Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Bắc Quang – Tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 – 2018

PHẦN 1. MỞ ĐẦU. 1

1.1. Đặt vấn đề . 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát . 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể. 2

1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài. 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU . 4

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài . 4

2.1.1.Cơ sở lý luận của công tác cấp GCNQSDĐ . 4

2.1.2. Cơ sở thực tiễn . 5

2.1.3. Cơ sở pháp lý . 6

2.2.Khái niệm và một số quy định trong công tác cấp GCNQSDĐ . 7

2.2.1. Khái niệm . 7

2.2.2. Nguyên tắc cấp GCNQSD đất . 8

Theo quy định tại Chương VII, Mục 2, Điều 98 Luật đất đai năm 2013 . 8

2.2.3. Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ. 10

Theo quy định tại Điều 105 Luật đất đai năm (2013). 10

2.2.4. Điều kiện được cấp GCNQSDĐ . 10

2.2.5. Nhiệm vụ các cấp trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 11

2.2.6. Trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp GCNQSDĐ. 13

2.3. Khái quát về công tác cấp GCNQSDĐ của cả nước và của tỉnh

Hà Giang . 20

2.3.1. Kết quả về công tác cấp GCNQSDĐ của cả nước. 20

2.3.2. Kết quả về công tác cấp GCNQSDĐ của tỉnh Hà Giang. 21

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU. 22

pdf66 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Bắc Quang – Tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 – 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau: - Trường hợp người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện, thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi hồ sơ đến Uỷ ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều này. - Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính, hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi, hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có) (thời gian trích đo hoặc kiểm tra bản trích đo không quá 10 ngày làm việc và không tính vào thời gian giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận). - Kiểm tra hồ sơ đăng ký; Xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; Xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận vào đơn đăng ký. - Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có). - Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó; Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. 2. Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận thì trình tự thực hiện như sau: 16 a) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ và chuyển đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong ngày làm việc. b) Trong thời gian không quá 04 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau: - Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nộp nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật. Cơ quan thuế có trách nhiệm xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có), trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc. - Chuẩn bị hồ sơ để chuyển phòng Tài nguyên và Môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận. c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm: Kiểm tra hồ sơ và lập tờ trình gửi UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp thuê đất thì trình UBND cấp huyện ký quyết định cho thuê đất, ký hợp đồng thuê đất và ký Giấy chứng nhận sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. d) Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các công việc sau: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Tờ trình của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, ký Giấy chứng nhận. đ) Sau khi Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm: Vào sổ cấp Giấy chứng nhận, sao Giấy chứng nhận để lưu và gửi các cơ quan quản lý nhà nước về tài sản gắn liền với đất, cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; Chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện hoặc Uỷ 17 ban nhân dân cấp xã để trao Giấy chứng nhận cho người được cấp, thu lệ phí cấp giấy theo quy định (nếu có). Điều 6. Trình tự, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư đang sử dụng đất (gọi chung là tổ chức): 1. Trường hợp tổ chức sử dụng đất đề nghị đăng ký đất đai mà chưa có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận thì trình tự thực hiện như sau: a, Người sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ theo quy định. b, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ, sau đó chuyển hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở trong ngày làm việc. c, Trong thời gian không quá 12 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau: - Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính, hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi, hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có) (thời gian trích đo hoặc kiểm tra bản trích đo không quá 10 ngày làm việc và không tính vào thời gian giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận). - Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ. - Kiểm tra hồ sơ đăng ký; Xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; Xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận vào đơn đăng ký. 18 - Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có). d, Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ, hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó; Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. 2. Trường hợp tổ chức sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận thì thực hiện như sau: a, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ và chuyển đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong ngày làm việc. b, Trong thời gian không quá 4 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện như sau: Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu, nộp nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; Chuẩn bị hồ sơ để chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường. c, Trong thời hạn không quá 04 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: Kiểm tra hồ sơ và trình UBND tỉnh ký Giấy chứng nhận. Trường hợp thuê đất thì trình UBND tỉnh ký quyết định cho thuê đất; Sở Tài nguyên và Môi trường ký hợp đồng thuê đất và trình UBND tỉnh ký Giấy chứng nhận sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định. d, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các công việc sau: 19 Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xem xét, ký Giấy chứng nhận. e, Sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh ký Giấy chứng nhận, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm: Vào sổ cấp Giấy chứng nhận, sao Giấy chứng nhận để lưu và gửi các cơ quan quản lý nhà nước về tài sản gắn liền với đất, cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; Chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường để trao Giấy chứng nhận cho người được cấp giấy, thu lệ phí cấp giấy theo quy định (nếu có). Điều 7. Trình tự, thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong dự án phát triển nhà ở: 1. Chủ dự án nhà ở có trách nhiệm nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận hoặc cung cấp hồ sơ cho bên mua để tự đi đăng ký. 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ và chuyển đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong ngày làm việc. 3. Trong thời gian không quá 10 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: - Kiểm tra các giấy tờ pháp lý trong hồ sơ; Xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận vào đơn đăng ký; Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có). Cơ quan thuế có trách nhiệm xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có), trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc. - Kiểm tra hồ sơ, in Giấy chứng nhận, hoàn chỉnh hồ sơ chuyển cho cơ quan tài nguyên và môi trường. 20 4. Trong thời gian không quá 4 ngày, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm: - Thẩm tra trình tự, tính pháp lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét ký Giấy chứng nhận; - Chuyển cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. 5. Trong thời gian không quá 2 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm: - Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp của bên chuyển nhượng; - Sao lưu hồ sơ theo quy định, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính; - Chuyển đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả để trao Giấy chứng nhận cho người được cấp Giấy chứng nhận và thu lệ phí cấp giấy theo quy định (nếu có). 2.3. Khái quát về công tác cấp GCNQSDĐ của cả nước và của tỉnh Hà Giang 2.3.1. Kết quả về công tác cấp GCNQSDĐ của cả nước Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), năm 2015 lĩnh vực quản lý đất đai đã đặt được những kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là công tác đo đạc, cấp GCNQSDĐ. Hiện cả nước đã cấp được 41.8 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích hơn 22.9 triệu ha. Cụ thể, về công tác đo đạc, đăng kí, cấp GCN, đến nay cả nước đã đo đạc, lập bản đồ địa chính đạt trên 70% tổng diện tích tự nhiên và cơ bản đã hoàn thành mục tiêu cấp GCNQSDĐ theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội; cả nước đã cấp 41.8 triệu GCNQSDĐ với tổng diện tích hơn 22.9 triệu ha, đạt 94.9% diện tích các loại đất cần cấp và đạt 96.7% tổng số trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp giấy. Trong đó, đất SXNN đạt 90.3%, đất lâm nghiệp đạt 98.2%, đất ở đô thị đạt 96.8%, đất ở nông thôn đạt 94.5%, đất chuyên dùng đạt 85% diện tích đất cấp. 21 Cả nước đã có 121/709 đơn vị cấp huyện đang vận hành cơ sở dữ liệu đất đai, tập trung hoàn thành dứt điểm xây dựng cơ sở dữ liệu huyện mẫu để tích hợp vào cơ sở dũ liệu đất đai quốc gia, phục vụ vận hành và khai thác sử dụng [13]. 2.3.2. Kết quả về công tác cấp GCNQSDĐ của tỉnh Hà Giang Thực hiện Nghị quyết số 30 của QH và Chỉ thị số 05/CT - TTg ngày 4.4.2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tính đến 20.12.2018, Hà Giang đã cấp được 893114 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 246645.60ha, đạt hơn 93% diện tích cần cấp, trong đó: Đất nông nghiệp đã cấp 226,128.51ha chiếm 93.56%; đất phi nông nghiệp đã cấp 20,517.09ha chiếm 95.04%. Để có được kết quả này, kinh nghiệm của Hà Giang là sớm giao chỉ tiêu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến từng huyện, thành phố, thị xã và các sở, ngành liên quan; phân giao nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng cho các sở, ngành, UBND cấp huyện; xác định rõ loại đất cần tập trung hoàn thành [14]. 22 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Các tài liệu, văn bản hướng dẫn công tác cấp GCNQSDĐ, số liệu, kết quả công tác cấp GCNQSDĐ và các văn bản khác có liên quan đến công tác cấp GCNQSD đất các cá nhân, tổ chức là chủ sử dụng đất trên địa bàn huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. * Phạm vi nghiên cứu: Công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Bắc Quang giai đoạn 2016-2018 3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành * Địa điểm: Tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chi nhánh huyện Bắc Quang và được hoàn thiện tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. * Thời gian: Từ ngày: 11/02/2019 - 11/05/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu * Tình hình cơ bản của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang  Điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên  Kinh tế - xã hội  Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang * Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2018 - Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang theo thời gian - Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang theo đối tượng sử dụng đất - Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang theo đơn vị hành chính 23 - Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang theo loại đất * Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2018 thông qua lấy ý kiến của cán bộ quản lý đất đai và người dân * Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp đối với công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu * Số liệu thứ cấp: - Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên; các số liệu,tài liệu về kinh tế, xã hội của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang - Thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến công tác cấp GCNQSDĐ và các văn bản pháp luật có liên quan. * Số liệu sơ cấp: - Xây dựng mẫu phiếu điều tra đối tượng sử dụng đất - Tiến hành điều tra, phỏng vấn toàn bộ cán bộ Phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Bắc Quang 8 phiếu theo mẫu phiếu điều tra). - Tiến hành điều tra phỏng vấn đối tượng sử dụng đất 50 phiếu) để thu thập số liệu phục vụ cho việc đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu * Phương pháp thống kê Sử dụng phần mềm excel để thống kê các số liệu có liên quan tới công tác cấp GCNQSDĐ để tổng hợp làm căn cứ cho phân tích số liệu đảm bảo tính hợp lý, có cơ sở khoa học cho đề tài. * Phương pháp kế thừa 24 Sử dụng các kết quả có sẵn làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu. * Phương pháp so sánh. Thông qua các số liệu sẵn có, các số liệu thu thập, tổng hợp được để lựa chọn các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học và đúng với thực tế khách quan. * Phương pháp tổng hợp và viết báo cáo: Tổng hợp tài liệu, so sánh để làm rõ các tiêu chí cần nghiên cứu và tiến hành viết báo cáo. 3.4.3. Phương pháp phỏng vấn người dân - Đây là một phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn nêu những câu hỏi theo một chương trình dc định sẵn dựa trên những cơ sở luật số lớn của toán học. - Xây dựng phiếu điều tra công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Tiến hành phỏng vấn người dân ở những nơi có biết động 25 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Bắc Quang là một huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hà Giang, các thành phố Hà Giang- trung tâm của tỉnh khoảng 60km dọc theo quốc lộ 2. Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính cấp xã gồm 21 xã và 02 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên 1.084,01 km2, dân số năm 2018 là 125.700 người. - Vị trí địa lý: + Từ 220 10’ vĩ độ Nam đến 220 36’ vĩ độ Bắc + Từ 1040 43’ kinh độ Tây đến 1050 07’ kinh độ Đông Hình 4.1:Bản đồ huyện Bắc Quang 26 - Phạm Vi hành chính: Có đường địa giới hành chính giáp với các xã: + Phía bắc giáp với huyện Vị Xuyên + Phía nam giáp với huyện Lục Yên, Yên Bái + Phía Đông giáp huyện Hàm Yên, Tuyên Quang + Phía Tây giáp Quang Bình 4.1.1.2. Địa hình Huyện Bắc Quang có địa hình địa mạo tương đối phức tạp so với địa hình của tỉnh Hà Giang được chia thành 3 dạng địa hình chính như sau. - Địa hình núi cao trung bình: tập trung nhiều ở xã Tân Lập, Liên Hiệp, Đức Xuân với độ cao từ 700 m đến 1.500 m có độ dốc trên 250, chủ yếu là đá Granit, đá vôi và phiến thạch mica. - Địa hình đồi núi thấp: Có độ cao từ 100 m đến 700 m, phân bố ở tất cả các xã, địa hình đồi bát úp, lượn sóng thuận lợi cho phát triển các lợi cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. - Địa hình thung lũng: Gồm các dải đất bằng thoải, lượn sóng ven sông lô, sông con và suối sảo. Đìa hình khá bằng phẳng có điều kiện giữ nước và tưới nước trên hầu hết diện tích đất đã được khai thác trồng lúa và hoa màu. 4.1.1.3. Khí hậu Khí hậu Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chia thành 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình khoảng 22,5 đến 230C. Lượng mưa trung bình khoảng 4.665 – 5.000 mm/năm, Bắc Quang là một trong những vùng có số ngày mưa nhiều nhất ở Việt Nam, khoảng từ 180 đến 200 ngày/năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Tài nguyên rừng, thảm thực vật. 27 4.1.1.4. Thủy văn Huyện Bắc Quang chịu ảnh hưởng chủ yếu của chế độ thủy văn của hệ thống các sông và các suối, trong đó sông Lô là lớn nhất , đoạn chảy qua huyện dài khoảng 50km, các sông nhỏ hơn là sông Bạc, Sông Con. Với một hệ thống sông suối khá dầy đặc, có độ dốc lớn nên việc sử dụng nguồn nước này gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, huyện còn có nhiều khe suối chủ yếu chỉ có nước vào mùa mưa và có khả năng cung cấp nước tưới bổ sung cho sản xuất vụ hè. Do địa hình của huyện và lượng mưa phân bố không đều, đồng thời do tình trạng phá rừng làm rẫy nên có hiện tượng lũ lụt, hạn hán,ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sản xuất. 4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất: Đất đai của huyện Bắc Quang được hình thành do hai nguồn gốc phát sinh gồm: đất hình thành tại chỗ do phong hóa đá mẹ và đất hình thành do phù sa sông bồi tụ. Do đó có thể chia đất của huyện thành 5 nhóm đất chính sau: - Nhóm đất phù sa ( Fluvisols) - Nhóm đất Gley ( Gleysols) - Nhóm đất than bùn ( Histosols) - Nhóm đất xám ( Acrisols) - Nhóm đất đỏ ( Ferralsos) * Tài nguyên nước: - Nguồn nước mặt của huyện chủ yếu được cung cấp bởi hệ thống sông Lô, sông Con, sông Sảo, sông Bạc và nhiều hệ thống các sông suối nhỏ nằm ở các khe núi, ao, hồ khác,. Do nằm trên địa hình chia cắt mạnh và độ dốc dòng chảy lớn nên việc khai thác và sử dụng nguồn nước mặt gặp nhiều khó khăn, hạn chế. - Hiện chưa có tài liệu cụ thể nghiên cứu về trữ lượng nước ngầm, nhưng qua khảo sát hồ sơ bộ tại một số giếng nước trong vùng cho thấy mực 28 nước ngầm nằm ở độ sâu 6-10m, có thể khai thác dùng trong sinh hoạt cho nhân dân. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Kinh tế Sản xuất nông nghiệp giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống của nhân dân. Chính vì vậy mà những năm gần đây ngành trồng trọt của huyện Bắc Quang khá phát triển cụ thể như: Năm 2018 tổng sản lượng lương thực của toàn huyện đạt 48.672,24 tấn, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt 391.000 triệu đồng (theo giá hiện hành) Việc hực hiện công tác vận động, loại bỏ các tập tục lạc hậu để thay bằng nếp sống văn minh xây dựng khu dân cư – thôn xóm văn hóa, đến nay 80% số gia đình trong xã đã đạt chuẩn gia đình văn hóa. Có 72.8% gia đình đạt chuẩn văn hóa 3 năm liền. 4.1.2.2. Xã hội a. Dân số - Tính đến năm 2018 huyện Bắc Quang có 26.968 hộ được phân bố thành 21 xã, và 2 thị trấn t trên địa bàn. tổng số nhân khẩu: 112.751 người, bình quân 4,2 người/ hộ. Bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc tày chiếm đa số 50.944 người, chiếm 54,18% dân số toàn huyện, dân tộc kinh có 30.956 nguời, chiếm 27,46%, dân tộc Dao có 16.766, chiếm 14,87%, dân tộc Nùng có 5.694 người, chiếm 5,05% , dân tộc Mông có 5.062 người, chiếm 4,480%, còn lại là một số dân tộc thiểu số khác chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dân số - Là một huyện có nhiều dân tộc sinh sống nên rất đa dạng hóa về phong tục, tập quán. Do đó, công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ năm 2018 tỷ lệ dân số tự nhiên là 1,3%. 29 - Năm 2018 huyện có lực lượng lao động dồi dào với 56.900 lao động trong độ tuổi, chiếm 45,52% dân số. Đây là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy các nghành sản xuất phát triển, nhưng số lao động có trình độ còn hạn chế ( lao động được đào tạo chiếm 40% tổng số lao động, số lao động được tạo việc làm 3,63%) nên cũng gây khó khăn cho các cấp lãnh đạo của địa phương trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. - Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 25,2 triệu đồng/người/ năm. 4.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Bắc Quang *Thuận lợi - Với các đặc trương của một xã miền núi, đất đai phong phú, khí hậu trong lành, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, tạo cho xã có nhiều chủng lạo cây trồng, vật nuôi đa dạng. - Nguồn nước của xã thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp và sinh hoạt đời sống nhân dân. - Xã có 100 % dân số là dân tộc kinh, trình độ dân trí khá cao, nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù, chịu khó, sáng tạo, nhận thức về pháp luật, về tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân ngày càng được nâng cao. *Khó khăn Song song với những mặt thuật lợi đã nêu thì Huyện Bắc Quag còn có một số mặt không được thuật lợi gây khó khăn cho sinh hoạt và đời sống của người dân như: - Địa hình phức tạp , đất đai đa phần là đồi, dốc, bề mặt còn ít được che phủ gây nên xói mòn, rửa trôi làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông – lâm nghiệp và hạn chế phát triển hệ giao thông. - Hệ thống thủy lợi chưa được hoàn chỉnh do vậy nhiều vùng đất bị ngập úng vào mùa mưa, khô hạn vào mùa khô. 30 - Nguồn lao động dồi dào, tuy nhiện chất lượng thì chưa cao, tỷ lệ lao động được qua đào tạo còn rất thấp, là trở ngại cho quá trình phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa, thị trường. - Còn hạn chế trong việc hoạch định, định hướng, tầm nhìn phát triển kinh tế xã hội. Kế hoạch chuyển đổi cây trồng vật nuôi còn chậm, chưa mang lại hiệu quả cao, đảm bảo cạnh tranh trong quá trình hội nhập. 4.1.4. Tình hình quản lý đất đai của huyện 4.1.4.1. Hiện trạng quỹ đất Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Bắc Quang. Năm 2018, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Bắc Quang là 110 564.45 ha bao gồm: - Đất nông nghiệp 99 582.88 ha chiếm 87,61 % tổng diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp 5 970.37 ha, chiếm 5,55% tổng diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng 7784.80ha, chiếm 7.04% tổng diện tích tự nhiên. 4.2. Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang 31 Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang năm 2018 STT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) I Tổng diện tích tự nhiên 110564.45 100 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 96861.93 87.61 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 23807.04 21.53 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11204.72 10.13 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5104.82 4.62 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 6099.91 5,52 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 12602.31 11.40 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 72276.32 65.37 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 57448.92 51.60 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 14827.40 13.41 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 777.52 0.70 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 1.06 0.001 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 5917.72 5.35 2.1 Đất ở OCT 1278.81 11.06 2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 1053.08 0.95 2.1.2 Đất ở đô thị ODT 225.74 0.20 2.2 Đất chuyên dùng CDG 2289.99 2.07 2.2.1 Đất trụ sở, cơ quan TSC 17.68 0.02 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 554.62 0.50 2.2.3 Đất an ninh CAN 2.20 0,002 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 97.64 0.09 2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 212.45 0.19 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1405.40 1.27 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 1.21 0.001 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 2.16 0.002 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 71.77 0.06 2.6 Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối SON 2219.28 2.01 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 54.49 0.05 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0.00 0.00 3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 7784.80 7.04 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 162.33 0.15 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 7011.95 6.34 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 610.51 0.55 Nguồn: ( Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Bắc Quang) Tính đến ngày 31/12/2018, huyện Bắc Quang có 110564.45 ha diện tích đất tự nhiên. Gồm có: 32 * Đất nông nghiệp: Có diện tích 96861.93 ha, chiếm 87.61% tổng diện tích tự nhiên, trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 23807.04 ha, chiếm 21.53 % so với diện tích tự nhiên, trong đó: +Đất trồng cây hàng năm khác với diện tích 6099.91ha, chiếm 5.52% so với diện tích tự nhiên. + Đất trồng lúa với diện tích

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_cap_giay_chung_nhan_quyen_su_dun.pdf
Tài liệu liên quan