MỤC LỤC
CHƯƠNG TRANG
Trang bìa i
Trang tựa ii
Lời cảm tạ iii
Tóm Tắt iv
Mục lục vii
Danh sách các chữ viết tắt x
Danh sách các hình xi
Danh sách các biểu đồ xiii
Danh sách các bảng xiv
1. Lời mở đầu 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2.Mục tiêu đề tài 2
1.3.Yêu cầu đề tài 2
2. Tổng quan tài liệu 3
2.1. Axit phytic 3
2.2. Đặc điểm của axit Phytic và vai trò của nó 4
2.2.1. Axit phytic đối với cây trồng 6
2.2.2. Axit phytic với con người, vật nuôi và môi trường 7
2.2.2.1. Ảnh hưởng của axit phytic đối với con người 7
2.2.2.2. Ảnh hưởng của axit phytic đối với vật nuôi và môi trường 7
2.3. Công nghệ sinh học phân tử trên cây lúa 9
2.4. Nghiên cứu di truyền gen axit phytic thấp 11
2.5. Đánh dấu siêu vệ tinh (Microsattelite) 15
2.6. Quá trình sinh tổng hợp axit phytic 15
3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 18
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 18
3.2. Vật liệu 18
3.3. Nguồn gốc vật liệu 18
3.4. Dụng cụ và hóa chất 20
3.4.1. Dụng cụ 20
3.4.2. Hóa chất 20
3.4.2.1. Hóa chất phân tích sinh hóa 20
3.4.2.2. Hóa chất phân tích phân tử 20
3.5. Xác định lượng photpho trong hạt bằng phương pháp sinh hoá 21
3.5.1. Phương pháp thực hiện 21
3.5.2. Tiến hành phân tích 22
3.6. Đánh giá kiểu gen qua chỉ thị phân tử 23
3.6.1. Phân lập DNA từ mẫu lá lúa 22
3.6.2. Kiểm tra chất lượng DNA 25
3.6.3. Phân tích SSR 26
3.6.3.1. PCR dùng cho một phản ứng 27
3.6.3.2. Phương pháp tiến hành 27
3.6.3.3. Phân tích mẫu trên gel 28
4. Kết quả và thảo luận 29
4.1. Đánh giá tính trạng axit phytic thấp qua phản ứng sinh hóa 29
4.1.1. Quần thể lúa mùa và lúa cao sản 29
4.1.2. Quần thể lúa đột biến 31
4.1.2.1. Quần thể lúa đột biến OM 1490 và OMCS 2000 ở thế hệ M3 31
4.1.2.2. So sánh với kết quả ở thế hệ M2 được nghiên cứu trước đây 36
4.1.2.3. Quần thể lúa đột biến OM 1490 và OMCS 2000 ở thế hệ M4 36
4.2.Đánh giá tính trạng axit phytic thấp bằng Marker SSR 38
4.2.1.Trên quần thể lúa mùa và lúa cao sản 32
4.2.2. Trên quần thể đột biến OM 1490 ở thế hệ M 4 40
5. Kết luận và đề nghị 43
5.1. Kết luận 42
5.2. Đề nghị 44
6. Tài liệu tham khảo 45
6.1.Tài liệu tiếng việt 45
6.2. Tài liệu tiếng nước ngoài 45
Phụ lục 47
49 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hàm lượng Axit Phytic ở một số giống lúa địa phương và một số giống lúa đột biến bằng phương pháp sinh hóa và Microsatellite, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t và sự xác định gen thông qua con đƣờng phân lập các nhân bản
cDNA trên bắp. Các nhân bản này có chuỗi mã di truyền giống với nhiều inositol
photphat kinase từ động vật và nấm men. Ứng dụng kỹ thuật bất hoạt chèn đoạn
mã đột biến (Mutator insertion knockout) để điều tra chức năng của gen. Sau khi
bất hoạt những gen này, hàm lƣợng axit phytic trong hạt sẽ giảm, hạt sẽ tích lũy
myo-inositol, inositol photphat và photphat tự do.
Trong sự phát triển của hạt, axit phytic đƣợc tổng hợp từ quá trình đƣờng phân
(Gluco-6-P). Enzym Ins(3) P1 synthase (MIPS) xúc tác quá trình Glucose-6-
photphate để tạo ra Ins(3) P1.
13
Phân tích clone MIPS ở cây yến mạch (Avena sativa) cho thấy clone này chứa
1936 bp (accession no. AB059557) mã hóa cho polypeptid có số lƣợng amino axit
là 510 và có tính tƣơng đồng cao với nhiều loại cây trồng khác. Theo Yoshida và
ctv. cho thấy độ tƣơng đồng amino axit giữa protein MIPS ở cây yến mạch với
protein MIPS của các cây khác vào khoảng 77 đến 88% (Yoshida và ctv..1999,
Hageman và ctv.. 2001). Protein MIPS có trọng lƣợng 56.13 kD. Phân tích bằng
phƣơng pháp Northern blot cho thấy gen MIPS biểu hiện cao trong suốt giai đoạn
đầu trƣởng thành của hạt và giảm hoạt động ở cuối giai đoạn trƣởng thành. Nồng
độ axit phytic cũng tăng từ từ cùng với sự trƣởng thành của hạt. RNA của gen
MIPS ít đƣợc phát hiện thấy ở hoa và không phát hiện đƣợc ở thân và lá. Nồng độ
RNA MIPS cao nhất đƣợc phát hiện ở những hạt giai đoạn chƣa trƣởng thành của
hạt và giảm từ từ theo quá trình phát triển của hạt.
Hình 2.5. Phân tích bằng phƣơng pháp Northern-blot ở cây yến mạch.
A: biểu hiện của gen MIPS ở hạt chƣa trƣởng thành (1), lá (2) và thân (3) sau
5 ngày trổ hoa. B: Biểu hiện gen MIPS ở hạt đang phát triển lúc 0, 5, 10, 15
và 25 ngày sau khi trổ hoa.
(Nguồn:www.cropscience.org.au/icsc2004/poster/3/2/1/724_saneoka.htm)
14
Hình 2.6. Sự thay đổi nồng độ P tổng, axit phytic và và P vô cơ sau khi trổ
hoa ở cây yến mạch.
(Nguồn:www.cropscience.org.au/icsc2004/poster/3/2/1/724_saneoka.htm)
Phân tích hàm lƣợng P tổng số, axit phytic cho thấy nồng độ P tổng số ở hoa là
3,51 mg/g trọng lƣợng khô (DW), và tăng từ từ với sự trƣởng thành của hạt (Hình
2.6). Nồng độ P tổng số ở hạt trƣởng thành đạt 10,15 mg/g trọng lƣợng khô lúc 65
ngày sau khi ra hoa (giai đoạn trƣởng thành đầy đủ ). Axit phytic bắt đầu tăng ở
giai đoạn đầu và tăng nhanh cùng sự trƣởng thành của hạt với nồng độ 5,97 mg/g
trọng lƣợng khô. Nồng độ P vô cơ là 1,58 mg/g trọng lƣợng khô ở hoa và tăng đến
3,3 mg/g trọng lƣợng khô sau 30 ngày trổ hoa, sau đó giảm nhanh cùng với sự
tăng lên của axit phytic. Những hợp chất chứa P khác ngoại trừ axit phytic và axit
vô cơ thì nồng độ tƣơng đƣơng với nồng độ P vô cơ ở giai đoạn phát triển ban đầu
của hạt. Hợp chất P khác chứa P tế bào đƣợc định nghĩa là những hợp chất đƣờng
có chứa P, trọng lƣợng phân tử thấp tham gia vào thành phần cấu tạo của màng tế
bào. Những hợp chất này là những tiền chất quan trọng trong sinh tổng hợp axit
phytic và inositol photphat. P đƣợc hấp thụ bởi cây trồng sẽ đƣợc chuyển trực tiếp
vào hạt và đóng vai trò quan trọng cho việc tổng hợp những hợp chất hữu cơ chứa
P ở giai đoạn đầu của quá trình trƣởng thành. Những kết quả nghiên cứu này cho
thấy enzym MIPS biểu hiện mạnh trong hạt và đóng vai trò sinh tổng hợp axit
phytic trong suốt quá trình phát triển của hạt.
15
2.5. Đánh dấu siêu vệ tinh (Microsatellite)
Đánh dấu siêu vệ tinh hay SSR đƣợc ứng dụng thành công từ năm 1995 (Mc
couch và ctv., 1996). Đó là tập hợp các đoạn chuỗi mã rất ngắn từ 2-10bp. Các
đoạn này xuất hiện trên chuỗi mã DNA đƣợc lặp đi lặp lại nhất định, sắp xếp ngẫu
nhiên, rất khác nhau đƣợc phân tán khắp nơi trên bộ gen động vật thực vật và con
ngƣời (Gunter Kahl, 2001). Những chuỗi mã ngắn này có thể ở dạng lặp lại của
hai, ba hay bốn nucleotid và đƣợc xắp xếp ngẫu nhiên trên một dãy của 5-50 bản
sao (copy) chẳng hạn nhƣ (AT)29, (CAC)16 hay (GACA)32. SSR xuất hiện rất nhiều
trên bộ gen thực vật và có mặt trung bình sau mỗi 6-7kb (Cardle và ctv., 2000).
Các đoạn này đƣợc khuyếch đại trong phản ứng PCR nhờ vào mồi xuôi và mồi
ngƣợc. Sản phẩm PCR chứa các alen SSR đƣợc tách rời thông qua điện di trên gel
agarose hay gel acrylamide.
SSR hữu ích trong việc thiết lập bản đồ di truyền, bản đồ vật lý và bản đồ chuỗi
mã cơ bản (Sequence-based) trên cây lúa. Ngoài ra SSR còn cung cấp cho nhà
chọn giống và nhà di truyền công cụ đáng tin cậy và hiệu quả để liên kết sự khác
biệt giữa kiểu gen và kiểu hình .
2.6. Quá trình sinh tổng hợp axit phytic
Con đƣờng sinh tổng hợp axit phytic có thể tóm tắt gồm 2 phần sau: sự cung
cấp Ins và sự tổng hợp Ins polyphotphat sau đó. Nguồn tổng hợp vòng Ins duy
nhất là enzym Ins(3) P1 synthase (MIPS). Enzym này chuyển Glc-6-P thành Ins(3)
P1(Loewus và Murthy, 2000). Hoạt tính enzym Ins(3) P1synthase ở những hạt
đang phát triển cung cấp Ins cũng nhƣ Ins(3)P1 (Yoshida và ctv., 1999) mà sau đó
sẽ đƣợc chuyển thành axit phytic qua sự photphoryl hóa của hai hay nhiều enzym
kinase (Biswas và ctv., 1978; Stephens và Irvine, 1990 ). Bƣớc photphoryl hóa
Inositol đầu tiên đƣợc xúc tác bởi enzym Inositol kinase. Enzym này cũng xúc tác
tạo ra Ins(3)P1 (English
và ctv., 1966; Loewus và ctv., 1982). Con đƣờng tổng hợp
axit phytic khởi đầu bằng cơ chất ban đầu là Ins, hoạt động của enzym Ins kinase
và trải qua nhiều giai đoạn photphoryl hóa thông qua những hợp chất trung gian đã
16
đƣợc miêu tả lần đầu tiên thông qua những nghiên cứu ở nấm nha bào
Dictyostelium discoideum (Stephens
và Irvine, 1990) và những nghiên cứu sau này
ở tập đoàn đơn bào Spirodela polyrhiza (Brearley và Hanke, 1996, 1996b. Con
đƣờng sinh tổng hợp ở D. Discoideum tiến hành thông qua những hợp chất trung
gian Ins(3)
P1, Ins(3,6) P2, Ins(3,4,6) P3, Ins(1,3,4,6) P4, và Ins(1,3,4,5,6)
P5. Con
đƣờng sinh tổng hợp axit phytic ở S. Polyrhiza tiến hành thông qua những hợp
chất trung gian Ins(3) P1, Ins(3,4) P2, Ins(3,4,6) P3, Ins(3,4,5,6) P4, và
Ins(1,3,4,5,6)
P5. Những con đƣờng này có điểm chung ở những hợp chất trung
gian đầu và cuối. Những Ins photphat này vẫn chƣa đƣợc biết với vai trò là những
chất truyền tín hiệu thứ cấp.
Sự tổng hợp axit phytic cũng có thể tiến hành một phần qua những con đƣờng
liên quan đến những chất truyền tín hiệu bao gồm photphatidylinositol (PtdIns),
những photphat trung gian và Ins(1,4,5)P3 (Bƣớc 6 và 7; Van der kayy và ctv.,
1995; York và ctv., 1999). Ins photphat bị photphoryl hóa ở mức độ cao hơn axit
phytic nhƣ là InsP7 và InsP8, là những hợp chất đƣợc ghi nhận là xảy ra phổ biến ở
tế bào eukaryotic (steps 12 và 13; Mayr và ctv., 1992; Menniti và ctv., 1993;
Stephens và ctv., 1993; Brearley và Hanke, 1996c; Safrany và ctv., 1999)
Những nghiên cứu còn cho thấy (Biswas và ctv., 1978b; Phillippy và ctv.,
1994; Brearley và Hanke, 1996b) Ins(1,3,4,5,6) P5 còn đóng vai trò là chất Ins
photphat sau cùng trong con đƣờng tổng hợp axit phytic ở tế bào eukaryotic.
17
Hình 2.7. Sơ đồ con đƣờng sinh tổng hợp axit phytic ở trong tế bào
eukaryo: (1), D-Ins(3)-P1 (or L-Ins[1]-P1) synthase; (2), D-Ins 3-phosphatase
(or L-Ins 1-phosphatase); (3), D-Ins 3-kinase (or L-Ins 1-kinase); (4), Ins P- or
polyP kinases; (5), Ins (1,3,4,5,6) P5 2-kinase hay phytic acid-ADP
phosphotransferase; (6), PtdIns synthase; (7), PtdIns và PtdIns P kinases,
theo sau bởi PtdIns P-specific phospholipase C, và Ins P kinases; (8), D-
Ins(1,2,3,4,5,6) P6 3-phosphatase; (9) D-Ins(1,2,4,5,6) P5 3-kinase; (10), D-
Ins(1,2,3,4,5,6) P6 5-phosphatase; (11), D-Ins(1,2,3,4,6) P5 5-kinase; (12),
pyrophosphate-forming Ins P6 kinases; (13), pyrophosphate-containing Ins
PolyP-ADP -phosphotransferases.
Nguồn:
18
CHƢƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 1 tháng 3 năm 2005 đến ngày 1 thánh 8 năm
2005 tại phòng phân tích sinh hóa và phòng thí nghiệm sinh học phân tử thuộc Bộ
Môn Di Truyền và Chọn Giống của Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, quận
Ô Môn, TP. Cần Thơ.
3.2. Vật liệu
Tên của các giống lúa trong thí nghiệm
Bảng 3.1. Tên các giống lúa đƣợc phân tích
Số thứ tự Tên giống
1
2
3
4
5
6
OM 1490 dạng bố mẹ
OMCS 2000 dạng bố mẹ
OM 1490 đột biến
OMCS 2000 đột biến
Lúa mùa
Lúa cao sản
3.3. Nguồn gốc vật liệu
Các quần thể lúa đột biến, lúa mùa và lúa cải tiến trên đƣợc lấy tại ngân
hàng lúa của viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong đó:
OMCS 2000, OM 1490, AS996, NTCĐ-5 đƣợc Bộ môn di truyền Viện
Lúa Đồng Bằng sông Cửu Long phát triển bằng phƣơng pháp lai tạo và tạo biến dị
soma.
19
OM CS2000 đƣợc phát triển từ cặp lai OM1738/MRC19399 và OM 1490
đƣợc phát triển từ cặp lai OM606/IR44592-62-1-3-3 . Đây là hai giống đƣợc chọn
số dòng nhiều để đánh giá và phân tích hàm lƣợng axit phytic .
Quần thể lúa đột biến OM1490 và OMCS2000 đƣợc tạo ra bằng việc gây
đột biến bằng tia gamma với 5 Kr và phát triển thông qua chọn lọc ở các thế hệ
M0 M1 , M2, M3 và M4....
AS996 đƣợc phát triển từ phƣơng pháp lai xa và cứu sống phôi mầm IR 64/
O. Rufipogon và đƣợc phóng xạ bằng tia gamma với 3Kr
Nàng thơm Chợ Đào -5 đƣợc đột biến bằng tế bào soma và tiếp tục đƣợc
đột biến với tia phóng xạ gamma với cƣờng độ 5 Kr .
Qui trình phát triển dòng đột biến OM 1490 và OMCS 2000 ( Lang
2004)
OM O OM 606 x IR44592 – 62 – 1 – 3 – 3
OM 1490
M0
M1
M2
M3
M4
Tia Gamma với 5 Kr
OM 1738 x MRC 19399
OMCS 2000
M0
M1
M2
M3
M4
Tia Gamma với 5 Kr
20
3.4. Dụng cụ và hóa chất
3.4.1. Dụng cụ
Cối nghiền gạo
Đĩa 96 giếng
Pipetman các loại
Máy thanh trùng (autoclave), máy Waterbath, lò vi sóng
Tủ lạnh 40 và -200 C
Cân
Máy ly tâm
Máy chạy PCR
Máy điện di nằm ngang (Gibco BRL model 4001-Life technologies)
Máy chụp hình gel bằng tia UV
3.4.2. Hóa chất
3.4.2.1. Hóa chất phân tích sinh hóa
HCL, H2SO4, Amonium Molybdate, Axit Ascorbic, K2HPO4 của Trung
Quốc.
3.4.2.2. Hóa chất phân tích phân tử
Các hóa chất ly trích DNA bao gồm: Cloroform : isoamylalcohol (24:1),
Isopropanol, Etanol 100% và 70%, Dung dịch đệm ly trích DNA (xem phụ lục),
SDS, CTAB, NaCl, TE thuộc hãng Merck của Đức
Các hóa chất trong chạy điện di: Agarose (Mỹ), Dung dịch TAX 50X và TBE
10X.
Các hóa chất chạy PCR : Dung dịch stock của dNTPs (5mM), dung dịch
stock của PCR buffer (10X)
21
3.5. Xác định lƣợng photpho trong hạt bằng phƣơng pháp sinh hoá
Dùng phƣơng pháp tách chiết từng hạt theo Chen và ctv (1956) thực hiện
trên đĩa vi độ chuẩn 96 giếng.
3.5.1. Phƣơng pháp thực hiện
Chuẩn bị pha dung dịch Chen’s :
Bảng 3.2. Thành phần các hóa chất trong dung dịch Chen’s
Thể tích (theo tỷ lệ) Thành phần
1
1
1
2
6N H2SO4
2.5% Ammonium Molybdate
10% Axit Ascorbic
H2O
Chuẩn bị thang photpho chuẩn cho thí nghiệm 96 giếng. Thang photpho
chuẩn này đƣợc thực hiện trên đĩa vi độ chuẩn 96 giếng và dùng để so sánh với
mẫu phân tích của các dòng lúa khác.
Ngoài ra cần lƣu ý là dung dịch Chen’s và thang Photpho chuẩn phải đƣợc
pha mới từng ngày.
Thang chuẩn Photpho đƣợc pha theo 5 mức sau:
Bảng 3.3. Thang photpho chuẩn theo 5 mức
Mức
µl 1mM
K2HPO4
µl
HCl 0.4M
µl H2O
1
2
3
4
5
0
5
15
30
45
10
10
10
10
10
90
85
75
60
45
22
3.5.2. Tiến hành phân tích
Tiến hành bóc hạt lúa để lấy hạt gạo bên trong của các dòng thuộc các
giống trên và cho vào từng gói có đánh dấu riêng biệt theo từng dòng.Trong đó
bao gồm có 185 dòng OM 1490 đột biến, 165 dòng OMCS 2000 đột biến, 2 dòng
bố mẹ của OM 1490 và OMCS 2000, 150 dòng thuộc giống lúa mùa và cao sản.
Ngoài những giống trên còn có thêm các giống khác nhƣ lúa hoang, golden rice,
huyết rồng, Lpa-1, Lpa-2, Xie Q. Zao dùng làm đối chứng trong phân tích. Những
dòng này đã đƣợc đột biến thành công về tính trạng axit phytic thấp.
Bƣớc 1: Lấy mỗi dòng 8 hạt, nghiền riêng từng hạt và cho từng hạt đã
đƣợc nghiền vào từng giếng theo hàng dọc.
Bƣớc 2: Cho vào mỗi giếng 200 µl HCL 0.4M và ủ qua đêm ở nhiệt
độ phòng.
Bƣớc 3: Trích từ mỗi giếng 10 µl sang giếng mới, sau đó thêm vào 90µl
H2O vào mỗi giếng. Thêm vào 100µl dung dịch Chen’s vừa mới pha.
Bƣớc 4: Ủ ở nhiệt độ phòng trong khoảng 1 tiếng. Kết quả đƣợc so sánh
với thang Photpho chuẩn. Hạt càng xanh đậm đƣợc đánh giá là hạt có hàm lƣợng
axit phytic càng thấp nghĩa là khoáng vi lƣợng càng cao.
Hình 3.1. Thang photpho chuẩn
23
3.6. Đánh giá kiểu gen qua chỉ thị phân tử.
3.6.1. Phân lập DNA từ mẫu lá lúa (Nguyễn Thị Lang, 2002 )
Lấy mẫu lá: Mô lá lúa non, khỏe đƣợc lấy trên từng cá thể riêng lẻ sau
khi đã gieo đƣợc 10 ngày cho vào ống tube, ghi nhãn cẩn thận và đƣợc đặt trong
thùng đá.
Ly trích DNA: Ở đây DNA đƣợc ly trích theo phƣơng pháp CTAB. Có
thể tiến hành ly trích DNA theo những phƣơng pháp khác đơn giản hơn, tuy nhiên
phƣơng pháp này cho ra kết quả tinh sạch hơn.
Giới thiệu phƣơng pháp CTAB
1.Cắt lá nhỏ và nghiền trên cối.
2.Thêm 660µl dung dịch ly trích.
3. Đặt vào đá 30 phút.
4.Thêm 40µl của 20 % SDS. Ủ trong water bath khoảng 10
phút ở nhiệt độ 65oC (nhớ phải lắc).
5. Thêm 100µl của 5M NaCl và trộn thật kỹ .
6.Thêm 100µl CTAB, trộn kỹ.
7. Ủ trong water bath khoảng10 phút ở nhiệt độ 65oC.
8. Chuyển mẫu vào tube mới (1,5ml or 2 ml)(có thể không chuyển).
9. Thêm 900µl cloroform : isoamyl alcohol = 24 :1 và ly tâm 12000
vòng trong 3 phút.
10.Chuyển supernatant vào một tube mới 2.0 và thêm vào 600ul
isopropanol.
11. Ly tâm 5 phút (12000rpm)
12. Bỏ supernatant chỉ giữ lại pellet. Rữa cồn 70% trong 2 lần
và phơi khô
13. Thêm 50 µl TE vào DNA và trữ ở nhiệt độ -200 C
24
Vai trò của một số chất ly trích
1. Chất phá vỡ màng tế bào :
Màng tế bào cấu tạo là lớp lipid kép đƣợc phá vỡ bằng chất tẩy. Ví dụ:
SDS (sodium dodecylsulfat, lauryl sulfat, 2- mercaptoethanol. Trong đó 2-
mercaptoehanol có tác dụng phá màng mạnh.
Trong dung môi chiết luôn hiện diện 2 chất là EDTA và Tris.
EDTA: có tác dụng gắn chặt ion Mg++. Vì các enzym nuclease muốn
hoạt động cần Mg++làm cofactor, do đó EDTA gắn chặt với Mg++ làm bất hoạt
enzym này góp phần bảo vệ DNA.
Tris: có tác dụng đệm rất hiệu quả giúp dung môi luôn giữ ở pH 8 vì
ở pH đó DNA rất ổn định. Trong môi trƣờng acid purin rất dễ bị loại thải.
2. Chất loại tạp ( protein, polysaccharid…):
Để loại bỏ tạp chủ yếu là protein sử dụng tác nhân biến tính protein (
dung dịch chloroform : isoamyl alcohol = 24:1).
3. Chất tủa DNA:
DNA đƣợc thu ở dạng cô đặc vừa bảo vệ chúng khỏi sự phân huỷ của
enzym vừa hòa tan lại chúng với nồng độ mong muốn. Có 3 cách tủa:
Tủa trong ethanol: đƣợc thực hiện trong điều kiện nồng độ muối cao,
thể tích ehanol cao ( 2 – 2,5 lần thể tích mẫu ) ở nhiệt độ thấp ( - 20oC ). Trong
điều kiện này hầu hết toàn bộ acid nucleic đƣợc tủa.
Tủa trong isopropanol: không cần sự hiện diện của muối, thể tích
isopropanol thấp ( 0,6 thể tích mẫu ). Các DNA trọng lƣợng phân tử thấp không
bị tủa do đó có thể loại bỏ chúng khi tủa bằng isopropanol.
Tủa bằng CTAB ( cetyltrimethylammonium bromid):
25
CTAB là 1 chất tẩy cation dƣơng. Việc kết hợp CTAB với DNA
gồm 2 bƣớc: (1) chất tẩy là ion dƣơng nên sẽ bám lên phần điện tích âm của DNA
( do gốc PO-4 tạo ra). Tác động tĩnh điện của CTAB lên DNA làm giải phóng 1 ion
Na
+. Vì vậy với nồng độ muối Na thấp hơn 0,7 M thì CTAB kết hợp với DNA,
phức này tan trong dung dịch nồng độ muối cao. Ở nồng độ muối cao hơn 0.7 M,
CTAB sẽ tạo phức với protein và polysaccharid mà không tạo tủa với DNA. Do đó
CTAB rất hữu dụng trong quá trình tinh khiết DNA từ những cơ quan có nhiều
polysaccharid (vd: thực vật, vài vi khuẩn Gram (-)) . Có 2 cách sử dụng CTAB:
Để tủa DNA bộ gen: CTAB đƣợc thêm vào dịch trích DNA với
nồng độ muối > 0,7 M. Sau khi loại bỏ phức CTAB/polysaccharid/ protein bằng
CHCl3 và phenol, DNA đƣợc phục hồi từ phần dịch nổi bằng cách tủa với
isopropanol hoặc ethanol.
Sau khi tủa DNA đƣợc thu nhận lại bằng cách ly tâm, cặn đƣợc
rửa bằng ethanol 70% để loại bỏ dấu vết muối, CTAB, isopropanol là những chất
có thể ức chế phản ứng SSR.
3.6.2. Kiểm tra chất lƣợng DNA
DNA đƣợc kiểm tra chất lƣợng bằng cách điện di trên gel agarose 0.8 %.
Gel 0,8% trong dung dịch TAE 1X, đƣợc nấu để hòa tan agarose, để
nguội đến nhiệt độ 650C. Đổ gel vào khay có gắn sẵn lƣợc tạo giếng trên gel.
Khi gel cứng, lấy lƣợc ra khỏi gel và đặt gel vào khay điện di trong
dung dịch TAE 1X.
Lấy 8-10 l dung dịch DNA trộn với 2-4 l dung dịch lắng (Loading
buffer) bơm vào giếng trên gel.
Nhuộm gel trong dung dịch có ethidum bromide 0,5% khoảng 10-20
phút.
Chụp gel dƣới tia UV và đánh giá dựa trên các vạch trắng xuất hiện:
Nếu DNA có chất lƣợng thì giống vạch lamda phage chuẩn.
Nếu DNA lẫn tạp và bị gãy sẽ thấy có vệt trắng kéo dài trên gel.
26
Hình 3.2. Kết quả DNA đã ly trích đƣợc kiểm tra chất lƣợng trên gel agarose
0,8%
3.6.3. Phân tích SSR
Microsatellite là chuỗi mã di truyền lặp lại rất đơn giản, thƣờng xảy ra một
cách ngẫu nhiên trong hầu hết các genome thực vật. Marker SSR đƣợc viết tắt từ
chữ simple sequence repeats. Do đó SSR có thể đƣợc khuyếch đại trong ống
nghiệm bằng phƣơng pháp PCR với tính phát triển của primer theo miền của hai
bên trên một locus. Kỹ thuật ứng dụng SSR rẽ tiền hơn kỹ thuật RFLP. Do đó các
nhà nghiên cứu tiếp tục dùng SSR thiết kế bản đồ gen trong di truyền, chọn lọc
giống bằng SSR, đa dạng hoá các vật liệu di truyền.
Phản ứng PCR cho SSR
Giống nhƣ phƣơng pháp RAPD, một phản ứng PCR cho SSR baogồm các
thành phần sau:
1. Một dung dịch gọi là buffer, chứa Tris-HCl, KCL và MgCl2
2. Bốn deoxynucleotide (dNTPs)
3. Hai oligonucleotide primers
4. DNA
5. Một DNA polymerase
Thể tích cần cho một PCR của SSR có thể là 15-50 l là đủ. DNA có thể ly
trích từ nhiều phƣơng pháp khác nhau. Tuy nhiên trƣớc khi dùng DNA, điều quan
trọng là nồng độ DNA về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng phải đƣợc kiểm tra. Nồng
độ dùng cho SSR từ 25-30ng/ l. Nếu nồng dộ quá cao, chúng ta phải pha loãng
trƣớc khi sử dụng.
27
3.6.3.1. PCR dùng cho một phản ứng
Bảng 3.4. Thành phần hóa chất cho một phản ứng PCR
Thành phần
Pha dung
dịch
Thể tích ( l)
Nồng độ sau
cùng
Ghi chú
H2O 12,5
PCR buffer 10X 2 1X
dNTP 1mM 2 100 M
Primerforward 5 M 1 0,25 M
Primer reverse 5 M 1 0,25 M
Tag
polymerse
5unit/ l 0,5 2,5unit
DNA 25ng/ l 1
25ng/phản
ứng
Tuỳ
theo
nồng độ
DNA
3.6.3.2. Phƣơng pháp tiến hành
Các bƣớc tiến hành nhƣ sau:
1.Các thành phần dung dịch dùng thƣờng đặt trong tủ lạnh –200C
hoặc –800C.
2.Ghi nhãn cẩn thận trên ống nghiệm 0,5ml hoặc trên micro tap (một
loại đặc biệt dùng để chạy PCR )
3.Chuyển 1 l của mẫu DNA vào ống nghiệm.
4.Chuẩn bị pha dung dịch cocktail cho phản ứng PCR.
6.Dùng pipette lấy 19 l cho mỗi phản ứng trong ống nghiệm có
chứa sẵn DNA.
7.Lấy một giọt dầu (mineral oil) phủ trên dung dịch.
28
8. Đặt ống nghiệm vào máy PCR, đậy nắp máy và khởi hành cho
máy hoạt động.
9.Chu trình hoạt động của máy nhƣ sau:
Bảng 3.5. Chu trình nhiệt của phản ứng PCR
Chƣơng
trình
Kiểu Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
số
chu
kỳ
Nhiệt độ
Thời
gian
Nhiệt
độ
Thời
gian
Nhiệt
độ
Thời
gian
1 94
0
C 5phút
2
Chu
kỳ
94
0
C 1phút 550C 1phút 720C 2phút 35
3 72
0
C 5phút
4 4
0
C
10.Lấy mẫu ra khỏi máy,khi hoàn thành chu kỳ
11.Dự trữ ở nhiệt độ 4oC
12.Phân tích mẫu trên gel agarose 3% hay gel acrylamide
3.6.3.3. Phân tích mẫu trên gel
Agarose
Giống nhƣ các phƣơng pháp RAPD, STS. Agarose đƣợc nấu cho tan, với
nồng độ 3%. Tùy theo thể tích của khung điện di mà tính toán số lƣợng agarose
cho phù hợp.
Các bƣớc thực hiện:
Cân 7,5g agarose cho vào bình tam giác thể tích 500ml.
Pha dung dịch TBE 1X
Cho 300ml TBE 1X vào bình tam giác và đun sôi đến thể tích 250ml
29
CHƢƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá tính trạng axit phytic thấp qua phản ứng sinh hóa
4.1.1. Quần thể lúa mùa và lúa cao sản
Qua phân tích 20 cá thể thuộc quần thể lúa mùa, kết quả ghi nhận chỉ có
giống nếp trung quốc (nếp tóc) và giống Tám Xoan biểu hiện tính trạng axit phytic
thấp. Tuy nhiên mức biểu hiện thấp hơn mức 3 theo thang photpho chuẩn (Hình
4.1 và hình 4.2)
Phân tích với 130 giống lúa cao sản để đánh giá hàm lƣợng axit phytic. Kết
quả 6 giống có biểu hiện tính axit phytic thấp là OM 2490, OM 4498 , OM 2718
và OM 5731-5 , OM 5731-7, DS 2002.
Hình 4.1. Kết quả phân tích sự thể hiện chất chỉ thị phosphate tự do
(HIP) trên quần thể lúa địa phƣơng và lúa cao sản .
Kết quả hình 4.1 cho thấy các cá thể OM 2490, OM 4498 , OM 2718 và OM
5731-5 , OM 5731-7 đều tạo phức màu xanh tƣơng đƣơng với giếng chuẩn thứ 3.
Sự biểu hiện này đƣơng đối đồng nhất, tuy nhiên so với các giống đối chứng nhƣ
lúa hoang thì sự biểu hiện màu này còn thấp hơn rất nhiều
30
Hình 4.2. Kết quả phân tích sự thể hiện photphat tự do trên quần thể lúa
mùa và lúa cao sản. Các cá thể đƣợc ghi nhận là có hàm lƣợng axit phytic
thấp là Nếp Trung Quốc, DS 2002, OM 5731. Các cá thể làm đối chứng là :
Lpa-1, Lpa-2, Xi Q. Zao, Lúa Hoang, Golden rice.
Qua kết quả phân tích ở hình 4.2, cá thể nếp Trung Quốc có 1 hạt biểu hiện
tính axit phytic thấp tƣơng đƣơng mức 2 theo thang photpho chuẩn, 7 hạt còn lại
biểu hiện tính axit phytic thấp ở mức 3. Cá thể OM 5731có 4 hạt biểu hiện tính
axit phytic thấp tƣơng đƣơng mức 3 và 4 hạt còn lại tƣơng đƣơng mức 2. Cá thể
DS 2002 do phân tích lập lại 3 lần tuy nhiên nhìn chung mức biểu hiện nhƣ sau: 2
hạt thể hiện mức 2, còn 6 hạt còn lại thể hiện ở mức 3.
31
4.1.2. Quần thể lúa đột biến
4.1.2.1. Quần thể lúa đột biến OM 1490 và OMCS 2000 ở thế hệ M3.
Hình 4.3. Kết quả phân tích sự biểu hiện chất chỉ thỉ photphate tự do
(HIP).Trong đó cá thể 54; 77; 78; 80; 154 thuộc quần thể đột biến OM1490.
Các cá thể 202; 210 thuộc quần thể đột biến của OMCS2000.
Qua kết quả hình 4.3 cho thấy cá thể số 77 đƣợc ghi nhận có một hạt thể
hiện tính axit phytic thấp ở mức 3, 3 hạt thể hiện tính axit phytic thấp ở mức 2. Cá
thể 78 có một hạt thể hiện tính axit phytic thấp ở mức 3, và ba hạt thể hiện tính
axit phytic thấp ở mức 2. Cá thể 80 có 5 hạt biểu hiện tính axit phytic thấp ở mức
2. Cá thể số 210 có hai hạt thể hiện tính axit phytic thấp ở mức 3 và hai hạt thể
hiện tính axit phytic thấp ở mức 2. Cá thể số 154 có 5 hạt thể hiện tính axit phytic
thấp ở mức 2. Cá thể số 54 có một hạt thể hiện tính axit phytic thấp ở mức 3. Cá
thể số 202 có bốn hạt thể hiện tính axit phytic thấp ở mức 2. Các cá thể này sau đó
đƣợc trồng ở nhà lƣới và tiếp tục đƣợc phân tích ở các thế hệ tiếp theo.
32
Hình 4.4. Kết quả phân tích sự thể hiện chất chỉ thị photphat tự do (HIP).
Trong đó cá thể 341, 348 thuộc quần thể đột biến OMCS2000.
Qua hình 4.4 cho thấy cá thể 348 thể hiện tính axit thấp với 2 hạt trong 8
hạt đƣợc phân tích. Hai hạt này thể hiện tính axit phytic thấp tƣơng đƣơng ở mức 2
theo thang photpho chuẩn.Tƣơng tự cá thể 341 cũng có 2 hạt có biểu hiện tính axit
phytic thấp, tƣơng đƣơng ở mức 2 theo thang photpho chuẩn. Hai cá thể này sau
đó đƣợc tiếp tục trồng ở nhà lƣới để tiếp tục đƣợc kiểm tra ở các thế hệ tiếp theo.
Hình 4.5. Kết quả phân tích sự thể hiện chất chỉ thị photphat tự do
(HIP).Trong đó cá thể 165; 6; 3 biểu hiện đặc tính axit phytic thấp.
33
Từ kết quả hình 4.5 chúng tôi ghi nhận kết quả nhƣ sau: cá thể số 165 có
một hạt biểu hiện tính axit phytic thấp ở mức 3 và 3 hạt thể hiện tính axit phytic
thấp ở mức 2 theo thang photpho chuẩn. Cá thể số 6 có 2 hạt biểu hiện tính axit
phytic thấp tƣơng đƣơng ở mức 3 và hai hạt biểu hiện tính axit phytic thấp ở mức
2. Cá thể số 3 có 2 hạt biểu hiện tính axit phytic thấp ở mức 3 và 2 hạt biểu hiện
tính axit phytic thấp ở mức 2. Cá thể số 16 có 2 hạt biểu hiện tính axit phytic thấp
ở mức 2. Cá thể số 14 có 4 hạt biểu hiện tính axit phytic thấp ở mức 2 tƣơng
đƣơng với thang photpho chuẩn. Tuy nhiên các cá thể này biểu hiện tính trạng axit
phytic thấp vẫn chƣa đồng nhất và mức biểu hiện tính axit phytic thấp so với đối
chứng lúa hoang và Lpa-1 còn thấp rất nhiều. Vì vậy các cá thể này sau đó đƣợc
đem ra nhà lƣới và tiếp tục đƣợc chọn ở các thế hệ tiếp theo.
Hình 4.6. Kết quả phân tích sự thể hiện chất chỉ thị Photphat tự do. Các cá
thể đƣợc ghi nhận có hàm lƣợng axit phytic thấp là :164; 162;168; 1; 81; 170
và cá thể dùng làm đối chứng là lúa vàng và lúa hoang. Các cá thể này thuộc
quần thể đột biến OM 1490 thế hệ M3.
Kết quả hình 4.6 trên cho thấy cá thể số 1 biểu hiện tính axit phytic thấp nhất
và tƣơng đối đồng nhất. Cá thể số 1 có 3 hạt thể hiện tính axit phytic thấp ở mức 3
và 5 hạt còn lại biểu hiện tính axit phytic thấp ở mức 2 trong 8 h