Mục lục
PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT CHUNG
CHƯƠNG I: Đặc điểm địa chất bồn trũng Mã Lai Thổ Chu
I.1 Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên . 7
I.2 Lịch sử tìm kiếm – thăm dò . 10
I.3 Đặc điểm cấu trúc địa chất và lịch sử nghiên cứu địa chất . 11
I.4 Địa tầng trầm tích đệ tam. 19
I.5 Hệ thống dầu khí. 27
CHƯƠNG II: Đặc điểm địa chất khu vực mỏ Năm Căn
II.1 Khái quát chung mỏ Năm Căn
II.1.1 Vị trí mỏ Năm Căn . 34
II.1.2 Lịch sử nghiên cứu. 35
II.2 Đặc điểm địa tầng. 36
II.3 Đặc điểm cấu kiến tạo. 43
II. 4 Hệ thống dầu khí . 46
PHẦN HAI: CHUYÊN ĐỀ
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC VÀ KHẢ NĂNG CHỨA CỦA CÁT
KẾT MỎ NĂM CĂN DỰA TRÊN TÀI LIỆU GIẾNG KHOAN VÀ CÁC
GIẾNG LÂN CẬN
CHƯƠNG I: Cơ sở lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu đặc điểm vật lý của
đá chứa cát kết dựa trên tài liệu giếng khoan
I.1 Độ rỗng . 53
I.2 Độ thấm. 60
I.3 Độ bão hòa . 64
I.4 Điện trở suất. 66
I.5 Độ phóng xạ tự nhiên. 66
I.6 Khoảng thời gian truyền sóng siêu âm . 67
I.7 Mật độ đất đá . 67
CHƯƠNG II: Đặc trưng thạch học trầm tích của tầng chứa
II.1 Môi trường trầm tích . 69
II.2 Đặc điểm thạch học của tầng chứa. 72
II.3 Mức độ biến đổi thứ sinh . 79
CHƯƠNG III: Đánh giá đặc tính thấm chứa của tầng chứacát kết mỏ Năm Căn
III.1 Các thông số thấm chứa . 83
III.2 Ảnh hưởng của thành phần thạch học đến tính thấm chứa . 86
III.3 Ảnh hưởng của môi trường trầm tích . 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2118 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá đặc điểm thạch học và khả năng chứa của cát kết mỏ năm căn – bồn trũng Mã Lai Thổ Chu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu nằm trong lô 46 – thuộc thềm lục địa Tây Nam Việt
Nam (Hình 2. 1)
Shell / Carigali
1000 Kilomet ers
Nam Can
VIETNAM
THAILAND
44
45
37
38
39
40
46
51
50
35
34
PM-311
PM-301
PM-3
PM-302
C19
A18
B17
B15
B14
B16
B13/38
B11/32
B11/38
B12/32
52/95
B12
B12
B13B12/22
BLOCK 46/02
CAKERAWALA-
GAJAH SURIYA-ULAR
B.PAKMA
B.ORKID
B.KEKWA
B.RAYA
DAMAR
BINTANG
LAWIT
JERNEH
BUMI
BULAN
TAPI
MUDA
TONNOKYOONG
BONGKOT
TONSAK
TONKOON
BONGKOT
BUSSABONG
MORAGOT
PAILIN
BANPOT
JAKRAWAN
FUNAN
GOMIN
TRAT
SATUNERAWAN
To Songk la
UNOCAL
BLOCK
JDA Gas Pipeline
P
ro
p
o
s
e
d
C
a
M
a
u
G
a
s
P
i p
e
li
n
e
JENGKA
Mỏ Năm Căn
H.II.1: Vị trí mỏ Năm Căn
Tiểu luận tốt nghiệp GVHD: TS Cù Minh Hoàng
SVTH: Lê Minh Hải 35
II.1.2. Lịch sử nghiên cứu lô 46
Từ tháng 8/1990, trên cơ sở hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) ký kết với
PetroVietnam, Công ty Fina Exploration Minh Hai B.V. đã tiến hành đo địa chấn
hai chiều năm 1992 và dựa trên kết quả minh giải Địa chấn hai chiều đã tiến hành
khoan thành công bốn giếng khoan thăm dò trong khoảng thời gian từ tháng 8/1995
đến tháng 7/1997.
Các giếng khoan: TC-2X, TC-3X và TC-1X đã được khoan nhằm kiểm tra
các cấu tạo lồi có khép kín theo bốn chiều và đã phát hiện dầu khí với tổng chiều
dầy các vỉa chứa dầu và khí khá lớn.
Giếng khoan TC-4X đã được khoan nhằêm kiểm tra bẫy phi cấu tạo dạng
lòng sông cổ, chỉ phát hiện ra vỉa cát chứa dầu với chiều dầy 12.5 m. Dựa trên các
kết quả đó tháng 6/1997 khảo sát địa chấn ba chiều đã được tiến hành trên diện
tích 466 km2.
Trên cơ sở tài liệu địa chấn ba chiều, hai giếng khoan đã được thực hiện
trong khoảng thời gian từ tháng 8/1998 đến tháng 1/1999 với kết quả khác nhau.
- Giếng khoan TC-5X đã được thực hiện nhằm kiểm tra hàng loạt bẫy hỗn
hợp dạng cấu tạo và địa tầng với kết quả đã phát hiện ra nhiều vỉa cát chứa khí với
tổng chiều dày 93m.
- Giếng khoan TC-6X đã kiểm tra một loạt các bẫy địa tầng chủ yếu dạng
lòng sông cổ và đã không phát hiện ra dầu khí. Trên cơ sở các kết quả đó có thể
nhận định rằng các bẫy kết hợp dạng cấu tạo và địa tầng có xác suất phát hiện dầu
khí cao, còn các bẫy địa tầng có xác suất phát hiện dầu khí thấp.
Trong lô 46 dựa theo các tài liệu đã có, dầu khí đã được phát hiện chứa
trong các lớp cát kết có chiều dày thay đổi trong phạm vi lớn (từ một vài mét tới
30-40 m), diện phân bố hẹp (chiều rộng thay đổi từ 0,1 đến 5 km). Đó là các vỉa
cát chủ yếu thuộc loại lòng sông cổ hoặc cát bãi bồi, được thành tạo trong môi
trường đầm lầy delta và đồng bằng ven biển.
Tiểu luận tốt nghiệp GVHD: TS Cù Minh Hoàng
SVTH: Lê Minh Hải 36
Các tầng chứa quan trọng chủ yếu tập trung trong bốn phức hệ trầm tích
tương ứng với bốn chu kỳ biển tiến trong kỳ Mioxen sớm. Các phức hệ trầm tích kể
trên được phân chia từ trên xuống bởi các mặt ranh giới tương ứng là: Hz165,
Hz120, Hz100 và Hz70.
Tầng sinh chủ yếu là các tập sét và sét-than thuộc K-Shale được thành tạo
trong môi trường delta – thuộc phần dưới lát cắt Mioxen hạ, vì vậy hai ranh giới địa
tầng quan trọng khác là: Hz40 và K-Shale tương ứng là nóc và đáy của các trầm
tích delta cũng cần được quan tâm.
Sau khi kết thúc hợp đồng mặc dù còn một số khu vực có triển vọng chưa
được khoan thăm dò song công ty FINA vẫn phải trả lại lô 46 cho PetroVietnam.
II.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG
Ở lô 46, lát cắt địa tầng bao gồm đá móng biến chất trước Đệ Tam, trầm tích
tuổi Oligoxen, Mioxen và Plioxen-Đệ Tứ. Móng trước Đệ Tam đã gặp ở hai giếng
khoan thăm dò TC-2X và TC-5X (chiều dày khoan vào móng được khoảng 30 m),
là đá trầm tích biến chất, chặt xít (không biểu hiện dầu khí). Tầng trầm tích tuổi
Oligoxen có chiều dày trung bình 200 m, trầm tích tuổi Mioxen có chiều dày trung
bình 1900 m và trầm tích tuổi Plioxen- Đệ Tứ, chiều dày trung bình 650 m.
Tầng chứa dầu khí của lô chủ yếu có tuổi Mioxen sớm là các lớp cát sét xen
kẽ theo dạng xếp chồng, tướng đồng bằng châu thổ và các tập cát kết dạng kênh
rạch. Ngoài ra, từ kết qủa minh giải địa tầng tài liệu địa chấn cho thấy có khả năng
gặp các tầng chứa có dạng bẫy địa tầng ở cấu tạo này.
- Trầm tích Mioxen hạ: Bao gồm các thành tạo trầm tích tướng đồng bằng
châu thổ, chiều dày khoảng 1000 m.
Tiểu luận tốt nghiệp GVHD: TS Cù Minh Hoàng
SVTH: Lê Minh Hải 37
- Trầm tích Mioxen trung – thượng bao gồm các thành tạo trầm tích tướng
ven bờ tới biển nông chịu ảnh hưởng bởi hoạt động thủy triều, chiều dày khoảng
700m.
- Trầm tích Plioxen – Đệ Tứ bao gồm các thành tạo trầm tích trong môi
trường biển nông, chiều dày khoảng 480m.
Hàng loạt các giếng khoan đã mở ra lát cắt địa tầng khu vực mỏ Năm Căn lô
46. Từ dưới lên trên địa tầng được mô tả như sau:
II.2.1. Oligoxen muộn
Thành hệ Kim Long (E3kl)
Chủ yếu là sét kết xen kẹp cát kết và đai nhỏ bột kết, đá phiến.
Sét kết: Nâu đỏ nhợt đến nâu đỏ sẫm, xám sáng đến vừa, trắng đến trắng
sữa, dẻo đến rất cứng, giòn, nửa cứng trong các đá nâu đỏ sẫm, không dính, tan,
không giàu khoáng chất vôi, lẫn á cát và bùn, chủ yếu là đá biến chất.
Cát kết: Tròn trịa, xám sáng, trong mờ đến trong suốt, như màu trắng, độ hạt
từ thô đến tốt, góc cạnh đến tròn, phân bố kém, chủ yếu là thạch anh bở rời, đôi
khi tập trung cùng với các tập sét nền và đá vôi ximăng, có dấu vết của Clorit,
Pyrit, các mảnh vụn đá cứng, độ lỗ rỗng từ kém đến trung bình.
Đá phiến: Xám vừa đến xám sẫm, xám nâu sáng, nâu vàng mờ tối, cứng đến
nửa cứng, nửa phân phiến đến phân phiến, đôi chỗ có vẩy Mica, lẫn ít bùn.
Bột kết: Chủ yếu có màu xám sáng đến xám vừa, xám Oliu, đôi chỗ có màu
trắng đến trắng sữa, dẻo đến cứng, bở rời.
II.2.2. Mioxen sớm
Thành hệ Ngọc Hiển (N1
1nh)
Chủ yếu gồm sét kết xen kẹp với cát kết, cuội kết và đá phiến sét kết hợp
những lớp than và đá vôi mỏng.
Tiểu luận tốt nghiệp GVHD: TS Cù Minh Hoàng
SVTH: Lê Minh Hải 38
Đá phiến: Xám vừa đến xám sẫm, xám nâu sáng, nâu vàng mờ tối, từ mềm
đến cứng, bán phân phiến đến phân phiến, đôi chỗ có vẩy Mica, lẫn ít bùn với các
dấu vết của đá vôi màu xám sáng.
Sét kết: Xám sáng đến xám vừa, trắng đến trắng sữa, nâu nhạt đến nâu
xám, xám nâu nhạt, dẻo đến cứng, có xu hướng thấp dần, có dấu vết của sự phân
bố đá cứng màu xám lục đến xám lục sẫm, vô định hình, dính vừa đến rất dính, tan,
mật độ khoáng chất giàu vôi tăng dần, lẫn một ít á cát và bùn với thành phần chính
là Cacbonat.
Bột kết: Xám sáng đến xám xanh Oliu, xám xanh Oliu sẫm, đôi chỗ có màu
trắng đến trắng sữa, dẻo đến cứng, phần lớn là bán cứng, bở rời.
Cát kết: Tròn trịa, xám sáng, trong mờ đến trong suốt, như màu trắng, độ hạt
từ tốt đến rất tốt, góc cạnh đến tròn, phần lớn là bán tròn, chủ yếu là thạch anh bở
rời, đôi khi tập trung cùng với các tập sét nền và đá vôi ximăng, phần lớn là Pyrit,
có dấu vết của Mica, các mảnh vụn đá cứng, độ lỗ rỗng từ kém đến trung bình.
II.2.3. Mioxen giữa
Thành hệ Đầm Dơi (N1
2dd)
Chủ yếu là sét kết và bột kết và một lớp nhỏ than
Sét kết: Xám lục sáng đến sẫm, xám sáng đến xám vừa, dẻo vừa đến cứng,
cấu tạo không định hình, dính vừa, tan, mật độ Canxi ít, có lẫn một ít á cát và bùn
với thành phần chủ yếu là Cácbon.
Bột kết: Xám sáng đến xám vừa, xám xanh ánh lục, xám Oliu, dẻo đến
cứng, cấu tạo khối đến nửa khối với những hình cắt, không giàu thành phần chứa
vôi, sự tuyển chọn tại chỗ cho độ hạt rất tốt với thành phần chủ yếu là vảy Mica.
Cát kết: Xám sáng, trong mờ đến trong suốt, thỉnh thoảng có màu xám xanh,
xám, độ hạt rất tốt, sắc cạnh đến nửa tròn, sắp xếp không đều, phần lớn là thạch
anh bở rời, một vài chỗ tập trung cùng với các tập sét và đá vôi ximăng, có các dấu
Tiểu luận tốt nghiệp GVHD: TS Cù Minh Hoàng
SVTH: Lê Minh Hải 39
vết của Mica, Clorit, các mảnh vụn đá cứng, chủ yếu là trùng lỗ, hoá đá và vỏ
động thực vật, độ rỗng từ nghèo đến bình thường.
Than: Đen đến nâu, đen sẫm, nâu sẫm, cứng chắc đến nửa cứng, dễ vỡ vụn,
hình thái nửa khối đến nửa dẹt, vết vỡ dạng vỏ sò, các dấu vết của cấu trúc gỗ
cùng với ánh thuỷ tinh mạnh.
II.2.4. Mioxen muộn
Thành hệ Minh Hải (N1
3mh)
Thành phần chủ yếu là cát kết, sét kết và bột kết xen kẽ.
Sét kết: Xám sáng đến xám vừa, xám tro, có màu xám Oliu ở tập trên cùng,
dẻo vừa đến cứng, đôi khi phân bố không theo trình tự từ trên xuống dưới, không tự
hình, dính, tan được, các thành phần đá vôi tăng dần, có lẫn một ít á cát và bùn.
Bột kết: Xám sáng đến xám vừa, đôi khi có màu xám Oliu, dẻo vừa đến
cứng, tự hình đến nửa tự hình, không có sự vôi hoá, sự tuyển chọn tại chỗ cho độ
hạt rất tốt với thành phần chủ yếu là các vảy Mica.
Cát kết: Xám sáng, trong mờ đến trong suốt, độ hạt rất tốt, sắc cạnh đến nửa
tròn, phân bố không đều, phần lớn là thạch anh bở rời, đôi khi tập trung cùng với
các tập sét và đá vôi ximăng, có các dấu vết của Mica, Clorit, các mảnh vụn đá
cứng, chủ yếu là trùng lỗ, hoá đá và vỏ động thực vật, quan sát thấy độ rỗng từ
kém đến trung bình
Than: Đen đến nâu đen, cứng chắc, giòn, dễ vỡ vụn, nửa tự hình, có ánh
thuỷ tinh mạnh.
II.2.5. Plioxen
Thành hệ Biển Đông (N2bd)
Thành phần chủ yếu là cát sen kẽ sét và một phần nhỏ than
Cát: Chủ yếu là trong suốt đến trong mờ, xám sáng, độ hạt từ mịn đến vừa,
đôi khi có cát hạt thô, góc cạnh đến nửa tròn, đôi khi bị mài tròn, ít và không phổ
biến lắm, không có Quartz, các dấu hiệu xuất hiện tập trung trong các tập sét và đá
Tiểu luận tốt nghiệp GVHD: TS Cù Minh Hoàng
SVTH: Lê Minh Hải 40
vôi, phần lớn là Pyrit và vỏ động thực vật, hoá đá, độ lỗ rỗng từ bình thường đến
tốt.
Sét: Xám sáng ánh lục, xám sáng đến xám vừa, xanh lục nhạt, xanh oliu
sáng, thỉnh thoảng nâu nhạt, mềm đến cứng chắc, không có hình dạng nhất định,
không dính đến nửa dính, tan được, có lẫn một ít á cát và bùn.
Than: Đen đến nâu đen, cứng chắc, giòn, dễ vỡ vụn, nửa tự hình, có ánh
thuỷ tinh mạnh.
Tiểu luận tốt nghiệp GVHD: TS Cù Minh Hoàng
SVTH: Lê Minh Hải 41
H
.II
. 2
: C
ột
Đ
ịa
T
ần
g
Lo
â 4
6
Tiểu luận tốt nghiệp GVHD: TS Cù Minh Hoàng
SVTH: Lê Minh Hải 42
H.II.3: Cột địa tầng của mỏ Năm Căn
Tiểu luận tốt nghiệp GVHD: TS Cù Minh Hoàng
SVTH: Lê Minh Hải 43
II.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU KIẾN TẠO.
II.3.1 Các đơn vị cấu trúc
Kết quả minh giải cấu trúc được biểu diễn trên các bản đồ cấu tạo đẳng thời
và đẳng sâu của bảy ranh giới đã được minh giải. Các bản đồ đó đã phản ánh một
cách tương đối chi tiết và toàn diện các cấu trúc địa chất có khả năng chứa dầu khí
của khu vực nghiên cứu.
Đối với các tầng sâu (Móng trước Đệ Tam đến đáy tập sét K) tồn tại hai hệ
thống đứt gẫy có hướng Tây Bắc – Đông Nam và Á Vĩ Tuyến, còn đối với các tầng
nông (từ Hz40 trở lên) hầu như chỉ còn hệ thống đứt gẫy hướng Tây Bắc –Đông
Nam cắt qua. Có thể nói hệ thống đứt gẫy này hoạt động cho đến tận Mioxen
muộn hoặc Plioxen.
Chính do ảnh hưởng của hệ thống đứt gẫy hướng Tây Bắc – Đông Nam đã
hình thành lên một dải cấu tạo lồi của vùng nghiên cứu. Dải cấu tạo này bao gồm
Thổ Chu 1, Thổ Chu 2, Thổ Chu 3, Thổ Chu 4, Thổ Chu 5 và Thổ Chu 6. Đó là các
cấu tạo lồi, hầu như khép kín bốn chiều đối với hầu hết các ranh giới đã minh giải,
các cấu tạo này đã được xác minh chứa dầu khí bởi 06 giếng khoan thăm dò (TC-
1X đến TC-6X). Trên giải cấu tạo này còn tồn tại hai cấu tạo chưa được khoan
kiểm tra đó là Thổ Chu 3 Tây, Thổ Chu 2 Tây. Các cấu tạo Thổ Chu 2 Tây và Thổ
Chu 3 Tây nằm ở cánh nâng của đứt gẫy và là các cấu tạo được chắn phía Đông
bởi các đứt gẫy thuận.
Kết quả minh giải cấu trúc cho thấy đó là các cấu tạo có triển vọng nhưng
chưa được khoan thăm dò.
Tiểu luận tốt nghiệp GVHD: TS Cù Minh Hoàng
SVTH: Lê Minh Hải 44
H.II.4: Bản đồ cấu trúc tầng chứa tập I lô 46
H.II.5: Bản đồ cấu trúc tầng chứa tập J lô 46
Tiểu luận tốt nghiệp GVHD: TS Cù Minh Hoàng
SVTH: Lê Minh Hải 45
II.3.2. Đặc điểm đứt gãy
Bảy bản đồ các tầng phản xạ được xác định và vẽ cho toàn bộ khối địa chấn
3D ở tỷ lệ 1/50 000 được minh giải chi tiết hơn (mạng lưới 5x10) để thành lập 7 bản
đồ tương tự và được chuyển đổi ra độ sâu, tỷ lệ 1/25 000 làm cơ sở để tính toán
tiềm năng dầu khí tại chỗ cũng như xác định vị trí giếng khoan.
Về mặt kiến tạo, khu vực lô 46 thuộc bồn trũng Mã Lai, và trải qua ba pha
hoạt động kiến tạo: Pha tách giãn Oligoxen, Mioxen hạ, pha nén ép từ Mioxen
giữa đến Mioxen muộn và cuối cùng là pha lún chìm địa nhiệt khu vực vào thời kỳ
Mioxen muộn và Plioxen.
Hệ thống đứt gãy chính trong khu vực nghiên cứu có phương TB-ĐN, chủ
yếu tập trung trên dải cấu trúc Thổ Chu 1, Thổ Chu 2, Thổ Chu 3, Thổ Chu 4, Thổ
Chu 5 và Thổ Chu 6. Hệ thống này có vai trò trong việc hình thành các cấu tạo
dạng “roll-over” ở cánh sụt cũng như dạng bẫy khép kín vào đứt gãy ở cánh nâng.
Hầu hết các cấu tạo đã phát hiện trong khu vực nghiên cứu đều nằm trên dải cấu
trúc chính có hướng TB-ĐN trong đó có cấu tạo Thổ Chu 2 Tây (TC2T) và Thổ
Chu 3 Tây (TC3T).
Cấu tạo Thổ Chu 2 Tây nằm ở phía Tây của cấu tạo Thổ Chu 2 (TC2), được
phân biệt với cấu tạo Thổ Chu 2 (đã khoan một giếng khoan thăm dò TC-2X và đã
phát hiện dầu khí) bởi đứt gãy có hướng TB-ĐN, có dạng khép kín tựa vào đứt gãy.
Hình dáng cấu tạo của nó đơn giản, được chắn bởi đứt gãy có hướng B-N và TB-
ĐN. Ở các tầng móng trước Đệ Tam và đáy tầng sét K cấu trúc của cấu tạo Thổ
Chu 2 Tây được mở rộng sang cả cấu tạo Thổ Chu 3 Tây (TC3T), điều này cho
thấy hai cấu tạo này có chung một qúa trình hình thành và phát triển. Cấu trúc của
các tầng trẻ hơn từ Hz40, Hz70, Hz100, Hz120 và Hz165 cũng là các tầng chứa
chính, có hình dạng tương đối giống nhau và đều khép kín vào đứt gãy. Biên độ
khép kín của các tầng này ít thay đổi, thường vào khoảng 40 – 45m. Do khép kín
tựa vào đứt gãy nên đứt gãy đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bẫy.
Tiểu luận tốt nghiệp GVHD: TS Cù Minh Hoàng
SVTH: Lê Minh Hải 46
Cấu tạo Thổ Chu 3 Tây (TC3T) cũng thuộc dải cấu trúc chính, nằm ở phía
Tây của cấu tạo Thổ Chu 3 (cũng đã khoan một giếng thăm dò TC-3X và đã phát
hiện dầu khí), phân cách với cấu tạo TC bởi đứt gãy có hướng TB-ĐN. Ba tầng cấu
tạo dưới cùng là móng trước Đệ Tam, đáy tập sét K và tầng Hz40 có khép kín cấu
tạo tựa vào hai đứt gãy có hướng Tây TB – Đông ĐN và đứt gãy có hướng TB –
ĐN nối với nhau nên diện tích cũng như biên độ khép kín đều lớn. Còn các tầng trẻ
hơn tầng Hz40, do đứt gãy hướng Tây TB – Đông ĐN chấm dứt hoạt động, nên
biên độ và diện tích khép kín nhỏ hơn và chỉ phụ thuộc vào đứt gãy hướng TB-ĐN,
các tầng từ Hz70 đến Hz165 đều có hai đỉnh cấu tạo khép kín vào đứt gãy, nhưng
chỉ có đỉnh cấu tạo phía Nam là đáng kể. Cần lưu ý rằng đứt gãy Tây TB – Đông
ĐN của cấu tạo TCT có biên độ dịch chuyển theo chiều thẳng đứng rất nhỏ (< 10
m) từ khoảng đáy tập sét K đến trên tầng Hz40, điều này có thể giải thích bởi sự
hoạt động của đứt gãy liên quan đến trọng lực hơn là kiến tạo.
II.4. HỆ THỐNG DẦU KHÍ
II.4.1. Đặc điểm tầng sinh
Sự phát hiện dầu khí ở các giếng khoan khu vực lô 46 và vùng phụ cận cho
thấy sự hiện diện của đá mẹ sinh dầu ở tuổi trưởng thành cho cả dầu lẫn khí ở phía
khu vực sâu của bồn trũng Mã Lai. Có hai loại đá mẹ sinh dầu khí đã được xác
định là sét đầm hồ có tuổi Oligoxen và sét than có tuổi Mioxen sớm.
Kết quả nghiên cứu địa hoá của công ty FINA cũng đã cho thấy tồn tại loại
dầu có độ kết dính thấp vàø trung bình liên quan đến các tập sét than tuổi Mioxen
sớm và dầu có độ kết dính cao liên quan đến tầng sét đầm hồ tuổi Oligoxen.
II.4.2. Đặc điểm tầng chứa
Như đã trình bày trong phần hai, các cấu tạo TC2/TC2T, TC3/TC3T đều
nằm trên cùng một đới cấu trúc với mỏ Kekwa (thềm lục địa Malaysia), nên có
một quá trình hình thành và phát triển tương tự như nhau. Ở mỏ Kekwa đã khoan ở
Tiểu luận tốt nghiệp GVHD: TS Cù Minh Hoàng
SVTH: Lê Minh Hải 47
hai cánh cấu tạo và kết quả cho thấy rằng chiều dày tầng chứa không bị ảnh hưởng
bởi đứt gãy, điều đó có nghĩa là chiều dày tầng chứa ở hai cách đứt gãy tương tự
nhau. Các bản đồ biên độ cũng cho thấy hệ thống channel không dịch chuyển khi
cắt qua hệ thống đứt gãy. Như vậy có thể áp dụng mô hình tầng chứa của các cấu
tạo đã khoan phía Đông cho các cấu tạo phía Tây, cụ thể là áp dụng mô hình tầng
chứa ở cấu tạo Thổ Chu 2 cho cấu tạo Thổ Chu 2 Tây và Thổ Chu 3 cho cấu tạo
Thổ Chu 3 Tây. Có thể dự đoán rằng tầng chứa ở cấu tạo TC2T là các lớp cát xen
kẽ với các lớp sét phân bố theo dạng xếp chồng có tướng ven bờ tới đồng bằng
châu thổ, các tập cát kết dạng kênh rạch. Lưu ý rằng kết qủa minh giải địa tầng tài
liệu địa chấn cho thấy hầu hết các dấu hiệu về biên độ địa chấn ở cấu tạo Thổ Chu
2 đều phát hiện và có sự tương tự ở cấu tạo TC2T, và như vậy khả năng gặp các
tầng chứa có dạng bẫy địa tầng ở cấu tạo TC2T là có. Mô hình tương tự như vậy
cũng được sử dụng cho cặp cấu tạo TC3 và TC3T, và từ đó có thể dự đoán khả
năng gặp các tầng chứa là các lớp cát xen kẽ với các lớp sét phân bố theo dạng
xếp chồng có tướng đồng bằng sông ngòi đến trầm tích ven bờ. Kết quả minh giải
địa tầng tài liệu địa chấn 3D cũng cho thấy các dấu hiệu về biên độ địa chấn giống
nhau giữa cấu tạo TC3 và TC3T, dự báo khả năng cao gặp các dạng bẫy địa tầng
khi khoan ở cấu tạo TC3T.
Với mô hình tầng chứa như trình bày ở trên, ta thấy khó có thể liên kết được
các tầng chứa từ giếng khoan này qua giếng khoan khác trên cùng một dải cấu tạo
theo hướng từ Nam lên Bắc của khu vực nghiên cứu.
II.4.3. Đặc điểm tầng chắn
Các thành tạo chắn giữ dầu khí trong khu vực có thể được chia thành hai loại
chủ yếu: Chắn cấu tạo và chắn kiến tạo (chắn bởi đứt gãy).
II.4.3.1. Đặc điểm chắn cấu tạo
Chắn cấu tạo bao gồm các tầng chính sau:
Tiểu luận tốt nghiệp GVHD: TS Cù Minh Hoàng
SVTH: Lê Minh Hải 48
Tầng chắn I: Đây là các tập sét Plioxen-Đệ Tứ có chiều dày hàng trăm mét,
đóng vai trò tầng chắn khu vực cho toàn vùng. Hàm lượng sét ổn định, khoảng 85-
90%, độ hạt chủ yếu nhỏ hơn 0,001mm. Khoáng vật chủ yếu là montmorilonit và
thứ yếu là hydromica. Xen kẽ trong các tầng sét là các lớp bột kết mỏng có đặc
tính trương nở cao.
Tầng chắn II: Là các tập sét đáy Mioxen dưới. Các tập này phân bố không
liên tục, đóng vai trò tầng chắn địa phương cho các tầng sản phẩm bên dưới. Chiều
dày của tầng này khoảng 25-60m, hàm lượng sét dao động từ 75-85%, độ hạt nhỏ
hơn 0,001mm. Khoáng vật chủ yếu là montmorilonit, ngoài ra còn có Hydromica
và Kaolinit.
Tầng chắn III: Là các tập sét trong tầng Oligoxen, có bề dày lớn hơn 50-
200m và khá ổn định và đóng vai trò tầng chắn khu vực. Hàm lượng sét cao 80-
90%, khoáng vật chủ yếu là Montmorilonit và tổ hợp Hydromica-montmorilonit, độ
hạt 0,001-0,003.
II.4.3.2. Đặc điểm chắn đứt gãy
Do đặc điểm của các cấu tạo TC2T, TC3T đều là dạng cấu tạo khép kín ba
chiều và một chiều khép vào đứt gãy nên khả năng chắn của đứt gãy là rất quan
trọng.
Khả năng chắn của đứt gãy phụ thuộc vào các yếu tố như: Mức độ tiếp xúc
của tập chứa đối với tập có độ thấm thấp (sét) qua đứt gãy, độ dẻo của các tập sét
tạo khả năng trải căng ra của chúng tạo thành màn chắn ở bề mặt đứt gãy (clay
smear), sự lấp đầy các khe nứt đứt gãy bằng các vật liệu hạt mịn có từ đới cà nát
của đứt gãy (Shale gouge) và mức độ biến chất dọc theo đới đứt gãy làm mất một
phần hoặc hoàn toàn độ rỗng.
Để đánh giá mức độ tiếp xúc của tập chứa đối với tập có độ thấm thấp (sét)
qua đứt gãy hướng Tây TB – Đông ĐN, biểu đồ Allan cho đứt gãy này đã được
Tiểu luận tốt nghiệp GVHD: TS Cù Minh Hoàng
SVTH: Lê Minh Hải 49
thực hiện. Theo biểu đồ này ta có thể thấy rằng hầu hết các tập cát ở cấu tạo TC3T
khả năng chắn rất kém.
Để đánh giá khả năng chắn đứt gãy của ba yếu tố còn lại biểu đồ tam giác
đã được thực hiện dựa trên biên độ dịch chuyển thẳng đứng của đứt gãy và tỷ lệ
cát/sét. Kết quả cuối cùng cho thấy khả năng là khả năng chắn đứt gãy của các tập
chứa dưới FS40 ở cấu tạo TC3T là có rủi ro lớn.
II.4.4. Di chuyển và nạp bẫy
Dịch chuyển của dầu khí tới các bẫy tuy còn một vài ý kiến nhưng hầu hết
các nghiên cứu đều cho rằng trong khu vực nghiên cứu tồn tại đồng thời hai cơ chế
dịch chuyển ngang và thẳng đứng. Tuỳ từng vị trí cụ thể mà một trong hai cơ chế
này đóng vai trò chủ đạo. Sự dịch chuyển ngang của hydrocarbon có thể thấy trong
hầu hết địa tầng, trong Mioxen (tập H trở lên), ở các tầng này đá sinh và chứa xen
kẹp và liền kề nhau, hydrocarbon sau khi sinh ra từ đá mẹ chỉ phải dịch chuyển
ngang với quãng đường rất ngắn tới các tầng chứa.
Do hydrocarbon có tỷ trọng nhẹ và các hệ thống đứt gãy thẳng đứng có mặt
ở hầu hết trong khu vực nghiên cứu, nên có thể nói dịch chuyển thẳng đứng có vẻ
chiếm ưu thế hơn trong các tồn tại các hệ thống đứt gãy này. Trong một số trường
hợp đặc biệt hydrocarbon có thể dịch chuyển dọc các đứt gãy lên tận các tầng chứa
gần bề mặt. Điển hình là sự di chuyển khí từ các tầng sinh đã trưởng thành nằm ở
dưới sâu (tầng K) theo các đứt gãy và lấp đầy vào các bẫy của tầng chứa E và F đã
chứng minh quan điểm dịch chuyển thẳng đứng và chứng tỏ dịch chuyển thẳng
đứng đóng vai trò quan trọng. Sự có mặt của khí CO2 không hữu cơ trong các mỏ
dầu khí cũng là những bằng chứng rõ ràng về sự dịch chuyển thẳng đứng.
Đối với các tầng sinh và chứa nằm sâu hơn như I, J, K tới L, dầu sinh thành
từ đá mẹ đầm hồ trong thời kỳ tách giãn (Syn rift) tới giai đoạn đầu sau tách giãn
(early post rift). Các dầu này có tỷ trọng lớn hơn khí nhiều lần, mặt khác tỷ phần
đá chứa trong các tầng trên khá l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá đặc điểm thạch học và khả năng chứa của cát kết mỏ năm căn – bồn trũng mã lai thổ chu.pdf