gần như đồng thời trong tất cả các bể trầm tích Đệ Tam phía tây Biển Đông. Ở bể Phú Khánh pha này khởi đầu cho sự hình thành, phát triển các địa hào song song với hướng mở của Biển Đông và tạo ra môi trường trầm tích cận lục địa (đầm hồ). Hoạt động sụt lún và mở rộng ở vùng này đạt quy mô cực đại trong Oligocen. Các yếu tố cấu tạo chính, dương hoặc âm ở bể Phú Khánh được hình thành trong pha đồng tạo rift chính, với trường ứng suất dọc và ngang chiếm ưu thế trong vùng. Tuy nhiên biến dạng nén ép cũng xảy ra ở một vài đứt gẫy trượt bằng kết hợp với nén ép nghiêng. Sự căng giãn và sự sụt lún đồng thời với sự tách giãn của bể Phú Khánh được diễn ra song hành với hoạt động trầm đọng vật liệu vụn thô và vật liệu phun trào. Giai đoạn nâng lên được kết thúc bằng một bất chỉnh hợp bào mòn mang tính khu vực ở giới hạn tiếp xúc giữa Oligocen –Micoen, kiến tạo trong vùng. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng ở bể Phú Khánh giai đoạn đồng tạo rift có thể còn phát triển trong Miocen sớm ( rift muộn ), đó là vấn đề cần được làm sáng tỏ trong thời gian tới. II.3 Bể trầm tích Cửu Long Vào cuối Eocen, đầu Oligocen do tác động của các biến cố kiến tạo với hướng căng giãn chính là TB-ĐN. Hàng loạt đứt gẫy hướng ĐB-TN đã được sinh thành do sự sụt lún mạnh và căng giãn. Quá trình tách giãn tiếp tục phát triển làm cho bể lún chìm sâu, rộng hơn. Các hồ, trũng trước núi được mở rộng, sâu dần liên thông nhau và có chế độ trầm tích khá đồng nhất. Các tầng trầm tích hồ dày, phân bố rộng được xếp vào hệ tầng Trà Tân được thành tạo, mà chủ yếu là sét giàu vật chất hữu cơ màu nâu, nâu đen tới đen. Các hồ phát triển trong các địa hào riêng biệt được liên thông nhau, mở rộng dần và có hướng phát triển kéo dài theo phương ĐB-TN, đây cũng là phương phát triển ưu thế của hệ thống đứt gẫy mở bể. Các trầm tích thuộc tầng Trà Tân dưới có diện phân bố hẹp, thường vắng mặt ở phần rìa bể. Phần kề với các khối cao địa luỹ và các dạng nêm lớn điển hình, chúng phát triển dọc theo các đứt gẫy với bề dày thay đổi nhanh. Các trầm tích đầm hồ giàu sét của tầng Trà Tân giữa được tích tụ sau đó, phân bố rộng hơn, bao phủ trên hầu khắp các khối cao trong bể và các vùng cận rìa bể. II.4 Bể trầm tích Nam Côn Sơn Do đặc điểm cấu trúc địa chất phức tạp nên còn tồn tại những quan điểm khác nhau về giai đoạn rift của bể Nam Côn Sơn. Đây là giai đoạn chính để tạo thành bể gắn liền với giãn đáy Biển Đông. Sự mở rộng của Biển Đông về phía đông cùng với hoạt động tích cực của hệ thống đứt gẫy ĐB-TN đã làm xuất hiện địa hào trung tâm của bể kéo dài theo hướng ĐB-TN và dọc theo các đứt gẫy này đã có phun trào hoạt động. Các thành tạo trầm tích Oligocen gồm các trầm tích vụn chủ yếu thành tạo trong môi trường đầm hồ và đới nước lợ ven bờ ( Brackish Littoral Zone ) với các tập sét kết, bột kết dày xen kẽ cát kết hạt mịn và môi trường đồng bằng châu thổ thấp ( lower delta plain ) gồm cát kết hạt mịn, bột kết, sét kết với các lớp than mỏng. Pha kiến tạo vào cuối Oligocen đã chấm dứt giai đoạn này và làm thay đổi bình đồ cấu trúc của bể, hình thành bất chỉnh hợp khu vực cuối Oligocen –đầu Miocen. II.5 Bể trầm tích Malay-Thổ Chu. Hoạt động kiến tạo chủ yếu tác động đến khu vực nghiên cứu là quá trình tách giãn nội lục (Intra- Cratonic rifting) hay còn gọi là giai đoạn đồng tạo rift tạo nên các bồn tích trầm tích Đệ Tam chủ yếu ở Malay-Thổ Chu và trũng Pattani. Quá trình tách giãn Eocen(?)-Oligocen xảy ra dọc theo đới cấu trúc Trias cổ, dẫn đến việc hình thành hàng loạt các đứt gẫy thuận có hướng B-N ở phần Bắc Vịnh Thái Lan và đứt gẫy có hướng TB-ĐN ở bể Malay- Thổ Chu. Ban đầu quá trình trầm tích bị ngăn cách bởi các bán địa hào ( half Graben ), sau đó trầm tích là các thành tạo lục nguyên có tướng lục địa –đầm hồ, tam giác châu và biển ven bờ lấp đầy các bể phụ mở rộng. Thành phần chủ yếu là cát sét, các tập bồi tích (Fluviolacustrine), trầm tích dòng xoáy ( Braided streams); trầm tích cổ nhất là Oligocen. Do các đứt gẫy phát triển từ móng trước Kainozoi, nên các thành tạo Oligocen thường bị phân dị, chia mặt cắt địa hình cổ thành các đới nâng hạ không đều của móng trước Kainozoi; tạo ra một hình thái kiến trúc phức tạp. Vào cuối Oligocen do chuyển động nâng lên, quá trình trầm tích bị gián đoạn và bóc mòn. Sự kiện này được đánh dấu bởi bất chỉnh hợp cuối Oligocen, đầu Miocen sớm. Tóm lại, tất cả các bể trầm tích Đệ Tam trên thềm lục địa Việt Nam có đặc trưng là các hoạt động kiến tạo đều xảy ra trong giai đoạn đồng tạo rift giai đoạn Oligocen, do quá trình tách giãn đáy Biển Đông hình thành nên hàng loạt hệ thống đứt gẫy theo các hướng khác nhau, từ đó quy định nên môi trường trầm tích sét đầm hồ cũng như các tướng trầm tích khác. CHƯƠNG II : PHÂN BỐ TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ TRÊN THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM BỂ TRẦM TÍCH SÔNG HỒNG Trầm tích sét đầm hồ trong bể Sông Hồng được phát hiện chủ yếu ở hệ tầng Đình Cao ( E3 đc) nằm bất chỉnh hợp trên thành hệ Phù Tiên có tuổi Oligocen sớm. Hệ tầng mang tên xã Đình Cao (Phù Tiên –Hưng Yên), nơi đặt giếng khoan. Tại đây, từ độ sâu 2.396m đến 3.544m, mặt cắt chủ yếu gồm cát kết màu xám sáng, xám sẫm đôi chỗ phớt tím, xen các lớp kẹp cuội kết dạng puđing, sạn kết chuyển lên các lớp bột kết, sét kết màu xám, xám đen, rắn chắc xen ít lớp cuội sạn kết. Các đường cong đo địa vật lý giếng khoan phân dị rõ với giá trị điện trở suất cao. Bề dày của hệ tầng ở mặt cắt này là 1.148m. Hệ tầng Đình Cao phát triển mạnh ở Đông Quan, Thái Thụy, Tiền Hải và Vịnh Bắc Bộ, bao gồm cát kết xám sáng, sáng xẫm hạt nhỏ đến vừa, ít hạt thô, đôi khi gặp cuội kết, sạn kết có độ lựa chọn trung bình đến tốt. Đá gắn kết chắc bằng xi măng cacbonat, sét và oxit sắt. Cát kết đôi khi chứa glauconit (GK.104-QN-1X, 107-PA-1X). Sét kết xám sáng, xám sẫm có các mặt trượt láng bóng, đôi chỗ có các thấu kính than hoặc các lớp kẹp mỏng sét vôi, chứa các hóa thạch động vật. Chiều dày hệ tầng thay đổi từ 300-1.148m. Điều đáng lưu ý là các tập bột kết và sét kết màu xám đen phổ biến ở trũng Đông Quan và Vịnh Bắc Bộ chứa lượng vật chất hữu cơ ơ ûmức độ trung bình (0.54%wt). Chúng được xem là đá mẹ sinh dầu ở bể Sông Hồng. Trong hệ tầng Đình Cao mới chỉ tìm thấy các vết in lá thực vật, bào tử phấn hoa, Diatomeae, Pediatrum và động vật nước ngọt. Tuổi Oligocen của phức hệ nói trên dựa theo: Cicatricosisporites dorogensis (lad trong Oligocen muộn), Lycopodiumsporites neogenicus (chỉ trong Oligocen), Gothanopollis bassensis (chỉ có trong Oligocen muộn ), Forschuetzia trilobata (FAD trong Eocen và Oligocen ). HìnhII.1 Địa tầng tổng hợp bể Sông Hồng Hóa thạch động vật thân mềm nước ngọt Viviparus kích thước nhỏ. Tuy hoá thạch này có khoảng phân bố địa tầng rất rộng ( Creta-Neogen), nhưng rất có ý nghĩa trong việc đánh dấu đối với trầm tích Oligocen miền võng Hà Nội, nên được dùng để nhận biết hệ tầng Đình Cao là >. Hệ tầng Đình Cao thành tạo trong môi trường đầm hồ –aluvi. Hệ tầng nằm bất chỉnh hợp trên hệ tầng Phù Tiên. Ngoài hệ tầng Đình Cao trầm tích sét đầm hồ còn được tìm thấy ở hệ tầng Phù Tiên ( E2 pt). ở ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ, hệ tầng Phù Tiên đã được phát hiện ở GK.107-PA-1X (3.050m-3.535m) với cuội sạn kết có kích thước nhỏ, thành phần chủ yếu là các mảnh đá granit và đá biến chất xen với cát kết, sét kết màu xám, màu nâu có các mặt trượt hoặc bị phân phiến mạnh. Trên mặt cắt địa chấn, hệ tầng Phù Tiên được thể hiện bằng tập địa chấn nằm ngang phủ bất chỉnh hợp ngay trên mặt đá móng trước Đệ Tam. Tuy nhiên, nó chỉ được theo dõi tốt ở vũng Vịnh Bắc Bộ. Tập địa chấn này có phản xạ biên độ cao, tần số thấp, độ liên tục từ trung bình đến kém ở miền võng Hà Nội và chuyển sang dạng phản xạ song song, độ liên tục tốt ở vịnh Bắc Bộ. Tuổi Eocen của hệ tầng được xác định dựa theo các dạng bào tử phấn hoa, đặc biệt là Trudopollis và Ephedripites. Dựa vào quan hệ nằm dưới các trầm tích Oligocen ( hệ tầng Đình Cao), nên xếp hệ tầng Phù Tiên vào Eocen. Hệ tầng được thành tạo trong môi trường đầm hồ. Đó là các trầm tích lấp đầy các địa hào sụt lún nhanh, diện phân bố hẹp. Như vậy tại bể Sông Hồng, trầm tích sét đầm hồ phân bố chủ yếu trong hệ tầng Phù Tiên ( E2 pt) và hệ tầng Đình Cao ( E3 đc) nằm không chỉnh hợp trên hệ tầng Phù Tiên. BỂ TRẦM TÍCH PHÚ KHÁNH Trầm tích sét đầm hồ trong bể Phú Khánh phân bố chủ yếu thuộc các trầm tích Oligocen phủ bất chỉnh hợp trên các trầm tích Eocen gồm các thành tạo mịn hơn như cát, sét, đôi khi xen kẽ ít lớp than. Trên mặt cắt địa chấn trầm tích này được xếp vào tập sóng phản xạ có độ liên tục kém, biên độ trung bình, tần số thấp, có nơi phản xạ dạng lộn xộn, biên độ cao. Bề dày trầm tích thay đổi từ vài trăm mét ở phần rìa đến hàng nghìn mét ở phần trung tâm bể. Các lớp than đen giàu vật chất hữu cơ, nguồn gốc đầm hồ là nguồn đá mẹ tiềm năng trong bể Phú Khánh. Ngoài ra một phần ít sét đầm hồ còn được tìm thấy trong các trầm tích thuộc Miocen dưới phủ bất chỉnh hợp trên các trầm tích Oligocen. Trên các tài liệu địa chấn chúng được đặc trưng bởi các phản xạ á song song đến song song, biên độ thấp đến cao, độ liên tục trung bình, dạng dốc thoải. Phía Bắc có dạng nêm lớn, dự báo quạt châu thổ hoạc quạt aluvi, các phản xạ biên độ cao dự báo là các thành tạo cacbonat thềm. Như vậy các thành tạo Miocen dưới chủ yếu là trầm tích lục nguyên đôi chỗ là cacbonat. Môi trường trầm tích châu thổ và đầm hồ chứa than. Các tập sét than Mocen dưới tướng đầm hồ là nguồn đá mẹ ở bể Phú Khánh. Chiều dày trầm tích Miocen dưới ở vùng trũng sâu Phú Khánh có thể đạt hơn 2.000m. HìnhII.2 Địa tầng tổng hợp bể Phú Khánh. BỂ TRẦM TÍCH CỬU LONG Trầm tích sét đầm hồ ở bể Cửu Long được phân bố trong hệ tầng Trà Cú ( tc) tuổi Oligocen sớm được mô tả tại giếng khoan CL-X gồm chủ yếu là các tập sét kết xen kẽ với các lớp cát hạt mịn đến trung bình độ lựa chọn tốt, gắn kết chủ yếu bởi ximăng kaolinit lắng đọng trong môi trường sông hồ, đầm lầy. Tại trung tâm bể Cửu Long, thành phần trầm tích của hệ tầng Trà Cú mịn dần và lúc đầu chúng được xếp vào phần dưới của hệ tầng Trà Tân. Phần lớn chúng là các lớp sét kết giàu vật chất hữu cơ, sét kết chứa nhiều vụn thực vật và sét kết chứa than (chiếm khoảng 60-90% mặt cắt) đôi khi có các lớp than màu đen, tương đối rắn chắc. Phần lớn đá sét bị biến đổi thứ sinh và nén ép mạnh thành đá phiến sét máu xám sẫm, xám lục hoặc xám nâu, xen kẽ với các lớp mỏng bột kết và cát kết, đôi khi có các lớp sét vôi. Thành phần của các tập sét kết này gồm kaolinit, illit và clorit, nhiều nơi phủ trực tiếp lên đá móng ( vòm trung tâm nhỏ Bạch Hổ, Rạng Đông ) và đóng vai trò là một tầng chắn tốt mang tính địa phương cho các thân chứa dầu dưới chúng. Tài liệu cổ sinh trong hệ tầng này rất nghèo nàn; mới chỉ phát hiện thấy ít bào tử phấn hoa là Magnastriaties howardi, Verrucatosporites, Triletes, Pinuspollenites, Oculopollis tuổi Eocen-Oligocen, xác định theo Oculopollis (LAD trong Eocen muộn)và Magnastriaties howardi (FAD trong Ecoen muộn) . Tuy nhiên, dựa trên quan hệ địa tầng nằm trên hệ tầng Cà Cối (Eocen), hệ tầng Trà Cú được coi là có tuổi Oligocen sớm. Hệ tầng này nằm không chỉnh hợp có nơi trên hệ tầng Cà Cối, có nơi trên đá móng. Ngoài hệ tầng Trà Cú, trầm tích sét đầm hồ cũng thấy xuất hiện trong trầm tích Oligocen muộn thuộc hệ tầng Trà Tân ( tt). HìnhII.3 Địa tầng tổng hợp bể Cửu Long. Hệ tầng Trà Tân lần đầu tiên được mô tả tại giếng khoan 15A-IX đặt trên cấu tạo Trà Tân ở khoảng độ sâu 2.535m-3.038 m ( Ngô Thường San 1981). Hệ tầng được tạo thành trong điều kiện môi trường không giống nhau giữa các khu vực ; từ điều kiện sông bồi tích, đồng bằng châu thổ, đầm lầy vũng vịnh đến xen kẽ với các pha biển nông. Thành phần trầm tích chủ yếu là sét giàu vật chất hữu cơ và các tàn tích thực vật thuộc tướng đầm hồ, đầm lầy vũng vịnh chịu ảnh hưởng của biển ở các mức độ khác nhau. Phổ biến tại bể Cửu Long, gồm tập sét màu nâu, nâu đậm, nâu đen (tập D) với tỷ lệ sét thay đổi từ 60-70% xen kẽ cát kết, bột kết ở phần trên. Phần dưới, thì sét chiếm tỷ lệ từ 20-50% xen kẽ với các hỗn hợp hạt mịn tới thô, đôi khi là sạn, cuội lắng đọng trong môi trường năng lượng thấp đầm hồ với việc hình thành tầng sét màu nâu rất dày, rất giàu vật chất hữu cơ. Tuổi Oligocen giữa –muộn của hệ tầng Trà Tân được xác định theo tuổi của các hoá thạch: Cicatricososporites, Verrutricolporites pachydermus và Florschuetzia trilobata. Đặc biệt hệ tầng chứa nhiều vật liệu hữu cơ dạng sapropel vô định hình, dạng vật liệu hữu cơ sinh thành trong điều kiện hồ thiếu oxy. Tính chất này Morley gọi là > khi phân tích các giếng khoan trên lô 15. Ngoài ra còn gặp rất nhiều tảo nước ngọt như Pediastrum, Bosidinia. Hệ tầng Trà Tân nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Trà Cú. BỂ TRẦM TÍCH NAM CÔN SƠN Trầm tích sét đầm hồ ở bể Nam Côn Sơn tập trung chủ yếu trong hệ tầng Cau có tuổi Oligocen ( c ). Hệ tầng Cau lần đầu tiên được mô tả chi tiết tại giếng khoan Dừa –IX (lô 12) từ độ sâu 3.680 m - 4.038m và đặt tên là Cau (Lê Văn Cự 1982). Tại giếng khoan Dừa-IX mặt cắt đặc trưng của hệ tầng bao gồm chủ yếu là cát kết màu xám xen kẽ các lớp sét kết, bột kết màu nâu. Cát kết thạch anh hạt thô đến mịn, độ lựa chọn kém, ximăng sét, cacbonat. Bề dày chung đạt 358m. Hệ tầng Cau có thể xem tương đương với các hệ tầng Bawah, Keras, Gabus (Agip 1980) thuộc trũng đông Natuna ở phía Nam bể Nam Côn Sơn. Hệ tầng vắng mặt trong phần lớn các đới nâng (mỏ Đại Hùng, phần tây lô 04 cũ, phần lớn lô 10, 28, 29 và các lô khác ở phía T-TN của bể). Trên các mặt cắt địa chấn hệ tầng Cau, ở phía tây thể hiện các phản xạ dạng lộn xộn, vắng mặt các trầm tích trên diện rộng. Phía Đông, có các đường phản xạ song song, biên đô thấp đến trung bình dần dần chuyển sang phản xạ không liên tục, biên độ thay đổi, năng lượng cao, tỷ lệ cát / sét cao, phân lớp dày. Cát hạt mịn hướng lên trên, có mặt các lớp than và sét than. Các hoá thạch định tuổi Oligocen trong hệ tầng thuộc phức hệ Cicatricosisporutes-Mayeripollis, Florschuetzia trilobata và tảo nước ngọt Pediastrum, Bosedinia. Hệ tầng Cau được thành tạo trong môi trường thay đổi nhanh giữa các khu vực gồm lũ tích, trầm tích sông, quạt bồi tích, đồng bằng châu thổ xen kẽ trầm tích đầm hồ. Hệ tầng Cau phủ bất chỉnh hợp trên các đá móng trước Đệ Tam. Hình II.4 Địa tầng tổng hợp bể Nam Côn Sơn. BỂ TRẦM TÍCH MALAY-THỔ CHU Đá sinh đầm hồ của bể Malay- Thổ Chu chủ yếu nằm ở vùng trung tâm và ở độ sâu khá lớn. Chúng bắt đầu được hình thành trong các đầm hồ cổ, phân bố ở các bán địa hào, được phát triển mở rộng dần khi cả bể lún chìm nhanh. Diện phân bố của các hệ thống hồ này chưa được làm rõ nhưng luôn gắn liền với các giai đoạn thủy triều thấp và cao trong thời gian hình thành các tập K, L và M (Petronas, 1999) và tạo ra các tập sét phân bố khá rộng. Trầm tích sét đầm hồ tập trung chủ yếu trong hệ tầng Kim Long có tuổi OLigocen –Miocen sớm ( kl). Tên của hệ tầng được đặt theo tên của giếng khoan Kim –Long -1X ( Đỗ Bạt 2002 ). Tại giếng khoan này mặt cắt chuẩn từ độ sâu 3.140m - 3.534 m chủ yếu gồm sét kết màu xám, xám nâu chứa bột, xen các lớp cát kết hạt mịn đến vừa, đôi khi hạt thô, có nơi kẹp các lớp than, thành phần chủ yếu là hydromica và kaolinit. Bề dày của hệ tầng ơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐặc tính và khả năng sinh dầu khí của trầm tích sét đầm hồ trên thềm lục địa việt nam.doc